KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH
NHẤT THIẾT NHƯ LAI CHÂN THẬT NHIẾP ĐẠI THỪA
HIỆN CHỨNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THƯỢNG

KIM CƯƠNG GIỚI ĐẠI MẠN ĐỒ LA QUẢNG ĐẠI NGHI QUỸ PHẨM _ CHI MỘT

(Vajra-dhātu-mahā-maṇḍala-vidhi-vistara)

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bà Già Phạm (Bhagavaṃ) thành tựu Trí Tam Muội Gia thù thắng (Juñāna-samaya-viśeṣa) Kim Cương Gia Trì (Vajrādhiṣṭhāna) của tất cả Như Lai, được quán đỉnh (Abhiṣeka) Bảo Quan (Ratna-makuṭa: mão báu) Tam Giới Pháp Vương(Trai-dhātuka Dharma-rāja) của tất cả Như Lai, chứng Du Già Tự Tại (Yogīśvara) Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jñā-jñāna) của tất cả Như Lai, hay làm mọi loại sự nghiệp (Viśva-kārya) Nhất Thiết Ấn Bình Đẳng (Sarva-mudra-samatā) của tất cả Như Lai. Đối với tất cả ý nguyện (Sarvāśā) của tất cả Giới Hữu Tình (Sattva-dhātu) không tận không dư thảy đều thành tựu.

Đức Đại Bi Tỳ Lô Giá Na (Mahā-kāruṇa-vairocana) thường luôn trụ ở ba đời, tất cả thân khẩu tâm Kim Cương (Sarva kāya-vāk-citta vajra) của Như Lai (Tathāgata), nơi Du Hý của tất cả Như Lai. Trụ tại điện Đại Ma Ni trong cung vua Trời A Ca Ni Tra (Akaniṣṭha: Sắc Cứu Cánh). Điện này được trang nghiêm bởi mọi thứ xen kẽ nhau như: chuông, chuông lắc tay, lụa, phan lay động khi gió nhẹ thổi qua, vòng ngọc, Anh Lạc, hình bán nguyệt, hình trăng tròn….

Cùng với 99 câu chi Chúng Bồ Tát đến dự. Ấy là: Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-pāṇi), Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (Aryāvalokiteśvara), Mạn Thù Thất Lợi Đồng Chân Bồ Tát Ma Ha Tát (Mañjuśri-kumāra-bhūta), Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (Ākāśa-garbha), Kim Cương Quyền Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-saṃdhi), Tài Phát Tâm Chuyển Pháp Luân Bồ Tát Ma Ha Tát (Sahacittotpāda-dharma-cakra-pravarti), Hư Không Khố Bồ Tát Ma Ha Tát (Gagana-gañja), Tồi Nhất Thiết Ma Lực Bồ Tát Ma Ha Tát (Sarva-māra-bala-pramardi).

Bồ Tát của nhóm như vậy đều là bậc Thượng Thủ (Pramukhe) cùng với hằng hà sa số Như Lai (Gaṅgānadīvālukā-samākhyātaiś ca tathāgataiḥ) giống như hạt mè (Tila) thị hiện tràn khắp cõi Diêm Phù Đề (Jambū-dvīpa)

Ở cõi Trời A Ca Ni Tra (Akaniṣṭha: Sắc Cứu Cánh) cũng lại như vậy. Từ mỗi một thân của vô lượng số thân Như Lai (Tathāgataya-kāya) ấy hiện vô lượng a tăng kỳ cõi Phật (Buddha-kṣetra). Ở cõi Phật ấy quay lại nói nói Lý Thú của Pháp này

Thời Đức Bà Già Phạm Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai thường trụ tất cả hư không, thân ngữ tâm Kim Cương (Kāya-vāk-citta vajra) của tất cả như lai. Tất cả Như Lai cùng trợ nhau bước vào tất cả Kim Cương Giới Giác Ngộ Trí Tát Đỏa (Vajra-dhātu vabodhana-jñāna-sattva), tất cả Hư Không Giới (Sarvākāśa-dhātu) Vi Trần (Paramāṇu-raja) Kim Cương gia trì (Vajrādhiṣṭhāna) nơi sinh Trí Tạng (Jñānagarbha).

Vì tất cả Như Lai vô biên cho nên Đại Kim Cương Trí (Mahā-vajra-jñāna), Quán Đỉnh Bảo (Abhiṣeka-ratna), tất cả Hư Không duỗi tràn khắp Chân Như Trí (Tathatā-jñāna) để hiện chứng Tam Bồ Đề (Abhisaṃbodhi)

Vì Tự TínhThân thanh tịnh của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgatātma-bhāvaśuddhitayā) cho nên tất cả Pháp của Tự Tính Thanh Tịnh (Svabhāvaśuddha sarvadharmaḥ). tràn khắp tất cả hư không, hay hiện tất cả Sắc (Rūpa) Trí (Jñāna) không dư sót, điều phục Giới Hữu Tình, hành Tối thắng (Caryāgryaḥ)

Vì tất cả Như Lai Bất Không (Amogha) tác Giáo Lệnh (Ājñā) cho nên tất cả Trí khéo léo (Viśva-jñāna) vô thượng bình đẳng (Samatānuttara) hiện ra: Đại Bồ Đề Kiên Cố Tát Đỏa (Mahābodhi-dṛḍha-sattva) của tất cả Như Lai, Câu Triệu Tam Muội Gia (Ākarṣaṇa-samaya), của tất cả Như Lai, Tùy Nhiễm Trí Tự Tại (Anurāgaṇa-jñāneśvara) của tất cả Như Lai, Thiện Tai (Sādhu-kāra), của tất cả Như Lai, Báu Quán Đỉnh (Abhiṣeka-ratna) của tất cả Như Lai, Nhật Luân Viên Quang (Sūrya-prabhā-maṇḍala) của tất cả Như Lai, Tư Duy Vương Ma Ni Bảo Tràng (Cintā-rāja-maṇi-ratna-ketu) của tất cả Như Lai, Đại Tiếu (Mahā-hāsa), của tất cả Như Lai, Pháp Đại Thanh Tịnh (Mahā-śuddha-dharma) của tất cả Như Lai, Trí Bát Nhã (Prajñā-jñāna) của tất cả Như Lai, Luân (Cakra: bánh xe) của tất cả Như Lai, Ngữ Bí Mật (Guhya-vācā) của tất cả Như Lai, Mọi loại sự nghiệp Bất Không (Amoghavividha-karma), của tất cả Như Lai, Giáp trụ Đại Tinh Tiến Diệu Kiên Cố (Mahāvīrya-sudṛḍha-kavaca) của tất cả Như Lai, Kim Cương Dược Xoa thủ hộ khắp (Rakṣa-paripālana-vajra-yakṣa) của tất cả Như Lai, Thân Khẩu Tâm Kim Cương Ấn Trí (Kāya-vāk-citta-vajra-bandha-mudrā-jñāna). của tất cả Như Lai Phổ Hiền (Samantra-bhadra), Diệu Bất Không (Svāmogha) Ma La (Māra), Cực Hỷ Chủ (Prāmodyanāyaka) Không Tạng (Kha-garbha), Đại Diệu Quang (Su-mahā-teja) Bảo Tràng (Ratna-ketu), Đại Vi Tiếu (Mahā-smita) Năng Quán Đại Tự Tại (Avalokitamaheśaś) Mạn Thù (Mañjuśrī), Nhất Thiết Đàn (Sarva-maṇḍala) Vô Ngôn (Avāca), Chủng Chủng Nghiệp (Viśva-karma) Tinh Tiến (Vīrya), Nộ (Caṇḍa), Kiên Trì (Dṛḍha-graha) Kim Cương (Vajra), Câu (Aṃkuśa), Tiễn (Śaras), Hỷ (Tuṣṭi) Bảo (Ratna), Nhật (Sūrya), Tràng Phan (Dhvaja), Tiếu (Smita) Liên (Padma), Kiếm (Kośa), Diệu Luân (Sucakra), Ngữ (Vāk) Yết Ma (Karma), Giáp (Varma), Bố (Ravaya), Trì (Graha) Vô Thủy Vô Chung Tịch (Anādinidhanaḥ śānto) Bạo Nộ (Krodha), Đại An Nhẫn (Mahā-kṣama) Dược Xoa (yakṣa), La Sát dũng (Su-rākṣasa) Uy Mãnh Đại Phú Quý (Saurir-mahāvibhuḥ) Ô Ma Thiên (Umāpati) Thế Chủ (Prajā-nātha) Tỳ Nữu (Viṣṇu), Thắng Đại Tịch (Jiṣṇur- mahāmuṇi) Thế Hộ Hư Không Địa (Lokapālo nabho bhūmi) Ba đời (Tri-loka)với ba cõi (Tri-dhātu) Đại Chủng (Mahā-bhūta) khéo lợi người (Susattvārtha) Tổ Phụ (Pita-mahaḥ) các Thiết Phộc (Sarva-śarvaḥ) Lưu chuyển (Saṃsāra) Niết Bàn thường (Nirvṛtiḥ śaśvat) Chính lưu chuyển (Samyag-vṛtti) Đại Giác Giác (Buddhaḥ) Đại Thừa thanh tịnh (Śuddha-mahā-yāna) Điều thường hằng ba Hữu (Tri-bhava: Tam Hữu) Chủ Tể các Năng Điều Kiên Chủ (Vajra-nātha) Diệu Địa thắng (Subhūmyagrya) Trí (Jñāna), Lý thú bờ kia (Pāramitā-naya) Giải thoát (Vimokṣa) Giác Hữu Tình (Bodhi-sattva) Hành tất cả Như Lai (Caryaḥ sarva-tathāgataḥ) Giác lợi ích Tâm Phật (Buddhārtho buddha-hr̥dayaḥ) Các Bồ Đề vô thượng (Sarvabodhir anuttaraḥ) Biến Chiếu Tối Thắng Vương (Vairocano jino nāthaḥ) Tự nhiên tổng trì niệm (Dhāraṇī smṛti) Đại Ấn (Mahā-mudrā) Đại Tát Đỏa (Mahā-sattva) Đẳng Trì (Samādhi) Phật làm Nghiệp (Buddha karma-kṛt) Tất cả Phật làm Thân (Sarvabuddhātmako bhūtaḥ) Tát Đỏa (Sattva) thường ích giác (Nityārtha-bodhakaḥ) Đại Căn Bản (Mahā-sthāṇu) Đại Hắc (Mahā-kāla) Đại Nhiễm Dục (Mahā-rāga) Đại Lạc (Mahā-sukha) Đại Phương Tiện (Mahopāya) Đại Thắng (Mahāgrya) Các Thắng (Sarvāgrya) Cung tự tại (Bhuvaneśvara)

Đức Bà Già Phạm Đại Bồ Đề Tâm Phổ Hiền Đại Bồ Tát (Bhagavān mahābodhicitta-samantabhadra mahābodhisattva) trụ ở trái tim của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgata-hṛdaya) thời tất cả Như Lai tràn đầy Thế Giới của Phật (Buddhakṣetra) này giống như hạt mè (Tila).

Lúc đó, tất cả Như Lai vân tập (Samajaṃ), nơi Nhất Thiết Nghĩa Bồ Tát Ma Ha Tát (Sarvārtha-siddhi bodhisattva mahāsattva) ngồi Bồ Đề Trường (Bodhi-maṇḍa), đi đến thị hiện Thân Thọ Dụng (Saṃbhoga-kāya) đều nói lời này: “Thiện Nam Tử (Kulaputra)! Làm sao chứng Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác Bồ Đề (Anuttarasamyakṣaṃbodhi) mà chẳng biết các Khổ Hạnh (Sarva-duḥ-karaṇa), Nhẫn chân thật

(Tatattvānabhijñatayā) của tất cả Như Lai?”

Thời Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu Bồ Tát Ma Ha Tát nhờ tất cả Như Lai cảnh giác (Codita), liền theo A Sa Pha Na Già Tam Ma Địa (Āsphānaka-samādhi) dấy lên, lễ tất cả Như Lai rồi bạch rằng: “Xin Thế Tôn Như Lai dạy bày cho con. Làm sao Tu hành? Thế nào là chân thật (Tattva)?”

Nói như vậy xong thời tất cả Như Lai khác miệng cùng âm bảo Bồ Tát ấy rằng: “Thiện Nam Tử! Nên quán sát Tự Tam Ma Địa (Sva-samādhi), dùng Tự Tính Thành Tựu Chân Ngôn (Prakṛti-siddhi-mantra), Tự theo ý mà tụng: Án, chất đa bát-la đế vi đằng ca lỗ nhĩ\

OṂ_ CITTA PRATIVEDHAM KARA-UMI

.)Thời Bồ Tát bạch với tất cả Như Lai rằng: “Thế Tôn Như Lai! Con biết khắp xong. Con thấy Tâm của mình (Sva-hṛdi) như vành trăng (Candra-maṇḍala)”

Tất cả Như Lai đều bảo rằng: “Thiện Nam Tử! Tự Tính của Tâm có ánh sáng giống như tu khắp công dụng, tùy làm tùy được cũng như áo trắng tinh (Śveta-vastra) nhiễm màu sắc, tùy nhiễm tùy thành”

Thời tất cả Như Lai vì khiến cho ánh sáng của Tự Tính tràn đầy Tâm Trí , lại răn bảo (Sắc) Bồ Tát ấy rằng:

Án, bồ đề chất đa mẫu đát ba na dạ nhĩ\

OṂ_ BODHI-CITTAM UTPĀDA YĀMI

Dùng Tính Thành Tựu Chân Ngôn này khiến phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

.)Thời Bồ Tát ấy lại theo sự chỉ dẫn (Ājñaya: Thừa Chỉ) của tất cả Như Lai, phát Tâm Bồ Đề xong liền nói lời này:“Như hình vành trăng ấy, con cũng thấy như hình vành trăng”

Tất cả Như Lai bảo rằng:“Ngươi đã phát Tâm Phổ Hiền của tất cả Như Lai, đạt được Đẳng ngang bằng sự bền chắc của Kim Cương, khéo trụ Phổ Hiền của tất cả Như Lai phát Tâm. Ở vành trăng trong tim của mình, suy tư hình Kim Cương (Vajrabimbaṃ), dùng Chân Ngôn này:

Án, để sắt-xá, phộc nhật-la\

OṂ _ TIṢṬA VAJRA

.)Bồ Tát bạch rằng: “Thế Tôn Như Lai! Con thấy Kim Cương trong vành trăng”

Tất cả Như Lai đều nói rằng:“Khiến cho bền chắc Kim Cương thuộc Tâm Phổ

Hiền của tất cả Như Lai , dùng Chân Ngôn này Án, phộc nhật-la đát-ma cú ham \

OṂ_ VAJRA-ATMAKA-UHAṂ

Hết thảy tràn khắp tất cả Hư Không Giới, tất cả Như Lai Thân Ngữ Tâm Kim Cương Giới (Sarva-tathāgata-kāya-vāk-citta-vajradhātavaḥ) dùng tất cả Như Lai gia trì (Sarva-tathāgatādhiṣṭhāna) đều vào nơi Tát Đỏa Kim Cương (Sattva-vajra) nhờ tất cả Như Lai đối với Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu Bồ Tát Ma Ha Tát ban cho tên gọi Kim Cương (Vajra-nāma), hiệu là Kim Cương Giới (Vajra-dhātu), Kim Cương

Giới quán đỉnh (Vajra-dhātur-abhiṣeka)

.)Thời Kim Cương Giới Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-dhātu-bodhisattva mahāsattva) bạch với tất cả Như Lai ấy rằng: “Thế Tôn Như Lai! Con thấy tất cả Như Lai làm thân của mình”

Tất cả Như Lai lại bảo rằng:“Chính vì thế cho nên Ma Ha Tát! Tất cả Tát Đỏa Kim Cương có đủ tất cả hình thành tựu, Quán thân của mình là hình Phật, dùng Tự Tính Thành Tựu Chân Ngôn này, tùy ý mà tụng:

Án, dã tha, tát bà đát tha đa đa, tát-đát tha ham \

OṂ_ YATHA SARVA-TATHĀGATA STATHA-AHAṂ

Nói lời đó xong, Kim Cương Giới Bồ Tát Ma Ha Tát hiện chứng thân mình là Như Lai (Tathāgatam ātmānam abhisambudhya), lễ khắp tất cả Như Lai xong liền bạch rằng: “Nguyện xin Đức Thế Tôn, các Như Lai gia trì nơi con, khiến cho Bồ Đề

Hiện chứng này được bền chắc”

Nói lời đó xong. Tất cả Như Lai nhập vào Kim Cương Giới Như Lai (Vajradhātu-tathāgata), trong Tát Đỏa Kim Cương (Sattva-vajre) ấy

_Thời Đức Thế Tôn Kim Cương Giới Như Lai (Bhagavān vajra-dhātutathāgata) ngay khoảng sát na ấy hiện chứng Đẳng Giác (Abhisaṃbuddha), Trí bình đẳng (Samatā-jñāna) của tất cả Như Lai, nhập vào Tam Muội Gia Bình Đẳng Trí của tất cả Như Lai, chứng Tự Tính thanh tịnh Bình Đẳng Trí của tất cả Như Lai ắt thành Nhất Thiết Như Lai Bình Đẳng Tự Tính Quang Minh Trí Tạng Như Lai Ứng Cúng Chính Biến Tri (Sarva-tathāgata-sarva-samatā-prakr̥ti-prabhāsvara-jñānākarabhūtas tathāgata arhān samyakṣaṃbuddha)

Thời tất cả Như Lai lại từ Tát Đỏa Kim Cương (Sattva-vajra) của tất cả Như Lai xuất ra, dùng báu Đại Ma Ni (Mahā-maṇi-ratna) của Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha) rưới rót đỉnh đầu (Abhiṣeka: quán đỉnh), phát sinh Pháp Trí (Dharma-jñāna) của Quán Tự Tại (Avalokiteśvara), an lập Tỳ Thủ Yết Ma (Viśva-karma) của tất cả Như Lai

Do đây đi đến lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong (Vajra-maṇi-ratnaśikhara-kūṭāgāra) trên đỉnh núi Tu Di Lô (Sumeru). Đến xong, Kim Cương Giới Như Lai dùng tất cả Như Lai gia trì nơi tòa Sư Tử (Siṃhāsana) của tất cả Như Lai, an lập tất cả mặt

Thời Bất Động Như Lai (Akṣobhya), Bảo Sinh Như Lai (Ratna-saṃbhava), Quán Tự Tại Vương Như Lai (Avalokiteśvara-rāja), Bất Không Thành Tựu Như

Lai (Amogha-siddhi), tất cả Như Lai dùng tất cả Như Lai gia trì thân của mình. Đức Bạc Già Phạm Thích Ca Mâu Ni Như Lai (Śākyamuṇi) vì khéo thông đạt tất cả bình đẳng cho nên tất cả Phương bình đẳng, quán sát bốn phương rồi ngồi

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Như Lai chẳng lâu hiện nói Đẳng Giác (Abhisaṃbuddha) Nhất Thiết Như Lai Phổ Hiền Tâm (Sarva-tathāgata-samantabhadra-hṛdaya), đắc được Hư Không phát sinh (Ākāśa-saṃbhava) báu Đại Ma Ni quán đỉnh (Mahā-maṇi-ratnābhiṣeka) của tất cả Như Lai, được Quán Tự Tại Pháp Trí Bỉ Ngạn (Avalokiteśvara-dharma-jñāna-parama-pāramitā) của tất cả Như Lai, Tỳ Thủ Yết Ma Bất Không Vô Ngại Giáo (Viśva-karmatāmoghāpratihataśāsana) của tất cả Như Lai, viên mãn sự nghiệp (Paripūrṇa-kārya), viên mãn niềm vui của ý (Paripūrṇa-mano-ratha), Tính của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgata-tattva), gia trì nơi thân của mình liền vào Tam Muội Gia Phổ Hiền Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Samantabhadra-mahābodhisattva-samaya) của tất cả Như Lai, sinh ra (Saṃbhava) Tát Đỏa gia trì Kim Cương Tam Ma Địa (Sattvādhisthāna-vajra-samādhi). Tam Muội Gia Đại Thừa Hiện Chứng (Mahā-yānābhi-samayaṃ) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết

Như Lai Tâm (Sarva-tathāgata-hṛdaya) từ trái tim của mình xuất ra Phộc nhật-la tát đát-phộc  VAJRA-SATVA

Vừa ra khỏi tâm của tất cả Như Lai, tức Đức Bà Già Phạm Phổ Hiền (Bhagavān samanta-bhadra) ấy làm nhiều nhóm vành trăng, tịnh khắp tâm Đại Bồ Đề (Mahābodhi-citta) của tất cả Hữu Tình, Ở các nơi của Phật vòng khắp rồi trụ. Từ nhiều nhóm vành trăng ấy xuất ra Kim Cương (Vajraṃ) thuộc Trí của tất cả Như Lai (Satvatathāgata-jñāna), liền nhập vào trái tim của Đức Bạc Già Phạm Tỳ Lô Giá Na Như Lai do sự bền chắc của Phổ Hiền.

