KINH ĐẠI LẠC KIM CƯƠNG BẤT KHÔNG TAM MUỘI GIA
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA LÝ THÚ THÍCH

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THƯỢNG

Như vậy (Evaṃ) là lúc Kết Tập thời đã chỉ bảo Kinh đó.

Tôi nghe (Mayā śrutaṃ) biểu thị sự gần gũi được nghe từ Đức Phật.

Một thời (Ekasmin) là ngay lúc nói Kinh thời đất ấy chấn động theo sáu cách, hoặc Trời tuôn mưa mọi loại hoa. Thời khác tức không có tướng này. Lại Chủng Tính của ba Thừa (Triyāna) đều được Thánh Quả, nên xưng là một thời vậy

Đức Bà Già Phạm (Bhagavaṃ) nghĩa là hay phá vỡ (năng phá). Nơi đã phá vỡ là phá bốn Ma. Lại có sáu nghĩa như Thanh Luận đã giải thích là : Xí Thịnh (rực rỡ), Tự Tại, cùng với nhóm đoan nghiêm, thành tựu, thù thắng.

Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là Tự Giác Thánh Trí (tức Thanh Tịnh Pháp Giới Trí)

Tất cả Như Lai (Sarva-tathāgatāya) dựa theo trong Du Già Giáo là năm Đức Phật. Năm Đức Phật ấy tức là chư Phật không tận không dư sót tràn khắp Pháp Giới tận cõi hư không, tụ thành năm thân này vậy.

Kim Cương gia trì (Vajra-adhiṣṭhāna) biểu thị cho mười Chân Như (Daśatathatā), mười Pháp Giới (Daśa-dharma-dhātu), mười Như Lai Địa (Daśa-tathāgatabhūmi) của Như Lai (Tathāgata) làm thành chỗ của Kim Cương Đại Không Trí (Vajra-mahā-śūnya-jñāna) có mười ngọn trên dưới.

Gia Trì (Adhiṣṭhāna) biểu thị cho Như Lai ở Trung Đạo (Madhyamā-pratipadā), Trí Phổ Hiền (Samanta-bhadra-Jñāna) của mười sáu Đại Bồ Tát theo đây triển chuyển tuôn ra, cộng thành ba mươi bảy địa vị, làm thành Giải Thoát Luân Đại Mạn Đồ La (Mokṣa-cakra-mahā-maṇḍala)

Tam Muội Gia Trí (Samaya-jñāna) là lời thề, cũng là Mạn Đồ La (Maṇḍala: Đàn Trường) vậy. Đừng khiến cho người Tối Thượng Thừa chẳng theo Thầy thọ nhận mà chuyên ý, tự mình thọ nhận. Thế nên được biết người tu Tối Thượng Thừa đều cần có Thầy trao cho Tam Muội Gia (Samaya), sau đó có thể tu hành, lấy được mão báu Quán Đỉnh của tất cả Như Lai, làm Chủ của ba cõi. Đức Như Lai tại Nhân Địa (Hetubhūmi) theo Quán Đỉnh Sư vào Tam Muội Gia Trí Mạn Đồ La (Samaya-jñānamaṇḍala).

A Xà Lê (Ācārya:Quỹ Phạm Sư) gia trì Như Lai Tạng Tính (Tathāgatagarbhatā) vốn có trong thân của Đệ Tử, phát Kim Cương gia trì làm thành Pháp Khí của Bồ Tát tu Chân Ngôn Hạnh (Mantra-caryā), tức có thể đảm nhận nhóm Trì Minh (Vidya-dhāra) cho đến truyền trao ấn khả…địa vị quán đỉnh. Dùng đây làm Nhân (Hetu) ban đầu, do ba Mật (Triguhya) bốn Trí Ấn (Catur-jñāna-mudra) tương ứng, thành Cứu Cánh Tam Giới Pháp Vương Chủ lấy làm Quả (Phala), dùng chứng Nhất Thiết Trí (Sarva-jñāna) Du Già Tự Tại (Yogīśvara) của tất cả Như Lai. Người đã chứng tất cả Như Lai đồng với năm Đức Phật đã nói bên trên.

Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jña-jñāna) là Trí chỉ có Phật tự chứng, đều dùng Pháp Du Già (Yoga) tương ứng, đắc được nơi Pháp Tự Tại (Dharmeśvara), hay làm tất cả Ấn (Sarva-mudra), bốn Trí Ấn (Catur-Jñāna-mudra), mọi loại sự nghiệp bình đẳng của tất cả Như Lai. Đối với tất cả chúng sinh giới không tận không dư sót, tất cả ý nguyện làm Nghiệp (Karma) thảy đều viên mãn.

Năng Tác (Kārya: hay làm) do được Du Già Tự Tại (Yogīśvara) cho nên hay làm.

Tất cả Như Lai, năm Đức Phật cũng giải thích như trước. Mỗi một Đức Phật đều có tất cả Ấn, Bình Đẳng Yết Ma Trí Xứ đến khắp chúng sinh giới trong nước Phật không tận không dư sót, hay làm mọi loại lợi ích, rốt ráo an vui, tất cả cõi hữu tình thảy đều khiến cho viên mãn. Thượng, Trung, Hạ mỗi mỗi đều thành Tất Địa (Siddhi) của chín Phẩm.

Thường Hằng, ba đời, tất cả Thời, Nghiệp Thân Ngữ Ý, Kim Cương, Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

Thường Hằng biểu thị Thanh Tịnh Pháp Giới Trí (Śuddha-dharma-dhātujñāna) của Như Lai, không có lúc khởi đầu đi đến, vốn có, ở nơi phiền não mà chẳng giảm bớt, cùng với Tịnh Pháp (Śuddha-dharma) tương ứng, chứng thanh tịnh mà chẳng tăng thêm Ba Đời (Trailokya) là quá khứ, vị lại, hiện tại Tất cả Thời (Sarva-kāla). Ở ngay lúc Dị Sinh (pṛthag-jana:chỉ kẻ phàm phu luân hồi trong sáu nẻo thọ nhận mọi loại quả báo sai khác), sau khi chứng Thánh Quả thời ba nghiệp trong sạch giống như hư không (Gagana) Nghiệp Thân Ngữ Ý (Kāya-vāk-citta-karma) chẳng bị nhiễm dính phiền não do phân biệt hư vọng đã sinh ra.

Kim Cương (Vajra) là chứng được Phật Địa (Buddha-bhūmi), tất cả Pháp Tự Tại (sarva-dharmeśvara). Được chứng ba Mật Kim Cương (Triguhya-vajra) của Thân Khẩu Ý, ở trong Tàng Thức (Ālaya-vijñāna) tu Đạo. Tập khí phiền não bền chắc như Kim Cương, khó diệt hết. Dùng lấy Đại Không Kim Cương Trí Tam Ma Địa (Mahā-śunya-vajra-jñāna-samādhi) chứng được Pháp Thân Quang Minh Biến Chiếu Tỳ Lô Giá Na Như Lai vậy Kinh ghi rằng: “Ở cõi Dục (Kāma-dhātu), trong cung Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương (Nirmāṇa-rati-deva-rāja-pura) là nơi mà tất cả Như Lai thường dạo chơi, khen ngợi tốt lành. Điện Đại Ma Ni treo xen kẽ mọi loại chuông, chuông lắc tay, lụa, phan… lay động theo gió thổi nhẹ; vòng hoa ngọc, chuỗi Anh Lạc, hình nửa vành trăng, hình trăng tròn đầy… để làm trang nghiêm”  Cung Trời Tha Hóa Tự Tại (Nirmāṇa-rati-deva-pura) gọi là đỉnh của cõi Dục.

Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương Cung Điện Bồ Tát (Nirmāṇa-rati-deva-rājapura-bodhisatva) là Bồ Tát thuộc Hiện Tiền Địa (Abhimukhī-bhūmi) chứng được địa vị thứ sáu, trụ Bát Nhã Ba La Mật Quán, phần lớn làm vua của Thiên Chúng, vì Trời Người nói Bát Nhã Ba La Mật (Prajña-pāramitā) Cõi Trời ấy có năm Dục thù thắng vượt hơn hẳn chư Thiên. Thế nên Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana-buddha) vì Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) nói Đại Lạc (Mahā-sukha), Đại Tham Nhiễm (Mahā-rāga) gia trì Lý Thú mau chóng của Hiện Chứng Du Già (Abhisamaya-yoga). Do đó được nghe chẳng nhiễm các phiền não tạp nhiễm của Thế Gian, vượt hơn hẳn cảnh của Ma La (Māra:loài Ma) Cung điện ấy là Đại Lạc Bất Không Kim Cương Tát Đỏa Đại Mạn Đồ La (Mahā-sukhāmogha-vajra-satva-mahā-maṇḍala) đều từ tư lương Phước Đức của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na sinh ra. Năm báu Đại Diệu Kim Cương tạo thành lầu gác báu Kim Cương Phong  Mạn Đồ La ấy có bốn phương, tám cột, bày tám vị trí, bốn cửa. Vị trí chính giữa là Tỳ Lô Giá Na Biến Chiếu Như Lai (Vairocana-tathāgata) tức Trí Nội Chứng, là giải thoát (Vimokṣa). Tám vị trí kia, lúc sau sẽ nói.

Kinh ghi rằng: “Cùng với tám mươi câu chi chúng Bồ Tát đến dự. Ấy là Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-pāṇi-bodhisatva-mahā-satva), Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva-mahā-satva), Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (Ākāśa-garbha- bodhisatva-mahā-satva), Kim Cương Quyền Bồ Tát Ma Ha Tát (Vaja-saṃdhi- bodhisatva-mahā-satva), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát (Mañjuśrī- bodhisatva-mahā-satva), Tài Phát Tâm Chuyển Pháp Luân Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-Hetu: Kim Cương Nhân), Hư Không Khố Bồ Tát Ma Ha Tát

(Gagana-garja- bodhisatva-mahā-satva), Tồi Nhất Thiết Ma Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-daṃṣṭra:Kim Cương Nha) cùng với chúng Đại Bồ Tát của nhóm như vậy, cung kính vây quanh để nghe nói Pháp, Chủng Tính đồng loại của mỗi một Bồ Tát có mười câu chi Chúng”.

Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi-bodhisatva) ở trong vành trăng phía trước Đức Tỳ Lô Giá Na, biểu thị cho Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) của tất cả Như Lai. Bắt đầu phát Tâm Bồ Đề, do Kim Cương Tát Đỏa gia trì, tu chứng Hạnh Nguyện của Phổ Hiền, chứng Như Lai Địa.

Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva) ở vành trăng phía sau Đức Tỳ Lô Giá Na, biểu thị cho Đại Bi (Mahā-kāruṇa) của tất cả Như Lai. Tùy duyên sáu nẻo, nhổ bứt cứu giúp khổ não tạp nhiễm trong sinh tử của tất cả hữu tình, mau chứng Thanh Tịnh Tam Ma Địa, chẳng dính sinh tử, chẳng chứng Niết Bàn (Nirvaṇa) đều do Kim Cương Pháp Hiện Chứng (Vajra-dharma-abhisamaya) của Quán Tự Tại Bồ Tát.

Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha- bodhisatva) ở vành trăng bên phải Đức Tỳ Lô Giá Na, biểu thị cho nhóm tư lương: Chân Như, hằng sa Công Đức Phước của tất cả Như Lai. Do tu Hạnh của Hư Không Tạng Bồ Tát, hành bốn loại. Thí sau này sẽ nói, ba Luân trong sạch ví như hư không không cùng tận, Hữu Vi (saṃskṛta), Vô Lậu (anāsravaḥ) thành tư lương (Sambhāra) của Thân Thọ Dụng (saṃbhoga-kāya) Thân Biến Hóa (Nirmaṇa-kāya) Kim Cương Quyền Bồ Tát (Vaja-saṃdhi- bodhisatva) ở vành trăng bên trái Đức Tỳ Lô Giá Na, biểu thị cho ba loại Bí Mật của tất cả Như Lai, ở lòng bàn tay của Kim Cương Quyền Bồ Tát. Do Chân Ngôn Hạnh Bồ Tát nhập vào Luân Đàn được Quán Đỉnh, được nghe Mật Giáo Tu Hành thuộc ba Nghiệp của Như Lai, được Tất Địa Thù Thắng thuộc Thế Gian và Xuất Thế Gian, tịnh trừ mười loại nghiệp ác bất thiện từ vô thủy, chứng được Trí rốt ráo không có chướng ngại.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Mañjuśrī- bodhisatva) ở vành trăng góc Đông Nam, biểu thị cho cây kiếm Tuệ thuộc Bát Nhã Ba La Mật Đa của tất cả Như Lai, trụ ba Môn Giải Thoát, hay hiển Thường Lạc Ngã Tịnh của Chân Như Pháp Thân. Do Bồ Tát chứng Trí này, liền thành Đẳng Chính Giác.

Tài Phát Tâm Chuyển Pháp Luân Bồ Tát (Vajra-hetu:Kim Cương Nhân)ở vành trăng góc Tây Nam, biểu thị cho bốn loại Luân của tất cả Như Lai là: Kim Cương Giới Luân, Giáng Tam Thế Luân, Biến Điều Phục Luân, Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu Luân. Do Bồ Tát tu Hạnh Chân Ngôn được vào Luân của nhóm như vậy, y theo bốn loại Trí Ấn được thành mười sáu Đại Bồ Tát sinh, liền chứng Vô Thượng Bồ Đề.

Hư Không Khố Bồ Tát (Gagana-garja- bodhisatva) ở góc Tây Bắc, biểu thị cho Nghi cúng dường rộng lớn của tất cả Như Lai. Do Bồ Tát tu Hạnh Chân Ngôn tu được Hư Không Khố Bồ Tát Du Già Tam Ma Địa ở khoảng một niệm, thân sinh tận hư không khắp Pháp Giới, trước mặt mỗi một Đức Phật, ở Đại Chúng hội đem mọi loại biển mây cúng dường phụng hiến Như Lai. Liền theo tất cả Phật, nghe nói Diệu Pháp, mau mãn tư lương Phước Đức Trí Tuệ. Dùng hư không làm kho tàng, tùy duyên các nẻo, cứu giúp các hữu tình, dần dần dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề, lấy làm tiện lợi khéo léo.

Tồi Nhất Thiết Ma Bồ Tát (Vajra-daṃṣṭra:Kim Cương Nha) ở góc Đông Bắc, biểu thị cho phương tiện Đại Bi của tất cả Như Lai, bên ngoài thị hiện phẫn nộ, bên trong ôm chứa thương xót, trụ Gia Hạnh Vị, hộ trì tu hành, tịch trừ các chướng. Khi thành Bồ Đề thời tồi phục Thiên Ma với Ma Hề Thủ La (Maheśvara:Đại Tự Tại Thiên), tất cả loài khó điều phục…khiến cho nhóm ấy vâng chịu sự cảm hóa (thọ hóa) đến nơi Vô Thượng Bồ Đề. Dùng Trí phẫn nộ mà thành cứu cánh.

Như trên đã giải thích tám vị Đại Bồ Tát, nhiếp ba loại Pháp. Ấy là: Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), Đại Bi (Mahā-kāruṇa), Phương Tiện (Upāya) Các Bồ Tát đã được giải thích như trên, bao quát tất cả Phật Pháp, Chân Ngôn Môn với tất cả Hiển, Đại Thừa Chúng Đại Bồ Tát của nhóm như vậy cung kính vây quanh, tám vị Cúng Dường với nhóm Bồ Tát của bốn cửa…biểu thị cho Tam Muội quyến thuộc của Như Lai.

Kinh ghi rằng: “Để nghe nói điều tốt lành thuộc chặng đầu, chặng giữa, chặng sau của Pháp”

Pháp nào đã được nói? Là Lý Thú Bát Nhã của các Đại Bồ Tát.

