PHẬT NÓI KINH ĐẠI TAM MA NHẠ
(Mahā-samāja-sūtra: Đại Tập Hội Kinh)
Hán dịch: Tây Thiên dịch Kinh Tam Tạng_Triều Tán Đại Phu Thí Hồng Lô
Khanh_ Truyền Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) PHÁP THIÊN phụng chiếu dịch 
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Phật ngự tại rừng Ca Tỳ La (Kapila) cùng với chúng Đại Bật Sô đều là A La Hán (Arhat), đã dứt hết các Lậu (Asrava: tên gọi khác của phiền não), chỗ cần làm đã làm xong, được lợi cho chính mình, dứt hết các Hữu Kết (quả báo của sinh tử), Tâm được tự tại. Như vậy gồm có năm ngàn năm trăm người đều đến dự.

Bấy giờ, mười phương lại có Thích (Indra), Phạm (Brahma), chư Thiên (Devānāṃ) đại uy đức cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, thân sắc đoan nghiêm tỏa ánh sáng chiếu diệu đi đến rừng Ca Tỳ La, đến trước mặt Đức Thế Tôn, cúi đầu mặt lễ bàn chân của Đứng Thế Tôn rồi đứng trụ một bên. Lúc đó, bốn vị Đại Phạm Vương đều dùng Già Đà (Gāthā: Kệ Tụng) để tụng Đức (Guṇa) của Đức Phật.  _Vị Phạm Vương thứ nhất nói Tụng là:

“Đại Tam Ma Nhạ (Mahā-samāja) này
Tuyên dương âm Diệu Pháp
Phật (của) Ta, không ai hơn (Vô năng thắng)
Khắp Thiên Nhân (Devakāya) đến họp”.

_Vị Phạm Vương thứ hai nói Tụng là:

“Trải Đại Tăng Kỳ Kiếp
Tâm tu hành tin sâu
Thủ hộ nhóm Nhãn Căn (Netrāṇyādāya)
Chẳng trụ các trần cảnh”.

_Vị Phạm Vương thứ ba nói Tụng là:

“Giới (Śīla), Định (Samādhi), Tuệ (Prajñā) chân thật
Thanh tịnh không nhiễm dơ
Như Đế Thích Kim Cương (chày Kim Cương của Đế Thích)
Bền chắc chẳng thể hoại”.

_Vị Phạm Vương thứ ba nói Tụng là:

“Nếu người quy y Phật
Chẳng còn đọa đường ác
Khi người ấy chết đi
Mau được sinh lên Trời”.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng Thiên Nhãn (Devya-cakṣu) trong sạch quán khắp Đại Hội, vô lượng vô số chúng Người, Trời rồi bảo chúng Bật Sô rằng: “Đức Như Lai Ứng Chính Đằng Giác (Tathāgatāya-arhate-samyaksaṃbuddhāya) đời quá khứ tập hội người, Trời rồi vì họ nói Pháp. Cũng lại như vậy, Ta ở ngày nay tập hội khắp người, Trời muốn vì họ nói Pháp….Các ông hãy thọ trì, nếu người dũng mãnh, quyết định không có sợ hãi giống như Sư Tử, tin tưởng sâu xa bền chắc mà không có  chỗ dính mắc từ đại địa, sườn núi cho đến cõi Phạm Thiên (Brahma-loka: Phạm Thế) đều được Niết Bàn (Nirvāṇa)”.

Khi nói Pháp này thời lại có 1700 Thiên Nhân Hữu Học (Śaikṣa) với vô số chư Thiên tỏa ánh sáng chiếu diệu đi đến chỗ của Đức Phật.

Đức Phật bảo các Bật Sô: “Các ông hãy nghe cho kỹ! Ta quán sát các nhóm Thiên Chúng đi đến ấy, nên dùng Pháp mà Thanh Văn (Śrāvaka) đã ưa thích thì mới có thể hóa độ được”.

_Lúc đó lại có bảy ngàn Đại Dược Xoa (Mahā-yakṣa) đủ Đại Thần Thông, Uy Đức tỏa ánh sáng chiếu diệu cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La.

_Lại có sáu ngàn Đại Dược Xoa (Mahā-yakṣa) trụ trên núi vàng (Kim sơn) đủ Đại Thần Thông, Uy Đức tỏa ánh sáng chiếu diệu cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La.

