KINH DIỆU CÁT TƯỜNG
BÌNH ĐẲNG TỐI THƯỢNG QUÁN MÔN ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Đời Tống, Quốc Sư của Khiết Đan, Tam Tạng Pháp Sư của nước Ma Kiệt Đà ở Trung Thiên Trúc là TỪ HIỀN dịch
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ NHẤT

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ngự ở trong vườn Hoa Lâm tại nước Xá Vệ (Śrāvastī). Ăn uống xong, ngồi Kiết Già. Lúc đó, có nhóm Bồ Tát Di Lặc (Maitreya) bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chúng con tuy nghe Pháp mầu nhiệm sâu xa của ba Thừa. Con có chút nghi ngờ, muốn thỉnh hỏi Đức Thế Tôn, ngoài Pháp Môn này ra, lại có Pháp khác chăng?!…”

Đức Thế Tôn bảo: “Lành thay! Lành thay! Vì sao các ông hay đối với điều này mà sinh ra câu hỏi này? Ta có Ma Ha Tam Muội Da Bí Mật Nội Pháp, y theo mà tu hành sẽ hay khiến cho Hành Giả Đại Thừa mau được thành Phật. Từ khi Ta thành Phật đến nay chưa từng tuyên nói”

Nhóm Bồ Tát Di Lặc nghe điều Đức Phật đã nói thời vui mừng hớn hở, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi lui ra trụ một bên, quỳ gối phải sát đất, chắp tay, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn chẳng tạm nháy mắt.

Khi ấy, Đức Thế Tôn nhập vào Kim Cương Định (Vajra-samādhi) rồi ở tam tinh phóng ra ánh sáng năm màu, ở trong ánh sáng ấy hóa hiện năm Đức Phật. Ở trong hào quang màu xanh hóa hiện A Súc Phật (Akṣobhya-buddha), ở trong hào quang màu trắng hóa hiện Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana-buddha), ở trong hào quang màu vàng hóa hiện Bảo Sinh Phật (Ratna-saṃbhava-buddha), ở trong hào quang màu hồng hóa hiện Vô Lượng Thọ Phật (Amitāyus-buddha), ở trong hào quang màu xanh lục hóa hiện Bất Không Thành Tựu Phật (Amoghasiddhi-buddha). Lại hóa hiện Kim Cương Phật Nhãn Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Thiên Nhãn Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Pháp Nhãn Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Trí Nhãn Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Thiền Định Nhãn Quang Minh Bồ Tát. Chư Phật, Bồ Tát ở Viện thứ nhất theo thứ tự mà ngồi

Lại hóa hiện tám vị Đại Bồ Tát: Kim Cương Trí Quang Minh Nhãn (mắt) Tạng Bồ Tát, Kim Cương Trí Quang Minh Thiệt (?Nhĩ: lỗ tai) Tạng Bồ Tát, Kim Cương Trí Quang Minh Tị (mũi) Tạng Bồ Tát, Kim Cương Trí Quang Minh Thiệt (lưỡi) Tạng Bồ Tát. Bốn vị Bồ Tát này đều ngồi trong cửa của Viện thứ hai

Kim Cương Trí Quang Minh Thân Tạng Bồ Tát, Kim Cương Trí Quang Minh Tâm Tạng Bồ Tát, Kim Cương Trí Quang Minh Trí Tạng Bồ Tát, Kim Cương Trí Quang Minh Tuệ Tạng Bồ Tát. Bốn vị Bồ Tát này đều ngồi ở bốn góc của Viện thứ hai

Lại có 12 vị Cúng Dường Bồ Tát: Kim Cương Đăng Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Thanh Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Hương Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Cam Lộ Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Y Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Tràng Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Vũ Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Đồ Hương Quang Minh Bồ Tát. Tám vị Bồ Tát này theo thứ tự đều ngồi ở hai bên trái phải của bốn cửa bên trong Viện thứ ba.

Kim Cương Tán Hoa Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Quán (xỏ xâu) Hoa Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Bảo Cái Quang Minh Bồ Tát, Kim Cương Thiện Tai Quang Minh Bồ Tát. Bốn vị Bồ Tát này theo thứ tự đều ngồi ở bốn góc bên ngoài Viện thứ hai

Lại hóa hiện bốn vị Bồ Tát: Kim Cương Quang Minh Câu Bồ Tát, Kim Cương Quang Minh Sách Bồ Tát, Kim Cương Quang Minh Tỏa Bồ Tát, Kim Cương Quang Minh Linh Bồ Tát. Bốn vị Bồ Tát này theo thứ tự đều ngồi ở bốn góc bên trong Viện thứ ba

_Ở trong ánh sáng ấy lại hóa hiện 10 vị Đại Minh Vương: Đại Từ Kim Cương Quang Minh Diệm Man Đát Ca Từ Minh Vương, Đại Bi Kim Cương Quang Minh

Bát-La Ni-Dã Đát Ca Bi Minh Vương, Đại Hỷ Kim Cương Quang Minh Bát NạpMa Đát Ca Hỷ Minh Vương, Đại xả Kim Cương Quang Minh Vĩ Nghiệt-Nẵng Đát Ca Xả Minh Vương. Bốn vị Minh Vương này theo thứ tự đều ngồi trong cửa bên ngài của Viện thứ ba

Kim Cương Quang Minh Trá Chỉ La Nhạ Đại Ái Minh Vương, Kim Cương Quang Minh Ninh La Năng Noa Đại Uy Nộ Minh Vương, Kim Cương Quang Minh Ma Hạ Ma La Đại Lực Minh Vương, Kim Cương Quang Minh A Tả La Nẵng Tha Vô Động Minh Vương. Bốn vị Minh Vương này theo thứ tự đều ngồi ở bốn góc bên ngoài Viện thứ ba

Hạ Phương Kim Cương Quang Minh Phộc Nhật-La Bá Đá La Giáng Tam Thế Minh Vương. Vị Minh Vương này ngồi ở mặt phía trước của Đông Phương Minh Vương

Thượng Phương Kim Cương Quang Minh Ổ Sắt-Nê Sái Tác Khất-La Phộc Lý-Đế Đỉnh Luân Minh Vương. Vị Minh Vương này ngồi ở mặt phía trước của Tây Phương Minh Vương

Hai vị Minh Vương này bố trí như vậy, nhưng Tâm tưởng là hai phương trên, dưới

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở trong ánh sáng ấy hiện Thần Biến như vậy, thành Đại Mạn Noa La Đàn. Hiện như vậy xong thời nhóm Bồ Tát Di Lặc từ chỗ ngồi đứng dậy, ở trong Hội ấy hỏi han lẫn nhau: “Việc Đại Thần Biến chẳng thể nghị bàn như vậy đã từng thấy nghe chưa?”. Các hàng Đại Bồ Tát thảy đều hớn hở vui mừng, buồn thương tuôn nước mắt nói rằng: ‘Đại Thần Biến này rất sâu xa, chẳng thể nghĩ bàn là Pháp chưa từng có. Lành thay! Thật hiếm có!”:

Nhóm Bồ Tát Di Lặc đều sinh vui vẻ, cùng nhau nói Kệ rằng:

“Chúng ta hớn hở, vui vô thượng

Nay thấy hào quang lớn năm màu

A hộ tố vĩ sa-ma dã, nhĩ nẵng (1)

.)Trong ánh sáng lại hiện chúng Hiền Thánh

Y theo phương, ngồi thành Mạn Noa La

A hộ san đát mạt để-dựng nễ-lý dưỡng (2)