_Điều tốt lành của chặng đầu là Thân Mật (Kāya-guhya) của tất cả Như Lai, tất cả Ấn Khế, uy nghi của thân

_Điều tốt lành của chặng giữa là Ngữ Mật (Vāk-guhya) của tất cả Như Lai, Chân Ngôn, Đà La Ni, Giáo Sắc của Pháp Vương chẳng thể trái vượt

_Điều tốt lành của chặng sau là Bản Tôn Du Già, tất cả Tam Ma Địa, vô lượng Trí Giải Thoát.

Lại có một cách giải thích:

_Điều tốt lành của chặng đầu là Tăng Thượng Giới Học

_Điều tốt lành của chặng giữa là Tăng Thượng Tâm Học

_Điều tốt lành của chặng sau là Tăng Thượng Tuệ Học

Sự màu nhiệm khéo léo của Văn Nghĩa

Sự khéo léo của Văn: Y theo Thanh Luận, lời văn vần điệu thơ ca mẫu mực rành mạch, đủ sáu mươi bốn loại Phạm Âm (Brahma-ghoṣa)

Sự màu nhiệm của nghĩa: Y theo hai Đế (Satya) là Thế Tục Đế (saṃvṛti-satya) và Thắng Nghĩa Đế (paramārtha-satya)

Thuần một, biểu thị cho Du Già (Yoga) của Như Lai chẳng cùng với ba Thừa (Triyāna) đồng chung cách dạy bảo, cho nên chỉ có Đức Như Lai rốt ráo Nội Chứng Pháp Bất Cộng Phật Pháp, Viên Lạc Trí Viên Mãn: giống như Thượng Trí hay chặt đứt tất cả phiền não với Tập Khí của ba cõi, chín Địa, Kiến Đạo, Tu Đạo. Chặt đứt hai loại Chướng, viên mãn hai loại tư lương.

Thanh Tịnh biểu thị cho sự lìa dơ bẩn, trong sạch. Do Pháp Du Già, một niệm tịnh tâm tương ứng liền chứng Chân Như Thật Tế, chẳng buông bỏ Đại Bi, ở cõi Tịnh Uế, Thân Thọ Dụng (Saṃbhoga-kāya), Thân Biến Hóa (Nirmāṇa-kāya) thành Phật Kinh ghi rằng: Khiết Bạch là trong sạch, Pháp Giới xưa nay chẳng nhiễm cùng với vô lượng tạp nhiễm che lấp Dị Sinh (pṛthag-jana: đời sống khác nhau của Phàm Phu). Vô Minh Trụ Địa thì Tính ấy cũng chẳng giảm, tham dự vào dòng Thánh thì Tính ấy cũng chẳng tăng thêm”  Kinh ghi rằng: “Nói Môn Thanh Tịnh Cú của tất cả Pháp là Hành Giả tu Du Già lưu chuyển ở sinh tử mà chẳng nhiễm, rộng làm lợi lạc cho việc của hữu tình. Mau chứng vô lượng Tam Ma Địa, Trí Tuệ giải thoát. Mau góp nhặt tư lương Phước Đức rộng lớn, vượt hơn hẳn tất cả Ma La (Māra), chúng Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka). Mau chóng được đầy đủ Thắng Nguyện của Thế Gian và Xuất Thế Gian.

Nói Đức Như Lai Đại Bi thương xót kẻ có Chủng Tính Tối Thượng Thừa là thoát khỏi bảy mươi loại Thanh Tịnh Du Già Tam Ma Địa”  Chính vì thế cho nên các Khế Kinh nói: “Ba cõi chỉ do Tâm”. Do Tâm thanh tịnh nên hữu tình thanh tịnh, do Tâm tạp nhiễm nên hữu tình tạp nhiễm.

Lại nói cõi hữu tình là cõi nước Phật trong sạch màu nhiệm của Bồ Tát, là do tu được mười bảy Môn của câu thanh tịnh (Thanh Tịnh Cú Môn)  Kinh ghi rằng: “Ấy là: Câu thanh tịnh của sự ưa thích màu nhiệm (Diệu Thích Thanh Tịnh Cú) là địa vị của Bồ Tát” Diệu Thích (sự ưa thích màu nhiệm) tức Phạm Âm là Tô La Đa (Surata) như sự vui thích của Na Ra (Nāra:người nam), Na Lý (Nāri: người nữ) trong Thế Gian. Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) cũng là Tô Đa La. Dùng Vô Duyên Đại Bi duyên khắp chúng sinh giới không tận, nguyện được an vui lợi ích, tâm từng không ngừng nghỉ, tức Ta Người (tự tha) bình đẳng, không có hai cho nên gọi là Tô Đa La (Surata). Do tu Kim Cương Tát Đỏa Du Già Tam Ma Địa (Vajra-satva-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh của sự ưa thích màu nhiệm. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra-bodhisatva).

Dục Tiễn Thanh Tịnh Cú (Câu thanh tịnh của mũi tên ham muốn). Do tu Dục Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Iṣṭa-vajra-yoga-samādhi) cho nên được câu thanh tịnh của mũi tên ham muốn. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Dục Kim Cương Bồ Tát (Isïta-vajra- bodhisatva).

Xúc Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của sự tiếp chạm) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Kim Cương Kế Ly Cát Ca Du Già Tam Ma Địa (Vajra-Kīlikīla-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh của sự tiếp chạm. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Kim Cương Kế Ly Cát La Bồ Tát (Vajra-Kīlikīla-bodhisatva).

Ái Phộc Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của sự cột buộc yêu thương) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Ái Phộc Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Rāga-bandha-vajrayoga-samādhi) được câu thanh tịnh của sự cột buộc yêu thương. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Ái Kim Cương Bồ Tát (Rāga-vajra-bodhisatva).

Nhất Thiết Tự Tại Chủ Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của tất cả Tự Tại Chủ) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Kim Cương Ngạo Du Già Tam Ma Địa (Vajra-Mānayoga-samādhi) được câu thanh tịnh của tất cả Tự Tại Chủ. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Kim Cương Ngạo Bồ Tát (Vajra-Māna-bodhisatva).

Kiến Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của sự nhìn thấy) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Ý Sinh Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Manoja-vajriṇi-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh của sự nhìn thấy. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Ý Sinh Kim Cương Bồ Tát (Manoja-vajriṇi-bodhisatva).

Thích Duyệt Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của sự vui thích) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Thích Duyệt Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Iṣṭa-vajriṇi-yogasamādhi) được câu thanh tịnh của sự vui thích. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Thích Duyệt Kim Cương Bồ Tát (Iṣṭa-vajriṇi-bodhisatva).

Ái Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của sự yêu thương) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Tham Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Rāga-vajriṇi-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh của sự yêu thương. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Tham Kim Cương Bồ Tát (Rāga-vajriṇi-bodhisatva).

Mạn Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của sự nhờn láo coi thường) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Kim Cương Mạn Du Già Tam Ma Địa (Vajriṇi-māna-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh của sự nhờn láo coi thường. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Kim Cương Mạn Bồ Tát (Vajriṇi-māna-bodhisatva).

Trang Nghiêm Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của sự trang nghiêm) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Xuân Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Vasanta-vajra-yogasamādhi) được câu thanh tịnh của sự trang nghiêm. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Xuân Kim Cương Bồ Tát (Vasanta-vajra-bodhisatva).

Ý Tư Trạch Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh thuộc sự thấm ướt của ý) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Vân Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Megha-vajra-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh thuộc sự thấm ướt của ý. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Vân Kim Cương Bồ Tát (Megha-vajra-bodhisatva) [hoặc Hạ Kim Cương Bồ Tát (Griṣma-vajra-bodhisatva)]

Quanh Minh Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của Ánh sáng) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Thu Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Śarat-vajra-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh của ánh sáng. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Thu Kim Cương Bồ Tát (Śarat-vajra-bodhisatva).

Thân Lạc Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh ưa thích của thân) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Đông Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Śiśira-vajra-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh ưa thích của thân. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Đông Kim Cương Bồ Tát (Śiśira-vajra-bodhisatva).

Sắc Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của hình sắc) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Sắc Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Rūpa-vajra-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh của hình sắc. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Sắc Kim Cương Bồ Tát (Rūpa-vajra-bodhisatva).

Thanh Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của âm thanh) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Thanh Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Śabda-vajra-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh của âm thanh. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Thanh Kim Cương Bồ Tát (Śabda-vajra-bodhisatva).

Hương Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của mùi ngửi) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Hương Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Gandha-vahra-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh của mùi ngửi. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Hương Kim Cương Bồ Tát (Gandha-vajra-bodhisatva).

Vị Thanh Tịnh Cú (câu thanh tịnh của vị nếm) là địa vị của Bồ Tát. Do tu Vị Kim Cương Du Già Tam Ma Địa (Rasa-vajra-yoga-samādhi) được câu thanh tịnh của vị nếm. Chính vì thế cho nên đắc được địa vị của Vị Kim Cương Bồ Tát (Rasavajra-bodhisatva).

Tại sao thế? Vì Tự Tính của tất cả Pháp trong sạch cho nên Bát Nhã Ba La Mật Đa trong sạch. Tuy tất cả Pháp xưa nay vốn trong sạch, do tập khí phiền não của khách trần che lấp thân tâm nên bị luân hồi trong sáu nẻo.

Do được bốn loại Trí Ấn của Du Già Lý Thú (Yoga-naya) là Đại Trí Ấn (Mahājñāna-mudra), Tam Muội Gia Trí Ấn (Samaya-jñāna-mudra), Pháp Trí Ấn (Dharmajñāna-mudra), Yết Ma Trí Ấn (Karma-jñāna-mudra). Như trước, Bồ Tát mỗi mỗi đủ bốn loại Ấn tương ứng mới được trong sạch lìa dơ bẩn, liền chứng địa vị của Phổ Hiền Đại Bồ Tát. Giả sử nhân duyên chẳng đủ, chẳng được bốn Trí Ấn thì như Kinh đã nói, một lần nghe qua tai đắc được Phước thù thắng, quyết định chẳng sai khác, mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, dùng làm Nhân chính (chính nhân).

Kim Cương Thủ! Nếu có nghe câu Thanh Tịnh sinh ra, Lý Thú Bát Nhã cho đến Bồ Đề thì tất cả Cái Chướng với Phiền Não Chướng, Pháp Chướng, Nghiệp Chướng…giả sử đã gom chứa rộng rãi đều chẳng bị rơi vào nẻo của nhóm Địa Ngục. Giả sử đã gây tội nặng đều tiêu diệt chẳng khó. Nếu hay thọ trì, ngày ngày đọc tụng, tát ý suy nghĩ liền ở đời này chứng tất cả Pháp bình đẳng, Kim Cương Tam Ma Địa. Ở tất cả Pháp đều được tự tại, thọ nhận nơi vô lượng ưa thích vui vẻ. Dùng mười sáu đời của Đại Bồ Tát được đắc địa vị của Như Lai với Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra)

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na ở trong Đại Chúng, vì hữu tình đời vị lai, người tu Du Già …đối trước các Bồ Tát Thập Địa nói thọ trì, đọc tụng, tu hành đủ Phước Lợi, mau diệt vô lượng các nghiệp chướng nặng từ vô thủy đến nay, cho đến tận bờ mé vị lai dùng sức nguyện Bi Mẫn rộng lớn dạo chơi vòng khắp sáu nẻo, lợi lạc hữu tình. Do nghe với tu, chẳng nhiễm chẳng nhận các nghiệp dị thục chẳng lành, đắc được Tất

Địa thù thắng của Thế Gian và Xuất Thế Gian. Liền ở mười sáu đời sinh làm nhóm Bồ Tát của Kim Cương Tát Đỏa cho đến Kim Cương Quyền Bồ Tát, Thân sau cùng liền thành thân Tỳ Lô Giá Na vậy.

Thời Bà Già Phạm Nhất Thiết Như Lai Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Gia Nhất Thiết Mạn Đồ La Trì Kim Cương Thắng Tát Đỏa ở trong ba cõi điều phục không dư sót, Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát vì muốn hiển rõ nghĩa này cho nên vui vẻ mỉm cười, tay trái tác Kim Cương Mạn Ấn, tay phải rút ném Bản Sơ Đại Kim Cương làm thế dũng tiến, nói Đại Lạc Kim Cương Bất Không Tam Muội Gia Tâm.

Bà Già Phạm (Bhagavaṃ) có nghĩa như trên đã giải thích Tất cả Như Lai (Sarva-tathāgatāya) là chư Phật ở năm phương trong Đại Mạn Đồ La Đại Thừa (Mahā-yāna) có bảy nghĩa. Một là sự to lớn của Pháp, hai là sự to lớn của Tâm, ba là sự to lớn của Thắng Giải, bốn là sự to lớn của vui thích của Ý, năm là sự to lớn của Tư Lương, sáu là sự to lớn của Thời, bảy là sự to lớn của Cứu Cánh. Do các Bồ Tát nương theo Đại Thừa (cỗ xe lớn) này chứng được Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề Hiện Chứng (Abhisamaya) là cảnh Tam Ma Địa mà Du Già Sư đã chứng Tam Muội Gia (Samaya) gọi là Bản Thệ, cũng gọi là Thời, cũng gọi là Khế ấy, cũng là tên gọi khác của Mạn Đồ La Tất cả Mạn Đồ La ở bốn loại Mạn Đồ La của Bản Bộ. Một là Đại Mạn Đồ La (Mahā-maṇḍala), hai là Tam Muội Gia Mạn Đồ La (Samaya-maṇḍala), ba là Pháp Mạn Đồ La (Dharma-maṇḍala), bốn là Yết Ma Mạn Đồ La (Karma-maṇḍala). Dùng mốn loại Mạn Đồ La này nhiếp tất cả Mạn Đồ La của Du Già.

Kim Cương Thắng Tát Đỏa.

Kim Cương nghĩa là Tâm Bồ Đề

Thắng là tối thắng

Tát Đỏa gọi là dũng mãnh

Ở trong ba cõi điều phục

Ba cõi là cõi Dục (Kāma-dhātu), cõi Sắc (Rūpa-dhātu), cõi Vô Sắc (Arūpadhātu). Ở trong hay điều phục chư Thiên của nhóm Ma Hề Thủ La (Maheśvara:Đại

Tự Tại Thiên), loài khó điều phục khiến được thọ nhận cảm hóa không dư sót Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu (Sarvārtha-siddha) là tên gọi khác của Phổ Hiền

Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát. Vị Bồ Tát này vốn là Phổ Hiền, theo Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, hai lòng bàn tay gần gũi thọ nhận chày Kim Cương Ngũ Trí, liền trao cho Quán Đỉnh cho nên có tên gọi là Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi)

Bồ Tát Ma Ha Tát (Bodhisatva mahā-satva) đã giải thích như lúc trước.

Vì muốn hiển rõ nghĩa này lần nữa là hiển rõ tiêu xí của Đại Trí Ấn, đầu đội mão báu năm Phật, vui vẻ mỉm cười, tay trái tác Kim Cương Mạn Ấn, tay phải rút ném Bản Sơ Đại Kim Cương, làm thế dũng tiến.

Bản Sơ là Pháp Giới trong sạch xưa nay Tay trái tác Kim Cương Mạn Ấn là hàng phục hữu tình theo Tả Đạo, Tả Hạnh khiến quy thuận Đạo.

Tay phải rút ném chày Kim Cương Ngũ Trí, làm thế dũng tiến là khiến cho Tam Ma Địa thâm sâu của Ta Người thuận theo Phật Đạo, niệm niệm thăng tiến, đắc được Địa của Phổ Hiền Bồ Tát.

Liền nói Đại Lạc Kim Cương Bất Không Tam Muội Gia Bản Thệ Chân Ngôn là chữ Hồng (Hūṃ)

Chữ Hồng (Hūṃ) có nghĩa là Nhân (Hetu). Nghĩa của Nhân là Nhân của

Tâm Bồ Đề, tức Tâm Bồ Đề của tất cả Như Lai, cũng là hằng sa Công Đức thuộc Diệu Thể Chân Như chẳng chung cùng của tất cả Như Lai đều từ đây sinh ra.

