SỐ 260
KINH KHAI GIÁC TỰ TÁNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
Dịch Phạn ra Hán: Đời Tống, Sa-môn Duy Tịnh.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 1-4

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ Đức Thế Tôn ở trong núi Thứu phong, thuộc thành Vương xá cùng với chúng đại Bí-sô và chúng Đại Bồ-tát.

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Này Tu-bồ-đề! Sắc là vô tánh, giả tánh, thật tánh. Thọ, tưởng, hành, thức là vô tánh, giả tánh, thật tánh.

Này Tu-bồ-đề! Như vậy cho đến nhãn sắc, nhãn thức; nhĩ thanh, nhĩ thức; tỷ hương, tỷ thức; thiệt vị, thiệt thức; thân xúc, thân thức; ý pháp, ý thức là vô tánh, giả tánh, thật tánh.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ở trong ba tánh ấy, đối với sắc không còn ngu si. Nên biết sở hành ấy là hành chân chánh của Bồ-tát. Hành như vậy thì Bồ-tát ấy mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy. Ở trong các thức, nếu Đại Bồ-tát hiểu rõ pháp vô tướng thì các khổ tự tiêu trừ, các tướng tịch tĩnh. Nên biết, sở hành như vậy là hành chân chánh của Bồ-tát. Nếu hành như vậy thì Bồ-tát ấy mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Bấy giờ Đức Thế Tôn lặp lại bằng kệ:

Nếu hiểu pháp vô tướng
Thì khổ tự tiêu diệt
Các tướng đều tịch tĩnh
Là sở hành Bồ-tát.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ở trong các sắc, tối và sáng đều bình đẳng nương tựa nhau. Bồ-tát có thể hiểu rõ một cách như thật, thể nhập điều này đối với các pháp cũng như vậy, Bồ-tát ấy mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy, ở trong các thức tối và sáng bình đẳng nương tựa nhau. Nếu Bồ-tát có thể hiểu rõ một cách như thật. Nếu hiểu rõ và thể nhập điều này thì đối với các pháp cũng vậy, Bồ-tát ấy mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Bấy giờ, Thế Tôn lặp lại bằng kệ:

Nếu pháp sáng và tối
Tánh bình đẳng như vậy
Nương tựa và thể nhập
Biết rồi đắc Bồ-đề.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát đối với các sắc, thọ, tưởng, hành, thức chuyển đổi ba tánh, nếu người có trí hiểu rõ một cách như thật thì ở trong thức không chấp thủ, cũng không hiện chuyển, tâm vị ấy khai sáng. Đối với thức, vị ấy không chấp thủ, tâm đã khai sáng rồi thì ở trong pháp Đại thừa có thể xuất ly, huống chi ở trong pháp Thanh văn, Duyên giác. Lại do không chấp thủ, tâm khai sáng như vậy nên mãi mãi không bao giờ sinh trong các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, trời, chịu khổ sinh tử.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Sắc sinh hay sắc diệt? Nếu nói sắc có sinh tức là sắc ấy không sinh. Nếu nói sắc không sinh tức là sắc ấy tự tánh không sinh. Nếu Bồ-tát hiểu rõ một cách như thật thì sắc ấy tự tánh không sinh, cho nên đối với sắc không sinh mà có thể có.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Thức sinh hay thức diệt? Nếu nói thức có sinh thì thức ấy là không sinh. Nếu nói thức không sinh là thức ấy tự tánh không sinh. Nếu Bồ-tát hiểu rõ một cách như thật thì thức ấy tức là tự tánh không sinh, cho nên đối với thức không sinh mà có thể có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người nói: “Sắc là ngã, là ngã sở”, nói như vậy thì ta nói người ấy là kẻ ngoại đạo trong ngoại đạo, là thành phần phàm phu ngu si tà kiến.

Này Tu-bồ-đề! Nếu có người nói: “Thọ, tưởng, hành thức là ngã, là ngã sở”, nói như vậy thì ta nói người ấy là kẻ ngoại đạo trong ngoại đạo, là thành phần phàm phu ngu si tà kiến.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người nói: “Sắc là do đời trước tạo thành, hoặc do Đại Tự tại thiên hóa thành, hoặc không có nhân duyên”, nói như vậy thì ta nói rằng người ấy là kẻ ngoại đạo trong ngoại đạo, là thành phần phàm phu ngu si, tà kiến.

Này Tu-bồ-đề! Nếu có người nói: “Thọ, tưởng, hành, thức là do đời trước tạo thành, hoặc do Đại Tự tại thiên hóa thành, hoặc không có nhân duyên”, nói như vậy thì ta nói rằng người ấy là kẻ ngoại đạo trong ngoại đạo, là thành phần phàm phu ngu si, tà kiến.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người nói: “Sắc lấy sắc tượng làm tướng; thọ lấy sự lãnh nạp làm tướng, tưởng lấy biến tri làm tướng, hành lấy tạo tác làm tướng, thức lấy sự phân biệt làm tướng”, nói như vậy, ta nói rằng người ấy là kẻ ngoại đạo trong ngoại đạo, là thành phần phàm phu ngu si, tà kiến.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người nói rằng: “Khổ không có tịch tĩnh. Nếu sắc ấy diệt thì lạc này tịch tĩnh”, nói như vậy, ta nói rằng người ấy là kẻ ngoại đạo trong ngoại đạo, là thành phần phàm phu ngu si, tà kiến.

Này Tu-bồ-đề! Nếu có người nói rằng: “Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy, khổ không có tịch tĩnh, nếu thứ ấy diệt thì lạc này tịch tĩnh”, nói như vậy, thì ta nói rằng người ấy là kẻ ngoại đạo trong ngoại đạo, là thành phần phàm phu ngu si, tà kiến.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người nói: “Sắc ấy không có; thọ, tưởng, hành, thức cũng không có”, nói như vậy, thì ta nói rằng người ấy là kẻ ngoại đạo trong ngoại đạo, là thành phần phàm phu ngu si, tà kiến.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người nói: “Như lời Phật đã nói: Sắc không có tự tánh, không sinh không diệt, xưa nay tịch tĩnh, tự tánh Niết-bàn”, nói như vậy nên đối với tất cả pháp vị ấy không hòa hợp, cũng không ưa thích, theo lời nói ấy mà hiểu biết, thì ta nói rằng người ấy là kẻ ngoại đạo trong ngoại đạo, là thành phần phàm phu ngu si, tà kiến.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người nói: “Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy, theo lời Phật đã nói thì chúng đều không có tự tánh, không sinh không diệt, xưa nay tịch tĩnh, tự tánh Niết-bàn”, nói như vậy nên đối với tất cả pháp vị ấy không hòa hợp, cũng không ưa thích, theo lời nói ấy mà hiểu biết, thì ta nói rằng người ấy là kẻ ngoại đạo trong ngoại đạo, là thành phần phàm phu ngu si, tà kiến.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Lại có người nói: “Nếu có người cho rằng sắc là có, rồi chấp trước vào sắc có sự sinh khởi, rồi theo ngôn thuyết mà chuyển. Lại có người chấp sắc là có, liền đối với sắc ấy, nương tựa tạp nhiễm mà có tướng tùy chuyển.” Lại có người chấp sắc là có liền đối với sắc ấy tu tập tịnh pháp, thành lập tùy chuyển.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Lại có người cho rằng: Thức là có, rồi chấp trước vào thức nên có sự sinh khởi, theo ngôn thuyết mà chuyển. Lại có người chấp: “Thức là có, tức là với thức ấy nương tựa tạp nhiễm mà có tướng tùy chuyển.” Lại cho rằng: Thức là có liền đối với thức ấy tu tập tịnh pháp, thành lập tùy chuyển.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Hoặc có các Bồ-tát chấp: sắc là có, đối với sắc ấy có đoán có biết, đối với việc làm quá ưa thích thì nói năng trở nên thông suốt, rồi theo đối tượng mà chuyển. Lại có các Bồ-tát chấp sắc là có, rồi đối với sắc ấy có đóan có biết, biểu hiện đầy đủ theo đối tượng mà chuyển. Lại có các Bồ-tát chấp sắc là có, đối với sắc ấy hiểu rõ đầy đủ bạch pháp, nói rằng đối với các pháp đã đạt được tự tại, đối với việc làm quá ưa thích thì có khả năng tùy chuyển.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Hoặc có các Bồ-tát chấp thọ, tưởng, hành, thức là có, đối với thức ấy có đoán có biết, đối với việc làm quá ưa thích thì sự nói năng trở nên thông suốt. Lại có các Bồ-tát chấp thức là có, đối với thức ấy có đoạn có biết, biểu hiện đầy đủ theo đối tượng mà chuyển. Lại có các Bồ-tát chấp thức là có, đối với thức ấy hiểu rõ đầy đủ bạch pháp, nói rằng: “Đối với các pháp đã đạt được tự tại, đối với việc làm quá ưa thích có khả năng tùy chuyển.”