Từ Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa (Vajra-sattva-samādhi) do tất cả Như Lai gia trì nên hợp làm một Thể lớn cùng tận hư không, tràn khắp thành Ngũ Phong Quang Minh (Pañca-mūrdha-raśmi-māla). Thân khẩu tâm của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgata-kāya-vāk-citta) sinh ra hình Kim Cương (Vajra-maya), từ trái tim của tất cả Như Lai xuất ra, trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Lại từ Kim Cương xuất ra mọi loại Sắc Tướng của hình Kim Cương (Vajrākārā raśmayo vicitra-varṇa-rūpa) duỗi khắp chiếu diệu tất cả Thế Giới. Từ Môn Kim Cương Quang Minh (Vajra-raśmi-mukhe) ấy xuất ra thân Như Lai (Tathāgatavigrahā) nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới vòng khắp Pháp Giới, rốt ráo tất cả hư không, tràn ngập biển mây (Megha-samudra) của tất cả Thế Giới, chứng khắp Thần Cảnh Thông (Abhijñā) thuộc Trí bình đẳng của tất cả Như Lai, phát Tâm Đại Bồ Đề của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgata-mahā-bodhicittoutpāda), đi đến Bồ Đề Đạo Trường (Bodhi-maṇḍa), nghiền nát các quân Ma (Sarva-māra-dharṣaṇa), chứng thành Bình Đẳng Đại Bồ Đề (Samatā-mahā-bodhya) của tất cả Như Lai, chuyển bánh xe Chính Pháp (Sad-dharma-cakra pravartana) cho đến bạt tế tất cả, lợi ích an vui tận giới Hữu Tình không dư sót, thành tựu nhóm Trí Tối Thắng Thần Cảnh Thông Tất Địa (Jñānābhijñottama-siddhi) của tất cả Như Lai. Vì thị hiện Thần Thông Du Hý Phổ Hiền (Vikurvita-samantabhadra) của tất cả Như Lai cho nên tụ làm một Thể, sinh Thân Phổ Hiền Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Samanta-bhadra-mahābodisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật rồi nói Ốt Đà Nam (Udāna) Lạ thay! Phổ Hiền, Ta

Kiên Tát Đỏa (Dṛḍha-sattva) tự nhiên

Từ bền chắc không Thân

Đắc được thân Tát Đỏa (Sattva-kāya)

Thời thân Phổ Hiền Đại Bồ Đề Tát Đỏa từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống trước mặt tất cả Như Lai, y theo vành trăng mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Bà Già Phạm nhập vào Nhất Thiết Như Lai Trí Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-jñāna-samaya) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajrasamādhi). Thọ nhận Giới (Śīla), Định (Samādhi), Tuệ (Prajñā), Giải Thoát (Vimukti), Giải Thoát Tri Kiến (Vimukti-jñāna-darśana) của tất cả Như Lai, chuyển bánh xe Chính Pháp, lợi ích Hữu Tình, sức Đại Phương Tiện (Mahopāya-bala) tinh tiến (Vīrya) Đại Trí Tam Muội Gia (Mahā-jñāna-samaya), bạt tế giới Hữu Tình không tận không dư, tất cả Chủ Tể (Sarvādhipati) an vui đẹp ý cho đến được Trí Bình Đẳng của tất cả Như Lai, Thần Cảnh Thông (Abhijñā) hiện chứng Đại Thừa vô thượng (Anuttara-mahā-yāna). Vì quả Tất Địa tối thắng (Anuttara-siddhi-phala) cho nên tất cả Như Lai thành tựu Kim Cương (Siddhi-vajraṃ) trao cho Phổ Hiền Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa ấy Chuyển Luân Vương Quán Đỉnh (Cakra-varti-abhiṣeka) của tất cả Như Lai. Dùng tất cả thân Phật (Sarva-buddha-kāya), mão báu (Ratna-mukṭa), lụa là (Paṭṭa) … quán đỉnh xong trao vào hai bàn tay nhờ tất cả Như Lai ban tên gọi Kim Cương (Vajra-nāma), hiệu là Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi)

Lúc Kim Cương Thủ quán đỉnh thời Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát, bên trái ngạo mạn (tả mạn), bên phải quay múa (hữu vũ) quăng ném Bạt Chiết La (Vajra: chày Kim Cương) ắt Kim Cương ấy an ở trái tim của mình, giữ thế Tăng Tiến, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Thành Kim Cương (Siddhi-vajraṃ) vô thượng (Anuttaraṃ)

Trao vào lòng tay Ta

Kim Cương thêm Kim Cương

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Bất Không Vương Đại Bồ Tát Tam Muội Gia (Amogha-rāja-mahā-bodhi-sattva-samaya), nơi sinh Tát Đỏa gia trì (Sattvādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Câu Triệu (Ākarṣaṇa-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai

Tâm (Sarva-tathāgata-hṛdaya) từ trái tim của mình xuất ra Phộc Nhật-la, la nhạ

VAJRA-RĀJA

Từ trái tim của tất cả Như Lai, vừa mới xuất ra xong ắt Bà Già Phạm Kim Cương Thủ (Bhagavān vajra-pāṇi) ấy làm móc câu lớn (Mahāṃkuśa: Đại Câu) của tất cả Như Lai. Xuất ra xong lại nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na tự làm một Thể, sinh ra hình Kim Cương Đại Câu (Vajrāṃkuśa-mahā-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình Kim Cương Đại Câu hiện ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, triệu tất cả hàng Như Lai, làm Thần Thông Du Hý (Vikurvita) của tất cả Phật vì Diệu Bất Không Vương (Svamogha-rāja). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên trụ làm một Thể, sinh thân Bất Không Vương Đại Bồ Tát (Amogha-rāja-mahā-bodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Bất Không Vương

Kim Cương sinh móc câu (Aṃkuśa)

Do khắp tất cả Phật

Làm thành tựu Câu Triệu

Thời thân Bất Không Vương Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Phật hạ xuống, y theo vành trăng bên phải của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm nhập vào Nhất Thiết Như Lai Câu Triệu Tam Muội Gia (Sarva-tathāgatākarṣaṇa-samaya), có tên là Kim Cương Tam Ma Địa thọ nhận Tam Muội Gia Câu Triệu (Ākarṣaṇa-samaya) của tất cả Như Lai khiến cho tận Giới Hữu Tình không dư sót được tất cả Câu Triệu, tất cả an vui đẹp ý. Cho đến vì tất cả Như Lai Tập Hội gia trì (Sarva-tathāgata-samājādhiṣṭhāna). Vì Tất Địa tối thắng (Uttama-siddhi) nên trao móc câu Kim Cương ấy vào hai bàn tay của Bất Không Vương Đại Bồ Tát. Tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Câu Triệu (Vajrākarṣa)

Lúc Kim Cương Câu Triệu quán đỉnh thời Kim Cương Câu Triệu Bồ Tát (Vajrākarṣa-bodhisattva) dùng móc câu Kim Cương (Vajrāṃkuśa) câu triệu tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Trí Kim Cương (Vajra-jñāna) vô thượng (Anuttaraṃ)

Thành lợi ích chư Phật

Tối thượng hay câu triệu

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Ma La Đại Bồ Tát Tam Muội Gia (Māra-mahā-bodhisattva-samaya) sinh ra Tát Đỏa gia trì (Sattvādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Tùy Nhiễm (Anurāgaṇa-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra. Phộc nhật-la, la nga

VAJRA-RĀGA

Từ trái tim của tất cả Như Lai, vừa mới xuất ra xong tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương (Bhagāvan vajra-dhāra) ấy làm hoa (Kusuma), khí trượng (Yudha) của tất cả Như Lai. Xuất ra xong liền nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, tụ làm một Thể, sinh hình mũi tên Đại Kim Cương (Mahā-vajra-vāṇa-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình mũi tên Kim Cương (Vajra-vāṇa-vigraha) ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, làm nhóm Tùy Nhiễm (Anurāgaṇādi) của tất cả Như Lai, tạo làm Thần Thông Du Hý của tất cả Phật vì Cực Sát (Sumāraṇa: giết cùng cực). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể, sinh thân Ma La Đại Bồ Tát (Māra-mahā-bodhisattva-kāya), trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Tự Tính tịnh (Svabhāva-śuddha)

Tùy nhiễm Dục (Anurāga) tự nhiên

Vì lìa Dục, thanh tịnh

Dùng Nhiễm mà điều phục

Thời thân Ma La Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống , y theo vành trăng bên trái của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Tùy Nhiễm Gia Trì (Sarvatathāgatānurāgaṇādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa, thọ nhận Tam Muội Gia Năng Sát (Māraṇa-samaya) của tất cả Như Lai khiến cho tận Giới Hữu Tình không dư sót, tùy theo tất cả được an vui đẹp ý. Cho đến được Nghiệp Ma La (Mārakarma) của tất cả Như Lai. Vì quả Tất Địa tối thắng (Uttama-siddi) nên trao mũi tên Kim Cương (Vajra-vaṇa) ấy vào hai bàn tay của Ma La Đại Bồ Tát (Māra-mahābodhisattva) nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Cung (Vajra-dhanu)

Lúc Kim Cương Cung quán đỉnh thời Kim Cương Cung Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajradhanu bodhisattva mahāsattva) dùng mũi tên Kim Cương giết (Māra) tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Nhiễm Trí (Rāga-jñāna) không vết dơ

Dùng Nhiễm hại chán lìa

Hay cho các an vui (Sarva-saukhya)

_Thời Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Cực Hỷ Vương Đại Bồ Tát Tam Ma Địa (Prāmodya-rāja-mahābodhisattva-samaya), nơi sinh Tát Đỏa gia trì (Sattvādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Cực Hỷ (Prāmodya-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm (Sarvatathāgata-hṛdaya) từ trái tim của mình (Sva-hṛdaya) xuất ra. Phộc nhật-la, sa độ

VAJRA-SĀDHU

Từ trái tim của tất cả Như Lai, vừa xuất ra xong, ắt Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm Tướng Thiện Tai (Sādhu-karaṇi) của tất cả Như Lai , nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể, sinh hình Đại Hoan Hỷ (Mahātuṣṭi-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình Hoan Hỷ (Tuṣṭi-vigraha) ấy sinh ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, làm tướng Thiện Tai của tất cả Như Lai, tạo làm Thần Thông Du Hý của tất cả Như Lai vì Cực Hỷ (Su-prāmodya). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể, sinh thân Hoan Hỷ Vương Đại Bồ Tát (Prāmodya-rāja-mahā-bodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này: Lạ thay! Ta, Thiện Tai

Các Nhất Thiết Thắng Trí Nơi xa lìa phân biệt

Hay sinh vui rốt ráo.

Thời thân Hoan Hỷ Vương Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng phía sau lưng của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Đẳng Hỷ Gia Trì (Sarvatathāgata-saṃtoṣaṇādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa dùng thọ nhận Đẳng Hỷ (Saṃtoṣaṇa) của tất cả Như Lai khiến tất cả an vui đẹp ý. Cho đến được địa vị HỶ vô thượng (Anuttara-prāmodya) của tất cả Như Lai. Vì quả Tất Địa tối thắng nên trao niềm vui Kim Cương (Vajra-tuṣṭiṃ: Kim Cương Hỷ) đó vào hai bàn tay của Hoan Hỷ Vương Đại Bồ Tát ấy nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Hỷ (Vajra-harṣa)

Lúc Kim Cương Hỷ quán đỉnh thời Kim Cương Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajraharṣa bodhisattva mahāsattva) dùng tướng Thiện Tai (Sādhu-kāra) của Kim Cương làm đẹp lòng tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Hay chuyển tướng Thiện Tai (Sādhukāra-pravartakaṃ)

Làm các Hỷ Kim Cương (Tuṣṭi-karaṃ vajraṃ)

Khiến Diệu Hỷ tăng trưởng (Prāmodya-vardhanam)

Tâm Đại Bồ Đề (Mahā-bodhi-cittaṃ), Nhất Thiết Như Lai Câu Triệu Tam Muội Gia (Sarva-tathāgatākarṣaṇa-samaya), Nhất Thiết Như Lai Tùy Nhiễm Trí (Sarva-tathāgatānurāgaṇa-jñānaṃ), Đại Hoan Hỷ (Mahā-tuṣṭi). Nhóm như vậy là Đại Tam Muội Gia Tát Đỏa (Mahā-samaya-sattva) của tất cả Như Lai.

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Hư Không Tạng Đại Bồ Tát Tam Muội Gia (Ākāśa-garbha-mahābodhisattva-samaya), nơi sinh Báu gia trì (Ratnādhiṣṭhāna), có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi).Tam Muội Gia Quán Đỉnh (Abhiṣeka-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra. Phộc nhật-la, la đát-na 向忝先寒

VAJRA-RATNA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong vì khéo thông đạt Trí Bình Đẳng Tính (Samatā-jñāna) của tất cả hư không, Vì Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa (Vajra-sattva-samādhi) rất bền chắc nên tụ làm một Thể. Ắt Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm ánh sáng của tất cả hư không. Xuất ra xong, dùng ánh sáng của tất cả hư không chiếu diệu tất cả Giới Hữu Tình (Sattva-dhātu) thành tất cả giới Hư Không (Sarvākāśa-dhātu). Dùng tất cả Như Lai gia trì tất cả giới hư không nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật. Vì khéo tu tập cho nên Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa, nơi tạo thành Thai Tạng (Garbha) của tất cả giới Hư Không (Ākāśadhātu) tràn đầy ngang bằng tất cả Thế Giới sinh ra hình báu Đại Kim Cương (Mahāvajra-ratna-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình báu Kim Cương ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Sinh ra xong liền làm nhóm Quán Đỉnh (Abhiṣrkādi) của tất cả Như Lai. Ở tất cả Thế Giới tạo làm Thần Thông Du Hý của tất cả Như Lai vì khéo sinh ra Thai Tạng của giới Hư Không (Ākāśa-dhātu-garbha). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể, sinh thân Hư Không Tạng Đại Bồ Tát (Ākāśa-garbha-mahābodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Diệu Quán Đỉnh (Svabhiṣeka)

Báu Kim Cương (Vajra-ratnaṃ) vô thượng (Anuttaraṃ)

Do Phật không nhiễm dính (Vô Sở Trước)

Gọi là Tam Giới Chủ (Tri-dhātu-pati: Chủ của ba cõi)

Thời thân Hư Không Tạng Đại Bồ Tát ấy từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng trước mặt tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Đại Ma Ni Bảo (Sarvatathāgata-mahā-maṇi-ratna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa, thọ nhận Tam Muội Gia Viên Mãn Ý Lạc (Abhiprāya-paripūrṇa-samaya) của tất cả Như Lai khiến cho tận Giới Hữu Tình không dư sót được tất cả nghĩa lợi (Sarvārtha), thọ nhận tất cả an vui (Sukha) đẹp ý (Saumana). Cho đến được Tất Địa lợi ích tối thắng vinh thịnh (Artha-saṃpad-uttama-siddhi) của tất cả Như Lai, thọ nhận Kim Cương Ma Ni (Vajra-maṇi) ấy cùng với Kim Cương Bảo Chuyển Luân Vương (Vajra-ratna-cakravarti) của Hư Không Tạng Đại Bồ Tát ấy, trao Quán Đỉnh cho hình Kim Cương Bảo (Vajra-ratnāṅkura) an ở hai bàn tay nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Tạng (Vajra-Garbha)

Lúc Kim Cương Tạng quán đỉnh thời Kim Cương Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát dùng Kim Cương Ma Ni (Vajra-maṇi) an ngay nơi Quán Đỉnh của mình (Svābhiṣekasthāna) nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Quán đỉnh (Abhiṣeka) Giới Hữu Tình

Trao vào hai tay Ta

Báu (Ratna) an ở trong Báu (Ratne)

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Đại Uy Quang Đại Bồ Tát Tam Ma Gia (Mahā-teja-mahābodhisattva-samaya) sinh ra Báu gia trì (Ratnādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Quang (Raśmisamaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra.

Phộc nhật-la, đế nhạ

VAJRA-TEJA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, tức Bà Già Phạm Kim Cương Thủ ấy làm vành mặt trời lớn Chúng Đa (Mahā-sūrya-maṇḍalāni bhūtvā). Xuất ra xong liền nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể, sinh hình mặt trời Kim Cương (Vajra-sūrya-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ vành mặt trời Kim Cương ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, phóng tỏa (Pramuñca) nhóm ánh sáng (Raśmi) của tất cả Như Lai làm Thần Thông Du Hý của tất cả Phật vì Uy Quang rất to lớn (Su-mahā-teja). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể, sinh thân Đại Uy Quang Bồ Tát Ma Ha Tát (Mahā-teja-mahābodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Vô Tỷ Quang (Anupamaṃ teja: ánh sáng không thể so sánh được)

Chiếu diệu giới Hữu Tình

Hay tịnh sự thanh tịnh

Chư Phật, đấng cứu đời

Thời thân Vô Cấu Đại Uy Quang Bồ Tát (Vimala-mahā-teja-bodhisattva-kāya) từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng bên phải của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Viên Quang Gia Trì (Sarvatathāgata-prabhā-maṇḍalādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa thọ nhận Tam Muội Gia Quang (Raśmi-samaya) của tất cả Như Lai, khiến cho tận giới Hữu Tình không dư sót được ánh sáng không thể so sánh (Anupama-teja), tất cả an vui đẹp ý. Cho đến được Tự Quang Minh (ánh sánh của chính mình) của tất cả Như Lai. Vì Tất Địa tối thắng cho nên trao mặt trời Kim Cương (Vajra-sūryaṃ) vào hai bàn tay của Đại Uy Quang Bồ Tát Ma Ha Tát (Mahā-teja-bodhisattva mahāsattva) nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Quang (Vajra-prabha)

Lúc Kim Cương Quang (Vajra-prabha) quán đỉnh thời Kim Cương Quang Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-prabha bodhisattva mahāsattva) dùng mặt trời Kim Cương (Vajra-sūryaṃ) chiếu diệu tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này: Đây là tất cả Phật

Hay hoại ám Vô Trí (Ajñāna: không có Trí)

Dù mặt trời như bụi

Ánh sáng này vượt hơn

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Bảo Tràng Đại Bồ Tát Tam Muội Gia

(Ratna-ketu-mahābodhisattva-samaya) sinh ra báu gia trì (Ratnādhiṣṭhāna), tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Mãn Ý Nguyện (Āśā-

paripūraṇa-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra:

Phộc nhật-la kế đô

VAJRA-KETU

Từ trái tim của tất cả Như Lai, vừa xuất ra xong tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm mọi loại phướng phan màu sắc với hình trang nghiêm (Vicitra-varṇarūpālaṅkāra-saṃsthānāḥ patākā). Xuất ra xong liền nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Như Lai tụ làm một Thể, sinh hình cây phướng Kim Cương (Vajradhvaja-vigrah) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình cây phướng Kim Cương ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, dựng nhóm phướng báu (Ratna-dhvaja) của tất cả Như Lai làm Thần Thông Du Hý của tất cả Phật vì cây phướng báu to lớn (Mahā-ratna-dhvaja) Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể sinh thân Bảo Tràng Đại Bồ Tát (Ratna-ketu-mahābodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Phướng khôn sánh (A-sadṛśa-ketu: Vô Tỷ Tràng)

Thành tựu mọi lợi ích (sarvārtha-siddhīnāṃ)

Tròn đầy tất cả Ý (Sarvāśāparipūrṇānāṃ)

Khiến mãn tất cả Nguyện (sarvārtha-pratipūraṇaṃ)

Thời thân Bảo Tràng Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng bên trái của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Kiến Lập Gia Trì (Sarvatathāgatocchrayādhiṣṭʰāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa thọ nhận Tam Muội Gia Tư Duy Vương Ma Ni Tràng Năng Kiến (Cintārāja-maṇi-

dhvajocchrepaṇa-samaya) của tất cả Như Lai khiến cho tận giới Hữu Tình không dư sót được tròn đầy tất cả ý nguyện, tất cả an vui đẹp ý. Cho đến được lợi ích lớn của tất cả Như Lai. Vì quả Tất Địa tối thắng nên trao cây phướng Kim Cương (Ratna-ketu) ấy vào hai bàn tay của Bảo Tràng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Tràng (Vajra-ketu)

Lúc Kim Cương Tràng quán đỉnh thời Kim Cương Tràng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy dùng cây phướng Kim Cương an lập nơi Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramitā: Bố Thí Ba La Mật) của tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Hay mãn các Ý Dục

Tên Tư Duy Bảo Tràng (Cintā-maṇi-dhvaja)

Là lý thú Đàn Độ (Dāna-pāramitā-nayam: Lý thú của Bố Thí Ba La Mật)

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Thường Hỷ Duyệt Đại Bồ Tát Tam Muội Gia (Nitya-prīti-pramuditendriya-mahābodhisattva-samaya) sinh ra báu gia trì (Ratnādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Hỷ Duyệt (Prīti-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la hạ sa 向忝扣屹

VAJRA-HĀSA

Từ trái tim của tất cả Như Lai, vừa xuất ra xong, tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm nụ cười mỉm (Smita: vi tiếu) của tất cả Như Lai.Xuất ra xong liền nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể, sinh hình nụ cười Kim Cương (Vajra-smita-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình nụ cười Kim Cương ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, làm nhóm Kỳ Đặc (Adbhutādi: đặc biệt lạ kỳ) của tất cả Như Lai, làm Thần Thông Du Hý của tất cả Như Lai vì căn vui thích (Prīti-pramuditendriya: Hỷ Duyệt Căn). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc nên tụ làm một Thể, sinh thân Thường Hỷ Duyệt Căn Đại Bồ Tát (Nitya-prīti-pramuditendriyamahābodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Đại Tiếu (Mahā-hāsaṃ) Ta

Các Thắng Đại Kỳ Đặc (Sarvāgryāṇāṃ mahādbhutaṃ)

An lập lợi ích Phật

Thường trụ Diệu Đẳng Dẫn (Su-samāhita)

Thời thân Thường Hỷ Duyệt Căn Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng phía sau lưng của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Kỳ Đặc Gia Trì (Sarvatathāgatādbhutādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa, thọ nhận Tam Muội Gia Xuất Hiện (Adbhutotpāda-samaya) của tất cả Như Lai khiến cho tận giới Hữu Tình không dư sót được tất cả căn vô thượng (Sarvendriyānuttara), an vui đẹp ý. Cho đến được Trí Căn Thanh Tịnh (Indriya-pariśodhana-jñāna) của tất cả Như Lai. Vì quả Thần Cảnh Thông nên trao nụ cười mỉm Kim Cương (Vajra-smitaṃ: Kim Cương Vi Tiếu) ấy vào hai bàn tay của Thường Hỷ Duyệt Căn Đại Bồ Tát Ma Ha Tát ấy nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Hỷ (Vajraprīti)

Lúc Kim Cương Hỷ quán đỉnh thời Kim Cương Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát dùng nụ cười mỉm Kim Cương (Kim Cương Vi Tiếu) làm vui thích tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Lạ thay! Bày hiện ra

Hay làm Đại Hỷ Duyệt (rất vui thích)

Thầy khác chẳng thể biết

Đại Quán Đỉnh (Mahābhiṣeka), Tầm Viên Quang (Vyāma-prabhā-maṇḍalaṃ), Hữu Tình Đại Lợi (Mahā-sattvārtha), Đại Tiếu (Mahā-harṣa). Nhóm như vậy là Đại Quán Đỉnh Tát Đỏa (Mahābhiṣeka-sattva) của tất cả Như Lai.

