KINH GIẢI THÂM MẬT
Samdhinirmocana Sūtra
解深密經

Thích Pháp Chánh hợp dịch

 

Phụ lục: Đặc tính của Luận tạng

Luận tạng (Bổn mẫu): có 11 đặc tính.

1. Đặc tính thế tục:
– Nêu rõ Bổ đặc già la.
– Nêu rõ tự tính của biến kế sở chấp.
– Nêu rõ tác dụng của các pháp.

2. Đặc tính thắng nghĩa (nêu rõ bảy loại chân như):
– Lưu chuyển chân như.
– Tướng chân như.
– Liễu biệt chân như.
– An lập chân như (khổ thánh đế).
– Tà hạnh chân như (tập thánh đế).
– Thanh tịnh chân như (diệt thánh đế).
– Chánh hành chân như (đạo thánh đế).

3. Đặc tính đối tượng: nêu rõ chủng loại của các pháp.

4. Đặc tính của các hành: có tám loại hành quán là quán chân thật, quán an trụ, quán lỗi lầm, quán công đức, quán ý hướng, quán lưu chuyển, quán lý do, quán tổng và biệt. a. Quán chân thật: chân như của các pháp.
b. Quán an trụ:
– An lập bổ đặc già la.
– An lập tự tính của biến kế sở chấp.
– An lập sự thường xuyên giảng pháp, phân biệt đối tượng để giảng pháp, giảng pháp bằng sự hỏi ngược, bằng sự im lặng, hoặc an lập sự ẩn mật, sự nêu rõ, sự ký biệt, sự sai biệt.
c. Quán lỗi lầm: nêu rõ các pháp tạp nhiễm có vô lượng họa hoạn.
d. Quán công đức: nêu rõ các pháp thanh tịnh có vô lượng lợi ích.
e. Quán ý hướng: có sáu loại, (1) chân nghĩa, (2) chứng đắc, (3) chỉ dạy, (4) xa lìa hai cực đoan, (5) không thể nghĩ bàn, (6) ẩn ý.
f. Quán lưu chuyển: tướng hữu vi ba đời và bốn duyên (nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, và tăng thượng duyên).
g. Quán lý do:
(1) Tùy thuộc lẫn nhau.
(2) Tác dụng.
(3) Luận chứng thành tựu:
a) chính xác (5 đặc tính):
– nhận thức trực tiếp
– nhận thức bằng kinh nghiệm
– suy luận bằng dẫn chứng
– sự chính xác toàn hảo – lời giảng dạy chính xác
b) không chính xác (7 đặc tính):
– Xác định bằng sự tương tự với
những thể loại khác.
– Xác định bằng sự tương phản
với những thể loại khác.
– Xác định bằng sự tương tự với
tất cả thể loại.
– Xác định bằng sự tương phản
với tất cả thể loại.
– Xác định bằng dẫn chứng
tương phản.
– Không phải sự chính xác toàn
diện.
– Không phải lời giảng dạy chính
xác.
(4) Quy luật tự nhiên.
h. Quán sát tổng và biệt.

5. Đặc tính của tự tính: hành nghiệp liên quan đến Bồ đề phần.

6. Đặc tính của thành quả: sự đoạn trừ tất cả phiền não, và sự dẫn phát tất cả quả báo công đức.

7. Đặc tính của sự lãnh thọ tu tập: dùng trí tuệ giải thoát để lãnh thọ những sự tu tập, và vì người khác tuyên thuyết khai thị.

8. Đặc tính của các pháp chướng ngại: là các pháp ô nhiễm có thể làm chướng ngại cho sự tu tập.

9. Đặc tính của các pháp tùy thuận: là sự siêng năng tu tập.

10. Đặc tính của những họa hoạn: biết rõ những họa hoạn của các pháp chướng ngại.

Đặc tính của những công đức: là công đức của các pháp tùy thuận.

***

Tài liệu tham khảo

Anh:

Cleary, Thomas: Buddhist Yoga (A comprehensive course), Shambhala South Asia Editions, Boston, 1995.

Keenan, John: The Scripture on the Explication of Underlying Meaning, Numata Center for Buddhist Translation and Research, Berkeley, 2000.

Powers, John: Two Commentaries on the Samdhi- nirmocana Sutra by Asanga and Jnanagarbha, The Edwin Mellen Press, New York, 1992.

Powers, John: Wisdom of the Buddha (The Samdhi- nirmocana Sutra), Dharma Publishing, Berkeley, 1994.

Hán:

Bồ Đề Lưu Chi (菩提流支): Thâm Mật Giải Thoát Kinh (深密解脫經), Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, No. 675.

Diệu Cảnh (玅境): Giải Thâm Mật Kinh (解深密經), tài liệu trên internet (http://fayun.org/index.php?p=jieshenmi).

Huyền Tráng (玄奘): Giải Thâm Mật Kinh (解深密經), Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, No. 676.

La Thời Hiến (羅時憲): Giải Thâm Mật Kinh Sớ Tiết Yếu (解深密經疏節要), The Dharmalakshana Buddhist Institute, Hongkong, 2006.

Trình Cung Nhượng (程恭讓): Giải Thâm Mật Kinh Dịch Chú (解深密經譯註), HT. Tinh Vân giám định, tài liệu trên internet (http://culture.pkstate.com/jingshu/888.html).

Viên Trắc (圓測): Giải Thâm Mật Kinh Sớ (解深密經疏), Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh (卍新纂續藏經), Vol. 21, No. 369.

Việt:
Thích Trí Quang: Kinh Giải Thâm Mật, tài liệu trên internet (http://thuvienhoasen.org/a1019/kinh-giai-tham-mat).

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10