KINH ĐẠO ĐỊA

Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư An Thế Cao, người nước An Tức
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Chương 1: XÉT VỀ LOẠI

Đức Phật hiện ra từ quang minh vượt trên cả ánh sáng mặt trời, cùng với nhan sắc nhiều đức hạnh. Trong nhiều dòng tộc tôn quý, gìn giữ hạnh đức thì đều vốn từ dòng dõi Phật mà có. Thế gian và trên trời đều chắp tay lễ Phật. Cho nên, đem đầu, mặt lễ Phật là Bậc Tinh tấn Vô thượng không ai bằng trong thiên hạ. Quỷ, Rồng, Trời, người cũng như ở trong ba cõi, tùy theo sự thân cận mà bắt gặp sự vi diệu, người không được độ liền độ, người chết lại không chết, người già lại không già, tất cả đều từ hành trì mà được Phật pháp. Cũng như hành giả, ba điều ấy không có thể hiện mà cũng giữ đức, nghe thuyết đế pháp, tự ý làm thì hành giả được cái vị giống như vắt lấy cam lồ. Thường sợ nhìn thấy sự cất chứa trăm thứ khác. Nếu không được sáng suốt với sự vui nghèo già chết thì phải bị vong thân ở thế gian, giống như con voi rơi xuống hầm không có sức mạnh thì không thể nào tự ra khỏi.

Người thế gian cũng như vậy, từ bao nhiêu thứ trải qua cất giữ làm trọng thì chẳng khác nào bấy nhiêu loài hoa dồn chứa lại ở đây. Muốn cho việc làm của mình gắn liền với hạnh đạo địa, thì phải lắng nghe từ đạo địa, còn nếu muốn nói lên độ đời thì hành giả liền phải lắng nghe, phải nói và hành đạo địa. Sinh, già, bệnh, chết, lo, thích, nếu không thể như ý, sầu não thì hành giả hoặc ở trong nhà hành trì hoặc bỏ nhà mà hành trì đạo địa. Muốn hoại đi các gốc khổ ấy, muốn đến được đạo thì không có cái gần nào khác, không có chỗ về nào khác, không có khả năng nào khác giải thoát nổi, phải xả bỏ tất cả, hành giả như vậy chỉ cần bỏ đi tất cả thì từ đó về sau mới hành được đạo. Nói đến sinh, già, bệnh, chết là nói đến cái ý lo buồn, thân liền sinh ra khổ, muốn độ đời thì liền hành đạo địa, không chán ngán ở tấm thân. Đã có già, bệnh, chết thì từ khổ đau này dính mắc với lòng phiền muộn mà sinh ra. Muốn theo Phật thọ giới, liền hành trì từ đó đạt đến vô vi.

Như thế nào là không thể hành trì? Như thế nào là có thể hành trì? Như thế nào là hành giả? Như thế nào là địa? Không thể hành là niệm dục, niệm sân nhuế, niệm chiếm đoạt, niệm nghĩ đến quốc độ mà không niệm nghĩ cái chết. Theo ác tri thức, không giữ giới, không lãnh nạp tuệ, không nhiếp ý, không thọ giáo, hành không hỏi, tự kỳ vọng ở thân, nhớ nghĩ đến sắc, tưởng, nhớ đến thường, lạc, tưởng tịnh, kế chấp vào thân mình một cách không trí tuệ. Quận, huyện, nơi cư ngụ của người hèn yếu cùng chung sống, nhớ nghĩ đến sắc tối tăm, không xa lìa tham lam, nhiều ham muốn, nhiều tức giận, nhiều si mê, nhiều mối liên hệ, nhiều ăn uống. Xả việc làm tham lam, thân lại muốn ngủ nghỉ, vọng ý, nghi hoặc. Tinh tấn thì đánh mất tinh tấn, sợ hãi không nhiếp căn, nhiều chuyện, nói nhiều, nhiều nghề, nhiều sự tạo tác. Luôn đảo ngược lời dạy, toan tính luôn đổi ý, niệm ấy cũng như vậy. Pháp đời nay theo đạo hoặc rời đạo thì gọi là không thể hành trì. Vì sao điều này không thể hành trì? Vì rời bỏ vô vi, và theo sau đó là lời nói trói buộc, sân giận muốn sát hại, thân thường lạc tịnh; thọ, tưởng không trí tuệ, không tùy theo lời dạy, chừng ấy sự xấu ác, Phật nói đó là chẳng thể hành trì.

Như thế nào là có thể hành trì?

Điều nhớ nghĩ ra không nghĩ đến sân giận, không nghĩ đến sự giết hại gần gũi với Thiện tri thức thông sáng, giữ gìn giới trong sạch, không ăn nhiều, hỏi tự thân, không kỳ vọng nơi ý nghĩ mà chẳng phải ý nghĩ không tốt. Nghĩ đến khổ, nghĩ đến điều không tịnh, không nghĩ đến tấm thân tốt đẹp; không sống nơi quận, huyện, không ở chung với người yếu đuối, không mê mờ, tự hộ niệm, ít não phiền, ít việc, ít ăn, không rời bỏ phương tiện, khuất phục thân, xả ngủ nghỉ. Ý tập trung vào việc làm chánh đáng, giữ lòng mình không có nghi ngờ, tinh tấn trong hành trì, lìa sợ hãi, nhiếp các cửa căn, ít nói chỗ đế hành, thọ đế giáo, tu đế ý. Vui vẻ ở nơi đầm hồ xa vắng, trong hành trì có quán chiếu, chưa đắc được. Pháp tốt đẹp thì khiến đạt đến pháp, đã đạt đến pháp thì liền hộ trì, rất hoan hỷ, muốn nghe kinh về thân, cho nên dụng cùng khắp. Chỉ khi nào không đủ pháp hành, biết phải chết, không ưa thế gian xấu ác, chán cái ăn là có thể vô vi. Cũng như vậy, những người hành pháp muốn tương ưng với vô vi, đó gọi là có thể hành trì.

Sao gọi là có thể hành trì?

Vì tuân theo pháp vô vi, theo sau sự ràng buộc là thuyết giới trong sạch, cấm sâu niềm tin, không nghĩ đến thân, thu nhận Pháp sự. Người đức hạnh xét kỹ nhận thức của mình, không xâm phậm đến điều gì, đó là người đắc đạo tương ưng với vô vi. Phật thuyết về pháp niệm vô số chủng ý không có khổ, không có chán mệt, đã nói công đức tụ, thu nhiếp căn, điều phục thân nên có thể hành trì. Hành giả có những ý gì để tiếp cận với sự và hành trì như lý?

Hành giả là huân tập, hành giả tiếp cận với sự huân tập, đó là hành trì tu tập, hành giả Ba thừa chưa được đạo, học mà chẳng phải học là thế.

Như thế nào là đạo địa?

Là chỗ hành trì của hành giả đó là đất của hành giả nhưng chưa đạt đến người hành đạo.

Những gì vốn sinh khởi đi, ở tuần tự như trước đã nói, đó là hành; nói như vậy là trọn vẹn. Học giả không phải học giả cũng đã đề cập. Đạo hành địa gọi đó là Chỉ quán. Dung thế nào gọi là Chỉ quán? Vì chẳng qua chưa được bốn đức, nên muốn đạt đến bốn đức này.

Muốn đạt đến bốn đức này thì vận dụng thế nào? Vì từ sự muốn đạt đến vô vi. Nhân duyên nào để đạt đến được vô vi? Vì không muốn còn việc làm khác

Vì sao không muốn còn việc làm khác?

Bởi chỉ muốn trừ tất cả khổ, cho nên hành giả muốn trừ tất cả khổ thì phải đừng bao giờ cách ly, đừng phạm, đừng xuyên lập chỉ quán. Nếu hành giả xuyên lập thì liền không được chỉ cũng không được quán, quên đi hạnh không, khổ. Ví như người tìm lửa bằng cách dùi cây, dùi khoan xoáy chặt vào cây từ trên xuống thì liền được lửa dùi. Trong khi dùi mà mất sự liên tục thì lửa mất ngay, như vậy thì không bao giờ được lửa, chỉ tự vất vả mà thôi. Đạo cũng giống như vậy, phần sau sẽ đề cập vấn đề này. Giả sử hành giả trong pháp quán, thường bị ý chán mệt. Hành giả trừ bỏ được hành thì không con xuyên lậu, chán mệt. Người mỏi mệt theo hành thì liền mất hành trì.

Ví như đêm cực tối, người trong tối nhắm mắt mà đi, thì có bao giờ thấy được ánh sáng! Nếu hành giả hành trì mà không còn tuệ tối tăm như vậy thì như mắt mờ lúc đi có ánh sáng mặt trời mọc người chỉ cần một ít tuệ cũng nhận được hạt giống vô vi. Người thông kinh bao nhiêu thì người thông kinh càng xem lời dạy từ kinh là thuyết minh được chỉ quán. Các kinh khác, rải rác đề cập đến vấn đề này. Chính đây là đạo đất được chia ra thành loại chương phẩm.