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người đối với sắc trong sắc có phần lượng, đến với khổ trong khổ, có phần lượng thì không thể như thật quán sát bình đẳng, tức là ngã trong sắc có sở đắc, nếu ngã trong sắc có sở đắc thì ngã kiến trong sắc có sở đắc. Nếu “ngã kiến” trong sắc có sở đắc thì “chúng sinh kiến” trong sắc có sở đắc. Nếu “chúng sinh kiến” trong sắc có sở đắc thì chúng sinh trong sắc không có sở đắc. Khi “chúng sinh kiến” ấy trong sắc không có sở đắc thì chúng sinh ấy cũng không có sở đắc. Nếu đối với sắc pháp, ai có tướng sở đắc có thể thành lập thì tướng có sở đắc, có chỗ nương tựa. Cho nên trong Thanh văn, Duyên giác thừa vị ấy không thể xuất ly, huống chi là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Nếu có người đối với thức trong thức có phần lượng, đối với khổ trong khổ có phần lượng không thể như thật quán sát bình đẳng thì ngã trong thức có sở đắc. Nếu ngã trong thức có sở đắc tức là ngã kiến trong thức có sở đắc. Nếu ngã kiến trong thức có sở đắc thì “chúng sinh kiến” trong thức có sở đắc. Nếu “chúng sinh kiến” trong thức có sở đắc thì “chúng sinh kiến” ấy ở trong thức không có sở đắc. Khi “chúng sinh kiến” ấy trong thức không có sở đắc tức là chúng sinh ấy cũng không có sở đắc. Nếu đối với pháp mà có tướng sở đắc có thể thành lập tức là có tướng sở đắc có chỗ nương tựa. Cho nên trong Thanh văn, Duyên giác thừa còn không thể xuất ly, huống chi là Đại thừa.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người đối với sắc trong sắc có phần lượng, đối với khổ trong khổ có phần lượng, nhưng có như thật quán sát bình đẳng, tức là ngã ở trong sắc không có sở đắc. Nếu ngã trong sắc không có sở đắc thì “ngã kiến” trong sắc không có sở đắc. Nếu “ngã kiến” trong sắc không có sở đắc thì “chúng sinh kiến” trong sắc không có sở đắc. Nếu “chúng sinh kiến” trong sắc không có sở đắc tức là “chúng sinh kiến” ấy trong sắc có sở đắc. Khi “chúng sinh kiến” ấy trong sắc có sở đắc thì chúng sinh ấy cũng có sở đắc. Nếu với pháp mà có tướng sở đắc có thể thành lập thì có tướng sở đắc, có chỗ nương tựa. Cho nên ở trong Thanh văn, Duyên giác thừa còn không thể xuất ly, huống chi là Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Nếu có người đối với thức trong thức có phần lượng, đối với khổ trong khổ có phần lượng, quán sát bình đẳng, tức là ngã trong thức không có sở đắc. Nếu ngã trong thức không có sở đắc thì “ngã kiến” trong thức không có sở đắc. Nếu “ngã kiến” trong thức không có sở đắc thì “chúng sinh kiến” trong thức không có sở đắc. Nếu “chúng sinh kiến” trong thức không có sở đắc tức là “chúng sinh kiến” ấy ở trong thức có sở đắc. Nếu “chúng sinh kiến” ấy trong thức có sở đắc thì chúng sinh ấy cũng có sở đắc. Nếu với pháp có tướng sở đắc có thể thành lập thì tướng sở đắc có nơi nương tựa. Cho nên ở trong Thanh văn, Duyên giác thừa không thể xuất ly, huống chi Đại thừa.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu người nào đối với sắc mà không thể như thật quán sát bình đẳng, không như thật phân biệt phần lượng và phân vân về phần lượng thì sắc trong sắc có sở đắc. Khi sắc trong sắc có sở đắc thì “sắc kiến” trong sắc có sở đắc. Nếu “sắc kiến” trong sắc có sở đắc thì “chúng sinh kiến” trong sắc có sở đắc. Nếu “chúng sinh kiến” trong sắc có sở đắc thì tất cả trong sắc có sở đắc. Khi tất cả có sở đắc tức là tất cả không có sở đắc. Nếu với pháp mà có tướng sở đắc có thể thành lập thì có tướng sở đắc có chỗ nương tựa. Cho nên ở trong Thanh văn, Duyên giác thừa, vị ấy còn không thể xuất ly, huống gì Đại thừa.

Này Tu-bồ-đề! Nếu có người ở trong thọ, tưởng, hành, thức mà không thể như thật quán sát bình đẳng, không như thật phân biệt về phần lượng và phân vân về phần lượng tức là thức trong thức có sở đắc. Nếu thức trong thức có sở đắc thì “thức kiến” trong thức có sở đắc. Nếu “thức kiến” trong thức có sở đắc thì chúng sinh trong thức có sở đắc. Nếu chúng sinh trong thức có sở đắc tức là tất cả trong thức có sở đắc. Khi tất cả trong thức có sở đắc tức là tất cả không có sở đắc. Nếu với pháp, mà có tướng sở đắc có thể thành lập thì có tướng sở đắc và có chỗ nương tựa. Cho nên ở trong Thanh văn, Duyên giác thừa vị ấy không xuất ly, huống chi Đại thừa.

*********

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người đối với tất cả sắc mà không thật phân biệt về phần lượng và phân vân về phần lượng, có thể như thật quán sát bình đẳng thì sắc trong sắc không có sở đắc. Nếu khi sắc trong sắc mà không có sở đắc, tức là sắc kiến trong sắc không có sở đắc. Nếu sắc kiến trong sắc không có sở đắc thì chúng sinh trong sắc không có sở đắc. Nếu chúng sinh trong sắc không có sở đắc thì tất cả trong sắc không có sở đắc. Khi tất cả trong sắc không có sở đắc tức là tất cả có sở đắc. Nếu đối với pháp có tướng sở đắc có thể thành lập thì có tướng sở đắc và có chỗ nương tựa. Cho nên ở trong pháp Đại thừa vị ấy không thể xuất ly, huống gì trong pháp Thanh văn, Duyên giác thừa.

Này Tu-bồ-đề! Nếu người nào đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không thật phân biệt về phần lượng và phân vân về phần lượng, có thể như thật quán sát bình đẳng thì thức trong thức không có sở đắc. Khi thức trong thức không có sở đắc thì cái thấy của thức trong thức không có sở đắc. Nếu cái thấy của thức trong thức không có sở đắc thì chúng sinh trong thức không có sở đắc. Nếu chúng sinh trong thức không có sở đắc thì tất cả trong thức đều không sở đắc. Nếu khi tất cả trong thức không có sở đắc thì tất cả có sở đắc. Nếu với pháp, thành lập tướng có sở đắc thì có tướng sở đắc và có nơi nương tựa. Cho nên ở trong pháp Đại thừa vị ấy không thể xuất ly, huống gì trong pháp Thanh văn, Duyên giác thừa.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát ở trong các sắc mà theo ngôn thuyết tức là sinh chấp trước, có tác dụng mà thành. Ai hành như vậy là hành hữu thân kiến, cũng hành hữu ái. Nếu lìa hữu tìm cầu mà có sở hành thì ở trong sắc không biết rõ tướng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Nếu ở trong các thức mà Bồ-tát theo ngôn thuyết tức là sinh chấp trước, có tác dụng mà hành. Ai hành như vậy là hành hữu thân kiến, cũng hành hữu ái. Nếu lìa tầm tìm cầu mà có sở hành thì trong thức không biết rõ tướng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu ở trong các sắc, Bồ-tát theo ngôn thuyết mà không sinh chấp trước, không tác dụng mà hành là không hành hữu thân kiến, cũng không hành hữu ái. Nếu lìa hữu tầm cầu, cũng không có sở hành, thì ở trong sắc biết rõ hoàn toàn về tướng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Nếu ở trong các thức, Bồ-tát theo ngôn thuyết mà không có chấp trước, không tác dụng mà hành là không hành hữu thân kiến, cũng không hành hữu ái. Nếu lìa hữu tầm cầu cũng không có sở hành thì ở trong thức hoàn toàn biết rõ về tướng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ở trong các sắc, nếu Đại Bồ-tát có đầy đủ ba duyên chủng tử của tâm để giữ gìn thì đó là pháp thanh tịnh. Những gì là ba? Một là chủng tử tâm tín giải; hai là chủng tử tâm nhàm chán; ba là chủng tử tâm không hoại.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Ở trong các thức, nếu Đại Bồ-tát có đầy đủ ba duyên chủng tử của tâm để nhiếp thọ thì là pháp thanh tịnh. Những gì là ba? Một là chủng tử tâm tín giải; hai là chủng tử tâm nhàm chán; ba là chủng tử tâm không hoại.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ở trong các sắc, Đại Bồ-tát nên phát sinh ba loại tâm. Ba loại tâm đó là gì? Một là tâm không chấp thủ; hai là tâm không hòa hợp; ba là tâm thanh tịnh.