_Lại có ba ngàn Đại Dược Xoa (Mahā-yakṣa) trụ ở núi Sa Đa (Sātāgiri) đủ Đại Thần Thông, Uy Đức tỏa ánh sáng chiếu diệu cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La.

_Lại có trăm ngàn Dược Xoa (Yakṣa) của nhóm Cung Tỳ La (Kimbhira) trụ ở núi Vĩ Bố La (Vipula) nơi thành Vương Xá (Rāja-gṛha) đủ Đại Thần Thông, Uy Đức tỏa ánh sáng chiếu diệu cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La.

_Lại có Dược Xoa Đại Tướng của nhóm Thấp Phộc Di Đát La (Viśva-mitra), Bán Tả Quốc Thủy (Pañca-śata), Vĩ Thấp Phộc Di Phộc (Viśva-deva) đủ Đại Thần Thông, Uy Đức tỏa ánh sáng chiếu diệu cùng với các quyến thuộc đi đến rừng Ca Tỳ La.

_Lại có Hộ Thế Thiên Vương ở phương Đông, là chủ của Càn Thát Bà (Gandharvādhipati) tên là Địa Lý Đa La Sắt Tra La (Dhṛta-rāṣṭra) đủ Đại Thần Thông, vô lượng Uy Đức, thân sắc đẹp tốt, tỏa ánh sáng rực rỡ cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Hộ Thế Thiên Vương ở phương Nam, là chủ của Cưu Bàn Noa (Kumbhaṇḍādhipati) tên là Vĩ Lỗ Trà Ca (Virūḍhaka) đủ Đại Thần Thông, vô lượng Uy Đức, thân sắc đẹp tốt, tỏa ánh sáng rực rỡ cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Hộ Thế Thiên Vương ở phương Tây, là chủ của Rồng lớn (Mahānāgānāṃ adhipati) tên là Vĩ Lỗ Bác Xoa (Virūpākṣa) đủ Đại Thần Thông, vô lượng Uy Đức, thân sắc đẹp tốt, tỏa ánh sáng rực rỡ cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Hộ Thế Thiên Vương ở phương Bắc, là chủ của Đại Dược Xoa (Mahāyakṣānāṃ adhipati) tên là Câu Phệ La (Kubera) đủ Đại Thần Thông, vô lượng Uy Đức, thân sắc đẹp tốt, tỏa ánh sáng rực rỡ cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có quyến thuộc tùy tùng của bốn Đại Thiên Vương là: Ma Dã (Māyā), Ca Trí (Kiṭi), Vĩ Chỉ Trí (Vikiṭi), Bạt Lý Ngu (Bhṛgu), Bạt Lý Câu Trí (Bhṛkuṭi) đều có Thần Thông, thế lực, Ngã Mạn, vô minh, hình mạo thô ác, mọi loại biến hóa cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Dược Xoa Thần Tướng là: Ấn Nại La (Indra), (Soma) Phộc Lỗ Noa (Varuṇa), Bát La Nhạ Bát Đế (Prajāpati), Bà La Nại Phộc Nhạ (Bharadvāja), Y Xá Nẵng (Iśana), Tán Nan Nẵng (Candana), Ca Ma (Kāma), Tất Lý Sắt Tra (Śreṣṭha), Câu Nễ Kiến Tra (Kunikaṇṭha), Nễ Kiến Tra (Nikaṇṭhaka), Mãn Ni Ma Ni (Vadirmmaṇi), Ma Ni Tả La (Maṇicara), Bát La Noa Na (Praṇāda), Ô Ba Bán Tả  Quốc Ca (Upapañcaka), Sa Đa Nghĩ Lý (Sātāgiri), Hải Ma Phộc Đa (Haimavata), Bố La Noa (Pūrṇa), Khư Nỉ La (Khadira), Câu Vĩ Tra (Kovida), Ngu Ba La Dược Xoa (Gopāla-yakṣa), A Tra Phộc Câu (Āṭavaka), Nẵng La La Nhạ (Nararāja), Nhĩ Nẵng Lý Sa Bà (Jinārgarbha), Tức Đát La Tế Nẵng (Citrasena), Hiến Đà Phộc (Gandharva), Nỉ Lý Già Thiết Đế (Dīrgha-śakti), Ma Đa Lệ (Mātali), Bán Tả Quốc La Hiến Noa (Pañcala-gaṇḍa), Tô Mô Ma Nẵng Di Lý Cụ () cùng với các quyến thuộc: Đát Lý Pha Lê (Triphalī), Đát Lý Kiến Tra Kế (Trikaṇṭhakī) cho đến hàng đi trong Thế Gian đều có Thần Thông, Uy Đức, tỏa ánh sáng chiếu diệu, cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có các Rồng độc lớn là nhóm Rồng: Đát Xoa Ca (Takṣaka), Kiếm Ma La Thấp Phộc Đa Lỗ (Kambalāśvatara), Bát La Bát Đa (Prāpta), Bát La Nhạ Ngu Bà Ngu Nẵng Sa Hạ (Prajāguśca guṇa saha), Tảo Na Sa Câu (Saudāsako), Địa Lý Đa La Sắt Tra La (Dhṛta-rāṣṭra), Câu Tổ La (Kuñjarā), Ái La Phộc Ni (Airāvaṇī) có Đại Thần Thông, Uy Đức, tỏa ánh sáng chiếu diệu, cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Kim Sí Điểu (Garuḍa) tên là Vô Úy (Abhayaṃ) cùng với nhóm Phi Cầm Thanh Tịnh Nhãn kèm với các quyến thuộc, cũng đủ Thần Thông, Uy Đức, tỏa ánh sáng chiếu diệu, cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Vô Năng Thắng Kim Cương Thủ (Vijitā-vajra-hasta), hàng trụ bên trong biển, tất cả Dược Xoa đáng sợ…kèm với quyến thuộc đều đủ Thần Thông, Uy Đức, tỏa ánh sáng chiếu diệu, cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