 

Chương 2: BIẾT NĂM ẤM TUỆ

Từ biết bao nhiêu kinh làm sáng tỏ bền chắc tính cam lồ không già, không chết. Tiếng tốt nghe được từ viec hành trì như trăng sáng. Sự là tịnh là trí tuệ sáng suốt, nếu giữ lấy việc cứu độ thì lại sáng lên, kể cả trong nhà hành trì thì cũng như vậy. Lòng xấu xa thì không thể nắm bắt, không thể dắt dẫn như ý. Cho nên giúp cho thì được đạo, kính lễ thì được đạo, cúi lạy thì từ đó được cam lồ. Tham là trồng, nhiều ham muốn là sinh trưởng, thương yêu, vui mừng thỏa thích là cành lo âu.

Phật thuyết năm ấm giống như âm sắc của một cây đàn. Lắng nghe điều thuyết minh từ nhiều kinh rồi đem sánh với người hành đạo thì phải biết thân lễ kính, vốn là chỗ tạo thành của năm loại ấm là sắc chủng, thống dương chủng, tư tưởng chủng, hành chủng, thức chủng. Như Quận là gồm bao nhiêu hộ phương Đông, như Quận là gồm bao nhiêu hộ phương Nam, như Quận là gồm bao nhiêu hộ phương Tây, như Quận là gồm bao nhiêu hộ phương Bắc. Cũng chẳng phải một nhà gọi là Quận.

Ví đây là sắc, cũng chẳng phải một sắc là sắc chủng, bao nhiêu sắc là bấy nhiêu sắc chủng. Thọ, tư tưởng, hành, thức cũng giống như vậy. Sắc tại mười nhập văn cũng theo pháp. Thọ nhập thì đây là sắc chủng. Một trăm lẻ tám thọ ấy là thọ chủng; một trăm lẻ tám tư tưởng là tư tưởng chủng; một trăm lẻ tám hành là hành chủng; một trăm lẻ tám thức là thức chủng. Như vậy, phải biết năm chủng đi liền theo sau mà hiện ra. Ví như nói rằng chúng không liên kết, duyên khởi với nhau thì chỉ tỏ là kẻ ngu, vì không nghe lời Phật dạy, hoặc huân tập cái mê lầm mà thôi. Ví như cây cối luôn có lá dính liền với cành nhánh. Kẻ ngu ác hành động dính mắc với năm chủng ấm thì sẽ tụ thành năm chủng ý kế. Đó là thân hành đạo địa biết về chương cú của năm ấm tuệ.

 

Chương 3: TÙY THUỘC HOÀN TOÀN VÀO ỨNG TƯỚNG

Tánh chất của dòng sông là luôn chảy, có thể chở mọi vật đi theo dòng chảy ấy. Kinh Phá Lục Túc, ví von rằng: Như hoa sen nở ra mặt trời tuệ, ra khỏi phục sức xinh đẹp của hoa sen, phụng sự Phật, thanh tịnh, đạm bạc, hình tướng ấy là như vậy. Đến với Thế Tôn thì chấm dứt cái phước hộ người thấy. Điều tinh tấn kiên cố kia dẫn đưa đạo thì như kinh đã trình bày cụ thể rồi.

Đã là người khai hóa, hành đạo thì cũng phải biết năm thứ ấm, mỗi một thứ tướng có tướng tương ưng. Sắc biểu thị cái tướng, cũng sắc tay nắm bắt, cũng sắc lại là thọ, là tướng của thọ. Vui, khổ cũng không vui cũng không khổ, hơn nữa thọ thì đây là tướng của thọ. Tướng của thức là tư tưởng, hoặc người nữ hoặc người nam cũng khác đi thì đây là tư tưởng. Chỗ tạo tác đó là hành, hoặc hành động tốt hoặc hành động xấu, hoặc không hành động tốt, hoặc không hành động xấu thì đây là hình tướng của hành. Tướng của thức là thức.

Tốt, không tốt cũng chẳng phải không tốt cũng chẳng phải nhận thức tốt thì đây là tướng của thức. Như vậy năm ấm chủng, mỗi một tự nó có tướng sẽ đề cập tiếp theo sau. Đề cập đến sắc này không lấy gì vui cũng lắm điều ác. Phật thuyết ở trong kinh nếu như phải nêu ra, nếu như có thể phân thì bằng vào các tướng của năm ấm có bao nhiêu tướng thì phân ra bấy nhiêu. Đạo địa hoàn toàn tùy theo ứng tướng này.

 

Chương 4: NĂM ẤM PHÂN BIỆT LIỀN CHẬN ĐỨNG ĐƯỢC

Điều rõ ràng là đem loại cam lồ để dập tắt sức mạnh của năm ấm đó là củi năm ấm, là phải từ trí tuệ sáng suốt mà tiêu hủy, lửa ác. Đi theo ba cõi lễ kính, ta thi lễ chính là đem cam lồ dập tắt ba độc. Phải từ năm ấm khoan thủng chỗ nó sinh ra thích ứng, đem sự thông minh sáng suốt của ý mà dập tắt lửa ác của lòng. Trong ba cõi tôn kính thì ta cũng tôn kính với tấm lòng lễ phép tran trọng. Từ trí tuệ, lực tuệ của chính mình mà mình được, như tự được trí Phật thì liền dạy đệ tử hành trì chỗ mình hướng dẫn. Điều nói nghe ra thì từ ý này mà hình thành sự phân biệt năm ấm, nhận biết nó là từ trí tuệ, từ sức mạnh thủ hộ của mình. Hiểu biết thanh tịnh, tự mình là Phật, thì từ nơi tâm nhận biết ấy liền hiện ra sự việc. Chỗ thuyết của vị Phật này nên làm cho nó hiện ra đức hạnh là có thể nhận biết được. Nghe nói tâm từ định này mà phân biệt được năm ấm của người hành đạo. Phải biết rằng phân biệt được năm ấm thì hành giả phải nhận biết thế nào để biết được năm ấm.

Ví như nơi ngã tư đường, trong đó có đánh rơi một xâu chuỗi trân châu. Một người nào đó bắt gặp được rồi xem xét, họ vui và yêu mến làm sao vì được ngọc như lòng họ ham muốn, người bắt gặp ngọc thì lòng họ ở nơi ngọc. Đây là loại sắc ấm, chỗ vui, vừa ý thì đây là loại ấm cảm thọ. Nếu trên đầu nhận biết rõ chuỗi hạt châu thì đây là loại tư tưởng. Nếu lòng sinh ra ham muốn giữ lấy xâu hạt châu thì đây là loại hành. Từ sự biết này là loại thức. Như vậy năm thứ ý tập trung vào một chuỗi hạt châu, thì năm thứ đều là hành, thế thì bao nhiêu hành động tạo ra cũng là tự hành. Như vậy tại một xâu chuỗi cùng một lúc đều là hành. Năm ấm cũng lại như vậy. Nhãn là chỗ thấy sắc nghĩa là bao gồm cả việc làm của năm hành.

Lại nữa, tai nghe âm thanh, mũi ngửi hương, miệng nếm vị, thân xúc chạm thô tế. Bốn ấm trong thân không có sắc chủng sinh ra, như vậy, năm loại ấm, mỗi một tự phân biệt mà biết. Ở sau có đề cập đến đạo đức ấy. Phân biệt nói lên như vậy rồi là nắm được vấn đề thuyết minh của kinh này. Người chưa đắc đạo thì nhận lấy tâm dính mắc. Tâm như vậy mà đi thuyết minh thì cái ngã cũng hiện ra. Đây là chương nói về hành đạo mà năm ấm phân biệt được thì thôi hiện ra.

 

Chương 5: NĂM LOẠI THÀNH BẠI

Đã biết cầu được Phật thì mong cầu phải hết lòng làm việc cầu, đồng thời việc cầu, được sự rốt ráo thì toàn bộ việc cầu đã đạt đến. Hơn nữa, không cầu mà phải lễ, lễ thì nên không dính mắc vào đâu. Hiểu cho hết thì nhiều lắm không có thể kể xiết. Vấn đề nào diễn tả được bằng ngôn ngữ thì vấn đề ấy giống như mặt trăng sáng tỏ làm cho đệ tử sáng ra, được sự hiểu biết sáng suốt, lo sợ tội từ phiền não sinh ra, có thể hủy hoại thân mình vốn đã biết về năm loại ấm mà sự nên, hư của nó đã được hiểu rõ ràng, cúi đầu lắng nghe vấn đề này nếu có phải thể hiện như vậy.