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Quán Tự Tại Đại Bồ Tát Tam Muội Gia (Avalokiteśvara-mahābodhisattva-samaya) sinh ra Pháp gia trì (Dharmādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Pháp (Dharma-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai

Tâm từ trái tim của minh xuất ra Phộc nhật-la đạt ma

VAJRA-DHARMA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương Tự Tính Thanh Tịnh (Svabhāva śuddha) vì khéo thông đạt Trí bình đẳng (samatājñāna) của tất cả Pháp cho nên Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa làm ánh sáng của Chính Pháp (Sad-dharma-raśmi) Xuất ra xong dùng ánh sáng Chính Pháp ấy chiếu diệu tất cả Thế Giới làm thành Pháp Giới (Dharma-dhātu), tận Pháp Giới rồi nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể ngang bằng Pháp Giới hư không, sinh hình hoa sen lớn (Mahā-padma-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình hoa sen Kim Cương (Vajra-padma-vigraha) ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Nhóm Thần Cảnh Thông thuộc Trí Tam Ma Địa (Samādhi-jñāna) của tất cả Như Lai làm tất cả Thần Thông Du Hý ở tất cả Thế Giới vì Quán Tự Tại màu nhiệm (Svavalokanaiśvarya). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể, sinh thân Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Thắng Nghĩa, Ta

Vốn thanh tịnh tự nhiên Các Pháp ví như bè Thanh tịnh rồi mới được .

Thời thân Quán Tự Tại Đại Bồ Tát ấy từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng trước mặt tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Tam Ma Địa Trí Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-samādhi-jñāna-samaya) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa hay tịnh tất cả Như Lai khiến cho tận giới Hữu Tình không dư sót được Ngã ThanhTịnh (Ātma-pariśuddha), tất cả an vui đẹp ý. Cho đến được quả Thần Cảnh Thông thuộc Pháp Trí (Dharma-jñāna) của tất cả Như Lai. Tức hoa sen Kim Cương (Vajra-padma) ấy trao Chính Pháp Chuyển Luân Vương (Sad-dharma-cakra-varti) cho Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát. Trao Quán Đỉnh (Abhiṣeka) cho Pháp Thân (Dharma-kāya) của tất cả Như Lai. Quán ở hai bàn tay nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Nhãn (Vajra-netra)

Lúc Kim Cương Nhãn quán đỉnh thời Kim Cương Nhãn Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-netra bodhisattva mahāsattva) bắt chước hoa sen Kim Cương (Vajra-padma) ấy như thế hoa sen hé nở, quán sát Tự Tính thanh tịnh (Svabhāva śuddha) không có nhiễm dính của Tham Nhiễm (Rāga-nirlepa). Quán xong, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Giác ngộ Dục chân thật (Rāga-tattva)

Trao vào bàn tay Ta

Pháp an lập nơi Pháp

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Mạn Thù Thất Lợi Đại Bồ Tát Tam Muội Gia (Mañjuśrī-mahābodhisattva-samaya) sinh ra Pháp gia trì (Dharmādhiṣṭhāna), có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Đại Trí Tuệ (Mahā-prajñā-jñāna-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la để khất-sái-noa

VAJRA-TĪKṢṆA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong. Tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm Tuệ Kiếm Chúng Đa (Prajñā-śastrāṇi bhūtvā). Xuất ra xong liền nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể, sinh hình Kim Cương Nhận (Vajra-kośa-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật

Từ hình cây kiếm Kim Cương (Vajra-kośa-vigraha) ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Nhóm Trí Tuệ (Prajñā-jñānādi) của tất cả Như Lai làm Thần Thông Du Hý của tất cả Như Lai vì Diệu Cát Tường (Su-mañjuśrī) Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể, sinh thân Mạn Thù Thất Lợi Đại Bồ Tát (Mañjuśrī-mahābodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Tất cả Phật

Ta tên là Diệu Âm (Mañju-ghoṣa)

Do Tuệ không hình sắc

Âm Thanh mà đạt được

Thời thân Mạn Thù Thất Lợi Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng bên phải của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Trí Tuệ Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-prajñā-jñāna-samaya) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajrasamādhi). Tam Muội Gia Đoạn Kiết Sử (Kleśa-cchedana-samaya) của tất cả Như Lai khiến cho tận giới Hữu Tình không dư sót cắt đứt tất cả khổ, thọ nhận tất cả an vui đẹp ý. Cho đến được âm thanh tùy thuận (Ghoṣānuga) của tất cả Như Lai vì thành tựu viên mãn Tuệ (Prajñā-paripūrya) cho nên trao cây kiếm Kim Cương (Vajra-kośaṃ) vào hai bàn tay của Mạn Thù Thất Lợi Đại Bồ Tát nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi

Kim Cương, hiệu là Kim Cương Tuệ (Vajra-buddhi)

Lúc Kim Cương Tuệ quán đỉnh thời Kim Cương Tuệ Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajrabuddhi bodhisattva mahāsattva) dùng cây kiếm Kim Cương khua chém, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là Trí Tuệ Phật

Lý Thú Trí Tuệ Độ (Prajñā-pāramitā-nayaṃ)

Hay chặt các oán địch (Chettāraṃ sarvaśatrūṇāṃ)

Trừ các tội, tối thắng (Sarva-pāpa-haraṃ paraṃ)

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Tài Phát Tâm Chuyển Pháp Luân Bồ Tát Ma Ha Tát Tam Muội Gia (Saha-cittotpādita-dharma-cakra-pravartimahābodhisattva-samaya) sinh ra Pháp gia trì (Dharmādhisthāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Luân (Cakra-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la hệ đô

VAJRA-HETU

Từ trái tim của tất cả Như Lai xuất ra xong, tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy thành Kim Cương Giới Đại Mạn Đồ La (Vajra-dhātu-mahā-maṇḍala: Kim Cương Giới Đại Đạo Trường) làm Đại Mạn Đồ La (Mahā-maṇḍala) của tất cả Như Lai. Xuất ra xong liền nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể, sinh hình bánh xe Kim Cương (Vajra-cakra-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình bánh xe Kim Cương ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới vừa mới phát tâm chuyển bánh xe Pháp (Saha-cittotpāda-dharma-cakrapravartana). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể, sinh thân Tài Phát Tâm Chuyển Pháp Luân Bồ Tát Ma Ha Tát (Saha-

cittotpādita-dharma-cakra-pravarti-mahābodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Kim Cương Luân (Vajra-cakra)

Ta, Kim Cương thắng trì Do vừa mới phát Tâm Hay chuyển Diệu Pháp Luân.

Thời thân Tài Phát Tâm Chuyển Pháp Luân Đại Bồ Tát ấy từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng bên trái của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Luân (Sarva-tathāgata-cakra) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Đại Mạn Đồ La (Mahā-maṇḍala-samaya) của tất cả Như Lai khiến cho tận giới Hữu Tình không dư sót vào được bánh xe Pháp chẳng thoái chuyển (Avaivartika-cakra), thọ nhận tất cả an vui đẹp ý. Cho đến chuyển bánh xe Chính Pháp (Sad-dharma-cakra-pravartana) của tất cả Như Lai. Vì Tất Địa tối thắng nên trao bánh xe Kim Cương (Vajra-cakra) ấy vào hai bàn tay của Tài Phát Tâm Chuyển Pháp Luân Đại Bồ Tát Ma Ha Tát nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Trường (Vajramaṇḍa)

Lúc Kim Cương Trường quán đỉnh thời Kim Cương Trường Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-maṇḍa bodhisattva mahāsattva) ấy dùng bánh xe Kim Cương đó khiến tất cả Như Lai đứng yên (an lập) chẳng thoái chuyển, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Hay tịnh tất cả Pháp

Đấy nhờ chẳng thoái chuyển

Cũng là (gọi tên là) Bồ Đề Trường (Bodhi-maṇḍa)

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Vô Ngôn Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Tam Muội Gia (Avāca-mahābodhisattva-samaya) sinh ra Pháp gia trì (Dharmādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Niệm Tụng (Jāpa-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra:

Phộc nhật-la bà sa

VAJRA-BHĀṢA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, tức Bà Già Phạm Kim Cương Thủ ấy làm văn tự (Akṣara) thuộc Pháp của tất cả Như Lai (Tathāgata-dharma). Xuất ra xong liền nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể, sinh hình Niệm Tụng của Kim Cương (Vajra-jāpa-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình Niệm Tụng của Kim Cương ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Nhóm Pháp Tính (Dharmatā) của tất cả Như Lai làm Thần Thông Du Hý của tất cả Phật vì ngôn ngữ màu nhiệm (Svavāca: Diệu Ngôn Ngữ). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể, sinh thân Vô Ngôn Đại Bồ Tát (Avāca-mahābodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Mật tự nhiên

Ta tên Bí Mật Ngữ

Đã nói Pháp vi diệu

Xa lìa các hý luận

Thời thân Vô Ngôn Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng phía sau lưng của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Bí Mật Ngữ (Sarva-tathāgataguhya-vāg) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Ngữ Trí (Vāg-jñāna-samaya) của tất cả Như Lai khiến cho tận giới Hữu Tình không dư sót được thành tựu Ngữ (Vāk-siddhi) thọ nhận tất cả an vui đẹp ý. Cho đến được Thể Tính bí mật (Guhyatā) thuộc Ngữ của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgata-vāg). Do Tất Địa tối thắng nên trao Kim Cương Niệm Tụng (Vajra-jāpaṃ) vào hai bàn tay của Vô Ngôn Đại Bồ Tát Ma Ha Tát nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Ngữ (Vajra-vāca)

Lúc Kim Cương Ngữ quán đỉnh thời Kim Cương Ngữ Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-vāca bodhisattva mahāsattva) dùng Kim Cương Niệm Tụng (Vajra-jāpa) cùng đàm luận với tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Tên: Kim Cương Niệm Tụng (Vajra-jāpaṃ)

Ở tất cả Như Lai

Mau thành tựu Chân Ngôn (Mantra)

Kim Cương Pháp Trí Tính (vajra-dharmatā-jñānaṃ), Nhất Thiết Như Lai Trí Tuệ (Sarva-tathāgata-prajñā-jñānaṃ), Đại Chuyển Luân Trí (Mahā-cakra-pravartanajñānaṃ), Nhất Thiết Như Lai Ngữ Luân Chuyển Hý Luận Trí (Sarva-tathāgatavāk-prapañcavini-vartana-jñānaṃ). Nhóm đó là Đại Trí Tát Đỏa (Mahā-jñāna-sattva) của tất cả Như Lai.

KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH
NHẤT THIẾT NHƯ LAI CHÂN THẬT NHIẾP ĐẠI THỪA
HIỆN CHỨNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG

_QUYỂN THƯỢNG (Hết)_


KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH
NHẤT THIẾT NHƯ LAI CHÂN THẬT NHIẾP ĐẠI THỪA
HIỆN CHỨNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN TRUNG

ĐẠI MẠN ĐỒ LA QUẢNG ĐẠI NGHI QUỸ_ CHI HAI

(Vajra-dhātu-mahā-maṇḍala-vidhi-vistara)

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Tỳ Thủ Yết Ma Đại Bồ Tát Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-viśva-karma-mahābodhisattva-samaya) sinh ra Yết Ma gia trì (Karmādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Yết Ma (Karma-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm (sarva-tathāgata-hṛdaya) từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la yết ma VAJRA-KARMA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, vì khéo thông đạt Trí bình đẳng Yết Ma (Karma-samatā-jñāna) của tất cả Kim Cương (Sarva-vajra) cho nên Kim Cương Tam Ma Địa liền từ Bà Già Phạm Trì Kim Cương (Bhagavān vajra-dhāra) làm ánh sáng Yết Ma (Karma-raśmi) của tất cả Như Lai chiếu diệu tất cả Giới Hữu Tình làm Giới Yết Ma (Karma-dhātu) của tất cả Như Lai, tận giới Yết Ma của tất cả Như Lai ấy nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể lớn khắp tất cả giới hư không. Vì nhờ giới Yết Ma của tất cả Như Lai (sarva-tathāgatakarma-dhātu) nên sinh hình Yết Ma Kim Cương (Karma-vajra-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Ắt từ hình Yết Ma Kim Cương xuất ra thân Như Lai (Tathāgata-vigraha) nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Nhóm Yết Ma (Karmādi) của tất cả Như Lai làm Thần Thông Du Hý của tất cả Như Lai vì làm vô biên sự nghiệp (Ananta-karma) của tất cả Như Lai. Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa (Vajra-sattva-samādhi) rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể, sinh thân Nhất Thiết Như Lai Tỳ Thủ Yết Ma Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (Sarva-tathāgata-viśva-karma-mahābodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Phật Bất Không (Aho hy amoghaṃ buddhānāṃ)

Ta, tất cả Nghiệp nhiều (Sarva-karmam ahaṃ bahu)

Không công làm Phật Ích (Yad anābhoga-buddhārthaṃ)

Hay chuyển Nghiệp Kim Cương (Vajra-karma pravartate)

Bấy giờ thân Tỳ Thủ Yết Ma Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng phía trước mặt tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Tam Muội Gia Bất Không Kim Cương (Amoghavajra-samaya) của tất cả Như Lai, có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajrasamādhi). Tam Muội Gia rộng lớn (Mahā-samaya) của tất cả Nghiệp Nghi Quỹ (Sarva-karma-vidhi-vistara) tận giới Hữu Tình không dư sót làm tất cả Tất Địa (Sarva-siddhi), thọ nhận tất cả an vui đẹp ý. Cho đến thành tựu Trí Tính Kim Cương Yết Ma (Vajra-karmatā-jñānā) của tất cả Như Lai, vì quả Thần Cảnh Thông nên trao Kim Cương Yết Ma (Vajra-karma) ấy cho Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Yết Ma Đại Bồ Tát (Sarva-tathāgata-vajra-karma-mahābodhisattva) làm Yết Ma Chuyển Luân Vương (Karma-cakra-varti) của tất cả Như Lai, dùng tất cả Như Lai quán đỉnh (Sarva-tathāgatābhiṣeka) trao vào hai bàn tay, nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương (Vajra-nāma), hiệu là Kim Cương Tỳ Thủ (Vajra-viśva)

Lúc Kim Cương Tỳ Thủ quán đỉnh thời Kim Cương Tỳ Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-viśva bodhisattva mahāsattva) nhờ an lập Yết Ma Kim Cương (Karma-vajra) ở trái tim của mình, khiến an nơi bình đẳng của tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Làm mọi loại Thắng Nghiệp Trao vào trong tay Ta

Dùng Nghiệp an nơi Nghiệp

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Nan Địch Tinh Tiến Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Tam Muội Gia (Duryodhana-vīrya-mahābodhisattva-samaya) sinh ra Yết Ma gia trì (Karmādhiṣṭhāna), có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Thủ Hộ (Rakṣā-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la, lạc khất-sa

VAJRA_RAKṢA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong tức Bà Già Phạm Kim Cương Thủ ấy làm nhiều nhóm giáp trụ bền chắc (Dṛḍha-kavaca). Xuất ra xong liền nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể, sinh hình giáp trụ Kim Cương (Vajra-kavaca-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình giáp trụ Kim Cương ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Nhóm sự nghiệp thuộc Nghi Quỹ Thủ Hộ rộng lớn (Rakṣā-vidhivistara-karmādi) của tất cả Như Lai làm Thần Thông Du Hý của tất cả Phật vì tinh tiến khó địch (Duryodhana-vīrya). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc nên tụ làm một Thể, sinh thân Nan Địch Tinh Tiến Đại Bồ Tát (Duryodhana-vīryamahābodhisattva-vigraha) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Giáp tinh tiến

Vì Ta, bậc bền chắc

Do bền chắc không thân

Làm thắng thân Kim Cương

Thời thân Nan Địch Tinh Tiến Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng phía bên phải của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào sự bền chắc của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgatadṛḍha) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Tinh Tiến Ba La Mật (Vīrya-pāramitā-samaya) của tất cả Như Lai cứu hộ (Paritrāṇa) tận giới Hữu Tình không dư sót, thọ nhận tất cả an vui đẹp ý. Cho đến được thân Kim Cương (Vajra-kāya) của tất cả Như Lai, vì quả thành tựu nên trao giáp trụ Kim Cương (Vajra-varmaṃ) vào hai bàn tay của Nan Địch Tinh Tiến Đại Bồ Tát (Duryodhana-vīrya-mahābodhisattva) nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Từ Hữu (Vajra-mitra).

