KINH DIỆU CÁT TƯỜNG
BÌNH ĐẲNG TỐI THƯỢNG QUÁN MÔN ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Đời Tống, Quốc Sư của Khiết Đan, Tam Tạng Pháp Sư của nước Ma Kiệt Đà ở Trung Thiên Trúc là TỪ HIỀN dịch
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

QUYỂN THỨ NĂM

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Pháp này xong thời trong Hội có Bồ Tát Vô Tận Ý (Akṣaya-matir-bodhisattva) từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiều quang Đức Phật ba vòng rồi lui ra trụ một bên, bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chúng con tuy đã thấy nghe Pháp Đại Phấn Đàn Tác Quán Tu Hành Bí Mật này chưa từng có. Chúng con chỉ y theo Pháp Môn này mà tu hành. Lại y theo Pháp nào mà tu hành nữa?”

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Vô Tận Ý Bồ Tát rằng: “Ta chứng Bồ Đề. Lại còn phải thọ trì Đại Mạn Noa La Đàn Trường Thánh Chúng Chân Ngôn do chư Phật quá khứ cùng nhau tuyên nói. Các ông thọ trì mau được thành Phật. Các ông hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói”

Lúc đó, Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Đức Thế Tôn Đại Từ vì con diễn nói! Chúng con vui thích lắng nghe!”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Thỉnh Ngô (ta, chỉ Đức Phật) Công Đức Vô Tận Chân Ngôn là:

Nẵng mô một đà dã (1) nẵng mô đạt la-ma dã (1) nẵng mô tăng già dã (1) nẵng mô thiết chỉ-dã mẫu nẵng duệ (1) đát tha nghiệt đá dã (1) la-hạt đế (1) tam miểu tam một đà dã (1) Án (1) a nhĩ đá bát-la bệ (1) vĩ bổ la bách la-bệ (1) bát-la phộc la, mạo địa tát nhĩ (1) tất địa-dã, ma hạ nghiệt-lý bệ (1) đổ na đổ na (1) saphộc hạ”

*)NAMO BUDDHĀYA

NAMO DHARMĀYA

NAMO SAṂGHĀYA

NAMO ŚĀKYA-MUṆĀYE TATHĀGATĀYA ARHATE SAMYAKSAṂBUDDHĀYA

OṂ_ APARAMITA-PRABHE VIPULA-GARBHE PRAVĀRA BODHI

SAME SIDDHYA MAHĀ-GARBHE DHUṆA DHUṆA SVĀHĀ

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Chân Ngôn này xong, bảo Vô Tận Ý Bồ Tát rằng: “Nếu có Hành Giả Đại Thừa dựng lập Đàn Trường này, thỉnh năm vị A Xà Lê đều ở tùy theo cửa, hiến nước sạch, rưới vảy hương xoa bôi, rải hoa mùa, đốt đèn bơ kèm các thứ cúng dường thảy đều phụng hiến. Niệm Mật Ngôn này đều bảy biến”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Vô Tận Ý Bồ Tát rằng: “Ông nên thọ trì Phổ Thỉnh Đại Mạn Noa La Đàn Trường Thánh Chúng Chân Ngôn. Nếu ông thọ trì thì hay thoát được nẻo ác, cứu các chúng sinh. Nếu có Hành Nhân dựng lập Đàn Trường này, thỉnh năm vị A Xà Lê tùy theo cửa, niệm Chân Ngôn này. Phàm hiến các cúng dường luôn tưởng các Phật Chúng tụng Bí Mật Ngôn này.

Phổ Thỉnh Chân Ngôn là:

“Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã (1) nẵng mô a lý-dã cật-la dã ma đa duệ

(1) mạo địa tát đát-phộc dã (1) ma hạ ca lỗ nê ca dã (1) đát nễ-dã tha (1) Án (1) a cật-la dã (1) vĩ ma lê (1) tam mãn đa cật-la dã yết la bệ (1) nghiệt la tỉ (1) tam mẫu nại-la, sa nga la cật-la dã, tất địa-dã (1) nhập-phộc lý đa, tam mãn đa cật-la dã, bố la-nễ (1) mạo địa tức đá, lăng ca la cật-la dã, bố la-nễ (1) ma hạ nê-dã nẵng, sa nga la cật-la dã, tuất kế (1 ) Án (1) cật-la nê, cật-la nê (1) đát tha ca xả cật-la dã, bát-la phộc lý (1) mạo địa-dã mạo địa-dã, mạo đà dã mạo đà dã (1) a