Một chữ này có đủ nghĩa của bốn chữ [ND: bốn chữ đó là HA, A, Ū, MA

Chữ Hạ (HA) dùng làm Bản Thể. Chữ Hạ từ chữ A sinh ra. Do chữ A là tất cả Pháp vốn chẳng sinh cho nên Nhân của tất cả Pháp chẳng thể đắc. Trong chữ này có tiếng Ô (Ū), chữ Ô là sự tổn giảm của tất cả Pháp chẳng thể đắc. Trên đầu chữ này có Điểm tròn trên nửa vành trăng tức là chữ Ma (MA) nghĩa là Ngã của tất cả Pháp chẳng thể đắc. Ngã có hai loại là Nhân Ngã, Pháp Ngã; hai loại này đều là chỗ chấp của vọng tình, gọi là bờ mé tăng ích. Nếu lìa tổn giảm, tăng ích liền khế hợp với Trung Đạo.

Chữ Án (Oṃ) là Pháp Trí Ấn Minh của Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva)

Chữ Ma (Ma) là Pháp Trí Ấn Minh của Dục Kim Cương (Iṣṭa-vajra)

Chữ Hạ (Hā) là Pháp Trí Ấn Minh của Kim Cương Duyệt Hỷ (Iṣṭa-vajriṇi)

Chữ (Su) là Pháp Trí Ấn Minh của Ái Kim Cương (Rāga-vajra)

Chữ Khư (Kha) là Pháp Trí Ấn Minh của Mạn Kim Cương (Māna-vajra)

Chữ Phộc (Va) là Pháp Trí Ấn Minh của Ý Sinh Kim Cương (Manoja-vajriṇi)

Chữ Nhật-la (Jra) là Pháp Trí Ấn Minh của Kim Cương Kế Ly Cát La (Vajra-kīlikīla)

Chữ Sa (Sa) là Pháp Trí Ấn Minh của Ái Kim Cương (Rāga-vajriṇi)

Chữ Đa-phộc (Tva) là Pháp Trí Ấn Minh của Kim Cương Ngạo (Vajramāna)

Chữ Nhược (Jaḥ) là Pháp Trí Ấn Minh của Xuân Kim Cương (Vasanta-vajra)

Chữ Hồng (Hūṃ) là Pháp Trí Ấn Minh của Vân Kim Cương (Megha-vajra)

Chữ Tông (Vaṃ) là Pháp Trí Ấn Minh của Thu Kim Cương (Śarat-vajra)

Chữ Hộc (Hoḥ) là Pháp Trí Ấn Minh của Đông Kim Cương (Śiśira-vajra)

Chữ (Su) là Pháp Trí Ấn Minh của Sắc Kim Cương (Rūpa-vajra)

Chữ La (Ra) là Pháp Trí Ấn Minh của Thanh Kim Cương (Śabda-vajra)

Chữ Đa (Ta) là Pháp Trí Ấn Minh của Hương Kim Cương (Gandha-vajra)

Chữ Tát-đa-tông (Stvaṃ) là Pháp Trí Ấn Minh của Vị Kim Cương (Rasa-vajra)

Mười bảy chữ của Mật Ngôn này tức là chủng tử của mười bảy vị Bồ Tát, liền thành Pháp Mạn Đồ La (Dharma-maṇḍala). Nếu vẽ mỗi một bản hình của Bồ Tát liền thành Đại Mạn Đồ La (Mahā-maṇḍala). Nếu vẽ tiêu xí mà Bản Thánh Giả đã cầm giữ, liền thành Tam Muội Gia Mạn Đồ La (Samaya-manḍala). Như chữ chủng tử lúc trước đều vẽ bản vị liền gọi là Pháp Mạn Đồ La, đều đúc Bản Hình an ở Bản Vị liền thành Yết Ma Mạn Đồ La (Karma-manḍala) Tiếp nói an lập thứ tự phân chia vị trí của Mạn Đồ La. Chính giữa có chín vị trí, Ngoại Viện gia thêm một lớp. Chính giữa an Kim Cương Tát Đỏa, y theo phía trước của Tát Đỏa Bồ Tát an Dục Kim Cương, bên phải an Kế Ly Cát La, phía sau an Ái Lạc Kim Cương, phía trái an Kim Cương Mạn, góc trước mặt bên phải an ý Sinh Kim Cương, góc phía sau bên phải an Kế Ly Cát La, góc phía sau bên trái an Ái Kim Cương, góc phía trước bên trái an Ngạo Kim Cương.

Xong, tiếp Ngoại Viện như lúc trước, thứ tự an bày bốn góc. Bắt đầu an Xuân Kim Cương, tiếp an Vân Kim Cương, tiếp an Thu Kim Cương, tiếp an Đông Kim Cương.

Ngoại Viện: phía trước an Sắc Kim Cương, bên phải an Thanh Kim Cương, phía sau an Hương Kim Cương, bên trái an Vị Kim Cương  Đã an bày xong. Tiếp người tu hành kết Ấn của nhóm Tam Muội Gia, thành Bản Tôn Du Già, gia trì bốn chỗ. Ngũ Phương Phật Quán Đỉnh Bị Giáp, tụng Minh bốn chữ (ND: Tứ Tự Minh là Jaḥ hūṃ vaṃ hoḥ) khiến triệu vào, khiến cột buộc, khiến vui vẻ. Hiến Át Già (ārgha) liền cùng với bốn Ấn tương ứng, vào Tam Ma Địa Niệm Tụng  Hoặc Du Già Sư ngồi ở vị trí chính giữa, trong Tam Ma Địa, như trước bày hàng, liền tụng Chân Ngôn mười bảy chữ (ND: Thập Thất Tự Chân Ngôn là: Oṃ mahāsukha-vajra-satva jaḥ hūṃ vaṃ hoḥ surata stvaṃ), tâm duyên mỗi mỗi câu Thanh Tịnh của Lý Thú, vào mỗi một Môn của Lý Thú, vòng khắp Pháp Giới cho đến vị trí thứ mười bảy, giáp vòng thì quay lại lúc đầu. Dùng Tâm được Tam Ma Địa làm giới hạn, tức gọi là Đại Lạc Bất Không Chân Thật Tu Hành Du Già Nghi Quỹ.

(Phần bên trên là Đại Lạc Bất Không Kim Cương Tát Đỏa Sơ Tập Hội Phẩm)

 

Thời Đức Bạc Già Phạm Tỳ Lô Giá Na Như Lai

Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ) như lúc trước đã giải thích

Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana-tathāgata) gọi là Biến Chiếu Báo Thân Phật.

Ở cõi trời Sắc Cứu Cánh (Akaniṣṭha) thuộc Đệ Tứ Thiền (caturtha-dhyāna) trên đỉnh của cõi Sắc (Rūpa-dhātu), thành Đẳng Chính Giác (Samyaksaṃbuddha) vì các Bồ Tát nói bốn loại Tự Chứng, Tự Giác Thánh Trí, nói bốn Trí Bồ Đề.

Ấy là Kim Cương Bình Đẳng hiện Đẳng Chính Giác dùng sự bền chắc của Đại Bồ Đề Kim Cương (Mahā-bodhi-vajra) giống như A Lại Gia (Ālaya) trong sạch của Như Lai tương ứng với Đại Viên Kính Trí (ādarśa-jñāna), chứng đắc Tam Ma Địa Kiên Cố Vô Lậu hay làm sạch phiền não nhỏ nhiệm của Vô Thủy Vô Minh Địa.

Nghĩa Bình Đẳng hiện Đẳng Chính Giác dùng một Nghĩa Lợi của Đại Bồ Đề Vô Lậu Mạt Na (Anāsrava-manas) thứ bảy cùng với hạt giống Vô Lậu (anāsravabīja) trong A Lại Gia Thức trong sạch (śuddha-ālaya-vijñāna) thứ tám, Năng Duyên (chủ thể của tác dụng nhận biết) Sở Duyên (ālambana: đối tượng khách thể bị nhận biết) bình đẳng. Bình đẳng lìa Năng Thủ (grāhaka:chủ thể của đối tượng nhận thức)Sở Thủ (grāhya:tức là đối tượng) cho nên chứng Bình Đẳng Tính Trí (samatā-jñāna) tuôn ra thân tùy theo sự yêu thích của chúng sinh ấy, giống như ngọc Ma Ni nhiều màu hay làm vô biên nghĩa lợi của hữu tình

Pháp Bình Đẳng hiện Đẳng Chính Giác dùng Tự Tính trong sạch của Đại Bồ Đề giống ý thức trong sạch của (śuddha-mano-vijñāna) Như Lai cùng với Diệu Quán Sát Trí (pratyavekṣaṇā-jñāna) tương ứng, chứng được Bản Tính trong sạch của tất cả Pháp, ở cõi nước Phật trong sạch màu nhiệm, vì các Bồ Tát hay chuyển bánh xe Pháp Vô Thượng.

Tất cả Nghiệp Bình Đẳng hiện Đẳng Chính Giác dùng tất cả Tính phân biệt không phân biệt của Đại Bồ Đề giống năm Thức Vô Lậu (Anāsrava-pañca vijñānāni) của Như Lai cùng với Thành Sở Tác Trí (kṛtyānuṣṭhāna-jñāna) tương ứng, hiện ba Nghiệp cảm hóa, ở cõi nước trong sạch màu nhiệm với Thế Giới tạp nhiễm, tùy thuận các Pháp tự nhiên mà xoay vần làm (nhậm vận) không có công dụng (anābhoga:vô công dụng, tức chẳng mượn công dụng, chẳng chất thêm tạo làm, tự nhiên mà tạo dùng), không có phân biệt (nir-vikalpa:Vô phân biệt, tức buông bỏ tướng của chủ quan khách quan) làm việc của Phật và việc của hữu tình.

Này Kim Cương Thủ! Nếu có nghe bốn Pháp Xuất Sinh này, đọc tụng thọ trì. Giả sử hiện đang làm vô lượng tội nặng đều hay vượt qua hẳn tất cả nẻo ác, cho đến ngồi tại Bồ Đề Đạo Trường, mau hay đúng hạn chứng Vô Thượng Chính Giác  Đức Phật bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát: “Vì hữu tình đời vị lai, nghe Phước Lợi của việc tu Lý Thú trong đây, tâm chẳng do dự hay phát niềm tin trong sạch tu hành, tức ác báo của đời này với đời sau hay chuyển Định Nghiệp, mau chứng Vô Thượng Bồ Đề”

Thời Đức Bạc Già Phạm nói như vậy xong, vì muốn hiển rõ nghĩa này một lần nữa

(Câu này có thể dùng ý hiểu nên chẳng giải thích)

Vui vẻ mỉm cười cầm giữ Trí Quyền Ấn, nói Tâm bình đẳng thuộc Tự Tính của tất cả Pháp.

Vui vẻ mỉm cười cầm giữ Trí Quyền Ấn là việc lạ lùng hiếm có, biểu thị cho người tu hành có đủ các phiền não (kleśa) của tất cả Kết Sử (phiền não cột buộc chúng sinh chẳng cho lìa khỏi sinh tử), vừa mới kết Tỳ Lô Giá Na Đại Trí Ấn, tụng Tâm Chân Ngôn liền ngang đồng với Biến Chiếu Tôn (Vairocana-nātha), tức xứng đáng thọ nhận sự cúng dường thù thắng của tất cả Thế Gian, xứng đáng thọ nhận sự lễ kính của tất cả Như Lai các Đại Bồ Tát. Chính vì thế cho nên có sự mỉm cười này vậy. Ác Tự (Āḥ) Tâm Chân Ngôn chứa đủ bốn chữ làm một Thể.

Chữ A (A) nghĩa là Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta). Như chữ này là chữ trước tiên của tất cả chữ. Ở trong Pháp Đại Thừa, lối nẻo hướng đến Vô Thượng Bồ Đề (Anuttarāṃ-samyaksaṃbuddhi) thì Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) là trước tiên.

Chữ A (Ā) nghĩa là Hành (Caryā). Tức bốn Trí Ấn, trong Du Già Giáo là phương tiện tu hành mau chóng. Do gom chứa tư lương Phước Đức Trí Tuệ, chứng thành Nhân chính của Vô Thượng Bồ Đề

Chữ thứ ba có tiếng rất cao dài, chữ Ám (Aṃ) nghĩa là Giác (Bodhi:hiểu biết rõ rệt, hiểu thấu suốt)

Chữ Ác (Aḥ) thứ tư nghĩa là Niết Bàn (nirvāṇa). Do chặt đứt hai loại

Chướng là Phiền Não Chướng (kleśāvaraṇa: phỉ báng nghi ngờ đường lối dẫn đến Bồ Đề) và Sở Tri Chướng (jñeyāvaraṇa: sự chấp dính vào Pháp đã chứng), chứng được bốn loại viên Tịch (Parinirvāṇa) là:

1_ Tự Tính Thanh Tịnh Niết Bàn (Svabhāva-śuddha-nirvāṇa, hay Pratiṣṭhitanirvāṇa:Thường Trụ Niết Bàn)

2_ Hữu Dư Y Niết Bàn (Sopadhiśeṣa-nirvāṇa)

3_ Vô Dư Y Niết Bàn (Nirupadhiśeṣa-nirvāṇa)

4_ Vô Trụ Niết Bàn (Apraratiṣṭhita-nirvāṇa)

Ba dạng trước thông với Dị Sinh (pṛthag-jana: Phàm phu), Thanh Văn (śrāvaka), Duyên Giác (pratyeka-buddha). Dạng thứ tư chỉ có Đức Phật chứng riêng một mình chẳng đồng với các Thừa khác. Tức chữ thứ tư này là Tự Giác Thánh Trí (tức Thanh

Tịnh Pháp Giới Trí) của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na

Bốn loại Trí Giải Thoát, bên ngoài hiện ra bốn vị Đại Chuyển Luân Bồ Tát là:

1_Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva)

2_ Kim Cương Bảo Bồ Tát (Vajra-ratna-bodhisatva)

3_ Kim Cương Pháp Bồ Tát (Vajra-dharma-bodhisatva)

4_ Kim Cương Yết Ma Bồ Tát (Vajra-karma-bodhisatva)

Người tu hành nên dựng lập Mạn Đồ La (Maṇḍala: Đàn Trường). Chính giữa là Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana-buddha) với vành mặt trời sau lưng, đầu đội mão, đeo chuỗi Anh Lạc, thân khoác áo lụa sa, kết Trí Quyền Ấn, ngồi trên tòa Sư Tử (siṃhāsana), thân như cung đền của mặt trăng (nguyệt điện). Trước mặt Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát (Vajra-satva) với vành mặt trăng sau lưng, đội mão năm Phật, tay phải cầm chày Kim Cương, tay trái cầm cái chuông, ngồi Bán Già. Bên phải Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là Hư Không Tạng Bồ Tát (ākāśa-garbhabodhisatva) với vành trăng sau lưng, tay phải cầm báu Kim Cương, tay trái tác Thí Nguyện, ngồi Bán Già. Phía sau lưng Đức Tỳ Lô Giá Na là Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva), tay trái cầm hoa sen, tay phải làm thế bóc mở hoa, cũng ngồi Bán Già. Ở vành trăng bên trái của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là Kim Cương Yết  Ma Bồ Tát (Vajra-karma-bodhisatva), hai tay làm thế xoay múa để ở trên đỉnh đầu Bốn góc bên trong, an bốn vị Nội Cúng Dường đều như Bản Hình.

Bốn góc bên ngoài để bốn vị Ngoại Cúng Dường, mỗi mỗi đều cầm vật cúng dường của mình (bản cúng dường cụ).

