PHẬT NÓI KINH ĐẠI KHỔNG TƯỚC CHÚ VƯƠNG

KINH SỐ 985

Hán dịch: Đời Đường_ Tam Tạng Pháp Sư NGHĨA TỊNH phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

 

QUYỂN THƯỢNG

(PHÁP PHƯƠNG TIỆN TRƯỚC TIÊN)

Bấy giờ Đức Phật bảo A Nan Đà (Ānanda): “Nếu có Bật Sô (Bhikṣu), Bật Sô Ni (Bhikṣuṇī), quốc vương, đại thần, thiện nam tử, thiện nữ nhân…có điều mong cầu, phát Tâm quy mạng Ma Ha Ma Yu Chú Vương thì đầu tiên cần phải làm Pháp Thức Khải Thỉnh Mạng Triệu làm phương tiện trước tiên, sau đó đọc tụng sẽ được tùy Tâm.

Nam mô phật đà dã

Nam mô đạt ma dã

Nam mô tăng già dã

Nam mô bảy đức Phật Chánh Biến Tri đời quá khứ

Nam mô tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát của hàng Từ Thị Bồ Tát

Nam mô Độc Giác, Thanh Văn, bốn Hướng, bốn Quả

Nay con đều kính lễ Thánh Chúng như vậy. Con sẽ đọc tụng Kinh Đại Khổng Tước Chú Vương, các điều cầu thỉnh nguyện đều được vừa ý.

Lại nữa tất cả các chúng Thiên Thần, hoặc ở trên đất, hoặc tại hư không, hoặc trụ trong nước…đều nghe tôi nói. Ấy là: Chư Thiên (Deva) với Rồng (Nāga), A Tu La (Asura), Ma Lâu Đa (Maruta), Yết Lộ Trà (Garuḍa), Kiện Đạt Bà (Gandharva), Khẩn Na La (Kiṃnara), Mạc Hô Lạc Già (Mahoraga), Dược Xoa (Yakṣa), Hạt Lạc Sát Sa (Rākṣasa), Tất Lệ Đa (Preta), Tỳ Xá Già (Piśāca), Bộ Đa (Bhūta), Câu Bàn Trà (Kuṃbhaṇḍa), Bố Đan Na (Putana), Yết Tra Bố Đan Na (Kaṭaputana), Tắc Kiến Đà (Skanda), Ốt Ma Đà (Unmāda), Xa Dạ (Chāya), A Ba Tam Ma La (Apasmara), Ô Tất Đa Lạc Ca (Ostakara) với hết thảy tất cả Quỷ Thần còn lại cũng nên khéo lắng nghe. Ấy là: loài ăn tinh khí, loài ăn bào thai, loài ăn máu, loài ăn thịt, loài ăn dầu mỡ, loài ăn tủy, loài ăn chi tiết, loài ăn sự sống, loài ăn sanh mạng, loài ăn vật cúng tế, loài ăn hơi thở, loài ăn mùi hương, loài ăn tóc, loài ăn bông hoa, loài ăn quả trái, loài ăn ngũ cốc, loài ăn thứ thiêu đốt trong lửa, loài ăn mủ, loài ăn thứ do đại tiện, loài ăn thứ do tiểu tiện, loài ăn nước bọt, loài ăn nước dãi, loài ăn nước mũi, loài ăn thứ dư thừa, loài ăn thứ nôn mửa, loài ăn thứ chẳng sạch, loài ăn nước rỉ chảy ra…

Các nhóm như vậy có Tâm độc hại, rình tìm đoạt mạng của người khác, làm điều không có lợi ích…đều đến nghe tôi đọc tụng Kinh Đại Khổng Tước Chú Vương, xả bỏ hết thảy niệm bạc ác, đều nên phát khởi Tâm Từ Bi hiền thiện, đối với Phật Pháp Tăng sanh niềm tin thanh thịnh.

Nay tôi bày biện hương, hoa, thức ăn uống. Nguyện sanh hoan hỷ, nên nghe tôi nói

“Đát điệt tha: Kha lý, cát la lý, câu bàn trĩ, thương chỉ nễ, kiếm mạt la ỷ nễ, ha lợi để, ha lợi kê thủy, hát lý băng yết lệ, lạm bệ, bát lạt lạm bệ, ca la ba thế, yết lạt du đạt lý, diễm ma độ để, diễm ma hạt lạc sát tử, bộ đa yết lạt tát nễ [Tadyathā:Kāli karali, kumbhaṇḍi, śaṃkhini, kamalākṣi, hārīti, hari-keśi, haripiṅgale, lambe, prālambe, kāla-pāśe, kalaśodari, yamaduṭi, yama-rākṣase, bhūtagrasani]

Tất cả Thiên Thần của các nhóm như vậy đều nên nhận lấy hương hoa, thức ăn uống này…đều phát Tâm hoan hỷ, ủng hộ tôi (họ tên…)[Nếu vì quốc gia hoặc vì người khác mà đọc tụng, liền nên xưng nói tên gọi của người ấy. Bên dưới đều dựa theo đây] và các quyến thuộc… ở tất cả thời, nơi khủng bố, tất cả ách nạn, tất cả bệnh tật, tất cả ưu não, tất cả nơi đói khát, ngục tù cột trói…đều được giải thoát, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm mùa Thu. Chú lực thành tựu, sa ha.