cật-la dã, yết-lệ sái, vĩ thuật đệ (1) nghiệt nga nẵng cật-la dưỡng (1) nga nga nẵng ca la-bả cật-la duệ (1) tam mãn đa ca la thú tất địa-dã, tất địa-dã (1) tát la tát la (1) tát la-phộc bá bả, phộc la nẵng, san đế (1) bát-la san ma nẵng (1) hồng hồng hồng (1) Án (1) a cật-la dạ, phộc la nẵng, vĩ mục cật-đế (1) nỗ lỗ nỗ lỗ (1) nga nẵng vĩ nga đế, tam mãn đa, thấp-phộc sa, yết lý (1) bả lý bố la-noa ma nỗ la thế (1) đát la đát la (1) đá la dã đổ hàm (1) ma ma, thấp-phộc tát dã (1) vĩ bổ la, nghiệt la-bệ, sa-phộc hạ”

*)NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMO ĀRYA AGRĀYA-MĀTĀYE BODHISATVĀYA MAHĀ-

KĀRUṆIKĀYA

TADYATHĀ: AGRĀYA VIMALE SAMANTĀGRĀYA-GARBHE GRĀSE

SAMUDRA SĀGARĀGRĀYA SIDDHYA_ JVALITĀ SAMANTĀGRĀYA

PŪRṆE_ BODHICITTA ALAṂKARA AGRĀYA PŪRṆE_ MAHĀ-DHYĀNA

SĀGRĀGRĀYA ŚUKHE_ OṂ KRĀṆE KRĀṆE TATHĀ ĀKĀŚĀGRĀYA PRAVĀRE_ BODHYA BODHYA BODHAYA BODHAYA_ AGRĀYA KLEŚA VIŚUDDHE_ GAGANĀGRĀYAṂ GAGANA-KALPĀGRAYE _ SAMANTA KARA SUSIDDHYA_ SARA SARA_ SARVA PĀPA ĀVARAṆA ŚĀNTI PRAŚAMANA HŪṂ HŪṂ HŪṂ_

OṂ_ AGRĀYA ĀVARAṆA VIMUKTE_ DHURU DHURU_ GANA VIGATE SAMANTA ŚVĀSA KARE_ PARIPŪRṆA MANORATHE TĀRA TĀRA TĀRAYĀNTU MĀṂ MAMA ŚVĀSĀYA VIPULA-GARBHE SVĀHĀ

_Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Chân Ngôn này xong, lại bảo Vô Tận Ý Bồ Tát rằng: “Ông nên thọ trì Nội Ngoại Kết Tịnh Chân Ngôn. Nếu lại có người dựng lập Đàn Trường, thỉnh năm vị A Xà Lê tùy theo cửa, ngầm niệm Chân Ngôn này gia trì vào nước sạch, đem nước sạch này, tự tay minh cầm tự rướt lên đỉnh đầu với tự uống vào, sẽ hay tiêu tai được Đại Cát Tường với vì Đạo Trường Chủ rưới vảy, lối đi vào Đàn với rưới vảy tất cả nhóm vật cúng dường, ngầm tụng Chân Ngôn này gia trì” Liền nói nội Ngoại Kết Tịnh Chân Ngôn là:

Án (1) vĩ nga đa phộc la nẵng (1) tam mãn đá, bả lý số đà ninh (1) Án (1) ma nê, ma nê (1) khư la khư la (1) khất-xoa dã, nghiệt ha nỉ (1) hồng hồng (1) sa-phộc hạ”

*)OṂ_ VIGATA AVARAṆA_ SAMANTA PARIŚODHANE_ OṂ MAṆI MAṆI , KHARA KHARA KṢAYA GAHANI_ HŪṂ HŪṂ SVĀHĀ

_Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Chân Ngôn thỉnh khắp A Di Đà Như Lai, A Súc Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Như Lai với tưởng chữ Chủng Trí của ba Đức Phật, cũng nên thọ trì. Nếu có người dựng lập Đàn Trường, thỉnh năm vị A Xà Lê, đều tưởng thân của mình là gác báu của Thích Ca Mậu Ni Phật, rồi thỉnh ba Đức Phật với tưởng Chủng Trí, niệm Phổ Thỉnh Chân Ngôn này bảy biến

Án (1) nhĩ lý nhĩ lý (1) nhĩ lý nhĩ lý (1) già-la dã, già-la dã (1) cật-la dã (1) cật-la dã (1) ám đà (1) hám (1) ám, mẫu ninh mẫu ninh (1) bát-la tát la, bát-la tát la (1) cật-la duệ (1) sa-phộc hạ”