Cho nên, này Tu-bồ-đề! Ở trong sắc ấy, Đại Bồ-tát nếu tâm có sinh hay tâm không sinh, đại sinh, bình đẳng sinh đều nên như thật quán sát bình đẳng. Do quán sát bình đẳng như vậy nên Đại Bồ-tát ấy mau chứng quả Vô thượng Bồ-đề.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy; ở trong các thức, Đại Bồ-tát cần phải phát ba loại tâm. Ba loại tâm ấy là gì?

Một là tâm không chấp thủ; hai là tâm không hòa hợp; ba là tâm thanh tịnh.

Cho nên, này Tu-bồ-đề! Ở trong thức ấy, Đại Bồ-tát nếu tâm có sinh hay tâm không sinh, đại sinh, bình đẳng sinh đều nên như thật quán sát bình đẳng. Do quán sát bình đẳng như vậy nên Đại Bồtát ấy mau chứng quả Vô thượng Bồ-đề.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ở trong các sắc, nếu Đại Bồ-tát thấy có, thấy không, thì nên biết Bồ-tát ấy không thật sự hiểu biết.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Ở trong các thức nếu Đại Bồ-tát thấy có, thấy không thì nên biết Bồ-tát ấy không thật sự hiểu biết.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát khởi tâm muốn trụ trong cảnh giới bình đẳng mà khi đối với sắc, tâm vị ấy cầu giải thoát thì ở trong sắc, tâm vị ấy đã lay động, mà có động là động khắp. Do vậy nên biết, Bồ-tát ấy khó được giải thoát.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Nếu Đại Bồ-tát khởi tâm muốn trụ trong cảnh giới bình đẳng mà khi với thức, tâm vị ấy cầu giải thoát thì trong các thức, tâm vị ấy lay động, mà có động là động khắp. Do vậy nên biết, Bồ-tát này khó được giải thoát.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát khởi tâm muốn trụ trong cảnh giới bình đẳng mà đối với sắc, tâm vị ấy cầu giải thoát, không trói buộc trong sắc, không phải không trói buộc, thì nên biết nhờ vậy mà Bồ-tát này hoàn toàn được giải thoát.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Nếu Đại Bồ-tát có tâm muốn trụ trong cảnh giới bình đẳng thì với thức, tâm vị ấy cầu giải thoát. Nếu ở trong thức, tâm không chấp trước, không phải không chấp trước thì nên biết rằng Bồ-tát này hoàn toàn được giải thoát.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát ở trong các sắc hiểu rõ pháp vô tướng thì khổ tự tiêu trừ, các tướng tịch tĩnh. Như hàng phàm phu vì không như thật hiểu biết về sắc, nên đối với sắc sinh chấp trước, bị lay chuyển che lấp. Do vị ấy đối với sắc có tâm chấp trước, bị lay chuyển che lấp nên trong Thanh văn, Duyên giác thừa còn không thể xuất ly, huống chi Đại thừa. Vì do chấp trước che lấp như vậy nên luôn luôn ở trong các nẻo địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, người dài lâu, chịu khổ sinh tử, luân hồi vô cùng tận.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy, cho đến nhãn sắc, nhãn thức; nhĩ thanh, nhĩ thức; tỷ hương, tỷ thức; thiệt vị, thiệt thức; thân xúc, thân thức; ý pháp, ý thức cũng đều là vô tánh, giả tánh, thật tánh.

Này Tu-bồ-đề! Ý thức chuyển ba tánh như vậy, hàng phàm phu dị sinh không thể như thật hiểu rõ về thức, nên ở trong thức mà sinh chấp trước, bị lay chuyển che lấp. Với thức, vì vị ấy sinh tâm chấp trước, bị lay chuyển, bị che lấp nên ngay trong Thanh văn, Duyên giác thừa còn không thể xuất ly, huống chi Đại thừa. Do chấp trước, bị che lấp như vậy nên ở trong các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, người dài lâu, chịu khổ sinh tử, luân hồi không cùng tận.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Sắc chuyển trong ba tánh như vậy; nếu người có trí biểu biết như thật thì đối với sắc không có chấp trước, cũng không lay chuyển, tâm vị ấy sáng tỏ. Do vị ấy không chấp trước sắc, tâm được sáng tỏ nên trong pháp Đại thừa còn có thể xuất ly, huống chi trong Thanh văn, Duyên giác thừa. Do không có chấp trước, tâm sáng tỏ như vậy, nên không bao giờ ở trong các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, người để chịu khổ sinh tử. Trong khi tìm cầu sắc không có sở đắc thì tất cả sắc hoàn toàn không hiện hữu. Sắc đã không hiện hữu thì như thật biết rõ tánh bình đẳng của sắc pháp, Bồ-tát ấy mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Nếu Đại Bồ-tát khi ở trong các thức mà tìm cầu không thể đắc thì tất cả thức hoàn toàn không hiện hữu. Thức đã không hiện hữu thì như thật biết rõ tánh bình đẳng của thức pháp. Bồ-tát ấy mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Bấy giờ, Thế Tôn dùng kệ lặp lại:

Tìm cầu không pháp lạ
Vật cảnh không chiếu tâm
Biết rõ về pháp tánh
Tức là đắc Bồ-đề.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát ở trong sắc hoàn toàn hiểu rõ pháp vô tánh thì sắc trong sắc tu tập đầy đủ, nhưng đối với cảnh giới của sắc không bị lay động. Bồ-tát ấy mau chứng quả Bồđề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Nếu Đại Bồ-tát ở trong thức mà hoàn toàn hiểu rõ pháp vô tánh thì thức trong thức tu tập đầy đủ, nhưng đối với cảnh giới của pháp không bị lay động. Bồ-tát ấy mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Bấy giờ, Thế Tôn dùng kệ lặp lại:

Hoàn toàn hiểu vô tánh
Tu tập đều đầy đủ
Đối pháp giới không động
Đắc được Nhất thiết trí.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Trong sắc không có nghĩa, không có nghĩa đại nghĩa. Đại Bồ-tát nào như thật biết rõ thì Bồ-tát ấy mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Trong thức không có nghĩa, không có nghĩa đại nghĩa. Nếu Đại Bồ-tát nào như thật biết rõ, Bồ-tát ấy mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Bấy giờ, Thế Tôn dùng kệ lặp lại:

Vô nghĩa, vô cú nghĩa
Đại nghĩa cũng như vậy
Bồ-tát hiểu rốt ráo
Mau chứng quả Bồ-đề.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với các sắc, Đại Bồ-tát nên hiểu rõ năm loại pháp tham, biết rồi thì xả bỏ. Năm pháp tham ấy là gì? Một là tham tìm cầu; hai là tham tìm cầu cùng khắp; ba là tham phân biệt; bốn là tham; năm là đại tham.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với các thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ năm loại pháp tham. Nếu biết rồi thì xả bỏ. Năm pháp tham ấy là gì? Một là tham tìm cầu; hai là tham tìm cầu cùng khắp; ba là tham phân biệt; bốn là tham; năm là đại tham.