Bốn cửa để Bồ Tát Câu (Aṃkuśa), Sách (Pāśa), Tỏa (sphoṭa), Linh (ghaṃṭa) đều trụ Bản Uy Nghi.

Đức Tỳ Lô Giá Na thành Đẳng Chính Giác do tu bốn loại Du Già Tam Ma Địa là: Tam Ma Địa (Yoga-samādhi) của nhóm Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva), Kim Cương Bảo (vajra-ratna), Kim Cương Pháp (vajra-dharma), Kim Cương Yết Ma (Vajra-karma).

Từ Kim Cương Tát Đỏa đến Yết Ma, thứ tự tuôn ra Bồ Tát của nhóm Hy Hý (Lāśye), Man (Māle), Ca (Gīte), (Nṛtye)

Lại từ bốn vị Nội Cúng Dường, y theo thứ tự tuôn ra bốn vị Ngoại Cúng Dường Bồ Tát của nhóm Hương (Dhūpa), Hoa (Puṣpa), Đăng (āloka), Đồ (Gandha) Lại từ bốn vị Đại Bồ Tát đều tuôn ra Bồ Tát ở bốn cửa (Tứ Môn Bồ Tát: Câu, Sách, Tỏa, Linh)

Bốn loại Mạn Đồ La: Đại Trí, Tam Muội Gia, Pháp, Yết Ma Luân đồng với loại đã nói trong Đại Lạc như lúc trước.

Nếu người tu Du Già thành tựu địa vị của Bát Nhã Lý Thú , ở vị trí chính giữa, liền tụng Tỳ Lô Giá Na Phật Chân Ngôn:

“Phộc nhật-la đà đô, ác” (năm chữ)

Tự làm Bản Tôn Du Già, dùng Tứ Tự Minh triệu thỉnh chúng Thánh của Mạn Đồ La, tụng bốn Pháp Xuất Sinh. Vận tâm, mỗi một sinh ra vòng khắp Pháp Giới, giáp vòng rồi quay trở lại ban đầu, đều dùng năm Trí tương ứng, niệm niệm hay diệt các chướng, nghiệp ác của đời trước, đời này chứng Bồ Tát Địa (Bodhisatva-bhūmi), mười sáu đời sau chứng thành Pháp Thân vô biên của Tỳ Lô Giá Na, hay hiện ở vô lượng các cõi nước Tịnh Uế, Báo (Saṃbhoga), Hóa (Nirmaṇa), hiện chứng Vô Thượng Bồ Đề.

KINH ĐẠI LẠC KIM CƯƠNG BẤT KHÔNG TAM MUỘI GIA
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA LÝ THÚ THÍCH
_QUYỂN THƯỢNG (Hết)_


QUYỂN HẠ

Thời Đức Điều Phục Nan Điều Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở thời Mạt Pháp năm trược trong cõi Diêm Phù Đề, vì điều phục chín mươi lăm (95) loại Ngoại Đạo khác loại, hiện tám Tướng thành Đạo, đều được thọ nhận cảm hóa, đặt vào Phật Đạo, sinh trong tộc tính Thích Ca (Śākya) nên có họ là Thích Ca  Mâu Ni (Muṇi) nghĩa là vắng lặng. Thân khẩu ý vắng lặng nên xưng là Mâu Ni

Ở trong lầu gác Kim Cương Bảo Phong (Vajra-rana-kuṭa) tại cõi Tam Thập Tam Thiên trên đỉnh núi Tu Di (Sumeru) Đức Phật Tỳ Lô Giá Na chuyển luân (Cakra:bánh xe).

Luân (cakra) có bốn loại là Kim Cương Luân (Vajra-cakra), Bảo Luân (Ratnacakra), Pháp Luân (Dharma-cakra), Yết Ma Luân (Karma-cakra)

Bốn Luân ấy đều nhiếp trong hai Luân là Chính Pháp Luân (Saddharma-cakra), Giáo Lệnh Luân (Ādeśana-cakra). Tức Đức Tỳ Lô Giá Na ấy ở cõi Diêm Phù Đề hóa tướng thành Phật cứu độ các Ngoại Đạo. Tức ở đỉnh núi Tu Di hiện bày hình uy mãnh phẫn nộ; giáng phục sự kiêu căng, ngã mạn, sằng bậy tự thị có đủ tất cả Trí của nhóm Ma Hề Thủ La, do tất cả tạp nhiễm của tham sân si huân tập trong Tàng Thức. Vì khiến cho nhóm ấy được trong sạch, lìa các phiền não cho nên hiện bày bàn chân trái, bàn chân phải đạp lên Ma Hề Thủ La (Maheśvara) với Ô Ma Phi (Uma)

Do vào Dục Vô Hý Luận Tính Du Già Tam Ma Địa cho nên đắc được Tính không có hý luận của tất cả Sân (Dveṣa: giận dữ)

Do vào Sân Vô Hý Luận Tính Du Già Tam Ma Địa cho nên đắc được Tính không có hý luận của tất cả Si (Moha)

Do vào Si Vô Hý Luận Tính Du Già Tam Ma Địa cho nên đắc được Tính không có hý luận của tất cả Pháp.

Do Nhất Thiết Pháp Vô Hý Luận Tính Du Già Tam Ma Địa cho nên đắc được Tính không có hý luận của Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Năm loại Trí không có hý luận, thành Giáng Tam Thế Mạn Đồ La (Trailokyavijaya-maṇḍala)

Chính giữa an Giáng Tam Thế (Trailokya-vijaya), ở trước mặt Giáng Tam Thế an Bồ Tát Phẫn Nộ Tát Đỏa (Krodha-satva), phía sau an Bồ Tát Phẫn Nộ Thiện Tai (Krodha-sadhu), bên phải an Bồ Tát Phẫn Nộ Vương (Krodha-rāja), bên trái an Bồ

Tát Phẫn Nộ Ái (Krodha-rāga). Bốn góc bên trong an Phẫn Nộ Nội Cúng Dường. Ở bốn góc bên trong an Phẫn Nộ Ngoại Cúng Dường. Cửa Đông an cung tên, vẽ khế. Cửa Nam an cây kiếm, cửa Tây an bánh xe (luân), cửa Bắc an Tam Cổ Xoa

Mỗi mỗi như bốn loại Mạn Đồ La lúc trước, đều dùng Giáng Phục để làm Tam Ma Địa

Người tu hành muốn giáng phục phiền não oán định thuộc chín Địa (Navabhūmi), ba cõi (trayo dhātavaḥ) cho nên tụng năm loại Lý Thú Bát Nhã không có hý luận trong Đương Bộ.

Muốn giáng phục chư Thiên (Deva), Tần Na Dạ Ca (Vinayāka) với người ác, kẻ gây nguy hại Phật Pháp…vận tâm nhập vào năm loại Vô Hý Luận Du Già Tam Ma Địa (Aprapañca-yoga-samādhi)

Thế nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Kim Cương Thủ rằng: “Nếu có người nghe Lý Thú (Naya) này thọ trì, đọc tụng. Giả sử hại tất cả hữu tình trong ba cõi, chẳng bị đọa vào nẻo ác. Vì điều phục cho nên mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề”

Hại tất cả hữu tình trong ba cõi. Tất cả Hữu Tình do tham (Rāga), sân (Dveṣa), si (moha) làm Nhân (hetu) chịu sự lưu chuyển trong ba cõi. Nếu cùng với Lý Thú tương ứng, liền diệt Nhân luân hồi trong ba cõi. Chính vì thế cho nên “Hại tất cả hữu tình trong ba cõi, chẳng bị đọa vào nẻo ác” là điều phục ba độc của nhóm Tham, cho nên được mau chứng Vô Thượng Bồ Đề, thế nên Đức Như Lai dùng Mật Ý tạo thuyết như vậy.

Thời Kim Cương Thủ Đại Bồ Tát muốn hiển rõ nghĩa này lần nữa, nên cầm giữ Giáng Tam Thế Ấn (Trailokya-vijaya-mudra), dùng khuôn mặt hoa sen (Padmamukha) mỉm cười, rồi chau mày, nhìn mạnh mẽ, hiện ra nanh bén, trụ tướng đứng

Giáng Phục, nói Kim Cương Hồng Ca La Tâm (Vajra-hūṃ-kāra-citta) này

Trì giữ Giáng Tam Thế Ấn, ấy là nghĩa của Ma Hề Thủ La (Đại Tự Tại), do Ấn này được giáng phục, tin trong sạch dẫn vào Phật Đạo.

Dùng khuôn mặt hoa sen mỉm cười, rồi chau mày là Bậc Thánh trụ Nội Tâm cùng với Tâm Bi Mẫn của Quán Tự Tại tương ứng, bên ngoài hiện bày sự giận dữ vậy.

Nhìn mạnh mẽ nghĩa là con mắt giận dữ thứ ba trong bốn loại mắt.

Hiện ra nanh bén là cùng với Kim Cương Dược Xoa Tam Ma Địa (Vajrayakṣa-samādhi) tương ứng.

Trụ tướng đứng Giáng Phục là Giáng Tam Thế Lập Ấn. Hai bàn chân cùng đứng cách nhau năm trách tay, co đầu gối phải, duỗi đầu gối trái, bàn chân phải đạp lên Ma Hề Thủ La (Maheśvara), bàn chân trái đạp lên Ô Ma Phi (Uma)

Người tu hành ấy nếu cùng với Pháp Giáng Phục tương ứng thời như Đại Trí Ấn lúc trước, tụng Nhất Tự Minh [ND: Bài Minh có một chữ là chữ Huṃ (漡)] gia thêm tên của người lúc trước, tưởng người ấy ở ngay bên dưới bàn chân trái, chẳng trải qua bảy ngày tức ba độc với phiền não của người ấy thảy đều được diệt tan.

Người tu hành tác Giáng Phục Tam Thế Bản Tôn Du Già Quán xong tự trụ ở chính giữa Mạn Đồ La, vận tâm bày bốn vị Phẫn Nộ, tám vị Cúng Dường, bốn cửa ở phía trước, bên phải, phía sau, bên trái. Như Bản Giáo, miệng tụng năm Vô Lý Luận Bát Nhã Lý Thú (Aprapañca-prajña-naya), vận tâm khắp Pháp Giới, giáp vòng rồi trở lại ban đầu. Do tu hành này, chứng được vô lượng Tam Ma Địa, gom chứa ngay Phước Đức Trí Tuệ dùng làm thành tư lương của Phật.

Một Phẩm này chỉ thông với người tu Du Già tu Giáng Tam Thế dùng làm Nghi Quỹ. Ngoài ra đều có đủ ở các Quảng Bản.

(Phần bên trên là Giáng Tam Thế Phẩm)

Thời Đức Bạc Già Phạm : Như lúc trước đã giải thích

Được Tự Tính Thanh Tịnh Pháp Tính Như Lai là tên gọi khác của Đức Như Lai Quán Tự Tại Vương (Lokeśvara-rāja-tathāgaga), tức Đức Phật này tên là Vô Lượng Thọ Như Lai (Āmitāyus-tathāgata). Nếu ở cõi nước Phật trong sạch màu nhiệm thì hiện thành thân Phật, trụ ở Thế Giới năm trược tạp nhiễm tức là Bồ Tát Quán Tự Tại (Avalokiteśvara).

Lại có người nói là: “Tức Đức Phật Tỳ Lô Giá Na ấy là Bồ Tát Quán Tự Tại, nói Nhất Thiết Pháp Bình Đẳng Quán Tự Tại Trí Ấn sinh ra Lý Thú của Bát Nhã. Nói bốn loại Pháp Tam Ma Địa chẳng nhiễm tất cả Phiền Não (Kleśa) với Tùy Phiền Não (Anukleśa)

Ấy là: “Tất cả Dục của Thế Gian trong sạch tức tất cả giận dữ (Sân) trong sạch”. Đây tức là Kim Cương Pháp Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-dharmabodhisatva-samādhi)

Ấy là: “Tất cả dơ bẩn (cấu) của Thế Gian trong sạch tức tất cả tội trong sạch”. Đây tức là Kim Cương Lợi Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-tīkṣṇa-bodhisatva-samādhi) Ấy là: “Tất cả Pháp trong sạch tức tất cả hữu tình trong sạch”. Đây tức là Kim Cương Nhân Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-hetu-bodhisatva-samādhi)

Ấy là: “Tất cả Trí Trí của Thế Gian trong sạch tức Bát Nhã Ba La Mật Đa trong sạch”. Đây tức là Kim Cương Ngữ Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-bhāṣa-bodhisatvasamādhi)

Do bậc Du Già được thọ nhận bốn loại Bồ Tát Tam Ma Địa nên ở Thế Gian, Bi Nguyện sinh ở sáu nẻo chẳng bị tất cả phiền não nhiễm ô, giống như hoa sen. Dùng Tam Ma Địa này hay làm sạch các tạp nhiễm.

Chính vì thế cho nên Đức Phật bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng: “Nếu có nghe Lý Thú này rồi thọ trì, đọc tụng, tác ý suy nghĩ. Giả sử trụ ở các Dục, giống như hoa sen chẳng bị các sự dơ bẩn của khách trần gây nhiễm, may chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề”

Người tu hành trì Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chân Ngôn muốn cầu thành tựu

Lý Thú của Bát Nhã, nên dựng lập Mạn Đồ La

Chính giữa vẽ Bồ Tát Quán Tự Tại (Avalokiteśvara-bodhisatva) như hình của Bản Nghi, phía trước an Kim Cương Pháp (Vajra-dharma), bên phải an Kim Cương Lợi (Vajra-tīkṣṇa), bên trái an Kim Cương Nhân (Vajra-hetu), phía sau an Kim Cương Ngữ (Vajra-bhāṣa). Ở bốn góc bên trong bên ngoài đều an bốn vị Cúng Dường Nội Ngoại (4 Nội Cúng Dường và 4 Ngoại Cúng Dường). Ở cửa Đông vẽ hình Thiên Nữ biểu thị cho Tham Dục, cửa Nam vẽ hình con rắn biểu thị cho giận dữ (Sân), cửa Tây vẽ con heo biểu thị cho hình của si mê (Si), cửa Bắc vẽ hoa sen biểu thị cho hình của Niết Bàn.

Được vào Luân Đàn này đến Vô Thượng Bồ Đề thì tất cả các Hoặc (sự mê lầm, chẳng hiểu biết, ngờ vực) đều chẳng thể gây ô nhiễm được.

Hoặc khi tự trụ trong Đàn tác Bản Tôn Du Già, Tâm xếp bày chúng Thánh vây quanh. Dùng Tứ Tự Minh triệu thỉnh, tụng Tâm Chân Ngôn, tụng bốn loại Thanh Tịnh Bát Nhã Lý Thú. Vào mỗi một Môn vòng khắp Pháp Giới, giáp vòng rồi trở lại ban đầu, thành một Pháp Giới, ta người bình đẳng.

Hoặc khi tưởng Hột Lợi Tự Môn (猭_Hrīḥ) trong thân của mình thành hoa sen tám cánh, trong Thai tưởng Kim Cương Pháp (Vajra-dharma), ở trên tám cánh tưởng tám vị Phật

Hoặc khi ở thân của người khác, tưởng chữ Hồng (猲-Hūṃ). Chính giữa chày

Kim Cương Ngũ Cổ ở chỗ cầm nắm, tưởng mười sáu vị Đại Bồ Tát. Dùng Kim Cương của mình cùng với hoa sen ấy, hai Lễ hoà hợp thành, làm Định Tuệ

Thế nên trong Du Già Quảng Phẩm ngầm ý nói: “Hai Căn giao hội, năm Trần thành việc của Đại Phật. Dùng Tam Ma Địa này phụng hiến tất cả Như Lai cũng hay mau diệt tạp nhiễm đã khởi từ tâm hư vọng, mau chứng Pháp Môn trong sạch của Bản Tính”. Chính vì thế cho nên Bồ Tát Quán Tự Tại, tay cầm hoa sen, quán Tính của Như Lai Tạng, ánh sáng trong sạch của Tự Tính trong thân của tất cả Hữu Tình, nơi chẳng thể nhiễm của tất cả Hoặc Nhiễm. Do Bồ Tát Quán Tự Tại gia trì nên được trong sạch lìa dơ bẩn, ngang bằng với bậc Thánh.