*)OṂ_ MILI MILI MILI MILI_ GRAYA GRAYA, KRAYA KRAYA_ AṂ DHA, HAṂ AṂ MUṆI MUṆI, PRASARA PRASARA, KRAYE SVĀHĀ

_Đức Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: “Lại có Chân Ngôn thỉnh khắp tám vị Đại Bồ Tát với bốn vị Đại Thiên, bốn vị Đại Thiên Vương, bốn vị Đại Thiên Nữ. Ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh khắp Thời cúng dường, ngầm tụng trì thì hay dứt hết Chướng

Não, được Đại Trí Tuệ, hay mở năm loại mắt, lợi ích vô lượng” Liền nói Phổ Thỉnh Chân Ngôn là:

Nẵng ma la đát-nẵng đát-la dạ dã (1) nẵng ma a lý-dã phộc lộ chỉ đế thấpphộc la dã (1) mạo địa tát đát-phộc dã (1) ma hạ ca lỗ nê ca dã (1) y hứ-duệ hứ (1) bát-la sa nẵng củ lỗ (1) đát nễ-dã tha (1) củ lệ, củ lệ, củ lệ tì-dạ (1) sa-phộc hạ”

*)NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMAḤ ĀRYA AVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀ-

SATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA_ EHYEHI PRASANA KURU TADYATHĀ: KULE KULE KULEBHYAḤ SVĀHĀ

_Này Vô Tận Ý! Lại có Chân Ngôn cúng dường khắp tám vị Đại Bồ Tát. Nay Ta tuyên nói. Nếu có chúng sinh chân thành cúng dường, ngầm trì tụng thì hay khiến cho

chúng sinh được bốn Vô Ngại Biện, tăng trưởng Phước Đức” Liền nói Phổ Cúng Dường Chân Ngôn là:

Nẵng ma tất-để du ca nẵng thát dã (1) lộ ca tả, hứ đa, kiếm bá dạ (1) nẵng ma tất-để vĩ thấp-phộc lỗ bá dã (1) tát phộc phộc nga tì-dụ, nẵng mô nẵng ma”

*)NAMASTE ŚŪKA-NĀTHĀYA_ LOKASYA HĪTA KAṂPĀYA_ NAMASTE VIŚVA-RŪPĀYA SARVA VĀG-EBHYU NAMO NAMAḤ

_Lại nữa, Vô Tận Ý Bồ Tát! Ta có Quy Mệnh Cúng Dường Kim Cương Vương Đại Thiên Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh dùng hương hoa cúng dường, ngầm tụng trì thì hay nhổ bứt Hữu Tình ra khỏi ba cõi, được Đại Bồ Đề.

Liền nói Quy Mệnh Cúng Dường Chân Ngôn là (như đồng với bên trên nói)

_Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Quy Mệnh Cúng Dường Đại Đại Thiên Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh dùng mọi loại cúng dường, ngầm tụng trì sẽ đồng với Thị Vệ Trời, Rồng của chư Phật, Công Đức vô lượng khó có thể tuyên nói đủ.

Liền nói Quy Mệnh Cúng Dường Chân Ngôn là:

Án (1) nẵng ma thủy phộc dã (1) phiến đa dã (1) ca la nẵng đát-la dã (1) hệ đa, phệ, ninh phệ na, dạ nhĩ (1) tả đát-ma nam (1) đát-cương nghiệt đế (1) bá la nhĩ thấp-phộc la (1) nhất để (1) sa-phộc hạ”

*)OṂ NAMO ŚIVĀYA ŚĀNTĀYA KARAṆA-TRĀYA HĪTA VIḤ NIRVEDAṂ YĀMI ĀTMANAṂ TVAṂ GATE PARAMEŚVARA ITI SVĀHĀ

_Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Quy Mệnh Cúng Dường Đại Tự Tại Thiên Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh cung kính cúng dường, ngầm tụng trì thì hay khiến cho hữu tình được miễn Luân Hồi, được Đại Tự Tại gần gũi tự ủng hộ, cầu điều gì đều được toại nguyệṅ

Liền nói Quy Mệnh Cúng Dường Chân Ngôn là:

Án (1) nẵng mô ma hạ nễ phộc dã (1) ma hạ bối la phộc dã (1) ma hạ ma hứ thấp-phộc la dã (1) tát phộc nễ phộc đa (1) bố nhạ đa (1) nẵng mô tắc cật-lý đá dã  (1) sa-phộc hạ”