Phật dạy:

–Người hành đạo phải biết năm ấm là chỗ ra vào của thành và hoại. Giống như mạng người sắp dứt thì sự chết đến là bởi ngừng hô hấp. Khi ấy bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh ở giữa, trước, sau của người theo thứ tự xuất đầu lộ diện. Người sắp chết liền thấy tư tưởng hốt hoảng sợ hãi. Trong mộng thấy ong đục cây, loài quạ mổ lên đỉnh não, đứng trên một trụ lầu, tự thấy mình vui, mặc áo xanh, vàng, đỏ, trắng, thân tự mặc vào. Thấy người cỡi ngựa, vuốt bờm ngựa hý lên thành tiếng. Lấy cái ky làm gối, dồn đất lại mà nằm trên đó. Người chết cũng vác người chết, cũng cùng chung với người hốt phân ăn chung trong một vật đựng đồ ăn; cũng thấy cùng chung với người này kéo xe làm dầu mè nhớp nhúa, đầy cả bùn, cũng bôi lấm cả thân; cũng thấy lúc này là lúc nhiều ham muốn, cũng thấy rơi vào trong lưới, người săn dắt đi. Hoặc thấy tự thân ham vui, nhìn thấy cái vui lại bật khóc; hoặc thấy đường chứa đầy ễnh ương tự mình dậm lên đi qua; hoặc thấy thu lấy muối tự nhiên hay muối biển làm tiền; hoặc thấy bó tóc, để lõa cái “tổ tông” người nữ, tự thân kéo dắt nhau; hoặc có loại tro dính vào thân, cũng ăn tro này, hoặc thấy chó cũng là khỉ sợ hãi đuổi nhau; hoặc thấy tự thân diệt dục mà lấy vợ, lấy chồng; hoặc khi thì thấy người trong gia đình bị thần hoại, hoặc khi thì thấy ngựa đến liếm râu tóc; hoặc khi thì thấy răng rụng xuống đất, hoặc khi thì thấy vác người chết, áo tự mắc vào thân; hoặc khi thì tự thân để lõa cái “tổ tông” phì nhụa nhớp nhúa; hoặc khi thì thấy dồn đất lại tự mình chuyển đi; hoặc khi thì thấy bọc da và cờ xí mắc dính vào áo mà đi; hoặc khi thì tự thấy trong nhà, cửa đổ hỏng, xe đến nhà chở dầu, hoa, hương; cũng thấy anh em gần gũi với mình, tổ tiên nghiêm nghị hiện ra người thô kệch nét mặt sợ hãi muốn đến lấy hương hoa đi cùng; hoặc khi thì mồ mả vội vã đi bỏ lại hoa đeo cổ; hoặc khi thì thấy thân mình ngã nhào xuống nước sông; hoặc khi thì thấy rơi vào năm hồ, chín sông không thấy đáy; hoặc khi thì vào trong tranh, cỏ với thân trần truồng, tranh và người cắt nhau tự mình chuyển bày khắp; hoặc khi thì trên cây không có quả, không có hoa, không có hoa vui đùa; hoặc khi thì ở trên đàn ca múa; hoặc khi thì đi giữa hàng cây một mình vui đùa với đám cỏ lau cũng như nắm lấy hằng bao nhiêu thân cây phá hỏng, chất thành đống củi; hoặc khi thì vào nhà tối bưng không có cửa ra; hoặc khi thì trèo lên núi cao chất ngất buồn rầu, khóc rống; hoặc khi thì chim Chuyết nuốt chửng đủ thứ cũng như giẫm lên; hoặc khi thì bụi cát đầy cả đầu. Hoặc khi thấy cọp chận bắt xé thây chó, khỉ, lừa. Đi vào mồ mã phương Nam, thấy độc khí tụ lại, tóc lông phân rã, xương đâm nát cái cán hoa. Tự thân thay vào trong xe tù, vua thấy xe tù khiến người hỏi.

Tiếp theo đây nói về thực tại thế gian vốn được nhiều thứ vui song bản chất là đọa. Hoặc thân rơi vào lo sợ, mạng sống sắp tàn mà không được tự tại, bệnh thì truy đuổi ngặt mà bệnh đã ngặt nghèo thì lòng liền dao động buồn lo mạng cận kề với cái chết. Nhân thế mà mộng mị khiến người bệnh càng thêm hoảng sợ. Người ta trong lòng liền suy tính rằng mạng ta sắp hết. Như vậy, thân mộng là chỗ thấy làm cho ý sợ, thân liền tàn chẳng khác nào loài chim đạp trụ. Thân mình gắn liền với cực khổ, cả hai dính mắc vào nhau. Thế là tự mình muốn tìm đến thầy thuốc. Anh em, thân thuộc mình chứng kiến bệnh nguy kịch liền khiến bảo đưa đến nhà thầy thuốc, gọi ngay sứ giả lên đường. Khi ấy, hiện tượng sau đây xảy ra: không sạch sẽ, áo nhớp, móng dài, tóc râu rối bời, xe chở hư hỏng, giày mang thủng rách, nhan sắc đen đúa, mắt xanh dơn. Trâu ngựa trắng đóng vào xe, tự tay xoa vuốt râu tóc. Sau khi gọi lên thầy thuốc, xe giá vội vàng, khiến đưa lên xe liền sau đó cột buộc người bệnh lại. Con bệnh chỉ ngồi, vui với cái ác, lòng không tính suy đến cái tot, cái vui, không nghĩ đến thầy chữa bệnh. Thân đã suy sụp thì thân liền rơi vào chỗ khổ đau. Bệnh trăn trối liền gọi ngay thầy thuốc rồi nghĩ đến cái khổ đau của bệnh e không còn sống được nữa. Vì sao? Vì nẻo dẫn đến sau khi chết đã khiến nhận lấy cái tướng được đọng lại ở hình ảnh như vậy: nào là mền, nệm, lời lẽ, xe, dù, râu tóc, áo xống…. Cũng như vậy, ngày húy kỵ lại gọi lên, hoặc ngày mồng bốn, hoặc ngày mồng sáu, hoặc ngày mồng chín, hoặc ngày mười hai, hoặc ngày mười bốn… thậm chí lại còn xúc phạm đến ngày húy kỵ của người ta là chỗ không vui của thầy thuốc.

Lại nữa, tại sao phải sợ máu, trên bốn chỗ giao nhau ngược nhánh? Bệnh lại gọi to lên cảnh tượng này, bệnh cũng không mong mỏi gì ngày, giờ, khắc, giây, tinh tú, khoảnh khắc, nghi ngờ con người, chấp lấy hình tướng. Vì sao? Vì, hoặc khi ấy điều xấu này là ngày, giờ, phút, giây có người nào đó vận dung phương tiện có thể cứu sống con bệnh trầm trọng mà bệnh trầm trọng lại có khi không thể cứu sống. Cho nên không mong gì ở giờ, ngày, giây khắc là vậy.

Người sáng suốt thì không, cũng vui vẻ dùng ngày lịch. Tiên nhân thường khuyên phải vì người bệnh mà tìm phương tiện chữa trị cho đến chết. Nếu bệnh thống khổ mà chận đứng được thì có bệnh có khả năng được sống còn. Nếu mạng hết thì chỉ tính đến chuyện ra đi. Như vậy là có thể đến nhà con bệnh khổ đau và về sau điều còn lại là đến hồi kết thúc. Nói đầy đủ hơn là vào biển nước sinh tử hoặc đến nơi này hoặc trong sự hủy hoại. Bệnh cũng sánh như biển sinh tử hoặc là sống hoặc là chết.

