NKINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
TAM MUỘI BÍ MẬT TAM MA GIA

Hán dịch: Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG (Amogha-vajra)
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Đức Ma Ha Tỳ Lô Giá Na (Mahā-Vairocana) Biến Chiếu Bạc Già Phạm  dạo chơi cung Pháp Giới cùng với Tịch Quang Hải Hội đến dự, tự thọ nhận Pháp Lạc từ Như Lai Thọ Lượng Kim Cương hạ xuống Đại Bi Thai Tạng (Mahā-kāruṇa-garbhakośa) nói Kệ Tự Chứng là:

Quy mệnh Bản Giác Tâm Pháp Thân
Thường trụ đài sen Tâm Diệu Pháp (Saddharma-citta)
Xưa nay đầy đủ Đức ba Thân (Tri-kāya)
Ba mươi bảy Tôn trụ Tâm thành
Phổ Môn Tam Muội (Viśva-mukha-samādhi) nhiều như bụi
Xa lìa Nhân Quả, đủ Pháp Nhiên (Pháp như thế, Pháp nhĩ)
Viên mãn vô biên gốc biển Đức
Quay về Ta lễ Tâm (Citta), chư Phật (Buddhānāṃ)

Kim Cương Tát Đoả (Vajra-satva) bạch Phật rằng:“Tám câu Tự Chứng  phải diễn nói thế nào?”

Đức Đại Nhật Bạc Già Phạm bảo Kim Cương Tát Đoả rằng:“Bốn câu bên trên là 37 Tôn trong Kim Cương Giới Hội tụ trong vành trăng dạo chơi ở Trung Đài. Bốn câu bên dưới là Phổ Môn Tam Muội Pháp Nhiên Mạn Đà La Hội của các Tôn thuộc tám cánh sen (bát diệp). Năm Viện, hai Giới (Kim, Thai) xưa nay đồng Thể Tự Tính Đại Mạn Đà La

Kim Cương Tát Đoả lại bạch Phật rằng: “Ở trong một Tâm, làm thế nào để tạo dựng được hai Bộ Mạn Đà La của Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma-puṇḍarika) đây?”

Đại Nhật Tôn bảo Kim Cương Tát Đoả rằng:“Ở trong một Tâm. Diệu Pháp Liên Hoa là 37 Trí của Kim Cương Giới Hội thuộc Trung Đài, tám cánh sen tức là Phổ Môn Tam Muội của Thai Tạng Giới Hội”

Kim Cương Tát Đoả lại bạch Phật rằng: “Nguyện xin diễn nói Bát Diệp (tám cánh sen), Trung Đài của Diệu Pháp Liên Hoa”

Bấy giờ Đại Nhật Bạc Già Phạm bảo Kim Cương Tát Đoả rằng: “Hãy lắng nghe! Hãy suy nghĩ cho khéo! Các Tôn thuộc Bản Địa , Bát Diệp, Trung Đài của Như Lai Bí Mật Diệu Pháp Liên Hoa thời Phẩm Tựa (Tự Phẩm) bao quát các Tôn của Bát Diệp, các Phẩm trung gian hiển bày tám cánh (Bát Diệp), một Phẩm Khuyến Phát kết quy vào tám cánh, 26 Phẩm của khoảng giữa ấy là các Tôn thuộc Bát Diệp Trung Đài.

Hai Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ là một cánh sen của A Súc Phật (Akṣobhya) ở phương Đông.

Ba Phẩm Tín Giải, Dược Thảo, Thọ Ký là một cánh sen của Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra) ở Đông Nam.

Phẩm Hoá Thành Dụ là một cánh của Bảo Sinh Phật (Ratna-saṃbhava) ở phương Nam

Ba Phẩm Ngũ Bách Nhân Ký, Pháp Sư là một cánh sen của Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī) ở Tây Nam

11 Phẩm từ Phẩm Bảo Tháp đến Phẩm Thần Lực là Nội Chứng thuộc Đài chính giữa (Trung Đài) của Diệu Pháp Liên Hoa, chính vì thế cho nên hai Đức Phật ngay trong Tịch Quang Đa Bảo Tháp là Du Không Hội.

Chúc Luỹ, Dược Vương là một cánh sen ở phương tây, Diệu Pháp Liên Hoa Chúc Luỹ là  Liên Hoa Bộ Chủ Di Đà.

Hai Phẩm Diệu Âm, Quán Âm đồng là một cánh sen ở Tây Bắc

Phẩm Đà La Ni là một cánh sen của Thiên Cổ Lôi Âm Phật ở phương Bắc.

Diệu Trang Nghiêm Vương là một cánh sen của Di Lặc Bồ Tát ở Đông Bắc

Lại nữa, mỗi mỗi Phẩm, mỗi mỗi Văn, mỗi mỗi câu đều có tám cánh. Hai Phẩm là Phẩm Tựa, phẩm Dũng Xuất duỗi tràn khắp các Tôn của tám cánh (bát diệp). Nhóm Phương Tiện, Thọ Lượng  hiển tám cánh. An Lạc, Khuyến Phát đồng kết tám cánh.

Lại nữa Phương Tiện chỉ có Phật với Phật mới tự chứng Trung Đài Thật Tướng của các Pháp”

_ Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Xá Lợi Phất trở xuống…là cửa Đông

Xá Lợi Phất (Śāriputra) lãnh cánh sen ở Đông Nam
Thí Dụ là phương Nam
Tín Giải, Dược Thảo, Thọ Ký là Phương Tây Nam
Hoá Thành là phương Tây
Ba Phẩm Ngũ Bách Nhân, Ký, Pháp Sư là cánh sen ở phương Tây Bắc
Hai Phẩm Bảo Tháp, Đề Bà là phương Bắc
Khuyến Phát, Di Lặc, 14 Phẩm trước là các Tôn của tám cánh sen
Một Phẩm Thọ Lượng là Đài chính giữa
Tỳ Lô Phân Biệt, Tuỳ Hỷ là một cánh sen ở cửa Đông
Bất Khinh là cửa Tây
Thần Lực là cánh sen ở phương Nam
Chúc Luỹ là Tây Bắc
Dược Vương là cánh sen ở phương Tây
Diệu Âm, Quán Âm là một cánh sen ở Tây Bắc
Phẩm Đà La Ni là một cánh sen ở phương Bắc
Nghiêm Vương là Đông Bắc

Kim Cương Tát Đoả bạch Phật rằng: “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thời Văn Thù, Phổ Hiền là Bản Tôn ư ?”

