SỐ 303
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM
VÀO CẢNH GIỚI ĐỨC TRÍ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI

Hán dịch: Đời Tùy, Tam tạng Pháp sư Xa-na Quật-đa, người Thiên Trúc
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Tôi nghe như vầy:

–Một thời, Đức Bà-già-bà đi đến nước Ma-già-đà, nói pháp tại xứ A-lan-noa, nơi đạo tràng Bồ-đề, trong giảng đường Phổ quang. Do tích tập phước lớn, nên sinh ra sự hoan hỷ vi diệu, không có chỗ nào bị thương tổn, công đức thật vô lượng. Trên tòa Sư tử Liên hoa tạng, ngài ngồi kiết già:

  1. Chứng đắc chánh giác, bình đẳng.
  2. Khéo thanh tịnh, giác ngộ cho người.
  3. Không có hai hạnh.
  4. Đi trên con đường chư Phật đã đi qua.
  5. Được cảnh giới bình đẳng của chư Phật.
  6. Đến chỗ không chướng ngại.
  7. Ở trong pháp không thoái chuyển.
  8. Chỗ làm không bị ngăn ngại.
  9. Không bỏ các việc làm rộng lớn của chư Phật.
  10. An trú vào chỗ không thể nghĩ bàn.
  11. Hướng về pháp vô tướng.
  12. Ở trong ba đời bình đẳng thọ sinh.
  13. Hiện các thân hình cùng khắp pháp giới.
  14. Trí của các pháp không có nghi hoặc.
  15. Trong các hành, đầy đủ trí tuệ giác ngộ.
  16. Trong trí của các pháp không còn lo toan, thắc mắc.
  17. Không phân biệt về thân.
  18. Thọ nhận tất cả trí tuệ của Bồ-tát.
  19. Đạt đến bờ giác tối thắng của Phật hạnh không hai.
  20. Đạt đến trí giải thoát của Như Lai không sai khác.
  21. Tùy thuận đi đến Phật địa bình đẳng, không thiên lệch, không sai khác.
  22. Pháp giới rất cao rộng.
  23. Cõi hư không thì rốt ráo.
  24. Không còn đời sau.
  25. Ở trong các kiếp số, thường chuyển vận bánh xe chánh pháp, mà thân không ngơi nghỉ.

Cùng với sáu mươi hai trăm ngàn Tỳ-kheo, gồm có:

– Xá-lợi-phất-đa-la.
– Ma-ha Mao-già-lợi-da-dạ-na (Mục-kiền-liên).
– Ma-ha Ca-diếp-ba.
– A-nê-lưu-đà.
– Tu-phù-đế (Tu-bồ-đề).
– Ca-để-da-dạ-na (Ca-chiên-diên).
– Ma-ha Kiếp-thí-na (Kiếp-tân-na).
– Lê-bà-đa.
– Nan-đà.
– Na-đề Ca-diếp-ba.
– Dà-da Ca-diếp-ba.
– Phú-la-noa Mê-đê-lê-dạ-ni-phất-đa-ma (Phú-lâu-na).
– Già-bàn-na-đế (Kiều-phạm-ba-đề).
– Già-trĩ-bàn-tha-ca (Châu-lợi-bàn-đà).
– Đạt-la-tô-dạ-ma-la-phất-đa-la.
– Khư-đà-la-bà-na-ca.
– Chuyên-đà.
– Ma-ha Câu-hy-la.
– La-hầu-la.
– A-nan-đà.

Các vị này đều là những vị dẫn đầu của sáu mươi hai trăm ngàn Tỳ-kheo, đồng du hành một pháp, cùng vào cảnh giới, đều vào hạnh tự tánh của các pháp, đều không chỗ trú, lấy hư không làm cảnh giới, đồng du hành những nơi không chỗ nương; đều đã lìa các chỗ sinh khởi của phiền não ngăn che; đều đã vào pháp giới ánh sáng hành của các Đức Như Lai, đều bình đẳng vào một pháp, đều hướng đến trí tuệ rộng lớn, đều đi trên con đường trí tuệ rộng lớn, không có dừng nghỉ; đều nói đến trí tuệ rộng khắp, với trí ấy không có ý thoái chuyển. Tất cả đều đã được đến trí tuệ đặc biệt, trí ấy quán sát bờ giác rất tối thắng, đều từ cảnh giới phương tiện mà sinh ra chỗ hành.

Lại cùng sáu mươi hai trăm ngàn Tỳ-kheo-ni: Ma-ha Bát-la-xàba-đề Tỳ-kheo-ni và Gia-du-đà-la Tỳ-kheo-ni làm thượng thủ. Các vị này đều đã khéo tu tập pháp thanh tịnh, đều đã gần đạt đến trí tuệ Phổ trí, đều đã nhập ánh sáng hành của Phổ trí, đều ở nơi các pháp được thông sáng. Như vậy, là đã khéo thông suốt các pháp là vô tướng, là đã vào các pháp thật tế, đã thuận đạt đến các pháp không sinh, không diệt, không có trợ giúp, đối đãi như vậy. Tin hiểu được như vậy, nên đều an trú vào chỗ Tam-ma-địa không thể nghĩ bàn, đều tùy duyên hóa độ chúng sinh mà không cần dụng công, không phân biệt các sắc thân hình loại mà thị hiện các oai nghi.

Lại cùng chúng Đại Bồ-tát có đến ngàn cõi Phật không thể nói câu-chi na-do-tha trăm ngàn vi trần Đại Bồ-tát. Các vị ấy là: Đại Bồtát Phổ Hiền, Bồ-tát Phổ Nhật, Bồ-tát Phổ Hóa, Bồ-tát Phổ Trí, Bồ-tát Phổ Nhãn, Bồ-tát Phổ Quang, Bồ-tát Phổ Minh, Bồ-tát Phổ Chiếu; Bồ-tát Phổ Tràng, Đại Bồ-tát Phổ Ý, Bồ-tát Đại Tốc Hành, Bồ-tát Đại Tốc Trì, Bồ-tát Đại Diệu Dụng, Bồ-tát Đại Diệu Dụng Vương, Bồ-tát Đại Tinh Tấn Dũng Bộ, Bồ-tát Đại Dũng Bộ Kiên, Bồ-tát Đại Tần Thân, Bồ-tát Đại Tần Thân Lực, Bồ-tát Đại Chúng Chủ, Bồ-tát Bình Đẳng Quang Minh Nguyệt, Bồ-tát Pháp Vô Cấu Nguyệt, Bồ-tát Hiển Hách Nguyệt, Bồ-tát Chấn Thanh Nguyệt, Đại Bồ-tát Phóng Quang Nguyệt, Bồ-tát Phạm Âm, Bồ-tát Phạm Chủ Lôi Âm, Bồ-tát Địa Minh Âm, Đại Bồ-tát Chư Âm Phần Thắng Âm, Bồ-tát Phổ Dựng, Bồ-tát

Phổ Vô Cấu Dựng, Bồ-tát Công Đức Dựng, Bồ-tát Hiển Hách Dựng, Bồ-tát Bảo Dựng, Bồ-tát Nguyệt Dựng, Bồ-tát Nhật Dựng, Bồ-tát Ý, Bồ-tát Xí Nhiên Dựng, Đại Bồ-tát Liên Hoa Dựng, Bồ-tát Đại Ý, Bồtát Thắng Ý, Bồ-tát Chấn Thanh Ý, Bồ-tát Thượng Ý, Bồ-tát Diệu Ý, Bồ-tát Tăng Trưởng Ý, Bồ-tát Vô Biên Ý, Bồ-tát Quảng Ý, Bồ-tát Giác Ý, Bồ-tát Vô Tận Ý, Đại Bồ-tát Hải Ý, Bồ-tát Mê Lưu Đăng, Bồ-tát Pháp Cự Đăng, Bồ-tát Chư Phương Biến Đăng, Bồ-tát Phổ Đăng, Bồ-tát Diệt Chư Ám Đăng, Bồ-tát Chư Thú Minh Đăng, Bồ-tát Nhất Hướng Chiếu Đăng, Bồ-tát Nguyệt Đăng, Đại Bồ-tát Nhật Đăng, Bồ-tát Mạn-thù-thi-lợi Đồng Tử, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí, Bồ-tát Kim Cang Dựng, Bồ-tát Công Đức Dựng, Bồ-tát Xả Ác Đạo, Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Dược Thượng, Bồ-tát Chi Đế Thần Triều Lôi Âm, Bồ-tát Liên Hoa Thủ, Bồ-tát Nhật Quang, Bồ-tát Ly Trần Dũng Bộ, Bồ-tát Niệm Cương Ý, Bồ-tát Bế Tắc Chư Cái, Bồtát Hàng Phục Ma-la, Bồ-tát Bảo Kế, Bồ-tát Thập Bách Quang Minh Hỏa Xí Nhiên, Bồ-tát Đại Hàng Phục Ma-la, Bồ-tát Nan Xuất Hiện, Bồ-tát Nan Hàng Phục, Bồ-tát Nhập Độ, Bồ-tát Nan Xưng Sự Ý, Bồtát Càn Kiệt Ác Thú, Đại Bồ-tát Từ Giả. Tất cả các vị ấy đều là những bậc dẫn đầu. Như vậy khắp cõi Phật không thể nói hết số câuchi na-do-tha trăm ngàn vi trần Đại Bồ-tát, các vị đều là Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ. Các vị này từ các thế giới khác đến nhóm họp, các Bồ-tát khéo an lập, muốn làm cho tư duy được thành thục các hạnh phương tiện:

Hóa độ chúng sinh trong các thế giới, muốn cho tất cả đều được thành thục.