Thầy thuốc liền đi đến nhà con bệnh thống khổ. Nghe tiếng thầy thuốc, con bệnh không mấy bằng lòng. Nóng sốt biến mất, cắt ngang đau nhức, lại bỏ cái băm vằm của cơ thể. Sự giết chết ra đi là nguồn nhiệt phát ra bị tiêu hủy dần, làm cắt bỏ đau nhức, loại trừ đớn đau. Sự giết hại ra đi là khử đi nguồn nhiệt phát ra từ cơ thể thì không thể nào chữa trị được nữa. Đã chết là nhìn thấy phương Nam. Lại thấy tổ chim Nhạn có tiếng kêu, lại thấy trẻ con đều là hình dạng đất bụi, lại lõa lồ, kéo đầu tóc lẫn nhau, đập phá bình, bồn, ngói, âu cũng thấy vật dụng, nhà cửa trống trơn lòng không vướng bận. Thầy thuốc đi đến nhà người bệnh, vào nhà thấy người benh nằm một chỗ, bệnh lại buồn phiền. Sau đó, người nhà ấy lại trình bày bệnh. Thầy thuốc liền thấy bệnh tướng nguy kịch, thì sợ hãi, kinh khiếp vội đứng lên. Mắc phải bệnh mà không có nghị lực thì không được tự tại. Chứng kiến như vậy liền nghĩ: Như trong kinh ấy nói về cái tướng chết thì sẽ thấy nhan sắc không như lớp da nhăn nheo làm cho thân có màu như đất, lưỡi kéo dài ra hoặc quên đi sự nói năng. Thân thấy nặng nề, xương cốt rã rơi, mũi, đầu đều cong, môi, da đen sậm; cổ họng, lưỡi màu sắc như xương, lại không biết vị, miệng sầu thảm, lỗ chân lông đỏ, gân mạch ẩn mất. Búi tóc, dựng đứng lên, kéo tóc mà không hay biết, ngó chòng chọc, nằm ngữa, kinh sợ, sắc mặt thay đổi, mặt nhăn nhó, tóc dựng đứng, nhìn chòng chọc hoặc nói lảm nhảm. Như kinh thuyết: mạng sống còn lại không còn bao lâu, giống như trong lòng cây mất lửa. Cũng như sáu tướng đã chết mà nói lên điều nghe thấy hay như có gội rửa thân mà chưa tắm, khi ấy thân ví như hương chiên-đàn hoặc khi ấy như hương mật hoặc khi ấy hương đa quả hoặc khi ấy hương na thế, hoặc khi ấy hương gốc, hoặc khi ấy hương vỏ hoặc khi ấy hương hoa hoặc khi ấy hương quả hoặc khi ấy hương thoảng; hoặc khi ấy túc mạng theo hành tướng, gân thơm, tóc thơm, xương thơm, mở, thịt, máu huyết thơm, đại tiện thơm; hoặc khi ấy hương loài nhạn; hoặc khi ấy hương loài chim, hoặc khi ay hương thằn lằn, hoặc khi ấy hương heo, hoặc khi ấy hương chó, hoặc khi ấy hương khỉ, hoặc khi ấy hương chuột, hoặc khi ấy hương rắn, hoặc khi ấy giống như có người, hoặc khi ấy tiếng mổ cây, hoặc khi ấy tiếng gạch ngói, hoặc khi ấy tiếng hốt hoảng, hoặc khi ấy tiếng xấu ác, hoặc khi ấy tiếng nhạn, hoặc khi ấy tiếng khổng tước, hoặc khi ấy tiếng trống, hoặc khi ấy tiếng ngựa hý, hoặc khi ấy tiếng cọp rống. Trong tướng thục tử cũng có đề cập đến vấn đề này, ví như người khi chết có tướng chết là miệng không biết vị, tai không nghe âm thanh, tất cả đều co rút, mạch dồi máu, thịt, ruột, má hàm trương ra, trên đầu lắc lư hình bóng không có ánh sáng, rốn thịt cứng lại, mắt đen, sắc diện đen đúa, đại tiểu tiện không thông, khớp, căn mở ra, trong miệng, trên canh thịt màu xanh đi đôi với nôn ọe, đánh tháo. Tướng bệnh nặng như vậy là không thể sống. Dù cho Biển thước cũng như tất cả lương y kể cả cúng tế mở hội cũng không thể nào cứu khỏi bệnh này. Bởi thế, thầy thuốc thầm nghĩ, con bệnh này đã hết phương cứu chữa, ta nên tránh đi cho rồi. Thầy thuốc liền khéo lời nói với người trong nhà rang: Người bệnh muốn gì thì phải chiều theo ý cung cấp cho họ, đừng cấm kỵ ngăn chận. Trong nhà tôi có ít việc cần, xong việc tôi sẽ trở lại. Thầy thuốc kín đáo nói với người nhà của người bệnh rằng: Tôi không thể trở lại để chữa trị. Dứt lời cáo từ, thầy thuốc ra về ngay.

Nhà người bệnh nặng nghe thầy thuốc nói lời ấy liền vứt bỏ thuốc, việc gì phục vụ cho người bệnh đều dừng lại. Thân thuộc quen biết, láng giềng cùng nhau hội lại vây quanh người bệnh khốn cùng, buồn thương, khóc lóc, sửng sờ nhìn. Ví như con trâu bị giết chết nơi lò mổ, con trâu khác thấy con trâu chết sợ quá tự phản ứng, chạy nhảy quanh sân, sợ cuống cuồng chạy thẳng vào núi, giữa rừng cây trâu rống ầm ĩ.

Lại giống như con heo bị giết chết nơi lò mổ, con heo khác thấy cái chết kêu la khủng khiếp, hãi hùng quá mà tai liền điếc, chỉ nhìn thẳng vào cái chết.

Lại như cá bị vây bắt, cá sa vào lưới, cá khác thấy kinh hãi quá lặn xuống chạy vào giữa bãi đá cát giấu mình trong đám rêu tảo.

Lại ví như loài chim tụ đàn rồi lại đi, có một con chim bị loài chim ưng hung dữ bắt đi, chim khác kinh hãi phân tán chia nhau chạy. Anh em, thân thuộc, bạn bè, xóm láng giềng cũng như vậy, thấy cảnh ly biệt thảm thiết người thân sắp chết thì sứ giả địa ngục liền đến dẫn vào ngục. Tại đây sự chết liền chuyển đổi, hết chết cùng tên lại bị chết bắn, sống chết hành tội bức bách liền dẫn dắt sang đến đời khác. Thân thuộc đã trở lại với kẻ mục đồng sống đời trong sạch hoặc miệng đầy khí khái, tiếng tăm không thôi nói ra lời thương xót, thấy được niệm yêu thương. Ngần ấy thứ máu mũ ruột thịt nước mắt tuôn ròng, kêu lên sao phải thế này? Người bệnh tiến gần lại cái chết, bên trong thấy gió nổi lên, gọi gió này là đao phong làm cho người bệnh xương đốt tan rã.

Lại một ngọn gio khác nổi lên, gió này gọi là cự phong làm cho người bệnh đứt ra kết lại.

Lại một ngọn gió khác nổi lên, gió này gọi là châm phong làm cho người bệnh gân mạnh giãn ra.

Lại một ngọn gió nổi lên, gió này gọi là phá cốt phong làm cho người bệnh xương tủy đau nhức.

Lại một ngọn gió nổi lên, gió này gọi là tàng phong làm cho người bệnh mắt, tai, mũi, lỗ chân lông đều thành màu xanh, tóc lông ra vào tất cả. Lỗ này khiến cho lông hoại, đứt, nhổ lên, xóa bỏ.

Lại một ngọn gió nổi lên, gió này gọi là phúc thượng phong làm cho người bệnh trong thân, đầu gối, sườn, vai, lưng, ngực, bụng, rún, phèo, ruột già, ruột non, gan, phổi, tim, lá lách, thân cũng như các tạng khác khiến bị cắt đứt.

Lại một ngọn gió nổi lên, gió này gọi là thành phong làm cho người bệnh xanh, máu, mỡ, mỡ miếng, đại tiểu tiện trở thành chín, nóng, lạnh, rít dính khiến cho thân thể từ chỗ đó thoái hóa.

Lại một ngọn gió gọi là Tiết gian cư phong làm cho người bệnh xương cốt kéo thẳng nhấc lên, hoặc khi thì tay chân giơ lên, hoặc nắm lấy hư không hoặc đứng hoặc ngồi hoặc kêu gào hoặc cười hoặc giận dữ rồi khớp rã, rồi đứt nối, rồi giản kéo gân, rồi xương tủy đau đớn, rồi mất hết tinh thần sáng suốt. Thân bị cắt không biết bao nhiêu chỗ, rồi tim lạnh ngắt như gỗ, rồi vứt bỏ năm hành, đồng thời, trong trái tim nhịp yếu dần, yếu dần cắt đứt sự sống còn lại. Giống như đèn tắt còn lại ánh sáng mờ, trái tim ngưng đập thì còn lại chỉ có cái ý thức vi tế. Thức của người này vốn là chỗ hành tốt xấu, tâm tội phước liền thấy được nó.

Đời nay, nếu ý hành tốt thì liền vui vẻ còn nếu hành ý xấu thì liền xấu hổ. Người tìm được chỗ tốt thì lòng vui còn rơi vào chỗ ác thì lòng liền sầu tủi. Ví như người soi mình vào gương sáng là thấy rõ khuôn mặt, thấy rõ tóc trắng, da nhăn là sinh thể nhớp nhúa bụi bặm. Hoặc răng rụng hoặc già nua thì từ đó thấy thân mình già nua. Luôn soi mình như vậy tức là tự mắc cỡ, nhắm mắt, buông gương không muốn thấy. Vì thế mà bỏ gương, ưu sầu. Ta tư tráng kiện đến già nua, nhan sắc dẫn đến xấu xí, niềm vui đã ra đi. Như vậy tính chất làm ác là tại ý, từ đó mà ý hành ác. Họ ưu sầu, hối hận nhận lấy khổ não, lòng họ không thể nào tự trách rằng: Nay ta rơi vào chỗ ác là ta không hiện hữu. Nếu như hành giả hành ba điều tốt đẹp, giữ lấy bao nhiêu hạnh nguyện thì hành giả có nhiều cái tốt tối hảo, lập tức vui mừng, lòng vui mừng càng nhiều thì có thể tự mừng rằng ta hiện đang ở trên trời, nơi đây cũng là chỗ tốt đẹp của ta.

Ví như khách buôn được thoát ra từ con đường khó khăn thu được nhiều của cải, quay trở về nhà là đến ngưỡng cửa của niềm vui. Cũng giống như người làm ruộng mong sao thu hoạch được ngũ cốc để đem về nhà. Cũng như bệnh nhân mà được lành bệnh an ổn, cũng như mắc nợ đã trả xong. Làm điều tốt cũng tập hợp được các hảo hạnh như vậy, ví như mật ong có ý nghĩa là ta đã đến chỗ tốt. Ngay khi thân tình thức mất đi thì trong thân ấm liền hiện hữu, ví như cái cân một trên một dưới. Như vậy xả sự chết là lãnh nạp hạt giống sống, giống như hạt lúa và rễ sinh ra song đôi. Như vậy, trong khi thức mất đi thì lập tức trong thức sinh ra năm ấm đầy đủ, không thiếu ấm nào. Tử ấm cũng không phải trong đó mà nhận được năm ấm ra đi, cũng không rời sự chết, mà năm ấm là hiện hữu trong năm ấm, chỉ vì có năm tử ấm nên trong năm ấm sinh ra. Giống như người giữ con dấu, con dấu bôi mực tốt thì trong mực bôi liền có con dấu, hình con dấu cũng không đi đến với mực, mực cũng không rời hình con dấu.