Lại có chúng A Tu La (Asura) là Vĩ Ma Tức Đát La (Vemacitra), Tô Tức Đát La (Sucitra), Bát La Hạ Na (Prahlada), Mẫu Tức Lệ (Micila) với một trăm Mạt Lệ A Tu La Tử (Baḍiputrāṇāṃ) kèm với các quyến thuộc, đủ Đại Thần Thông, vô lượng Uy Đức, tỏa ánh sáng chiếu diệu, cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Tứ Đại Vương Thiên (Cāturmahārājakākiya-deva), Đao Lợi Thiên  (Trayastriṃśa), Dạ Ma Thiên (Yāma), Đâu Suất Đà Thiên (Tuṣita), Hóa Lạc Thiên (Nirmāṇa-rati), Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranirmita-vaśa-vartin) với các Thiên Chúng… đều đủ Thần Thông, Uy Đức, tỏa ánh sáng chiếu diệu, cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Danh Yêu (?) là: Phộc Lỗ Noa Thiên (Varuṇā), Phộc Lỗ Ni Thiên (Vāruṇī), Tô Ma Thiên (Kṣaumātha), Tất Lý Sắt Tra Thiên (Pṛṣṭhata), A Nga Ma Thiên (Agama), Mật Đát La Phộc Lỗ Ni Thiên (Maitrī Varuṇika) đủ Đại Uy Đức, Thần Thông biến hiện kèm với quyến thuộc, tỏa ánh sáng chiếu diệu, cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Na La Diên Thiên (Nārāyaṇa), Sa Hạ Lê Tả Thiên (Sahalī ca deva), Nhật Thiên (Sūrya), Nguyệt Thiên (Candra), Tinh Tú Thiên (Nakṣatrāṇī), Đế Thích Thiên (Indra), Mạc Già Thiên (Maghavaṃ), Nhất Thiết Tối Tôn Hiền Thánh Thiên (Sarva prāptaḥ  śakraḥ purandara) kèm với hai Quyến Thuộc Thiên (Parivāra-deva). Mười vị Trời như vậy đủ Đại Thần Thông, vô lượng Uy Đức, tỏa ánh sáng chiếu diệu, cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có các nhóm Thiên Nữ (Devī) là: Sa Hứ Ca Thiên Nữ (Sabhika), Như Hỏa Diệm Thiên Nữ (Jvaladarciḥśikhopamā), A Lý Sắt Tra Thiên Nữ (ariṣṭikā), Tô Ma Thiên Nữ (Soma), Ô Đa Ma Thiên Nữ (Umā), Bổ Sắt Ba Phộc Tất Nễ Thiên Nữ (Puṣpanivāsinī), Tả La Ca Thiên Nữ (Carakā), Tô Bạt Lại Na Yết Xoa Thiên Nữ (Subaddhakṣā), A Tả Dụ Đa Thiên Nữ (Acyutā), Bát La Nại Dụ Ma Nẵng Thiên Nữ (Pradyumna), nhóm Toa Nễ ca (Svātikā), vô số Thiên Nữ kèm các quyến thuộc…đủ Đại Thần Thông, vô lượng Uy Đức, Thân tướng đoan nghiêm tỏa ánh sáng chiếu diệu, cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Đại Dược Xoa Nữ (Mahā-yakṣasī) là: Xá Ma Dược Xoa Nữ (Sīmā), Ma  Hạ Xá Ma Dược Xoa Nữ (Mahā-Sīmā), Ma Nậu Sa Dược Xoa Nữ (Mānuṣa), Ma Nậu Sổ Đát Ma Dược Xoa Nữ (Mānuṣottma), Cật Lý Noa Dược Xoa Nữ (Kṛṣṇa), Bát La Mô Sa Dược Xoa Nữ (Prameśa), Ma Nẵng Bát La Nỗ Sa Ca Dược Xoa Nữ (Māna-parānuṣak), Mạt La Hạ Dược Xoa Nữ (Varāha), Ma Hạ Mạt La Dược Xoa Nữ (Mahā-bala), Bật Sô Mâu Ni Ca Dược Xoa Nữ (Bhikṣu-muṇika). Mười hai Đại Dược Xoa Nữ như vậy cũng đủ Thần Thông, Uy Đức, tỏa ánh sáng chiếu diệu, cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Đại Dược Xoa Nữ là: Du Cật La Dược Xoa Nữ (Śukla), Kiệt Noa Mạt La Dược Xoa Nữ (Kadaṃbā), Ca Lỗ Noa Dược Xoa Nữ (Karuṇā), Nễ La Ca Phộc  Tất Nễ Dược Xoa Nữ (Nīlakavāsinī), A Phộc Na Đa Kế Xá Dược Xoa Nữ (Avadātakeśā), Bát La Mục Khế (Pramukhī), Bế Đa Ca Phộc Tất Nê Dược Xoa Nữ (Pītakavāsinī), Sa Na Ma Đa Dược Xoa Nữ (Sadāmattā), Hạ Lý Đế Dược Xoa Nữ (Hāritaka), Lỗ Tức Ca Dược Xoa Nữ (Rucikā). Nhóm Dược Xoa Nữ như vậy cũng đủ Thần Thông, Uy Đức, tỏa ánh sáng chiếu diệu, cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