Đức Đại Nhật Như Lai bảo Tát Đoả rằng: “Như ông đã hỏi. 14 Phẩm trước của Diệu Pháp Liên Hoa thì Văn Thù Sư Lợi là Bản Tôn của các Phẩm ấy, 14 Phẩm sau của Diệu Pháp Liên Hoa thời Phổ Hiền là Bản Tôn của các Phẩm ấy. Chính vì thế cho nên 14 Phẩm trước thời Văn Thù Sư Lợi được kính ngưỡng làm Đạo Sư (Nāyaka), Đăng Minh Phật xưa kia là Văn Thù Đạo Sư trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nay vào cung Rồng chỉ nói Pháp Hoa dẫn lối cho Long Nữ phút chốc thành Phật, Phẩm An Lạc Hạnh là Văn Thù hỏi về Hạnh An Lạc”.

Tát Đoả bạch Phật rằng: “Văn Thù Sư Lợi khi ở Phẩm Đề Bà thời từ biển phun vọt lên Tôn Hình như thế nào?’

Đức Già Na (Vairocana) bảo rằng: “Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi ngồi trên hoa sen ngàn cánh, đầu đội mão báu tám cánh, ở biển lớn tự nhiên phun vọt lên”

Tát Đoả lại bạch Phật rằng: “Trong tám vạn vị Đại Sĩ chỉ có một mình Văn Thù vào cung Rồng thời có ý gì ư ?”

Đức Già Na (Vairocana) lại bảo rằng: “Văn Thù Sư Lợi là Trí Mẫu (Jñāna-mātṛ) của chư Phật ba đời, súc sinh trong cung Rồng rất ngu. Dùng Trí của Văn Thù phá cái ngu của loài Rồng cho nên Long Nữ tám tuổi ở khoảng sát na, phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), ở trong khoảng phút chốc liền thành Chính Giác (Samyak-saṃbodhi, hay Saṃbodhi)”

Tát Đoả lại bạch Phật rằng: “14 Phẩm sau của Diệu Pháp Liên Hoa thì Phổ Hiền là Bản Tôn của các Phẩm ấy. Điều này có ý gì ư ?”

Đức Già Na (Vairocana) bảo rằng: “Phẩm Khuyến Phát ghi: Nếu Kinh Pháp Hoa lưu hành ở cõi Diêm Phù Đề mà có người thọ trì thì nên tác niệm này “Đều là sức uy thần của Phổ Hiền”. Nếu có thọ trì, đọc tụng, nghĩ nhớ chính đúng, hiểu nghĩa thú ấy, như Thuyết tu hành thì nên biết người đó hành Hạnh Phổ Hiền (Samanta-bhadracaryā)”

Tát Đoả lại bạch: “Bản Tôn của Diệu Pháp Liên Hoa là Phổ Hiền lại có cạn, sâu ư?”

Đức Già Na (Vairocana) lại nói: “Ông tự mình là Phổ Hiền, sao lại hỏi Tự ư? Phổ Hiền cạn, sâu có năm lớp khác nhau.

1_ Đẳng Giác Phổ Hiền

2_ Diệu Giác Phổ Hiền

3_ Bản Giác Phổ Hiền

4_ Văn Tự Phổ Hiền

5_ Thật Tướng Phổ Hiền

Thứ nhất Đẳng Giác Biến Hoá Phổ Hiền là Phổ Hiền ở cánh sen Đông Nam thuộc tám cánh sen của Diệu Pháp Liên Hoa. Lại Phẩm Khuyến Phát từ phương Đông đến là Phổ Hiền vậy.

Thứ hai Diệu Giác Phổ Hiền Bảo Sinh Như Lai ở cánh sen phương Nam thuộc tám cánh sen của Diệu Pháp Liên Hoa.

Thứ ba Bản Giác Phổ Hiền bản Giác Đại Nhật Như Lai ở Trung Đài của Diệu Pháp Liên Hoa

Thứ tư Văn Tự Phổ Hiền là một chữ căn bản của Diệu Pháp Liên Hoa. Chữ A (𑖀) chẳng sinh vòng khắp Pháp Giới là Phổ Hiền vậy.

Thứ năm Thật Tướng Phổ Hiền tức Thật Tướng của các Pháp trong Diệu Pháp Liên Hoa là Phổ Hiền vậy”

Lại nữa, Kim Cương Tát Đoả bạch Phật rằng: “Có Tự Tính Thân Phổ Hiền, Tự Thọ Dụng Phổ Hiền, Tha Thọ Dụng Phổ Hiền, Biến Hoá Thân Phổ Hiền ư?” Đức Già Na (Vairocana) bảo rằng: “Thứ nhất Tự Tính Thân Phổ Hiền. Kinh Hoa Nghiêm bày: chỉ y theo Như Như, chẳng y theo cõi nước,Tự Tính Thân Phổ Hiền Tôn vậy.

Thứ hai Thọ Dụng Phổ Hiền. Lại ghi rằng: Trong một lỗ chân lông của Phổ Hiền có cõi Phật nhiều như bụi nhỏ chẳng thể nói được, là Tự Thọ Dụng Phổ Hiền Tôn vậy 

Thứ ba Tha Thọ Dụng Phổ Hiền. Ở Sắc Cứu Cánh (Akaniṣṭha, hay Aghaniṣṭha) thành Tự Thọ Dụng Thân vì giáng phục 59 loại Ngoại Đạo, giáng xuống Nam Diêm Phù Đề hiện tám tướng Thành ĐạoTha Thọ Dụng Phổ Hiền Tôn vậy

Thứ tư Biến Hoá Thân Phổ Hiền. Kinh Pháp Hoa nói: Phổ Hiền Bồ Tát từ phương Đông đến. Kinh Phổ Hiền ghi rằng: Phổ Hiền Bồ Tát liền sinh về cõi nước Tịnh Diệu ở phương Đông. Tướng của cõi nước ấy ở trong Kinh Tạp Hoa đã rộng phân biệt. Là Biến Hoá Thân Phổ Hiền Tôn vậy.

Lại nữa Đức Đại Nhật Như Lai bảo rằng: “Có chín lớp Phổ Hiền

1_ Đẳng Lưu Phổ Hiền

2_ Diệu Pháp Liên Hoa Đẳng Giác Phổ Hiền

3_ Diệu Pháp Liên Hoa Diệu Giác Phổ Hiền

4_ Diệu Pháp Liên Hoa Trung Đài Bản Giác Đại Nhật Phổ Hiền

5_ Diệu Pháp Liên Hoa Bình Đẳng Bản Giác Tỳ Lô Giá Na Như Lai Phổ Hiền

6_ Diệu Pháp Liên Hoa Chư Pháp Bản Giác Tỳ Lô Giá Na Như Lai Phổ Hiền

7_ Diệu Pháp Liên Hoa Nhất Luân Phổ Hiền

8_ Diệu Pháp Liên Hoa Đệ Nhất Phổ Hiền

9_ Diệu Pháp Liên Hoa Đỉnh Thượng Phổ Hiền

Bấy giờ Tát Đoả đầu đội mão báu Ngũ Trí, tay trái cầm cái chuông Kim Cương, tay phải cầm cái chày Kim Cương Ngũ Cổ, chày đè ở trái tim, ngồi trên đài hoa sen, phóng ánh sáng chiếu Pháp Giới, bạch với Đước Bạc Già Phạm (Thế Tôn) rằng: “Nay con hiểu lời răn dậy của Đức Phật là Diệu Pháp Liên Hoa có ba Bản Tôn.