Ví như hạt giống sinh ra rễ, hạt giống cũng chẳng phải rễ, rễ cung không rời hạt. Người, thần cũng như vậy, nguyên lý lớn nhỏ của nó là như thế. Từ ấy sinh ra trong đó đi đến, từ điều căn bản này mà sự hiện hữu hội lại.

Hành giả tốt thì trong hành giả được năm ấm tốt, hành giả ác trong đó nhận được cái ác. Người thụ đắc ấm là hành Thiên nhãn, người trong định là ăn ba thứ: lạc, niệm, thức. Người trong định hoặc sống một ngày hoặc sống bảy ngày định. Đến chỗ cha mẹ giao hợp thì nơi ấy cũng la chỗ đọa từ trong định. Đương nhiên đi đến chỗ đọa tức là khi chết là đã sinh trong ấm, bởi thế mà sinh ra ngàn tư, hoặc, kiến, niệm, bởi thế mà sinh ra ngu si.

Hành giả tối ác thì tự nhiên khối lửa lớn liền ở bên cạnh. Cũng bao nhiêu trăm ngàn thứ chim nào là quạ, ưng, diều hâu… cùng tụ tập lại. Cũng thấy móng, mắt, răng, người ác trùm y phục, lửa bốc cháy trên đầu là vì trong tay họ hành động ngần ấy thứ độc hại. Ở xa, tự thân thấy rừng cây thì ý họ sinh khởi đi vào trong rừng này liền ấy trong ấm mất, chỗ sinh ra của họ là chỗ đọa đày. Tức thời không phải chờ lâu, thấy ngay sức nặng lá cây rơi đè ở trong thân, đó gọi là địa ngục. Năm ấm sinh ra đi vào tội lỗi bao hàm cả chỗ làm ác, liền thấy khói bụi, lửa gió, mưa, dữ dội đến vùi dập thân. Lại thấy, voi, sư tử, cọp, hổ mang tự khủng bố thân. Cũng thấy gò đống, giếng chúng cũng tụ hợp lại đằng sau mình. Cũng đứng lại bên bờ vực tuyệt vọng, sinh ra ý nghĩ đi vào trong đó thì liền trong đó, ấm thân đã xả rồi. Ý sinh thì liền mất, trong ấm, chỗ đọa đày sinh ra, lập tức không lâu sẽ đi đến súc sinh, sau đó cực ngu si hiện hành không có lễ kính, giữ lấy ác ý đối với cha mẹ, thường vui với cái rất thô ác nói lời hung dữ sân hận, hành động ác trói, đánh. Người này không cho cũng không lấy liền đọa vào súc sinh, tội giảm nhẹ bớt thì liền sinh ra gió nóng, mạng đói não bức thân, đao mâu vây quanh đâm. Hoàn lại người thì cũng thấy hố lớn, ý nghĩ sinh ra là phải đi vào hố, nghĩa là ý này vừa sinh ra thì liền mất trung ấm, nhận chỗ ấm là chốn đọa đày, ngay lập tức rơi vào ngạ quỷ. Đọa như vậy thì gọi là ngạ quỷ. Từ đó có người nói cùng sống với giặc và hạ tiện. Cũng gièm pha mất lòng chân thật, lừa dối, luận nghị sai lầm. Hầu hết sự ăn không lánh xa cái ác, không trong sạch, từ đó thiện trở lại không hành pháp ngữ thì liền đọa ăn thề máu huyết, phun vọt ra bùn. Đây gọi là đọa vào nơi ngạ quỷ.

Hành giả tối hảo thì được niềm vui tối thiện, cũng được gió hương thổi đến không biết bao nhiêu loài hoa, tự thấy rải lên thân, không biết bao nhiêu kỹ nhạc mà âm thanh theo nhau vang lên, không biết bao nhiêu loại cây ở trong vườn, ý sinh khởi thì lập tức đi vào vườn, ý đã sinh thì trung ấm liền diệt. Điều tương ưng của ý rơi ngay vào ấm nhận lấy sự sống và liền ngay khi đó nhận thân trên trời. Như vậy là sinh vào Thiên thượng. Có phước thì hành giả ứng sinh lên trên trời. Đã có phước thì không xa rời pháp đây là rơi vào hàng trời. Nếu rơi vào loài người thì theo bổn hạnh mà nhận lấy cái vạ phước, cha mẹ cũng tìm hợp lại với nhau. Ứng với túc hạnh là nam thì phước từ đó sinh ra và cũng dừng lại ở chừng phước ấy, đồng thời cha mẹ thu tinh vào cửa bào thai mà nó không mấy chắc chắn. Theo gió nóng lạnh, cũng không nhiễm cũng không quanh co, uốn khúc cũng không làm phiền cũng không dính rít, cũng không chảy dịch, tư tưởng ăn không khởi, không kiêu ngạo không hại bào môn. Cũng không hình cây lật, không hình bánh xe, cũng không hình con chồn, cũng không hình hạt lúa. Chính giữa cũng không trăm hình sắt, cứng ở giữa, cũng không hình thiếc ở giữa. Tất cả cửa không có tinh xau cũng không mỏng, cũng không dày, cũng không thối, cũng không đen, cũng không đỏ, cũng không vàng, thừa màu sắc cũng không phân tán, cũng không gió máu, nóng, lạnh lẫn lộn, cũng không tiểu tiện, tinh hợp lại.

Thần khí đã dừng lại ở tinh, thần khí hồi niệm quá khứ ý sinh ham muốn đẫy lùi người nam, tự thân thay thế họ cùng chung vui với người yếu đuối. Kẻ yếu đuối liền là người cha ác hủ hỉ với mẹ. Đã hủ hỉ mà không vui vẻ thì tăng sinh ý phải đẩy lùi người nam này, muốn một mình với người yếu đuối cùng chung khoái lạc. Đã thế tức thần khí đứng chận ngay ở bào môn, ý sinh ra thôi đẩy lùi người nam. Ta đã yếu đuối “hành lễ” thì cha mẹ lập tức gieo tinh lên nhau. Thần khí liền đến đó, ý sinh ra cho đây là tinh của ta tức là thỏa ý vui sống. Khi sự vui đã qua thì sự sống trong ngưng tụ mất, liền đó trong tinh máu sinh ra. Thức ở trong tinh lại sinh ái, trong ái, thức không rơi vào tinh. Chẳng qua từ gốc ấm lại sinh ái, thức, tinh khí của thân đứa trẻ này là ái, chỗ ái ở tinh sinh ra. Đây chính là thọ chủng. Đã biết là tinh thì tinh ấy là tư tưởng chủng là cái gốc của sự hình thành. Hanh động nhớ nghĩ là sinh, tử chủng và đã rõ tinh ấy là thức chủng. Đây là năm chủng quan trọng liền ngay đó là được lưỡng căn đó là thân căn và tâm căn tinh mà thôi.

Tuần đầu không giảm.

Hai tuần tinh sinh ra, mỏng như váng sữa trên bọc sữa đông.

Ba tuần tinh đặc lại giống như sữa để lâu ở trong vật đựng.

Bốn tuần tinh hơi cứng như sữa thành.

Năm tuần tinh biến hóa như sữa cô.

Sáu tuần như sữa cô đặc biến hóa đọng cứng lại.

Bảy tuần biến hóa thành kho đông cứng, giống như Thục ô khứ.

Tám tuần biến hóa làm mất ô khứ, ví như ma thạch tử.

Chín tuần tại ma thạch tử ở trên sinh ra năm thùy gồm hình dạng hai vai, hình dạng hai xương bánh chè, hình dạng một đầu.

Mười tuần cũng tại ma thạch tử ở trên sinh ra bốn khuỷu xương gồm hình dạng hai tay, hình dạng hai chân.

Mười một tuần cũng tại ma thạch tử ở trên sinh ra hai mươi bốn khuỷu gồm mười ở bàn tay, hình dạng ngón tay, mười ở chân, hình dạng ngón chân, bốn ở tai, mắt, mũi, miệng hình dạng đầy đủ rõ nét.

Mười hai tuần khuỷu này là chính thức.

Mười ba tuần hình dạng bụng nhô lên.

Mười bốn tuần tim, lá lách cật, gan, lòng sinh ra.

Mười lăm tuần ruột già sinh.

Mười sáu tuần ruột non sinh ra.

Mười bảy tuần dạ dày sinh.

Mười tám tuần sinh ra chỗ cho phổi cho đường hô hấp.

Mười chín tuần đùi, gối, chân, cánh tay, lòng bàn tay, đốt xương tay, chân, mu chân dính liền nhau.