.)Được thấy việc hiếm lạ khó nghĩ

Ta thề tu hành Đẳng Biến Tri

A hộ bá la ma nỉ ma nẵng (3)

.)Từ Bi diễn bày Môn bí mật

Cúi lạy, nguyện thành Vô Thượng Giác

A hộ tăng sa la tăng đát để (4)”

_Lúc đó, Bồ Tát Di Lặc với các hàng Đại Bồ Tát cùng chung nói Kệ xong, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chúng con đã thấy việc Đại Thần Biến như vậy. Nguyện xin Từ Bi thương xót vì con tuyên nói”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo nhóm Bồ Tát Di Lặc: “Lành thay! Lành thay! Các ông, Chân Đại Trượng Phu có Đại Trí Tuệ. Tam Muội Da Bí Mật Pháp Môn này của Ta rất khó tin, rất khó hiểu. Điều mà các ông đã hỏi, đầy đủ nơi Nguyện của Ta”

Nhóm Bồ Tát Di Lặc nghe lời như vậy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, ở bốn cửa lễ bái Chúng trong Đàn Trường rồi cùng chung nói Kệ là:

“Chúng con từ thời Vô Thủy đến

Dã na noa nỉ mạt để bà ổ-nghĩ (1)

.)Hết thảy tất cả nghiệp chẳng lành (bất thiện)

Tam ma sa-đa tăng yết-la, bà tam bà-lý đảng ca lữ thương (2)

.)Thế Tôn Đại Từ thương xót con

Đát nễ xá dạ nhĩ, vi địa phộc-đa (3)

.)Nghe con sám hối, tiêu diệt chướng

Ma ha cật-lý bà nẵng, bổ la sa ca lăng (4)

 

_Tất cả chư Phật với Bồ Tát

Tam mẫu đà, mạo địa tát đát-phệ (1)

.)Tám Bộ, Long Vương với chúng Thánh

La lý-duệ, la nễ thất-giả dã, đát cật-lý đảng, củ xá-lãng (2)

.)Con đều cúi đầu quy mệnh lễ

A nỗ mô nễ-dã, đát na phộc thế sàng (3)

.)Đều nguyện mau lên Vô Thượng Giác

Tam nhĩ-dã ca, bát lý nẵng ma dã, nhĩ tam mạo thố (4)

 

_Pháp Tam Ma Da (Samaya) như ảnh tượng

Mê la sái-đa ma nỗ mạt lý nỗ (1)

.)Thế Tôn Đại Từ sớm diễn bày

Bát-la sa nễ đát nan đát sa-đát cật-lý bổ bá dưỡng (2)

.)Pháp bí mật tối thượng của Phật

Thiết la nam, bát-la dã nhĩ, tố ngã đảng (3)

.)Nay con ba nghiệp tinh tiến hành

Na đát ma nỗ phộc-lý để nẵng nễ để-dưỡng (4)

 

_Nguyện Đại Từ diễn Pháp lìa dơ (ly cấu Pháp)

Nễ-lý mục khuất-đa, tắc cát-la, cát-la bát na (1) .)

Chúng con mong cầu Quả Bồ Đề

Mạt thế sái tát đát-phộc, tam bát na đà lãng (2)

.)Khiến hiểu biết khắp Pháp Môn này

Đạt la-hàm, bát-la dã nhĩ, thiết la nam (3)

.)Tăng trưởng Bồ Đề, lìa các nẻo

Tam ma tát đát-tông, tất-để ca la, tát lỗ mãng (4)

 

_Làm sao miễn lìa khổ ba đường?

Tam nhĩ-dã ca nễ la sa-đa mạn nại la (1)

.)Chính Biến Tri Tôn rũ thương giúp

Mẫu đát ma, ca lỗ noa, tát ma la-bế đa, thất-lý giảng (2)

.)Nguyện khắp chúng sinh đều lìa khỏi

Mẫu nễ đá nễ mô, bát-la vĩ sắt-tri giang (3)

.)Con thề khen Phật, quy y lễ

Bách đố tất-nhĩ, thiết la nam, dã để xá nga nam (4)

 

__Nguyện chứng thân Vô Sinh thanh tịnh

A xá dã, vĩ bá ca thuật địa-dã (1)

.)Ước nguyện: phiền não đều đoạn trừ

Tát phộc phộc-lý để phộc, tát nẵng tát mẫu đát già để (2)

.)Nơi Tâm Bồ Đề, luôn chẳng đứt

Ổ đát-bá na dã nhĩ mạo đà (3)

.)Dùng Công Đức con tự trang nghiêm

Phộc nễ mục cật-đế, vĩ đô xá nam, tức đá (4)

 

_Cầu lối Bồ Đề (Bodhi-mārga), Phật Bồ Tát

Tát tố đát tố, nga để, ca la-ma hiến (1)

.)Mười Ba La Mật, nguyện viên mãn

Nại xá, vĩ đà na nẵng (2)

.)Được Pháp Thân Đại Thanh Tịnh Diệu

Thuật củ-la ngu nẵng mãng (3)

.)Chúng con làm sao đồng với Phật

Tam mẫu đá đát-ma, tam ma sa-đảng (4)

 

_Ứng cơ, diễn nói Đại Đàn Trường

Sa-phộc bà phộc, thuật đà, tam ma thiết-lý đố sa nhĩ-dã, độ nẵng (1)

.)Thế Tôn Đại Từ thương xót con

Cật-lý bá dã phộc lam nhĩ-dã, mạt ỷ-lãng (2)

.)Khiến con đoạn trừ các chướng nhiễm

Tích ca nhĩ ma, nễ-lý sắt-tri, nhạ la bà lý nẵng đà-cương (3)

.)Chứng khắp Vô Thượng Đại Bồ Đề

Tam mạo địa, tức đá mạt đổ lãng (4)

 

_Nguyện bày chúng con: Pháp Mạn Noa (Maṇḍa: Đàn)

Vĩ bà nhĩ-dã, vĩ địa nễ để, mãn để-lý tả đa (1)

.)Được lìa hư vọng, chứng Bồ Đề

Tuất nương, sa-phộc bà phộc, vĩ la hạ (2)

.)Biểu thị Pháp căn bản có (hữu) không (vô)

Hứ đổ, vĩ dữu nga, đát tha nễ-trương đổ (3)

.)Tinh tiến phụng trì chư Phật Giáo

Ổ hạ bá nga ma nại giả lãng (4)

 

_Đồng chứng Vô Vi, vui Tịch Diệt

Phộc tốt-đổ, bát-la nê đà na-lý mục cật-đảng”

Khi ấy, nhóm Bồ Tát Di Lặc cùng chung nói Kệ xong, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chúng con được thấy Đàn này. Làm Hạnh Nguyện gì để tu Pháp Môn này?”