Chữ Hột Lợi (Hrīḥ) có đủ bốn chữ thành một Chân Ngôn

Hạ Tự Môn (Ha) nghĩa là Nhân (Hetu) của tất cả Pháp chẳng thể đắc.

La Tự Môn (Ra) nghĩa là tất cả Pháp lìa bụi (Trần_Rajas). Bụi là năm Trần

(Pañca-rajas); cũng gọi là hai loại chấp trước (abhiniveśa): Năng Thủ (grāhaka), Sở Thủ (grāhya)

Y Tự Môn (Ī) là Tự Tại chẳng thể đắc.

Hai điểm chấm, nghĩa là chữ Ác (Aḥ). Chữ Ác gọi là Niết Bàn.

Do giác ngộ các Pháp vốn chẳng sinh, cho nên hai loại Chấp Trước (abhiniveśa) đều xa lìa,chúng sự trong sạch của Pháp Giới (Dharma-dhātu).

Chữ Hột Lợi (Hrīḥ) cũng có nghĩa là tủi thẹn (Tàm: Hrī). Nếu có đủ sự xấu hổ [Tàm (Hrī) Quý (apatrāpya)] chẳng làm tất cả việc chẳng lành, liền đủ tất cả Pháp lành Vô Lậu. Chính vì thế cho nên Liên Hoa Bộ (Padma-kula) cũng có tên là Pháp Bộ (Dharma-kula). Do chữ này gia trì nên ở Thế Giới Cực Lạc (Sukhāvatī): nước,chim, cây, rừng đều diễn Pháp Âm (Dharmasvara) như Quảng Kinh đã nói.

Nếu người trì Chân Ngôn một chữ (Nhất Tự Chân Ngôn) này hay trừ tất cả tai họa, bệnh tật. Sau khi mệnh chung sẽ sinh về cõi nước An Lạc (Sukhāvatī), được Thượng Phẩm Thượng Sinh

Một Phẩm này thông với Hành Giả tu Quán Tự Tại Tâm Chân Ngôn, cũng hay trợ giúp cho người tu Du Già thuộc Bộ khác.

(Phần bên trên là Quán Tự Tại Bồ Tát Bát Nhã Lý Thú Hội Phẩm)

Thời Đức Bạc Già Phạm : Như lúc trước đã giải thích

Nhất Thiết Tam Giới Chủ Như Lai là Đức Phật Bảo Sinh (Ratna-saṃbhavabuddha). Biến hóa của Đức Bảo Sinh tức là Bồ Tát Hư Không Tạng (Ākāśa-garbhabodhisatva)

Lại nói Lý Thú tu hành của vị Bồ Tát này. Nhất Thiết Như Lai Quán Đỉnh Trí Tạng là tên gọi khác của Bồ Tát Hư Không Tạng

Lý Thú của Bát Nhã (Prajña-naya) như lúc trước đã giải thích

Ấy là: Dùng Quán Đỉnh Thí cho nên được địa vị Pháp Vương của ba cõi. Đây tức là Kim Cương Bảo Bồ Tát Tam Ma Địa Hạnh (Vajra-ratna-bodhisatvasamādhi-caryā)

Ấy là: Nghĩa Lợi Thí cho nên được đầy đủ tất cả Ý Nguyện. Đây tức là Kim Cương Quang Bồ Tát Tam Ma Địa Hạnh (Vajra-Teja-bodhisatva-samādhi-caryā) Ấy là: Dùng Pháp Thí cho nên viên mãn tất cả Pháp. Đây tức là Kim Cương Tràng Bồ Tát Tam Ma Địa Hạnh (Vajra-Ketu-bodhisatva-samādhi-caryā) Ấy là: Tư Sinh Thí cho nên được tất cả an vui của thân khẩu ý. Đây tức là Kim  Cương Tiếu Bồ Tát Tam Ma Địa Hạnh (Vajra-Hāsa-bodhisatva-samādhi-caryā) Quán Đỉnh Thí cùng với loại nào? Bậc Du Già tưởng thân của mình là Bồ Tát Hư Không Tạng, dùng báu Kim Cương quán đỉnh tất cả Như Lai Nghĩa Lợi Thí là lanh lẹ ban cho Sa Môn (Śramaṇa) Bà La Môn (Brāhmaṇa) của cải, vật dụng tiêu dùng Pháp Thí (dharma-deśanā) là ban cho mà chẳng hiện hình, cùng với nhóm tám Bộ Trời Rồng nói Pháp.

Tư Sinh Thí là ban cho loài Bàng Sinh

Người tu hành tu Hư Không Tạng Bồ Tát Tam Ma Địa Hạnh (Ākāśa-garbhabodhisatva-samādhi-caryā) cần phải dựng lập Mạn Đồ La của Bản Bồ Tát

Chính giữa Mạn Đồ La vẽ Bồ Tát Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha-bodhisatva) như Bản Hình, phía trước vẽ Kim Cương Bảo (Vajra-ratna), bên phải vẽ Kim Cương Quang (Vajra-teja), bên trái vẽ Kim Cương Tràng (Vajra-ketu), phía sau vẽ kim Cương Tiếu (Vajra-hāsa). Bốn góc của Nội Viện và Ngoại Viện đều bày bốn vị Nội Cúng Dường và bốn vị Ngoại Cúng Dường như Bản Hình. Cửa Đông an chày Kim Cương (Vajra), cửa Nam an báu (Ratna), cửa Tây an hoa sen (Padma), cửa Bắc an cái chuông (Ghaṃṭa)

Người tu hành nếu vào Mạn Đồ La này, sẽ khiến cho người khác trong đời này đều được mọi mong cầu, tất cả phú quý, địa vị. Diệt tất cả nghiệp chướng nghèo túng. Giả sử trộm cắp tất cả vật dụng có chủ, thì một trong sáu phần chẳng bị tội không cho mà lấy, mau chóng đắc được tất cả Tất Địa.

Hoặc khi Du Già Sư ngồi trong Mạn Đồ La, tát Bản Tôn Du Già Quán cùng với chúng Thánh vây quanh. Dùng Tứ Tự Minh thỉnh triệu, liền tụng Tâm Chân Ngôn, bốn loại Lý Thú Môn, vận tâm khắp Pháp Giới, Từ Bi thương xót kẻ nghèo túng, cô độc, kẻ lỡ đường; thường hành Huệ Thí, ba Luân (người cho, kẻ nhận, vật ban cho) trong sạch, tâm không có tham lam keo kiệt, thường cùng với Đẳng Hư Không Tam Ma Địa tương ứng, chẳng lâu sẽ đắc được thân của Bồ Tát Hư Không Tạng.

Thời Bồ Tát Hư Không Tạng muốn hiển rõ nghĩa này lần nữa, cho nên vui vẻ mỉm cười, đem vòng hoa báu Kim Cương cột buộc trên đầu, nói Nhất Thiết Tam Muội Gia Bảo Tâm.

Chữ Đát Lãm (Trāṃ) có đủ bốn chữ, biểu thị cho bốn loại Lý Thú Hạnh  Môn

Chữ Đa (Ta) nghĩa là Chân Như chẳng thể đắc

Chữ La (Ra) nghĩa là lìa bụi

Chữ A (A) là tất cả Pháp xưa nay vốn vắng lặng giống như hư không

Chữ Mãng (Ma) nghĩa là tất cả Pháp không có cái Ta (vô ngã)

Thường cùng với Tâm Chân Ngôn này tương ứng cho nên thân tâm không có ngăn ngại giống như hư không, Pháp Án Đát Đà Na ở trong Bộ này rất mau thành tựu, mong cầu tất cả kho tàng bị che lấp thảy đều hiện ra trước mặt, báu Chân Đà Ma

Ni (Cintā-maṇi) hay mãn Nguyện mong cầu của tất cả chúng sinh Phần bên trên là Hư Không Tạng Phẩm)

Thời Đức Bạc Già Phạm : Như lúc trước đã giải thích

Nhất Thiết Như Lai Trí Ấn Như Lai là tên gọi khác của Đức Bất Không Thành Tựu (Amogha-siddhi)

Lại nói cũng giải thích như lúc trước

Nhất Thiết Như Lai Trí Ấn gia trì là Thân Khẩu Ý Kim Cương của ba Mật Môn

Lý Thú của Bát Nhã (Prajña-naya) như lúc trước đã giải thích

Nói bốn loại Ấn.

Ấy là: Thân Ấn của tất cả Như Lai tức là thân của tất cả Như Lai, là Thân Tam Ma Địa (Samādhi-kāya) của Bồ Tát Kim Cương Nghiệp (Vajra-karma)

Trì giữ Ngữ Ấn của tất cả Như Lai tức được Pháp của tất cả Như Lai. Đây gọi là Tam Ma Địa (Samādhi) của Bồ Tát Kim Cương Hộ (Vajra-rākṣa). Do Tam Ma Địa này hay hộ khắp vô biên hữu tình giới, thường dùng giáp trụ Đại Từ để tự trang nghiêm, đắc được Pháp Thân chẳng hoại như Kim Cương

Trì giữ Tâm Ấn của tất cả Như Lai tức chứng Tam Ma Địa của tất cả Như Lai. Do bậc Chân Ngôn được Tam Ma Địa của Kim Cương Dược Xoa (Vajra-yakṣa) hay khiến dứt hết chủng tử tạp nhiễm, tâm giết hại trong Tàng Thức (ālaya-vijñāna), được Đại Phương Tiện Đại Bi Tam Ma Địa, vì điều phục nên hiện bày thân của Bồ Tát Phẫn Nộ Kim Cương Dược Xoa (Krodha-vajra-yakṣa-kāya)

Trì giữ Kim Cương Ấn của tất cả Như Lai tức thành tựu Tất Địa tối thắng thuộc nghiệp thân khẩu ý của tất cả Như Lai. Do người tu Du Già được Tam Ma Địa của Bồ Tát Kim Cương Quyền (Vajra-saṃdhi) hay thành tựu ba Mật Môn (Triguhya-mukhe) trong tất cả Chân Ngôn Giáo. Thế nên trong Quảng Du Già nói: “Thân khẩu ý Kim Cương hợp thành, gọi là Quyền. Sự cột buộc của tất cả Như Lai gọi là Kim Cương Quyền”

Chính vì thế cho nên Đức Phật bảo Kim Cương Thủ: “Nếu có nghe Lý Thú (Naya) này, thọ trì đọc tụng, tác ý suy nghĩ.

Do trì giữ Thân Ấn (kāya-mudra) được tất cả Thành Tựu (Siddhi)

(câu này ở Công Năng ban đầu của bản Phạn, tại thứ tư của bản Hán)

Do trì giữ Ngữ Ấn (Vāk-mudra) được tất cả Khẩu tự tại (Mukheśvara)

Do trì giữ Tâm Ấn (Citta-mudra) được Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jña-jñāna)

Do trì giữ Kim Cương Ấn (Vajra-mudra) được tất cả sự nghiệp thảy đều thành tựu, mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề.

Người tu hành muốn thành tựu Bát Nhã Lý Thú Du Già nên dựng lập Kim Cương Quyền Mạn Đồ La (Vajra-saṃdhi-maṇḍala)

Chính giữa vẽ Bồ Tát Nhất Thiết Như Lai Quyền (Sarva-tathāgata-saṃdhi), phía trước vẽ Kim Cương Nghiệp (Vajra-karma), bên phải vẽ Kim Cương Hộ (Vajra-rākṣa), bên trái vẽ Kim Cương Dược Xoa (Vajra-yakṣa), phía sau vẽ Kim Cương Quyền (Vajra-saṃdhi). Bốn góc bên trong bên ngoài đều an bốn vị Nội Cúng Dường với bốn vị Ngoại Cúng Dường. Bốn của an bốn vị Bồ Tát, cửa Đông an Nhiễm Kim Cương (Rāga-vajra), cửa Nam an Kim Cương Kế Lê Cát La (Vajrakīlikīla), cửa Tây an Ái Kim Cương (Iṣṭa-vajra), cửa Bắc an Kim Cương Mạn (Vajra-māna)

Hoặc khi bậc Du Già trụ trong Mạn Đồ La, tự tác Bản Tôn Du Già, tưởng các quyến thuộc đều trụ Bản Vị, dùng Tứ Tự Minh triệu thỉnh tất cả chúng Thánh, liền tụng Nhất Tự Chân Ngôn, liền tụng bốn loại Kim Cương Quyền Bát Nhã Lý Thú Ấn, vận tâm mỗi mỗi Môn Lý Thú ngang đồng với Pháp Giới, giáp vòng rồi trở lại ban đầu, tất cả Tam Ma Địa đều được hiện trước mặt.

Chữ Ác (Aḥ) là nghĩa của Niết Bàn, bốn loại Niết Bàn nhiếp trong một chữ.

Bốn loại đã được giải thích như lúc trước.

Thời Đức Bạc Già Phạm vì muốn hiển rõ nghĩa này cho nên vui vẻ mỉm cười, trì giữ Kim Cương Quyền Đại Tam Muội Gia Ấn (Vajra-saṃdhi-mahā-samaya-mudra) nói Nhất Thiết Kiên Cố Kim Cương Ấn Tất Địa Tam Muội Gia Tự Chân Thật Tâm này

Nghĩa của câu như trên, biểu thị cho Đại Trí Ấn, uy nghi của Bản Bồ Tát kèm công năng khen ngợi Ngữ Mật (Vāk-guhya)

Đây là Kim Cương Quyền Bồ Tát Nghi Quỹ

(Phần bên trên là Kim Cương Quyền Lý Thú Hội Phẩm)

Thời Đức Bạc Già Phạm Nhất Thiết Vô hý Luận Như Lai là tên gọi khác của

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī)

Lại nói Lý Thú Bát Nhã (Prajña-naya) của chuyển bánh xe chữ (Kṣarī-cakra: Tự Luân)

Chuyển bánh xe chữ là Tam Ma Địa của năm bánh xe chữ (Ngũ Tự Luân) sở vị chư pháp không dữ vô tự tánh tướng ứng cố giả 。thị Kim Cương giới mạn trà La trung Kim cương lợi Bồ Tát tam-ma-địa 。

Ấy là: Các Pháp trống rỗng (Śūnya: Không) cùng với Vô Tự Tính (asvabhāva: không có Tự Thể của thật tại) tương ứngKim Cương Lợi Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-tīkṣaṇa-bodhisatva-samādhi) trong Kim Cương Giới Mạn Đồ La (Vajradhātu-maṇḍala)

Các Pháp không có tướng (animitta: Vô Tướng) cùng với Tính không có tướng (Vô Tướng Tính) tương ứngPhẫn Nộ Kim Cương Lợi Tam Ma Địa (Krodhavajra-tīkṣaṇa-samādhi) trong Giáng Tam Thế Mạn Đồ La (Trailokya-vijaya- maṇḍala) Các Pháp không có nguyện (apraṇihita: Vô Nguyện) cùng với không có Nguyện (apraṇihita: Vô Nguyện) tương ứngLiên Hoa Lợi Bồ Tát Tam Ma Địa  (Padma-tīkṣṇa-bodhisatva-samādhi) trong Biến Điều Phục Mạn Đồ La

Các Pháp Quang Minh Bát Nhã Ba La Mật Đa Thanh Tịnh Bảo Lợi Bồ Tát Tam Ma Địa (Ratna-tīkṣṇa-bodhisatva-samādhi) trong Nhất Thiết Nghĩa Thành  Tựu Mạn Đồ La (Sarvārtha-siddhi-maṇḍala)

Người tu Du Già thành tựu Bát Nhã Ba La Mật Đa nên lập Mạn Đồ La.