*)OṂ NAMO MAHĀ-DEVĀYA MAHĀ-BHAIVARĀYA MAHĀ-

MAHEŚVARĀYA_ SARVA DEVATĀ PŪJATĀ NAMO SKṚTĀYA SVĀHĀ

_Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Quy Mệnh Cúng Dường Đại Hắc Thiên Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh khắp Thời cúng dường, ngầm tụng trì thì sự nghiệp đã làm đều được viên mãṅ

Liền nói Quy Mệnh Cúng Dường Chân Ngôn là:

Án (1) nẵng mô ma hạ ca la dã (1) để-lý bổ la nghiệt-la na, hạ nẵng dã (1) tát phộc nễ phộc, a bà dưỡng na na dã (1) tát phộc bà duệ tì-dược (1) đát-la noa ca la dã (1) tát, sa-phộc hạ”

*)OṂ NAMO KĀLĀYA TRIPURA-NAGARA HANĀYA_ SARVA DEVA ABHAYAṂ-DĀNAYA_ SARVA BHAYEBHYAḤ TRADA-KARĀYA SAḤ

SVĀHĀ

_Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Phổ Thỉnh Tứ Đại Thiên Vương Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh thường đương cúng dường, ngầm tụng trì thì hay dứt hết Chướng Não, được Đại Cát Tường, phú quý, tự tại, Thọ Mệnh kéo dài” Liền nói Phổ Thỉnh Chân Ngôn là:

“Án (1) nẵng mô tạt đốt-lỗ ma hạ lộ ca bá la dã (1) vĩ lỗ noa ca (1) vĩ lỗ bá khất-xoa, địa-lý đát la sắt-xá (1) củ phệ la năng (1) y đế-duệ sảng (1) tát phộc nễ phộc nam (1) bố tử-dã diễn để, bố nẵng bố nẵng (1) tát phược mạt lăng (1) tát phộc độ bá (1) tát phộc nễ bán (1) đát thể phộc tả, phả la, phộc sa đát-la (1) sát đát-lãng tả mạn na ninh (1) bát-la nê bát để-duệ (1) nhạ nghiệt-đa ngu lỗ (1) Án (1) thất-lý phệ thất-la ma nẵng dã (1) bổ lỗ-hàm nghiệt mê (1) nẵng ma tát (1) saphộc hạ”

*)OṂ NAMO CATUR-MAHĀ-LOKAPĀLĀYA_ VIRŪḌHAKA VIRŪPAKṢA DHṚTARĀṢṬRA KUBERĀNĀṂ_ ITYE SAṂ SARVA DEVĀNĀṂ PUṢYA YĀNTI PUNĀ PUNĀ_ SARVA BALAṂ, SARVA DHŪPA, SARVA DĪPAṂ SAŚVĀSA-PHALA VA SATRĀ SATRĀṂCA BANDHANI_ PRADĪPTYE JĀGATA GURU_ OṂ ŚRĪ VAIŚRAVAṆĀYA BHŪR-AṄGA ME NAMAS SVĀHĀ

_Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Chân Ngôn thỉnh khắp Pháp Ngữ Thiên Nữ, Chủ Bảo Thiên Nữ, Cát Tường Thiên Nữ, Giáng Ma Thiên Nữ… ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh tùy phần cúng dường, ngầm tụng trì thì bốn vị Đại Thiên Nữ luôn ban cho chúng sinh làm lợi ích lớn. Phàm làm Đàn Trường hoặc các sự nghiệp đều rũ gia hộ đều được viên mãn.

Liền nói Phổ Thỉnh Tứ Đại Thiên Nữ Chân Ngôn là:

“Án (1) ác khất-xoa ma nê (1) tam ma duệ nẵng (1) hồng (1) a lý-dã khuất-lữ tì-dạ (1) tế-dụ bát ti-dạ na dã (1) nẵng mẫu mạn tổ thất-lý dạ dã (1) củ ma la, bộ đá dã (1) đát nễ-dã tha (1) Án (1) thất-lý nghiệt lý-tỳ (1) ma nê bách lý-tỳ (1) ti-dạ na dã bách lý-tỳ (1) tam ma, tam mãn đa bách lý-tỳ (1) bố nhạ phộc nhật-lý nê (1) sa-phộc hạ”

*)OṂ_ AKṢA-MAṆI SAM-ĀYINE_ HŪṂ ĀRYA KRAVYA VYUTPATTYA NAYA

NAMO MAṂJUŚRĪYĀYA-KUMĀRA-BHŪTĀYA

TADYATHĀ: OṂ ŚRĪ-GARBHE MAṆI-GARBHE VYĀNAYA-GARBHE

SAMA SAMANTA-GARBHE PŪJA-VAJRIṆI SVĀHĀ

.)Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Pháp Ngữ Thiên Nữ Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh luôn ngầm tụng trì, hoặc thường cúng dường thì người này ở đời hiện tại được Đại Trí Tuệ, nhỡ rõ chẳng quên.