Lúc Kim Cương Từ Hữu quán đỉnh thời Kim Cương Từ Hữu Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-mitra bodhisattva mahāsattva) dùng giáp trụ Kim Cương (Vajra-varmaṃ) khoác mặc cho tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Giáp trụ Tối Thắng Từ (Maitrī-kavacam uttamaṃ)

Bền tinh tiến đại hộ (Dṛḍhavīrya-mahārakṣaṃ)

Tên là Đại Từ Hữu (Mahā-mitraṃ)

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm lại nhập vào Tồi Nhất Thiết Ma Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Tam Muội Gia (Sarva-māra-pramārde-mahābodhisattva-samaya) sinh ra Yết Ma gia trì (Karmādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Phương Tiện (Upāya-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la, dược khất-sái

VAJRA-YAKṢA

Từ trái tim của tất cả Như Lai, vừa xuất ra xong tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm nhiều nhóm khí trượng răng nanh lớn (Mahā-daṃṣṭrā-yudha). Xuất ra xong lại nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể, sinh hình răng nanh Kim Cương (Vajra-daṃṣṭrā-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình răng nanh Kim Cương xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, làm tất cả nhóm hàng phục bạo nộ (Raudra-vinaya) làm Thần Thông du hý của tất cả Phật vì khéo tồi phục tất cả Ma (Sarva-māra-supramardi). Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc nên tụ làm một Thể, sinh thân Tồi Nhất Thiết Ma Đại Bồ Tát (Sarva-māra-pramardi-mahābodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lành thay! Phương tiện lớn (Mahopāyaṃ)

Từ Mẫn của chư Phật

Do hữu hình (có hình ảnh) vắng lặng

Bày làm hình bạo nộ

Thời thân Tồi Nhất Thiết Ma Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống, y theo vành trăng phía bên trái của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Tam Ma Địa Cực Nộ Kim Cương (Pracaṇḍa-vajrasamādhi) của tất cả Như Lai. Tất cả Như Lai điều phục sự khó điều phục tận giới Hữu Tình không dư sót, ban cho sự không sợ hãi, thọ nhận tất cả an vui đẹp ý. Cho đến được Đại Phương Tiện Trí Thần Cảnh Thông (Mahopāya-jñānābhijñā) của tất cả Như Lai, vì quả Tất Địa tối thắng nên trao khí trượng răng nanh Kim Cương (Vajradaṃṣṭrā-yudha) ấy vào hai bàn tay của Tồi Nhất Thiết Ma Đại Bồ Tát đó, nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Bạo Nộ (Vajra-caṇḍa)

Lúc Kim Cương Bạo Nộ quán đỉnh thời Kim Cương Bạo Nộ Bồ Tát Ma Ha Tát ấy dùng khí trượng răng nanh Kim Cương đó an ngay trong miệng của mình, khủng bố tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này: Đậy là tất cả Phật

Điều phục việc khó điều

Khí trượng nanh Kim Cương

Phương tiện bậc Mẫn Từ

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Quyền Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Tam Ma Địa (Sarva-tathāgata-muṣṭi-mahābodhisattva-samaya) sinh ra Yết Ma gia trì (Karmādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajrasamādhi). Tam Muội Gia Thân Khẩu Tâm Kim Cương Phộc (Kāya-vāk-citta-vajrabandha-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình xuất ra:

Phộc nhật-la tán địa

VAJRA-SAṂDHI

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm tất cả Ấn Phộc (Sarva-mudrā-bandha) của tất cả Như Lai. Xuất ra xong liền nhập vào trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật tụ làm một Thể, sinh hình Kim Cương Phộc (Vajra-bandha-vigraha) trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Từ hình Kim Cương Phộc ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Xuất ra xong, nơi nhóm Ấn Phộc Trí (Mudrā-bandha-jñāna) của tất cả Như Lai ở tất cả Thế Giới làm Thần Thông Du Hý của tất cả Phật, vì khéo cột buộc Quyền (Muṣṭi-subandha) của tất cả Như Lai. Do Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chắc cho nên tụ làm một Thể, sinh thân Nhất Thiết Như Lai Quyền Đại Bồ Tát (Sarva-tathāgata-muṣṭi-mahābodhisattva-kāya) trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ Thay! Diệu Kiên Phộc (Sudṛḍha-bandha)

Ta, thệ nguyện bền chắc (Dṛḍha-samaya)

Vì thành các ý vui (niềm vui của ý)

Cột buộc sự giải thoát

Thời thân Nhất Thiết Như Lai Quyền Đại Bồ Tát ấy từ trái tim của Đức Thế Tôn hạ xuống , y theo vành trăng phía sau lưng của tất cả Như Lai mà trụ, lại thỉnh Giáo Lệnh.

Thời Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Tam Muội Gia (Sarvatathāgata-samaya) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Ấn (Mudrā-samaya) của tất cả Như Lai tận giới Hữu Tình không dư sót khiến cho tất cả Như Lai, Thánh, Thiên hiện nghiệm tất cả Tất Địa , thọ nhận tất cả an vui đẹp ý. Cho đến được Nhất Thiết Trí Trí Ấn (Sarva-jñā-jñāna-mudtrā), chủ tể (Adhipati) của tất cả Như Lai. Vì quả Tất Địa tối thắng nên trao Kim Cương Phộc (Vajra-bandhaṃ) ấy vào hai tay của Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Quyền Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, nhờ tất cả Như Lai ban cho tên gọi Kim Cương, hiệu là Kim Cương Quyền

Lúc Kim Cương Quyền quán đỉnh thời Kim Cương Quyền Bồ Tát Ma Ha Tát (Sarva-tathāgata-muṣṭi-mahābodhisattva) dùng Kim Cương Phộc ấy trói buộc tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Đây là tất cả Phật

Ấn trói rất bền chắc

Mau thành các Ấn nên

Chẳng vượt Tam Muội Gia

Nhất Thiết Như Lai Cúng Dường Quảng Đại Nghi Quỹ Nghiệp (Sarvatathāgata-pūjā-vidhi-vistara-karma), Nhất Thiết Như Lai Đại Tinh Tiến Kiên Cố Giáp Trụ (Sarva-tathāgata-mahāvīrya-dṛḍha-kavacaḥ), Nhất Thiết Như Lai Đại Phương Tiện (Sarva-tathāgata-mahopāyaḥ), Nhất Thiết Như Lai Nhất Thiết Ấn Phộc Trí (Sarva-tathāgata-sarva-mudrā-bandha-jñānaṃ). Nhóm như vậy là Đại Yết Ma Tát Đỏa (Mahā-karma-sattva) của tất cả Như Lai.

_Bấy giờ, Bất Động Như Lai (Akṣobhya) thành tựu tất cả Như Lai Trí (Sarvatathāgata-jñāna) của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na (Bhagavate vairocana) xong, vì ấn tất cả Như Lai Trí (Sarva-tathāgata-jñāna) cho nên nhập vào Kim Cương Ba La Mật Tam Muội Gia (Vajra-pāramitā-samaya) nơi sinh Kim Cương gia trì (Vajrādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Kim Cương (Vajra-samaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Ấn (Sarva-tathāgata-mudrā) từ trái tim của mình xuất ra: Tát đát-phộc, phộc nhật-ly

SATVA-VAJRI

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong liền xuất ra ánh sáng Kim Cương (Vasjra-raśmi). Từ Môn Kim Cương Quang Minh ấy tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương làm thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, ấn tất cả Như Lai Trí, lại tụ làm một Thể ngang bằng tất cả Thế Giới, sinh hình Đại Kim Cương (Mahāvajra-vigraha) y theo vành trăng phía trước mặt Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Tất cả Phật

Tát Đỏa Kim Cương bền Do bền chắc không thân Đắc được thân Kim Cương.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Bảo Sinh Như Lai (Ratna-saṃbhava) vì ấn tất cả Như Lai Trí của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na cho nên nhập vào Bảo Ba La Mật Tam Muội Gia (Ratna-pāramitā-samya) nơi sinh Báu gia trì (Ratnādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tam Muội Gia Kim Cương (Vajra-samaya) gọi là Tự Ấn (Sva-mudraṃ: Ấn của mình) từ trái tim của mình xuất ra: La đát-na, phộc nhật-ly

RATNA-VAJRI

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, liền xuất ra ánh sáng báu (Ratna-raśmi). Từ ánh sáng báu đó tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương làm thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, ấn tất cả Như Lai Trí, lại tụ làm một Thể ngang bằng tất cả Thế Giới, sinh hình Đại Kim Cương Bảo (Mahā-vajra-ratnavigraha) y theo vành trăng phía bên phải của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Tất cả Phật

Ta tên Bảo Kim Cương (ratna-vajra)

Ở tất cả Ấn Chúng

Bền Lý Thú Quán Đỉnh (Abhiṣeka-nayaṃ)

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Quán Tự Tại Vương Như Lai (Avalokiteśvara-rāja ?Lokeśvara-rāja) vì ấn tất cả Như Lai Trí của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na cho nên nhập vào Pháp Ba La Mật Tam Muội Gia (Dharma-pāramitā-samaya) nơi sinh Pháp Kim Cương gia trì (Dharma-vajrādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi), Tam Muội Gia Pháp (Dharma-samaya) gọi là Tự Ấn (Ấn của mình) từ trái tim của mình xuất ra: Đạt Ma, phộc nhật-ly

DHARMA-VAJRI

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, liền xuất ra ánh sáng hoa sen (Padmas-raśmi). Từ ánh sáng hoa sen ấy tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương làm thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, ấn tất cả Như Lai Trí, lại tụ làm một Thể ngang bằng tất cả Thế Giới, sinh hình Đại Kim Cương Liên Hoa (Mahā-vajrapadma-vigraha) y theo vành trăng phía sau lưng của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Tất cả Phật

Pháp Kim Cương Ta tịnh

Do Tự Tính thanh tịnh

Khiến tham nhiễm không dơ (Nirmala: Vô Cấu)

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amogha-siddhi) vì ấn tất cả Như Lai Trí của Đức Tỳ Lô Giá Na cho nên nhập vào Nhất Thiết Ba La Mật Tam Muội Gia (Sarva-pāramitā-samaya ?Karma-pāramitā-samaya: Nghiệp Ba La Mật Tam Muội Gia) nơi sinh Kim Cương gia trì (Vajrādhiṣṭhāna) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tất cả Tam Muội Gia (Sarva-samaya ?Karma-samaya: Nghiệp Tam Muội Gia) gọi là Tự Ấn (Ấn của mình) từ trái tim của mình xuất ra:

Yết Ma, phộc nhật-ly

KARMA-VAJRI

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, liền xuất ra ánh sáng của tất cả Yết Ma (Sarva-karma-raśmi). Từ ánh sáng Yết Ma của tất cả Như Lai tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, ấn khắp tất cả Như Lai Trí, lại tụ làm một Thể ngang bằng tất cả Thế Giới, hướng mặt về tất cả nơi chốn, sinh hình Đại Yết Ma Kim Cương (Mahā-karma-vajra-vigraha) y theo vành trăng phía bên trái của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udana) này:

Lạ thay! Tất cả Phật

Ta tên Nghiệp Kim Cương (Karma-vajra)

Do một thành tất cả

Phật Giới khéo tác nghiệp

Trí Tam Muội Gia (Jñāna-samayā), Đại Quán Đỉnh (Mahābhiṣekā), Kim Cương Pháp Tính (Vajra-dharmatā), Nhất Thiết Cúng Dường (Sarva-pūjā) của tất cả Như Lai. Nhóm như vậy là Đại Ba La Mật (Mahā-pāramitā) của tất cả Như Lai.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Thích Duyệt Cúng Dường Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-rati-pūjā-samaya) nơi sinh ra có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Đại Thiên Nữ (Mahā-devī) của tất cả Như Lai Tộc (Sarva-tathāgata-kula) từ trái tim của mình xuất ra:

Phộc nhật-la, la tây

VAJRA-LĀSYE

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, liền xuất ra Ấn Kim Cương (Vajra-mudrā). Từ Môn Kim Cương Ấn ấy tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương làm thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, lại tụ làm một Thể, làm Kim Cương Hy Hý Đại Thiên Nữ (Vajra-lāsye-mahā-devī) như Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-sattva) với tất cả Thân Tính (Ātma-bhāvā), mọi loại hình sắc (Vicitra-varṇarūpa), uy nghi, tất cả vật trang nghiêm…. Nhiếp (Saṃgraha) Kim Cương Tát Đỏa Nữ (Vajra-sattvī) của tất cả Như Lai Tộc, y theo vành trăng phía bên trái Mạn Đồ La của Đức Thế Tôn Bất Động Như Lai mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Không thể sánh

Trong chư Phật, cúng dường

Do tham nhiễm cúng dường

Hay chuyển các cúng dường

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Bảo Man Quán Đỉnh Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-ratna-mālābhiṣeka-samaya), nơi sinh ra có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Đại Thiên Nữ (Mahā-devī) của tất cả Như Lai Tộc từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la, ma lê

VAJRA-MĀLE

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, liền xuất ra Ấn báu to lớn (Mahā-ratna-mudrā). Từ Đại Bảo Ấn ấy tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương đó làm thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, lại tụ làm một Thể, làm Kim Cương Man Đại Thiên Nữ (Vajra-mahā-māla-mahā-devī) y theo vành trăng phía bên trái Mạn Đồ La của Đức Thế Tôn Bảo Sinh Như Lai mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ Thay! Ta khôn sánh (vô tỷ)

Xưng là Bảo Cúng Cường (Ratna-pūja)

Nơi Tam Giới Vương Thắng (Traidhātuka-rājyāgryaṃ)

Giáo Sắc nhận cúng dường

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Ca Vịnh Cúng Dường Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-saṃgīti-pūjā-samaya), nơi sinh có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Đại Thiên Nữ (Mahā-devī) của tất cả Như Lai Tộc từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la, nghê đế

VAJRA-GĪTE

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, liền xuất ra Pháp Ấn (Dharmamudrā) của tất cả Như Lai. Từ Pháp Ấn của tất cả Như Lai ấy tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương đó làm thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, lại tụ làm một Thể, làm Kim Cương Ca Vịnh Đại Thiên Nữ (Vajra-gīta-mahā-devī) y theo vành trăng phía bên trái của Đức Thế Tôn Quán Tự Tại Vương Như Lai mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! thành ca vịnh

Ta cúng các Kiến Giả (Darśināṃ)

Do cúng dường này nên

Các Pháp như hưởng ứng

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Vũ Cúng Dường (Sarva-tathāgata-nṛtya-pūjā-samaya), nơi sinh có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa. Đại Thiên Nữ của tất cả Như Lai Tộc từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la, nễ-lý đế-duệ

VAJRA-NṚTYE

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, liền xuất ra Nghi thức rộng lớn thuộc điệu múa (Nṛtya-pūjā-vidhi-vistarā: Vũ Quảng Đại Nghi) của tất cả Như Lai. Từ Vũ Quảng Đại Nghi của tất cả Như Lai ấy tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương đó làm thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, lại tụ làm một Thể, làm Kim Cương Vũ Đại Thiên Nữ (Vajra-nṛtta-mahā-devī) y theo vành trăng phía bên trái của Đức Thế Tôn Bất Không Thành Tựu Như Lai mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Rộng cúng dường

Làm các cúng dường nên

Do nghi múa Kim Cương (Vajra-nṛtta-vidhi)

An lập Phật cúng dường (Buddha-pūjā)

Nhất Thiết Như Lai Vô Thượng An Lạc Duyệt Ý Tam Muội Gia (Sarvatathāgatānuttara-sukha-saumanasya-samayā), Nhất Thiết Như Lai Man (Sarvatathāgata-mālā), Nhất Thiết Như Lai Phúng Vịnh (Sarva-tathāgata-gāthā), Nhất Thiết Như Lai Vô Thượng Tác Cúng Dường Nghiệp (Sarva-tathāgatānuttara-pūjākarma-karī). Nhóm như vậy là Cúng Dường bí mật (Guhya-pūjā) của tất cả Như Lai.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Bất Động Như Lai vì phụng đáp sự cúng dường của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai cho nên nhập vào Nhất Thiết Như Lai Năng Duyệt Trạch Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-prahlādana-samaya) nơi sinh có tên là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tỳ Sứ (Anīka: quân đội) của tất cả Như Lai từ trái tim của mình xuất ra:

Phộc nhật-la đỗ bế

VAJRA-DHŪPE

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong ắt Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm mọi loại nghi (Aneka-viddhā) mây cúng dường hương đốt nghiêm sức (Dhūpa-pūjā-megha-vyūhāḥ) tràn khắp tất cả Kim Cương Giới (Vajra-dhātu). Xuất ra xong từ biển mây cúng dường hương đốt (Dhūpa-pūjā-megha-samudrebhyaḥ) xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, lại tụ làm một Thể, làm thân Kim Cương Thiêu Hương Thiên Nữ (Vajra-dhūpa-devatā-kāya) y theo vành trăng phía bên trái góc lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong (Vajra-maṇi-ratna-śikharakūṭāgāra) của Đức Thế Tôn mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Đại Cúng Dường (Mahā-pūjā)

Vui chọn đủ trang nghiêm

Do Tát Đỏa biến nhập (Āveśa: nhập vào khắp)

Mau chóng chứng Bồ Đề (Bodhi)

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Bảo Sinh Như Lai vì phụng đáp sự cúng dường của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai cho nên nhập vào Bảo Trang Nghiêm Cúng Dường Tam Muội Gia (Ratnābharaṇa-pūjā-samaya), nơi sinh có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Đại Thiên Nữ Thừa Chỉ (?Pratihārī: Nữ Thủ Vệ, Nữ Môn Vệ) của tất cả Như Lai từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la, bổ sáp-bế

VAJRA-PUṢPE

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm tất cả hoa cúng dường nghiêm sức (Sarva-puṣpa-pūjā-vyūhāḥ), tràn khắp tất cả Hư Không Giới. Xuất ra xong từ tất cả hoa cúng dường nghiêm sức ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Xuất ra xong lại tụ làm một Thể, làm hình Kim Cương Hoa Thiên Nữ (Vajra-puṣpa-devatā-kāya) y theo vành trăng phía bên trái góc lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong của Đức Thế Tôn mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Hoa Cúng Dường (Puṣpa-pūjā)

Hay làm các trang nghiêm

Do Tính báu Như Lai (Tathāgata-ratna-tvaṃ)

Mau chóng được cúng dường

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Quán Tự Tại Vương Như Lai vì phụng đáp sự cúng dường của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Như Lai cho nên nhập vào Nhất Thiết Như Lai Quang Minh Cúng Dường Tam Muội Gia (Sarva-tathāgatāloka-pūjā-samaya) nơi sinh có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Nữ Sứ (Dūtī) của tất cả Như Lai từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la, lộ kế

VAJRA-ĀLOKE

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, tức Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy xuất ra tất cả giới Quang Minh cúng dường nghiêm sức (Sarvāloka-pūjā-vyūhāḥ) tràn khắp tận Pháp Giới. Từ vật trang nghiêm của tất cả giới Quang Minh ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Xuất xong lại tụ làm một Thể, làm thân Kim Cương Quang Minh Thiên Nữ (Vajrāloka-devatā-kāya) y theo vành trăng phía bên trái góc lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong của Đức Thế Tôn mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Ta rộng lớn (Aho hy ahaṃ mahodārā)

Đèn Cúng Dường đoan nghiêm

Do mau đủ ánh sáng

Được tất cả mắt Phật (Sarva-buddha-dṛśa)

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Bất Không Thành Tựu Như Lai vì phụng đáp sự cúng dường của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai cho nên nhập vào Nhất Thiết Như Lai Đồ Hương Cúng Dường Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-gandha-pūjā-samaya) nơi sinh có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tỳ Sứ (Ceṭī: Nữ Sứ Giả) của tất cả Như Lai từ trái tim của mình xuất ra:

Phộc nhật-la hiến đề

VAJRA-GANDHE

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, ắt Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy xuất ra tất cả hương xoa bôi cúng dường nghiêm sức (Sarva-gandha-pūjāvyūhāḥ) tràn khắp tất cả Pháp Giới. Từ tất cả hương xoa bôi cúng dường nghiêm sức ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Xuất ra xong lại tụ làm một Thể, làm thân Kim Cương Đồ Hương Thiên Nữ (Vajra-gandha-devatākāya) y theo vành trăng phía bên trái góc lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong của Đức Thế Tôn mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Hương Cúng Dường

Ta, ý thích vi diệu

Do hương Như Lai (Tathāgata-ghandha) nên

Trao cho tất cả thân (Sarva-kāya)

Nhất Thiết Như Lai Trí Biến Nhập (Sarva-tathāgata-jñānāveśā), Đại Bồ Đề Chi Phần Tam Muội Gia (Mahā-bodhyaṅga-saṃcayā: tích tập Chi Phần của Đại Bồ Đề), Nhất Thiết Như Lai Quang Minh (Sarva-tathāgata-dharmālokā), Giới Định Tuệ Giải Thoát Giải Thoát Tri Kiến Đồ Hương (Śīla-samādhi-prajñā-vimuktivimuktijñānadarśana-gandhā). Nhóm như vậy là Thọ Giáo Lệnh Nữ (Ājñā-kāryaḥ) của tất cả Như Lai.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na lại nhập vào Câu Tam Muội Gia (Āṃkuśa-samaya) của tất cả Như Lai Tam Muội Gia, nơi sinh Tát Đỏa (Sattva) có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tất cả ấn Chúng Chủ (Sarvamudrā-gaṇapati) của tất cả Như Lai từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la củ xa

VAJRA-AṂKUŚA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, ắt Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy xuất ra tất cả Ấn Chúng (Sarva-mudrā-gaṇa)của tất cả Như Lai. Từ tất cả Ấn Chúng của tất cả Như Lai ấy xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, lại tụ làm một Thể, làm thân Kim Cương Câu Đại Bồ Tát (Vajrāṃkuśamahābodhisattva-kāya) y theo vành trăng trong cửa Kim Cương (Vajra-dvāra) thuộc lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong của Đức Thế Tôn mà trụ, câu triệu (Ākarṣaya) tất cả Như Lai Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-samayaṃ) nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Tất cả Phật

Câu Thệ, Ta bền chắc (Samākarṣam ahaṃ dṛḍhaḥ)

Do Ta câu triệu khắp

Tập các Mạn Đồ La (sarva-maṇḍala)