1_ Thích Ca Như Lai là Tôn Tượng biến hoá của Đại Nhật Như Lai

2_ 14 Phẩm trước thì Văn Thù Sư Lợi là Bản Tôn của các Phẩm ấy

3_ 14 Phẩm sau thì Phổ Hiền Bồ Tát là Bản Tôn của các Phẩm ấy

Diệu Pháp Liên Hoa tu hành đồng nhập vào một cung Bản Giác, Bản Địa lâu xa, Vô Lượng Thọ Mệnh Quyết Định Như Lai, Ma Ha Tỳ Lô Giá Na Như Lai

Khi ấy Ma Ha Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo Kim Cương Tát Đoả rằng: “Lành thay! Lành thay! Vào sâu trong biển Tính của Diệu Pháp Liên Hoa như ông đã nói.

Diệu Pháp Liên Hoa thì Thích Ca Đại Nhật là Bản Tôn của Pháp ấy. Cũng lại có Văn Thù, Phổ Hiền Bồ Tát làm Bản Tôn của Pháp ấy.

Chín Tôn của Diệu Pháp đều có chỗ ngồi thuộc hoa sen. Bốn góc thuộc tám cánh sen của Diệu Pháp Liên Hoa là Đẳng Giác của Bồ Tát. Bốn phương thuộc tám cánh sen của Diệu Pháp Liên Hoa là Diệu Giác của bốn Đức Phật. Trung Đài của Diệu Pháp Liên Hoa là Bản Giác của Đại Nhật Như Lai, chẳng phải Nhân chẳng phải Quả, xa lìa Nhân Quả.

Thai Tạng là Đẳng Giác, Kim Cương là Diệu Giác. Thai Kim là hơn hết, Bản Giác Pháp Giới Tịch Quang Hải Hội không có đầu không có cuối, Tính Tướng thường trụ. Tất cả chúng sinh đều có Bát Diệp, Trung Đài, mười Như Thị Tôn của Diệu Pháp Liên Hoa. Đấy gọi là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Vương.

 

DIỆU PHÁP LIÊN HOA
PHẨM TAM MA GIA BÍ MẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN

Bấy giờ Đức Đại Nhật Như Lai bảo Kim Cương Tát Đoả rằng: “Chỉ có Phật với Phật mới có thể xét tìm hết Thật Tướng của các Pháp. Ấy là các Pháp: Tướng như thị, Tính như thị, Thể như thị, Lực như thị, Tác như thị, Nhân như thị, Duyên như thị, Quả như thị, Báo như thị, Bản Mạt Cứu Cánh (rốt ráo của gốc ngọn) như thị… Thứ nhất cánh sen của Tướng  (hình tướng) là A Súc (Akṣobhya) ở phương Đông

Thứ hai cánh sen của Tính (Tự Tính) là Bảo Sinh (Ratna-saṃbhava) ở phương Nam

Thứ ba cánh sen của Thể (Bản Thể) là Di Đà (Amitābha) ở phương Tây

Thứ tư cánh sen của Lực (Năng Lực) là Bất Không (Amogha-siddhi) ở phương Bắc

Thứ năm cánh sen của Tác (Tác dụng) là Phổ Hiền (Samanta-bhadra) ở phương Đông Nam

Thứ sáu cánh sen của Nhân (Chính Nhân) là Văn Thù (Mañjuśrī) ở phương Tây Nam

Thứ bảy cánh sen của Duyên (Trợ Duyên) là Quán Âm (Avalokiteśvara) ở phương Tây Bắc.

Thứ tám cánh sen của Quả (Kết quả) là Di Lặc (Maitreya) ở phương Đông Bắc.

Thứ chín cánh sen của Báo (Nghiệp Báo) là Đại Nhật (Mahā-vairocana) Bản Giác Như Lai ở đài chính giữa (Trung Đài)

Thứ mười Bản Mạt Bình Đẳng Bản Giác Tỳ Lô Giá Na Như Lai

Lớp thứ mười một Thật Tướng Bản Giác Như Lai của các Pháp là Trăm cánh sen, ngàn cánh sen cho đến số cánh sen rất nhiều chẳng thể nói được…đều là sự cuốn, mở, biến hiện thuộc tám cánh sen của Diệu Pháp Liên Hoa.

Tám cánh sen của Liên Hoa là tám Ấn, Báo là Đài chính giữa, Bản Mạt Cứu Cánh Bình Đẳng như thị là Đại Tuệ bình đẳng. Bát Diệp Trung Đài là chín Tôn sai biệt của Đại Tuệ bình đẳng. Mỗi một cánh sen đều là tám cánh sen, tám Ấn, tám Đức Phật, tám Đỉnh. Cực thấp (tối hạ) là tám cánh sen, trung gian là tám Ấn, cực cao (tối đỉnh) là tám Đức Phật, tám Đỉnh

Chư Phật Bồ Tát ở tại phương đã dạo đến, thị hiện cõi nước nhiễm tịnh rộng lớn…đều ngụ ở hoa sen tám cánh của Diệu Pháp. Tám cánh sen là Sở Y (Āśraya: chỗ nương nhờ của vật), Thế Giới ở tám phương đều là Năng Y (hay dựa vào Pháp khác để khởi tác dụng). Cõi Phật Hương Tích y ở Trung Đài, mười phương Thế Giới đều cư ngụ ở một trái tim. Tám cánh sen của một trái tim là Tâm không cùng tận cho nên tám cánh sen cũng không cùng tận.

Nếu Như Lai (Tathāgata) hiện vô lượng hằng sa cõi Phật ở phương Đông, duỗi ra ở cánh sen phương Đông để làm việc Phật. Phương khác, cánh sen khác cũng lại như vậy”.

Lúc đó Kim Cương Tát Đoả lại bạch Phật rằng: “Chư Phật Thế Tôn hiện ra ở đời là việc lớn, Tri Kiến của bốn Đức Phật là bí mật. Nguyện vì Đại Chúng diễn nói”

Đức Đại Nhật Như Lai vì Đại Chúng nói Tri Kiến của bốn Đức Phật. Bát Diệp, Trung Đài của Diệu Pháp Liên Hoa thì bốn Đức Phật ở bốn phương là Tri Kiến tự chứng. Liền nói Can Tâm Chân Ngôn bảo cho biết.