Này Tu-bồ-đề! Đối với các sắc, nếu Đại Bồ-tát đã lìa bỏ năm pháp tham ấy rồi tức là đối với tự tánh của các sắc không có sở đắc. Khi đối với tự tánh của sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc cũng không có sở đắc. Khi sắc trong sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc có sở đắc. Nếu sắc trong sắc có sở đắc tức là sắc trong sắc ấy lại không có sở đắc. Vì vậy ở trong các sắc dù có sở đắc hay không có sở đắc thì đối với các loại sắc đều được siêu việt, tức liền giải thoát, thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Nếu Đại Bồ-tát ở trong các thức lìa bỏ năm pháp tham ấy tức là đối với tự tánh của các thức không có sở đắc. Nếu khi tự tánh của thức không có sở đắc tức là thức trong thức cũng không có sở đắc. Khi thức trong thức không có sở đắc tức là thức trong thức có sở đắc. Nếu thức trong thức có sở đắc thì thức trong thức ấy không có sở đắc. Vì vậy, ở trong các thức có sở đắc hay không có sở đắc thì đối với các loại thức đều được siêu việt, liền được giải thoát, thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với các sắc, Đại Bồ-tát cần phải biết rõ năm loại pháp sân, biết rồi thì xả bỏ. Năm pháp sân ấy là gì? Một là sân tầm tứ; hai là sân tầm tứ cùng khắp; ba là sân tứ phân biệt; bốn là sân; năm là đại sân.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với các thức, Đại Bồ-tát cần phải biết rõ năm pháp sân. Nếu biết rồi phải xả bỏ. Năm pháp sân ấy là gì? Một là sân tầm tứ; hai là sân tầm tứ cùng khắp; ba là sân tứ phân biệt; bốn là sân; năm là đại sân.

Này Tu-bồ-đề! Đối với các sắc, nếu Đại Bồ-tát đã xa lìa năm pháp sân này tức là đối với tự tánh của các sắc không có sở đắc. Nếu khi tự tánh của sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc cũng không có sở đắc. Nếu khi sắc trong sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc có sở đắc. Nếu sắc trong sắc có sở đắc thì sắc trong sắc ấy không có sở đắc. Vì vậy ở trong các sắc có sở đắc hay không có sở đắc thì đối với các loại sắc đều được siêu việt, liền được giải thoát, thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy, ở trong các thức, nếu Đại Bồ-tát đã lìa bỏ năm pháp sân rồi tức là đối với tự tánh của các thức không có sở đắc. Nếu khi tự tánh của thức không có sở đắc thì thức trong thức cũng không có sở đắc. Nếu thức trong thức không có sở đắc tức là thức trong thức có sở đắc. Nếu thức trong thức có sở đắc thì thức trong thức ấy không có sở đắc. Vì vậy, nếu trong các thức có sở đắc hay không có sở đắc, đối với các loại thức đều được siêu việt, liền được giải thoát, thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với các sắc, Đại Bồ-tát cần phải biết rõ năm pháp si, biết rồi nên xả bỏ. Năm pháp si ấy là gì? Một là si động loạn; hai là si tướng động loạn; ba là si tướng không động loạn; bốn là si; năm là đại si.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Đối với các thức, Đại Bồ-tát cần phải biết năm pháp si, biết rồi nên lìa bỏ. Năm pháp si ấy là gì? Một là si động loạn; hai là si tướng động loạn; ba là si tướng không động loạn; bốn là si; năm là đại si.

Này Tu-bồ-đề! Đối với các sắc, nếu Đại Bồ-tát xa lìa năm pháp si này tức là đối với tự tánh của các sắc không có sở đắc. Nếu khi đối với tự tánh của sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc cũng không có sở đắc. Nếu khi sắc trong sắc không có sở đắc thức là sắc trong sắc có sở đắc. Nếu sắc trong sắc có sở đắc thì sắc trong sắc ấy không có sở đắc. Vì vậy ở trong các sắc nếu có sở đắc hay không có sở đắc thì đối với các loại sắc đều siêu việt, liền được giải thoát, thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy. Đối với các thức nếu Đại Bồ-tát lìa bỏ năm pháp si tức là đối với tự tánh của các thức không có sở đắc. Nếu khi tự tánh của thức không có sở đắc thì thức trong thức cũng không có sở đắc. Nếu khi thức trong thức không có sở đắc tức là thức trong thức có sở đắc. Nếu thức trong thức có sở đắc tức là thức trong thức ấy không có sở đắc. Vì vậy, các thức có sở đắc hay không có sở đắc đối với các loại thức đều được siêu việt, liền được giải thoát, thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với các sắc, Đại Bồ-tát nên biết năm pháp ngã mạn, biết rồi nên lìa bỏ. Năm pháp mạn ấy là gì? Một là mạn đa văn; hai là mạn cao thắng; ba là mạn tăng thượng; bốn là mạn; năm là đại mạn.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy, Đối với các thức, Đại Bồ-tát cần phải biết rõ năm pháp mạn, biết rồi nên lìa bỏ. Năm pháp mạn ấy là gì? Một là mạn đa văn; hai là mạn cao thắng; ba là mạn tăng thượng; bốn là mạn; năm là đại mạn.

Này Tu-bồ-đề! Đối với các sắc, nếu Đại Bồ-tát lìa bỏ năm pháp mạn này tức là với tự tánh của các sắc không có sở đắc. Nếu khi đối với tự tánh của sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc không có sở đắc. Nếu khi sắc trong sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc có sở đắc. Nếu sắc trong sắc có sở đắc tức là sắc trong sắc ấy không có sở đắc. Vì vậy, ở trong các sắc có sở đắc hay không có sở đắc đối với các loại sắc đều được siêu việt, liền được giải thoát, thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với các thức, nếu Đại Bồ-tát xa lìa năm pháp mạn này rồi tức là đối với tự tánh của các thức không có sở đắc. Nếu khi đối với tự tánh của thức không có sở đắc thì thức trong thức cũng không có sở đắc. Nếu khi thức trong thức không có sở đắc tức là thức trong thức có sở đắc. Nếu thức trong thức có sở đắc tức là thức trong thức ấy không có sở đắc. Vì vậy, trong các thức có sở đắc hay không có có sở đắc đối với các loại thức đều được siêu việt, liền được giải thoát, thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

*********

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát cần phải biết rõ năm pháp kiến, biết rồi thì nên lìa bỏ. Năm pháp kiến ấy là gì? Một là kiến về tự tánh điên đảo; hai là kiến về hữu; ba là kiến về vu báng; bốn là kiến; năm là đại kiến.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy; đối với pháp thức, Đại Bồ-tát cần phải biết rõ năm pháp kiến. Nếu biết rồi thì nên lìa bỏ. Năm pháp kiến ấy là gì? Một là kiến về tự tánh điên đảo; hai là kiến về hữu; ba là kiến về vu báng; bốn là kiến; năm là đại kiến.

Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, nếu Đại Bồ-tát có thể lìa bỏ năm pháp kiến này tức là tự tánh của các sắc không có sở đắc. Nếu khi tự tánh của sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc cũng không có sở đắc. Nếu khi sắc trong sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc có sở đắc. Nếu sắc trong sắc có sở đắc tức là sắc trong sắc ấy không có sở đắc. Vì vậy, trong các sắc nếu có sở đắc hay không có sở đắc, đối với các loại sắc đều được siêu việt, liền được giải thoát, thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, nếu Đại Bồ-tát có thể lìa bỏ năm loại pháp kiến ấy tức là tự tánh của các thức không có sở đắc. Nếu khi tự tánh của thức không có sở đắc tức là thức trong thức cũng không có sở đắc. Nếu khi thức trong thức không có sở đắc tức là thức trong thức có sở đắc. Nếu thức trong thức có sở đắc tức là thức trong thức ấy không có sở đắc. Vì vậy, ở trong các thức nếu có sở đắc hay không có sở đắc thì đối với các loại thức đều được siêu việt, liền được giải

thoát, thành tựu quả Vô thượng Bồ-đề.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát cần phải biết rõ năm loại pháp nghi, biết rồi thì nên lìa bỏ. Năm pháp nghi là gì? Một là nghi về pháp; hai là nghi các cõi khổ; ba là nghi về sự tịch tĩnh của pháp Phật và Bồ-tát; bốn là nghi; năm là đại nghi.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy; ở trong pháp thức, Đại Bồ-tát cần phải biết rõ năm pháp nghi. Nếu biết rồi nên lìa bỏ. Năm pháp nghi ấy là gì? Một là nghi về pháp; hai là nghi các cõi khổ; ba là nghi về sự tịch tĩnh của pháp Phật và Bồtát; bốn là nghi; năm là đại nghi.

Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, nếu Đại Bồ-tát lìa bỏ năm pháp nghi này tức là tự tánh của các sắc không có sở đắc. Nếu khi tự tánh của sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc không có sở đắc. Nếu khi sắc trong sắc không có sở đắc tức là sắc trong sắc có sở đắc. Nếu sắc trong sắc có sở đắc tức là sắc trong sắc ấy không có sở đắc. Vì vậy, ở trong các sắc có sở đắc hay không có sở đắc thì đối với các loại sắc đều được siêu việt, liền được giải thoát, thành tựu quả Bồđề vô thượng.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy, đối với pháp thức, nếu Đại Bồ-tát có thể lìa bỏ năm pháp nghi tức là tự tánh của các thức không có sở đắc. Nếu khi tự tánh của thức không có sở đắc tức là thức trong thức không có sở đắc. Nếu khi thức trong thức không có sở đắc tức là thức trong thức có sở đắc. Nếu thức trong thức có sở đắc tức là thức trong thức ấy không có sở đắc. Vì vậy, ở trong các thức có sở đắc hay không có sở đắc thì đối với các loại thức đều được siêu việt, liền được giải thoát, thành tựu quả Vô thượng Bồ-đề.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc hoặc Đại Bồ-tát có sự mong cầu, hoặc đối với sắc có nói pháp, hoặc đối với sắc làm thanh tịnh nghiệp thân, ngữ, ý, đối với sắc ấy nói là đúng, khen ngợi là đúng. Do mong cầu như vậy, nói pháp như vậy, nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh như vậy nên Đại Bồ-tát ấy đối với sắc đã cầu ngược lại với cái khổ thì nên biết, Đại Bồ-tát ấy không nói pháp chân chánh, không thể làm thanh tịnh nghiệp thân, khẩu, ý.

Này Tu-bồ-đề! Mặc dù Đại Bồ-tát mong cầu sắc, trong sắc nói pháp, trong sắc làm thanh tịnh thân, khẩu, ý nghiệp nhưng đối với sắc không nói là đúng, không khen ngợi là đúng; vì không mong cầu như vậy, không nói pháp như vậy, không thanh tịnh nghiệp thân, khẩu, ý như vậy nên Đại Bồ-tát đối với sắc có thể mong cầu như vậy thì nên biết rằng Đại Bồ-tát ấy nói pháp chân chánh, ở trong sắc có thể làm thanh tịnh nghiệp thân, khẩu, ý.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát có sự mong cầu, hoặc đối với thức có nói pháp, hoặc đối với thức làm thanh tịnh nghiệp thân, khẩu, ý; liền đối với thức đã nói là đúng, khen ngợi là đúng; do mong cầu như vậy, nói pháp như vậy, thanh tịnh nghiệp thân, khẩu, ý như vậy nên Đại Bồ-tát ấy đối với thức ấy đã cầu ngược lại với khổ, thì nên biết, Đại Bồ-tát ấy không nói pháp chân chánh, không thể làm thanh tịnh nghiệp thân, khẩu, ý.

Này Tu-bồ-đề! Mặc dù Đại Bồ-tát cầu thức, ở trong thức mà nói pháp, ở trong thức mà thanh tịnh thân, khẩu, ý nghiệp, nhưng ở trong thức không nói là đúng, không khen ngợi là đúng; do không cầu như vậy, không nói pháp như vậy, không thanh tịnh nghiệp thân, khẩu, ý như vậy nên Đại Bồ-tát ở trong thức mà cầu như vậy thì nên biết, Đại Bồ-tát ấy nói pháp chân chánh, ở trong thức làm thanh tịnh thân, khẩu, ý nghiệp.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát khởi tâm muốn trụ trong cảnh giới bình đẳng, đối với pháp sắc ấy, khi khởi lòng tin hiểu thì cả hai trong hai trường hợp có sở đắc, nghĩa là đối tượng sắc để tin hiểu và chủ thể tin hiểu về sắc. Đối với sắc, Đại Bồ-tát ấy theo đối tượng tin hiểu mà nói chủ thể tin hiểu, theo khả năng tin hiểu mà nói sự tin hiểu, thì nên biết đối với các sắc, Đại Bồ-tát ấy không nói pháp một cách chân chánh. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì đối tượng tin hiểu sắc và chủ thể tin hiểu sắc không có tướng khác.

Này Tu-bồ-đề! Nếu ở trong sắc, chủ thể và đối tượng tin hiểu có tướng khác thì các sự tin hiểu của tất cả chúng sinh ở trong pháp bình đẳng có tướng sai khác, có thể thấy, có thể đắc, tức là chẳng phải mộng, không có sở duyên mà lại tin hiểu có thể đắc do hàng chúng sinh phàm phu đối với các sắc thấy là thật, không tương ưng, với sự tin hiểu như lý vô phân biệt.

Này Tu-bồ-đề! Nếu đối với sắc, sự tin hiểu không lay chuyển thì tất cả sự tin hiểu của tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Ở trong sự tin hiểu không có tướng sai biệt để thấy, để đắc, tức là như mộng… không có sở duyên cho sự tin hiểu để có sở đắc. Do phàm phu chúng sinh ấy đối với các sắc không thấy có thật, tức là tương ưng với sự tin hiểu như lý vô phân biệt, cho nên biết, đối tượng hiểu sắc và chủ thể tin hiểu sắc không có tướng khác. Đại Bồ-tát nên thấy như vậy. Ai thấy như vậy thì không có tướng khác để thấy, liền đối với sắc tùy theo chủ thể tin hiểu mà sinh khởi, tức là đối tượng tin hiểu. Những gì nói trong đây là làm cho nghĩa được sáng tỏ.

Đại Bồ-tát nào quán sát như vậy, nói ra điều gì đều là nói chân chánh. Do như vậy nên biết: trong sắc, hai pháp chủ thể và đối tượng tin hiểu đều hòa hợp; nếu lìa chủ thể thì không đối tượng, vì cả hai đều phải có. Trước đây, các Đại Bồ-tát có tưởng về chủ thể tin hiểu sắc như thật mà đã quán. Lại nữa, đối với tưởng cả hai về sắc cũng như thật quán. Quán như vậy rồi tức là đối với tất cả sắc đều không có sở đắc. Khi tất cả sắc không có sở đắc tức là trong sắc loạn động mà có sở đắc. Khi trong sắc loạn động có sở đắc tức là tướng loạn động của sắc có sở đắc. Khi tướng loạn động của sắc có sở đắc tức là pháp loạn động của sắc có sự tập hợp. Khi pháp loạn động của sắc có sự tập hợp tức là trong sắc ấy không loạn động, pháp bình đẳng nhưng có sự tập hợp.

Các Đại Bồ-tát nếu đối với sắc như đã nói trên như vậy có loạn động và pháp không loạn động mà không tập hợp thì ở trong sắc không có pháp loạn động và không động loạn, lấy pháp bình đẳng để làm nơi nương tựa thì nên tu tập tất cả Phật pháp, làm thành thục các hữu tình, trang nghiêm cõi Phật, mau chứng quả Vô thượng Bồđề. Ở trong các sắc, các Đại Bồ-tát nếu có thể hoàn toàn giác ngộ như vậy thì nói ra điều gì là nói đúng đắn.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Nếu Đại Bồ-tát tâm muốn trụ trong cảnh giới bình đẳng, khi thức pháp ấy có lòng tin hiểu thì cả hai trong hai trường hợp có sở đắc, nghĩa là sự tin hiểu về thức và khả năng tin hiểu về thức, Đại Bồ-tát ấy liền ở trong thức theo sự tin hiểu mà nói khả năng tin hiểu, theo khả năng tin hiểu mà nói sự tin hiểu, nên biết Đại Bồ-tát ở trong các thức không nói pháp một cách đúng đắn. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì sự tin hiểu về thức và khả năng tin hiểu về thức không có tướng khác.

Này Tu-bồ-đề! Nếu ở trong thức, về khả năng và sự tin hiểu có tướng khác thì tin hiểu của tất cả chúng sinh trong pháp bình đẳng có tướng sai khác có thể thấy, có thể đắc, chẳng phải mộng… không có sở duyên mà tin hiểu có sở đắc. Do hàng phàm phu chúng sinh ấy ở trong các thức sinh có thật kiến, không tương ưng đúng lý với sự tin hiểu vô phân biệt.

Này Tu-bồ-đề! Ở trong thức, nếu không có sự tin hiểu để chuyển thì các tin hiểu của tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Ở trong sự tin hiểu không có tướng sai biệt để thấy, để đắc thì như trong mộng, không có sở duyên mà tin hiểu có sở đắc. Do hàng phàm phu chúng sinh ở trong các thức không có thật kiến tương ưng đúng lý với sự tin hiểu vô phân biệt, cho nên biết rằng: khả năng tin hiểu về thức và sự tin hiểu về thức tướng giống nhau. Các Đại Bồ-tát nên thấy như vậy. Ai thấy như vậy tức là không có tướng khác để thấy, liền đối với thức theo chủ thể tin hiểu mà sinh khởi, tức là đối tượng tin hiểu.

