SỐ 306
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM NÓI VỀ CẢNH GIỚI
KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA PHẬT

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Đề-vân Bát-nhã, người nước Vu Điền
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

PHẨM TU TỪ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong núi Thứu phong, thành Vương xá, cùng với vô lượng chúng Đại Bồ-tát vân tập và có Đại Bồ-tát Di-lặc làm thượng thủ.

Bấy giờ, ở phương Đông có mười ức Phạm thiên đều an trú ở tâm Từ. Họ đi đến chỗ Phật, đảnh lễ nơi chân và dâng cúng những phẩm vật tốt đẹp nhất. Cúng dường xong, mỗi vị tự ngồi lên tòa Liên hoa là nơi sinh ra ngững phước đức.

Các vị Phạm thiên đều cung kính tôn trọng, chiêm ngưỡng Đức Như Lai. Ở phương Đông, Nam, Tây, Bắc, bốn góc, trên, dưới, nơi nào họ đến cũng đều thực hiện như vậy.

Lúc ấy, các chúng Phạm thiên ở chỗ Đức Phật bằng đôi mắt từ, lần lượt chiêm ngưỡng Như Lai, đồng thời ung dung nhìn kỹ Bồ-tát Dilặc. Khi ấy, Đại Bồ-tát Di-lặc từ chỗ ngồi đứng dậy, bày áo vai phải, quỳ gối, chắp tay và bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đấng Nhất Thiết Trí đối với các pháp tánh, Ngài đã giác ngộ một cách trọn vẹn và biết hết những nghiệp thiện ác của chúng sinh. Kẻ phàm phu do đây mà bị luân hồi sinh tử. Như Lai khéo khai ngộ đạo tam thừa và đem tam thừa đồng quy về nhất thừa. Tất cả chúng sinh căn tánh khác nhau và ở trong sự che lấp ràng buộc của phiền não, nhưng có chủng tánh của Như Lai. Thế Tôn thấy rõ khắp tất cả không nhầm lẫn và biết các pháp đều không, như mộng, như huyễn, như quáng nắng, không có gì chắc thật. Nhưng tâm đại Bi của Như Lai không cùng tận, dùng phương tiện khéo léo làm cho những hạnh phàm phu thấy tướng vi diệu của sắc thân Phật. Thân Phật là sự thành tựu của trí tuệ siêu việt, chân thật tự nhiên, thường trụ không biến đổi, giống như hư không. Có chúng sinh nào tinh cần tu tập phước tuệ, không chạy theo tâm thức, rong ruổi nơi trần cảnh, không như con nai bị khát nơi đồng trống mênh mông, chạy theo quáng nắng mà cho là nước. Người như vậy thì được gặp Phật, thường nghe thuyết pháp, y theo lời dạy mà như lý tu hành.

Bạch Thế Tôn! Nay con đối với Đấng Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác muốn thỉnh hỏi ít điều. Cúi xin Thế Tôn thương xót giảng nói cho.

Bạch Thế Tôn! Tại sao Bồ-tát đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác ít dùng công sức, an vui, không mỏi mệt mà vẫn chứng được pháp Phật rộng lớn một cách nhanh chóng? Tại sao Bồ-tát ở trong sinh tử mà không bị vô lượng những nỗi khổ bức bách? Đối với pháp Phật nhanh chóng được viên mãn?

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Đại Bồ-tát Di-lặc:

–Lành thay Di-lặc! Đối với ta, ông thường có những điều thưa hỏi, vấn đề ngươi đang hỏi rất thuận với ý ta. Vì ông xót thương chư Thiên cùng loài người nơi tất cả thế gian, vì sinh có nhiều sự lợi ích an vui của vô lượng chúng sinh, cho nên mới thưa hỏi ta nghĩa lý như vậy. Ta sẽ vì ông phân tích, giảng nói, làm cho các Bồ-tát không cần trải qua sự nhọc nhằn gian khổ mà vẫn nhanh chóng chứng đắc tuệ giác Phật-đà.