Mạn Đồ La xếp bày hình tám Mạn Đồ La. Ở chính giữa vẽ hình Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử (Mañjuśrī-kumāra), bốn phương an bốn Đức Phật, dùng cây kiếm Hư Không Trí (Gagana-jñāna-khadga) đều buộc trên cánh tay của bốn Đức Phật. Bốn góc ấy để bốn loại Bát Nhã Ba La Mật Ấn, bốn góc bên ngoài an bốn vị Ngoại Cúng Dường. Bốn cửa an bốn loại Khế Ấn, cửa Đông vẽ cây kiếm (Khadga), cửa Nam vẽ Thước Để , cửa Tây vẽ cái Bát (Patra), cửa Bắc vẽ Phạm Giáp

Hoặc khi Du Già Sư ngồi ở trong Mạn Đồ La, tác Bản Tôn Du Già, vận tâm xếp bày chúng Thánh, dùng Tứ Tự Minh triệu thỉnh, tụng Nhất Tự Minh, liền tụng bốn loại Lý Thú của Bát Nhã (Prajña-naya) cùng với Tâm tương ứng, vòng khắp Pháp Giới, giáp vòng rồi trở lại ban đầu, cho đến một tháng, hoặc sáu tháng, một năm, chẳng lâu sẽ được biện tài không ngại, chứng được vô lượng Tam Ma Địa Môn (Samādhi-mukha), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hiện trước mặt.

Thời Văn Thù Sư Lợi Đồng Chân (Mañjuśrī-bhūta-kumāra) muốn hiển rõ nghĩa này lần nữa, cho nên vui vẻ mỉm cười, dùng cây Kiếm của mình khua chém tất cả Như Lai. Xong nói Bát Nhã Ba La Mật Đa Tối Thắng Tâm

Tất cả Hữu Tình từ vô thủy luân hồi cùng với bốn loại Thức (Catur-vijñāna) gom chứa vô lượng hư vọng phiền não, tức là Phàm Phu (pṛthag-jana), tại địa vị của Phàm Phu gọi là Thức (Vijñāna), tham dự vào giòng Thánh cho đến Như Lai Địa thì gọi là Trí (Jñāna)

Dùng bốn Trí Bồ Đề đối trị với bốn loại Vọng Thức (Sự nhận biết hư giả sằng bậy). Vọng Thức đã trừ liền thành thục Pháp Trí (Dharma- Jñāna). Nếu hư vọng chấp Pháp tức thành bệnh Pháp Chấp, thế nên Trí Tăng Bồ Tát dùng bốn loại Kiếm Bát Nhã Ma La Mật của Văn Thù Sư Lợi chặt đứt bốn loại Thành Phật Trí, Năng Thủ, Sở Thủ, Chướng Ngại. Chính vì thế cho nên Văn Thù Sư Lợi hiện khua chém cánh tay của bốn Đức Phật vậy.

Bát Nhã Ba La Mật Tối Thắng Tâm là chữ Am (Aṃ)

Chữ Am (Aṃ) nghĩa là Giác Ngộ. Giác Ngộ có bốn loại là sự giác ngộ của

Thanh Văn, sự giác ngộ của Duyên Giác, sự giác ngộ của Bồ Tát, sự giác ngộ của Như Lai

Câu tên của Giác Ngộ tuy giống nhau, nhưng cạn sâu có khác, tư lương của lợi mình lợi người, lớn nhỏ chẳng đồng. Dùng bốn loại Giác Ngộ nhiếp chung hết tất cả Thế Gian, Xuất Thế Gian, còn trên cả Xuất Thế Gian. Chính vì thế cho nên Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được Pháp Tự Tại (Dharmeśvara) cho nên nói là con của Pháp Vương (Dharma-rāja-putra)

(Phần bên trên là Văn Thù Sư Lợi Lý Thú Phẩm)

Thời Đức Bạc Già Phạm Nhất Thiết Như Lai Nhập Đại Luân Như Lai là tên gọi khác của Bồ Tát Tài Phát Ý (Vajra-heti: Kim Cương Nhân)

Lại nói Lý Thú Bát Nhã của nhập vào Đại Luân (Mahā-cakra)

Đại Luân (Mahā-cakra) là Kim Cương Giới Đại Mạn Đồ La (Vajra-dhātumahā-maṇḍala).

Ấy là: Vào Kim Cương Bình Đẳng liền vào Nhất Thiết Như Lai Pháp Luân (Sarva-tathāgata-dharma-cakra). Do xưng Bát Nhã Lý Thú Kim Cương Luân Tam Ma Địa (Prajña-naya-vajra-cakra-samādhi) này, tức thành nhập vào Kim Cương Giới, thuộc sáu loại Mạn Đồ La của Kim Cương Giới (Trong Lục Chủng Mạn Đồ La Chỉ Quy đã giải thích xong).

Vào Nghĩa Bình Đẳng liền vào Đại Bồ Tát Luân (Mahā-bodhisatva-cakra). Do xưng Bát Nhã Lý Thú Phẫn Nộ Luân (Prajña-naya-krodha-cakra) này tức thành nhập vào Giáng Tam Thế, thuộc mười loại Mạn Đồ La của Giáng Tam Thế (Trong Thập Chủng Chỉ Quy ấy, trước kia đã nói xong)

Vào tất cả Pháp Bình Đẳng liền vào Diệu Pháp Luân (Saddharma-cakra). Do xưng Bát Nhã Lý Thú Liên Hoa Luân Tam Ma Địa (Prajña-naya-Padma-cakrasamādhi) này, tức thành nhập vào Biến Điều Phục, thuộc sáu loại Mạn Đồ La của Biến Điều Phục: Đại, Mật, Vi Tế, Pháp, Nghiệp, Hiến Tứ Nhất Ấn liền thành sáu loại Đàn (Sáu loại như lúc trước, trong Chỉ Quy đã nói xong).

Vào tất cả Nghiệp Bình Đẳng liền vào Nhất Thiết Sự Nghiệp Luân (Sarvakarma-cakra). Do xưng Bát Nhã Lý Thú Yết Ma Luân Tam Ma Địa (Prajña-nayakarma-cakra-samādhi) này, tức thành nhập vào Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu, thuộc sáu loại Mạn Đồ La của Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu

Đại Bồ Tát Tài Phát Tâm Chuyển Pháp Luân đó muốn hiển rõ nghĩa này lần nữa, cho nên vui vẻ mỉm cười, chuyển bánh xe Kim Cương, nói Nhất Thiết Kim Cương Tam Muội Gia Tâm. Như trong nghĩa của câu lúc trước đã nói hình trạng, Đại Trí Ấn của Bồ Tát Kim Cương Luân (Vajra-cakra-bodhisatva)

Kim Cương Tam Muội Gia Tâm là chữ Hồng (hūṃ). Chữ Hồng (hūṃ) có đủ nghĩa của bốn Luân.

Nếu tu Kim Cương Luân Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-cakra-bodhisatva- samādhi) nên dựng lập Mạn Đồ La. Vẽ hình bánh xe có tám cây căm, ngay trong trục bánh xe (luân tề) vẽ Bồ Tát Kim Cương Luân. Ở khoảng giữa tám cây căm, vẽ tám vị Đại Bồ Tát, như lúc trước an bày. Bốn góc bên ngoài của Bát Luân (bánh xe có tám căm) vẽ bốn vị Bồ Tát Ba La Mật. Bốn góc của Nội Viện, an bốn vị Nội Cúng Dường. Bốn góc bên ngoài, an bốn vị Ngoại Cúng Dường. Khoảng cách bên trong, bốn cửa an bốn vị Bồ Tát. Cửa Đông an Bồ Tát Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva), cửa Nam an Giáng Tam Thế Kim Cương (Trailokya-vijaya-vajra), cửa Tây an Bồ

Tát Quán Tự Tại (Avalokiteśvara), cửa Bắc an Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha)

Bậc Du Già phá Tam Muội Gia (Samaya), hoặc A Xà Lê phi Pháp, bị mất địa vị của bậc Thầy. Do dựng lập Luân Đàn này, liền trở lại được địa vị của A Xà Lê như cũ. Tu tất cả Tam Ma Địa, Chân Ngôn mau được thành tựu.

Nếu dẫn Đệ Tử vào, hoặc tự thân vào, liền thành nhập vào tất cả Mạn Đồ La thuộc Thế Gian và Xuất Thế Gian

Hoặc khi Du Già A Xà Lê tự ngồi trong Đàn, vận tâm xếp bày các chúng Thánh, dùng Tứ Tự Minh thỉnh chúng Thánh, liền tụng Nhất Tự Chân Ngôn, tiếp tụng bốn loại Luân Bát Nhã Lý Thú, vận tâm vòng khắp Pháp Giới, chẳng lâu sẽ được như Tỳ  Lô Giá Na Phật Chuyển Pháp Luân Vương

(Phần bên trên là Tài Phát Ý Bồ Tát Lý Thú Phẩm).

Thời Đức Bạc Già Phạm Nhất Thiết Như Lai Chủng Chủng Cúng Dường Tạng Quảng Đại Nghi Thức Như Lai là tên gọi khác của Bồ Tát Hư Không Khố (Gagana-garja)

Lại nói tất cả cúng dường tối thắng sinh ra Lý Thú của Bát Nhã

Ấy là: Phát Tâm Bồ Đề tức là đối với các Như Lai, làm việc cúng dường rộng lớn. Đây là Kim Cương Hy Hý Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-lāsye-bodhisatvasamādhi)

Nghĩa của Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta). Tất cả Như Lai dùng Tâm Bồ Đề để thành

Phật, Tăng Thượng Duyên (adhipati-pratyaya) ưa thích ở vườn Pháp của Tâm Bồ Đề, tự vui cùng với Trí Ba La Mật (Jñāna-pāramitā), cứu tế tất cả chúng sinh tức đối với các Như Lai làm việc cúng dường rộng lớn. Đây là Kim Cương Man Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-māle-bodhisatva-samādhi)

Do Tâm tin trong sạch, nhập vào biển lớn của Phật Pháp, được vòng hoa báu Như Ý bảy báu cứu giúp nhổ bứt tất cả hữu tình mãn tất cả ước nguyện mong cầu, khiến tất cả hữu tình thọ nhận các Giới Phẩm dùng tự trang nghiêm, thọ trì Diệu Điển, tức là đối với các Như Lai làm việc cúng dường rộng lớn. Đây là Kim Cương Ca Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-Gīte-bodhisatva-samādhi)

Do Tam Ma Địa này, ở trong các Tập Hội của Phật, hay hỏi đáp tất cả Bát Nhã Ba La Mật thâm sâu của Đại Thừa. Nơi Bát Nhã Ba La Mật Đa, thọ trì đọc tụng, tự viết chép, suy nghĩ, tu tập mọi loại cúng dường, tức đối với các Như Lai làm việc cúng dường rộng lớn. Đây là Kim Cương Vũ Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-Nṛtyebodhisatva-samādhi)

Do đại tinh tiến, dùng Trí Giải Thoát (Mokṣa-jñāna) của Kim Cương Tỳ Thủ Yết Ma (Vajra-viśva-karma) dạo chơi khắp vô biên Thế Giới. Ở trước mặt chư Phật dùng cúng dường rộng lớn, thỉnh nói tất cả các Tu Đa La (Sutra: Khế Kinh) thuộc nhóm Bát Nhã Ba La Mật của tất cả Phật Pháp. Dùng mười loại Pháp Hạnh (Dharmacaryā), gom chứa ngay hai loại tư lương (Sambhāra): Phước Đức Trí Tuệ, đắc được ba loại Thân (Trikāya).

Vị Bồ Tát này chủ về tất cả Môn Cúng Dường (Pūja-mukhe). Môn Cúng Dường có nhiều loại.

Y theo Giáo của Tô Tất Địa (Susiddhi-kara) có năm loại Cúng Dường. Lại có 12 loại Cúng Dường

Ở trong Du Già Giáo có bốn loại Cúng Dường là: Bồ Đề Tâm Cúng Dường

(Bodhi-citta-pūja), Tư Lương Cúng Dường (sambhāra-pūja), Pháp Cúng Dường (Dharma-pūja), Yết Ma Cúng Dường (Karma-pūja). Là bốn loại Lý Thú Môn như lúc trước

Lại có năm loại Bí Mật Cúng Dường. Lại có tám loại Cúng Dường. Lại có 16

loại Đại Cúng Dường. Lại có 420 loại Tạp Cúng Dường…cho đến tất cả Cúng Dường thảy đều nhiếp vào trong Hư Không Khố Bồ Tát Cúng Dường Nghi Quỹ

Nếu người tu hành muốn cầu thành tựu Hư Không Khố Bồ Tát nên dựng lập Mạn Đồ La.

Chính giữa vẽ Bồ Tát Hư Không Khố (Gagana-garja) với tay phải cầm chày Yết Ma, tay trái tác Kim Cương Quyền đè ở háng bên trái, ngồi Bán Già trong vành trăng. Tám vị Đại Bồ Tát vây quanh. Bốn góc bên trong bên ngoài an tám vị Cúng Dường. Bốn cửa nên để bốn loại báu, cửa Đông để bạc, cửa Nam để vàng, cửa Tây để báu Ma Ni, cửa Bắc để trân châu

Hoặc khi người tu hành ngồi trong Mạn Đồ La, tự tác bản Tôn Du Già, dùng chúng Thánh vây quanh, dùng Tứ Tự Minh triệu thỉnh, trì Nhất Tự Chân Ngôn, liền tụng bốn loại Bát Nhã Lý Thú, vận tâm vòng khắp Pháp Giới, giáp vòng rồi trở lại ban đầu, cho đến khi Tam Ma Địa hiện trước mặt.

Nếu tự mình vào, khiến người khác vào Mạn Đồ La này. Sau đó thọ trì Nhất Tự Chân Ngôn. Hoặc gia thêm mọi loại vật cúng dường của nhóm Hương, Hoa…Nếu hay vận tâm cúng dường Phật Bồ Tát tức vật cúng dường vòng khắp Pháp Giới, trước mặt mỗi một Phật Bồ Tát thành cúng dường rộng lớn.

Thời Bồ Tát Hư Không Khố muốn hiển rõ nghĩa này lần nữa, cho nên vui vẻ mỉm cười, nói Nhất Thiết Sự Nghiệp Bất Không Tam Muội Gia Nhất Thiết Kim Cương Tâm này

Như trước đã giải thích Tâm Chân Ngôn là chữ Án (Oṃ). Chữ Án (Oṃ) nghĩa là ba Thân, cũng gọi là nghĩa Vô Kiến Đỉnh Thượng, cũng gọi là nghĩa vốn chẳng sinh, cũng là nghĩa Như Lai Hào Tướng Công Đức

(Phần bên trên là Hư Không Khố Bồ Tát Lý Thú Phẩm)

Thời Đức Bạc Già Phạm : Như lúc trước đã giải thích

Năng Điều Phục Trì Trí Quyền Như Lai là tên gọi khác của Bồ Tát Tồi Nhất Thiết Ma (Vajra-daṃṣṭra:Kim Cương Nha)

Hoặc nói Nhất Thiết Điều Phục Trí Tạng Bát Nhã Lý Thú

Ấy là: Tất cả hữu tình bình đẳng cho nên phẫn nộ bình đẳngKim Cương Giáng Tam Thế Tam Ma Địa (Vajra-trailokya-vijaya-samādhi). Do Định (samādhi) này điều phục Tha Hóa Tự Tại Ma Vương (Nirmāṇa-rati-māra-rāja) thọ nhận cảm hóa, dẫn vào Phật Đạo.