“Nẵng mô tam mạn đa bột đà nam_ Án, a a ám ác_ tát phộc bột đà chỉ nhương nẵng, sa khất sô bì gia, nga nga nẵng, sa phộc la, khất xoa nễ, tát lý đạt ma, phù đà lý ca, tát đà lãm ,nhạ hồng, vảm hộc, phộc nhật la, la khất xoa, hàm, hồng, sa phộc ha”.

𑖡𑖦𑖾 𑖭𑖦𑖡𑖿𑖝-𑖤𑗜𑖟𑖿𑖠𑖯𑖡𑖯𑖽
𑖌𑖼_ 𑖀 𑖁 𑖀𑖽 𑖀𑖾 𑖭𑖨𑖿𑖪 𑖤𑗜𑖟𑖿𑖠-𑖕𑖿𑖗𑖯𑖡 𑖓𑖎𑖿𑖬𑖺𑖥𑖿𑖧 𑖐𑖐𑖡 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖩 𑖎𑖿𑖬𑖿𑖡𑖰 _𑖭𑖟𑖿𑖠𑖨𑖿𑖦-𑖢𑗜𑖜𑖿𑖚𑖨𑖰𑖎-𑖭𑗜𑖝𑖿𑖨𑖯𑖽 𑖕𑖾 𑖮𑖳𑖽 𑖪𑖽 𑖮𑖺𑖾 𑖪𑖕𑖿𑖨 𑖨𑖎𑖿𑖬 𑖦𑖯𑖽 _ 𑖮𑖳𑖽 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ
OṂ_ A Ā AṂ AḤ SARVA BUDDHA-JÑĀNA CAKṢOBHYA GAGANA SVĀLA KṢNI _SADDHARMA-PUṆḌARIKA-SUTRĀṂ JAḤ HŪṂ VAṂ HOḤ VAJRA RAKṢA MĀṂ _ HŪṂ SVĀHĀ

Phần bên dưới là Kim Cương Tát Đoả tự nói

𑖡𑖦𑖾  𑖭𑖦𑖡𑖿𑖝-𑖤𑗜𑖟𑖿𑖠𑖯𑖡𑖯𑖽 (NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ)

Nẵng mô tam mạn đa bột đà nam : nghĩa là Quy mệnh khắp cả Phật Đà  𑖌𑖼 (OṂ)

Án: là ba Thân, dùng ba chữ hàm chứa một chữ. Chữ ấy tại thủ hộ. Đấy tức là nghĩa đầy đủ ba Thân  𑖀(A)

A : nghĩa là mở bày (khai)  tri kiến của Phật 𑖁(Ā)

A : nghĩa là bảo cho biết (Thị)  tri kiến của Phật 𑖀𑖽(AṂ )

Ám: nghĩa là hiểu thấu (Ngộ) tri kiến của Phật  𑖀𑖾 (AḤ)

Ác: nghĩa là nhập vào (nhập) tri kiến của Phật  Đây tức là chủng tử của bốn vị Phật ở bốn phương 𑖭𑖨𑖿𑖪 𑖤𑗜𑖟𑖿𑖠 (SARVA  BUDDHA)

Tát phộc bột đà: nghĩa là tất cả Phật 𑖕𑖿𑖗𑖯𑖡 (JÑĀNA)

Chỉ nhương nẵng: nghĩa là hiểu biết (?Trí) 𑖓𑖎𑖿𑖬𑖺𑖥𑖿𑖧 (CAKṢOBHYA)

Sa khất sô bì gia: nghĩa là thấy, nghĩa là thấy biết Pháp Giới 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖩 (SVĀLA)

Sa phộc la: nghĩa là như Tính hư không 𑖎𑖿𑖬𑖿𑖡𑖰 (KṢNI)

Khất xoa nễ: nghĩa là lìa khổ  Đấy đều là Công Đức của phương tiện 𑖭𑖟𑖿𑖠𑖨𑖿𑖦 (SADDHARMA)

Tát lý (sad): nghĩa là Diệu, Chính Đạt ma (Dharma): nghĩa là Pháp 𑖢𑗜𑖜𑖿𑖚𑖨𑖰𑖎(PUṆḌARIKA)

Phù đà lý ca: nghĩa là tám cánh hoa sen trắng 𑖭𑗜𑖝𑖿𑖨𑖯𑖽 (SUTRĀṂ)

Tát đà lãm: nghĩa là Kinh

Đây tức nghĩa là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh  𑖕𑖾 𑖮𑖳𑖽 𑖪𑖽 𑖮𑖺𑖾 (JAḤ  HŪṂ  VAṂ  HOḤ)

Nhạ 𑖕𑖾 (JAḤ) nghĩa là nhập vào, đi vào

Hồng 𑖮𑖳𑖽 (HŪṂ) nghĩa là cùng khắp, khắp cả

Vảm 𑖪𑖽 (VAṂ) nghĩa là chẳng thể đắc Hộc 𑖮𑖺𑖾 (HOḤ) nghĩa là vui vẻ 𑖪𑖕𑖿𑖨 (VAJRA)

Phộc nhật la nghĩa là Kim Cương bền chắc 𑖨𑖎𑖿𑖬  𑖦𑖯𑖽  𑖮𑖳𑖽 (RAKṢA  MĀṂ  HŪṂ)

La khất xoa, hàm, hồng: nghĩa là Gia, Không, Vô Tướng.Tức là mật nói nghĩa xa lìa gốc (viễn bản),cho nên Phẩm Phương Tiện nói: “Từ Kiếp lâu xa đến nay, khen ngợi Pháp Niết Bàn đó. Giả tức là nghĩa này, nghĩa Không, Vô Tướng là nghĩa Công Đức thuộc ba Môn giải thoát của Văn Thù Sư Lợi, dùng Văn Thù làm Bản Tôn. Phẩm Phương Tiện đó là Can Tâm Chân Ngôn bao gồm cái thật của gốc (Bản Thật) vậy.

DIỆU PHÁP LIÊN HOA TAM MUỘI
PHẨM TAM MA GIA BÍ MẬT CỦA VIỆC NHÌN THẤY THÁP BÁU

Bấy giờ trước mặt Đức Phật có cái tháp bảy báu cao 500 Do Tuần. Kim Cương Tát Đoả bạch với Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ: Thế Tôn) rằng: “Trong cái tháp báu này có Đức Phật nào ư ?”

Đức Đại Nhật Như Lai bảo Tát Đoả rằng: “Trong cái tháp báu này có Toà Đại Giác Sư Tử, trên Toà có hoa sen báu. Trên hoa sen: Bên trái có chữ 𑖥𑖾 (BHAḤ), chữ 𑖥𑖾 (BHAḤ) biến thành cái bát lớn, cái bát biến thành Đức Thích Ca Như Lai (Śākyamuṇi-tathāgata), Đức Thích Ca Mâu Ni biến thành Đức Đại Nhật Như Lai (Vairocana-tathāgata) của Thai Tạng Giới (Garbha-kośa-dhātu), Đại Nhật Như Lai biến thành Pháp Giới Định Ấn. Bên phải có chữ 𑖀(A) biến thành cái tháp báu, cái Tháp báu biến thành Đức Đa Bảo Như Lai (Prabhūta-ratna-tathāgata), Đức Đa Bảo Như Lai biến thành Trí Quyền Ấn của Kim Cương Giới (Vajra-dhātu).