Đức Thế Tôn bảo rằng: “Các ông trước tiên thọ nhận Ngũ Bình Quán Đỉnh, sẽ làm Pháp Môn bí yếu của ông”

Nhóm Bồ Tát Di Lặc Nghe lời này xong, bạch Phật rằng: “Thế Tôn Đại Từ thương xót, chúng con nguyện thọ nhận Quán Đỉnh (Abhiṣeka)”

Đức Thế Tôn bảo rằng: “Các ông cầu thọ nhận Quán Đình, Ta vì các ông nói. Gia trì vào 5 cái bình, bốn loại bột báu, nước của năm con sông, năm loại bột hương, năm loại lúa đậu, năm loại hạt giống, vật của năm Tạng (Kinh Tạng, Tỳ Nại Da Tạng, A Tỳ Đạt Ma Tạng, Bát Nhã Ba La Mật Đa Tạng, Đà La Ni Tạng), năm loại lụa màu, năm lá Bồ Đề, năm loại hoa mùa, năm loại cỏ cát tường, năm sợi dây màu, năm cái lọng, ba phần Sinh Phạn (phần thức ăn trích ra bố thí cho chúng sinh)

_Gia trì vào năm cái bình

.)Cái bình báu bằng thủy tinh ở phương chính giữa. Màu trắng biểu thị cho Đức Phật, cái bình biểu thị cho Kim Cương Căn Bản Ba La Mật Bồ Tát. Dùng Chân Ngôn của Bồ Tát gia trì 108 biến. Chân Ngôn là:

“Án (1) thương yết lý (2) phiến để yết lý (3) ngu tra ninh (4) khư tra dã (5) tát phộc la-thát (6) sa đà dã (7) sa-phộc hạ (8)”

*)OṂ_ŚAṂKARE ŚĀNTI-KARE GHUṬṬĀṆĀṂ GHATĀYA

SARVĀRTHA SĀDHAYA SVĀHĀ

Gia trì vào bình báu, thọ nhận Đại Quán Đỉnh sẽ được thân bền chắc không có sinh diệt

 

.)Cái bình báu bằng mã não ở phương Đông. Màu xanh biểu thị cho Đức Phật, cái bình biểu thị cho Kim Cương Ba La Mật Bồ Tát. Dùng Chân Ngôn của Bồ Tát gia trì 108 biến. Chân Ngôn là:

“Án, tát đát-phộc phộc nhật-lý, hồng”

*)OṂ_ SATVA-VAJRĪ HŪṂ

Gia trì vào bình báu, thọ nhận Đại Quán Đỉnh sẽ được thân Kim Cương bền chắc chẳng hoại

 

.)Cái bình báu bằng ngọc Ma Ni ở phương Nam. Màu vàng biểu thị cho Đức Phật, cái bình biểu thị cho Bảo Ba La Mật Bồ Tát. Dùng Chân Ngôn của Bồ Tát gia trì 108 biến. Chân Ngôn là:

“Án, la đát-nẵng phộc nhật-lý, đát-lãng”

*)OṂ_ RATNA-VAJRĪ TRĀṂ

Gia trì vào bình báu, thọ nhận Đại Quán Đỉnh sẽ được thân viên mãn của các châu báu

 

.)Cái bình báu bằng San Hô ở phương Tây. Màu hồng biểu thị cho Đức Phật, cái bình biểu thị cho Pháp Ba La Mật Bồ Tát. Dùng Chân Ngôn của Bồ Tát gia trì 108 biến. Chân Ngôn là:

“Án, đạt ma phộc nhật-lý, hột lý-dĩ”

*)OṂ_ DHARMA-VAJRĪ HRĪḤ

Gia trì vào bình báu, thọ nhận Đại Quán Đỉnh sẽ được thân Trí Tuệ của Tự Thọ

Dụng (Saṃbhoga-kāya)

 

.)Cái bình báu bằng Lưu Ly ở phương Bắc. Màu xanh lục biểu thị cho Đức Phật, cái bình biểu thị cho Yết Ma Ba La Mật Bồ Tát. Dùng Chân Ngôn của Bồ Tát gia trì 108 biến. Chân Ngôn là:

“Án, yết ma phộc nhật-lý, ác”

*)OṂ_ KARMA-VAJRĪ AḤ

Gia trì vào bình báu, thọ nhận Đại Quán Đỉnh sẽ được thân bền chắc của năm Như Lai

 

_Ấn Khế của năm vị Ba La Mật Bồ Tát

.)Kim Cương Ba La Mật Bồ Tát: Hai tay tác Kim Cương Phộc, dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cây kim, gọi là Kim Cương Tâm ấn

.)Bảo Ba La Mật Bồ Tát: Chẳng sửa tướng Ấn lúc trước, đem Tiến Lực (2 ngón trỏ) phụ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), móc lấy lóng bên trên của Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), gọi là Kim Cương Bảo Ấn

.)Pháp Ba La Mật Bồ Tát: Hai tay tác Kim Cương Chưởng như hình hoa sen nở rộ, tướng của Tiến lực (2 ngón trỏ) như hình móc câu. Thiền Trí (2 ngón cái) cũng như vậy sao cho đầu ngón chẳng dính nhau, gọi là Kim Cương Pháp Ấn

.)Yết Ma Ba La Mật Bồ Tát: Hai tay tác Kim Cương Phộc, dựng thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) Đàn Tuệ (2 ngón út), gọi là Yết Ma ấn

.)Kim Cương Căn Bản Ba La Mật Bồ Tát: Hai tay cài chéo năm ngón tay sao cho đầu ngón cài chéo nhau bên trong kẽ hở của ngón tay. Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như hình báu, Thiền Trí (2 ngón cái) bên phải đè bên trái, duỗi phụ Tiến Lực (2 ngón trỏ), hai lòng bàn tay trống rỗng ở tâm bàn tay. Đây gọi là Bản Mẫu Ấn

_Gia trì vào bốn loại bột báu: vàng, bạc, đồng, sắt. Khi chưa bỏ vào bình thì đem bốn loại bột báu chứa đầy trong một vật khí. Dùng bảo Sinh Như Lai Bảo Ba La Mật Bồ Tát Chân Ngôn đều gia trì 108 biến. Đã gia trì xong, chia bốn loại bột báu ấy an bên trong 5 cái bình, trao cho Đại Quán Đỉnh, được thân Kim Cương

_Gia trì vào nước của năm con sông: sông Bách Nga (Gaṅga: sông Hằng), sông Diễm Mẫu Na (Yamunā), sông Tín Độ (Sindhu), sông Phộc Sô (Vakṣu, hay Vaṅkṣu), sông Nê Liên Thiện Na (Nairañjanā). Dùng năm con sông này biểu thị cho nām loại nước của Phật là: Phật Thủy, Pháp Thủy, Bảo Thủy, Yết Ma Thủy, Trí Thủy. Dùng năm loại nước này tắm gội thì tất cả nhiễm chướng của Phàm Phu từ vô lượng kiếp đến nay đều được thanh tịnh, được năm cát tường. Đem năm loại nước này cùng chứa đầy trong một vật khí, dùng Vô Lượng Thọ Phật Pháp Ba La Mật Bồ Tát Chân Ngôn đều gia trì 108 biến. Đã gia trì xong, chia nước ấy an bên trong 5 cái bình, trao cho Đại Quán Đỉnh, được thân Pháp Vương

_Gia trì vào 5 loại bột hương: Bạch Chiên Đàn Hương, Hồng Chiên Đàn Hương, Ngưu Đū Hương, Công Cốt Ma Hương, Long Não Hương. Đem năm thứ hương này nghiền thành bột nhỏ nhiệm, cùng chứa đầy trong một vật khí. Niệm Bất Không Như Lai Yết Ma Ba La Mật Bồ Tát Chân Ngôn đều gia trì 108 biến. Đã gia trì xong, chia năm loại hương này an bên trong 5 cái bình, biểu thị cho năm loại hương của Phật là Phật Hương, Pháp Hương, Bảo Hương, Yết Ma Hương, Trí Hương. Dùng năm loại hương này, trao cho Đại Quán Đỉnh, được hương năm phần Pháp Thân của Như Lai, sự nghiệp đã làm đều được thành tựu.