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Dẫn Nhập Ma Ha Tát Đỏa Tam Muội Gia (Praveśa-mahāsattva-samaya) của tất cả Như Lai Tam Muội Gia, nơi sinh có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Nhập vào Thừa Chỉ (Praveśa-

pratīhāraṃ) của tất cả Như Lai Ấn (Sarva-tathāgata-mudrā) từ trái tim của mình xuất ra:

Phộc nhật-la, bá xa

VAJRA-PĀŚA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, ắt Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy xuất ra dẫn vào Ấn Chúng (Praveśa-mudrā-gaṇā) của tất cả Như Lai Tam Muội Gia. Từ dẫn vào Ấn Chúng của tất cả Như Lai Tam Muội Gia xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, lại tụ làm một Thể, làm thân Kim Cương Sách Đại Bồ Tát (Vajra-pāśa-mahābodhisattva-kāya) y theo vành trăng trong cửa báu (Ratna-dvāra) thuộc lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong của Đức Thế Tôn mà trụ, dẫn vào tất cả Như Lai, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Tất cả Phật

Ta, dây Kim Cương bền (Vajra-pāśam ahaṃ dṛḍhaḥ)

Nếu vào các bụi nhỏ

Ta lại dẫn vào đây

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Tỏa Tam Muội Gia (Sphoṭa-samaya) của tất cả Như Lai Tam Muội Gia, nơi sinh có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajtra-samādhi). Cột buộc (Bandha) tất cả Như Lai Sứ (Sarva-tathāgata-dūta) của tất cả Như Lai Tam Muội Gia từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la, tát-phổ tra

VAJRA-SPHOṬA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, ắt Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy xuất ra sự cột buộc của tất cả Như Lai Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-samaya bandha) làm Ấn Chúng (Mudrā-gaṇā). Từ sự cột buộc Ấn Chúng (Bandha-mudrāgaṇā) của tất cả Như Lai Tam Muội Gia ấy xuất ra xong, liền xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, lại tụ làm một Thể, làm thân Kim Cương Tỏa Đại Bồ Tát (Vajra-sphoṭa-mahābodhisattva-kāya) y theo vành trăng trong cửa Pháp (Dharma-dvāra) thuộc lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong của Đức Thế Tôn mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Tất cả Phật

Khóa Kim Cương (Vajra-sphoṭa) lớn cứng

Khiến thoát khỏi trói buộc

Lợi Hữu Tình nên cột

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Biến Nhập Đại Bồ Tát Tam Muội Gia (Sarva-tathāgatāveśa-mahāsattva-samaya) nơi sinh có tên gọi là Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi). Tất cả ấn Đồng Bộc (Sarva-mudrāceṭaṃ) của tất cả Như Lai từ trái tim của mình xuất ra: Phộc nhật-la phệ xả

VAJRA-AVIŚA

Từ trái tim của tất cả Như Lai vừa xuất ra xong, ắt Bà Già Phạm Trì Kim Cương ấy làm Ấn Chủ (Mudrā-gaṇa: Ấn Chúng) của tất cả Như Lai. Xuất ra xong, từ Ấn Chủ của tất cả Như Lai xuất ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới, lại tụ làm một Thể, làm thân Kim Cương Biến Nhập Đại Bồ Tát (Vajrāveśamahābodhisattva-vigraha) y theo cửa Yết Ma (Karma-dvāra) thuộc lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong của Đức Thế Tôn mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Tất cả Phật

Ta bền Kim Cương Nhập (Vajrāveśam ahaṃ dṛḍhaḥ)

Làm tất cả Chủ Tể (Sarva-pataya)

Cũng tức là Đồng Bộc (Ceṭā: tôi tớ)

Câu Triệu (Ākarṣaṇaṃ), Dẫn Nhập (Praveśa), Phộc (Bandhaḥ), Điều Phục (Vaśīkaraṇaṃ) của tất cả Như Lai Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-samayaṃ). Nhóm như vậy là Giáo Lệnh (Ājña-karāḥ) của tất cả Như Lai.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì tất cả Như Lai triệu tập (sarva-tathāgata-samāja) cho nên làm tướng búng tay Kim Cương (Kim Cương Đàn Chỉ), nói Nhất Thiết Như Lai

Triệu Tập Gia Trì Tâm (Sarva-tathāgata-samājādhiṣṭhāna-hr̥dayaṃ) Phộc nhật-la, tam ma nhạ

VAJRA SAMĀJAḤ

Do khoảng khắc Sát Na La Phộc (Kṣapālava: thời gian cực ngắn), tất cả Như Lai búng ngón tay cùng cảnh giác (Saṃcodita) xong, khắp trong biển mây của tất cả Thế Giới: các Như Lai và Bồ Tát nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới đều tập hội Mạn Đồ La. Nhóm tập xong, đi đến lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong, nơi Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Như Lai ngự. Đến xong, nói Lễ Nhất Thiết Như Lai Túc (bàn chân) Tâm:

An, tát phộc đát tha nghiệt đa, bá na, mãn na nẵng, ca lỗ di

OṂ – SARVA-TATHĀGATA-PĀDA VANDANĀṂ KARA-UMI.

Do Tính Thành Tựu Chân Ngôn này, tùy ý niệm tụng. Lễ tất cả Như Lai xong, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Đại Phổ Hiền

Kính Nghi của Bồ Tát

Là Như Lai Luân Đàn

Ảnh hiện nơi Như Lai

_Thời tất cả Thế Giới Tập Hội Như Lai ở mười phương nói xong. Do tất cả Như Lai gia trì tất cả Bồ Tát tập hội Mạn Đồ La (Sarva-bodhisattva-parṣan-maṇḍalāḥ) nhập vào trái tim của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Từ trái tim của tất cả Như Lai ấy, mỗi mỗi từ Bồ Tát Chúng Mạn Đồ La (Bodhisattva-parṣan-maṇḍalāḥ) xuất ra xong, y theo chung quanh (chu vi) của lầu gác Kim Cương Ma Ni Bảo Phong làm Đàn Tam Ma Địa mà trụ, nói Ốt Đà Nam (Udāna) này:

Lạ thay! Tất cả Phật

Rộng lớn, vô thủy sinh (Mahodāryam anādijam)

Do tất cả số bụi

Được một Tính (Eka-tvaṃ) của Phật

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm Nhất Thiết Như Lai (Bhagavān sarva-tathāgata) lại làm tập hội khiến Kim Cương Giới Đại Mạn Đồ La gia trì (Vajra-dhātu-mahāmaṇḍalasyādhiṣṭhāna) cho nên được tận giới Hữu Tình không dư sót, bạt tế, tất cả lợi ích an vui. Cho đến Trí bình đẳng (Samatā-jñāna), Thần Cảnh Thông (Abhijñā), Tam Bồ Đề (Saṃbodhi) của tất cả Như Lai. Vì thành tựu tối thắng cho nên phụng thỉnh Bà Già Phạm Nhất Thiết Như Lai Chủ Tể Kim Cương Tát Đỏa Vô Thủy Vô Chung Đại Trì Kim Cương (Bhagavantaṃ sarva-tathāgatādhipatiṃ svavajrasattvam anādinidhanaṃ mahāvajradharam). Dùng bài tán 108 tên (Nāmāṣṭa-śata) này mà thỉnh:

_Kim Cương Dũng, Đại Tâm (Vajrasattva mahāsattva)
Kim Cương, các Như Lai (Vajra sarva-tathāgata)
Phổ Hiền, Kim Cương Sơ (Samantabhadra Vajrādya)
Con lễ Kim Cương Thủ (Vajrapāṇe namo’stute)

_Kim Cương Vương, Diệu Giác (Vajra-rāja Su-buddhāgrya)
Kim Cương Câu Như Lai (Vajrāṃkuśa-tathāgata)
Bất Không Vương Kim Cương (Amogha-rāja Vajrāgrya)
Con lễ Kim Cương Triệu (Vajrākarṣa namo’stute)

_Kim Cương Nhiễm, Đại Lạc (Vajra-rāga Mahā-saukhya)
Kim Cương Tiễn, Năng Phục (Vajra-vāṇa Vaśaṅkara)
Ma Dục, Đại Kim Cương (Māra-kāma Mahā-vajra)
Con lễ Kim Cương Cung (Vajra-cāpo namo’stute)

_Kim Cương, Thiện Tát Đỏa (Vajra-sādho Su-sattvāgrya)
Kim Cương Hỷ, Đại Thích (Vajra-tuṣṭi Mahā-rate)
Hoan Hỷ Vương, Kim Cương (Prāmodya-rāja Vajrāgraya)
Con lễ Kim Cương Hỷ (Vajra-harṣa namo’stute)

_Kim Cương Bảo, Kim Cương (Vajra-ratna Su-vajrārthaṃ)
Kim Cương Không, Đại Bảo (Vajrākāśa Mahā-maṇe)
Bảo Tạng, Kim Cương Phong [Ratna-garbha (?Ākāśa-garbha) Vajrāḍhya)
Con lễ Kim Cương Tạng (Vajra-garbha namo’stute)

_Chân Cương Uy, Đại Viêm (Vajra-teja Mahā-jvāla)
Kim Cương Nhật, Phật Quang (Vajra-sūrya Jina-prabha)
Kim Cương Quang, Đại Uy (Vajra-raśmi Mahā-teja)
Con lễ Kim Cương Quang (Vajra-prabha namo’stute)

_Kim Cương Tràng, Thiện Lợi (Vajra-ketu Su-sattvārtha)
Kim Cương Phan, Diệu Hỷ (Vajra-dhvaja Sutoṣaka)
Bảo Tràng, Đại Kim Cương (Ratna-ketu Mahā-vajra)
Con lễ Kim Cương Sát (Vajra-yaṣṭe namo’stute)

_Kim Cương Tiếu, Đại Tiếu (Vajra-hāsa Mahā-hāsa)
Kim Cương Tiếu, Đại Kỳ (Vajra-smita Mahādbhuta)
Ái Hỷ, Kim Cương Thắng (Prītiprāmodya Vajrāgrya)
Con lễ Kim Cương Ái (Vajra-prīte namo’stute)

_Kim Cương Pháp, Thiện Lợi (Vajra-dharma Su-tattvārtha)
Kim Cương Liên, Diệu Tịnh (Vajra-padma Su-śodhaka)
Thế Quý, Kim Cương Nhãn (Lokeśvara Su-vajrākṣa)
Con lễ Kim Cương Nhãn (Vajra-netra namo’stute)

_Kim Cương Lợi, Đại Thừa (Vajra-tīkṣṇa Mahā-yāna)
Kim Cương Kiếm, Trượng Khí (Vajra-kośa Mahā-yudha)
Diệu Cát, Kim Cương Nhiễm (Mañjuśrī Vajra-gāṃbhīrya)
Con lễ Kim Cương Tuệ (Vajra-buddhe namo’stute)

_Kim Cương Nhân, Đại Trường (Vajra-hetu Mahā-maṇḍa)
Kim Cương Luân, Lý Thú (Vajra-cakra Mahā-naya)
Năng Chuyển, Kim Cương Khởi (Su-pravartana Vajrottha)
Con lễ Kim Cương Trường (Vajra-maṇḍa namo’stute)

_Kim Cương Thuyết, Diệu Minh (Vajra-bhāṣa Su-vidyāgrya)
Kim Cương Tụng, Diệu Thành (Vajra-jāpa Su-siddhida)
Vô Ngôn, Kim Cương Thành (Avāca Vajra-siddhyagra)
Con lễ Kim Cương Ngữ (Vajra-vāca namo’stute)

_Kim Cương Nghiệp, Giáo Lệnh (Vajra-karma Su-vajrājñā)
Kim Cương Quảng, Bất Không (Vajrāmogha Mahodārya)
Nghiệp Kim Cương, Biến Hành (Karmavajra Su-sarvaga)
Con lễ Kim Cương Xảo (Vajra-viśva namo’stute)

_Kim Cương Hộ, Đại Dũng (Vajra-rakṣa Mahā-dhairya)
Kim Cương Giáp, Đại Kiên (Vajra-varma Mahā-dṛḍha)
Nan Địch, Diệu Tinh Tiến (Duyodhana Su-vīryagrya)
Con lễ Kim Cương Cần (Vajra-vīrya namo’stute)

_Kim Cương Tận, Phương Tiện (Vajra-yakṣa Mahopāya)
Kim Cương Nha, Đại Bố (Vajra-daṃṣṭra Mahā-bhaya)
Tồi Ma, Kim Cương Tuấn (Māra-pramardin Vajrogra)
Con lễ Kim Cương Phẫn (Vajracaṇḍa namo’stute)

_Kim Cương Lệnh, Uy Nghiệm (Vajra-saṃdhi Su-sānnidhya)
Kim Cương Năng Phộc, Giải (Vajra-bandha Pramocaka)
Kim Cương Quyền, Thắng Thệ (Vajra-muṣṭy Agra-samaya)
Con lễ Kim Cương Quyền (Vajra-muṣṭe namo’stute)

_Nếu có trì tên này
Trăm tám (108), khen vắng lặng (Tịch tĩnh Tán)
Quán đỉnh tên Kim Cương (Vajra-nāmābhiṣeka)
Người ấy được như vậy

_Nếu có dùng tên này
Khen Đại Trì Kim Cương (Mahā-vajra-dhāra)
Chính ý ca hát, vịnh
Ấy (người đó) như Trì Kim Cương (Vajra-dhāra)

_Chúng con dùng tên này
Khen trăm lẻ tám tên
Nguyện Đại Thừa hiện chứng (Mahā-yānābhisamayaṃ)
Lưu khắp Lý Thú lớn (Mahā-naya)
Chúng con khen người, Tôn (bậc tôn quý)
Nguyện nói Nghi tối Thắng (Paramam vidhiṃ)
Đại Luân của các Phật (Sarva-buddha-mahā-cakraṃ)
Thắng Đại Mạn Đồ La (Mahā-maṇḍalam uttamaṃ)

_Bấy giờ, Đức Bà Già Phạm Đại Trì Kim Cương (Bhagavān mahā-vajra-dhāra) nghe lời thỉnh của tất cả Như Lai, nhập vào Nhất Thiết Như Lai Tam Muội Gia (Sarva-tathāgata-samaya) nơi sinh gia trì Kim Cương Tam Ma Địa, nói Kim Cương Giới Đại Mạn Đồ La (Vajra-dhātu mahā-maṇḍala)

Tiếp Ta sẽ nói khắp
Thắng Đại Mạn Đồ La (Mahā-maṇḍalam uttamaṃ)
Giống như Kim Cương Giới (Vajra-dhātu)
Như Giáo nên ngồi yên
Ở trong Mạn Đồ La (Maṇḍala)
Trụ Ấn (Mudrā-sthaḥ) ắt nên khởi
Nhìn ngó ở các phương
Ngông láo (Garva: cứ ngạo) lần lượt hành
Tụng Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-sattva)

_Dùng chỉ mới khéo hợp
Ứng lượng dùng đoan nghiêm
Dùng chỉ (Sūtra), Trí nên theo
Tùy sức Mạn Đồ La (Maṇḍala)
Bốn phương ứng bốn cửa (Catur-dvāraṃ)
Bốn cột rồi nghiêm sức
Bốn sợi chỉ giao quấn
Vòng tơ lụa trang nghiêm
Chia góc tất cả chỗ
Cửa nẻo ở nơi hợp
Trang điểm báu Kim Cương
Ứng theo Ngoại Luân Đàn (Bāhya-maṇḍala: Luân Đàn bên ngoài)
Trong ấy như Luân Hình (hình bánh xe)
Nên vào ở Trung Cung (Abhyantaraṃ-puraṃ: Cung chính giữa)
Chỉ Kim Cương (Vajra-sūtra) theo khắp
Tám cột trụ (Aṣṭa-stambha) trang nghiêm
Ở trụ Kim Cương Thắng (Vajra-stambhāgra-stha)
Sơn vẽ năm Luân Đàn (Pañca-maṇḍalaṃ)
Ở Trung Mạn Đồ La (Madhya-maṇḍala: Mạn Đồ La chính giữa)
An lập hình tượng Phật (Buddha-bimbaṃ)
Tất cả vòng quanh Phật
Mạn Đồ La ở giữa
Bốn Thắng Tam Muội Gia (Samayāgrya)
Thứ thự mà tô vẽ
Ranh (chỗ giới hạn) Kim Cương làm lối
Ở bốn Mạn Đồ La
Nhóm A Súc Tỳ (Akṣobhya: Bất Động) :bốn
An lập tất cả Phật

_Nên làm Bất Động Đàn (Akṣobhya-maṇḍala)
Số nhóm Kim Cương Trì (Vajra-dhāra)

_Đủ nhóm Kim Cương Tạng (Vajra-garbha)
Bảo Sinh Mạn Đồ La (ratna-saṃbhava-maṇḍala)

_Kim Cương Nhãn (Vajra-netra), tịnh nghiệp
Vô Lượng Thọ Luân Đàn (Amitāyus-maṇḍala)
_Nên vẽ Bất Không Thành (Amogha-siddhi)

Kim Cương Xảo Đẳng Đàn (Vajra-viśvādi-maṇḍala)

_An lập ở góc Luân
Nên vẽ Kim Cương Nữ (Vajra-devī)
_Ngoại Đàn (Bāhya-maṇḍala: Đàn bên ngoài) ở mỗi góc

Nên vẽ Phật cúng dường _Trong cửa, tất cả chốn
Thủ Hộ Môn: bốn Chúng

_An lập ở Ngoại Đàn
Nên vẽ Ma Ha Tát (Mahāsattva:Đại Hữu Tình)
Tức Thắng Tam Muội Gia
Kết Ấn như Nghi Tắc

_Kim Cương Sư (Vajrācārya) vào xong
Tồi Ấn (Sphoṭya mudrā: đánh mở Ấn) rồi vào khắp
Đây các Tâm Biến Nhập (Sarvāveśa-hṛdayaṃ) Ác
AḤ
Thỉnh Sắc (Ājñāṃ) như Bản Giáo
Tự thân, nhóm gia trì
Làm xong xưng tên mình
Nên dùng Kim Cương thành
Tát Đỏa Kim Cương Câu (Sattvāṃkuśī)
Kim Cương Sư (Vajrācārya) nên kết
Triệu Tập (Samāja), búng ngón tay
Nên thỉnh tất cả Phật
Khoảng sát na, chư Phật
Với Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva)
Ứng đầy tất cả Đàn
Tập Hội Mạn Đồ La
Ắt Đại Ấn (Mahā-mudraṃ) mau chóng
Quán Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva)
Một lần xưng trăm tám (108)
Do kết tập nên vui
Như Lai đều bền chắc
Kim Cương Tát (Vajrasattva) tự thành
Bạn lành (Maitra-mitra) mà an trú
Các cửa:tất cả chỗ
Nhóm Câu (Câu, Sách, Tỏa, Linh) mà tác Nghiệp
Dùng Đại Yết Ma Ấn (Mahā-karma-mudra)
An trụ Tam Muội Gia (Samaya)
Dùng ấn Tam Muội Gia
Nhóm Tát Đỏa Kim Cương (Sattva-vajra)
Ứng thành Đại Tát Đỏa (Mahā-sattva)
Tụng Nhược Hồng Noan Hộc (JAḤ HŪṂ VAṂ HOḤ)

Ắt nhóm Phật tất cả
Triệu tập (Samagrata) Đại Tát Đỏa
Câu triệu dẫn vào (Ākṛṣṭa) xong
Buộc xong khiến điều phục
Ắt dùng Mật Cúng Dường (Guhya-pūja)
Khiến vui Đại Uy Đức
Nên lợi ngay Hữu Tình
Nguyện làm tất cả thành
Như vậy trong các Đàn
Sự nghiệp Kim Cương Sư

KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH
NHẤT THIẾT NHƯ LAI CHÂN THẬT NHIẾP ĐẠI THỪA
HIỆN CHỨNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG

_QUYỂN TRUNG (Hết)_


KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH
NHẤT THIẾT NHƯ LAI CHÂN THẬT NHIẾP ĐẠI THỪA
HIỆN CHỨNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN HẠ

 

ĐẠI MẠN ĐỒ LA QUẢNG ĐẠI NGHI QUỸ_ CHI BA

(Vajra-dhātu-mahā-maṇḍala-vidhi-vistara)

Tiếp sẽ rộng nói Nghi Quỹ Đệ Tử Kim Cương vào Kim Cương Đại Mạn Đồ La (Vajra-dhātu-mahāmaṇḍale vajra-śiṣya-praveśādi-vidhi-vistara). Ở trong, trước tiên Ta nói khiến vào tận giới Hữu Tình không dư sót, bạt tế, lợi ích, an vui. Vì Nhân Quả của Tất Địa tối thắng cho nên vào Đại Mạn Đồ La La (Mahā-maṇḍala) mà chẳng cần lựa chọn là Khí (Pātra) hay Phi Khí (Apātra). Tại sao thế?