Đại Nhật Như Lai là hai Đức Phật của Thai Tạng (Garbha-kośa) với Kim Cương (Vajra) đều nhập vào trong biển Thọ Mệnh của một Đức Phật không có khác biệt, tức là Vô Lượng Thọ Mệnh Quyết Định Như Lai (Vô Lượng Thọ Mệnh Trí Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai: Aparamitājurjñāna-suvine-ścita-teja-rājāya-tathāgata) nhập vào Tam Ma Địa (Samādhi). Trong vành trăng ở trái tim có chữ 𑖀(A), chữ 𑖀(A) biến thành hoa sen tám cánh, hoa sen tám cánh biến thành cõi Pháp Giới  (Dharma-dhātu-kṣetra) lợi ích vô biên cho tất cả chúng sinh”.

Tát Đoả bạch Phật: “Một chữ căn bản của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chữ 𑖀(A) có ý chỉ sâu xa. Nguyện vì con nói”

Đức Đại Nhật Như Lai bảo Tát Đoả rằng:“Một Bộ của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, khởi đầu kết thúc, mỗi mỗi văn, mỗi mỗi câu, mỗi mỗi chữ thảy đều không có cái gì chẳng phải là chữ 𑖀(A). Chữ 𑖀(A) là Thật Tướng xưa nay, xưa nay chẳng sinh.

Chữ 𑖀(A) có bốn nghĩa. Một là Bình Đẳng, hai là Bản Thệ, ba là Trừ Chướng, bốn là Kỉnh Giác.

Chữ 𑖀(A) cũng có bốn Pháp. Một là Tức Tai, hai là Tăng Ích, ba là Giáng Phục, bốn là Tiếp Triệu.

Trong chưõ 𑖀(A) xếp bày bốn, trong Chính hiển bốn, trong Hoằng mở rộng bốn, sáu điềm lành thì chữ 𑖀(A) là Thật Tướng bình đẳng. Bên dưới đến A Tỳ (Địa Ngục A Tỳ) bên trên đến Hữu Đỉnh (Sắc Cứu Cánh Thiên) có màu vàng ròng bình đẳng nương vào ánh sáng bình đẳng mà hiểu thấu (ngộ) được ánh sáng vắng lặng của Thật Tướng bình đẳng. Đức Thế Tôn Đại Bi liền nói bốn chữ A (𑖀) khiến cho hiểu thấu bình đẳng (Sama).

Trong Phẩm Phương Tiện thì chính thức nói (chính thuyết) Bình Đẳng, còn tương tợ nói (bàng thuyết) ba nghĩa còn lại.

Trong Hoả Trạch Dụ thì chính thức nói Bản Thệ, còn tương tợ nói ba nghĩa còn lại.

Trong Cùng Tử, Hoá Thành thì chính thức nói Trừ Chướng, còn tương tợ nói ba nghĩa còn lại

Vân Vũ Ngũ Bách thì chính thức nói Kỉnh Giác, còn tương tợ nói ba nghĩa còn lại.

Người ghi chép ngay bên trong (Nhân ký tại trung) thì Pháp Sư lưu thông dùng nghĩa trước tiên.

Bốn chữ 𑖀 (A) chia thân vân tập khai mở một Chế Để (Caitye:Tháp miếu), Đức Đa Bảo Như Lai chứng minh bốn chữ 𑖀(A).

Đạt Đa, Văn Thù thường truyền Môn mau chóng (tốc tật chi môn) của bốn chữ 𑖀(A), Long Nữ ra khỏi biển thành Đạo ở phương Nam, phát lời Thề, Tát Đoả buông xả thân, rộng lớn tuyên bốn Pháp, bốn Hạnh an lạc của chữ𑖀(A), chỉ một khoảng sát na viên mãn Hạnh (Caryā) của chữ 𑖀(A).

Dũng Xuất thì Đại Chúng của cõi Trời muốn hiển Bản Địa Đại Mạn Đà La vốn chẳng sinh Ngã của chữ 𑖀(A) tức lâu dài thành Thọ Lượng (tuổi thọ) của Như Lai thường trụ tại Thể vốn chẳng sinh thuộc đất Tâm (Tâm Địa: Citta-bhūmi) của Đại Nhật Như Lai…cho đến Phổ Hiền từ xưa đến nay tôn trọng thỉnh bốn Pháp, các Bản Bất Sinh (vốn chẳng sinh) chỉ hiểu biết Tâm của Ta xưa nay chẳng sinh. Đất Tâm của Pháp Giới, Phổ Hiền, Đại Nhật là nghĩa chẳng sinh của chữ 𑖀(A). Tức là Tự Tính Tâm của chúng sinh vốn thanh tịnh, là Thể của Diệu Pháp Liên Hoa.

DIỆU PHÁP LIÊN HOA TAM MUỘI
PHẨM TAM MA GIA BÍ MẬT CỦA ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA

Bấy giờ Kim Cương Tát Đoả bạch Bạc Già Phạm: “Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) có nguồn gốc thế nào ?”

Đức Đại Nhật Như Lai bảo Tát Đoả rằng: “ Phẩm Đề Bà Đạt Đa thì Văn Thù Sư Lợi Bất Tư Nghị Đồng Tử tại núi Thanh Lương thuộc tám Đại Đồng Tử. Thế nên ở Phẩm Đề Bà thời Văn Thù Sư Lợi Bất Tư Nghị Đồng Tử tay cầm hoa sen tám cánh, đội mão báu từ biển phun vọt ra, dẫn Đạo cho Long Nữ tức thân thành Phật.

Đạt Đa, Văn Thù, cây kiếm bén của Văn Thù thì Long Nữ nuốt cây kiếm bén của Văn Thù là uy nộ bất động của Câu Lợi Già La (Kṛkāla), uy nộ bất động là Sa Kiệt La Long Vương (Sāgara-nāgarāja). Bảy Đức Phật ra đời thời Long Nữ từ biển phun vọt ra, tức thân thành Phật trên Đất, Nước, Lửa, Gió, Hư Không được viên ngọc báu Như Ý là uy nộ Bất Động ở Trung Đài thuộc Bát Diệp Trung Đài của Diệu Pháp Liên Hoa, mau chóng thành Phật”.