_Gia trì vào năm loại lúa đậu: lúa gié, lúa nếp, thanh chi ma, đại mạch, đậu xanh. Đem năm thứ lúa đậu cùng chứa đầy trong một vật khí, dùng A Súc Như Lai Kim Cương Ba La Mật Chân Ngôn đều gia trí 108 biến. Đã gia trì xong, an bên trong 5 cái bình. Lại 5 loại lúa đậu này là nơi thành biểu của đất, nước, lửa, gió, hư không. Năm loại hạt giống của Phật là: Phật Chủng Tử, Pháp Chủng Tử, Bảo Chủng Tử, Trí Chủng Tử, Kim Cương Chủng Tử. Năm hạt giống (chủng tử) của Phàm Phu tuần hoàn, qua lại ở trong sáu đường, sinh theo bốn cách (trứng, thai, ẩm thấp, biến hóa). Năm hạt giống của Phật trao cho Đại Quán Đỉnh, trường trụ chẳng diệt.

_Gia trì vào năm loại hạt giống: hạt cải trắng, hạt cải tím, hạt cải vàng, hạt Mạn Tinh, hạt Thì La. Đem năm loạt hạt giống này, trước tiên dùng nước sạch vo chà cho thấm ướt rồi cùng chứa đầy trong một vật khí. Dùng Thập Đại Minh Vương Chân Ngôn gia trì 7 biến.

_Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói Chân Ngôn của mười vị Đại Minh Vương

.)Đông Phương Diệm Mạn Đát Ca (Yamāntaka) Đại Minh Vương Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa (1) ca dã, phược ca-tức đá (2) phộc nhật-la nam (3) Án (4) khư khư, khư hứ khư hứ (5) nột sắt-tra tát đát-phộc, na ma ca (7) a tỉ, mẫu xá la (8) bá la thú, bá sái (9) hạ sa-đá dã, tạt đổ lỗ-mẫu khư (10) tạt đổ lỗ-bộ nhạ (11) xả tra tạt la nẵng (12) a nghiệt tha (13) tát la-phộc nột sắt-tra (14) bá la bát-la nẵng (15) bá hạ lý (16) ma hạ vĩ cận-nẵng, khư đát ca (17) vĩ cật-lý đá noa nẵng (18) tát la-phộc bộ đá, bà dưỡng, ca la (19) a tra tra hạ sa (20) nẵng nễ ninh (21) nhĩ-dã già-la tạt la-ma ninh, phộc tát nẵng (22) củ lỗ củ lỗ (23) tát la-phộc ca la hàm (24) thân na thân na (25) tát la-phộc mãn đát-lãng, tần na tẩn na (26) bá la mẫu nại-la, a yết-lý xá dã, a yết-lý xả dã (27) tát la-phộc bộ đảng nễ-lý ma thát (28) tát la-phộc nột sắt-tra, bát-la phệ xá dã, bát-la phệ xá dã (29) mạn noa la mạt địa-duệ (30) phệ phộc sa-phộc đá đát (31) nhạ vĩ đá đa, ca la dã, củ lỗ củ lỗ (32) ma ma, ca lý-dưỡng (33) na hạ na hạ (34) bát tả bát tả (35) ma vĩ lam phộc, ma vĩ lam phộc (36) tam ma dã ma nỗ sa-ma la (37) hồng hồng (38) phát tra, phát tra (39) sa-phổ tra dã, sa-phổ tra dã (40) tát la-phộc nột sắt-tra lý bổ-đổng (41) ca la ca la (42) ê hứ ê hứ (43) bà nga tông (44) khẩn tức la dã tỉ (45) tát la-phộc bộ đảng, sa đà dã (46) sa-phộc hạ”

*)NAMAḤ SAMANTA KĀYA VĀK-CITTA VAJRĀṆĀṂ

OṂ _ KHAKHA KHAHI KHAHI _ SARVA DUṢṬA-SATVA DAMAKA _ ASI MUŚALA _ PARAŚU _ PĀŚA HASTA _ CATUR-MUKHA _ CATURBHŪJA _ SAṬ-CARAṆA AGACCHA _ SARVA DUṢṬA-BALA PRAṆA PAHĀRIṆA _ MAHĀ-VIGHNAṂ GHATAKA VIKṚTA NANA _ SARVA BHŪTA BHAYAṂ KARA _ AṬṬĀṬṬA-HĀSA NĀDINE _ VYĀGHRA CARMANI VAŚANE _ KURU KURU _ SARVA KARMA CCHINDHA CCHINDHA _ SARVA MANTRA BHINDHA BHINDHA _ PARAMUDRA ĀKARṢĀYA ĀKARṢĀYA _ SARVA BHŪTA NIRMATHA_ SARVA DUṢṬĀṂ

PRAVEŚAYA PRAVEŚAYA _ MAṆḌALA MADHYE VAIVASVATATĀ

JĪVITĀNTA KARĀYA _ KURU KURU _ MAMA KĀRYAṂ _ DAHA DAHA _

PACA PACA _ MĀVILAṂVA MĀVILAṂVA _ SAMAYAM ANUSMARA HŪṂ HŪṂ PHAṬ PHAṬ _ SPHOṬAYA SPHOṬAYA _ SARVA DUṢṬA

RIPTA_ EHYEHI BHAGAVAṂ KIṂCIRĀYASI SARVĀRTHA SĀDHAYA _ SVĀHĀ

Đại Minh Vương Tâm này thẳng thắn, bình đẳng, nhiêu ích hữu tình. Nếu có người thọ trì đọc tụng Chân Ngôn này sẽ mãn nguyện đã mong cầu, là Hóa Thân của A Súc Như Lai

.)Nam Phương Bát-La Nê-Dã Đát Ca (Prajñāntaka) Đại Minh Vương Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa 91) ca dã, phộc ca-tức đá (2) phộc nhật-la nam (3) nẵng mô phộc nhật-la cú-lỗ đà dã (4) ma hạ nại-lãng sắt tra-ổ đát-ca tra bà dã (5) tỳ la phộc dã (6) a tỉ, mẫu xả la (7) bá xá, hạ sa-đá dã (8) hồng, a mật-lý đá quân noa lê (9) khư khư, khư hứ khư hứ (10) để sắt-tra, để sắt-tra (11) mãn đà mãn đà (12) hạ nẵng hạ nẵng (13) na mô hạ na hạ (14) bách-lý nhạ, bách-lý nhạ (15) vĩ saphổ tra dã, vĩ sa-phổ tra dã (16) tát la-phộc vĩ cần-nẵng, vĩ nẵng dã ca (17) ma hạ nga ngẵng bát để, nhạ vĩ đam đát, ca la dã (18) sa-phộc hạ”

*)NAMAḤ SAMANTA KĀYA VĀK-CITTA VAJRĀṆĀṂ

NAMO VAJRA-KRODHĀYA MAHĀ-DAṂṢṬROTKATA-BHAYA

BHAIRAVĀYA ASI MUŚALA PARAŚU PĀŚA HASTĀYA

HŪṂ_ AMṚTA-KUṆḌALI _ KHAKHA KHĀHI KHĀHI _ TIṢṬA TIṢṬA_

BANDHA BANDHA_ HANA HANA_ DAHA DAHA_ MOHA MOHA _ GARJA

GARJA_ VISPHOṬĀYA VISPHOṬĀYA _ SARVA VIGHNA VINĀYAKA

MAHĀ-GAṆAPATI JĪVITĀNTA KARĀYA HŪṂ PHAṬ_ SVĀHĀ

Minh Vương này có Uy Lực lớn. Nếu có người thọ trì, đọc tụng Chân Ngôn này thì hết thảy sự nghiệp đã làm mau được thành tựu, tất cả Thiên Ma chẳng thể gây não loạn, là Hóa Thân của Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