_Lại có Hạ Lý Đế (Hāriti) với Đồng Nam Đồng Nữ quyến thuộc…cũng đủ Uy Đức, Thần Thông,tỏa ánh sáng chiếu diệu, cùng với các quyến thuộc cung kính vây quanh, đi đến rừng Ca Tỳ La tập hội nghe Pháp.

Như vậy, mười phương: Phạm Vương, Đế Thích, Thiên Nhân, tám Bộ, các Đại Bật Sô, vô lượng vô số đều đi đến tập hội.

_Bấy giờ, trong Hội có vị Đại Hắc Thần (Mahāsenaḥ-kṛṣṇasenaḥ) tên là Tổ Tổn Na (Acūcudat) đủ Đại Thần Thông, dũng mãnh bạo ác, não hại người Trời, gây chướng ngại cho việc tu Thiện (Kuśala) dùng bàn tay vỗ lên mặt đất phát ra tiếng đại ác, ở trong hư không hóa gió lớn, mây, điện, mưa đá, sấm chớp, mọi loại tướng ác… mọi người đều kinh sợ.

_Đức Phật liền quán sát, nói Pháp Thanh Văn. Ma (Māra) đã nghe xong, liền quy y, ngưng dứt việc ác cùng với các Bật Sô đồng trụ Thanh Văn Thừa (Śrāvaka-yāna)

Lúc đó, Chúng Hội thấy Đức Phật giáng phục Ma thời vui mừng hớn hở, tin nhận phụng hành.

 

PHẬT NÓI KINH ĐẠI TAM MA NHẠ
_Hết_

29/06/2015