Kim Cương Tát Đoả lại bạch Phật rằng: “ Khi con gái của Sa Kiệt La Long Vương tưc thân thành Phật thời ba hồn bảy phách của tất cả chúng sinh tức thân thành  Phật cho đến cỏ, cây tức thân thành Phật. Nguyện xin nói Mật Chú”

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Tức Thân Thành Phật Bí Mật Chân Ngôn là:

𑖌𑖼_ 𑖪𑖪𑖰  𑖀𑖪𑖰𑖦  𑖀 _ 𑖁𑖥𑖱  𑖪𑖪𑖰  𑖏𑖩𑖰  𑖏𑖩𑖰  𑖭𑖨𑖰   𑖭𑖿𑖪𑖯𑖪 (? 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯)

OṂ_ VAVI  AVIMA  A _ ĀBHĪ  VAVI  KHALI  KHALI  SARI   SVĀVA (? SVĀHĀ)

Khi nói Chân Ngôn này thời cỏ, cây, cõi nước…thảy đều bình đẳng tức thân thành Phật

Bên trong Yết La Lam (Kalala: cái phôi, bào thai) đầu tiên của Tát Lý Đạt Ma Phân Đà Lê Hoa (Saddharma-puṇḍarika: Diệu Pháp Liên Hoa) có hoa sen ngàn cánh đủ mười màu sắc, trong hoa sen có 1395 Tôn. Đức Phật này đột nhiên dựng lập thân hình, hoa sen trắng ngàn cánh thành 360 đốt xương trắng, bên trên che rất nhiều hơn hẳn ba Hồn, viên mãn Phật Tính (Buddhatā) ở trong vành trăng nơi trái tim, mỗi mỗi hiểu thấu Tam Muội, chứng Tuệ rất đại tự tại. Lại nói Chân Ngôn là:

𑖌𑖼_  𑖮𑖯𑖽  𑖪𑖰𑖎𑗜𑖪  𑖎𑗜𑖪  𑖪𑖦  𑖪𑖦  𑖦𑖪𑖰   𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

OṂ_  HĀṂ  VIKUVA  KUVA  VAMA  VAMA  MAVI   SVĀHĀ

Nói Chân Ngôn này thì ba Hồn bảy Phách nhập vào Diệu Giác tức thân thành Phật

DIỆU PHÁP LIÊN HOA TAM MUỘI
PHẨM TAM MA GIA BÍ MẬT CỦA NHƯ LAI THỌ LƯỢNG

Bấy giờ Kim Cương Tát Đoả bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Lâu xa có thật thành Tôn Hình của Như Lai chăng? Nguyện vì con tuyên bày”

Đức Đại Nhật Như Lai bảo Tát Đoả rằng: “Diệu Pháp Liên Hoa lâu xa sẽ thật thành Như Lai. Xưa nay trong Tháp Đa Bảo van trong suốt thường trụ, ấy gọi là Vô Lượng Thọ Mệnh Quyết Định Vương Như Lai (Aparimitāyurjñāna-suvine-ścitateja-rājāya-tathàgata), tay kết Pháp Giới Định An, đầu có mão báu hai Đức Phật, bên trái mão báu có Đức Thích Ca Như Lai Thai Tạng Giới, Bên phải Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai có ĐứcĐa Bảo Như Lai Kim Cương Giới

Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai thường ở tại trong Tháp, vân tập Phân Thân đồng Thể Tự Tính Tỳ Lô Giá Na Như Lai Hải Hội. Cửa Đông của tháp báu có Thượng Hạnh Bồ Tát (Viśiṣṭa-cāritra), cửa Nam có Vô Biên Hạnh Bồ Tát, cửa Tây có Tịnh Hạnh Bồ Tát, cửa Bắc có An Lập Hạnh Bồ Tát là bốn vị Bồ Tát, bốn Đức Phật ở bốn phương, thế nên kết bốn Phật An.

Lại phía Đông Nam của tháp báu có Phổ Hiền Bồ Tát, Tây Nam có Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Tây Bắc có Quán Thế Âm Bồ Tát, Đông Bắc có Di Lặc Bồ Tát. Diệu Pháp Liên Hoa Bát Diệp Trung Đài Tam Bộ Đại Nhật Đồng Thể Hải Hội Ngũ Bách Trần Điểm Kiếp Thượng Vô Lượng Thọ Mệnh Quyết Định Vương Như Lai nói Tâm Chân Ngôn là:

“Nẵng mô a lộ lý nhĩ đá, dục chỉ nương nẵng, vĩ ninh thất la thệ nại la dã, đát tha nghiệt đá. Án, tát phộc tăng tắc ca la, bả lý thuật đà, đạt ma đế, ma ha nẵng dã, ba lý phộc lệ, toá ha”

𑖡𑖦𑖺 𑖀𑖢𑖨𑖦𑖰𑖝-𑖀𑖧𑗜𑖨𑖿𑖕𑖿𑖗𑖯𑖡-𑖭𑗜𑖪𑖰𑖡𑖸-𑖫𑖿𑖓𑖰𑖝-𑖝𑖸𑖕-𑖨𑖯𑖕𑖯𑖧 𑖝𑖞𑖯𑖐𑖝𑖯𑖧
𑖌𑖼_ 𑖭𑖨𑖿𑖪 𑖭𑖽𑖭𑖿𑖎𑖯𑖨 𑖢𑖨𑖰𑖫𑗜𑖟𑖿𑖠-𑖠𑖨𑖿𑖦𑖝𑖸 𑖦𑖮𑖯-𑖡𑖧 𑖢𑖨𑖰𑖪𑖯𑖨𑖸 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

NAMO  APARAMITA-AYURJÑĀNA-SUVINE-ŚCITA-TEJA-RĀJĀYA  TATHĀGATĀYA
OṂ_ SARVA  SAṂSKĀRA  PARIŚUDDHA-DHARMATE  MAHĀ-NAYA  PARIVĀRE  SVĀHĀ

Kim Cương Tát Đoả nói rằng: 𑖡𑖦𑖺(Namo)

Nẵng mô là câu Quy Mệnh𑖀𑖢𑖨𑖦𑖰𑖝(Aparamita)

A lộ lý nhĩ đá là câu của phương Đông 𑖀𑖧𑗜𑖨𑖿𑖕𑖿𑖗𑖯𑖡 (Ayurjñāna)

Dục chỉ nương nẵng là câu của phương Nam𑖭𑗜𑖪𑖰𑖡𑖸-𑖫𑖿𑖓𑖰𑖝(Suvine-ścita)

vĩ ninh thất là câu của phương Tây 𑖝𑖸𑖕-𑖨𑖯𑖕𑖯𑖧(Teja-rājāya)

la thệ nại la dã là câu của phương Bắc 𑖝𑖞𑖯𑖐𑖝𑖯𑖧(Tathāgatāya)

đát tha nghiệt đá là câu của Trung Đài 𑖌𑖼(OṂ)

