KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN

 

Ðịa-Tạng Bồ Tát
PHÁT BỒ-ĐỀ-TÂM

Ðịa ngục vị không, thệ bất thành Phật,
Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ-đề.

KINH-VĂN:

Khi nghe Ðức Phật Như Lai tuyên bày ngợi khen Ngài Ðịa-Tạng Ðại Sĩ xong, Ngài Phổ Quảng Bồ Tát liền quỳ xuống chắp tay mà bạch cùng Ðức Phật rằng:

“Bạch Thế-Tôn! Từ lâu con rõ biết vị Ðại Sĩ này có thần lực cùng đại nguyện lực không thể nghĩ bàn như thế rồi, song nay vì muốn những chúng sanh trong đời sau này rõ biết các sự lợi ích đó, nên con mới bạch hỏi cùng đức Như Lai.

Vâng! Con xin cung kính tin nhận lời Phật dạy.

Bạch đức Thế-Tôn! Kinh này đặt tên là gì và định cho con lưu bố thế nào?

Ðức Phật bảo Ngài Phổ Quảng: Kinh này có ba danh hiệu:

1) Một là “Ðịa-Tạng Bổn Nguyện Kinh”,

2) Cũng gọi là “Ðịa-Tạng Bổn Hạnh kinh” đây là tên thứ hai,

3) Cũng gọi là “Ðịa-Tạng Bổn Thệ Lực kinh” đây là tên thứ ba.

Do vì Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát từ thuở kiếp lâu xa đến nay phát nguyện rộng lớn làm lợi ích cho chúng sanh, cho nên các ông phải đúng theo tâm nguyện mà lưu hành truyền bá kinh này’.

Nghe Ðức Phật dạy xong, Ngài Phổ Quảng Bồ Tát tin chịu, chắp tay cung kính lễ Phật lui ra.

Lời bàn: 

Đức Phật thuyết kinh thì  PHẢI có những người đương cơ, thay mặt cho ĐẠI CHÚNG, hỏi PHẬT hoặc TRANH LUẬN VỚI PHẬT, như PHỔ QUẢNG BỒ-TÁT hỏi PHẬT chẳng hạn. Khi  tất cả ĐẠI CHÚNG TIN CHỊU, THÌ MỚI Y GIÁO PHỤNG HÀNH. TẤT CẢ KINH ĐỀU NHƯ VẬY CẢ.Còn kinh “VÔ VẤN TỰ THUYẾT”, như KINH A DI ĐÀ thì sao? Ai là chúng ĐƯƠNG CƠ?
Chính là hằng hà sa số CHƯ PHẬT Ở SÁU PHƯƠNG LÀM CHÚNG ĐƯƠNG CƠ.

KINH-VĂN:

Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này:

“Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền trược, não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này”.

Xá- Lợi- Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó! 

(PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ, CÒN KHÓ HƠN LÀ Ở CÕI TA-BÀ NGŨ-TRƯỢC TU CHỨNG VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC).

KINH ĐỊA TẠNG: Từ phẩm thứ 7 cho đến phẩm thứ 13 là “TRUYỀN BÁ LƯU THÔNG” CHO CHÚNG SANH BIẾT ĐƯỢC KINH NẦY. TỨC LÀ LÀM CHO CHÚNG-SANH THẤY NGHE ĐƯỢC BỔN NGUYỆN, BỔN HẠNH VÀ THẦN LỰC BẤT KHẢ TƯ NGHÌ CỦA ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT, MÀ Y THEO ĐÓ TU HÀNH “PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM”. VẬY AI LÀM VIỆC NẦY? CHÍNH LÀ “BỒ-TÁT QUÁN THẾ ÂM”.

KINH-VĂN:

Ðức Phật bảo Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát: “Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát có nhơn duyên rất lớn với cõi Diêm Phù Ðề. Nếu nói về những sự mà các hàng chúng sanh thấy hình nghe tên của Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát được lợi ích, thời dầu nói đến trong trăm nghìn kiếp cũng không biết được.

Này Quán Thế Âm Bồ Tát! Vì thế Ông nên dùng thần lực mà lưu truyền kinh này làm cho chúng sanh trong cõi Ta Bà đây mãi đến trăm nghìn kiếp được hưởng những sự an vui luôn”.

Tóm lại, nếu Qúy-vị trì thủ nhãn này, tức PHÁT Bồ-đề quảng ĐẠI NGUYỆN, tức là ĐẠI-NHÂN của BỒ-TÁT TU HÀNH LỤC ĐỘ VẠN HẠNH, sẽ thành tựu QỦA PHẬT.

Kệ tụng:

Đại từ đại bi cứu quần sinh
Đại hỷ đại xả ích hàm manh
Đại nguyện đại nhân bồ tát đạo
Đại hùng đại lực Phật quả thành. 

Tích-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Ba

Di Đế Rị Dạ [48]

Án– na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế  na dạ bát nảnh, hồng phấn tra.

BỔN-THÂN NGÀI ĐẠI-XA  BỒ-TÁT
PHÁT BỒ-ĐỀ-TÂM

(Thường TRÌ “TÍCH-TRƯỢNG THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, để giúp cho Qúi vị mau thành tựu “TÂM”  ĐẠI TỪ, ĐẠI BI, ĐẠI HỶ, ĐẠI XẢ”…nói chung thì “VÔ-LƯỢNG VÔ-BIÊN” công hạnh được thành tựu.