Liền nói Pháp Ngữ Thiên Nữ Chân Ngôn là:

Án (1) nẵng mẫu tát la sa-phộc đế (1) nẵng ma sa-đổ tì-dạng (1) thú la nễdạ, ca ma tả, lỗ nê (1) vĩ nễ-dã lam tỳ (1) yết lý sái nhĩ (1) tất địa, bà phộc, đổ minh, sa na (1) sa-phộc hạ”

*)OṂ NAMO SRASVATĪ NĀMA STUTYAṂ ŚŪRAṆYA KĀMASYARŪḌHA VIDYA-RAMBHĪ ĀKARṢA ME SIDDHI BHAVA TUME SANĀ SVĀHĀ

.)Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Chủ Bảo Thiên Nữ Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh thường ngầm tụng trì, cúng dường cung kính thì người này ở đời hiện tại ít bị bệnh, ít bực bội, không có Phi Nhân nào được dịp thuận tiện gây chướng ngại, lìa các tai nạn

Liền nói Chủ Bảo Thiên Nữ Chân Ngôn là:

Nẵng mô sa-đổ ha lý để-dã duệ (1) nại xá nễ nga, lộ ca bá la thất-giả (1) tát phộc phệ, a đát-lan noa yết lý (1) la cật-lãng củ lỗ mạn đổ (1) tát phộc vĩ đát (1) cật-lý nhạ-noa hạ la ninh (1) ha lý đa-duệ (1) tát (1) sa-phộc hạ”

*)NAMOSTU HĀRĪTYĀYE DAŚA NIGAD LOKAPĀLA-ŚCA_ SARVE ATRĀṆA KARE_ RAKṢAṂ KURU MĀṂ TU_ SARVA VEDĀGRE JÑĀNA

HARANI HĀRĪTAYE SAḤ SVĀHĀ

.)Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Cát Tường Thiên Nữ Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh cúng dường, cung kính, ngầm tụng trì thì người này ở đời hiện tại được phú quý tự tại, ở đời đương lai được thân tướng viên mãn.

Liền nói Cát Tường Thiên Nữ Chân Ngôn là:

Án (1) thất-lý ngộ lý (1) Án (1) thất-lý la khư-nhĩ (1) Án (1) thất-lý dã sái thấp-phệ ninh (1) Án (1) thất-lý mạt tô địa mạt tô đà la (1) nẵng ma đà la nê (1) tất-lý nễ vĩ (1) dã sái thấp-phệ ninh (1) sa-phộc hạ”

*)OṂ_ ŚRĪ GAURĪ_ OṂ ŚRĪ LAKṢMI_ OṂ ŚRĪ YAŚA SVENI_ OṂ ŚRĪ

VASUDHĪ VASU-DHARA NĀMA DHĀRAṆĪ ŚRĪ-DEVĪ YAŚA SVENI

SVĀHĀ

.)Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Giáng Ma Thiên Nữ Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu có chúng sinh cúng dường, cunh kính, ngầm tụng trì thì người này ở đời hiện tại phàm làm sự nghiệp đều được thành tựu, tất cà Thiên Ma chẳng thể được dịp thuận tiện gây hại

Liền nói Giáng Ma Thiên Nữ Chân Ngôn là:

Án (1) phộc nhật-la cú-lỗ địa thấp-phộc lý (1) ma hạ tán tri ninh (1) ma hạ vĩ nễ-dã thấp-phộc lý (1) ma hạ mạt tứ thấp-phộc lý (1) ma hạ hướng xí ninh (1) ma hạ nẵng nễ ninh (1) vĩ thấp-vĩ thấp-phộc lý (1) ma hứ thấp-phộc lý (1) tát phộc la-đạt, tất địa yết lý (1) na84ng ma (1) sa-phộc hạ”