Án là ba Thân. Trung Đài Bát Diệp đều có đủ ba Thân, cho nên khoảng giữa của

Chân Ngôn để chữ Án (𑖌𑖼: OṂ) 𑖭𑖨𑖿𑖪 𑖭𑖽𑖭𑖿𑖎𑖯𑖨(Sarva saṃskāra)

tát phộc tăng tắc ca la là câu của phương Nam 𑖢𑖨𑖰𑖫𑗜𑖟𑖿𑖠𑖸 𑖠𑖨𑖿𑖦𑖝𑖸(Pariśuddhe  dharmate)  

bả lý thuật đà, đạt ma đế là câu của Văn Thù 𑖦𑖮𑖯-𑖡𑖧 (Mahā-naya)

ma ha nẵng dã là câu của Quán Am 𑖢𑖨𑖰𑖪𑖯𑖨𑖸 (Parivāre)

ba lý phộc lệ là câu của Di Lặc 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯 (Svāhā)

toá ha là câu quyết định thành tựu

Điều này có bí mật thâm sâu

Khi ấy Kim Cương Tát Đoả bạch Thế Tôn rằng: “Lâu xa thật thành Như Lai ở tại chỗ nào vậy ?”

Đức Đại Nhật Như Lai bảo Tát Đoả rằng: “Tất cả chúng sinh một niệm trong Tâm, đều có Như Lai Thọ Lượng Trường Viễn Thân, Tịch Quang Hải Hội, Bồ Tát Bất Thoái cũng chẳng thể biết. Thế nên Di Lặc (Maitreya) ba lần thỉnh bốn Giới Như Lai của Ta rồi mới diễn nói”

Kim Cương Tát Đoả lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Pháp Hoa có văn nào tuyên nói một niệm là biển ánh sáng vắng lặng (Tịch Quang Hải) vậy?”

Đức Thế Tôn bảo rằng: “Pháp Hoa tuyên bày chúng sinh nghe thọ mệnh của Phật lâu dài, một niệm tin hiểu Đức Như Lai thấy biết như thật Tướng của ba cõi, không có sống chết. Tỳ Lô Giá Na là tràn khắp tất cả nơi chốn. Trú Xứ của Đức Phật ấy đều là ánh sáng thường vắng lặng (Thường Tịch Quang). Bát Nhã (Prajña) của Như Lai thấy biết ba cõi, sáu đường, núi, sông, biển lớn…xưa nay như hư không (Gagana) không có sinh không có chết. Đại Bát Niết Bàn (Mahā-parinirvāṇa) là ánh sáng thường tịch diệt. Chúng sinh chẳng biết cho nên gọi là Vô Minh (Avidya) ban đầu của sinh tử.

Kinh Niết Bàn trên phần sau có nói: “Ta dùng Bát Nhã thâm sâu quán khắp tất cả sáu đường, các núi, biển lớn, đại địa, Hàm Sinh (tất cả loài có mạng sống) của ba cõi. Gốc rễ của ba cõi như vậy có Tính lìa tan, rốt ráo Tịch Diệt đồng với tướng của Hư Không, không có tên gọi, không có nhận thức, chặt đứt hẳn các Hữu, xưa nay bình đẳng không có tướng cao thấp, không có thấy, không có nghe, không có hiểu, không có biết, chẳng thể cột trói, chẳng thể giải thoát, không có chúng sinh, không có Thọ Mệnh, chẳng sinh chẳng khởi, chẳng tận chẳng diệt, chẳng phải Thế Gian, chẳng phải Phi Thế Gian. Niết Bàn (Nirvāṇa), Sinh Tử đều chẳng thể được. Cái biết điều đó gọi là người xuất thế. Việc đó chẳng biết, gọi là khởi đầu của Sinh Tử.

Đại Chúng các ngươi nên chặt đứt Vô Minh, diệt sự khởi đầu của Sinh Tử, quán khắp Hữu Tình, Vô Tình, tất cả Người Pháp của ba cõi thảy đều rốt ráo, chẳng ra khỏi ba cõi, chẳng vào các Hữu, xưa nay thanh tịnh, không có dơ, không có phiền não ngang bằng với Hư Không, chẳng bình đẳng, chẳng phải chẳng bình đẳng, hết các Động Niệm, tư tương, Tâm ngưng nghỉ…Tướng của Pháp như vậy gọi là Đại Niết Bàn

Lại bảo Đại Chúng: “Ta dùng mắt Phật quán khắp tất cả các Pháp của ba cõi thì Tính bờ mé của Vô Minh vốn giải thoát. Ở mười phương cầu hiểu thấu chẳng thể được. Không có nguyên cớ, chỗ của Nhân, cành, lá…thảy đều giải thoát. Vì Vô Minh giải thoát cho nên già chết đều được giải thoát. Do Nhân Duyên đó, nay Ta an trụ ở ánh sáng Thường Tịch Diệt, gọi là Đại Niết Bàn.

DIỆU PHÁP LIÊN HOA TAM MUỘI
PHẨM TAM MA GIA BÍ MẬT CỦA NHƯ LAI THỌ MỆNH

Kim Cương Tát Đoả lại bạch Phật rằng: “Lâu xa thật thành bậc bên trên của Vô Lượng Thọ Mệnh Quyết Định Vương Như Lai, có Phật Pháp ư?”

Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo rằng: “Lâu xa thật thành Diệu Pháp Liên Hoa, có tám lớp địa vị

1_Lâu xa thật thành Bản Địa của Đẳng Giác tức bốn vị Bồ Tát thuộc tám cánh sen của Diệu Pháp Liên Hoa là các Tôn của Đẳng Giác Vị

2_Lâu xa thật thành Bản Địa của Diệu Giác tức bốn Đức Phật thuộc tám cánh sen của Diệu Pháp Liên Hoa là các Tôn của Diệu Giác Vị

3_ Lâu xa thật thành bậc bên trên của Diệu Giác tức là Bản Giác ở Trung Đài lâu xa thật thành Bản Địa. Diệu Pháp Liên Hoa thì Trung Đài là Bản Giác của Đại Nhật Như Lai, tám cánh sen là Thuỷ Giác Như Lai của bốn Đức Phật

4_ Bên trên Bản Giác của Đại Nhật Như Lai ở Trung Đài thuộc Bản Địa, có Diệu Pháp Liên Hoa. Bình Đẳng Bản Giác Như Lai là Bản Giác Như Lai ở Trung Đài, bốn Đức Phật ở tám cánh sen trở xuống là Thuỷ Giác. Trung Đài riêng một mình là Bản Giác Như Lai, đây là Báo Đài Đại Nhật Hoàn Hạ Phật thứ chín. Bản Giác bình đẳng của Bản Mạt Cứu Cánh thứ mười là Tỳ Lô Giá Na Bản Tướng Diệp Phật cho đến Bát Diệp, Trung Đài bình đẳng của Mạt Báo Đài Đại Nhật Như Lai đều đồng Bản Giác cao hơn địa vị Bản Giác của Như Lai.