.)Tây Phương Bát Nạp-Ma Đát Ca (Padmāntaka) Đại Minh Vương Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa (1) ca dã, phộc ca-tức đá (2) phộc nhật-la nam (3) Án

(4) hồng (5) nhĩ nẵng lý trí tra (6) hồng hồng (7) phát-tra, phát-tra (8) sa-phộc hạ”

*)NAMAḤ SAMANTA KĀYA VĀK-CITTA VAJRĀṆĀṂ

OṂ_ HŪṂ JINA-RIṬIṬHA _ HŪṂ HŪṂ PHAṬ PHAṬ_ SVĀHĀ

Minh Vương này có Đại Thần Lực. Nếu có người thọ trì thì tất cả nghiệp ác tự nhiên tiêu diệt. Phàm điều đã nguyện cầu, không có gì chẳng đạt được Quả, là Hóa Thân của Bảo Sinh Như Lai

.)Bắc Phương Vĩ Ngật-Nẵng Đát Ca (Vighnāntaka) Đại Minh Vương Chân Ngôn là:

“Án (1) hồng hồng (2) đa lỗ la, vĩ lỗ la (3) tát la-phộc vĩ xá khư đá nẵng (4) nhập-phộc lý đá (5) vĩ sa-phổ lăng nga (6) trá hạ sa, chỉ tát lý (7) tát trá trá-ổ bá phộc nhật-la, khuất la, nễ khư đá nẵng (9) tạt lý đa (10) mạt tố đà đá la (11) ninh thấp-phộc sa (12) ma lỗ đố (13) cật-lý bát-đát (14) đà la ninh, đà la (15) tỳ xá nẵng, tra hạ sa (16) a bá la nhĩ đá (17) ma la, bá la yết la-ma tả (18) a dưỡng nhĩ đá, bộ đát nga nẵng (19) một địa-dã, một địa-dã (20) hạ dã ngật-lý phược, khư đá khư đá (21) bá la mãn đát-lãng, thân na thân na (22) tất dịch-dựng nhĩ vĩ xá (23) a vĩ xá dã (24) nhập-phộc la, tất xá tả nẵng (25) tắc-kiến đà, ngật-la hứ số (26) bátla để hạ đố đát bà phộc (27) phộc nhật-la nại-lãng sắt-tra-ổ, khẩn tức la dã-tỉ (28) y năng, nột sắt-tra, ngật-la hám (29) nột sắt-tra tát đát-cương (30) độ nẵng độ nẵng (31) nễ-lý ma thát, nễ-lý ma thát (32) mô tra mô tra (33) mãn đà mãn đà (34) một đà, đạt la-ma nhạ-noa (35) đát ca đát-mãng, củ lỗ củ lỗ (36) thủy già-lãng, hạ dã ngật-lý phộc dã, phát tra (37) phộc nhật-la dã, phát tra (38) phộc nhật-la, ma đát-la dã, phát tra (39) phộc nhật-la ninh đát-la dã, phát tra (40) phộc nhật-la nạilãng sắt-tra dã, phát tra (41) phộc nhật-la khuất la dã, phát tra (42) phược nhật-la khuất la, nễ-lý khư đá nẵng dã, phát tra (43) bá la mãn đát-la, vĩ nẵng xá dã, phát tra (44) đát-lý lộ chỉ-dã bà dưỡng ca la dã, phát tra (45) tát la-phộc ca la-ma saphộc, bát-la để hạ đá dã, phát tra (46) phộc nhật-la củ la đát-nẵng tát nẵng dã, phát tra (47) hồng hồng (48) phát tra, phát tra (49) sa-phộc hạ”

*)OṂ_ HŪṂ HŪṂ HŪṂ _ TARULA VIRULA _ SARVA VIṢAGHĀTANAṂ JVALITĀ VISPHU LIṄGA_ AṬṬA HĀSA KEŚARI SAṬĀṬĀ

UPA-VAJRA-GHORA NIRGHĀTANAṂ CĀRITA-VASUDHĀTALA _ NIŚVĀSĀMĀRUTO KṢIPTA DHĀRAṆĪ DHARA-BHĪṢANA _ AṬṬA HĀSA _ APARAMITA VARA PARĀKRAMA _ ĀRYA-BHITA BHŪTA-GAṆA_

BUDHYA BUDHYA_ HAYAGRĪVA KHĀDA KHĀDA_ PARAMANTRAṂ CCHINDA CCHINDA_ SIDDHIṂ ME DIŚA ĀVIŚAYA _ JVARA PIŚĀCĀNĀṂ_ SKANDHA GRAHEŚVA APRATIHATA-UDBHAVA _ VAJRADAṂṢṬRA KIṂCIRĀYASI _ IMAṂ DUṢṬA GRAHAṂ-DUṢṬA SATVAṂ_ DHUNA DHUNA_ DHṚ-MATHA DHṚ-MATHA_ MOṬA MOṬA_ BANDHA BANDHA_ BUDDHA DHARMA JÑĀTA _ KARMAṂ KURU KURU

ŚĪGHRAṂ HAYAGRIVĀYA PHAṬ_ VAJRĀYA PHAṬ_VAJRA-GĀTRĀYA

PHAṬ_ VAJRA-NETRĀYA PHAṬ_ VAJRA-DAṂṢṬRĀYA PHAṬ_ VAJRAGHORĀYA PHAṬ_ VAJRA-GHORA-NIRGHĀTANĀYA PHAṬ_

PARAMANTRA VINĀŚANĀYA PHAṬ_ TRAILOKYA-BHAYAṂ KARĀYA PHAṬ_ SARVA KARMEŚVA-APRATIHATĀYA PHAṬ_ VAJRA-KULA

TRĀŚANĀYA PHAṬ_ HŪṂ HŪṂ PHAṬ PHAṬ_ SVĀHĀ

Đại Minh Vương Chân Ngôn này, nếu thọ trì thì tất cả thuốc độc, mọi loại Chú

Trớ thảy đều tiêu tan, là Hóa Thân của A Di Đà Như Lai

.)Đông Nam Phương Trá Chỉ La (Ṭakki) Đại Minh Vương Chân Ngôn là:

“Án (1) trá chỉ, khiết tra dã (2) tát la-phộc bá dã (3) tác cật-la, hồng phát tra phát tra (4), đát-la tra ngật-la tra (5) sa-phộc hạ”

*)OṂ_ ṬAKKI KHAṬĀYA SARVA BHAYA-CAKRA HŪṂ PHAṬ

PHAṬ_ TRAṬ KṚTA SVĀHĀ

Đại Minh Vương Chân Ngôn này, nếu thọ trì ắt có linh nghiệm lớn, giao Báo chẳng hư dối. Vị Đại Minh Vương này: bên trong ẩn kín Từ Bi, bên ngoài hiện uy mãnh, luôn ở trong sáu đường độ thoát chúng sinh, là Hóa Thân của Bất Không Thành Tựu Như Lai

.)Tây Nam Phương Ninh La Năng Noa (Nīla-daṇḍa) Đại Minh Vương Chân Ngôn là:

“Nẵng mô tam mãn đa (1) ca dã, phộc ca-tức đá (2) phộc nhật-la nam (3) Án (4) y hứ-duệ hứ (5) bà nga tông (6) ninh la phộc nhật-la nan noa (7) đổ lỗ đổ lỗ (8) hộ lữ hộ lữ (9) ngu lữ ngu lữ (10) ngu la bát dã, ca la-ma (11) bà nga tông (12) ma dữu vĩ nghĩ nẵng (13) bộ đảng, thủy già-lãng, na hạ na hạ (14) ma la ma la (15) hạ la hạ la (16) bát tả bát tả (17) mạt tra mạt tra (18) bá đá dã, bá đá dã (19) mạt tra mạt tra, mạt tra bá dã (20) tát la-phộc ca la-ma nê (21) thân na thân na (22) bạc cật-la bạc cật-la (23) minh na mạt tả (24) lỗ địa la, mạt tả (25) nhĩ nễ-dã, lỗ địa la, mạt nhạ bế dã (26) ế hứ-duệ hứ bà nga tông (27) tát la-phộc vĩ cần-nẵng ninh (28) tát la-phộc vĩ nễ-dã nễ (29) tát la-phộc mộng la, ca la-ma ninh (30) tát la-phộc ngật-la hám (31) hạ nẵng hạ nẵng (32) bạn nhạ bạn nhạ (33) mạt la-nại, mạt lanại (34) y nan, minh ca lý dưỡng (35) sa đà dã (36) hồng (37) ninh la phộc nhật-la nan noa dã (38) đổ lỗ đổ lỗ (39) vĩ cần-nẵng, vĩ nẵng dã ca, hộ lỗ hộ lỗ (40) nễ bátđá, tán noa dã (41) tát la-phộc thiết đốt-lỗ nam, tát la-phộc phộc nhật-la nam, hộtlý na dã ninh (42) bế đa dã, thân na thân na (43) vĩ nễ-dã nam, thế na ca (44) hồng (45) vĩ nễ-dã nam, thủy sắt-tra nam (46) sa-ma la, tát ma dã, phộc nhật-la đà la, phộc tả nam (47) ma la ma nê (48) ninh cật-lý đá dã (49) hồng (50) hạ nẵng hạ nẵng (51) na mô hạ na hạ (52) đổ lỗ đổ lỗ (53) hồng (54) phát-tra phát-tra, cật-lý đam đá dã (55) nễ phộc lật-sử, vĩ nại-la bả noa, ca la dã (56) phộc nhật-la nan nị noa (57) sa-phộc hạ”

*)NAMAḤ SAMANTA KĀYA VĀK-CITTA VAJRĀṆĀṂ

OṂ_ EHYEHI BHAGAVA NĪLA-VAJRA-DAṆḌA_ TURU TURU_ HULU HULU_ GULU GULU _ GULĀPAYA KRAMA_ BHAGAVAṂ VĀYUVEGENA BHŪTAṂ ŚĪGHRAṂ_ DAHA DAHA_ MARA MARA_ HARA HARA_ PACA

PACA_ PAṬA PAṬA_ PĀṬAYA PĀṬAYA_ MAṬA MAṬA MAṬṬĀPAYA _ SARVA KARMĀṆI CCHINDA CCHINDA_ BHAKṢA BHAKṢA_ MEDA

MAṂSA RUDHIRA MATSYA MEDHYĀ RUDHIRA MAJA-PRIYA_ EHYEHI BHAGAVAṂ SARVA VIGHNĀNI, SARVA VIDYĀNI, SARVA MŪLAKARMĀṆI_ SARVA GRAHAṂ_ HANA HANA_ BHAÑJA BHAÑJA _ MARDA

MARDA_ IDAṂ ME KĀRYAṂ SĀDHAYA_ HŪṂ _ NĪLA-VAJRA-

DAṆḌĀYA_ TURU TURU_ VIGHNA VINĀYAKA_ HURU HURU_ DĪPTACAṆḌĀYA_ SARVA ŚATRŪṆĀṂ SARVA VAJRĀṆĀṂ-HṚDAYA

ANIPĪTRAYA _ CCHINDA CCHINDA_ VIDYĀNĀṂ CCHEDAKA_

VIDYĀNĀṂ ŚIṢṬHĀNĀṂ SMARA_ SAMAYA-VAJRA-DHĀRA VACANAṂ MĀLA-MĀṆI NIKRINTAYA HŪṂ _ HANA HANA _ DAHA DAHA_ TURU TURU_ HŪṂ PHAṬ PHAṬ _ KṚTĀNTĀYA DEVA-ṚṢĪ VIDRAPAṆA

KARĀYA _ VAJRA-DAṆḌINE_ SVĀHĀ

Đại Minh Vương này có uy lực lớn, oán thân bình đẳng, tất cả Thiên Ma, phiền não… thảy đều giáng phục. Nếu lại có người thọ trì, đọc tụng Chân Ngôn này thì tất cả bệnh tật tự nhiên tiêu tan. Nếu có cõi nước bị tai nạn tranh nhau dấy lên. Dựng đặt Đạo Trường, chuẩn bị duỗi bày, thỉnh triệu Đại Minh Vương này, phàm có mong cầu đū được ứng hiệu, là Hóa Thân của A Súc Như Lai

.)Tây Bắc Phương Ma Ha Ma La (Mahā-bala) Đại Minh Vương Chân Ngôn là:

“Án (1) hồng (2) phát-tra phát-tra (3) đảo ngật-la, thú la bá nê (4) hồng hồng phát (5) Án (6) nhũ để, nễ-lý nẵng na (7) hồng (8) Án (9) phát-tra phát-tra (10) ma hạ ma la dã (11) sa-phộc hạ”

*)OṂ _ HŪṂ _ PHAṬ PHAṬ _UGRA ŚŪRAPĀṆI _ HŪṂ HŪṂ PHAṬ_

OṂ DYOTI NIRNĀDA HŪṂ_ OṂ PHAṬ PHAṬ_ MAHĀ-BALĀYA _ SVĀHĀ

Đại Minh Vương này hay trừ các nhóm phiền não căn bản. Nếu có người thọ trì

Chân Ngôn này thì khiến cho các chúng sinh mau được thành Phật. Tám Bộ Trời Rồng, Dạ Xoa, La Sát chẳng đi đến gây não hại, là Hóa Thân của A Súc Như Lai

.)Đông Bắc Phương A Tả La Nẵng Tha (Acala-nātha) Đại Minh Vương Chân Ngôn là:

“Án (1) bà dã nẵng xá ninh (2) đát-la tát ninh (3) đát-la tỉ (4) đát-la tát-dã (5) bột-lý củ trí (6) phệ đát trí (7) vĩ la trí (8) vĩ đát-la trí (9) thấp-phệ đế (10) nhạ trí ninh (11) tát phộc la-tha, sa đà ninh (12) sa-phộc hạ”

*)OṂ_ BHAYA NĀŚANI TRĀŚANI TRĀSĪ TRĀSYA BHṚKUṬĪ VIDHATHI VIRATI VITRAṬI ŚVETE JAṬIṆI SARVĀRTHA SĀDHANE SVĀHĀ

Đại Minh Vương này hay khiến hữu tình phát Tâm Bồ Đề, hiểu rõ Pháp tối thượng. Nếu có người thọ trì Chân Ngôn này sẽ tăng thêm căn lành thù thắng, cho đến thành Phật vĩnh viễn không có chuyển lùi, là Hóa Thân của A Di Đà Phật.