Những gì đã nói trên đây là làm nghĩa sáng tỏ. Nếu Đại Bồ-tát quán sát như vậy, các lời đã nói ra đó là nói đúng đắn. Vì vậy nên biết, chủ thể và đối tượng hiểu hai pháp hòa hợp, nếu lìa chủ thể thì không có đối tượng, vì cả hai đều phải có. Các Đại Bồ-tát trước đây có tưởng về chủ thể tin hiểu thức mà quán sát như thật, lại đối với tưởng cả hai về thức cũng quán như thật. Quán như vậy rồi tức là tất cả thức đều không có sở đắc. Nếu khi tất cả thức không có sở đắc tức là trong thức động loạn lại có sở đắc. Nếu khi trong thức loạn động có sở đắc tức là tướng loạn động của thức có sở đắc. Nếu khi tướng loạn động của thức có sở đắc tức là pháp loạn động của thức có sự tập hợp. Vì pháp loạn động của thức có sự tập hợp nên trong thức ấy không có động loạn, pháp bình đẳng nhưng có sự tập hợp. Các Đại Bồ-tát nếu đối với thức như đã nói trước đây như vậy, có pháp loạn động và pháp không loạn động không có sự tập hợp, thì trong thức ấy không có pháp loạn động và không động loạn, lấy pháp bình đẳng để làm chỗ nương tựa, nên tu tập tất cả Phật pháp, làm thành tựu các hữu tình, làm trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

Đối với các thức, nếu các Đại Bồ-tát hoàn toàn giác ngộ như vậy thì những điều đã nói ra là đúng đắn.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ năm loại tướng để tu tập pháp Từ. Năm pháp ấy là gì? Một là Từ giữ gìn Chánh pháp; hai là Từ giữ gìn các sự an vui của thế gian; ba là Từ giữ gìn sự an vui thù thắng vi diệu của xuất thế gian; bốn là Từ; năm là đại Từ.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng để tu hành pháp Từ.

Năm pháp ấy là gì? Một là Từ giữ gìn Chánh pháp; hai là Từ giữ gìn những sự an vui của thế gian; ba là Từ giữ gìn những sự an vui thù thắng vi diệu của xuất thế gian; bốn là Từ; năm là Đại Từ.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng để tu hành pháp Bi. Năm pháp ấy là gì? Một là Bi không chấp trước; hai là Bi hòa hợp; ba là Bi không ly tán; bốn là Bi; năm là đại Bi.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy, đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng để tu hành pháp Bi.

Năm pháp ấy là gì? Một là Bi không chấp trước; hai là Bi hòa hợp; ba là Bi không ly tán; bốn là Bi; năm là đại Bi.

Này Tu-bồ-đề! Đối với sắc pháp, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng để tu hành pháp Hỷ.

Năm pháp ấy là gì? Một là Hỷ Chánh pháp thanh tịnh, không hoại, tùy hỷ mà giữ gìn; hai là Hỷ các sự an vui của thế gian không hoại, tùy hỷ giữ gìn; ba là Hỷ các sự an vui vi diệu của xuất thế gian không hoại, tùy hỷ giữ gìn; bốn là Hỷ; năm là đại Hỷ.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy, đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng tu hành pháp Hỷ. Năm pháp ấy là gì? Một là Hỷ chánh pháp thanh tịnh không hoại, tùy hỷ giữ gìn; hai là Hỷ các sự an vui của thế gian không hoại, tùy hỷ giữ gìn; ba là Hỷ các sự vui vi diệu của xuất thế gian không hoại, tùy hỷ giữ gìn; bốn là Hỷ; năm là đại Hỷ.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với sắc pháp, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng tu hành pháp Xả. Năm pháp ấy là gì? Một là Xả diệt trừ các hiểu biết không chân chánh và các tạp nhiễm; hai là Xả xa lìa tất cả lỗi lầm, vứt bỏ các tạp nhiễm; ba là Xả cất giữ tất cả các công đức, diệt trừ các tạp nhiễm; bốn là Xả; năm là đại Xả.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy, Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng để tu hành pháp Xả. Năm pháp ấy là gì? Một là Xả diệt trừ các hiểu biết không chân chánh; hai là Xả lìa tất cả lỗi lầm, vứt bỏ các tạp nhiễm; ba là Xả cất chứa tất cả các công đức, diệt trừ các tạp nhiễm; bốn là Xả; năm là đại Xả.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Năm pháp ấy là gì? Một là Bố thí về thề nguyện; hai là Bố thí về tài của và sự không sợ sệt; ba là Bố thí pháp; bốn là Bố thí; năm là Đại bố thí.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng tu hành Bố thí ba-la-mật-đa. Năm pháp ấy là gì? Một là Bố thí về lời nguyện; hai là Bố thí về tài của và sự không sợ sệt, ba là Bố thí pháp; bốn là Bố thí; năm là Đại bố thí.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng tu hành giữ Trì giới ba-la-mật-đa. Năm pháp ấy là gì? Một là Giới làm lợi ích cho hữu tình; hai là Giới làm cho pháp định; ba là Giới pháp vô lậu; bốn là Giới; năm là Đại giới.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng tu hành Trì giới ba-lamật-đa. Năm pháp ấy là gì? Một là Giới làm lợi ích cho hữu tình; hai là Giới làm cho pháp an định; ba là Giới pháp vô lậu; bốn là Giới; năm là Đại giới.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng để tu hành Nhẫn nhục ba-la-mật-đa. Năm pháp ấy là gì? Một là Nhẫn nhục chịu kẻ oán làm hại; hai là Nhẫn nhục chấp nhận chịu khổ; ba là Nhẫn quán sát pháp thật kỹ; bốn là Nhẫn, năm là Đại nhẫn.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng để tu hành Nhẫn nhục ba-la-mật-đa. Năm pháp ấy là gì? Một là Nhẫn nhục chịu kẻ oán làm hại; hai là Nhẫn nhục chấp nhận chịu khổ; ba là Nhẫn quán sát pháp thật kỹ; bốn là Nhẫn; năm là Đại nhẫn.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng để tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Năm pháp ấy là gì? Một là Tinh tấn suy nghĩ đọc tụng giảng nói; hai là Tinh tấn xa lìa tất cả lỗi lầm; ba là Tinh tấn tích chứa các công đức; bốn là Tinh tấn; năm là Đại tinh tấn.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ năm loại tướng để tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa. Năm tướng ấy là gì? Một là Tinh tấn suy nghĩ đọc tụng giảng nói; hai là Tinh tấn xa lìa tất cả lỗi lầm; ba là Tinh tấn tích chứa các công đức; bốn là Tinh tấn; năm là Đại tinh tấn.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm tướng tu hành Thiền định ba-la-mật-đa. Năm tướng ấy là gì? Một là Thiền định hiểu hoàn hảo không lìa văn tự; hai là Thiền định hoàn toàn lìa văn tự, đầu tiên làm thanh tịnh thế gian; ba là Thiền định xuất thế gian; bốn là Thiền định; năm là Đại thiền định.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm tướng tu hành Thiền định ba-la-mật-đa. Năm tướng ấy là gì? Một là Thiền định hiểu hoàn hảo không lìa văn tự; hai là Thiền định hoàn toàn lìa văn tự, đầu tiên làm thanh tịnh thế gian; ba là Thiền định xuất thế gian; bốn là Thiền định; năm là Đại thiền định.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Năm tướng ấy là gì? Một là Trí tuệ làm nơi nương tựa để hiểu hoàn hảo định không lìa văn tự; hai là Trí tuệ làm nơi nương tựa để hoàn toàn lìa định văn tự, đầu tiên làm thanh tịnh thế gian; ba là Trí tuệ làm nơi nương tựa để ra khỏi định thế gian; bốn là Trí tuệ; năm là Đại trí tuệ.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng tu hành Bát-nhã ba-la-mật. Năm tướng ấy là gì? Một là Trí tuệ làm nơi nương tựa để hiểu hoàn hảo định không lìa văn tự; hai là Trí tuệ làm nơi nương tựa để hoàn toàn lìa định văn tự, đầu tiên làm thanh tịnh thế gian; ba là Trí tuệ làm nơi nương tựa để ra khỏi định thế gian; bốn là Trí tuệ; năm là Đại trí tuệ.