*)OṂ VAJRA-KRODHEŚVARĪ MAHĀ-CAṆḌIṆI MAHĀ-MAHEŚVARĪ

MAHĀ-ŚAṂKHIṆI MAHĀ-DĀNENI VIŚVEŚVARĪ MAHEŚVARĪ _ SARVĀRTHA SIDDHI KARE NAMAḤ SVĀHĀ

_Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Gia Trì Ẩm Thực Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu đời vị lai có vị Thầy truyền giáo, dùng các thức ăn uống… nghiền nát chút ít cùng để đầy một vật khí, ngồi ở trước Đàn, an trong lòng bàn tay trái, niệm Chân Ngôn này gia trì bảy biến. Mỗi khi đến sập tối thời đi ra ngoài Đàn, dùng tay phải rải chia mười phương, vì chư Thiên, Quỷ Thần chưa thể vào Mạn Noa Đại Đàn mà cúng dường, y theo Pháp như vậy thì điều mong cầu được toại nguyện, cũng có tên là Tùy Cầu Chân Ngôn

Liền nói Gia Trì Ẩm Thực Chân Ngôn là:

Na mô la đát-nẵng đát-la dạ dã (1) nẵng ma a lý-dã phộc lộ chỉ đế (1) thấpphộc la dã (1) mạo địa tát đát-phộc dã (1) ma hạ tát đát-phộc dã (1) ma hạ ca lô

nê ca dã (1) đát nễ-dã tha (1) củ lê, củ lê (1) củ lê tì-dạ (1) sa-phộc hạ”

*)NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMAḤ ĀRYA AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀ-

SATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA

TADYATHĀ: KULE KULE KULEBHYAḤ SVĀHĀ

_Này Vô Tận Ý Bồ Tát! Lại có Già (ngăn che) Nhất thiết Ác Ma Tiêu Tai Trừ Hoạnh Chân Ngôn, ông nên thọ trì. Nếu đời vị lai có vị Thầy truyền giáo dùng một sợi dây, Sinh Tô, Hoàng Giới Tử… hòa chung với nhau, tụng Chân Ngôn này gia trì 21 biến. Dùng sợi dây làm hàng rào giới hạn Đàn Trường thì tất cả Ma ác chẳng thể vào được.

Nếu có người bệnh, dùng sợi dây này cột trên cổ họng, ngay khi cột buộc, dùng Chân Ngôn này gia trì 21 biến thì bệnh liền được khỏi

Dùng lửa thiêu đốt Sinh Tô, Hoàng Giới Tử xông ướp Đạo Trường Chủ sẽ diệt được tội nặng của người ấy

Nếu người có bệnh, dùng Sinh Tô với Hoàng Giới Tử này thiêu đốt, xông ướp lỗ mũi với chỗ nằm của người bệnh thì bệnh ấy liền khỏi. Ngay lúc xông ướp thời cũng niệm Chân Ngôn này gia trì 21 biến. Hoặc dùng gia trì vào nước sạch làm hàng rào giới hạn Đàn Trường, cũng niệm Chân Ngôn này thì Tà Ma chẳng thể vào được

Nếu người có bệnh, gia trì vào nước sạch, niệm Chân Ngôn này 21 biến, đem nước gia trì rưới vảy người bệnh ấy thì bệnh liền trừ khỏi

Nếu có chúng sinh luôn tụng trì thì hết thảy tai hoạn đều được tiêu diệt Liền nói Tiêu Tai Trừ Hoạnh Chân Ngôn là:

Án (1) đát nễ-dã tha (1) tức lý tức lý, ma mãi tức lý (1) đổ noa đổ noa, ma hạ đổ noa (1) nhập-phộc lê, nhập-phộc-lê, ma hạ nhập-phộc lê )1) hứ lễ hứ lễ, ma hạ hứ lễ (1) sa-phộc hạ”

*)OṂ_ TADYATHĀ: CILI CILI MĀ ME CILI_ DHUṆA DHUṆA MAHĀDHUṆA_ JVALE JVALE MAHĀ-JVALE_ HILI HILI MAHĀ-HILI SVĀHĀ

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Ma Ha Tam Muội Da Bí Mật Pháp này xong thời nhóm Bồ Tát Di Lặc nghe điều Đức Phật đã nói đều vui mừng hớn hở, tin nhận phụng hành

 

KINH DIỆU CÁT TƯỜNG

BÌNH ĐẲNG TỐI THƯỢNG QUÁN MÔN ĐẠI GIÁO VƯƠNG

_QUYỂN THỨ NĂM (Hết)_

Dịch xong một Bộ gồm 5 quyển vào ngày 16/08/2015

Pages: 1 2 3 4 5