Hạnh trí biên nhập và tư duy, biến khắp các thế giới.

Tư duy đều khéo quán sát cõi Niết-bàn và cảnh giới trí tuệ.

Khéo nhiếp phục cõi chúng sinh, đoạn trừ các hý luận và đoạn các hành chấp thủ.

Đều khéo an trụ vào vô biên pháp hạnh.

Tư duy đều khéo quán sát nghiệp báo chúng sinh không được, không mất.

Tư duy đều khéo quán sát cõi chúng sinh, tín căn phát khởi là phương tiện tối thắng.

Trí tuệ thọ trì bình đẳng nghĩa cú của chư Như Lai đã diễn thuyết ở ba đời.

Đều khéo an trú vào trong vô biên pháp hành của thế và xuất thế gian.

Đều khéo quán sát pháp hành hữu vi, vô vi trải qua ba đời.

Đều lần lượt đi qua trí tướng ba đời của chư Như Lai không hề gián đoạn.

Ở trong khoảng một sát-na, tâm khéo thị hiện, xuống trần sinh ra, xuất gia tu khổ hạnh, phương tiện đến Bồ-đề đạo tràng, hàng phục quân ma, chứng quả giác ngộ, chuyển vận bánh xe chánh pháp, vào đại Niết-bàn.

Đều không lìa các chúng sinh, khiến họ phát tâm chứng quả giác ngộ.

Đều vào trong tâm chẳng duyên của một chúng sinh rồi khéo thuận nhập tâm chẳng duyên của tất cả chúng sinh.

Thân Bồ-tát đều ở nơi cõi tự nhiên địa bất động.

Đều đã hành đắc Phổ trí địa không thoái chuyển.

Đều vào trong trí hạnh vô tác là lực sở hành không ngừng nghỉ của Bồ-tát.

Đều khéo an trú, nắm giữ việc làm trong vô biên kiếp của một chúng sinh.

Đều khéo vào chỗ không có lỗi lầm, chuyển vận bánh xe chánh pháp, an trú các thế gian và hóa độ các cõi.

Đều đầy đủ trú xứ thanh tịnh và thọ nhận sức hành thắng nguyện của chư Như Lai trong ba đời.

Đều đầy đủ niềm tin thanh tịnh thù thắng của hạnh nguyện Phổ hiền.

Đều đến những nơi nào chư Phật thị hiện và thường khéo khuyến thỉnh chư Phật.

Đều khéo thọ trì giáo pháp của các chư Như Lai.

Đều làm cho hạt giống của Phật không bị đoạn mất.

Ở nơi thế giới không có Phật thì thị hiện làm Phật.

Đều có thể làm cho thế giới ô trược trở thành thanh tịnh.

Đều diệt trừ được các nghiệp chướng của Bồ-tát.

Đều đã vào được pháp giới vô ngại.

Đều đầy đủ pháp lượng trong hư không giới.

Đều đầy đủ pháp giới vô ngại bình đẳng.

Đều đầy đủ thật tế pháp giới bình đẳng.

Đều tin hiểu oai nghi, nghiệp báo đã sinh khởi

Đều tin hiểu, như tạo nhân nào, sinh quả báo ấy.

Đều đầy đủ trí tuệ các pháp bình đẳng ấn biệt, ấn khởi.

Đều đầy đủ pháp bình đẳng, như ảnh tượng trăng hiện trong nước.

Đều biết rõ đầy đủ âm vang ảnh hưởng của các pháp.

Đều an trú vào cảnh giới Tam-ma-địa giải thoát không thể nghĩ bàn.

Dạo chơi cảnh giới Tam-ma-địa Thủ-lăng-già-ma.

Đều an trú trong vô biên sắc thân của Phật để thành tựu và xuất sinh các Đà-la-ni.

Đều ở trên đầu một sợi lông mà khéo hiện các thế giới.

Đều có thể ở trên đầu một sợi lông trong mười phương, khéo thị hiện giáng sinh, xuất gia, tu khổ hạnh, phương tiện đến đạo tràng Bồđề, thị hiện hàng phục ma oán, chứng quả giác ngộ, chuyển vận bánh xe chánh pháp, vào đại Niết-bàn.

Ngồi kiết già Thiền định một chỗ mà đều đầy đủ trí tuệ biến khắp mười phương thế giới.

Đều khéo léo thị hiện chuỗi anh lạc của nhiều cõi nước vào một cõi nước.

Đều khéo thị hiện chuỗi anh lạc của một cõi nước vào nơi nhiều cõi nước như chuỗi ngọc.

Đều khéo thị hiện các chúng Như Lai đầy khắp mười phương thế giới vào trong một chúng Như Lai.

Đều khéo thị hiện một chúng Như Lai vào nơi các chúng Như Lai khắp trong mười phương các thế giới.

Đều khéo thị hiện thân hình các chúng sinh.

Đều khéo thị hiện thân các Đức Phật nhập vào thân một Đức Phật.

Đều khéo thị hiện thân một Đức Phật nhập vào trong thân các Đức Phật.

Đều khéo thị hiện các thế giới các phương nhập vào trong tự thân.

Đều khéo thị hiện thân các chúng sinh trong ba đời vào trong thân một chúng sinh.

Đều khéo thị hiện đời quá khứ nhập vào đời vị lai, đời vị lai nhập vào đời quá khứ, đời quá khứ nhập vào đời hiện tại, đời hiện tại nhập vào đời quá khứ, đời quá khứ sát nhập vào đời vị lai.

Đều khéo dùng một thân nhập vào Tam-ma-địa với vô lượng, vô số thân sinh khởi.

Đều khéo dùng vô lượng, vô số thân vào Tam-ma-địa với một thân sinh khởi.

Đều khéo thị hiện các thân ví dụ chứng giác Bồ-đề.

Đều khéo thị hiện các thân chúng sinh ở trong thân một chúng sinh.

Đều khéo thị hiện thân một chúng sinh ở trong thân các chúng sinh.

Đều khéo thị hiện thân các Đức Phật ở trong thân một Đức Phật.

Đều khéo thị hiện thân một Đức Phật ở trong thân các Đức Phật.

Đều khéo thị hiện thân các chúng sinh tức là Pháp thân.

Đều khéo thị hiện phẩm vật trang nghiêm các cõi vào trong một cõi.

Đều khéo thị hiện phẩm vật trang nghiêm một cõi vào trong các cõi.

Đều khéo thâu nhiếp mười phương các thế giới vào trong một lỗ chân lông.

Đều khéo thị hiện chư Phật chứng giác Bồ-đề: với nguyện, trí, lực, khiến các chúng sinh chứng đắc giác ngộ.

Đều biến khắp mười phương thế giới, tùy chỗ mà thành tựu chúng sinh, tùy chỗ mà hóa độ như Đấng Vô Thượng Chánh Giác khéo hay thị hiện.

Đều khéo thị hiện thân hành hạnh Bồ-tát trong mỗi mỗi thế giới trong các kiếp số, mà không dừng nghỉ.

Đều với nhất tâm khi sinh thì biến khắp mười phương các thế giới. Trong mỗi một thế giới, các chúng sinh hoặc sinh bằng trứng, hoặc sinh bằng thai, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc biến hóa sinh. Hoặc có sắc hoặc không có sắc, hoặc có tưởng, hoặc không có tưởng, hoặc hai chân hoặc bốn chân, hoặc nhiều chân, hoặc Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lưu-trà, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Xá-cala, Bà-la-ha-ma, Lô-ca-ba-la, nhân và phi nhân tùy chỗ mà thành thục và hóa độ cho họ. Như vậy không dụng công, không phân biệt, làm các hạnh oai nghi và khéo thị hiện để đi vào mọi chỗ ở của mọi loài chúng sinh ấy.

Đều ở trong một hạt bụi trần, khéo dung nạp vô lượng, vô số không thể nêu, không thể lường, không thể nói hết các thế giới mà tâm không hề bị bức não.