Phật tử! Nếu có chúng sinh vì mong cầu giác ngộ mà tu các hạnh, nguyện thường an lạc nên tu tâm Từ để tự điều phục. Tu tập như vậy ở trong mỗi một niệm, chúng sinh ấy thường tu hành đầy đủ sáu hạnh Ba-la-mật nên nhanh chóng đạt đến địa vị các nhẫn, chóng được Vô thượng Chánh giác viên mãn, đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp Bất cộng, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp và công đức tối thượng. Thân vị ấy trang nghiêm đến trọn đời vị lai, thường trụ an lạc và có thể diệt trừ tất cả những nghiệp chướng sâu dày từ vô thỉ đến nay của tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Những vị Bồ-tát nào tu tập tâm Từ nên ở nơi vắng lặng yên tĩnh, đem niềm tin thanh tịnh tiếp nhận các pháp tâm, quán sát những giác quan trên dưới của thân đều do bụi trần tích tụ, do địa, thủy, hỏa, phong hòa hợp lại mà thành. Lại nên tư duy: Ngay trong mỗi mỗi bụi trần kia đều có hư không, các hư không này không đâu mà không lấy sự dung chứa làm tướng. Lại nên nghĩ: Những bụi trần kia trong sạch xuyên suốt, bên ngoài như lưu ly, bên trong như vàng ròng, vô cùng tốt đẹp trang nghiêm, mịn màng thơm ngát. Và nên quán sát tất cả thế giới có bao nhiêu chúng sinh, mỗi mỗi chúng sinh có bao nhiêu chi tiết, mỗi mỗi chi tiết có bao nhiêu bụi trần cũng đều như vậy. Nếu những vị Bồ-tát nào đối với mình, tha thân và tất cả chúng sinh mà có những suy tư như vậy thì chắc chắn được giải ngộ.

Lại nên nghĩ nhớ bụi trần của tự thân, trong mỗi mỗi hạt bụi đều có các cõi Phật, trong cõi ấy có cung điện làm bằng lưu ly, cửa bằng bạc trắng, trụ bằng vàng, rộng rãi nguy nga, ánh sáng xuyên suốt. Nhà báu thẳng hành, tướng báu bao quanh, lầu báu gác báu phân bố khắp nơi. Trong mỗi tòa nhà ấy có những giường báu cõi trời được trải bằng nệm mịn êm. Lại có vô lượng vườn hoa này đều có ao hồ, ven bờ được làm bằng bảy báu, vàng ròng giăng bốn phía chung quanh. Suối trong chảy thành dòng bao quanh bốn phía dẫn vào vườn hoa có bùn bằng bột hương, có cát vàng xen lẫn. Nước tám công đức trong lắng đầy hồ ao, hoa sen sinh, sen vàng, sen đỏ, sen trắng chen nhau đua nở đầy khắp mặt nước ao hồ. Bốn phía ao hồ có nhiều cây báu, hoa bằng trân châu sắc màu tốt tươi. Khi quả của cây này chín thì có đầy đủ hương vị. Dưới gốc cây này được đặt những tòa báu cõi trời, trước mỗi mỗi tòa ngồi đều bày la liệt những thức ăn uống ngon ngọt vô cùng.

Và lại nên nhớ nghĩ về tất cả những cõi Phật như vậy, mặt đất cõi ấy được tạo thành bởi chất lưu ly xanh. Những thứ vi diệu, bảy báu, lụa gấm trang nghiêm, có bao nhiêu bụi trần trong mặt đất ấy đều trong sạch vi diệu như châu báu trên trời, ánh sáng chiếu soi rực rỡ như ánh mặt trời đúng ngọ. Màu sắc tốt đẹp như vàng cõi Diêmphù-đàn, mùi hương thơm phức chan hòa như hương chiên-đàn Ô-lagià, tánh chất mịn màng như áo Ca-chiên-diên, sờ hoặc mặc vào thân thì có thể sinh tâm chỉ lạc quán tưởng như vậy rồi liền nên nghĩ: “Từ phương Đông này, có bao nhiêu chúng sinh nơi tất cả thế giới đều đến vào trong cung điện cõi nước của Phật ta. Phương Nam, Tây, Bắc, bốn góc, trên dưới, có bao nhiêu chúng sinh nơi các thế giới đó cũng đều như vậy”.