*********

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ năm loại tướng gần gũi Thiện tri thức. Năm tướng ấy là gì? Một là gần gũi nghe, tiếp thu; hai là gần gũi phục vụ, làm việc, học pháp; ba là gần gũi tu hành tiến bộ; bốn là gần gũi; năm là rất gần gũi.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ năm loại tướng gần gũi Thiện tri thức. Năm tướng ấy là gì? Một là gần gũi nghe, tiếp thu; hai là gần gũi phục vụ, làm việc, học pháp; ba là gần gũi tu hành tiến bộ; bốn là gần gũi; năm là rất gần gũi.

Khi gần gũi Thiện tri thức như vậy, Đại Bồ-tát dùng phương tiện giải thoát để giáo hóa họ thì có thể sinh nhiều phước đức, mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm tướng cúng dường Như Lai. Năm tướng ấy là gì? Một là cung kính tín tưởng cúng dường bằng nhiều lời khen ngợi; hai là cung kính tín tưởng cúng dường bằng lợi dưỡng thanh tịnh; ba là cúng dường bằng tu hành tiến bộ; bốn là cúng dường; năm là đại cúng dường.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng cúng dường Như Lai. Năm tướng ấy là gì? Một là cung kính tín tưởng cúng dường bằng nhiều lời khen ngợi; hai là tín tưởng cúng dường bằng lợi dưỡng thanh tịnh; ba là cúng dường bằng tu hành tiến bộ; bốn là cúng dường; năm là đại cúng dường.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát cúng dường Như Lai tương ưng đúng lý như vậy thì chư Phật và Bồ-tát ở vô biên thế giới khen ngợi, cũng được Trời, Người, A-tu-la… trong thế gian cung cấp, lợi dưỡng, làm thành thục vô biên chúng sinh, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau chứng quả Bồ-đề vô thượng.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát có thể tương ưng như lý với Bố thí ba-la-mật-đa. Nếu tu bố thí hữu tướng cũng mau viên mãn Bố thí ba-la-mật-đa; mà tu bố thí vô tướng cũng mau viên mãn Bố thí ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Làm thế nào Đại Bồ-tát ấy đối với pháp sắc, tu Bố thí hữu tướng hay Bố thí vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành bố thí để cầu giải thoát mà có đối tượng bố thí giải thoát có thể đắc, có chủ thể bố thí giải thoát có thể đắc. Nếu tu như vậy thì nên biết: Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát tu Bố thí hữu tướng.

Đối với pháp sắc, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành cầu giải thoát mà không có đối tượng bố thí giải thoát có thể đắc, không có chủ thể bố thí giải thoát có thể đắc thì nên biết Đại Bồ-tát ấy tu Bố thí vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của sắc không có sở đắc, nên bản tánh không có sở đắc; quán chư Như Lai cũng không có sở đắc, vì bản tánh không có sở đắc.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát có thể tương ưng đúng lý với Bố thí ba-lamật-đa. Nếu tu Bố thí hữu tướng cũng mau viên mãn Bố thí ba-lamật-đa. Nếu tu bố thí vô tướng cũng mau viên mãn Bố thí ba-lamật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Thế nào là đối với pháp thức, Đại Bồ-tát tu Bố thí hữu tướng hay tu Bố thí vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát khi tu hành bố thí cầu giải thoát mà có đối tượng bố thí giải thoát có thể đắc, có chủ thể giải thoát bố thí có thể đắc, thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Bố thí hữu tướng.

Nếu Đại Bồ-tát đối với pháp thức, khi tu hành bố thí để cầu giải thoát mà không có đối tượng bố thí giải thoát có thể đắc, không có chủ thể bố thí giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Bố thí vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của thức không có sở đắc, nên bản tánh không có sở đắc, quán chư Như Lai cũng không có sở đắc vì bản tánh không có sở đắc.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nào có thể tương ưng như lý với Trì giới ba-la-mật-đa, thì dù Trì giới hữu tướng cũng mau viên mãn Trì giới ba-la-mật-đa, dù tu Trì giới vô tướng cũng mau viên mãn Trì giới ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Thế nào là Đại Bồ-tát đối với pháp sắc tu Trì giới hữu tướng hay Trì giới vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát đối với pháp sắc, khi tu hành trì giới để cầu giải thoát mà có đối tượng trì giới giải thoát có thể đắc, có chủ thể trì giới giải thoát có thể đắc, thì nên biết tu hành như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp sắc tu Trì giới hữu tướng.

Nếu Đại Bồ-tát đối với pháp sắc, khi tu hành trì giới cầu giải thoát mà không có đối tượng rì giới giải thoát có thể đắc, không có chủ thể trì giới giải thoát có thể đắc, thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp sắc tu Trì giới vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của sắc không có sở đắc, nên bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai cũng không sở đắc, bản tánh không có sở đắc.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát tương ưng như lý với Trì giới ba-la-mật-đa thì dù tu Trì giới hữu tướng cũng mau viên mãn Trì giới ba-la-mật-đa, dù tu Trì giới vô tướng cũng mau viên mãn Trì giới ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Thế nào là Đại Bồ-tát đối với pháp thức tu Trì giới hữu tướng hoặc Trì giới vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp thức, khi Đại Bồ-tát tu hành trì giới cầu giải thoát mà có đối tượng trì giới giải thoát có thể đắc, có chủ thể trì giới giải thoát có thể đắc, thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Trì giới hữu tướng.

Nếu Đại Bồ-tát đối với pháp thức tu hành trì giới cầu giải thoát mà không có đối tượng trì giới giải thoát có thể đắc, không có chủ thể trì giới giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Trì giới vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của thức không có sở đắc nên bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai cũng không có sở đắc vì bản tánh không có sở đắc.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát tương ưng như lý với Nhẫn nhục ba-la-mật-đa thì dù tu Nhẫn nhục hữu tướng cũng mau viên mãn Nhẫn nhục ba-la-mật-đa, dù tu Nhẫn nhục vô tướng cũng mau viên mãn Nhẫn nhục ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Sao gọi là Đại Bồ-tát đối với pháp sắc, tu Nhẫn nhục hữu tướng hay Nhẫn nhục vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, nếu Đại Bồ-tát khi tu hành nhẫn nhục cầu giải thoát có đối tượng nhẫn nhục giải thoát có thể đắc, có chủ thể nhẫn nhục giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Nhẫn nhục hữu tướng.

Nếu Đại Bồ-tát đối với pháp sắc, khi tu hành nhẫn nhục cầu giải thoát mà không có đối tượng nhẫn nhục giải thoát có thể đắc, không có chủ thể nhẫn nhục giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Nhẫn nhục vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của sắc không có sở đắc, nên bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát tương ưng như lý với Nhẫn nhục ba-la-mật-đa thì dù tu Nhẫn nhục hữu tướng cũng mau viên mãn Nhẫn nhục ba-lamật-đa, dù tu Nhẫn nhục vô tướng cũng mau viên mãn Nhẫn nhục ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Sao gọi là Đại Bồ-tát đối với pháp thức, tu Nhẫn nhục hữu tướng hay Nhẫn nhục vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát đối với pháp thức, khi tu hành nhẫn nhục cầu giải thoát có đối tượng nhẫn nhục giải thoát có thể đắc, có chủ thể nhẫn nhục giải thoát có thể đắc thì nên biết, tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Nhẫn nhục hữu tướng.

Nếu Đại Bồ-tát đối với pháp thức, khi tu hành nhẫn nhục cầu giải thoát không có đối tượng nhẫn nhục giải thoát có thể đắc, không có chủ thể nhẫn nhục giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Nhẫn nhục vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của thức không có sở đắc, nên bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc nên bản tánh không có sở đắc.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát có thể tương ưng như lý với Tinh tấn ba-la-mật-đa thì dù Tu tinh tấn hữu tướng cũng mau viên mãn Tinh tấn ba-la-mật-đa, dù tu Tinh tấn vô tướng cũng mau viên mãn Tinh tấn ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Sao gọi là Đại Bồ-tát đối với pháp sắc, tu Tinh tấn hữu tướng hay Tinh tấn vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, khi Đại Bồ-tát tu hành tinh tấn cầu giải thoát có đối tượng tinh tấn giải thoát có thể đắc, có chủ thể tinh tấn giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy Đại Bồ-tát đối với pháp sắc tu Tinh tấn hữu tướng.