Đều khéo dùng vô lượng, vô số, không thể nghĩ, không thể nêu lên, không thể đo lường, không thể nói, không thể nói số kiếp ở trong thời gian một mưu-hầu-lợi-vị mà trụ giữ.

Khéo dùng thời gian một mưu-hầu-lợi-vị vào trong vô lượng, vô số không thể nghĩ, không thể nêu, không thể lường, không thể nói, không thể nói số kiếp mà trụ giữ.

Đều tùy theo chúng sinh mà hành sự thành thục của họ như vậy mà vẫn không dụng công, không phân biệt các sắc thân, hình loại, oai nghi, khéo léo thị hiện. Ngoài ra còn có vô lượng, vô số câu-chi nado-tha trăm ngàn các vị Đại Bồ-tát đều đã đầy đủ các công đức.

Lại có vô lượng, vô số không thể nghĩ, không thể nêu hết, không thể so lường, không thể nói về các Thiên, Long, Dạ-xoa, Kiền-đạt-bà, A-tu-la, Bà-la-ha-ma, Khẩn-na-la, Già-lưu-trà, Ma-hầu-la-già, Xá-laca, chư Thiên Hộ thế đều từ các cõi Phật đi đến nhóm họp trong thế giới này. Có đến hàng trăm câu-chi Tứ Đại Thiên vương, mỗi một vị đều có rất nhiều quyến thuộc vây quanh, họ đến chỗ Phật vì muốn lễ bái, gần gũi cúng dường, phụng sự và nghe pháp.

Lại có đến hằng trăm câu-chi xá-da-ca, có đến hành trăm Tudạ-ma Thiên vương, có đến hàng trăm câu-chi Đâu-suất-đà Thiên vương, có đến hàng trăm câu-chi Thiện hóa Thiên vương, có đến hàng trăm câu-chi Tha hóa tự tại Thiên vương. Mỗi một vị Thiên vương lại có rất nhiều quyến thuộc vây quanh, đi đến chỗ Phật, vì muốn thân cận, lễ bái cúng dường, phụng sự và nghe pháp.

Lại có các trời Ma-la cũng hiện thân đến, các vị Thương chủ cũng đi đến chỗ Phật, vì muốn thân cận lễ bái cúng dường, thừa sự và nghe pháp.

Lại có đến trăm câu-chi Bà-la-ha-ma, có đến trăm câu-chi đại Bà-la-ha-ma, có đến trăm câu-chi vị trời Thiểu quang, có đến trăm câu-chi vị trời Vô lượng quang, có đến trăm câu-chi vị trời Quang âm, có đến trăm câu-chi vị trời Thiểu tịnh, có đến trăm câu-chi vị trời Vô lượng tịnh, có đến trăm câu-chi vị trời Biến tịnh, có đến trăm câu-chi vị trời Quảng quả, có đến trăm câu-chi vị trời Thiện hiện, có đến trăm câu-chi vị trời Đại quảng, có đến trăm câu-chi vị trời Đại xí, có đến trăm câu-chi vị trời Cứu cánh. Mỗi một vị Bà-la-ha-ma có rất nhiều quyến thuộc vây quanh, đều đi đến chỗ Phật, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp.

Có đến trăm câu-chi vị trời Tịnh cư, Thiên tử trời Đại tự tại đến trước chỗ Phật, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp. Có đến hàng trăm câu-chi rồng chúa, có đến hàng trăm câu-chi Dạ-xoa chúa, có đến hàng trăm câu-chi Càn-thát-bà chúa, có đến hàng trăm câu-chi A-tu-la chúa, có đến hàng trăm câu-chi Ca-lưu-trà chúa, có đến hàng trăm câu-chi Khẩn-na-la chúa, có đến hàng trăm câu-chi Ma-hầu-la-già chúa. Mỗi một vị lại có rất nhiều quyến thuộc vây quanh, đều đi đến chỗ Phật, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp.

Lại có vô lượng, vô số người và không phải người đều đi đến nơi Đức Phật đang ngự, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp.

Lại có rất nhiều câu-chi na-do-tha trăm ngàn Ưu-ba-sa-ca, Ưuna-ta-ca đi đến nơi Đức Phật đang ngự, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp.

Lại có các vị Thần của rừng, cây, dược thảo Mê-lưu, đại Mê-lưu, Mục-chân-lân-đà, Đại mục-chân-lân-đà, Tuyết sơn, Luân sơn các vị trời, thần núi cũng đi đến nơi Đức Phật đang ngự, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp.

Lại có thần biển và thần biển lớn, các vị thần ở sông, ao hồ đều đi đến nơi Đức Phật đang ngự, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp.

Lại có các vị Thiên thần thuộc thôn ấp, quốc thành, thủ đô, đều đi đến chỗ Phật, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp.

Lại có Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ca-lưutrà, Ma-hầu-la-già, trong cung điện của họ có các vị trời, đều đi đến chỗ Phật, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp. Nhờ thần lực của Đức Phật mà tất cả chúng sinh không còn bị bức não, đều được an lạc.

Lại có đến trăm câu-chi vị thần mặt trăng, trăm câu-chi vị thần mặt trời, trăm câu-chi vị thần biển cả. Mỗi mỗi đều mang rất nhiều quyến thuộc vây quanh, đi đến chỗ Phật, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp.

Lại có loài rồng tên là A-na-bà-đát-bá-đa, cùng rất nhiều quyến thuộc vây quanh, đều đi đến chỗ Phật ngự, vì muốn thân cận, lễ bái, cúng dường, thừa sự và nghe pháp.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn phóng hào quang sáng chói rực rỡ, che mờ ánh sáng của các chúng, như ánh sáng ngày rằm trăng tròn, mây mù tan biến, ánh sáng ấy tỏa chiếu, che mờ ánh sáng của các vì sao.

Đức Thế Tôn cũng như thế, hào quang che mờ ánh sáng của các vị trời Xá-ca-la-bà-ha-ma, trời Hộ thế. Như ánh sáng rực rỡ của núi chúa Tu-mê-lưu, công đức của Đức Thế Tôn tuy chói sáng nhưng thân vẫn an trú bất động, không sợ sệt, cũng không khiếp nhược.

Lúc bấy giờ, Mạn-thù-thi-lợi Đồng chân bảo Bồ-tát Giá Tắc Chư Cái:

–Này Phật tử! Đây là lúc Như Lai đang an trú, thân bất động, không sợ sệt, cũng không khiếp nhược.

Khi nghe như vậy rồi, Đại Bồ-tát Giá Tắc Chư Cái bạch Đức Mạn-thù-thi-lợi đồng chân:

–Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Trong chúng của Đức Như Lai đây, hoặc có trời, người, biết từ nhà đi ra, muốn phát tâm xuất gia, hoặc có người trụ nơi khổ hạnh. Ở trong đại chúng này hoặc có người biết đi đến đạo tràng Bồ-đề, hoặc có người ngồi nơi đạo tràng Bồ-đề. Ở trong chúng này, hoặc có vô lượng, vô số chúng Ma-la vây quanh, hoặc có người hủy hoại Ma-la. Vô lượng, vô số Thiên, long, Dạ-xoa, Kiền-thát-bà, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ca-lưu-trà, Ma-hầu-lagià, Xá-ca-la, Bà-la-ha-ma, Lô-ca-ba-la muốn trợ giúp năng lực, tạo thắng lợi cho Đại thương chủ thắng lợi, hoặc có người chứng đắc giác ngộ rồi, Xá-ca-la đến khuyến thỉnh, hoặc có Bà-la-ha-ma, hoặc có người biết Lô-ca-ba-la ở trong chúng này khuyến thỉnh Đức Thế Tôn, hoặc có người biết Đức Thế Tôn vì chúng sinh nói bố thí. Ở trong chúng này hoặc có người biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói về giới, hoặc nói về nhẫn, hoặc nói về tinh tấn, hoặc nói tư duy định, hoặc có người biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói Bát-nhã ba-la-mật, hoặc nói pháp phương tiện, hoặc có biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói về nguyện, hoặc nói về lực, hoặc nói trí Bát-nhã.

Hoặc có người biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói Thanh văn thừa, hoặc nói Độc giác thừa, hoặc nói Đại thừa. Hoặc có người biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói pháp để hiểu nguyên do sinh vào loài súc sinh, hoặc sinh loài ngạ quỷ.