Tất cả hữu tình điều phục cho nên Phẫn Nộ điều phục. Đây là Bảo Kim Cương Phẫn Nộ Tam Ma Địa (Ratna-vajra-krodha- samādhi) trong Bảo Bộ (Ratnakula). Do Định (samādhi) này hay điều phục Ma Hề Thủ La (Maheśvara) thọ nhận cảm hóa, dẫn vào Phật Đạo.

Tất cả hữu tình là Pháp Tính (Dharmatā) cho nên Phẫn Nộ là Pháp Tính. Đây là Mã Đầu Phẫn Nộ Quán Tự Tại Tam Ma Địa (Hayagrīva-krodha- Avalokiteśvara-samādhi) trong Liên Hoa Bộ (Padma-kula). Do Định (samādhi) này điều phục Phạm Thiên (Brāhma-deva) thọ nhận cảm hóa, dẫn vào Phật Đạo.

Tất cả hữu tình là Kim Cương Tính (Vajrata) cho nên Phẫn Nộ là Kim Cương Tính. Đây là Yết Ma Tam Ma Địa (Karma-samādhi) trong Yết Ma Bộ (Karmakula). Do Định (Samādhi) này điều phục Na La Diên (Nārāyaṇa) thọ nhận cảm hóa, khiến vào Phật Đạo.

Tại vì sao tất cả Hữu Tình điều phục tức là Bồ Đề ? Vốn là Bồ Tát Từ Thị (Maitreya). Do vị Bồ Tát này, bên trong nhập vào Từ Định (Maitre-samādhi) sâu xa, thương xót lo cho chư Thiên khó điều phục nên bên ngoài hiện bày uy mãnh khiến được thọ nhận cảm hóa, dẫn vào Bồ Đề

Thời Tồi Nhất Thiết Ma Đại Bồ Tát muốn hiển rõ nghĩa này lần nữa, cho nên vui vẻ mỉm cười, dùng hình Kim Cương Dược Xoa (Vajra-yakṣa) cầm giữ cái nanh Kim Cương (Vajra-daṃṣṭra) khủng bố tất cả Như Lai

Tất cả Ngoại Đạo, chư Thiên đều có đủ Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha), là Phật vị lai. Vì khiến cho bỏ Tà về Chính cho nên gọi là khủng bố tất cả Như Lai

Như Lai (Tathāgata) là lìa năm sự sợ hãi, được bốn nơi không có sợ, không có điều gì có thể làm cho sợ hãi. Nay chỗ khủng bố, chẳng phải tại quả vị Như Lai mà tại vị trí của Nhân (Hetu)

Đã nói Kim Cương Phẫn Nộ Đại Tiếu Tâm (Vajra-krodha-mahā-hāsa-citta). Đây là Kim Cương Dược Xoa Bồ Tát Đại Trí Ấn (Vajra-yakṣa-bodhisatva-mahājñāna-mudra)

Chữ Hác (殞_Hāḥ) có bốn nghĩa: Nghĩa tất cả Pháp vốn chẳng sinh, nghĩa là Nhân, nghĩa của hai loại Ngã

Do mê mờ Lý tất cả Pháp vốn chẳng sinh làm Nhân của tất cả phiền não. Nhân của phiền não khởi hai loại Ngã là Nhân Ngã, Pháp Ngã. Thế nên tất cả Ngoại Đạo, chư Thiên chấp Ngã, chấp Pháp.

Khiến nhóm ấy điều phục, nhập vào Kim Cương Dược Xoa Tam Ma Địa (Vajrayakṣa-samādhi) tức nghĩ đến Nhất Tự Tâm Chân Ngôn của Bồ Tát này, nhập vào Môn Tất cả Pháp vốn chẳng sinh, liền lìa tất cả Nhân của phiền não. Phiễn não đã lìa xong, liền chứng hai loại Vô Ngã: Nhân Không, Pháp Không, tức hiển hằng sa Công Đức của Chân Như, liền vượt hơn hẳn ba cõi, chín Địa, các Hoặc tạp nhiễm do vọng tâm đã khởi. Chính vì thế gọi là Tồi Nhất Thiết Ma Đại Bồ Tát

Nếu bậc Du Già muốn giáng phục tất cả Ma Oán thuộc Thế Gian và Xuất Thế Gian thì nên dựng lập Kim Cương Dược Xoa Mạn Đồ La (Vajra-yakṣa-maṇḍala) Chính giữa vẽ Bồ Tát Tồi Nhất Thiết Ma (Vajra-yakṣa), phía trước an Ma Vương Thiên Chủ (Māra-rāja-devādhipati), bên phải an Ma Hề Thủ La (Maheśvara), phía sau an Phạm Thiên (Brāhma-deva), bên trái an Na La Diên Thiên (Nārāyaṇa). Bốn góc bên trong nên để Nha Ấn (Daṃṣṭra-mudra) trong bốn Bộ. Bốn góc bên ngoài an bốn vị Ngoại Cúng Dường. Bốn cửa nên để bốn loại Ấn Khế: Cửa Đông vẽ chày Tam Cổ Phẫn Nộ, cửa Nam vẽ báu Kim Cương với ánh sáng lửa rực rỡ, cửa Tây vẽ hoa sen Kim Cương với đủ ánh sáng, cửa Bắc vẽ Yết Ma Kim Cương với ánh sáng tỏa khắp.

Dựng lập Đàn này xong, tự mình vào, khiến người khác vào liền lìa tất cả Oán Địch, người ác, chẳng thể gây hại

Hoặc khi ngồi ở trong Luân tác làm Bản Tôn Du Già, tưởng chúng Thánh vây quanh. Liền tụng Tứ Tự Minh triệu thỉnh chúng Thánh, tiếp tụng Nhất Tự Minh, tụng bốn loại Bát Nhã Lý Thú, khởi tâm Đại Từ đối với Chúng Sinh Giới, vận tâm khắp Pháp Giới, giáp vòng rồi trở lại ban đầu.

Do Tam Ma Địa này tu hành. Giả sử hết tất cả hữu tình trong ba cõi là Ma (Māra) dầu gây chướng nạn cũng chẳng thể làm cho nghiêng động. Tất cả Tất Địa thuộc Thế Gian và Xuất Thế Gian mà người tu hành đã tu, đều được mãn túc. (Phần bên trên là Tồi Nhất Thiết Ma Bồ Tát Lý Thú Phẩm)

Thời Đức Bạc Già Phạm Nhất Thiết Bình Đẳng Kiến Lập Như Lai là tên gọi khác của Bồ Tát Phổ Hiền (Samanta-bhadra)

Lại nói tất cả Pháp Tam Muội Gia tối thắng sinh ra Bát Nhã Lý Thú

Ấy là: Tất cả có tính bình đẳng (samatā) cho nên Bát Nhã Ba La Mật Đa có tính bình đẳngKim Cương Bộ Đại Mạn Đồ La (Vajra-kulāya-maṇḍala). Do vào Mạn Đồ La này, hay hiểu thấu tất cả hữu tình đều có Tính Bất Hoại Kim Cương Phật

Tất cả có Tính Nghĩa Lợi cho nên Bát Nhã Ba La Mật Đa có Tính Nghĩa Lợi. Đây là Bảo Bộ Mạn Đồ La (Ratna-kulāya-maṇḍala). Do vào Mạn Đồ La này, chứng được hằng hà sa Công Đức của Chân Như như hư không.

Tất cả có Pháp Tính (Dharmatā) cho nên Bát Nhã Ba La Mật Đa có Pháp Tính. Đây là Liên Hoa Bộ Mạn Đồ La (Padma-kulāya-maṇḍala). Do vào Mạn Đồ La này, chứng ngộ Pháp Giới trong sạch như hoa sen chẳng nhiễm các Hoặc (Kleśa:phiền não).

Tất cả có Tính sự nghiệp (Karmatā) cho nên Bát Nhã Ba La Mật Đa có Tính sự nghiệp. Đây là Yết Ma Bộ Đại Mạn Đồ La (Karma-kulāya-mahā-maṇḍala). Do vào Mạn Đồ La này, đắc được thân khẩu ý mau chóng đến Tập Hội của Phật trong tất cả Thế Giới ở mười phương, cúng dường rộng lớn.

Nên biết Kim Cương Thủ đó nhập vào Nhất Thiết Như Lai Bồ Tát Tam Muội Gia Gia Trì Tam Ma Địa nói Nhất Thiết Bất Không Tam Muội Gia Tâm: Như lúc trước đã giải thích

Chữ Hồng (Hūṃ) có nghĩa như Phẩm đầu tiên đã giải thích

Bậc Du Già vì thành tựu bốn loại Mạn Đồ La, giáo sắc Ngoại Kim Cương Bộ hoàn thành tất cả Tất Địa của Thế Gian, cần phải dựng lập Mạn Đồ La

Luân Hình của Đàn ấy có ba lớp. Bánh xe ở chính giữa vẽ tám căm, trục xe trước tiên vẽ riêng Bồ Tát Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi) an ở trục ấy, trong tám căm vẽ tám vị Đại Bồ Tát đều hướng đầu ra bên ngoài.

Tiếp lại một lớp, vẽ năm loại chư Thiên của Ngoại Kim Cương Bộ Ấy là: Bốn loại của nhóm Thượng Giới Thiên Vương Na La Diên.

Lại vẽ bốn loại của nhóm Du Không Nhật Thiên.

Lại vẽ bốn loại Trụ Hư Không Tần Na Dạ Ca. Bốn phương đều phối trí với bốn cửa

Lại vẽ bốn loại Trời của nhóm Địa Cư Chủ Tạng

Lại vẽ bốn vị Thần của nhóm Địa Trung Trư Đầu (Thần đầu heo trong lòng đất).

Nhóm như trên từ góc Đông Bắc xoay chuyển theo bên phải xếp bày khiến giáp vòng, đầu đều hướng ra bên ngoài

Lớp thứ ba ấy như năm loại Trời lúc trước, vẽ Phi Hậu phối trí cùng đối với Bản Thiên

Mạn Đồ La này, trước tiên tụng trì Nhất Tự Tâm kèm tu bốn loại Bát Nhã Lý Thú, vận tâm khắp Pháp Giới, giáp vòng rồi trở lại ban đầu, chẳng lâu Thân được đồng với Giáng Tam Thế Kim Cương

Ở trong trục bánh xe (tề luân) dời Bồ Tát Kim Cương Thủ ra, tự mình ở bên trong ấy, tưởng thân của mình làm Giáng Tam Thế Kim Cương Tam Ma Địa, kết năm loại Giáo Sắc Ấn của nhóm ấy, tụng Kim Cương Thủ Nhất Tự Minh, xưng Thiên Chân Ngôn của nhóm ấy cùng hòa tụng, đều được sai khiến (sử dịch) ứng với thành biện, điều mong cầu đều vừa ý.

(Phần bên trên là Giáng Tam Thế Giáo Lệnh Luân Phẩm)

 

Thời Đức Bạc Già Phạm Như Lai là Đức Phật Tỳ Lô Giá Na vậy

Lại nói tất cả hữu tình gia trì Bát Nhã Lý Thú

Ấy là: Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha) của tất cả hữu tình dùng tất cả Ngã của Bồ Tát Phổ Hiền. Tất cả Hữu Tình chẳng lìa Tính Đại Viên Kính Trí (ādarśajñānatā) thế nên Đức Như Lai nói “Như Lai Tạng của tất cả hữu tình dùng Bồ Tát

Phổ Hiền đồng một Thể vậy”

Kim Cương Tạng (Vajra-garbha) của tất cả hữu tình dùng Kim Cương Tạng Quán đỉnh (Vajra-garbha-abhiṣeka). Tất cả hữu tình chẳng lìa Tính Bình Đẳng Tính Trí (samatā-jñānatā) thế nên Đức Như Lai nói “Kim Cương Tạng của tất cả Hữu Tình”

Kim Cương Tạng (Vajra-garbha) tức Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha). Dùng báu Kim Cương đắc được Quán Đỉnh.

Diệu Pháp Tạng (Saddharma-garbha) của tất cả hữu tình hay chuyển tất cả ngữ ngôn. Tất cả hữu tình chẳng lìa Tính Diệu Quán Sát Trí (pratyavekṣaṇā-jñānatā) thế nên Đức Như Lai nói “Diệu Pháp Tạng của tất cả hữu tình”

Diệu Pháp Tạng (Saddharma-garbha) là Bồ Tát Quán Tự Tại (Avalokiteśvara).

Ở Đại Tập Hội của Phật, hay chuyển bánh xe Pháp Yết Ma Tạng (Karma-garbha) của tất cả hữu tình

Yết Ma Tạng (Karma-garbha) tức là Bồ Tát Tỳ Thủ Yết Ma (Viśva-karma)

Tính của Năng Tác, Sở Tác tương ứng. Tất cả hữu tình chẳng lìa Tính Thành Sở Tác Trí (kṛtyānuṣṭhāna-jñānatā) hay làm tám tướng thành Đạo, ba Nghiệp đã làm cảm hóa, khiến các hữu tình điều phục tương ứng.

Bốn loại Trí này tức là bốn vị Đại Bồ Tát hiện Chuyển Luân Vương (Cakravarti-rāja)

Thời Ngoại Kim Cương Bộ muốn hiển rõ nghĩa này lần nữa, cho nên tác tiếng vui vẻ, nói Kim Cượng Tự Tại Tự Chân Thật Tâm

Ngoại Kim Cương Bộ là 25 loại chư Thiên của nhóm Ma Hề Thủ La (Maheśvara)

Tâm Chân Ngôn là chữ Đát Lợi (Tāre).

Chữ Đát (Tā) nghĩa là Chân Như (bhūta-tathatā hay Tathatā). Chân Như có bảy loại là: Lưu Chuyển Chân Như, Thật Tướng Chân Như, Duy Thức Chân Như, An Lập Chân Như, Tà Hạnh Chân Như, Thanh Tịnh Chân Như, Chính Hạnh Chân Như. Chữ Lợi (刑:re) nghĩa là bụi dơ (trần cấu). Bụi dơ nghĩa là năm sự ngăn che [ND: Ngũ cái (pañca āvaraṇāni) gồm có Tham Dục Cái (rāga-āvaraṇa), Sân Khuể Cái (pratigha-āvaraṇa), Hôn Miên Cái (styāna-middha-āvaraṇa), Trạo Cử Ác Tác Cái (auddhatya-kaukṛtya-āvaraṇa), Nghi Cái (vicikitsā-āvaraṇa)] hay che trùm Chân Như, thế nên năm nẻo luân hồi trong vòng sống chết (sinh tử luân). Vì đối trị chư Thiên khó điều phục của nhóm ấy, nên dựng lập năm loại Giải Thoát Luân (vimokṣa-cakra).

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na vì Thế Gian đồng loại nhiếp hóa, nói Ma Hê Thủ La Mạn Đồ La (Maheśvara-maṇḍala).

Chính giữa vẽ Ma Hề Thủ La (Maheśvara) hình Như Lai dùng tám loại Trời vây quanh, Bốn Cúng Dường, bốn cửa đều vẽ Bản Hình.

Nếu y theo Thế Tục thì đây gọi là Ngoại Mạn Đồ La. Nếu y theo Thắng Nghĩa tức là Phổ Hiền Mạn Đồ La (Samanta-bhadra-maṇḍala) dùng Sự hiển nơi cho nên tức Sự tức Lý, Lý Sự chẳng ngại nhau cho nên tức Phám tức Thánh, Tính Tướng đồng một Chân Như vậy.

(Phần bên trên là Ngoại Kim Cương Hội Phẩm)

Bấy giờ bảy vị Mẫu Nữ Thiên đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, Hiến Phụng Câu Triệu Nhiếp Nhập Năng Sát Năng Thành Tam Muội Gia Chân Thật Tâm. Bảy vị Mẫu Nữ Thiên (ND: Sapta-mātṛka-devī gồm có Cāmuṇḍā, Kauverī, Viṣṇavī, Kaumārī, Indrī, Raudrī, Brāhmī) là quyến thuộc của Trời Ma Ha Ca La (Mahā-kāla).