Hai mươi tuần cuốn nhau âm sâu vào hình vòng cái cổ.

Hai mươi mốt tuần là xương tủy tùy sự phân chia mà sinh ra: Chín xương cho đầu, hai xương cho má, ba mươi hai xương cho miệng, bảy xương cho cổ họng, hai xương cho vai, hai xương cho cánh tay. Bốn mươi xương cho cổ tay, mười hai xương cho đầu gối, mười sáu xương cho hai bên hông, mười tám xương cho xương sống, hai xương cho cuống họng, hai xương cho cổ, bốn xương cho cẳng chân, mười bốn xương cho chân, một trăm lẻ tám xương li ti sinh ra trong cơ. Như vậy là ba trăm đốt xương từ đó khéo léo kết dính thân ví như họ dây leo liền lạc.

Hai mươi hai tuần xương hơi cứng ví như mai rùa.

Hai mươi ba tuần tinh khí lại cứng giống như lớp da dày của cây Hồ đào. Đây là ba trăm đốt liên kết nhau mắc dính với xương chân nối liền với bắp chân, bắp chân liền với cổ xương, cổ xương liền với xương sống lưng, xương sườn liền với xương vai xương vai liền với xương cổ đầu, xương cổ đầu liền với xương má đầu, xương má đầu liền với răng. Như vậy toàn bộ xương chất nên thành bằng lớp đá xương, gân rang buộc lại, máu rắm lên thịt là hồ kết, da bọc che, phước từ đó nhận lấy cái nhọt này mà không biết là sự cảm thọ tùy theo ý nghĩ, tùy theo không khí, tạo nên con rối.

Hai mươi bốn tuần là bảy ngàn gân buộc ràng thân.

Hai mươi lăm tuần sinh ra bảy ngàn mạch máu nhưng vẫn còn chưa hoàn chỉnh.

Hai mươi sáu tuần các mạch máu mới hoàn chỉnh đầy đủ một cách triệt để như bộ ống rễ, hoa sen.

Hai mươi bảy tuần đầy đủ ba trăm sáu mươi đốt xương.

Hai mươi tám tuần thịt non sinh ra.

Hai mươi chín tuần thịt vừa đủ cứng.

Ba mươi tuần da, mô thành sáp.

Ba mươi mốt tuần da, mô hơi cứng.

Ba mươi hai tuần cơ nhớt cổ họng sinh ra.

Ba mươi ba tuần tai, mũi, bụng, lách, mở, đốt xương hiện ra nơi chẩn đoán.

Ba mươi bốn tuần trong thân, ngoài da sinh ra chín mươi chín vạn lỗ.

Ba mươi lăm tuần chín ngàn, chín vạn lỗ hình thành sơ sơ.

Ba mươi sáu tuần móng, giáp sinh ra.

Ba mươi bảy tuần trong bụng mẹ bao nhiêu gió nổi lên hoặc gió khởi lên khiến cho mắt, mũi, miệng mở ra là đã khai thông đường vào hoặc lại nữa, phong trần nổi lên khiến cho tóc, lông phân chia sinh ra đoan chánh cũng như không đoan chánh, hoặc lại gió nổi lên làm đậm sắc thịt hoặc trắng hoặc đen hoặc vàng hoặc đỏ xinh xắn hay không xinh xắn. Bảy ngày này trong não bộ máu, mỡ đặc, mỡ nước, tủy, nóng, lạnh, nước mắt, đường đại tiểu tiện mở ra.

Ba mươi tám tuần trong bụng mẹ gió nổi lên khiến được như túc mạng đã hành động tốt, xấu. Nếu tốt thì hành giả liền có gió hương nổi lên có thể thân, ý khiến xứng đáng làm con người đoan chánh, còn xấu thì hành giả khiến cho gió thúi nổi lên làm cho thân, ý không an, khiến không xứng đáng con người mà xương đốt không đoan chánh hoặc hóp má, hoặc gù lưng hoặc thân mềm nhũng, hoặc người thú, trông thấy có thể là vậy.

Ba mươi tám tuần là chín tháng không tròn bốn ngày, xương đốt đều đầy đủ. Trẻ sinh ra túc hạnh của nó có hai phần: một phần từ cha, một phần từ mẹ hoặc khi lông, tóc, lưỡi, cổ họng, rốn, tim, gan, lách, mắt, xương cùng, máu là từ mẹ, hoặc móng giáp, xương, đại tiểu tiện, mạch máu, tinh hoặc xương đốt khác là từ cha. Túc hạnh nhận từ mẹ sinh ra thành thục ở dưới cả ở trên, con trai nằm bên hông phải mẹ, lưng hướng ra trước, bung hướng sau. Con gái bên hông trái mẹ, bụng hướng về trước, lưng hướng về sau, toàn bộ khu trú ở nơi thối tha, ô uế để lộ ra tất cả xương đốt, co rút giấu kín trong túi da ở trong bụng, thân dính máu, ở bên ngoài đãy la chỗ đại tiểu tiện phì trướng chèn ép.

Ngoài chín tháng còn có bốn ngày. Trong ngày một, ngày hai, nếu túc hạnh tốt thì ý sinh khởi: Ta ở trong vườn hoa ý nghĩ sánh như ở trên trời. Nếu túc hạnh xấu thì hành giả, ý sinh khởi: ta ở ngục hai ngày thôi, nghĩ thế là ý ở trong ngục ba ngày tức là trong bụng mẹ vui ba ngày, vui thế là ý ở trong bụng bốn ngày. Một ngày một đêm trong bụng mẹ, trên dưới gió dấy động. Đứa trẻ từ gió này xoay đầu xuống dưới, chân lộn ngược lên trên rơi vào trong bào môn của mẹ. Túc hạnh tốt thì ở trong bào môn mẹ ý sinh khởi rơi vào ao nước, trong ao nước nô đùa. Lại nữa, ý sinh khởi ở trên giường cao hoặc trong hương hoa. Túc mạng của hành giả ác thì ý nghĩ sinh ra là từ núi rơi lên trên cây, rơi lên trên bờ vực, rơi vào trong hầm, rơi vào trong chuồng xí, rơi vào trong cỏ hoa vàng quả đầy gai, rơi vào trong cỏ tranh, rơi vào cỏ cói, rơi vào trong hàng đao, mâu. Từ đó hành động ưu não, hốt hoảng. Cũng từ mừng, từ vui, nghe vang tiếng của việc làm tốt xấu. Tự buộc lấy thân vào chỗ đến, tự lại được chỗ buộc thì liền ra đời. Đã là bào môn thì ở đây là nơi ràng buộc cái bọc, cửa sinh ra mà vội thắt hẹp lại là rơi ngay xuống đất. Chính gió lại là người dội nước nóng, thoa bàn tay thô, bức thân đau đớn như ung nhọt. Từ đây liền quên mất túc hạnh ở trong lòng là chỗ mang lại túc hạnh.

Vì đã sinh ra từ máu me hôi hám nên liên tụ lại nào là tà quỷ, linh hồn thây chết bay lên mỗi loài là hàng yêu quái, quỷ mị, thần nắng độc hại người cha là cũng như vậy. Ví như nơi ngã tư đường có một miếng thịt thái là thịt diều hâu, cú mèo, ô thước, các loài chim tranh nhau cỗ thịt ấy, mỗi con gian lận muốn cho mình được nhiều thịt. Cái vòng lẩn quẩn làm khuấy rối con người là như vậy. Túc hạnh nào tốt đẹp thì không thể vướn lấy túc hạnh xấu xa nào mà nó thường được gắn liền với ngay sau khi sinh ra, người mẹ liền nuôi bú. Đại tiện được là biết ăn uống. Đã có thể ăn uống thì tám mươi loại trùng sinh ra trong thân. Hai loại sinh ra từ gốc tóc. Ba loại bám ở đầu, một loại bám ở não, hai loại khu trú trong não, ba loại bám ở trán, hai loại bám nhãn căn, hai loại dính ở tai, hai loại bám nhĩ căn, hai loại bám tỷ căn, hai loại bám cửa miệng, hai loại ở răng, hai loại ở gốc răng, một loại tại lưỡi, một loại bám cơ quan miệng, một loại bám trong miệng trên nếu răng, một loại tại cổ họng, hai loại ở dưới đầu gối, hai loại bám căn cánh tay, hai loại ở bàn tay, một loại bám khuỷu, hai loại bám lách, một loại bám tim, một loại bám hông, hai loại bám lưng, một loại bám căn xương sống, một loại bám da, hai loại bám thịt, bốn loại bám xương, năm loại bám tủy, hai loại bám ruột già, hai loại bám ruột non, một loại ở chỗ nóng, một loại tại chỗ lạnh, một loại tại đường đại tiện, ba loại tại căn ruột già, hai loại bám căn cổ xương, năm loại bám âm căn, một loại bám ngón tay chân kết dính ở đốt, một loại tại cẳng chân, một loại tại đầu gối, một loại tại bắp chân. Như vậy trong thân khu trú tám mươi loại khuẩn ngày đêm ăn lấy thân, thân liền sinh ra gió, bệnh, nóng lạnh, mỗi thứ có một trăm lẻ một bệnh. Lẫn lộn với bệnh khác lại có một trăm lẻ một bệnh nữa. Như vậy gom lại trong thân có tất cả bốn trăm lẻ bốn bệnh. Ví như trong gỗ phát ra lửa, lửa trở lại đốt gỗ. Bệnh cũng từ thân sinh ra, như vậy chẳng qua là để hủy hoại thân không có khác. Như vậy bệnh từ bên trong, hủy hoại cũng ở bên trong, chớ lại hỏi từ bên ngoài, cái phiền não thường hoại cái phiền muộn đời này. Hiện tại thân thường gắn liền với cái suy, thế gian, người ta không chịu hiểu, lòng họ toan tính để cho thân vui. Điều này chẳng qua là sự thành kiến cố chấp mà thôi.