.)Hạ Phương Phộc Nhật-La Bá Đa La (Vajra-pātāla) Đại Minh Vương Chân Ngôn là:

“Án (1) tốn bà nễ, tốn bà nễ (2) hồng (3) ngật-lý hận noa, ngật-lý hận-noa (4) hồng (5) ngật-lý hận noa bá dã (6) hồng (7) a nẵng dã, hộc (8) bà nga tông phộc nhật-la hồng (9) phát-tra sa-phộc hạ”

*)OṂ _ SUṂBHANI SUṂBHANI HŪṂ _ GṚHṆA GṚHṆA HŪṂ_

GṚHṆĀPAYA HŪṂ _ ĀNAYA HOḤ BHAGAVAṂ VAJRA HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ

Đại Minh Vương này hay trừ tất cả Tà Ma, Yêu Quái. Nếu có người thọ trì Chân Ngôn này thì tất cả Thiên Ma chẳng thể gây não loạn, được Đại Cát Tường, luôn rũ thương gia hộ, là Hóa Thân của A Di Đà Như Lai

.)Thượng Phương A Sắt-Nê Sái Các Cật-La Phộc Lý-Đế (Uṣṇīṣa-cakra-vartti) Đại Minh Vương Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa (1) ca dã, phộc ca-tức đá (2) phộc nhật-la nam (3) Án

(4) thú lễ nễ (5) hồng (6) sa-phộc hạ”

*)NAMAḤ SAMANTA KĀYA VĀK-CITTA VAJRĀṆĀṂ

OṂ_ ŚŪLIṆI HŪṂ_ SVĀHĀ

Đại Minh Vương này có uy lực lớn. Nếu có người thọ trì Chân Ngôn này thì hay khiến cho hữu tình: tất cả hết thảy không có chướng ngại, là Hóa Thân của A Súc Như Lai.

_Lúc đó, Đức Thế Tôn dùng Chân Ngôn của mười vị Đại Minh Vương gia trì. Đã gia trì xong, ở bên trong 5 cái bình đều để 7 hạt gạo, trao cho Đại quán Đỉnh, được ở năm phương (Tín, Tiến, Niệm, Định, Tuệ), gia trì vật của năm Tạng. Dùng sữa, lạc (váng sữa đặc) của một con bò chẳng được dùng con bò riêng với bơ, phân, nước tiểu cùng chứa đầy trong vật khí sạch, dùng Tỳ Lô Gía Na với Căn Bản Ba La Mật Bồ Tát Chân Ngôn cũng gia trì 108 biến. Ở bên trong 5 cái bình đều để chút ít, trao cho Đại Quán Đỉnh, được vượt qua luân hồi, được thân thanh tịnh

_Gia trì vào năm màu sắc

“Đông: xanh, Nam: màu vàng

Tây: hồng, Bắc: xanh lục

Phương giữa dùng màu trắng”

Năm màu sắc này biểu thị cho năm thân Phật cùng với năm cây phan. Dùng Kim Cương Thủ Bồ Tát Chân Ngôn gia trì 108 biến. Đem 5 cây phan này an trong 5 cái bình, trao cho Đại Quán Đỉnh, liền được danh tiếng vang xa, tất cả chúng sinh thấy nghe đều tùy vui, hết thảy phiền não tự nhiên tiêu diệt.

_Gia trì 5 cái lá Bồ Đề [phương Tây (Ấn Độ) có 5 cây Bồ Đề]

Cây Vô Ưu Bồ Đề [tiếng Phạn là A Thâu Ca (Aśoka)]

Cây Thi Lợi Sa Bồ Đề (tiếng Phạn chính là Thất-Lý Thấp-Phộc)

[Theo người dịch thì Thi Lợi Sa là Śirīṣa là cây Hợp Hoa, cây Dạ Hợp, cây Hợp Hôn]

Cây Ô Đàm Bạt La Bồ Đề [tiếng Phạn chính là Ổ Đông Mạt La (Udumbara)]

Cây Ni Câu Đà Bồ Đề [tiếng Phạn chính là Chỉ-dã bách lỗ đà (Nyagrodha)]

Cây Tất Bát La Bồ Đề [đây tức đúng là tiếng Phạn (Pippala)]

Đem 5 lá cây Bồ Đề này, dùng Chân Ngôn gia trì. Duyên của đất này (Trung Hoa) không có nên dùng là cây Hương, lá cây Thu, lá cây Dạ Hợp, lá cây Ngô Đồng, lá cây Sinh ở phương này thay thế… biểu thị cho Đức Thế Tôn ở trên tòa Kim Cương dưới cây Bồ Đề thành Đẳng Chính Giác. Đem 5 cái lá này an trong 5 cái bình, niệm Địa Tạng Bồ Tát Chân Ngôn gia trì 108 biến, rồi cho Đễ Tử Quán Đỉnh. Tưởng ở dưới 5 cây Bồ Đề thành Đẳng Chính Giác. Chân Ngôn là:

“Án, tát la-phộc nê phộc la nẵng, vĩ thiết-kiếm bà duệ, hồng”

*)OṂ_ SARVA DEVA-RAṆA VIṢKAMBHAYE HŪṂ

_Gia trì vào 5 loại hoa mùa. Đất này cũng không có nên dùng hoa theo mùa cực đẹp để thay thế, biểu thị cho 5 thân Phật. Phương Tây (Ấn Độ) bốn mùa có hoa chẳng tàn, duyên của phương này không có nên tùy theo phương mà dùng hoa. Hoa biểu thị cho sự trang nghiêm, niệm Hư Không Tạng Bồ Tát Chân Ngôn gia trì 198 biến.

Chân Ngôn là:

“Án, khiết, nga la-bà dã, hồng, sa-phộc hạ”

*)OṂ_ KHA GARBHĀYA HŪṂ SVĀHĀ

_Gia trì vào 5 loại cỏ Cát Tường là Củ Xá (đây nói là cỏ), Ma Hạ Củ Xá, ThấtLý Củ Xá khi Đức Thế Tôn ở Nhân Địa tu hành thời thường nằm trên 3 loại cỏ này… Bí Sô Củ Xá, Tất Đảng Củ Xá (đây nói là màu trắng) khi Đức Thế Tôn ở Nhân Địa tu hành thường gối đầu lên 2 loại cỏ này. Tây Thiên (Ấn Độ) có 5 loại cỏ Cát Tường, duyên của đất này không có, bèn đem năm loại cỏ thơm ngát (diệu hương thảo) ở phương này thay thế. Trước tiên, dùng Cát Tường Thảo Chân Ngôn gia trì 108 biến thì mới có thể dùng. Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la ma hạ của xả, bát vĩ đát-la mục khí, a tỳ săn tả, đátcương”

*)OṂ_ VAJRA MAHĀ-KUŚA PAVITRA-MUKHE ABHIṢIMCA TVAṂ

Đã gia trì xong, an bên trong 5 cái bình, rồi cho Đệ Tử Quán Định sẽ được thân thanh tịnh. Đi, đứng, ngồi, nằm thường đeo giữ, luôn tắm gội sẽ được tốt lành.