Hoặc có người biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói pháp để hiểu nguyên do sinh vào cõi Diêm-ma. Hoặc có người biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói pháp để được sinh vào cung điện của bốn Đại thiên vương, hoặc sinh vào cõi thứ ba mươi ba. Hoặc có người biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói pháp để sinh vào cung trời Dạ-ma. Hoặc có người biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói pháp để sinh về cung trời Đâu-suất. Hoặc sinh Hóa Thiên cung, hoặc sinh cung trời Tha hóa tự tại, hoặc sinh cung trời Ma-la. Hoặc có người biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói pháp để sinh vào cung trời Bà-la-ha-ma, hoặc sinh làm người. Hoặc trong chúng đây, có người biết Đức Thế Tôn vì chúng ta nói pháp để sẽ được làm Chuyển luân vương.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Hoặc có người trong chúng này có người biết Như Lai cao hai tầm, hoặc cao một câu-lô-xá, hoặc hai câu-lô-xá, hoặc cao nửa du-xà-na; hoặc có người biết thân Như Lai cao hai du-xà-na hoặc có người biết thân Như Lai cao mười du-xàna; hoặc trong chúng này có người biết thân Như Lai cao một ngàn du-xà-na; hoặc biết thân Như Lai cao mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi… trăm ngàn du-xà-na; hoặc có vị biết thân Như Lai cao tám mươi bốn trăm ngàn du-xà-na; hoặc có vị trong chúng này biết thân Như Lai cao quá trăm ngàn du-xà-na. Hoặc có vị thấy thân sắc vàng, hoặc có vị thấy thân sắc như ngọc báu Tỳ-lưu-ly Dạ-ma-ni; hoặc như màu sắc xanh của ma-ni bảo châu Nhân-đà-la; thấy sắc màu xanh của báu ma-ni lớn; hoặc thấy màu sắc hỏa quang của bảo châu ma-ni, hoặc thấy như màu sắc của ngọc báu ma-ni Ba-đầu-manhiễm; hoặc có người thấy thân Như Lai màu sắc như ngọc báu mani Xá-ca-la Tỳ-lăng-già-na; hoặc có người thấy màu sắc như ngọc báu ma-ni Kim cang sáng chói; hoặc có vị thấy màu sắc như ngọc báu ma-ni sáng của chư Thiên; hoặc có vị thấy màu sắc như ngọc báu ma-ni ánh sáng mặt trời, mặt trăng; hoặc có vị thấy màu sắc như ngọc báu ma-ni ánh sáng mặt nước; hoặc có vị thấy màu sắc như ngọc báu ma-ni Phả-trí-ca; hoặc có vị thấy màu sắc như ngọc báu ma-ni vua trời Tự tại; hoặc có vị thấy màu sắc như ngọc báu ma-ni có các ánh sáng lớn; hoặc có người thấy màu sắc Như Lai giống ngọc báu ma-ni như bờm sư tử; hoặc có người thấy màu sắc Như Lai như ngọc báu ma-ni Sư tử tràng; hoặc có vị thấy màu sắc Như Lai như ngọc báu ma-ni ở biển thanh trang nghiêm sáng chói.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Hoặc có vị trong chúng này biết màu sắc ngọc báu ma-ni Như ý của Như Lai.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Những màu sắc như vậy đều được an trú trong oai nghi của Như Lai và các chúng sinh được hóa độ.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Chúng sinh kia cũng thấy Đức Như Lai có các màu sắc và an trú trong oai nghi như vậy.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Có chúng sinh nhờ nghe thuyết pháp mà được thành thục, những chúng sinh ấy đều biết là do nghe Đức Như Lai nói pháp.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có hạnh tu khiến cho các chúng sinh nghe Đức Như Lai giảng dạy mà được hóa độ thì chúng sinh kia cũng biết Đức Như Lai an trú vào hạnh tu kia.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Nếu như ở phương Đông có vô lượng, vô số không thể nghĩ, không thể gọi, không thể lường, không thể nói hết các thế giới thảy đều chật đầy các vị Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lưu-trà, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Xá-cala, Bà-la-ha-ma, chư Thiên Hộ thế, Nhân và phi nhân thì ở phương Nam, phương Tây, phương Bắc, phương Đông nam, phương Tây nam, phương Tây bắc, phương Đông bắc, phương trên, phương dưới cũng như vậy; cũng có vô lượng, vô biên không thể nghĩ, không thể gọi, không thể lường, không thể nói, các thế giới thảy đều chật đầy Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lưu-trà, Khẩn-na-la, Ma-hầula-già, Xá-ca-la, Bà-la-ha-ma, các vị trời, Hộ thế, Nhân và phi nhân nhiều ví như rừng tre, rừng mía, rừng mè.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Nếu các chúng sinh nhờ thấy thân Đức Như Lai mà được hóa độ thì các chúng sinh đó sẽ ở trước Đức Như Lai, cách khoảng một tầm và thấy Đức Như Lai có tất cả các hình sắc như vậy, như vậy mà trú trong oai nghi. Những chúng sinh nào được hóa độ, sẽ thấy Đức Như Lai ở trước họ dùng các hình sắc đó mà trú trong oai nghi.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có lời giảng dạy nào khiến chúng sinh nghe được sẽ thành thục thì chúng sinh đó sẽ được nghe lời thuyết pháp như vậy.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có hạnh tu nào khiến cho chúng sinh thâm nhập được vào lời dạy của Đức Như Lai thì chúng sinh sẽ được thành thục các hạnh tu đó. Đức Thế Tôn sẽ an trú vào cảnh giới của Như Lai là không công dụng, không phân biệt mà tự hồi hướng về cho chúng sinh.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Ví như vầng trăng sáng trong lúc nửa đêm, trên mặt đất của cõi Diêm-phù-đề, mỗi một chúng sinh đều biết có vầng trăng ở trước mặt mình, nhưng vầng trăng thì vẫn không phân biệt, không bao giờ phân biệt sai khác: Ta luôn có mặt trước các chúng sinh, muốn khiến chúng sinh biết ta là vầng trăng.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Như vầng trăng thì không dụng công, không phân biệt, cho nên ở đây, các màu sắc nơi thân Như Lai tùy mỗi sự việc mà chuyển biến là như vậy, vì pháp Bất cộng là như vậy, như vậy.

*********

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở trong đại chúng, tất cả chúng sinh đều thấy Như Lai ở trước đại chúng, Đức Như Lai cũng không phân biệt, không sai khác phân biệt là ta đang ở trước chúng sinh, muốn khiến cho các chúng sinh biết ta là Đức Như Lai đang có mặt trước đại chúng. Nhưng tùy chỗ Như Lai muốn hóa độ chúng sinh đó đều biết Đức Như Lai đang ở trước mặt họ. Vì sao? Vì tương ưng với pháp bất cộng.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Ví như các chúng sinh tùy theo nghiệp lực đã thuần thục: Bậc thấp, bậc vừa hay bậc cao nên các pháp cũng lại có thấp, cao, vừa. Các pháp ấy vì các chúng sinh mà sinh ra nhưng các pháp không phân biệt, cũng không sai khác phân biệt, với lại do không dụng công, không phân biệt cho nên các pháp thấp, vừa, cao ấy tự nhiên xoay chuyển.

Như vậy, thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri tùy nghiệp lực của chúng sinh bậc thấp, bậc vừa, bậc cao mà lại có thân Như Lai thấp, cao, vừa. Cho chúng sinh thấy. Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai cũng không phân biệt, không sai khác phân biệt, và do không dụng công, không phân biệt cho nên Đức Như Lai mới tùy theo chúng sinh mà chuyển hóa như vậy.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Ví như ngọc báu Ma-ni Chân-phả-tríca, tùy theo các loại màu áo đang mặc khác nhau mà ngọc có màu sắc khác nhau. Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Nếu ngọc báu Ma-ni Chânphả-trí-ca, được đặt trên áo vàng, thì ngọc báu Ma-ni Chân-phả-trí-ca liền ánh hiện sắc vàng, nếu đặt trên chiếc áo màu đỏ thì ngọc báu Ma-ni Chân-phả-trí-ca liền ánh hiện màu sắc đỏ, nếu đặt trên chiếc áo màu xanh thì ngọc báu Ma-ni Chân-phả-trí-ca liền ánh hiện màu sắc xanh. Như vậy, đặt để trên áo màu nào thì ngọc báu sẽ ảnh hiện ra màu sắc như vậy. Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Ngọc báu Ma-ni Chânphả-trí-ca, cũng không phân biệt, không sai khác phân biệt.