Lại nên nghĩ: Tất cả chúng sinh nơi sáu đường đều đồng oai nghi, sắc tướng tương tự. Thân họ mềm mại, thường có mùi thơm, đầy đủ tướng trang nghiêm của bậc trượng phu, xa lìa các khổ não, hưởng thọ khoái lạc cõi trời. Những chúng sinh này nếu cần đủ y phục tốt đẹp tức thời đi đến dưới cây Kiếp-ba, tùy theo nhu cầu thì hãy nghĩ đến, liền đó đầy đủ những vật dụng trang sức tốt đẹp, ví như trời Tha hóa tự tại. Và có giớ thơm từ tám phương thổi đến, gió ấy chạm vào thân thì khiến tâm vui vẻ. Có những nhạc khí không cần người đánh, vỗ mà chỉ tùy theo ngọn gió lay động sẽ phát ra âm thanh tuyệt diệu. Những chúng sinh này hoặc ở trong cung điện hoặc dạo vườn hoa, hoặc có người ăn những thức ăn ngon cõi trời hoặc cầm bảo khí để uống nước cam lồ. Hoặc có người ngồi nơi đài hoa sen, mình đeo chuỗi ngọc rũ xuống hai bên, đầy đủ của cải quý báu, đầy đủ các vậy dụng, tùy theo sự ưa thích mọi thứ vui vẻ, diện mạo tươi tắn, thân tâm thư thái, thường không bệnh tật, sắc lực tràn đầy, không già không chết, công đức uy lực đều cùng một loại, không bị người sai khiến, hoàn toàn dẹp hẳn tâm lý dâm, nộ, si, sẽ chứng Bồ-đề cứu cánh an lạc.

Này Phật tử! Người tu tâm tà này, nếu ở trong chúng sinh như vậy, gặp một chúng sinh như vậy, gặp một chúng sinh có hành vi trái đối với mình thì ở nơi tâm ấy tâm không sinh ái niệm, thương thì nên dùng trí tuệ, tự mình quán sát sâu xa: “Ta ở trong đời trước chắc hẳn đối với người này đã tạo ra nghiệp chướng nặng nề. Vì nguyên nhân đó mà hôm nay người này làm cản trở sự giác ngộ của ta. Nếu đối với người này không sinh tâm vui vẻ thì đối với tất cả những chúng sinh khác cũng không thể làm lợi ích cho họ được. Vì sao? Vì từ vô thỉ đến nay, trong đường sinh tử không có một chúng sinh nào không ở trong thời quá khứ mà đã từng hại ta. Nếu ta không sinh tâm thương xót đối với chúng sinh này thì đối với tất cả chúng sinh khác cũng sẽ như vậy. Nay ta đối với khắp các chúng sinh đều phải làm việc lợi ích, cho nên đối với họ, nhất định ta phải sinh từ tâm.

Nên tư duy thế này: “Nhân duyên của sự sân hận có thể làm cho chúng sinh đọa vào địa ngục. Kẻ nào ôm thù kết oán thì về sau ắt sẽ sinh trong loài rắn độc. Đời sau nếu ta thọ quả báo như vậy thì sẽ làm cho người kia được vui lòng, vì thế nên xả ly tất cả sự sân hận oán kết. Nếu ta có nhiều sân hạn và oán kết thì hiện tại chư Phật Thế Tôn ở mười phương đều thấy ta và nghĩ thế này: “Vì sao người này muốn cầu giác ngộ mà sinh sân hận và oán kết? Người này thật là ngu si. Vì sân hận cho nên tự họ ở nơi các khổ, không thể giải thoát, làm sao có thể cứu độ tất cả chúng sinh? Chúng sinh nhiều sân hận thì sinh ra ở nơi nào thân cũng phải chịu nhiều ác pháp. Thế nên cần phải tu tập tâm Từ, vĩnh viễn rời xa tâm sân hận oán thù, có tâm bình đẳng lợi ích an vui tất cả chúng sinh”.

Người nào tư duy như vậy, được xa lài sự sân hận oán kết, rồi tiếp đến nên nghĩ: “Chư Phật nơi mười phương cùng các vị Bồ-tát, Thanh văn, đại chúng vân Tập đến đây, vào trong cung điện cõi nước của chư Phật của ta. Chư Như Lai này thân lượng lớn nhỏ hơn người gấp bội, đy đủ các tướng tốt, đoan chánh, sạch thơm, dùng y phục cõi trời để trang nghiêm thân. Mỗi Đức Như Lai đều ngồi nơi tòa Sư tử hoa sen ngàn cánh và có vô lượng chúng hội vây quanh, có bảo cái che phủ và có những bảo tràng, anh lạc treo rũ xuống chung quanh. Có nhạc khí cõi trời không đánh tự kêu, âm thanh êm diệu, ai nghe cũng đều vui vẻ. Gió thơm tự động thổi những cây báu, tràng phan bảo cái, anh lạc, các vật quý phát ra âm thanh tuyệt diệu ca ngợi vô lượng công đức của Như Lai. Các đồ vật làm bằng vàng và bảy báu trang nghiêm, ánh sáng tỏa ra của các đồ vật ấy giống như ánh sáng mặt trăng, mặt trời. Tất cả hương thơm như Kiên hắc chiên-đàn, trong đó chứa đầy nước cam lộ. Các vị Bồ-tát, A-la-hán này đều ở trong giáo pháp tối thượng của Như Lai dạo chơi vui vẻ”.