Lại 5 loại cỏ Cát Tường. Phàm Hộ Ma (Homa) cúng dường, trước tiên xoa tô đất Đàn xong, dùng 5 loại cỏ chia làm 11 vị trí. Trước hết an cỏ ở 8 phương hơi hướng về phương Đông với Đông Bắc, phương còn lại chẳng được, tiếp theo ở giữa an 3 vị trí. Tám (8) tức biểu thị cho 4 Phật, 4 Ba La Mật Bồ Tát. Ở giữa an cỏ ở 3 vị trí sao cho rễ hướng về thân, biểu thị cho Tam Bảo, 3 Thân. Cỏ Cát Tường còn lại, dùng nước rưới vảy Đàn, rưới vảy thân của Để Tử, khiến vào Đạo Trường với rưới vảy hương xoa bôi. Vật đã dùng trong Đàn này đều dùng 5 loại cỏ Cát Tường rưới vảy, biểu thị cho kết Tịnh với diệt chướng nhiễm, gia trì vào 5 sợi dây màu của Giới Đàn với 5 tấm lụa màu cột buộc cái bình là: màu xanh, màu vàng, màu hồng, màu xanh lục, màu trắng. Đem 5 sợi dây màu này để chung một chỗ, dùng Trung Phương Bản Tôn Tùy Cầu Chân Ngôn gia trì 108 biến. Chân Ngôn là:

“Án (1) phộc nhật-la đà đổ (2) phộc nhật-la tố đát-la (3) bán tả, quốc lạc, cậtla (4) vĩ đà ninh nẵng (5) hồng, xá”

*)OṂ_ VAJRA-DHĀTU VAJRA-SŪTRA PAÑCA-KULA AGRA VIDHĀNĀNĀṂ HŪṂ JAḤ

Gia trì xong. Sợi dây biểu thị cho Thông Tuệ với biểu thị cho kết Giới. Tất cả Thiên Ma không thể vào được.

_Gia trì vào 5 cái dù lọng

“Giữa: trắng, Đông: lọng xanh

Nam: vàng, Tây: lọng hồng

Phương Bắc: lọng xanh lục”

Bạch Tản Cái Bình Quán Đỉnh: diệt mười nghiệp bất thiện làm nghiệp trắng ấy

Thanh Tản Cái Bình Quán Đỉnh: được tất cả việc thù thắng thảy đều viên mãn

Hoàng Tản Cái Bình Quán Đỉnh: được viên mãn tất cả châu báu thuộc Thế Gian, Xuất Thế Gian

Hồng Tản Cái Bình Quán Đỉnh: được tất cả cát tường, đều hay hiểu biết tất cả các Pháp

Lục Tản Cái Bình Quán Đỉnh: được tất cả Công Đức đầy đủ niệm .)Bạch Tản Cái Chân Ngôn 108 biến. Chân Ngôn là:

“Án (1) tát phộc đát tha nghiệt đá (2) tế đát-la, bố nhạ, minh già, tam mẫu nại-la, sa-phả la-noa, tam ma duệ (3) hồng (4)”

*)OṂ_ SARVA TATHĀGATA-PATRA PŪJA-MEGHA-SAMUDRA

SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ

Đã gia trì xong, vận Tâm đem cái lọng trắng (bạch tản cái) che giúp chúng sinh khổ não trong sáu đường, khiến được giải thoát.

_Cửa Đông: Kim Cương A Xà Lê

Cửa Nam: Bảo Kim Cương A Xà Lê

Cửa Tây: Pháp Kim Cương A Xà Lê

Cửa Bắc: Biện Sự Kim Cương A Xà Lê

Phương giữa: Luân Vương Kim Cương A Xà Lê (Luân Vương biểu thị cho nghĩa làm Chủ)

_Miệng của 5 cái bình ấy đều an chày Kim Cương Yết Ma. Xong lại niệm Tùy Phương Bản Tôn với Tùy Phương Ba La Mật Bồ Tát Chân Ngôn đều gia trì 108 biến. Bình ấy đều y theo phương, an trí theo thứ tự.

_Gia trì vào ba phần Sinh Phạn: Phàm mở Đạo Trường thì chuẩn bị xếp bày một phần Sinh Phạn. Bên ngoài Đạo Trường xếp bày một vị trí ngồi, rung chuông niệm Đông Nam Phương Minh Vương Chân Ngôn gia trì vào Sinh Phạn này 5 biến, biểu thị cho sự triệu thỉnh cúng dường Tà Ma, Yêu Quái tùy theo nơi chốn. Gia trì xong, đem Sinh Phạn này vứt bỏ bên ngoài cửa Đông cho chim bày, thú chạy ăn. Thầy tự tưởng thân là Đông Nam Phương Minh Vương. Chân Ngôn là:

“Án, trá chỉ, hồng, nhược”

*) OṂ ṬAKKI HŪṂ JAḤ

.)Lại dùng một phần Sinh Phạn xếp bày một vị trí ngồi, cúng dường tùy theo nơi của Thổ Địa, rung chuông niệm Hạ Phương Đệ Cửu Minh Vương Chân Ngôn gia trì 5 biến. Thấy tự tưởng thân là Hạ Phương Minh Vương. Chân Ngôn là:

“A đạt, phộc nhật-la, đạt lỗ la, nhạ để-lý lộ chỉ-dã ngật-la nỗ sái tát ca, bát-la ngật-lý sắt-tra, vĩ la tỳ mạt tế, ca lỗ nỗ lăng ca la, vĩ ngật-la đát”

*)ADHA VAJRA-TARULA JAṬIRLOKYĀGRA ANU-ŚEṢAKA PRAKṚṢṬA VĪRA VIMATE KĀRUṆA- ALAṂKĀRA VIKṚTA

_Tiếp theo, dùng một phần Sinh Phạn cho mười nghiệp bất thiện của Đệ Tử với dùng cái kéo cắt móng tay móng chân với phần cáu bẩn của Đệ Tử… để trong Sinh Phạn, an trước mặt Đệ Tử. Rung chuông niệm Nam Phương Minh Vương Chân Ngôn gia trì 5 biến. Dùng bông lúa (đạo hoa) đánh 5 lần. Lại khi dùng bông lúa thời tay phải cầm cái chày kèm với bông lúa đánh lên thân của Đệ Tử diệt ba chướng trong thân Đệ Tử. Thầy Quán Đỉnh (Quán Đỉnh Sư) tự tưởng thân là Nam Phương Minh Vương. Chân Ngôn là:

“Bát-la nghĩ-dương đát củ hám”

*)PRAJÑĀM-ATMAKA UHAṂ

_Tiếp theo, đốt dầu hạt cải trắng xông ướp ngượi Thọ Pháp, niệm Tây Phương Minh Vương Chân Ngôn gia trì 5 biến, diệt ba nghiệp của Ý. Quán Đỉnh Sư tay phải cầm cái chuông với cái chày, tay trái cầm hạt cải, tưởng nghiệp của Đệ Tử như hạt cải, dùng lửa Kim Cương thiêu đốt, diệt không còn sót. Thầy tự tưởng thân là Tây Phương Minh Vương. Chân Ngôn là:

“Bát nạp-ma đát củ hám”

*)PADMĀTMAKA UHAṂ

_Tiếp theo, Quán Đỉnh Sư dùng tay trái thấm nước Kim Cương, tưởng tẩy rửa thân nhiễm dơ bẩn của Đệ Tử, đưa vào lửa Kim Cương thiêu đốt, diệt bốn nghiệp của miệng. Niệm Đông Nam Phương Minh Vương Chân Ngôn gia trì 5 biến. Thầy tự tưởng thân là Đông Nam Phương Minh Vương. Chân Ngôn là:

“Án (1) trá chỉ, khiết tra dã (2) tát phộc bá dã (3) tác yết-la, hồng phát tra phát tra (4), đát-la tra ngật-la tra (5) sa-phộc hạ”

*)OṂ_ ṬAKKI KHAṬĀYA SARVA BHAYA-CAKRA HŪṂ PHAṬ PHAṬ_ TRAṬ KṚTA SVĀHĀ

 

KINH DIỆU CÁT TƯỜNG

BÌNH ĐẲNG TỐI THƯỢNG QUÁN MÔN ĐẠI GIÁO VƯƠNG

_QUYỂN THỨ NHẤT (Hết)_

Pages: 1 2 3 4 5