Thế Tôn! Hoặc có Hữu Tình gây tạo tội lớn mà kẻ ấy vào Kim Cương Giới Đại Mạn Đồ La (Vajra-dhātu-mahā-maṇḍala). Nhìn xong, vào xong thời sẽ lìa tất cả nẻo ác (Sarvāpāya vigata)

Thế Tôn! Hoặc có Hữu Tình tham dục nhiễm dính các lợi và sự ăn uống … tăng Tam Muội Gia ác mà làm nhóm Tiên Hành (Puras-caraṇa: hành đầu tiên) tùy ý yêu thích vào xong, ắt được mãn tất cả ý nguyện (Sarvāśā-paripūraka)

Thế Tôn! Hoặc có Hữu Tình yêu thích (Priya): ca (Gīta), múa (Nṛtya), đùa giỡn

(Hāsya), ăn uống (Āhāra), vật dụng quen thuộc. Do chẳng sớm gặp Pháp Tính (Dharmatā) hiện chứng của tất cả Như Lai cho nên vào Thiên Tộc Mạn Đồ La (Devakula-maṇḍala) khác thỏa mãn tất cả ý nguyện, nhiếp thọ vô thượng hay sinh yêu thích vui vẻ. Đối với Giới Cấm của tất cả Như Lai Tộc Mạn Đồ La (Tathāgata-kulamaṇḍala) thì sợ hãi chẳng vào. Vì kẻ ấy vào cửa lối Đàn tế của nẻo ác (Apāyamaṇḍala) nên vào Kim Cương Giới Đại Mạn Đồ La (Vajra-dhātu-mahā-maṇḍala) này sẽ khiến cho tất cả ưa thích Tất Địa tối thắng (Uttama-siddhi), an vui đẹp ý. Vì thọ dụng cho nên hay chuyển đường lối hiện tiền của tất cả nẻo ác

Thế Tôn! Lại có Hữu Tình trụ Chính Pháp vì tất cả chúng sinh cầu Giới (Śīla), Định (Samādhi), Tuệ (Prajñā), Tất Địa tối thắng (Uttama-siddhi), phương tiện (Upāya), Phật Bồ Đề (Buddha-bodhi) của tất cả Như Lai nên lâu dài mệt nhọc tu nhóm Thiền Định Giải Thoát Địa (Dhyāna-vimokṣa-bhūmi). Nhóm ấy vào Kim Cương Giới Đại Mạn Đồ La này. Vừa mới vào xong thì tất cả Như Lai Quả (sarva-tathāgatatattva) còn chẳng khó huống chi là loại Tất Địa khác.

Tiếp nên trước hết dùng bốn Lễ lễ tất cả Như Lai. Toàn thân duỗi cánh tay, kết Kim Cương Hợp Chưởng, đem Tim Ngực để sát đất lễ phương Đông. Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, bố nho (mở góc miệng, Thần hô) bả-tát-tha ná-gia đát-ma nam nễ-lị gia đa dạ nhĩ, tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc nhật-la tát-đát phộc, địa sắt-xá, tát-phộc hàm”

 

OṂ – SARVA-TATHĀGATA-PŪJA PASVANĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-SATVA ADHIṢṬA SVĀMAṂ – HŪṂ.

Tức Kim Cương Hợp Chưởng lúc trước trụ trái tim, dùng trán lễ phương Nam. Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, bố nhạ tỳ sái ca dã đát-ma nam, niết-lý dạ đa di, tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc nhật-la, la đát-na tỳ săn già hàm, đát-lạc”

 

OṂ– SARVA TATHĀGATA-PŪJA ABHIṢAIKĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA-TATHĀGATA VAJRA-RATNA ABHIṢIṂCA MAṂ – TRĀḤ.

Tiếp Kim Cương Hợp Chưởng lúc trước an ở đầu, để miệng sát đất lễ phương Tây. Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, bố nhạ bát-la mạt-lật đa na dạ đát-ma nam, niết-lý dạ đa dạ nhĩ, tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc nhật-la đạt ma bát-la mạt lật-đa dạ, hàm”

 

OṂ– SARVA-TATHĀGATA-PŪJA PRAVARTANĀYĀTMANĀṂ NIRYĀTA

YĀMI – SARVA-TATHĀGATA-VAJRA-DHARMA-PRAVARTTĀYA MAṂ – HRĪḤ

Tức Kim Cương Hợp Chưởng lúc trước để ngang trái tim, đặt đỉnh đầu sát đất lễ phương Bắc. Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, bố nhạ yết ma ni (hô nhẹ) a đát-ma nam, niết-lý dạ đa dạ nhĩ , tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc nhật-la yết ma cú lỗ, hàm”

 

OṂ– SARVA-TATHĀGATA-PŪJA KARMAṆI ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA-TATHĀGATA VAJRA-KARMA KURU MAṂ – AḤ.

Liền dùng góc vải dầy quấn quanh mảnh lụa đào, đem mảnh lụa đào che mặt khiến Đệ Tử (Śiṣya) kết Tát Đỏa Kim Cương Ấn (Sattva-vajri-mudrāṃ). Dùng Tâm này

“Tam Ma Gia, tát đát-noan”

SAMAYAS TVAṂ

Thời dùng hai ngón giữa khiến cầm vòng hoa. Dùng Tâm Chân Ngôn này khiến vào Tam Ma Gia Hồng

SAMAYA HŪṂ

Nhập vào xong, nói lời này:

“A nễ-dã tát đát-noan, tát bà đát tha nghiệt đa cú lê, bát la vĩ sắt-tra, tát-đa na hãn, đế, phộc nhật-la chỉ-nhược na, mẫu đát-bả na dĩ sử-dã, nhĩ duệ na, chỉnương nê, na đát noan, tát bà đát tha nghiệt đa, tất địa la bỉ tỵ-la bát-đán tê kim bố na la nhạ, tất đà dược la nhạ, na già đát phộc gia, niết lý sắt tra, ma ha mạn trà la tả-dã, phộc yết đá vĩ-dã tha nễ đế”

*)ADYA TVAṂ SARVA-TATHĀGATA-KULE PRAVIṢṬAḤ_ TAD AHAṂ TE VAJRA-JÑĀNAṂ UTPĀDAYIṢYĀMI, YENA JÑĀNENA TVAṂ SARVATATHĀGATA-SIDDHIR API PRĀPSYASI, KIM UTĀNYĀḤ SIDDHĪḤ_ NA CA TVAYĀDṚṢTA-MAHĀ-MAṆḌALASYA VAKTAVYAṂ, MĀ TE SAMAYO VYATHED_ ITI

Kim Cương A Đồ Lê (Vajrācārya) tự nên kết Tát Đỏa Kim Cương Ấn, quay ngược đặt trên đỉnh đầu của Đệ Tử rồi nói lời này: “Đây là Tam Muội Gia Kim Cương, diệt hết trên đỉnh đầu của ngươi, chớ nên nói”. Gia trì vào Thệ Thủy (nước thề nguyện) một biến, khiến Đệ Tử uống.

Thệ Thủy Chân Ngôn là:

Phộc nhật la tát đỏa, tát phộc diên đế nễ-gia, hột lợi na duệ, sa ma phộc tất nễ đá, niết tỵ nễ-dã tát đát khất-xoa nam dạ gia nễ-dã nễ một-lỗ gia nễ nan na diêm, phộc nhật lộ na ca sách.

 

VAJRA-SATVA SVAYAṂ TEDYA HṚDAYE SAMAVASTHITA NIRBHEDYAS-TATKṢANAM YĀYĀD YADI BRŪYAD IMAṂ NAYAṂ VAJRA-UDAKA THAḤ

Thời bảo Đệ Tử: “Từ nay về sau, ngươi quán Sa Đá Ngã như Kim Cương Thủ. Lời Ta nói ra, ngươi nên làm như vậy. Ngươi chẳng nên khinh mạn nơi Ta, đừng khiến cho ngươi chiêu tai họa, chết xong sẽ bị đọa vào Địa Ngục”

Nói lời như vậy xong. “Nguyện xin tất cả Như Lai gia trì. Nguyện Kim Cương

Tát Đỏa nhập vào khắp”

Kim Cương A Đồ Lê nên kết Tát Đỏa Kim Cương Ấn, nói lời này:

A diễn đát ta ma dục (mở miệng hô) phộc nhật-lam, phộc nhật la tát đát phộc, nhĩ để tát mật-lý đam, a vĩ xả dã đô đế duệ-phộc, phộc nhật-la chỉ- nương na ma nỗ đát lam, phộc nhật la , phệ xa ác.

AYAṂ TAT-SAMAYO VAJRAṂ VAJRA-SATVAM ITE SMṚTA AVIŚA YATU TEDYEVA VAJRA-JÑĀNAṂ ANUTTARAM VAJRĀVIŚA AḤ

Thời kết Phẫn Nộ Quyền Tồi Tát Đỏa Kim Cương Ấn (Krodha-muṣṭiṃ badhvā sattvavajri-mudrāṃ) tùy ý Kim Cương Ngữ (Vajra-vācā) tụng Đại Thừa Hiện Chứng Bách Tự Chân Ngôn (Mahā-yānābhisamayaṃ śatākṣara-mantra) ắt A Vĩ Xả (Aviśa hay Āveśa: biến nhập, nhập vào khắp cả). Vừa A Vĩ Xả xong ắt phát sinh Trí vi diệu. Do đây biết Tâm của người khác (Para-citta), ngộ Tâm của người khác. Nơi tất cả việc, biết ba đời. Tâm ấy ắt được bền chắc. Ở trong tất cả Như Lai Giáo (Sarvatathāgata-śasana) thảy trừ tất cả khổ não, lìa tất cả các nẻo ác. Đối với tất cả Hữu Tình không có tự hoại, tất cả Như Lai gia trì, tất cả Tất Địa hiện tiền được điều chưa từng có, sinh vui thích an lạc đẹp ý. Do nhóm an vui này hoặc thành tựu Tam Ma Địa, hoặc Đà La Ni Môn, hoặc tất cả ý nguyện đều được đầy đủ. Cho đến thành tựu Thể Tính của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgata-tattvaṃ)

Thời kết Ấn ấy đem giải nơi trái tim của Đệ Tử , tụng Tâm Chân Ngôn này:

Để sắt-xá phộc nhật la, niết lý trược, mê bà phộc, xả thấp-phộc đô, mê bà phộc, hột lợi na diêm, mê, địa để sắt-xá, tát phộc tất trẫm già mê, bát-la dã xa, hồng, ha ha ha ha, hộc

TIṢṬA VAJRA DṚḌHO MEBHAVA _ŚAŚVATO MEBHAVA_HṚDAYAṂ ME ADHITIṢṬA SARVA SIDDHIṂ ME PRAYĀCCHA HŪṂ HA HA HA HA HOḤ

Thời đem vòng hoa ấy khiến Đệ Tử ném ở Đại Mạn Đồ La (Mahā-maṇḍala).

Dùng Tâm Chân Ngôn (Hṛdaya-mantra) này: Bát la để xa, phộc nhật la, hộc

PRATĪCCHA VAJRA HOḤ

Tùy theo chỗ hoa rơi, ắt thành tựu Tôn ấy. Thời lấy vòng hoa ấy buộc trên đầu của Đệ Tử. Dùng Tâm Chân Ngôn này:

Án , bát la để , ngật lý hột noa, đát phộc nhĩ hàm, tát đát phộc, ma ha ma la

OṂ PRATI-GṚHṆA TVAM IMAṂ SATVA MAHĀ-BALAḤ

Do đây ắt Đại Tát Đỏa nhiếp thọ, mau được thành tựu.

Thành Nhập xong thời cởi bỏ mảnh lụa khỏi mặt. Dùng Tâm Chân Ngôn này:

Án, phộc nhật la tát đỏa, tát phộc diên, đế nễ-gia, chước khất-sô, na già xá nẵng đát-bát la, ô na già tra, dã để, tát phộc khất-sô phộc nhật la chước khất-sô, la nỗ đa lam.

 

OṂ_ VAJRA-SATVA SVAYAṂ TEDYE CAKṢU UDGHĀṬANA TAT PARAḤ UDGHĀṬAYATI _ SARVĀKṢU VAJRA-CAKṢUR- ANUTTARAṂ

Thời tụng Kiến Chân Ngôn: Hệ, phộc nhật la, ba xả

HE VAJRA- PĀŚYA

Thời khiến Đệ Tử theo thứ tự mà nhìn Đại Mạn Đồ La. Vừa nhìn thấy xong thời tất cả Như Lai gia trì hộ niệm, ắt Kim Cương Tát Đỏa trụ ở trái tim của Đệ Tử thời nhìn thấy mọi loại tướng ánh sáng, Thần Thông du hý. Do thấy Mạn Đồ La, do Như Lai gia trì cho nên hoặc thấy Bà Già Phạm Trì Kim Cương thị hiện Bản Hình, hoặc thấy Như Lai. Từ đây về sau tất cả nghĩa lợi, tất cả việc mà ý ưa thích, tất cả Tất Địa cho đến đắc được Trì Kim Cương với Như Lai

Bày Đại Mạn Đồ La xong thời dùng Kim Cương gia trì vào bình nước thơm rưới rót đỉnh đầu của Đệ Tử. Dùng Tâm Chân Ngôn này: Phộc nhật la tỳ săn già

VAJRA ABHIṢIṂCA

Thời tùy dùng một Ấn cột buộc vòng hoa, đem Tiêu Xí (Cihna: vật tiêu biểu) của mình an ở trong hai lòng bàn tay, tụng Tâm Chân Ngôn:

“A nễ-dã tỳ sắc yết-đa, tát đát-phộc ma tư một đại, phộc nhật la tỳ si yết đá, y nan đế, tát phộc bột đà đát-noan, cật lý hột-noa, phộc nhật la tô tất đà duệ, hồng, phộc nhật la địa ba để đát-phộc ma, tỳ săn già di để sắt-xá, phộc nhật la tam ma gia, tát đát-noan”

*)ADYĀBHIṢIKTAS TVAM ASI BUDDHAIR VAJRĀBHIṢEKATAḤ_IDAN TE SARVA-BUDDHA-TVAṂ GṚHṆA VAJRAṂ SUSIDDHAYE_ HŪṂ VAJRĀDHIPATI TVAṂ ABHIṢIṂCA ME TIṢṬA, VAJRA-SAMAYAS TVAṂ

Thời dùng tên gọi Kim Cương, quán dùng Tâm Chân Ngôn này:

Ấn, phộc nhật la tát đát-phộc, tả ma tỳ săn già nhĩ, phộc nhật la na ma, tỳ si yết đá, nễ phộc nhật-la ma ma

OṂ_ VAJRA-SATVA TVĀM ABHIṢIṂCA ME _ VAJRA-NĀMA ABHIṢEKATAḤ _ HE VAJRA-NĀMĀ.

Kim Cương (họ tên) nếu cho Đệ Tử thọ nhận danh hiệu thì nên nói giúp thêm, dùng để hô. Xong rộng nói Nghi vào tất cả Mạn Đồ La. Ắt hỏi Đệ Tử rằng: “Ngươi yêu thích Xuất Sinh Tất Địa Trí ư? Thần Thông Tất Địa Trí ư? Trì Minh Tất Địa Trí ư? Cho đến Nhất Thiết Như Lai Trí, Tối Thắng Tất Địa Trí ư?”

Tùy theo sự vui thích của kẻ ấy nên nói cho, ắt dạy Nghĩa Lợi Tất Địa Thành Biện Ấn Trí (Artha-siddhi-niṣpatti-mudrā-jñānaṃ)

.)Hình Kim Cương (Vajra-bimba) trụ Tạng
Nên quán ở trong tim
Quán xong trụ nơi đất (Bhūmi)
Ắt sẽ thấy Phục Tàng (Nidhi: kho tàng bị che lấp)
.)Quán hình Kim Cương xong
Rồi quán khắp trong không (hư không)
Nếu thấy tùy chỗ rơi
Ấy tức là Phục Tàng
.)Hình Kim Cương ở lưỡi (Jihva)
Bậc Trí nên quán đấy
Nơi có lời mình nói
Nói xong thành chân thật
.)Hình Kim Cương, tất cả
Cần phải quán thân mình
Vào khắp vui ở đấy
Nơi ấy là Phục Tàng
_Tâm Chân Ngôn của nhóm ấy là:
.)Phộc nhật la nễ địa
VAJRA NIDHI
.)La đát na nễ địa
RATNA NIDHI
.)Đạt Ma nễ địa
DHARMA NIDHI
.)Yết ma nễ địa
KARMA NIDHI

_Tiếp, nên dạy Kim Cương Tất Địa Thành Biện Ấn Trí (Vajra-ṛddhi-siddhiniṣpatti-mudrā-jñānaṃ)
Kim Cương Nhập (Vajra-āviśa) sinh xong
Mới thành hình Kim Cương
Do quán mau thành tựu
Du hành trên mặt nước
Lại sinh Kim Cương Nhập (Vajra- āviśa)
Thân sắc như tự hình (hình của mình)
Tu tập nơi như vậy
Tự nhiên như hình Phật
Tùy vui tu tập xong
Ắt được An Đạt Đát (Icchatta: hiện trạng)
Kim Cương vào Tự Kỷ (chính mình)
Quán tự (mình) như Kim Cương
Cho đến nhảy vọt lên
Ắt du hành trên không
Chân Ngôn của nhóm như vậy là:
.)Phộc nhật la la nhạ.
VAJRA-JALA
.)Phộc nhật la lỗ ba.
VAJRA-RŪPA
.)Phộc nhật la ca xa.
VAJRA-KOŚA
.)Phộc nhật la ma hàm
VAJRAM-AHAṂ

_Tiếp, nên dạy Kim Cương Trì Minh Tất Địa Thành Biện Ấn Trí (Vajravidyā-dhāra-siddhi-niṣpatti-mudrā-jñānaṃ)
.)Nên quán hình tượng trăng (Candra-bimba)
Vọt lên ở hư không
Tay vịn nắm Kim Cương (Vajra)
Được Kim Cương Trì Minh (Vajra-vidyā-dhāra)
.)Lên ở trên vành trăng
Nên quán báu Kim Cương (Vajra-ratna)
Bậc tịnh thân (Śuddhātmā) tùy dục (Icchati: ham muốn)
Sát na thành đẳng không (ngang bằng hư không)
.)Lên ở vành trăng xong
Tay cầm sen Kim Cương (Vajra-padma)
Nên quán Kim Cương Nhãn (Vajra-netra)
Được địa vị Trì Minh (Vidyā-dhāra)
.)Trụ ở trong vành trăng
Nên quán Nghiệp Kim Cương (Karma-vajra)
Mau được Kim Cương Xảo (Vajra-viśva)
Ắt được các Trì Minh
Tâm Chân Ngôn của nhóm như vậy là:
.)Phộc nhật la đạt la.
VAJRA-DHĀRA
.)La đát na đạt la.
RATNA-DHĀRA
.)Bá na ma đạt la.
PADMA-DHĀRA
.)Yết ma đạt la
KARMA-DHĀRA

_Tiếp, nên dạy Nhất Thiết Như Lai Tối Thắng Tất Địa Thành Biện Ấn Trí
(Sarva-tathāgatottama-siddhi-niṣpatti-mudrā-jñānaṃ)
.)Trụ các Kim Cương Định (Sarva-vajra-samādhi)
Nghĩ nơi Hư Không Giới (Ākāśa-dhātu)
Tùy vui thân Kim Cương (Vajrātmā)
Sát na thành Đằng Không (bay trên hư không)
.)Trụ các Tịnh Đẳng Trì (Sarva-śuddha-samādhi)
Tu tập nơi tối thắng
Đắc được năm Thần Thông (Pañcābhijñā)
Mau chóng thành tựu Trí (Jñānā-prasādhakaḥ)
.)Quán Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-sattva)
Tràn khắp tất cả Không (hư không)
Mau niệm bền chắc xong
Ắt làm Trì Kim Cương (Vajra-dhāra)
.)Tất cả thành hình Phật (Buddha-bimba)
Quán tưởng ở hư không
Do chư Phật đẳng trì (Sarva-buddha-samādhi) Ắt được thành Chính Giác Chân Ngôn của nhóm như vậy là:
.)Phộc nhật la, phộc nhật la.
VAJRA VAJRA
.)Thuật đà, thuật đà.
ŚUDDHA ŚUDDHA
.)Tát đát phộc, tát đát phộc.
SATVA SATVA
.)Một đà một đà.
BUDDHA BUDDHA
Như trên là tất cả Tất Địa Trí Thành Biện (Sarva-siddhi-jñāna-niṣpattayaḥ)

_Tiếp, nên khiến Đệ Tử trì Pháp Kham Nhẫn bí mật. Thoạt tiên nên tụng Thệ Tâm Chân Ngôn là:
Án, phộc nhật la tát đát-phộc, tát phộc diên đế nễ-gia, cật lợi na duệ, tát ma phộc tát thể đá niết tỵ nễ-dã, đát khất-xoa nam, dạ gia nễ-dã nễ, một-lỗ gia nễ nan na diêm