Và nên nghĩ: “Tất cả chúng sinh đều ngồi trước tòa của chư Phật, chư Phật vì họ mà giảng dạy tu hạnh từ, như sự tu tập của ta hôm nay. Lời Phật dạy tốt đẹp, vi diệu, làm đẹp ý bao người, làm cho chúng sinh đạt được an vui tối thượng. Ví như có người được nước cam lộ dùng để tắm gội, thì dứt trừ hết khổ nhọc, thể chất và tinh thần đều sảng khoái. Lời Phật dạy cũng như vậy, nhờ pháp thấm nhuần, tâm diệt trừ bao nhiêu điều phiền não, thân tâm vắng lặng, được an lạc mãi mãi”.

Và nên nghĩ: “Ánh sáng chiếu diệu của tất cả tràng phan bảo cái, vật dụng, y phục, các vật, tất cả bụi trần cả mặt trời, mặt trăng, mịn màng, mềm mại như chạm thân trời. Mùi hương tỏa ra như Ngưuđầu chiên-đàn, màu sắc trong sáng như châu báu Tỳ-lưu-ly. Tất cả hiện tượng, vật thể đều hiện nơi ấy”.

Và nên nghĩ: “Mỗi mỗi bụi trần thân Như Lai của chư Như Lai ấy có màu sắc mịn mềm, thù thắng vượt bật nếu sánh với bụi trần trước thì hơn gấp trăm ngàn lần. Lại nên quán sát: Sự suy tư của ta và thấy tất cả chúng sinh vốn là tánh không, vô ngã, như mộng, như huyễn, như hoa nắng, như hoa mắt. Tất cả chư Phật cũng như vậy, tự tánh đều không, vốn không có ngã. Kẻ phàm phu thiếu trí tuệ nên vọng chấp những sự kiện ấy cho là tự tánh có ngã, thế nên không thoát khỏi sinh tử. Lại nên quán sát tất cả các pháp thể tướng vi tế, hoàn toàn vắng lặng. Kẻ phàm phu do tự phân biệt mà thọ sinh ở các cảnh giới. Chính mình phân biệt, rồi tự ràng buộc, đến nỗi không liễu ngộ được tự tánh của tâm, cũng như ở trong mộng mê chấp vào các cảnh. Lại nên quán sát tất cả ba cõi đều là không, không chẳng ngăn ngại cản không. Tâm từ của ta hôm nay cũng là nhỏ hẹp”.

Nên nghĩ: “Như tất cả chúng sinh cho đến chư Phật, thể tánh vốn không là vô ngã. Nên biết rằng thân ta cũng như vậy, tất cả các cõi nước cũng chỉ là niệm tưởng”.

Hiểu rõ như vậy rồi, lại nên quán sát tất cả bụi trần, nơi mỗi mỗi bụi trần kia đều có cõi nước chư Phật ba đời. Cõi nước này rất thanh tịnh, siêu việt hơn những cõi trước. Ba đời chư Phật, ba đời chúng sinh cho đến sự trang nghiêm ba đời đều hoàn toàn đầy đủ. Số kiếp ba đời nhập trong mỗi mỗi ý niệm, nơi mỗi mỗi ý niệm đều có ba đời chư Phật ngồi nơi tất cả chỗ, hiện tiền khắp nơi với tất cả chúng sinh. Hoặc nhập Thiền định hay thuyết pháp vi diệu, hoặc dùng thức ăn ngon hay nước uống cam lồ. Trước mỗi mỗi Đức Phật, ba đời Bồ-tát và A-la-hán ngồi bao bọc chung quanh, hiện thân đầy khắp và hoan hỷ khắp ba đời. Cũng tự thấy mình ở chỗ chư Phật, thọ nhận sự an lạc khắp ba đời như vậy.

Lại nên suy nghĩ: “Trong mỗi mỗi ý niệm trong ba đời, mỗi thân đều mang vô lượng vật cúng tốt đẹp nhất để cúng dường tất cả chư Phật, Bồ-tát, Thanh văn, cho đến bố thí muôn loài chúng sinh”.