Tóc, lông, móng, răng, tim, thịt, cơ, xương, tinh, huyết, nóng bức, phiền não sinh ra làm chín nước mắt, nước mũi, phẩn dãi theo thân chảy ròng. Cái phi thường cũng không sạch, người si mê cho là sạch. Toàn bộ là một khối thịt đồng loạt thu giảm lại như một cây táo chua mà chất chua nằm ở trong thân của nó. Như vậy, theo đó chúng là chất chua của cây táo. Ngu muội không hiểu nên người thế gian mới nhận điều khiển cái thân tự hoại mà rơi vào não phiền.

Ví như con cá chỉ thấy mồi mà không thấy câu, không thấy lưới. Lại ví như trẻ con liếm lưỡi dao mật chỉ ham mật ngot mà không thấy dao bén. Lại ví như vàng mạ lên đồ đồng, khi người đem bán, người ngu không hiểu cho là vàng ròng nên mua, mua là tự mình bị lừa gạt. Như vậy, thế gian, người ta, nhận thức sai lầm giống như thịt táo chua nam ở trong thân mình. Từ đó nhận lấy biết bao thứ phiền não mà không sáng suốt nhận biết. Như vậy, loại bỏ đi thịt táo chua thì chỉ còn lại thịt, xương, máu ở đó mà thôi. Chân người luôn luôn giẫm đạp lên cái ác mà không dám nhìn thấy nó. Ai là người dám bảo trì được cái hạnh trong trắng, cái vạ phước đã hết? Hoặc khi phải ngăn chận lại cái mạng hết? Như nhà làm gốm tạo ra vật dụng, lúc thì ở nơi bắc đất, hoặc từ công cụ gốm, hoặc từ con lăn lăn đất hoặc qua vận hành hoặc tạo nên khi cán lưu, đưa vào lò lửa khi nung hoặc lấy ra khi đã chín sứ hoặc khi phân phát sử dụng. Điều quan trọng là cái gì hợp lại thì cái đó phải hủy hoại.

Thân người cũng như vậy hoặc rơi ngay vào trong bụng hoặc không thành, căn bị hỏng, hoặc không đầy đủ, căn bị hỏng, hoặc lúc sắp sinh thời bỏ, hoặc vừa sinh ra thì bỏ, hoặc đang đi học nghề thời bỏ hoặc khi từ mười sáu đến ba mươi, tám mươi, một trăm tuổi hoặc chẳng những thế mà còn lâu hơn nữa song yếu tố tập hợp lại thì phải chết. Ấm như vậy thì chẳng tồn tại được bao lâu. Có sinh ra là vội mất, nâng chân lên là mất hạ chân xuống là mất. Thế gian, người ta không chịu hiểu, tự so tính tấm thân lúc nhỏ, thân lúc trẻ trung, thân lúc già nua, cho đó là thân của ta. Đối với người hành đạo ý nghĩ có khác đi. Người hành đạo thì từ cái có này là từ cái không có, cái không này là cái có từ ấy.

Như thế nào từ cái có này là từ tội mà ra?

Trong chết có hành từ trong thức rơi xuống cái nghiệp mỏng, từ đó cái mỏng manh ngưng lại rồi từ sự ngưng đọng, sáu căn cứng dần. Từ sáu căn liền sinh, theo đó sinh ra thân đứa trẻ. Từ thân đứa trẻ phát triển thành trẻ trung, từ trai trẻ lớn lên thì được thân già, bệnh, chết. Như vậy luôn luôn tùy thuộc, như vậy là thế gian xoay vần không dứt không thuộc vào chỗ nào, rỗng không như ảo hóa, đuổi nhau không dừng. Ví như lửa cháy trong thành, gió lớn thổi lửa, nhà nhà đốt cháy nhau, lửa nhà thứ nhất chẳng phải lửa nhà thứ hai cũng chẳng phải chỉ vì lửa đã cháy ở bên trên nhà mà làm cho nhà tiếp theo lại cháy. Như vậy lửa dây chuyền với nhau đốt cháy, sinh tử cũng như vậy. Mối nhân duyên này không hiện hữu thì cũng không hiện hữu cái gì. Cái ấy diệt thì chính nó cũng diệt.

Thế nào là không có mối liên hệ ấy thì cũng không hiện hữu?

Cái hạnh trong trắng này, vạ phước của nó không có trong sự chết thì nó cũng không hiện hữu. Đã không có trong chết thì làm sao được vãng? Đã không được vãng thì nào phải được sinh ra? Đã không được sinh ra thì nào phải được già, bệnh, chết? Sinh tử như dòng nước chảy, không tạo tác ra nghiệp. Người hành đạo phải biết năm ấm này vốn từ đó mà sinh diệt năm loại đạo đất, gọi đó là chương nói về thành hay hoại vậy.

 

Chương 6: HẠNH THẦN TÚC

Trạng huống tuệ đi vào tâm như nước, phá cái xấu bám theo cây là cách ly các thứ hoa dại. Độ đời thì vui với công đức tụ lại. Ngọn gió mát lành đáng để vui là không có lỗi, tự mình quay về, một lòng hướng đến nơi đâu mà ở đó tâm không ngừa trong chỉ quán như kinh “Xưng nhiếp câu khiên văn” thì trong chỉ quán thế gian được sáng ra. Vòng tay, đầu mặt luôn cung kính, từ đó ba cõi đều vòng tay cúi đầu tác lễ. Hoặc khi hành giả sống với chỉ trước mặt thì liền được quán hoặc khi hành giả đang được chỉ quán ở trước mặt là được chỉ. Nếu hành giả đã được tâm định thì nên từ đó quán là được hiểu. Ví bằng hành giả quán đã đủ rồi thì phải nên từ đó chỉ là được hiểu, thế nào là tướng của Chỉ quán?

Nếu tâm đang sai khiến một nhân duyên của chỉ, chỉ bất động không có hoặc niệm nào khác thì đây là tướng của chỉ. Nếu tại chỉ mà chỗ chỉ thiên về phân biệt, bỏ mất một bên như tướng tư duy quán, như có lãnh nạp nên đây là tướng của quán. Ví như nhà mua bán vàng thấy vàng mà không xem xét thử vàng, nên chỉ như vậy. Nếu đem vàng đến chỗ thử để biết vàng này xuất xứ từ đâu, có thật vàng hay pha đồng? Biết sắc đá tốt, xấu, dài, ngắn, vuông, tròn, mềm, yếu cũng như bệnh khác của đá. Quán cũng giống như vậy, giống như người cắt cỏ, tay trái nắm cỏ, tay phải nắm liềm, liền tay cắt cỏ. Ví dụ nắm cỏ kia là chỉ cho chỉ còn như cắt cỏ là nhằm ví cho quán. Giống như hành giả thấy đầu lâu, chín chắn xem xét kỹ. Ví như mở mắt thấy, nhắm mắt lại cũng thấy thì cũng như vậy vấn đề không có khác, nên đây là chỉ. Ví bằng phân biệt quán sát xương đầu khác với xương hàm, khác với xương răng, khác với xương cổ, khác với xương cánh tay, khác với xương hông, cổ họng, đầu gối, chân thì như vậy là quán, như vậy là thấy xương nối kết lại. Từ đó có bốn nhân duyên đưa đến sự hiện hữu.

Bốn nhân duyên ấy là gì? Đó là: thực, lễ, hành, hợp cốt cho thấy chẳng phải thường, khổ, không chẳng phải thân, từ đó sinh ra bất tịnh, không sở hữu. Nên quán điều này. Điều cốt lõi nghe được về tướng của chỉ quán là không phân biệt thì đây là chỉ còn phân biệt thì đây là tâm quán chỉ.