OṂ_ VAJRA-SATVA SVAYAṂ TEDYA HṚDAYE SAMAVASTHITA
NIRBHEDYA TAT-KṢANAṂ YĀYĀD YADI BRŪYAD IDAN NAYAṂ
Ắt báo lời như vầy: “Ngươi chẳng nên vượt Thệ Tâm Chân Ngôn này. Đừng khiến ngươi chiêu vời tai họa, chết yểu mà đem thân này đọa vào Địa Ngục”
Thời nên dạy Ấn Trí bí mật (Rahasya-mudrā-jñānaṃ) sinh Kim Cương Nhập
(Vajrāveśa), dùng Đẳng Dẫn (Samāhita) rồi vỗ lòng bàn tay Kim Cương nhỏ nhiệm
(Sūkṣma) trên đá núi, Kính Ái
Tiếp là Kim Cương Phách Ấn (Vajra-tāla-mudrā)
Vào Nghi Kim Cương (Vajra-vidhi) xong
Kim Cương Phộc Chưởng (Vajra-bandha-talaiḥ) đâm
Dùng Pháp Vi Tế Chưởng (lòng bàn tay nhỏ nhiệm)
Vào khắp trên đá núi
Dùng Nhập Nghi (Āveśa-vidhi) như trên
Duỗi giương Kim Cương Phộc (Vajra-bandha)
Thắng Phách (vỗ thù thắng) nên phá nát
Sát na hoại trăm Tộc
Nghi Biến Nhập nhỏ nhiệm (Sūkṣmāveśa-vidhi)
Các ngón dùng Đẳng Dẫn (Samāhita)
Rồi giải Kim Cương Phộc
Hay đoạt thắng các khổ

_Tiếp, nên nói bí mật thành tựu nơi Bà Già (Bhaga) vào thân người nữ hoặc trượng phu. Tất cả tưởng vào xong khiến duỗi khắp thân ấy.
Tâm Chân Ngôn của nhóm như vậy là:
.)Phộc nhật la phộc chiếm
VAJRA-VAŚA
.)Phộc nhật la vĩ xả
VAJRĀVIŚA
.)Phộc nhật la ha na
VAJRA-HANA
.)Phộc nhật la ha la
VAJRA-HARA

Tức nên trao cho Tâm Chân Ngôn xong, dạy bốn Trí Ấn (Catur-mudrā-jñānaṃ) của Bản Tôn mình (Sva-kula-devatā). Dùng Nghi Tắc (Vidhi) này bảo Đệ Tử rằng: “Ngươi cẩn thận với người khác, chưa biết Ấn này thì tất cả chẳng nên chỉ bày. Tại sao thế? Vì Hữu Tình ấy chẳng thấy Đại Mạn Đồ La lại tự ý kết nhóm ấy thời đều chẳng thành tựu, ắt sinh nghi hoặc, chiêu vời tai họa, mau bị chết đọa vào Đại Địa Ngục Vô Gián, bị đọa vào nẻo ác”

_Tiếp, nên nói Nhất Thiết Như Lai Tát Đỏa Thành Tựu Đại Ấn Trí (Sarvatathāgata-sattva-sādhana-mahā-mudrā-jñānaṃ)
Từ Tâm Trí (Citta-jñāna) nên phát
Nên Quán Kim Cương Nhật (Vajra-sūrya)
Quán mình (Ātmanaṃ) là hình Phật (Buddha-bimba)
Nên tụng Kim Cương Giới (Vajra-dhātu)
Do đây mới thành tựu
Được Trí (Jñānaṃ), thọ (Āyur: tuổi thọ) lực (Bala: sức lực) niên (Varṣa: mùa mưa biểu thị cho một năm)
Được tất cả Biến Hành (Sarva-gāmi-tvaṃ)
Thể Phật (Buddha-tvaṃ) mới chẳng khó
Đây là Ấn Hiện Chứng Bồ Đề (Abhisaṃbodhi-mudrā) của tất cả Như Lai.

_Tiếp, nên nói kết Kim Cương Tát Đỏa Thành Tựu Đại Ấn (Vajra-sattvasādhana-mahā-mudrā-bandho)
Ngông láo (Sagarvaṃ) rút ném chày
Đẳng Trì Kim Cương Mạn (Vajra-garvaṃ)
Thân khẩu tâm Kim Cương (Kāya-vāk-citta-vajra)
Thành Kim Cương Tát Đỏa
Do Ấn Biến Hành (Sarva-gāmī) này
Các Dục (Sarva-kāma) sinh an vui
Thông Thọ (Ṛddhyāyur: sống lâu) lực (Bala: sức khỏe) Thắng sắc (Rūpāgrya:
hình sắc đẹp đẽ)
Như Kim Cương Tát Đỏa
Dùng ba Nghi Kim Cương (Kāya-vāk-citta-vajra)
Như vẽ, thuận tu tập
Tiêu Xí (Cihna: vật tiêu biểu) Ấn tương ứng
Thành tựu Đại Tát Đỏa (Mahā-sattva)
Nay Ta nói các Giáo
Năng Thành với Sở Thành
Điều thành tựu, Đại Nghiệp (Mahat-karma)
Nay Ta thứ tự nói
Mỗi ngày y theo Thời
Với nhóm Tự Gia Trì (Svādhiṣthāṇa)
Làm xong thành như sơ (ban đầu)
Sau đó nên tùy ý

_Tiếp, sẽ rộng nói Nghi tắc Đại Ấn Thành Tựu (Mahā-mudrā-sādhana-vidhivistaro)
Vào khắp Kim Cương (Vajrāveśaṃ) xong
Đại Ấn (Mahā-mudrā) như Nghi Tắc (Vidhi)
Trước, thân cần phải kết
Suy tư Đại Tát Đỏa
Thấy Trí Tát Đỏa (Jñāna-sattva)
Nên quán ở thân mình
Câu triệu (Ākṛṣya) dẫn vào (Praveśya) cột (Badhvā)
Khiến vui làm thành tựu
Chân Ngôn của nhóm như vậy là:
.)Phộc nhật la tát đát-phộc, ác
VAJRA-SATVA AḤ
Đây là Kim Cương Biến Nhập Tâm (Vajrāveśa-hṛdayam)

.)Phộc nhật la tát đát-phộc, niết-lý xá dã
VAJRA-SATVA DṚŚAYA
Đây là Đại Tát Đỏa Quán Niệm Tâm (Mahā-sattvānusmṛti-hṛdayam)

.)Nhược hồng noan hộc
JAḤ HŪṂ VAṂ HOḤ
Đây là Đại Tát Đỏa câu triệu, dẫn vào, cột buộc khiến cho Tâm vui (Mahāsattvākarṣaṇa-praveśana-bandhana-vaśīkaraṇa-hr̥dayam)

Tụng Tam muội gia tát đát-noan
SAMAYAS TVAṂ
Vào khắp sau lưng rồi vành trăng
Ở trong nên quán tưởng Tát Đỏa
Ngã Tam Muội Gia Tát Đát Noan (Samayas-tvaṃ)
Tùy Tát Đỏa Ấn (Sattva-mudrā) ấy
Tu tập quán thân mình
Kim Cương Ngữ (Vajra-jāpa: Kim Cương niệm tụng) đã thành
Hay thành tựu các Ấn
Tụng Nhược Hồng Noan Hộc (JAḤ HŪṂ VAṂ HOḤ)
Trong thân vào chư Phật
Nên khéo léo suy tư
Khiến Đại Ấn thành tựu

_Nay Ta nói sự nghiệp
Kim Cương Nghiệp (Vajra-karma) vô thượng
Do quán Phật (Buddhānusmṛti: niệm Phật) thành tựu
Mau được Tự Tính Phật (Buddha-tvaṃ)
Thành Tát Đỏa Kim Cương (Sattva-vajra)
Làm chủ tể các Phật

.)Do kết Bảo Kim Cương (Ratna-vajra)
Làm chủ tể các báu

.)Thành tựu Pháp Kim Cương (Dharma-vajra)
Ắt hay trì Phật Pháp

.)Do Ấn Nghiệp Kim Cương (Karma-vajriṇi)
Ắt làm Kim Cương nghiệp (Vajra-karma)

.)Thành Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-sattva)
Do kết Tát Đỏa Ấn (Sattva-mudrā)

.)Hay triệu Trì Kim Cương (Vajra-dhāra)
Tương ứng Kim Cương Triệu (Vajrākarṣa)

.)Đại Ấn Kim Cương Nhiễm (Vajra-rāga)
Hay nhiễm tất cả Phật

.)Khiến vui tất cả Phật
Do Kim Cương Thiện Tai (Vajra-sādhu)

.)Phụng thí Phật quán đỉnh (Buddhābhiṣeka) Do nghi (Prayoga: thích hợp) tắc Bảo Ấn (Ratna-mudrā)

.)Mau làm Kim Cương Quang (Vajra-teja)
Do nghi (Prayoga: thích hợp) Kim Cương Quang (Vajra-teja)

.)Trì tập Kim Cương Tràng (Vajra-ketu)
Ắt mãn tất cả nguyện

.)Do nghi (Prayoga) Kim Cương Tiếu (Vajra-hāsa)
Cùng chư Phật cười giỡn

.)Trì Kim Cương Pháp (Vajra-dharma) xong Do nghi (Prayoga) Kim Cương Pháp (Vajra-dharma)

.)Được Thắng Tuệ của Phật
Do nghi (Prayoga) Kim Cương Lợi (Vajra-Tīkṣṇa)

.)Trì tập Kim Cương Luân (Vajra-cakra) Ắt hay chuyển Pháp Luân (Dharma-cakra-pravartana) .)Thành tựu ngữ ngôn Phật (Buddha-vāk) Do nghi (Prayoga) Kim Cương Ngữ (Vajra-bhāṣa)
.)Mau được Nghiệp Kim Cương (Vajra-karma) Do làm Kim Cương Nghiệp (Vajra-karma)
.)Lại mặc Kim Cương Giáp (Vajra-kavace) Mau được thân Kim Cương (Vajra-kāya)
.)Thành Kim Cương Dược Xoa (Vajra-yakṣa) Như Kim Cương Dược Xoa
.)Tất cả Ấn thành tựu
Do kết Kim Cương Quyền (Vajra-saṃdhi)
.)Dùng Kim Cương Hy Hý (Vajra-lāsya)
Được Đại Kim Cương duyệt (Mahā-vajra-rati)

.)Do kết Kim Cương Man (Vajra-mālā) Theo Phật được quán đỉnh

.)Tương ứng Kim Cương Ca (Vajra-gītā) Được bài ca Kim Cương
.)Do kết Kim Cương Vũ (Vajra-nṛtye) Ắt cúng dường chư Phật
.)Thích thấm đều tất cả
Do Kim Cương Thiêu Hương (Vajra-dhūpe)
.)Tương ứng Kim Cương Hoa (Vajra-puṣpe)
Khiến kính các Quần Phẩm

.)Do Ấn Kim Cương Đăng (Vajra-āloka)
Cúng dường được con mắt (Cakṣu)

.)Hay trừ tất cả khổ
Do nghi (Prayoga) Kim Cương Hương (Vajra-gandha)

.)Do Kim Cương Câu Triệu (Vajra-aṃkuśa)
Hay làm các Thắng Nghiệp

._Hay dẫn vào tất cả
Do nghi Kim Cương Sách (Vajra-pāśa-vidhi)
.)Tương ứng Kim Cương Tỏa (Vajra-sphoṭa) Gánh vác tất cả Phộc (Sarva-bandha: tất cả sự trói buộc) .)Do nghi (Prayoga) Kim Cương Nhập (Vajrāviśa)
Hay thành các Biến Nhập (Āviśa)

_Tiếp, nên nói tất cả Như Lai Kim Cương Tam Muội Gia Trí Ấn (Sarvatathāgata-vajra-samaya-mudrā-jñānaṃ)
Bền chắc kết Hợp Chưởng (Añjaliṃ)
Các ngón trợ giao kết
Tên là Kim Cương Chưởng (Vajrāñjaliḥ)
Cực kết Kim Cương Phộc (Vajra-bandha)
Các Tam Muội Gia Ấn (Sarva-samaya-mudrā)
Đếu sinh Kim Cương Phộc
Nay Ta nói Kết Nghi (Bandhaṃ)
Kim Cương Kết vô thượng (Vajra-bandham anuttaraṃ)
Bền Tát Đỏa Kim Cương (Sattva-vajra)
Dựng ngón giữa như nanh (Aṅkura: răng nanh giáng phục)
Đại (ngón cái) trung (ngón giữa) như hình báu
Ngón giữa rồi co ngược
Dời ngón như cánh sen
Ngón giữa nơi giao hợp
Ngón trỏ phụ ngón giữa
Tên là Phật thứ năm

_Nay Ta nói khắp Tam Muội Gia Thắng Ấn (Samaya-grāhikā mudrā) của Như
Lai Tộc (Tathāgata-kula)
Do kết (Bandhaṃ) làm thành tựu
Hai tay như Nguyệt hình (Candra-bimba: hình mặt trăng)
Ngón giữa như Kim Cương
Ngón khác chẳng dính mặt
Kim Cương Tát Đỏa Ấn (Vajra-sattva-mudrā)
Trỏ (ngón trỏ) móc giao thắng chỉ (ngón giữa)
Do như thế búng tay
Kim Cương Tát Đỏa, bốn
Đây là nhóm Chúng Ấn

Bảo Kim Cương (Ratna-vajra) ngón trỏ
Hợp mặt ngón, co ngược
Ngón giữa,vô danh, út Duỗi giương chuyển ngang tim
Ngón vô danh như phướng
Cùng hợp với ngón út
Lại trụ nơi tiếu xứ (Hāsa-sthāna: chỗ lúm đồng tiền)
Là tên Ấn nhóm ấy

Co ngón trỏ như sen
Ắt Kim Cương Kiếm (Vajra-kośa) ấy
Hợp giữa (ngón giữa) co lóng trên
Ắt ấy tề vô danh (2 ngón vô danh để ngang bằng nhau)
Ngón út giao như Luân
Ắt cởi Đại Chỉ Phộc (sự cột buộc của ngón cái)
Duỗi giương từ miệng khởi
Hợp mặt ngón út, cái
Tập hội (Samājāt) Nghiệp Kim Cương (Vajra-karma)
Ắt ấy tề đầu chỉ (2 ngón trỏ ngang bằng nhau)
Trụ tim rồi duỗi giương
Cong ngón trỏ như Nanh (Daṃṣṭra: răng nanh)
Ngón út lại như thế
Giữa ngón cái, ngón út
Co ngón trỏ trên đấy
Nơi tim, tề đại chỉ (2 ngón cái ngang bằng nhau)
Duỗi cánh tay là Man (Mālinī)
Nâng chưởng (lòng bàn tay) từ miệng buông
Tác Vũ (Nṛtya) hợp trên đỉnh
Dưới Kim Cương Phộc, thí (Dāna: ban cho)
Ngay chưởng (lòng bàn tay) hiến bên trên
Ngang ngón trỏ ép nhau
Duỗi giương như Đồ Thế (Lepana: thế xoa bôi dầu)
Do co một ngón trỏ
Hai ngón trỏ kết buộc
Đầu ngón cái như Tỏa (Granthi: cái then cửa)
Như Kim Cương Quyền hợp
Nay Ta nói hay thành
Kim Cương thành (Vajra-sādhanaṃ) tối thắng
Tự Ấn trụ ở tim
Tát Đỏa Kim Cương Định (Vajra-sattva-samādhi)

Tiếp nói làm sự nghiệp
Kim Cương Nghiệp Vô Thượng (Vajra-karma anuttaraṃ)
Kim Cương Giới Đẳng Ấn (Vajra-dhātvādi-mudrā)

Do tập hội Như Lai
Đàn Sư (Maṇḍalācārya) nơi Đệ Tử (Śiṣya)
Sát na (Kṣaṇa) thành gia trì (Adhiṣṭhāna)
Kết Tát Đỏa Kim Cương (Sattva-vajra)
Ắt thành Trì Kim Cương (Vajra-dhāra)

Vừa kết Kim Cương Câu (Vajrāṃkuśa)
Hay triệu tất cả Phật

Vì Nghi (Prayoga: thích hợp) Dục Kim Cương (Rāga-vajra)
Mới nhiễm bậc Đẳng Giả (Buddhaṃ)

Do Kim Cương Hoan Hỷ (Vajra-tuṣṭi) Tiếng Thiện Tai (Sādhu: lành thay!) đều vui

Do kết Bảo Kim Cương (Ratna-vajra)
Theo Phật được quán đỉnh

Do kết Kim Cương Nhật (Vajra-sūrya)
Như Phật được viên quang (Prabhopama)

Trì Kim Cương Tràng (Vajra-ketu) xong
Ắt mãn tất cả Nguyện

Vì nghi (Prayoga) Kim Cương Tiếu (Vajra-hāsa)
Cùng các Phật đẳng (sarva-buddhaiḥ) cười
Trì Ấn Kim Cương Pháp (Vajra-dharma-mudrā)
Ngang đồng Pháp Kim Cương (Dharma-vajra)

Trì khắp Kim Cương Kiếm (Vajra-kośa)
Được bậc Tuệ Cứu Thế

Trì tập Kim Cương Luân (Vajra-cakra)
Ắt hay chuyển Pháp Luân

Do Kim Cương Ngữ (Vajra-bhāṣa) nên
Thành tựu lời Kim Cương (Vajra-vāk)

Trì khắp Nghiệp Kim Cương (Karma-vajra)
Ngang đồng Kim Cương Nghiệp (Vajra-karma)
Bền làm Kim Cương Hộ (Vajra-rakṣa) Thành thân như Kim Cương

Thắng Ấn Kim Cương Nha (Vajra-daṃṣṭrāgra-mudrā)
Hay đập phá Ma ác

Bền kết Kim Cương Quyền (Vajra-muṣṭi)
Thuận phục các Khế Ấn (sarva-mudrāṃ)

Do Hý (Lāsya) được vui thích
Do Ngữ (Bhāṣa) lời đủ uy
Được cúng vì do Vũ (Nṛtya)
Phần Hương (Dhūpa) thấm ướt đời
Do Hoa (Puṣpa) sắc đoan nghiêm
Do Đăng (Dīpa) đời trong sạch
Do Hương (Gandha) được diệu hương
Kim Cương Câu (Vajrāṃkuśa) triệu (Ākarṣa) được
Kim Cương Sách (Vajra-pāśa) được vào
Kim Cương Tỏa (Vajra-sphoṭa) hay cột
Kim Cương Linh (Vajra-ghaṇṭa) vào khắp (Āviśa: biến nhập)
_Nay Ta nói Pháp Ấn (Dharma-mudrā)
Phộc nhật la, nhạ nam thông Phật
VAJRA-JÑĀNĀṂ
Hay làm Kim Cương Giới (Vajra-dhātu) bền chắc

Tiếp nữa, nay Ta sẽ nói khắp
Pháp Ấn (Dharma-mudrā) Thắng Khế như Bản Nghi (Yathā-vidhi) Tụng Tam muội gia tát đát-noan
SAMAYAS TVAṂ
Tất cả Ấn Khế làm chủ tể (Pati)

Tụng na gia tát phộc xong
ĀNAYA STVAṂ
Liền hay câu triệu tất cả Phật

A hộc tô khư xưng tụng xong
A HOḤ SUKHA
Nhiễm ái tất cả các Phật Đẳng

Sa độ, sa độ nói ra xong
SĀDHU SĀDHU
Đều dùng Thiện Tai (Lành thay!) khiến vui vẻ

Tô ma ha đát-noan tụng xong
SUMAHĀS TVAṂ
Ắt được tất cả Phật quán đỉnh

Lỗ bao nễ-dữu đa, nói xong
RŪPA UDYOTA
Ắt được Chính Pháp uy đức quang (Sad-dharma-teja: hào quang uy đức của
Chính Pháp)

Tụng át tha bát-la ba để
ARTHA PRĀPTI
Hay mãn tất cả nguyện thù thắng

Ha ha hồng hác, tác Tiếu (Hāsa: nụ cười) đấy
HA HA HA HŪṂ HAḤ
Đắc được Như Lai vi diệu tiếu (nụ cười vi diệu của Như Lai) Tát phộc ca lý, tụng đấy xong
SARVA KĀRI
Hay tịnh Phi Pháp (Adharma) đều trong sạch

Nậu khư xế na, tụng trì xong
DUḤKHA CCHEDA
Hay chặt tất cả khổ, Thọ Nghiệp (nghiệp phải chịu)

Bột đà mạo địa, nói đấy xong
BUDDHA BODHI
Nơi Mạn Đồ La làm chủ tể
Bát la để nhiếp na , tụng xong
PRATIŚABDA
Cùng dự luận đàm với chư Phật