Trong mỗi mỗi niệm từ nơi thân ấy phát ra nhiều loại mây hương thơm, trong mây ấy lại có vô lượng bảo cái trang trí rất đẹp, che phủ tất cả chư Phật Như Lai, Bồ-tát, Thanh văn, cho đến chúng sinh trong sáu nẻo. Mây hương thơm ấy lại rưới mưa cam lộ trời và bột hương thơm kiên hắc ngưu đầu chiên-đàn. Hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha mạnđà-la, hoa Ba-đầu-ma, hoa Câu-vật-đầu, hoa Phân-đà-lợi, hoa Diệu hương, hoa Diệu lý đều từ trên hư không tung rải xuống rực rỡ. Ánh chớp sáng rực như ánh mặt trời, tiếng sấm vang rền, ai nghe cũng vui vẻ. Tất cả chư Phật, Bồ-tát, Thanh văn và các chúng sinh trong bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi thì thân họ luôn luôn được an vui tối thượng.

Này Phật tử! Ví như thầy Tỳ-kheo nhập vào Biến xứ định, thì đối với tất cả vạn vật, vị ấy đều cho là địa, thủy, hỏa, phong. Với sự kiến giải của định như vậy nên tâm vị ấy được an định. Người tu tâm Từ cũng vậy, dùng Từ thắng giải để an trú trang nghiêm. Lại nên suy nghĩ: “Nay ta đã cho chúng sinh an lạc nhưng chỉ là tưởng, như huyễn, như hóa, ví như nhà ảo thuật tạo tác. Ta cũng như vậy, ban cho các chúng sinh mọi thứ an vui, cũng như các vật huyễn không tự tánh. Tất cả chúng sinh cũng như vậy, xưa nay vốn không có tánh ngã và ngã sở. Như nai bị khát, ở giữa quáng nắng mà tưởng lầm là nước nên chạy rong ruổi khổ nhọc. Tâm ta hành từ, nên cũng thấy biết như vậy. Vả lại, như quáng nắng thì làm sao tìm thấy nước. Tất cả các pháp cũng như vậy, không có tánh ngã, như trong giấc mộng thấy đủ thứ vật. Tâm mộng phân biệt cho là sự thật, đến khi thức giấc mới rõ là không thật có”. Nên biết các pháp cũng đều như vậy. Như người bị đau mắt, ở trong nhà vắng vẻ thấy đủ thứ vật, cho đó là có. Người đó sau khi được thuốc A-già-đà trị lành bệnh đau mắt nên những vật được thấy đều mất theo. Chúng sinh cũng vậy do có thân kiến và biên kiến nên có ngã tưởng, nếu được thuốc trí tuệ dập tắt những nhận thức sai lầm này thì bao nhiêu ngã tưởng cũng theo đó mà chấm dứt. Vì thế ta nên tu từ trong mộng tỉnh giấc, xa lìa ngã và ngã sở.

Phật tử nên biết! Người tu tâm Từ này mặc dù chưa thể xa lìa sự phân biệt, chưa thể không khởi kiến chấp ngã và ngã sở, nhưng vẫn được sáu thứ phước của Phạm Thiên. Nếu ai xả bỏ sự phân biệt, xa lìa kiến chấp ngã và ngã sở thì được gọi là tâm Từ rộng lớn. Từ quá khứ lâu xa đến nay, những người ấy có bao nhiêu tội chướng đều được diệt trừ, chẳng bao lâu sẽ chứng quả Vô thượng Bồ-đề. Này Phật tử! Tất cả Bồ-tát hãy nên tu tập tâm Từ như vậy, người lấy tâm Từ làm sự tu tập như vậy, gọi là con người của sự Từ bi.

Này Phật tử! Người thiện nam, thiện nữ nào được nghe kinh tu từ này thì có thể tiêu diệt được những nghiệp chướng ác từ vô thỉ đến nay, xa lìa những bệnh nguy ách, được tất cả mọi người kính mến. Trong khỏang thời gian ấy hoặc đến lúc qua đời, chắc chắn sẽ được gặp chư Phật nơi mười phương thọ ký cho quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; hoặc được Tam-muội, hoặc được pháp nhẫn, hoặc được nhập Đà-la-ni môn. Tâm người đó an ổn, không hề sợ chết, vĩnh viễn xa lìa tất cả các khổ nơi đường ác, chắc chắn được sinh về nước Phật cực lạc thanh tịnh.

Này Phật tử! Ví như có người ở trong ba cõi, có rất nhiều bảy báu, mỗi ngày ba lần đem dâng cúng Đức Như Lai trọn vẹn một kiếp thì công đức của người này nên biết cũng như vậy, huống gì người có khả năng tu tập. Giả sử vô lượng chư Phật Như Lai ở trong một kiếp nói về công đức người ấy cũng không thể hết được.

Đức Phật dạy kinh này xong, Đại Bồ-tát Di-lặc và các Phạm chúng đến từ cõi nước mười phương đều vô cùng hoan hỷ, tín thọ phụng hành.