Cũng vậy, thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai tùy theo màu sắc của chúng sinh mà hiện các màu sắc khác nhau. Thưa Mạn-thùthi-lợi! Nếu chúng sinh cần thị hiện thân sắc vàng của Như Lai để được hóa độ, thì những chúng sinh kia sẽ thấy thân sắc vàng của Đức Như Lai. Nếu chúng sinh cần thấy sắc thân Như Lai như ngọc báu Tỳlưu-ly Dạ-ma-ni để được hóa độ, thì những chúng sinh ấy sẽ thấy thân Như Lai có sắc ngọc báu Tỳ-lưu-ly Dạ-ma-ni. Nếu chúng sinh do thấy thân Như Lai sắc Trân châu để được hóa độ, thì họ sẽ thấy thân Như Lai có màu sắc Trân châu. Nếu vì chúng sinh mà dùng sắc thân màu ngọc báu Đế thích thanh Ma-ni để được hóa độ, thì các chúng sinh ấy sẽ thấy thân Đức Như Lai có màu ngọc báu Ma-ni Đế thích thanh.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Nếu chúng sinh do màu sắc ngọc báu Đại thanh Ma-ni mà được hóa độ, thì các vị ấy sẽ thấy thân Đức Như Lai có màu sắc ngọc báu Đại thanh Ma-ni. Nếu các chúng sinh do màu sắc ngọc Ma-ni tuyển chọn các ánh sáng mà được hóa độ, thì các vị ấy sẽ thấy thân Đức Như Lai có màu sắc thân ngọc Ma-ni tuyển chọn các ánh sáng. Nếu các chúng sinh do ngọc báu Ma-ni ở dưới biển có sắc sáng chói thanh tịnh trang nghiêm mà được hóa độ, thì các vị ấy sẽ thấy thân Đức Như Lai có màu sắc ngọc Ma-ni ở dưới biển sáng chói thanh tịnh trang nghiêm. Nếu các chúng sinh do ngọc báu Ma-ni có màu sắc như bờm sư tử mà được hóa độ, thì các vị ấy sẽ thấy Như Lai có màu sắc ngọc báu Ma-ni như bờm sư tử. Nếu chúng sinh do màu sắc ngọc báu Ma-ni Sư tử tràng mà được hóa độ, thì các vị ấy sẽ thấy Như Lai có màu sắc ngọc báu Ma-ni như bờm Sư tử tràng.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu chúng sinh do màu sắc ngọc báu mani sáng như đèn điện mà hóa độ thì các vị ấy sẽ thấy Đức Như Lai có màu sắc ngọc báu Ma-ni như đèn điện sáng. Nếu chúng sinh do màu sắc ngọc báu ma-ni như nước trong sạch mà hóa độ thì các vị ấy sẽ thấy Đức Như Lai có màu sắc ngọc báu Ma-ni như nước trong sạch.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Như vậy nếu do màu sắc của Bà-la-ha-

ma, Xá-ca-la, các vị trời Hộ thế mà được hóa độ, thì những vị ấy sẽ thấy Đức Như Lai màu sắc như bà-la-ha-ma, Xá-ca-la, trời Hộ thế cho đến loài Na-la-ca, súc sinh, ngạ quỷ, Diêm-ma sinh trong đời. Nếu chúng sinh, sinh ra trong các sắc loại ấy thì Như Lai tùy theo đó mà dùng những loại sắc thân, sắc và oai nghi gì khiến cho họ được hóa độ, những chúng sinh ấy sẽ thấy Đức Như Lai có các sắc thân và sắc oai nghi như vậy. Như vậy các hàng chúng sinh, sinh từ thai, sinh ra từ trứng, sinh ra từ ẩm thấp và sinh từ biến hóa, cõi Sắc, Vô sắc, cõi Tưởng, Vô tưởng, cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ Như Lai sẽ tùy đó mà dùng những thân nào, oai nghi nào khiến họ được hóa độ, thì những vị ấy sẽ thấy Đức Như Lai có sắc thân, có oai nghi như vậy, mà Đức Như Lai cũng không phân biệt, không phân biệt sai khác. Muốn khiến cho những chúng sinh này thấy thân sắc vàng của ta, mà chớ thấy sắc Tỳlưu-ly dạ. Những chúng sinh này thấy sắc thân bằng Tỳ-lưu-ly dạ của ta, mà chẳng thấy sắc thân ngọc báu Đế thích thanh Ma-ni. Những chúng sinh này thấy màu sắc ngọc báu Đế thích thanh Ma-ni của ta mà chẳng thấy màu sắc ngọc báu Đại thanh Ma-ni. Những chúng sinh này thấy màu sắc như ngọc báu Đại thanh Ma-ni ta mà chẳng thấy thân sắc như ngọc báu tuyển chọn các ánh sáng. Những chúng sinh này thấy sắc thân ta như ngọc báu Ma-ni tuyển chọn các ánh sáng mà chẳng thấy thân sắc như ngọc báu Tự tại vương Ma-ni. Những chúng sinh này thấy sắc thân của ta như ngọc báu Tự tại vương Ma-ni mà chẳng thấy thân sắc như ngọc báu Ma-ni ánh sáng chiếu khắp thanh tịnh trang nghiêm nằm ở trong biển. Những chúng sinh này thấy sắc thân của ta như ngọc báu Ma-ni ánh sáng chiếu khắp thanh tịnh trang nghiêm nằm ở trong biển mà chẳng thấy thân sắc như ngọc báu Ma-ni như bờm sư tử. Những chúng sinh này thấy sắc thân của ta như ngọc báu Ma-ni như bờm sư tử, mà chẳng thấy thân sắc như ngọc báu Ma-ni Sư tử tràng.

Đối với các chỗ như vậy, Như Lai cũng không phân biệt, không sai khác phân biệt, nhưng do không dụng công, không phân biệt cho nên Như Lai tùy theo chúng sinh mà biến chuyển những hình sắc như vậy.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Ví như ở chỗ sinh ra ngọc báu Ma-ni Tự

tại vương thì không sinh ra sắt, hoặc lấy sắt làm đồ dùng. Thưa Mạnthù-thi-lợi! Ngọc báu Tự tại vương ấy không có niệm phân biệt, cũng không có nghĩ như thế này: “Chỗ ta sinh ra sắt chớ sinh ra, hoặc lấy sắt làm đồ dùng”. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Chỗ sinh ra ngọc báu Ma-ni Tự tại vương thì nơi ấy không sinh ra sắt, hoặc lấy sắt làm đồ dùng.

Đúng vậy, thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai sẽ thị hiện ở tất cả cõi Phật mà nơi ấy không sinh ra Giá-la-ca-ba-lợi-bà-la-xà-ca-nêkiền-liên, và các ngoại đạo khác. Chỗ cõi Phật ấy không sinh ra việc làm ác; chỗ ấy không sinh ra các thứ rối loạn; chỗ ấy không có các địa ngục vô gián; chỗ ấy không sinh mười nghiệp ác; chỗ ấy không có luật của nhà vua trái với Phật pháp; chỗ ấy không sinh ra ánh sáng mặt trời, mặt trăng; chỗ ấy không các loài Bà-la-ha-ma, Xá-ca-la, các vị trời Hộ thế và các ánh sáng của cõi trời; chỗ ấy không sinh ra ánh sáng của ngọc Ma-ni, hoặc ánh sáng từ ngọn lửa; chỗ ấy không sinh ý niệm thời gian một ngày, nửa ngày, một tháng, nửa tháng, một năm, các điều tính toán vô lượng. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai không phân biệt, cũng không sai khác phân biệt, nhưng tùy theo chúng sinh mà dùng không dụng công, không phân biệt, cho nên các việc ấy mới có sự chuyển hóa như vậy.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Ví như có người tiếp xúc với ánh sáng của ngọc báu Ma-ni Đại thanh, những ánh sáng ấy tạo ra màu sắc của ngọc báu Ma-ni Đại thanh, mà chính ngọc báu Ma-ni ấy không có ý niệm phân biệt.

Đúng vậy, thưa Mạn-thù-thi-lợi! Có chúng sinh tiếp xúc ánh sáng của Đức Như Lai, ánh sáng tạo ra màu sắc Biến tri mà Đức Như Lai không phân biệt cũng không sai khác phân biệt. Thưa Mạn-thùthi-lợi! Do Đức Như Lai không dụng công, không phân biệt cho nên mới có sự biến chuyển như vậy.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Ví như khéo léo làm thành tựu ngọc Mani Đại tỳ-lưu-ly, tùy mỗi chỗ mà đặt các vật trang sức vào nơi đó hoặc để làm vật trang sức dưới chân, hoặc để làm vật trang sức trên đầu, ở trong các chỗ mà vật ấy trang sức thì hết sức sáng chói và các vật dụng trang nghiêm được trang sức ấy cũng rất sáng chói. Đó là do oai lực của ngọc báu Ma-ni Đại tỳ-lưu-ly kia.

Cũng vậy, thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, tùy tất cả chỗ tạo ra của chúng sinh mà hành oai nghi, tùy theo chỗ hành hoạt tạo tác của chúng sinh an trú, thì hóa thân hành dụng của Như Lai rất sáng chói và sự hành hoạt tạo tác của chúng sinh ấy cũng rất sáng chói, đó là do oai lực của Đức Như Lai. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai cũng phân biệt, không khác phân biệt, nhưng Như Lai do không dụng công, không phân biệt cho nên các việc này tùy duyên sự mà chuyển.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi, ví như đất là nơi nương tựa, nắm giữ các rừng cây, dược thảo, các hạt giống và nhờ đó mà nẩy nở lớn lên. Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi, đất kia không có niệm phân biệt nhưng do không dụng công, không phân biệt cho nên các thứ ấy tùy duyên sự mà chuyển.