Hành giả hành trì như thế nào để được kết quả tâm chỉ? Có bao nhiêu nhân để hành tâm chỉ? Nghe nói chỉ ý có hai nhân duyên quan trọng làm phương tiện để hành trì thì được chỉ tâm:

  1. Niệm ác lộ.
  2. Niệm An ban Thủ ý.

Ác lộ hành trì ra sao? Để hiểu được điều này thì hành giả tâm bình đẳng nghĩ đến mọi người khiến họ được an ẩn. Hành giả liền đi đến chỗ cây Phật đi đến quán thây người chết một ngày, cho đến bảy ngày, quán phình trướng, quán sắc xanh, quán như lời thề ước, quán hoại một nửa, quán thịt hết, quán huyết rưới chảy, quán xương cốt liền nhau, quán gân buộc ràng. Hoặc bạc trắng, hoặc bốn mặt phân rã ra mà không có bàn tay nào phá vỡ được. Giống như sắc chim câu, hành giả kia tự tại giữ lấy một tâm trải, phủ khiến nhận biết chẳng còn bao lâu tâm gắn liền với chỉ, nhằm để cho tâm ở chỗ phơi mở ấy chín muồi sự quán xét. Bám vào sự tự biết thì nay là chỗ phơi mở này và không gian này ở chỗ Phật tự ta nhìn thấy được. Xa hơn, trong chỗ thấy của mình nó cũng như vậy. Một chỗ, nơi tịch vắng này mà ngồi chỉ quán thì liền thấy, chẳng hạn như việc trải nhân duyên ra đất thì chỗ thấu suốt của mình đi theo liền, cũng phơi mở như vậy, thế nên việc hành trì không có chỗ cho tiếng động, không có chỗ cho lời nói. Người ở một chỗ tịch vắng liền chánh tọa thì thấy ngay chỗ Phật như trên, khiến cho ý, kiến, niệm đồng nhất với nhau. Nếu hành giả từ việc trải rộng nhân duyên mà lầm lẫn thì không lãnh nạp niệm, tâm không sinh lại bèn đi đến cây Phật để khiến cho tâm chấp nhận hình thái trải mở nhân duyên nhằm làm cho tâm tập trung lại một chỗ. Cũng dẫn niệm không rời niệm thường tại.

Trước mắt, nếu hành giả tâm dàn trải nhân duyên như ra, vào, đi xa mà luôn ở trong tâm, tâm không rời xa nhân duyên. Đêm ngày đã tại tâm là khiến cho nửa tháng, một tháng, một năm lại không những làm cho việc đi không đi sai bậy mà còn khiến cho khi đi, khi dừng, khi ngồi, ngồi một mình, khi cùng chung với nhiều chúng ngồi, khi ốm đau, khi khỏe mạnh, liên kết rơi vào thường niệm của tâm trải bày nhân duyên sừng sững ra trước mắt. Mục đích của việc trải mở nhân duyên là khiến cho niệm như vậy, chẳng phải thường là khổ, không, chẳng phải thân bất tịnh, không sở hữu. Phải biết điều căn bản này: nhân duyên, phơi mở ý và hành niệm là ba vấn đề không có khác nhau. Nếu tâm của mình ở tại chỗ phơi mở được tự tại thì liền nắm chắc âm hưởng của tự thân quán xét. Neu thấy thây chết cũng là tự thân, cả hai như nhau không có khác thì liền, hoặc thấy người nam hoặc thấy người yếu đuối hoặc thấy người già, hoặc thấy trai trẻ, hoặc trẻ con hoặc không đoan chánh hoặc trần truồng hoặc mac áo hoặc trang nghiêm hoặc tự thân ấy cũng thế như là chỗ niệm dàn trải ra hoặc tâm niệm về chỗ đang niệm của mình. Chỗ đang niệm của mình với tất cả không có khác thế là đã ứng từ niệm ác lộ nhận được tâm chỉ. Đây là lúc tâm tùy thuộc không rời hành niệm và việc hành trì càng tăng lên trọn vẹn, chẳng khác nào sông chảy vào biển.

 

Chương 7: NĂM MƯƠI LĂM THỨ QUÁN

Người hành đạo phải lấy năm mươi lăm loại nhân duyên để tự xem xét thân mình:

Thân này chẳng khác nào ánh sáng lờ mờ không thể nắm bắt được.

Thân này giống như biển lớn, không hề chán, không đủ năm thứ vui.

Thân này chẳng khác nào sông lớn tự cam xin đi vào biển chết.

Thân này chẳng khác nào thứ “đại tiện” mà con người trí tuệ không ham muốn nó.

Thân này chẳng khác nào thành cát, bỗng chốc tan biến mất.

Thân này chẳng khác nào thành trì của nhiều oan gia hội lại để huỷ hoại.

Thân này chẳng khác nào cái thành biến hóa không tự có cũng không thể giữ lấy.

Thân này chẳng khác nào ải xương, thịt máu được tô đắp lên.

Thân này chẳng khác nào cái xe hư nát vì buộc ràng bởi gân mạch.

Thân này chẳng khác nào nhà chứa đầy tham, giận, si mê.

Thân này chẳng khác nào trong ao tù đọng thường u mê, lầm lạc, mất mát.

Thân này chẳng khác nào điều thiện không buồn nhớ đến, ý thường quên, lầm lỗi.

Thân này chẳng khác nào chỗ dẫn đưa một trăm lẻ tám hành vi yêu thương.

Thân này chẳng khác nào cái lọ nứt thường rỉ chảy.

Thân này chẳng khác nào cái bình vẽ vời, bên trong chứa đủ thứ tạp, đầy cả nhớp nhúa.

Thân này chẳng khác nào cái chuồng tiêu sạch bởi chín cửa.

Thân này chẳng khác nào cỗ xe đẹp chở máu người, là nơi xấu xa vậy.

Thân này chẳng khác nào ảo ảnh người si cho là thật.

Thân này chẳng khác nào ghẻ lở.

Than này giống như cái tâm mắc dính bởi khổ đau.

Thân này chẳng khác nào cái nhà chứa hạt thối hủy hoại bởi ăn uống.

Thân này chẳng khác nào cái ổ lớn nhiều trùng, vô số trùng khu trú ở đây.

Thân này chẳng khác nao cái cốt hoán tội như đầy cả cáo, khỉ không lầm lẫn.

Thân này chẳng khác nào gốm gia dụng không nung chín, mau hỏng là vậy.

Thân này chẳng khác nào một cái đãy hai miệng, miệng vào sạch, cửa ra không sạch.

Thân này chẳng khác nào cái cán nhớp thường cán áo.

Thân này chẳng khác nào chiếc xe luôn đi về nơi chôn cất.

Thân này chẳng khác nào sương mù không tồn tại lâu.

Thân này chẳng khác nào mụt nhọt trên rỉ mủ.

Thân này chẳng khác nào kẻ mù không biết sự thật.

Thân này chẳng khác nào cái chỗ của bốn trăm lẻ bốn bệnh.

Thân này chẳng khác nào cái hầm chứa tất cả đồ nhơ.

Thân này chẳng khác nào cái hang đất, rắn độc quy tụ lại ở.

Thân này chẳng khác nào hư không mà nắm bắt là chỗ coi thường của người ngu si.

Thân này chẳng khác nào nơi mồ mả luôn đáng sợ, đáng khiếp.

Thân này chẳng khác nào cọp, sư tử cùng ở chung, bỗng nhiên nong nảy, giận dữ.

Thân này chẳng khác nào nơi điên đảo, đố kỵ vì tám mươi tám kiến, tư, hoặc thắng thế.

Thân này chẳng khác nào bức tường thường thoa đắp, sợ chết.

Thân này chẳng khác nào đồng mạ vàng thịt phủ che mà thôi.

Thân này chẳng khác nào cái giả hợp tụ lại, trong đó thường là sáu suy vi tế.

Thân này chẳng khác nào quỷ đói thường cầu xin ăn uống.

Thân này chẳng khác nào cứ điểm lo sợ thường là già, bệnh, chết.

Thân này chẳng khác nào cái đầu lâu thối rữa thường che đậy.

Thân này chẳng khác nào oan gia thường làm nên sự việc là rước lấy nhân duyên xấu.

Thân này chẳng khác nào vỏ cây Ca-đà thọ ở giữa rỗng tuếch, người ngu si tưởng là nặng lắm.

Thân này chẳng khác nào nơi chở đưa nhiều thuyền con sang sông.

Thân này chẳng khác nào đãy đựng thịt hôi thúi.

Thân này chẳng khác nào chỗ tối thăm thẳm của sáu mươi hai tà kiến, không tự giữ mình.

Thân này chẳng khác nào là chỗ vui buồn thương ghét, có thể, không có thể, không được, không nhận.

Thân này chẳng khác nào bức tường hư nát, giống như đi theo cái ác mà nghĩ đến mối liên hệ của họ.

Thân này chẳng khác nào cái nhơ bẩn kết lại, bên trong hiện hữu cái ác.

Thân này chẳng khác nào cái không ý chí luôn gắn liền với cái suy bên ngoài.

Thân này chẳng khác nào cái không chỗ dựa, như cái nhà không điểm tựa, yêu mến hay không yêu mến là hạt sạn xốn đau tất cả.

Thân này chẳng khác nào cái không thể tiếp cận gần gũi thường vỡ vụn ra thành mảnh nhỏ.

Thân này chẳng khác nào cái không có khả năng bảo vệ luôn luôn bệnh, xốn đau tất cả.

Thân này chẳng khác nào cái không có sự tự trở về, khi cái chết đến, không được lìa ra vậy.