5_ Các Pháp bên trên Bình Đẳng Bản Giác Như LaiBản Giác Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Bên trên Bình Đẳng Bản Giác Như Lai là chín Tôn thuộc Bát Diệp Trung Đài tức chín Pháp Thân của Bản Giác. Ngoài ra nhóm chín Pháp Giới của các Pháp chẳng phải là phần trên dưới của Bản Giác Phật. Bản Giác Tỳ Lô Giá Na Như Lai, chín Pháp Giới, sum la vạn tượng thảy đều là Bản Giác Như Lai cho đến tất cả bụi bặm đều đến lễ ngưỡng, là Bản Giác Như Lai.

6_ Bên trên Bản Giác Như Lai của các Pháp có Pháp của một Luân (Ekacakra). Ba lớp bản Giác Như Lai rơi vào Thuỷ Giác, Bản Giác cho nên trên dưới có một Luân. Vì Thuỷ Giác, Bản Giác chẳng lập Pháp xưa nay chẳng sinh cho nên ở ngay bên trên Bản Giác.

7_ Bên trên một Luân là Pháp Đệ Nhất tức Nhất Luân A Tự (𑖀), Tự Luân Chủng Tử, Chủng Tử, Tam Muội Gia Hình, Tôn Hình, Hữu Tướng… Phương tiện có tướng Phàm Ngu mà thật ra chỉ trụ ở Thật Tướng, cao hơn Thật Tướng của Đệ Nhất Nghĩa

8_ Nghĩa Thật Tướng của Đệ Nhất Nghĩa cao hơn nghĩa của Thật Tướng. Tuỳ theo nghĩa cho nên bên dưới,  riêng phần trên Vương Đỉnh chẳng phải ngu dốt đo lường Đỉnh tối cao của Thật Tướng.

DIỆU PHÁP LIÊN HOA TAM MUỘI
PHẨM TAM MA GIA BÍ MẬT CỦA THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT

Bấy giờ Kim Cương Tát Đoả bạch Thế Tôn rằng: “Bất Khinh Bồ Tát lễ như thế nào vậy ?”

Đức Đại Nhật Như Lai bảo rằng: “Thường Bất Kinh (Sadāparibhūta): Thường là một Lễ, Bất Khinh là tất cả Lễ. Thấy biết  Hoa Sen Tâm của chúng sinh  nên lễ bái, chẳng chuyên đọc tụng Kinh Điển, chỉ hành lễ bái.

Tin Tông Tự Môn (𑖪𑖽: VAṂ), lễ Ma Ha Tỳ Lô Giá Na Như Lai ở Trung Đài. Đấy gọi là một lễ Phộc Tự Môn (𑖪: VA) là chặt đứt đường Ngôn Ngữ, bên trên có một điểm tức là Đại Không (𑖪𑖽: VAṂ). Đại Không tức là chẳng thể nghĩ bàn.

Pháp của Ta mầu nhiệm khó nghĩ bàn, chỉ hành lễ bái, bốn lễ.

1_ Lễ Tính của Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya)

2_ Lễ Tính của Bảo Bộ (Ratna-kulāya)

3_ Lễ Tính của Pháp Bộ (Dharma-kulāya)

4_ Lễ Tính của Yết Ma Bộ (Karma-kulāya)

Đấy gọi là tất cả Lễ

_Lễ Thế Gian Tướng Thường Trụ Phật Tính, là  lễ OṂ Tự Môn (𑖌𑖼) [? HÙM Tự Môn (𑖮𑖳𑖽 )]

Lễ OṂ Tự Môn (𑖌𑖼) [? HÙM Tự Môn (𑖮𑖳𑖽 )] tức lễ Tính Pháp Thân (Dharmakāya) thuộc Tự Tính của Kim Cương Bộ

_Lễ Phiền Não tức Bồ Đề Phật Tính, là lễ Đát Lạc Tự Môn (𑖝𑖿𑖨𑖯𑖾: TRĀḤ)

Lễ Đát Lạc Tự Môn (𑖝𑖿𑖨𑖯𑖾: TRĀḤ) tức lễ Tính Pháp Thân thuộc Công Đức của Bảo Bộ

_ Lễ Kết Nghiệp tức Giải Thoát Phật Tính, là lễ Hột Lợi Tự Môn (𑖮𑖿𑖨𑖱𑖾: HRĪḤ)

Lễ Hột Lợi Tự Môn (𑖮𑖿𑖨𑖱𑖾: HRĪḤ) tức lễ Tính Pháp Thân thuộc Trí Tuệ của Pháp Bộ.

_ Lễ Sinh Tử Tức Niết Bàn Phật Tính, là lễ Ác Tự Môn (𑖀𑖾: AḤ) Lễ Ác Tự Môn (𑖀𑖾: AḤ) tức lễ Tính thuộc Thân biến hoá của Yết Ma Bộ. Thảy đều lễ bái, một lễ, tất cả lễ.

Kim Cương Tát Đoả lại bạch Phật rằng: “Bất Khinh Bồ Tát có thể lễ cỏ, cây, cõi nước…ư ?”

Đức Tỳ Lô Giá Na Phật bảo rằng: “Sâu xa trụ Lễ Bái như ông đã hỏi. Pháp Giới Thể Tính (Dharma-dhātu-svabhāva) không có phân biệt, sum la vạn tượng tức là Pháp Thân (Dharma-kāya). Chính vì thế cho nên Ta lễ tất cả bụi bặm (Rajas: trần)”.

DIỆU PHÁP LIÊN HOA TAM MUỘI
PHẨM TAM MA GIA BÍ MẬT CỦA ĐÀ LA NI

Kim Cương Tát Đoả bạch Thế Tôn rằng: “Nhóm mười vị La Sát (Rākṣasī: Nữ La Sát) có nguồn gốc thế nào ?”

Đức Tỳ Lô Giá Na Phật bảo rằng: “Mười nữ La Sát vốn có ba loại Giác. Một là Đẳng Giác, hai là Diệu Giác, ba là Bản Giác.

Bốn nữ La Sát đầu tiên là bốn vị Đại Bồ Tát của nhóm Tịnh Hạnh, nữ La Sát thứ năm là Thích Ca Mâu Ni, bốn nữ La Sát ở giữa là bốn vị Đại Bồ Tát của tám cánh sen (bát diệp), nữ La Sát thứ mười là Đa Bảo Như Lai.

Lại mười nữ La Sát là hình của mười Như Thị Tôn, tám nữ La Sát là Như Thị của tám cánh sen, Cao Đế thứ chín là Như Thị thứ chín, nữ La Sát thứ mười là Bản Mạt Cứu Cánh Đẳng vậy.

_Hết_

17/02/2011