Cũng vậy, Thưa Ngài Mạn-thù-thi-lợi, Như Lai là nơi tựa, nơi gìn giữ, cho nên các căn lành của chúng sinh nhờ đây mà tăng trưởng rộng lớn, Như Lai cũng không phân biệt, không khác phân biệt, nhưng do Như Lai không dụng công, không phân biệt cho nên các thứ ấy tùy sự duyên mà chuyển.

Thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi, ví như mây che trùm mặt đất, các nơi có rừng cây, cỏ thuốc, mưa lớn cùng khắp, nước mưa kia chỉ có một vị mà khiến tất cả rừng cây, cỏ thuốc được tăng trưởng khắp mọi nơi, các mùi vị, các màu sắc cũng nhờ nước mà tồn tại.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Mây kia cũng không có niệm phân biệt nhưng vì không dụng công, không phân biệt cho nên các thứ ấy tùy sự duyên mà chuyển.

Cũng vậy, thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dùng thân mây che phủ cả mười phương thế giới, rồi ở nơi tất cả chúng sinh chứa nhóm các thứ căn lành, các hạnh nguyện, các điều tin hiểu trong nội tâm, các trú xứ giải thoát. Mưa pháp được rưới xuống cùng khắp, có những thứ căn lành đã được chứa nhóm, chúng sinh phát nguyện, nội tâm tin hiểu, các thứ căn lành, hạnh nguyện, niềm tin vào chỗ giải thoát. Do những cơn mưa pháp, tùy theo mỗi năng lực mà khiến các căn lành kia tăng trưởng.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai cũng không phân biệt, không khác phân biệt là: Ta vì những chúng sinh này giúp họ tăng trưởng căn lành, khiến họ được trí tuệ của Thanh văn. Ta vì những chúng sinh này tăng trưởng căn lành, khiến họ được trí tuệ Độc giác. Ta vì những chúng sinh này tăng trưởng căn lành, khiến họ được trí tuệ Phật-đà. Ta vì giúp những chúng sinh này tăng trưởng căn lành, khiến họ được sinh vào trong cung điện của Tứ thiên vương. Ta vì những chúng sinh này tăng trưởng căn lành, khiến họ được sinh lên cung điện của cõi trời Tam thập tam. Tóm lại, như vậy cho đến trời Dạ-ma, Đâu-suất-đà, Hóa lạc, Tha hóa tự tại; chúng Bà-la-ha-ma, vua Bà-la-ha-ma, cõi trời Thiểu quang, Vô lượng quang, Quang ẩm, Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh, Biến tịnh, Đại quả, Phước sinh, Tịnh cư, A-ca-nisa-đà.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai không hề có sự phân biệt như vậy: Khiến chúng sinh tăng trưởng căn lành, nên sẽ sinh các chỗ vua chúa, khiến cho tất cả chúng sinh tăng trưởng căn lành, nên sinh vào loài người, khiến cho những chúng sinh tăng trưởng căn lành, nên hay sinh các cảnh giới tự tại.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai cũng không phân biệt, cũng không có phân biệt nào khác.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nhưng Đức Như Lai do không dụng công phân biệt sai khác, nên tùy cho sự phát nguyện nội tâm tin hiểu, chứa nhóm căn lành của những sắc laọi những loại cảnh chúng sinh như vậy mà có sự chuyển đổi. Đức Như Lai đối với giới này đều xả bỏ, không còn phân biệt.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Ví như khi mặt trời xuất hiện, ở trong thế gian theo thứ lớp phóng ra vô số vô biên trăm ngàn ánh sáng, trừ bỏ tất cả tối tăm trong cõi Diêm-phù-đề, mặt trời không phân biệt cũng không khác phân biệt, nhưng vì do không dụng công, không phân biệt cho nên những sự kiện ấy mới chuyển biến như vậy.

Cũng vậy, thưa Mạn-thù-thi-lợi! Khi mặt trời Như Lai xuất hiện, trong thế giân này thứ lớp phóng ra vô số vô biên trăm ngàn ánh sáng trí tuệ, trừ khử tất cả kiến chấp làm che mờ, ngoại trừ chỉ có Đức Phật trú trì mới thành thục chúng sinh. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai cũng không phân biệt là ta vì chúng sinh mà phá tan việc kiến chấp, hoặc sẽ phá tan việc kiến chấp ấy.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nhưng Đức Như Lai do không dụng công, không phân biệt cho nên Như Lai tùy theo nghiệp chủng của chúng sinh mà có sự chuyển biến như vậy.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai đối với các chỗ đều xả bỏ, không có phân biệt. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Ví như việc chuyển hóa, do huyễn sự cho nên hiện ra các sự việc, mà huyễn sự ấy không dụng công, không phân biệt cho nên phân ra các hình. Thưa Mạn-thù-thilợi! Việc huyễn kia là do sự hóa hiện ra nên không thể nói, không sinh, không diệt, không tên, không tiếng, không nơi chốn, không có sự vật, không có tưởng, không có tư, không hai, không hành, không so sánh, không đói đãi. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nhưng hình ảnh huyễn ấy là do chỗ hóa hiện ra của huyễn sự cho nên hiện ra các sự việc vì do không dụng công, không phân biệt mà có.

Cũng vậy, thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác tùy thuận chúng sinh cho nên hiện các công hạnh, các oai nghi tùy hoàn cảnh mà thị hiện. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai ấy không thể nói không sinh, không diệt, không tên, không tiếng, không nơi chốn, không sự vật, không tưởng, không có tư, không hai, không hành, cùng pháp giưói bình đẳng, không có đối đãi.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Thí như mặt trời vì do chạy theo sự mê chấp mà cho là vua núi, nên chúng sinh trong bốn châu thiên hạ, hoặc có khi thấy nó xuất hiện, hoặc có khi thấy nó lặn mất, hoặc có khi thấy mặt trời từ trên cao mà đến, hoặc có khi biết từ dưới thấp rồi lặn mất, hoặc có khi biết là có trong lúc nữa đêm, hoặc có giữa ngày. Hoặc có khi mặt trời mới xuất hiện liền đánh trống (Có nước kai một ngày phân làm bốn phần, nếu hết một phần thời đánh trống để làm lễ. Trong bốn phần này, thời gian đầu mỗi phần đều đánh trống), hoặc có khi mặt trời mới lặn mới đánh trống, hoặc có khi hết ngày mới đánh trống, hoặc có khi hết đêm liền đánh trống. Đói với mặt trời, chúng sinh trong bốn châu đều nhìn thấy khác nhau, mặt trời kia cũng không phân biệt, không khác phân biệt, nhưng do trào lưu mê chấp nên chúng sinh trong bốn châu khắp thế giới, hiện ra mỗi mỗi việc khác nhau là vì do mặt trời không dụng công, không phân biệt.

Cũng vậy, thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai Ứng Đẳng Chánh Giác ở trong đại chúng này, hoặc có chúng sinh biết Đức Như Lai muốn thành tựu chánh giác, hoặc có người biết Như Lai muốn vào Niết-bàn, hoặc có người biết Thế Tôn đã chứng chánh giác. Hoặc có người trong chúng này biết Thế Tôn đã vào Niết-bàn, hoặc biết Đức Thế Tôn chánh giác đã mười năm, hoặc biết Đức Thế Tôn vào Niếtbàn đã mười ngàn năm, hoặc biết Đức Thế Tôn dùng pháp giáo hóa đã đến lúc thuần thục, hoặc biết pháp giáo hóa của Đức Thế Tôn đã đến lúc ẩn diệt, hoặc biết Đức Thế Tôn thuyết pháp đã mười năm, hoặc biết Đức Thế Tôn vào Niết-bàn đã mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm vô số trăm ngàn kiếp. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Hoặc có trời, người biết Đức Xà-ca-dạ (Thích-ca) Mâu-ni Thế Tôn đã chứng chánh giác trải qua số kiếp không thể nói hết. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nhưng Đức Như Lai do không dụng công, không phân biệt mà tùy vào sắc loài chúng sinh như vậy, cho nên mới có sự chuyển biến như vậy.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Ví như trong cõi Diêm-phù-đề, khi có gió lớn thổi mạnh, khiến cho các ngọn lá của rừng cây, dược thảo kia dao động, chấn động rồii lại chấn động xáo trộn rồi lại xáo trộn, hoặc có lá phía Đông lật xuống, phía Tây lật lên, hoặc có lá phía Tây lật xuống, phía Đông lật lên. Hoặc có lá hai bên lật lên, ở giữa lật xuống. Hoặc có lá phía Bắc ngã lên, phía Nam lật xuống. Lá của rừng cây có thuốc kia cũng không phân biệt, tùy gió xoay mà có các việc biến chuyển.