Hiến phụng Câu Triệu là dùng Kim Cương Câu Ấn (Vajrāṃkuśa-mudra) hay triệu các loài hữu tình thuộc tất cả nhóm có hai chân, nhiều chân

Nhiếp Nhập là dùng Kim Cương Sách Ấn (Vajra-pāśa-mudra) dẫn vào Mạn Đồ La với dẫn vào Phật Đạo

Năng Sát là giết hại kẻ hủy hoại Chính Pháp.

Tổn hại nhiều hữu tình là giết hại Tâm chẳng lành.

Năng Thành là khiến cho tu Chân Ngôn Hạnh, lìa chướng nạn của Thế Gian, mau được Tất Địa.

Tam Muội Gia (Samaya) là Bản Thệ của Thiên Nữ ấy.

Chân Thật Tâm là chữ Tỳ Dục (Bhyaḥ)

Chữ Tỳ (Bhi) là Ba Hữu (Tri-bhava:ba cõi Hữu) của tất cả Pháp chẳng thể đắc

Chữ Dục (Yaḥ) là Tất cả Thừa (Yāna) chẳng thể đắc

Do mỗi một loại yêu thích, Thắng Giải của ba Hữu Tình chẳng đồng nhau, thế nên Đứng Như Lai xuất hiện ở đời, nói năm Thừa (Pañca-yāna) là Thiên Thừa (deva-yāna), Phạm Thừa (Brāhma-yāna), Thanh Văn Thừa (śrāvaka-yāna), Duyên Giác Thừa (pratyeka-buddha-yāna), Đại Thừa (Mahā-yāna)

Chính vì thế cho nên Đức Phật trong Kinh Lăng Già (Laṅkāvatāra-sūtra) dùng Già Tha (Gātha: Kệ tụng) nói:

“Cho đến Tâm lưu chuyển.

Ta nói là các Thừa.

Nếu Tâm được chuyển y.

Không xe (vô thừa) với người chở (thừa giả)”

Nhóm Trời này cĩng có Mạn Đồ La.

Chính giữa vẽ Ma Ha Ca La (Mahā-kāla), dùng bảy vị Mẫu Thiên vây quanh.

Đầy đủ như Quảng Kinh đã nói

Ma Ha Ca La (Mahā-kāla) nghĩa là Đại Thời. Thời (Kāla) là ba đời

Nghĩa Không có chướng ngại to lớn (Đại), là Pháp Thân của Tỳ Lô Giá Na không có nơi nào không tràn khắp.

Bảy vị Mẫu Thiên cùng với Phạm Thiên Mẫu biểu thị cho tám vị Cúng Dường

Bồ Tát (Pūja-bodhisatva), dùng Sự hiển Lý vậy

(Phần bên trên là Thất Mẫu Thiên Tập Hội Phẩm)

Khi ấy Ma Độ Yết La Thiên (Madhu-kara-deva : Tác Mật Thiên) gồm ba anh em trai gần gũi lễ bàn chân của Đức Phật, hiến Tự Tâm Chân Ngôn

Ba anh em trai Ma Độ Yết La (Madhu-kara) là tên gọi khác của Phạm Vương (Brahma-rāja), Na La Diên (Nārāyaṇa), Ma Hề Thủ La (Maheśvara)

Chữ Tát Phộc (Svā) gồm chữ Tát (Sa) tức “Tất cả Pháp bình đẳng như hư không”. Chữ Phộc (Va) là “Ngôn thuyết của tất cả Pháp chẳng thể đắc”

Hàng Trời này cũng có Mạn Đồ La. Mạn Đồ La vẽ như hình cây cung, thứ tự vẽ ba vị Trời. Pháp Quỹ Nghi tức như Quảng Kinh đã nói, vì văn quá nhiều nên chẳng dẫn đầy đủ.

Ba vị Trời này biểu thị cho ba Thân của Tam Bảo trong Phật Pháp. Phật Bảo là Kim Cương Tát Đỏa, Pháp Bảo là Quán Tự Tại Bồ Tát, Tăng Bảo là Hư Không Tạng Bồ Tát.

Ba vị này đều từ trong Tâm Bồ Đề tại trái tim của Đức Tỳ Lô Giá Na tuôn ra, cũng gọi là anh em trai của ba Pháp, dùng Sự hiển Lý vậy (Bên trên là Tam Huynh Đệ Tập Hội Phẩm)

Lúc đó bốn chị em Nữ Thiên hiến Tự Tâm Chân Ngôn. Vị thứ nhất tên là Nhạ gia (Jayā), vị thứ hai tên là Vi nhạ gia (Vijayā), vị thứ ba tên là A Nhĩ Đa (Ajitā), vị thứ tư tên là A Ba La Nhĩ Đa (Aparājitā)

Bốn vị Trời này cũng có Mạn Đồ La. Chính giữa vẽ Đô Mưu Lô Thiên (Tumburu), vị Trời này là anh trai của bốn chị em. Đông, Tây, Nam, Bắc đều vẽ một Thiên Nữ. Quỹ Tắc ấy như Quảng Kinh đã nói

Bốn chị em gái biểu thị cho bốn Ba La Mật trong Du Già là Thường Ba La Mật (Jayā ở phương Tây), Lạc Ba La Mật (Vijayā ở phương Nam), Ngã Ba La Mật (Aparājitā ở phương Bắc), Tịnh Ba La Mật (Ajitā ở phương Đông)

Đô Mưu Lô (Tumburu) biểu thị cho Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) Chân Ngôn chữ Hàm (Hāṃ) là “Nhân của tất cả Pháp chẳng thể đắc”. Trong Chân Ngôn ấy có chữ Mãng (Ma) giải thích kỹ lưỡng “Ngã của tất cả Pháp chẳng thể đắc”, tức thành Thật Tướng Bát Nhã Ba La Mật

Nếu muốn tu Pháp của vị Trời này, cùng với một chữ tương ứng, cũng khế hợp với Tam Ma Địa thuộc Thế Gian và Xuất Thế Gian, uy đức tự tại, tất cả người nhìn thấy đều vui vẻ, ngôn từ nói ra mong cầu tất cả đều được thuận theo mạng. (Bên trên là Tứ Tỷ Muội Tập Hội Phẩm)

Bấy giờ Đức Bạc Già Phạm Vô Lượng Vô Biên Cứu Cánh Như Lai là tên gọi khác của Đức Tỳ Lô Giá Na (Vairocana)

Vì muốn gia trì Giáo Lệnh Cứu Cánh Viên Mãn.

Giáo (śāstra) này chỉ Lý Thú Bát Nhã Giáo (Naya-prajña-śāstra)

Lại nói Bình Đẳng Kim Cương (Sama-vajra) sinh ra Bát Nhã Lý Thú(Prajñanaya)

Ấy là: Bát Nhã Ba La Mật Đa vô lượng cho nên tất cả Như Lai vô lượng. Đây hiển Mạn Đồ La trong Kim Cương Bộ (Vajra-kula) đều có đủ năm Bộ. Mỗi một Thánh Chúng có đủ vô lượng Mạn Đồ La, nhóm Tứ Ấn cũng vô lượng vậy

Bát Nhã Ba la Mật Đa vô biên cho nên tất cả Như Lai vô biên. Hiển đủ năm Bộ Mạn Đồ La trong Bảo Bộ (Ratna-kula), nhóm Tứ Ấn cũng vô biên vậy.

Tất cả Pháp có một Tính (Eka-prakṛti) cho nên Bát Nhã Ba La Mật Đa có một Tính

Một Tính (Eka-prakṛti) hiển đủ năm Bộ Mạn Đồ La trong Liên Hoa Bộ (Padmakula), nhóm Tứ Ấn đồng một Tính của Pháp Giới trong sạch .

Tất cả Pháp có Cứu Cánh (uttara) cho nên Bát Nhã Ba La Mật Đa có Cứu Cánh. Hiển đủ năm Bộ Mạn Đồ La trong Yết Ma Bộ (Karma-kula), nhóm Tứ Ấn được đến Cứu Cánh Vô Trụ Niết Bàn

Này Kim Cương Thủ ! Nếu nghe Lý Thú này rồi thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ nghĩa ấy thì người đó đối với Hạnh của Phật Bồ Tát đều được rốt ráo (uttara:cứu cánh)

Mạn Đồ La trong đây rộng lớn như tất cả Giáo Tập Du Già Kinh đã nói, là Tiến Phước Đại Hòa Thượng Kim Nê Du Già Mạn Đồ La vậy. Sở dĩ chẳng nói Tâm Chân Ngôn vì trong Giáo ấy, mỗi một Thánh Chúng đều có Nhất Tự Tâm Chân Ngôn nên chẳng thể ghi chép đủ. Nay lược chỉ phương góc

Thời Đức Bạc Già Phạm Tỳ Lô Giá Na được Nhất Thiết Bí Mật Pháp Tính Vô Hý Luận Như Lai. Sau này sẽ nói năm loại Bí Mật Tam Ma Địa (Pañca-guhyasamādhi)

Lại nói Tối Thắng Vô Sơ Trung Hậu Đại Lạc Kim Cương Bất Không Tam Muội Gia Kim Cương Pháp Tính Bát Nhã Lý Thú.

Ấy là: Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Đại Dục Tối Thắng cho nên được thành tựu Đại Lạc Tối Thắng. Đây là Dục Kim Cương Minh Phi Bồ Tát Tam Ma Địa (Iṣṭa-vajra-vidyā-rājñī-bodhisatva-samādhi)

Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu Đại Lạc Tối Thắng cho nên được thành tựu Đại Bồ Đề Tối Thắng của tất cả Như Lai. Đây là Kim Cương Kế Lê Cát La Minh Phi Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-Kīlikīla-vidyā-rājñī-bodhisatva-samādhi)

Bồ Tát Ma Ha được thành tựu Đại Bồ Đề Tối Thắng của tất cả Như Lai cho nên liền được thành tựu Tồi Đại Lực Ma Tối Thắng của tất cả Như Lai. Đây là Đại Lạc Kim Cương Bất Không Tam Muội Gia Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát Tam Ma Địa (Mahā-sukha-vajrāmogha-samaya-vajra-satva-bodhisatva-samādhi)

Bồ Tát Ma Ha Tát được thành tựu Tồi Đại Lực Ma Tối Thắng của tất cả Như Lai cho nên liền được thành tựu Tự Tại Chủ của khắp ba cõi. Đây là Ái Kim

Cương Minh Phi Bồ Tát Tam Ma Địa (Rāga-vajra-vidyā-rājñī-bodhisatva-samādhi)

Bồ Tát Ma Ha Tát được thành tựu Tự Tại Chủ của khắp ba cõi cho nên liền được tịnh trừ tất cả hữu tình trụ dính trầm luân trong các cõi không dư sót. Dùng Đại Tinh Tiến thường ở sinh tử cứu nhiếp tất cả, lợi ích, an vui, cứu cánh tối thắng…thảy đều thành tựu. Đây là Kim Cương Mạn Minh Phi Bồ Tát Tam Ma Địa  (Vajra-māna-vidyā-rājñī-bodhisatva-samādhi) Năm loại Tam Ma Địa này rất bí mật trong bí mật.

Nay nói Tu Hành Mạn Đồ La Tượng đồng một tòa hoa sen, đồng một hào quang tròn trịa (viên quang).

Chính giữa vẽ Bồ Tát Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva), bên phải vẽ hai loại Minh Phi (vidyā-rājñī) đều y theo Bản Hình, bên trái vẽ hai loại, đủ như là góc Đông Nam thuộc tượng của Kim Nê Mạn Đồ La vậy.

Người tu hành được A Xà Lê quán đỉnh mới có thể tu năm Bí Mật này, đạt được Phước Lợi, nghe rộng chẳng thể nói đủ. Người được Quảng Kinh thì tự mình nên tìm thấy điều ấy.

Bậc Bồ Tát có Thắng Tuệ cho đến tận hết sinh tử, luôn làm lợi cho chúng sinh mà chẳng nhận lấy Niết Bàn. Đây là nghĩa Hạnh Nguyện của Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát Tam Ma Địa. Như văn bên trên, nên biết vậy.

Bát Nhã với Phương Tiện Trí Độ, nơi gia trì các Pháp với chư Hữu…tất cả đều trong sạch. Đây là nhiếp nghĩa Hành Bát Nhã Ba La Mật của Dục Kim Cương

Minh Phi Bồ Tát Tam Ma Địa

Nhóm Dục điều phục Thế Gian khiến được Tịnh Trừ cho nên Hữu Đỉnh với nẻo ác điều phục hết các Hữu. Đây là nhiếp nghĩa Hành Đại Tĩnh Lự của Kim Cương Kế Lê Cát La Minh Phi Tam Ma Địa.

Như Thể của hoa sen vốn trong sạch chẳng bị vấy nhiễm dơ. Tính của các Dục cũng thế, chẳng nhiễm lìa Quần Sinh. Đây là chỗ nhiếp thuộc Hành Đại Bi của Ái Kim Cương Minh Phi Tam Ma Địa

Đại Dục được trong sạch, Đại An Lạc giàu có, ba cõi được Tự Tại, hay làm lợi bền chắc. Đây là chỗ nhiếp thuộc Hành Đại Tinh Tiến của Kim Cương Mạn Minh Phi Tam Ma Địa

Thành Vô Thượng Bồ Đề Yếu Diệu Tốc Tật Pháp Môn tuy có nhiều loại, đều nhiếp bốn loại Pháp. Ấy là:

1_ Đại Tuệ (mahā-prajñā) là Bát Nhã Ba La Mật.

2- Đại Tĩnh Lự (mahā-dhyāna) là Đại Tam Ma Địa

3_ Đại Bi (mahā-kāruṇa) là đối với khổ của sinh tử, chẳng mệt mỏi.

4_ Đại Tinh Tiến (mahā-vīrya) là cứu giúp nhổ bứt vô biên hữu tình, khiến chứng Kim Cương Tát Đỏa.

Chính vì thế cho nên hiện địa vị Tự Tại, đồng một hoa sen, đồng một hào quang tròn trịa, Thể chẳng khác, hỗ trợ Bi Trí, chẳng nhiễm sinh tử, chẳng trụ Niết Bàn

Chính vì thế cho nên Đại Dục được trong sạch (Kim Cương-Vajra), Đại An Lạc giàu có (Bảo_Ratna), ba cõi được Tự Tại (Liên_Padma), hay làm lợi bền chắc (Yết Ma_Karma) liền thành Kim Cương Tát Đỏa, Thân Đại Bi Nguyện Hạnh của Đức Phật Đại Tỳ Lô Giá Na

Nhóm Kim Cương Thủ cho đến mười sáu đời của Đại Bồ Tát được ở địa vị của Như Lai, Chấp Kim Cương. Như lúc trước đã giải thích, có thể hiểu. Chữ Hồng (猲-Hūṃ) cũng giải thích như lúc trước.

Câu năm loại Lành Thay từ Kim Cương Bộ (Vajra-kula) phối trí cho đến Phật Bộ (Buddha-kula)

Kim Cương Tu Đa La (Vajra-sūtra) chỉ Pháp Kim Cương Thừa (Vajra-yāna) của Du Già Giáo (yoga-śastra)

Nghĩa của câu còn lại: Vui vẻ tin nhận, phụng hành là phần Chúc Lụy lưu thông vậy

 

KINH ĐẠI LẠC KIM CƯƠNG BẤT KHÔNG TAM MUỘI GIA
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA LÝ THÚ THÍCH
_QUYỂN HẠ (Hết)_

Dịch xong một Bộ gồm hai quyển vào ngày 10/09/2010