Và ngược lại nếu “QÚI VỊ” Thường TRÌ TÍCH-TRƯỢNG THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thì Qúi vị là “HÓA THÂN” của Bồ-tát ĐẠI-XA, nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy.)

Kệ tụng:

Từ bi thị hiện hóa ác nhân
Đắc đại an ổn mộng thần thanh
Cánh hoạch phước báo vô hữu tận
“BỒ-ĐỀ” bát nhã tự hành thâm

HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH
PHÁT BỒ-ĐỀ-TÂM

NGÃ KIM TRÌ NIỆM A-DI-ĐÀ
TỨC PHÁT “BỒ-ĐỀ” QUẢNG ĐẠI NGUYỆN
NGUYỆN NGÃ ĐỊNH-HUỆ TỐC VIÊN MINH
NGUYỆN NGÃ CÔNG-ĐỨC GIAI THÀNH TỰU
NGUYỆN NGÃ THẮNG-PHƯỚC BIẾN TRANG-NGHIÊM
NGUYỆN CỘNG CHÚNG-SANH THÀNH PHẬT ĐẠO

MUỐN LÀM PHẬT THÌ “NIỆM-PHẬT”
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn – HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)

Kệ Niệm Phật
(Hòa Thượng Thích Trí Tịnh soạn)

Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau          (Hạ Thủ Công Phu)
Thường niệm cho rành rõ

Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ                   (Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)

Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm Phật hiện tiền             (Sự Nhất Tâm)
Tam-muội sự thành tựu

Đương niệm tức vô niệm          (Lý nhất Tâm)
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng lý pháp thân hiện

Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm        (Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)

Tâm Nguyện Của Dịch Giả
(Trích cuối tập 9 Kinh Ðại-Bửu-Tích)

…………………..
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại VÀI DÒNG NÀY, CHÍNH TÔI, PHẢI CHÍNH TÔI, KHÔNG DÁM ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát.

Chùa Vạn Ðức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tỵ.
(08-10-1989)

Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí

 

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN-TÂM

PHÁT NGUYỆN 1 ĐỜI VÃNG-SANH
BẤT-THOÁI-CHUYỂN LÀM TÔNG

(tức là PHÁT BỒ-ĐỀ-TÂM của HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN-TÂM)

Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-DI.

Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Ẩn-Tu “TỨC PHÁT “BỒ-ĐỀ” QUẢNG ĐẠI NGUYỆN”
HT Thích Thiền-Tâm

Ẩn-Tu nào phải cố xa đời !
Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi !
Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng
Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.

Ẩn-Tu nhớ đến đức sanh thành
Lắm lúc vì con chẳng tạo lành
Con lớn Mẹ Cha oằn gánh nghiệp
Bảo châu đền đáp cũng mong manh !

Ẩn-Tu nguyện trả nghĩa song đường
Hồi hướng công phu mỗi khoá thường
Lại khuyến nghiêm-từ tâm đạo phát
Nương thuyền Phật huệ đến Tây-phương.

“NIỆM-PHẬT” PHẢI PHÁT BỒ-ĐỀ-TÂM
(của HT. THÍCH THIỀN-TÂM)

SÁU YẾU ĐIỂM PHÁT BỒ-ĐỀ-TÂM

1) Giác-Ngộ Tâm
2) Bình-Đẳng Tâm
3) Từ-Bi Tâm
4) Hoan-Hỷ Tâm
5) Sám-Nguyện Tâm
6) BẤT-THỐI TÂM

KHAI THỊ “KINH THỦ LĂNG NGHIÊM”
(của HT. THÍCH THIỀN-TÂM)

Đức Phật nói: “Lành thay! A-Nan, các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu sanh tử tương tục do vì không nhận ra “CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ”, thể tánh vốn trong sạch sáng suốt, mà nhận lầm các vọng tưởng. Các vọng tưởng này vốn chẳng chân thật, thế nên bị luân chuyển.”

Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp ngay lời Như Lai hỏi. Mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử, đều nhờ trực tâm. Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, đến khoảng thời gian trước, sau, và thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói quanh-co.

A-Nan, nay tôi hỏi ông: “Ngay khi ông vừa mới phát tâm là do ông thích 32 tướng tốt của Như Lai, Vậy ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì? A-Nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Sự yêu thích như thế là do TÂM và MẮT của con. Do mắt thấy tướng thù thắng của Như Lai nên tâm ưa thích và phát tâm nguyện xả bỏ sinh tử.”

Đức Phật bảo A-Nan: “Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt. Nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.”

Ví như quốc vương, khi có giặc đến xâm chiến nước mình, muốn phát binh đi trừ dẹp, thì cần phải biết giặc ở nơi đâu.

Lỗi lầm là ở tâm và mắt khiến ông bị lưu chuyển. Nay tôi hỏi ông, riêng TÂM và mắt nay ở chỗ nào?

(KINH LĂNG NGHIÊM)

Mỗi câu tràng hạt (THỦ NHÃN) Phật là tâm
Phật rõ là tâm, uổng chạy tìm!
Bể Phật dung hòa tâm với cảnh
Trời tâm bình đẳng Phật cùng sanh

Bỏ tâm theo Phật còn mơ mộng
Chấp Phật là tâm chẳng trọn lành.
Tâm, Phật nguyên lai đều giả huyễn
Phật, tâm đồng diệt đến viên thành.

(NIỆM PHẬT THẬP YẾU- HT. THÍCH THIỀN-TÂM)