Tô phộc thủy đát-noan, tụng xong
SUVAŚI TVAṂ
Hành khắp tất cả mà tự tại

Nễ bà dã đát-noan, nói xong
NIRBHĀYA TVAṂ
Sát na ắt được vô sở úy (Nirbhaya: không có chỗ sợ hãi)

Tụng xả đát-lỗ bạc khất xoa
ŚATRŪ BHAKṢA
Hay ăn tất cả điều oán địch

Tát phộc tất địa, tụng đấy xong
SARVA SIDDHI
Đắc được tất cả Diệu Tất Địa

Ma ha la để được ưa thích
MAHĀ-RATI

Lỗ ba du bệ cũng như vậy
RŪPA ŚOBHE

Thất lỗ đát la táo khư được vui
ŚOTRA SAUKHYE

Tát bà bố thệ được cúng dường
SARVA PŪJE

Bát la ha la nễ nễ, thích
PRAHLĀDINI

Pha la nga nhĩ đắc được quả
PHĀLA GAMI

Tô đế nhạ ngật lý được quang (hào quang)
SUTEJA AGRI

Tố hiến đãng nghĩ được diệu hương
SUGANDHA AṄGI
A dạ hứ nhược thành câu triệu
ĀYAHI JAḤ
A hứ hồng hồng hay dẫn vào
ĀHI HŪṂ HŪṂ

Hệ tát phổ tra noan, Đại đắc (được điều to lớn)
HE – SPHOṬA – VAṂ

Kiện tra ác ác khiến chấn động
GHAṂṬA _ AḤ AḤ

Nay Ta nói Pháp Ấn (Dharma-mudrā)
Thành tựu khiến thanh tịnh
Nơi lưỡi (Jihva), quán Kim Cương
Hay làm các sự nghiệp (Sarva-karmaṇi)

Tiếp nói Yết Ma Ấn (Karma-mudrā)
Nên kết Kim Cương Quyền (Vajra-muṣṭi)
Đẳng Dẫn (Samāhita) rồi chia hai
Thành hai Kim Cương Ấn (Vajra-mudrā)

Tiếp ắt nói Kết Phộc (Bandha)
Trì làm Kim Cương Chỉ (Vajrāṅguli: ngón tay Kim Cương)
An tay phải ở trái (tay trái)
Ấn này tên Giác Thắng (Bodhāgrī)

Bất Động Phật (Akṣobhya) Xúc Địa (Bhūmi-sparśa))
Bảo Sinh (Ratna-saṃbhava) Thí Nguyện Ấn (Varadā-mudrā)
Vô Lượng Thọ (Amitājus) Thắng Định (Samādhyāgrā))
Bất Không (Amogha-siddhi) Thí Vô Úy (Abhaya-pradā)

Tiếp, nay nói khắp thứ tự Yết Ma Ấn (Karma-mudrā)
Nhóm Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-sattva)
Hay chuyển nghiệp Kim Cương (Vajra-karma)
Tả (bên trái ) mạn (ngạo mạn) hữu (bên phải) rút ném

An trụ thế Trì Câu (Aṃkuśa-graha: cầm móc câu)
Tương ứng như Xạ Pháp (Vāṇa-ghaṭanā: Pháp bắn tên)

Thiện Tai (Sādhu) trụ ở tim (Hṛdi-sthitā)
Quán đỉnh (Abhiṣeka) hai Kim Cương (Dvi-vajraṃ)

Ở tim (Hṛdi) bày hình Nhật (Sūrya) Chỏ phải trụ quyền trái

Hai chưởng (lòng bàn tay) với ở miệng
Tả (Vāma: tay trái) Liên (Padma: hoa sen), hữu (tay phải) bóc mở

Tả (tay trái) tim, kiếm (Khaḍga: cây kiếm) giết hại (Māraṇa)
Xoay chuyển (Bhramita) như hỏa luân (Alāta-cakra: bánh xe lửa)

Kim Cương, nhị (2 tay) khẩu tán (bung bên miệng)
Kim Cương Vũ (Vajra-nṛtya) xoay chuyển

Hai Giáp (Kapola: gò má) trụ ở đỉnh (Uṣṇīṣa)
Giáp Trụ (Kavaca) ngón út Nha (Daṃṣṭra: răng nanh)

Hai quyền cùng hợp nhau
Nên dùng Kim Cương Mạn (Vajra-garva)

Đỉnh lễ, ý run sợ
Cột Man (Mālā-bandha: cột vòng hoa) viết dưới miệng

Xoay chuyển Kim Cương Vũ (Vajra-nṛtya)
Dùng nghi Kim Cương Quyền (Vajra-muṣṭi-prayoga)

Nên hiến nhóm Thiêu Hương (Dhūpa)
Tất cả Phật cúng dường (Sarva-buddha-prapūjā)

Phân biệt Ấn cúng dường (Pūjā-mudrā)
Ngón út trợ nhau móc
Ngón trỏ như thượng câu (Kim Cương Câu bên trên)
Như Sách, hai như Tỏa
Lưng bàn tay ép nhau

_Nay Ta nói thành tựu (Sādhana) nhóm tạo làm nghiệp Kim Cương (Vajrakarma-kṛtā) ứng với Yết Ma Kim Cương (Karma-vajra) ở trái tim mà tu tập Tiếp nói mọi loại nghiệp Kim Cương thuộc Yết Ma Ấn (Karma-mudrā)
Do kết Trí Quyền Ấn (Jñāna-muṣṭi-mudrā)
Hay vào khắp Phật Trí (Buddha-jñāna)

Do kết A Súc Bệ (Akṣobhya)
Đắc được không nghiêng động

Do kết Bảo Sinh Ấn (Ratna-saṃbhava-mudrā) Hay nhiếp thọ kẻ khác (Parānugraha)

Do kết Pháp Luân Ấn (Dharma-cakra-mudrā)
Ắt hay chuyển Pháp Luân

Do Vô Úy thắng tốc (Abhayāgryā)
Cho Hữu Tình không sợ (Abhaya)

Bền làm Kim Cương Man (Vajra-garva: Kim Cương Mạn)
Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-sattva) vui (Sukha)

Do Kim Cương Câu Triệu (Vajrāṃkuśyā)
Sát na tập chư Phật

Kim Cương Tiễn (Vajra-vāṇa) khiến nhiễm (Rāga)
Mong thuận Kim Cương Thê (Vajra-bhāryā: vợ của Kim Cương)

Kim Cương vui chư Phật (Vajratuṣṭyā jināḥ)
Đều ban tiếng Thiện Tai (Sādhu: lành thay!)

Kết Đại Kim Cương Bảo (Mahā-vajra-maṇi)
Theo Thầy nhận quán đỉnh

Trì khắp Kim Cương Nhật (Vajra-sūrya)
Như mặt trời Kim Cương

Dựng Kim Cương Tràng Phan (Vajra-dhvaja)
Ắt được tuôn mưa báu (Ratna-vṛṣṭi)

Trì khắp Kim Cương Tiếu (Vajra-smita)
Mau ngang bằng Phật cười

Trì khắp Kim Cương Hoa (Vajra-puṣpa)
Ắt thấy Pháp Kim Cương (Vajra-dharma)

Bền kết Kim Cương Kiếm (Vajra-kośa)
Hay chặt tất cả khổ (sarva-duḥkha chinna)

Trì khắp Kim Cương Luân (Vajra-cakra)
Hay chuyển nơi Pháp Luân

Hết thảy lời Phật nói (Buddha-vācanaṃ)
Thành dùng Kim Cương Ngữ (Vajra-jāpa: Kim Cương niệm tụng)

Kim Cương Vũ (Vajra-nṛtya) cúng dường
Mong khiến Phật thuận phục

Do mặc Kim Cương Giáp (Vajra-varma)
Được Kim Cương bền thật (Vajra-sāra-tvaṃ)

Trì khắp Kim Cương Nha (Vajra-daṃṣṭra)
Mong Kim Cương hay hoại (Năng hoại Kim Cương)

Kim Cương Quyền (Vajra-muṣṭi) hay đoạt
Đắc được Ấn thành tựu (Mudrā-siddhi)

Kim Cương Hỷ (Vajra-lāsya) được ưa (Rati)
Kim Cương Man (Vajra-mālā) diệu sắc (Su-rūpa)
Kim Cương Ca (Vajra-gīta) diệu ngữ (Su-gīta: ca hát màu nhiệm)
Kim Cương Vũ (Vajra-nṛtya) khiến thuận (Vaśa: y theo)

Dùng Hương (Dhūpa) ý thích chọn
Dùng Hoa (Puṣpa) đoạt tất cả
Đăng (Dīpa) cấp lửa rực rỡ
Kim Cương Hương (Gandha) diệu hương (Su-gandha)

Kim Cương Câu (Vajrāṃkuśa) hay triệu (Ākarṣa)
Kim Cương Sách (Vajra-pāśa) hay dẫn (Praveśa)
Kim Cương Tỏa (Vajra-nigaḍā) hay cột (Bandha)
Kim Cương Khánh (Vajra-ghaṇṭa) khiến động (Cala)

_Nay Ta rộng nói Nhất Thiết Ấn Đô Kết Nghi Tắc (Sarva-mudrāṇāṃ sāmānyā bandha-vidhi-vistara)
Trước hết nên Kim Cương Phộc (Vajra-bandha) đập vỗ trái tim mình, tụng Tâm Chân Ngôn là:
Phộc nhật la mãn đà, đát la tra
VAJRA-BANDHA TRĀṬ
Ắt tất cả Ấn cột buộc nơi Kim Cương thuộc thân khẩu tâm của mình (Svakāya-vāk-citta) được tự tại

Liền kết Kim Cương Biến Nhập Tam Muội Gia Ấn (Vajrāveśa-samayamudrāṃ). tụng Tâm Chân Ngôn này: Ác (AḤ) ắt thành biến A Vĩ Xả (Āviśa) như thân có gia trì, ắt Tam Muội Gia Ấn (Samaya-mudrā) tưởng niệm Đại Tát Đỏa (Mahā-sattva), tụng Tâm Kim Cương Chân Ngôn này: Ma ha tam muội gia tát đát-vô hàm
MAHĀ-SAMAYA SATVA-UHAṂ

Do Chân Ngôn này, tất cả Ấn (Sarva-mudrāṃ) đều thành tựu. Đây là Nghi Tắc thành tựu rộng của tất cả Ấn (Sarva-mudrā-vidhi-vistaraḥ)

Ta nói Đô Quảng Nghi Tắc (Sāmānyaḥ sādhana-vidhi-vistara). Thoạt tiên kết Tự Ấn (Sva-mudrā), kết dùng Tự Ấn Tát Đỏa (Sva-mudrā-sattva) quán thân mình, dùng Tâm Chân Ngôn:
Tam ma dữu hàm
SAMAYA-UHAṂ

Ắt Tự Ấn Tát Đỏa quán thân mình xong, dùng Chân Ngôn này gia trì Tam ma gia tát đát-phộc địa sắt-xá tát-phộc hàm
SAMAYA-SATVA ADHIṢṬA SVAMĀṂ
Ắt sau đó ứng thành tựu. Đây là Nghi Tắc thành tựu (Sādhanā-vidhi-vistaraḥ)

Tiếp nói, mới muốn cầu nghĩa lợi thành tựu (Artha-siddhiṃ) dùng Chân Ngôn này:
Át tha tất địa
ARTHA SIDDHI
Do Chân Ngôn này, tùy ý được Kim Cương thành tựu (Vajra-siddhiṃ)

Tiếp nói Kim Cương Tất Địa thành tựu (Vajra-siddhiṃ), dùng Tâm Chân Ngôn này:
Phộc nhật la, tất địa
VAJRA SIDDHI

Tiếp nói Trì Minh thành tựu (Vidyā-dhāra-siddhim) dùng Tâm Chân Ngôn này: Phộc nhật la, vĩ nễ-gia, đạt la
VAJRA-VIDYA-DHĀRA
Do đây, tùy ý liền được Trì Minh thành tựu.
Muốn cầu Tối Thắng thành tựu (Uttama-siddhi) dùng Ấn Chân Ngôn của mình sẽ cầu thành tựu.

_Nay Ta nói tất cả đều ngay trong Kim Cương của thân khẩu tâm khiến làm như Nghi Quỹ Kim Cương (Vajrī-karaṇa-vidhi-vistara). Nếu ấn gia trì thong thả, nếu ý muốn giải (Muktukāmo) ắt dùng Tâm Chân Ngôn này khiến làm bền chắc. Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la tát đát phộc, tam ma gia ma nỗ ba la gia, phộc nhật la tát đát phộc, đát vĩ nộ ba để sắt xá , niết lý trược mỵ bà phộc, tô đô sử dữu mỵ bà phộc, tát phộc tất trẫm mỵ, bát la dã xa, tát phộc yết ma tố giả mỵ, chất đa, thất lý dược, củ lỗ, hồng, ha ha ha ha, hộc, bà già phạm , tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc nhật la, ma nhĩ, muộc già, phộc nhật lý, bà phộc, ma ha tam ma gia tát đát phộc, ác”
*)OṂ–VAJRA-SATVA SAMAYAM ANUPĀLAYA – VAJRA-SATVA TVENA UPATIṢṬA – DṚḌHO ME BHAVA- SUTOṢYO ME BHAVA- ANURAKTO ME BHAVA- SUPOṢYO ME BHAVA _ SARVA SIDDHIṂ ME PRAYACCHA SARVA KARMASU CA ME CITTA ŚRĪYAṂ KURU HŪṂ_ HA HA HA HA HOḤ – BHAGAVAṂ– SARVA TATHĀGATA VAJRA, MĀ ME MUṂCA _VAJRĪ BHAVA_ MAHĀ-SAMAYA-SATVA_ ĀḤ.

Do Chân Ngôn này, giả sử gây tạo tội Vô Gián, phỉ báng tất cả Như Lai với Chính Pháp (Sad-dharma) của Đại Thừa Phương Quảng, làm tất cả việc ác… mong được thành tựu tất cả Như Lai Ấn. Do Thể bền chắc của Kim Cương Tát Đỏa cho nên đời này mau chóng tùy vui được tất cả thành tựu tối thắng cho đến đắc được Tất Địa tối thắng (Uttama-siddhi) của Như Lai.

_Đức Bà Già Phạm Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tát Đỏa (Bhagavān sarva-tathāgata-vajrasattva) lại nói như vầy: “Nay Ta đều nói Nghi Tắc Giải Thoát (Mokṣa-vidhi-vistara) của tất cả Ấn (Sarva-mudrāṃ). Từ mỗi một Ấn ấy sinh ra hết thảy tất cả Ấn. Đối với mỗi một Ấn ấy sẽ cởi bỏ (Muñca: giải) do Tâm Chân Ngôn này:
Phộc nhật la, mục
VAJRA MUḤ
Từ trái tim của mình, khởi Kim Cương Bảo Ấn (Ratna-vajri-mudrā) an ở nơi quán đỉnh, dùng Thắng Chỉ (Agrāṅguli: ngón trỏ) tự quán đỉnh, chia bàn tay cột buộc vòng hoa ở cái đầu.

Tiếp, kết Giáp Trụ (Kavacaṃ), dùng Tâm Chân Ngôn này:
Án, phộc nhật la, la đát na, tỳ săn giả hàm, tát phộc mẫu nại-la mê, nại-lý chế củ lỗ, phộc la ca phộc chế na , noan
OṂ – VAJRA-RATNA ABHIṢIṂCA MĀṂ_ SARVA MUDRA ME DṚḌHI KURU, VAJRA-KAVACENA – VAṂ

Mặc áo giáp (Bị Giáp) xong, đặt ngang lòng bàn tay, vỗ khiến cho vui vẻ (Toṣita).
Dùng Tâm Chân Ngôn này:
Phộc nhật la, đổ sử gia, hộc
VAJRA TUṢYA HOḤ
Do Tâm Chân Ngôn này
Cởi cột buộc, vui vẻ
Đắc được Thể Kim Cương (Vajra-tvaṃ)
Như Kim Cương Tát Đỏa
Một lần tụng Kim Cương Tát Đỏa
Tùy ý yêu thích trụ an vui
Sàm (chế diễu, gièm pha) tụng đều được mau thành tựu
Như lời Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi) đã nói

_Bạc Già Phạm Phổ Hiền (Bhagavān samanta-bhadra) đã nói như vầy
Kim Cương Tát Đỏa Đẳng, Tát Đỏa (Vajrasattvādi-sattvānāṃ)
Tất cả thành tựu (Sarva-sādhana) làm sự nghiệp (Karma)
Tùy ý niệm tụng (Jāpa) ở trong đây
Nơi các sự nghiệp đều thành tựu
Chân Ngôn (Mantra), Tâm Ấn (Hṛdaya-mudrā) với các Minh (Vidyānāṃ)
Tùy vui tu tập các Lý Thú (Naya) Nơi Giáo đã nói với tự làm (Sva-kṛta) Đều được thành tựu khắp tất cả.

_Tiếp, nói bốn loại Cúng Dường bí mật (Guhya-pūjā) nên làm, dùng Kim Cương Ca Vịnh Chân Ngôn (Vajra-stuti-gīta-mantra) này:
Án, phộc nhật-la tát đát phộc, tăng nghiệt la hạ. Phộc nhật la, la đát na ma nỗ đát lam. Phộc nhật la đạt ma, nga gia nại. Phộc nhật la yết ma, ca lỗ bà phộc.
OṂ_ VAJRA-SATVA SAṂGRAHĀ _ VAJRA-RATNAM ANUTTARAṂ_VAJRA-DHARMA GĀYATRA_ VAJRA-KARMA KARA- UDBHAVA

Ở Nội Mạn Đồ La (Abhyantara-Maṇḍala), dùng Kim Cương Tán Vịnh (Vajrastuti-gīta) này mà ca hát. Dùng Kim Cương Vũ (Vajra-nṛtya) đem hai lòng bàn tay với nhóm Hoa (Puṣpa).. cúng dường (Pūja) mà làm cúng dường Ngoại Mạn Đồ La (Bāhya-maṇḍala) dùng nhóm Kim Cương Hương (Vajradhūpa) cúng dường xong thời đặt ở chỗ cũ (Sva-sthāna: Bản Xứ)
Tất cả tùy sức mà cúng dường. Khải bạch tất cả Như Lai, tùy ý dùng nhóm Hương cúng dường.

Người đã vào Mạn Đồ La thời tùy sức dâng hiến Mạn Đồ La. Tất cả nhóm tư vị, thức ăn uống… an vui, tất cả vật dụng cần thiết đều khiến cho thọ dùng sung túc
Nên trao cho Cấm Giới Thành Tựu Kim Cương (Siddhi-vajra-vrataṃ) của tất cả Như Lai. Đây là Thể Tính của tất cả Phật (Sarva-buddha-tvaṃ) trụ ở bàn tay của Kim Cương Tát Đỏa. Ngươi cần phải thọ trì Cấm Giới bền chắc của Kim Cương Tát
Đỏa (Vajra-sattva-dṛḍha-vrata)
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, tất địa, phộc nhật la tam ma gia, để sắt-xá, ế sa đát-noan, đà la dạ nhĩ, phộc nhật la tát đát-phộc, hứ hứ hứ hứ, hồng”
OṂ_ SARVA-TATHĀGATA SIDDHA VAJRA-SAMAYA TIṢṬA
EṢATVĀṂ DHARA YAMI VAJRA-SATVA HI HI HI HI HŪṂ

Ắt mỗi mỗi lại bảo rằng: “Chẳng được nói cho người khác”, thời tụng Tâm Chân Ngôn này. Trước hết đã vào xong, khải bạch tất cả Như Lai, kết Tát Đỏa Kim Cương Ấn, từ bên dưới hướng lên trên cởi bỏ. Dùng Tâm Chân Ngôn này:

“Án, cật-lý đô phộc, tát phộc tát đát-phộc lật-tha, tất địa nại đa, dã tha nỗ nga nghiệt tha xa đà-phạm, bột đà vi sái diêm, bố na la nga ma na dã đô, phộc nhật-la tát đát phộc, mục”
*)OṂ– KRTOVAḤ SARVA SATVA-ARTHA SIDDHIRDATTA YATHA ANUGĀGACCHATHAṂ BUDDHA-VIṢAYAṂ PUNARĀGAMANĀYATU – OṂ_ VAJRA-SATVA MUKṢA MUḤ.

Như vậy đối với Tam Muội Gia Thắng Ấn (Samayāgryā-mudrā) của tất cả Mạn Đồ La mà tác làm (Kartavya), cởi bỏ (Mukta)

 

KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH
NHẤT THIẾT NHƯ LAI CHÂN THẬT NHIẾP ĐẠI THỪA
HIỆN CHỨNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG

_QUYỂN HẠ (Hết)_

Hiệu chỉnh xong một Bộ gồm 3 quyển vào ngày 17/05/2016