Nếu đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát tu tinh tấn cầu giải thoát không có đối tượng tinh tấn giải thoát có thể đắc, không có chủ thể tinh tấn giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Tinh tấn vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của sắc không có sở đắc nên bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc nên bản tánh không có sở đắc.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát có thể tương ưng như lý với Tinh tấn ba-lamật-đa thì dù tu Tinh tấn hữu tướng cũng mau viên mãn Tinh tấn bala-mật-đa, dù tu Tinh tấn vô tướng cũng mau viên mãn Tinh tấn bala-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Sao gọi là Đại Bồ-tát đối với thức pháp tu Tinh tấn hữu tướng hoặc Tinh tấn vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Ở trong pháp thức, khi Đại Bồ-tát tu hành tinh tấn cầu giải thoát, có đối tượng ở tinh tấn giải thoát có thể đắc, có chủ thể tinh tấn giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Tinh tấn hữu tướng.

Nếu đối với thức pháp, khi Đại Bồ-tát tinh tấn cầu giải thoát không có đối tượng tinh tấn giải thoát có thể đắc, không có chủ thể tinh tấn giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức Tu tinh tấn vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của sắc không có sở đắc, nên bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc, nên bản tánh không có sở đắc.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát tương ưng đúng lý với Thiền định ba-la-mật-đa, thì dù tu thiền định hữu tướng cũng mau viên mãn Thiền định ba-la-mật-đa, dù tu Thiền định vô tướng cũng mau viên mãn Thiền định ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Nếu đối với pháp sắc, khi Đại Bồ-tát tu hành thiền định cầu giải thoát, có đối tượng thiền định giải thoát có thể đắc, có chủ thể thiền định giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp sắc tu Thiền định hữu tướng.

Nếu đối với pháp sắc, khi Đại Bồ-tát tu hành thiền định cầu giải thoát không có đối tượng thiền định giải thoát có thể đắc, không có chủ thể thiền định giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Thiền định vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của sắc không sở đắc nên bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc nên tự tánh không có sở đắc.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát tương ưng như lý với Thiền định ba-la-mật-đa. Thì dù tu thiền định hữu tướng cũng mau viên mãn Thiền định ba-lamật-đa, dù tu Thiền định vô tướng cũng mau viên mãn Thiền định ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Sao gọi là đối với pháp thức, Đại Bồ-tát tu thiền định hữu tướng, hoặc thiền định vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp thức, khi Đại Bồ-tát tu hành thiền định cầu giải thoát có đối tượng thiền định giải thoát có thể đắc, có chủ thể thiền định giải thoát có thể đắc, thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Thiền định hữu tướng.

Nếu Đại Bồ-tát khi đối với pháp thức tu hành thiền định cầu giải thoát không có đối tượng thiền định giải thoát có thể đắc, không có chủ thể thiền định giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Thiền định vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của thức không có sở đắc nên bản tánh không có sở đắc.

Quán chư Như Lai không có sở đắc nên bản tánh không có sở đắc.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát có thể tương ưng như lý với Bát-nhã ba-la-mật-đa thì dù tu Bát-nhã hữu tướng cũng mau viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa, dù tu Bát-nhã vô tướng cũng mau viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Sao gọi là Đại Bồ-tát đối với pháp sắc, tu Bátnhã hữu tướng hoặc Bát-nhã vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, khi Đại Bồ-tát tu hành Bátnhã cầu giải thoát, có đối tượng Bát-nhã giải thoát có thể đắc, có chủ thể Bát-nhã giải thoát có thể đắc. Tu như vậy, nên biết là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Bát-nhã hữu tướng.

Nếu đối với pháp sắc, khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã cầu giải thoát không có đối tượng Bát-nhã giải thoát có thể đắc, không có chủ thể Bát-nhã giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Bát-nhã vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của thức không có sở đắc, nên bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như lai không có sở đắc nên bản tánh không có sở đắc.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Đối với pháp thức, Đại Bồ-tát tương ưng như lý với Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì dù tu Bát-nhã hữu tướng cũng mau viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa, dù tu Bát-nhã vô tướng cũng mau viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Sao gọi là đối với pháp thức, Đại Bồ-tát tu Bátnhã hữu tướng hoặc Bát-nhã vô tướng?

Này Tu-bồ-đề! Nếu đối với pháp thức, khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã cầu giải thoát, có đối tượng Bát-nhã giải thoát có thể đắc, có năng Bát-nhã giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Bát-nhã hữu tướng.

Nếu đối với pháp thức, khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã cầu giải thoát không có đối tượng Bát-nhã giải thoát có thể đắc, không có chủ thể Bát-nhã giải thoát có thể đắc thì nên biết tu như vậy là Đại Bồ-tát ấy đối với pháp thức tu Bát-nhã vô tướng. Vì sao? Vì tự tánh của thức không có sở đắc, nên bản tánh không có sở đắc. Quán chư Phật không có sở đắc nên bản tánh không có sở đắc.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ Tam-ma-địa Không.

Này Tu-bồ-đề! Sao gọi là Tam-ma-địa Không ở trong sắc? Nghĩa là ở trong sắc, Đại Bồ-tát quán vô tánh Không, tánh Không cũng vậy, bản tánh Không cũng vậy. Các sở duyên đều phải an trụ tâm vào một tánh cảnh. Đây tức là Tam-ma-địa Không trong sắc.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát ở trong sắc đã như thật biết rõ Không Tam-ma-địa thì thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ Tam-ma-địa Vô tướng.

Này Tu-bồ-đề! Sao gọi là Tam-ma-địa Vô tướng trong sắc? Ở trong pháp sắc, Đại Bồ-tát quán vô tánh Không, tánh Không cũng như vậy, bản tánh Không cũng như vậy.

Nếu các tác ý diệt thì ở trong sắc quán tướng vô tánh, tướng hữu tánh cũng như vậy; tướng hữu tánh vô tánh cũng như vậy. Như vậy mới đạt được tướng vô tánh, lìa được thức đi theo. Tướng hữu tánh cũng như vậy, lìa được thức đi theo. Tướng hữu tánh vô tánh cũng vậy, lìa thức đi theo. Cho nên có thể an trụ tâm vào một tánh cảnh. Đây tức là Tam-ma-địa Vô tướng trong sắc.

Này Tu-bồ-đề! Ở trong sắc, như thật hiểu biết rõ Tam-ma-địa Vô tướng như vậy, thì thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ Vô nguyện Tam-ma-địa.

Sao gọi là Vô nguyện Tam-ma-địa ở trong sắc?

–Ở trong sắc, Đại Bồ-tát đạt được Tam-ma-địa Không, Vô tướng, tức là ở trong sắc quán tướng vô tánh, nhưng không duyên theo hành tướng sở duyên. Tướng hữu tánh cũng vậy, không duyên theo hành tướng sở duyên. Tướng hữu tánh vô tánh cũng vậy, không duyên theo hành tướng sở duyên. Cho nên có thể an trụ tâm vào một tánh cảnh. Đây tức là Tam-ma-địa Vô nguyện trong sắc.

Này Tu-bồ-đề! Ở trong sắc, Đại Bồ-tát đã biết rõ Vô nguyện Tam-ma-địa như vậy rồi thì thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Ở trong sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có ba loại nghĩa các hành là vô thường. Ba loại nghĩa đó là gì? Một là nghĩa không thật; hai là nghĩa phá hoại; ba là nghĩa hữu cấu vô cấu.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đại Bồtát nên biết rõ có ba nghĩa các hành vô thường.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có ba nghĩa các hành là khổ. Ba nghĩa đó là gì? Một là nghĩa không chấp trước; hai là nghĩa ba loại tướng; ba là nghĩa tương tục.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Đại Bồ-tát nên biết rõ có ba loại nghĩa các hành là khổ.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có ba loại nghĩa các pháp là vô ngã. Ba nghĩa ấy là gì? Một là nghĩa vô tánh là vô ngã; hai là nghĩa hữu tánh, vô tánh là vô ngã; ba là nghĩa bản tánh thanh tịnh là vô ngã.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đại Bồtát nên biết rõ có ba loại nghĩa các pháp là vô ngã.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp sắc, Đại Bồ-tát nên biết rõ có ba nghĩa Niết-bàn là tịch tĩnh. Ba nghĩa đó là gì? Một là nghĩa trong sắc vô tánh hoàn toàn thanh tịnh; hai là nghĩa hữu tánh, vô tánh tịch tĩnh; ba là nghĩa bản tánh thanh tịnh tịch tĩnh.

Này Tu-bồ-đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đại Bồtát nên biết rõ có ba nghĩa của Niết-bàn là tịch tĩnh.

Phật dạy kinh này xong, các Đại Bồ-tát, Tôn giả Tu-bồ-đề và các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tất cả Trời, Người, A-tu-la, Càn-thát-bà… trong thế gian nghe lời Phật dạy đều rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.