Cũng như vậy, Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác cũng không phân biệt, không sai khác phân biệt, nhưng tùy chúng sinh, với thời gian trong từng sát-na thân hành hiện vô số oai nghi, vào trong mọi việc và biến chuyển mọi nơi chốn.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Chúng sinh có ý niệm nghĩ đến Đức Như Lai, nếu kiếp sau phải bị sinh vào những nơi A-tu-la (Na-la-ca), súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục (Diêm-ma), khi trả quả xong sẽ được chuyển sinh cảnh giới an lành. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Vì Đấng Như Lai có đầy đủ vô lượng công đức như vậy.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có người trong ý niệm nghĩ nhớ đến Đức Như Lai thì trong vô lượng, vô số trăm ngàn kiếp an trụ cảnh giới giải thoát Tam-ma-địa không thể nghĩ bàn. Các Đại Bồ-tát cũng không thẻ đạt đến công đức vô biên ấy.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Ví như mặt trời từ phía Đông biển lớn mọc lên, nương giưa hư không bao la, phóng ra vô số vô biên trăm ngàn tia sáng, khắp thôn ấp, thành đô trong nước đều có. Nó phá tan tất cả cảnh tối tăm, làm kho, các thứ bùn nhơ, sinh trưởng các loại rừng cây, dược thảo, thành thục các dược thảo mà phát khởi các tác dụng, ở trong các sông, hồ, ao cùng lúc hình ảnh đều hiện đến mà mặt trời vẫn bất động. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Mặt trời kia cũng không phân biệt, không phân biệt sai khác, nhưng do không dụng công, không phân biệt cho nên các hình sắc chủng loại, tùy như vậy mà chuyển biến.

Cũng vậy, thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác từ biển giác sinh khởi, xuất hiện an trú giữa hư không bao la, phóng ra vô số trăm ngàn ánh sáng trí tuệ, trong các thế giới khắp mười phương thị hiện, ban bố khắp các chúng sinh, phá tan màn hắc ám vô minh, làm khô những thứ bùn nhơ phiền não, sinh trưởng tất cả căn lành, thành thục các nhóm thiện căn, phát khởi những pháp môn lành, ở trong một lúc các tác dụng đều tự chuyển biến mà Như Lai vẫn an trú bất động. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Như Lai cũng không phân biệt, không phân biệt sai khác, nhưng do không dụng công, không phân biệt cho nên có sự chuyển biến như vậy.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có thiện nam, tín nữ ở trong mười phương các thế giới nhiều như vi trần, các Đức Phật và chúng Thanh văn, bố thí món ăn trăm vị của chư Thiên, hằng ngày bố thí y phục của chư Thiên. Khi bố thí như vậy trải qua số kiếp bố thí như số cát sông Hằng. Khi các vị ấy đã diệt độ rồi, vì mỗi mỗi đức Như Lia trong khắp mười phương thế giới, ở trong mỗi mỗi thế giới ấy tạo ra các tháp báu khắp mười phương thế giới nhiều như vi trần, dùng vàng Diêm-phùna-đà làm thể, đèn điện bằng ngọc báu Ma-ni treo xen kẻ, các ngọc báu Ma-ni lựa chọn treo quanh lan can phát ra ánh sáng, dùng ngọc châu Ma-ni trang nghiêm dựng trang phan, bảo cái, lưới linh báu che ở trên, dưới có đường lớn kiên cố, lấy bột thơm chiên-đàn rải lên, dùng lưới Ma-ni che ở trên. Những tháp báu kia, dùng lọng mây trời lượng bằng tam thiên đại thiên thế giới che trùm phía trên, nào mây tràng phan, mây hoa hương, mây ngọc báu Ma-ni của trời Tự tại, mây ngọc châu Ma-ni Như ý, tung rãi hết lớp này rồi đến lớp khác, mỗi ngày ba thời như vậy mà cúng dường, trải qua nhiều kiếp như số cát sông Hằng mà cúng dường như vậy. Lại có vô lượng, vô số chúng sinh khác cũng dạy họ an trụ như vậy mà cúng dường. Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Cá biệt, nếu có thiện nam, tín nữ nào, từ thuyết này nhập vào được cảnh giới bất tư nghì công đức của Như Lai, cho đến tin hiểu pháp gốc thì kẻ đó phát sinh vô số phần phước đức.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có thiện nam, tín nữ nào tin hiểu gốc pháp này của Bồ-tát thì người đó sẽ đủ vô lượng, vô số câu-chi na-dotha trăm ngàn Ba-la-mật, cũng sẽ siêu việt vô lượng, vô số câu-chi nado-tha trăm ngàn các địa, sẽ có mặt trong vô lượng, vô số câu-chi nado-tha trăm ngàn kiếp, sẽ biết vô lượng, vô số câu-chi na-do-tha trăm ngàn cảnh giới du hý của Đức Phật, sẽ phá tan vô lượng, vô số núi kiêu mạn, sẽ bẻ gãy vô lượng, vô số tràng xan tham tật đó, sẽ làm khô cạn vô lượng, vô số, sông khát ái, sẽ độ thoát vô lượng, vô số biển sinh tử, sẽ đoạn trừ vô lượng, vô số Ma-la-la-sách, sẽ ngăn che mặt trăng, mặt trời, các loài Xá-ca-la, Bà-la-ha-ma và oai lực lớn của trời Hộ thế. Từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, sẽ cứu hộ Na-la-ca-đê-lợidạ-tỳ-lê-đa Dạ-ma thế và chỗ sinh ra chúng sinh sẽ được gặp pháp hội chư Phật và Bồ-tát, sẽ dược Hải ấn Tam-ma-địa, sẽ được gọi là các pháp bình đẳng Tam-ma-địa, sẽ được gọi là các tướng trang nghiêm Tam-ma-địa, sẽ được gọi là sinh nơi chỗ quý Tam-ma-địa, sẽ được gọi là niềm vui Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Liên hoa trang nghiêm Tamma-địa, sẽ được gọi là kho tàng hư không Tam-ma-địa, sẽ được gọi là thuận hành các đời Tam-ma-địa, sẽ được gọi là chánh pháp bạch Tamma-địa, sẽ được gọi là cảnh giới tự tại chuyển Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Đại tần thân Tam-ma-địa, sẽ được gọi là tâm rỗng rang tự tại chuyển Tam-ma-địa, sẽ được gọi Sư tử tần thân Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Nhật đăng Tam-ma-địa, sẽ được gọi là vô biên triền lưu Tamma-địa, sẽ được gọi là Huyền tuấn thuận hành Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Kim cang luân Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Kim cang tạng Tamma-địa, sẽ được gọi là Như kim cang Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Kim cang tề Tam-ma-địa, sẽ được gọi là trì địa Tam-ma-địa, sẽ được gọi Mê-lưu đăng Tam-ma-địa, sẽ được gọi là tâm các chúng sinh tự tại chuyển Tam-ma-địa, sẽ được gọi là chúng sinh hạnh nhất Tam-mađịa, sẽ được gọi là Mê lưu tràng Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Bảo tạng Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Tâm tự tại chuyển Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Phương tiện thâm mật Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Tạp sắc quang biện Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Quán sát kỹ Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Quán sát các pháp Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Diệu dụng Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Không ưa thích các thắng trí thông Tamma-địa, sẽ được gọi là Phá tan vòng Ma-la Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Thị hiện các sắc Tam-ma-địa, sẽ được gọi là tên Các sắc thắng ích Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Quán sát thân Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Tín hành chủ Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Đèn trí tuệ Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Đèn giác hiện tại Tam-ma-địa, sẽ được gọi là nói và phân biệt chỗ khiếm khuyết Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Vào các tướng công đức Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Các pháp quyết định hành Tamma-địa, sẽ được gọi là Tịch tĩnh quyết định thần thông Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Kiên hành Tam-ma-địa, sẽ được gọi là Thâm vô úy thủy hải ba Tam-ma-địa, các Tam-ma-địa như vậy làm đầu, cho đến vô số trăm ngàn không thể tính Tam-ma-địa.

Sẽ được thành tựu sắc thân của vô biên Đức Phật nói ra các Đàla-ni, sẽ được gọi là Trí chủ Đà-la-ni, sẽ được gọi là Phát tiếng thanh tịnh Đà-la-ni, sẽ được gọi là Kho vô tận Đà-la-ni, sẽ được gọi là Sâu xa vô biên Đà-la-ni, sẽ được gọi là Hải ấn Đà-la-ni, sẽ được gọi là Hoa sen trang nghiêm Đà-la-ni, sẽ được gọi là Cửa không chấp trước Đà-la-ni, sẽ được gọi là Quyết định chân chánh Đà-la-ni, sẽ được gọi là Anh lạc Phật trú trì Đà-la-ni, sẽ được các Đà-la-ni như vậy làm đầu, cho đến vô lượng trăm ngàn không thể tính đếm Đà-la-ni, sẽ tùy thuận được các pháp thù thắng, sẽ tùy thuận mà chứng được các pháp, trong những pháp đó không có trí người khác mà được, sẽ tùy thuận đoạn được các nghi hoặc, sẽ được trăm ngàn số lượng không thể tính thần thông diệu dụng của Đức Phật, sẽ được các hành thiện xảo thù thắng của chúng sinh.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Ví như ánh sáng soi chiếu của núi Tràng

mê lưu sơn vương che khuất ánh sáng các núi khác.

Cũng vậy, thưa ngài Mạn-thù-thi-lợi! Trong pháp căn bản này nếu Bồ-tát tin hiểu được sẽ rọi ánh sáng che khắp các chúng sinh, ánh sáng của các căn lành chiếu soi rực rỡ.

Khi ấy, ngài Mạn-thù-thi-lợi đồng tử bảo Đại Bồ-tát Bế Tắc Chư Cái:

–Này Phật tử! Giả sử có người ở trong pháp đặc biệt thù thắng này, nếu Bồ-tát tin hiểu sẽ được công đức thù thắng đặc biệt như đã nói.

Đại Bồ-tát Bế Tắc Chư Cái bảo Đồng tử Mạn-thù-thi-lợi:

–Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Có năm pháp Bồ-tát tin hiểu sẽ được công đức rất là đặc biệt thù thắng. Những gì là năm?

1. Các pháp không đối đãi, không sinh, không diệt, không thể nói, nên như vậy mà tin hiểu.

2. Trải qua các châu trong cõi Diêm-phù cho đến một mảy trần rất nhỏ, Đức Như Lai hành các oai nghi và các việc làm ở trong đó mà đều không dụng công, không phân biệt, ở trong đó mỗi niệm, nên như vậy mà tin hiểu.

3. Việc làm ở trong chúng thường giáo hóa và thành thục chúng sinh. Đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni đã thành tựu chánh giác trải qua số kiếp như số cát sông Hằng, nên tin hiểu như vậy.

4. Từ Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký đến nay, cho đến khi chứng đắc giác ngộ, ở trong thời gian ấy làm các hạnh Bồ-tát mà Đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni cùng khắp cảnh giới của Phật trải qua nhiều kiếp đã thị hiện chứng đắc giác ngộ, nên tin hiểu như vậy.

5. Có người mưu hại Đức Thích-ca, thị hiện việc làm như vậy để thành tựu đầy đủ cho chúng sinh, nhưng Đức Thế Tôn Thích-ca Mâuni trải qua nhiều kiếp, khắp các cảnh giới đã thị hiện đạt đến chánh giác, nên tin hiểu như vậy.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Đây là năm pháp tin hiểu của Bồ-tát. Nếu được như vậy sẽ thành tựu công đức đặc biệt thù thắng.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có thiện nam, tín nữ bố thí cho các vị A-la-hán tu định Bát giải thoát trong các thế giới nhiều như vi trần, cúng món ăn trăm mùi vị của chư Thiên, ngày ngày dùng áo trời cúng dường, họ bố thí như vậy trải qua số kiếp như số cát sông Hằng.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có thiện nam, tín nữ một ngày bố thí đồ ăn cho một vị Độc giác, phước đức của người này so với người kia thì thù thắng hơn rất nhiều.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có thiện nam, tín nữ, trong mười phương thế giới nhiều như vi trần, tạo thắng cảnh già-lam cho người đi thăm chơi, trong mỗi thế giới dùng vàng Diêm-phù-na-đà làm thể, đèn điện ngọc báu Ma-ni để treo cách khoảng, ngọc báu Ma-ni tuyển chọn các ánh sáng treo quanh lan can, các ngọc báu Ma-ni xâu lại thành chuỗi để kết thành bảo cái, tràng phan để trang nghiêm, dùng lưới linh báu làm trướng, đường đi uốn lượn chắc chắn, dùng bột Chiên-đàn thế bùn để đắp tô. Lại dùng ngọc báu Ma-ni Tự tại vương để che ở trên, lấy ngọc báu Ma-ni sáng chói trong sạch ở dưới biển làm trụ, dùng lưới liên hoàn như bờm sư tử, ngọc báu Ma-ni bằng bản để che ở trên. Ngọc báu Thắng Ma-ni Sư tử tràng dùng làm biểu tượng ngăn địch, trên tường, bên của sổ đắp hình người nữ rõ ràng, treo lụa dày rồi thắt lại, vì vị Độc giác kia tạo hằng ngàn thứ khác nhau không tính hết. Vì vị Độc giác kia hàng ngày dùng thức ăn trăm vị của chư Thiên cúng dường, cùng dâng y phục cõi trời, bố thí như vậy trải qua số kiếp như cát sông Hằng.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có thiện nam, tín nữ nào được âm thanh Đức Như Lai, phước của người này thù thắng hơn phước của người bố thí kia vô số. Huống gì nếu ở chỗ người vẽ hình, hoặc nơi người dùng đất tô đắp tượng mà thấy được Đức Như Lai, phước của người này thù thắng hơn phước của người bố thí kia vô số, huống là cúng dường các thứ đèn, hương đốt, hương xoa, hoa quả… Nếu lại có các đồ vật để cúng dường, người này so với phước của người bố thí đã nói trước kia, thù thắng hơn vô số, huống nữa là vì Đức Như Lai, cho nên mọt ngày hộ trì một giới, người này so với phước của người bố thí trước kia thù thắng hơn nhiều.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có thiện nam, tín nữ ở mười phương thế giới nhiều như vi trần, đối với các Đức Như Lai, các vị Bồ-tát, các chúng Thanh văn, hàng ngày đem thức ăn trăm vị của chư Thiên mà cúng dường, cũng dùng y phục chư Thiên để dâng cúng. Cúng dường như vậy trải qua số kiếp nhiếu như cát sông Hằng, sau khi Đức Thế Tôn đã diệt độ, vì các Đức Như Lai khắp mười phương thế giới nhiều như vi trần, tạo tháp báu, mỗi mỗi tháp báu số lượng cùng khắp bốn châu thiên hạ, đầy đủ tất cả hành tướng tốt đẹp, các công đức đều thành tựu, dùng vàng Diêm-phù-na-đà làm thể, đèn điện ngọc báu Ma-ni treo xen kẻ, báu Ma-ni tuyển chọn các ánh sáng sáng treo quanh lan can, dùng ngọc báu Ma-ni xâu lại thành tràng để trang nghiêm, tạo dựng các bảo cái, tràng phan, dùng lưới có treo linh báu làm trướng, cùng đi uốn lượng chắc chắn, dùng bột chiên-đàn làm bùn để đắp lên, dùng ngọc báu Ma-ni của vua Tự Tại che phủ ở trên các tháp báu này, hàng ngày dùng đến bảo các số bằng tam thiên đại thiên mây tràng phán, mây châu báu, mây âm nhạc, mây chuỗi anh lạc, mây sư tử tràng thắng nguyệt, trời đánh trống nhạc, mây âm thanh ca hát, mây tung rải ở trên, hết lớp này đến lớp khác, mà không tin hiểu pháp căn bản này thì thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có thiện nam, tín nữ ở đây mà thể nhập vào công đức và trí tuệ cảnh giới không thể nghĩ bàn của Như Lai, gọi là người tin hiểu pháp căn bản này, đối với chúng sinh trong loài súc sinh, bố thí một nắm đồ ăn thì phước của người này thù thắng hơn phước bố thí như đã nói trước.

Thưa Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có Bồ-tát tin hiểu lời dạy trong kinh, y theo lời dạy trong kinh ấy, cúng dường Đức Như Lai. Nếu lại có Bồtát thấy Bồ-tát khác đối với kinh pháp này của Phật dạy mà tin hiểu, thấy rồi lại có ý nghĩa: “Đây là người tin hiểu, đây là kinh điển căn bản”, đã có ý nghĩ như vậy rồi được niềm hoan hỷ lớn, tín tâm thanh tịnh rồi, từ tòa đứng dậy, chắp tay đảnh lễ, tùy theo năng lực mà nhận lấy việc cúng dường thì phước của người này so với người kai thù thắng hơn nhiều, sẽ được trí tuệ của Đức Phật.

Khi Đức Phật giảng giảng nói kinh này, các Tỳ-kheo và các vị Bồ-tát, Trời, Người, A-tu-la, Càn-thát-bà đối với lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM
VÀO CẢNH GIỚI ĐỨC TRÍ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI

HẾT 

(TRỌN BỘ 2 QUYỂN)