[Một bộ Kinh này cần biết Đại Lệ (luật lệ thông dụng) như là bên cạnh Thể chữ tầm thường có gia thêm bộ Khẩu (口) tức nên búng đường lưỡi, chỉ vì phương này không có Chữ cho nên phải mượn lấy Âm vậy, chữ còn lại có thể y theo Chữ mà nói thẳng ra, chẳng được khinh mạn làm cho thế của tiếng mất Âm gốc, lại chỉ chữ Để này đều làm đường âm của Đinh Lý, chẳng được y theo chữ kêu gọi, tức liền trái ngược với vận của chữ Phạn. Lại khi đọc Chú thời Tiếng đều dài ngắn, Chữ có nặng nhẹ, xem xét bốn âm tiếng mà đọc, cuối cùng cần có Thầy trao truyền mới có thể chính xác được.Lại cần biết thô sơ nghĩa của Chữ hô triệu thì mới có thể tùy theo Tình.

Nếu đến chỗ của Ta (họ tên là….) đều nên trình bày đầy đủ việc đã mong cầu. Có điều Chú Kinh này có Thần Lực lớn, người cầu đều hiệu nghiệm.

Đất của Ngũ Thiên (năm khu vực ở Ấn Độ), mười Châu ở Nam Hải với hơn 20 nước thuộc nhóm Thổ Hóa La ở phương Bắc…không luận Đạo, Tục (Xuất Gia và Tại Gia), Tiểu Thừa hoặc Đại Thừa…đều cùng nhau tôn kính, đọc tụng, cầu thỉnh mong được Phước Lợi, báo ứng chẳng sai.

Chỉ vì Kinh xưa, dịch văn có thiếu sót nên khiến cho Thần Châu chẳng lưu bày nhiều. Tuy gặp tai nạn nhưng người đọc tụng vẫn còn thưa thớt. Cho nên ngày nay gom tìm bản Phạn của các Bộ, nghiên cứu ngọn nguồn, xem xét rõ ràng, dịch thành ba Quyển kèm với quy thức vẽ tượng, Đàn Trường…lợi ích vô biên, truyền lại cho đời vậy]

 

PHẬT NÓI KINH ĐẠI KHỔNG TƯỚC CHÚ VƯƠNG

 

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ: Thế Tôn) ở tại thành Thất La Phiệt (Śrāvastya), rừng Thệ Đa (Jeṭavaṇa), vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍadasyārāma) cùng với chúng Đại Bật Sô (Mahā-bhikṣu) gồm 1250 người đều đến dự. Ở trong trú xứ này có một vị Bật Sô (Bhikṣu) tên là Sa Để (Svāti) tuổi còn nhỏ, xuất gia chưa lâu, mới thọ Cụ Túc, học Giáo Tỳ Nại Gia (Vinaya:Giới Luật) vì Chúng (Saṃgha) phá cây làm chỗ tắm gội. Có con rắn đen lớn từ lỗ hổng của cây khô đột nhiên bò ra, cắn vào ngón chân cái bên phải của vị Bật Sô ấy, khí độc lan khắp thân, choáng váng té xuống đất, miệng xùi nước bọt, hai mắt trợn ngược.

Bấy giờ Cụ Thọ A Nan Đà (Ānanda) thấy hình trạng của vị Bật Sô kia chịu nhiều đau khổ như vậy, liền mau chóng đi đến chỗ của Đức Phật, lễ hai bàn chân của Đức Phật xong, đứng một bên rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Bật Sô Sa Để bị đau khổ lớn…nói lại đầy đủ như bên trên. Đức Như Lai Đại Bi! Làm sao cứu chữa được?”

Nói lời đấy xong. Đức Phật bảo A Nan Đà: “Ông nên trì Đại Khổng Tước Chú Vương mà Ta đã nói, vì Bật Sô Sa Để mà làm ủng hộ, nhiếp thọ che chở nuôi dưỡng Vì vị ấy kết Giới, kết Địa khiến được an ổn, hết thảy sự đau khổ đều được tiêu trừ.

Hoặc bị đao, gậy làm tổn thương, hoặc bị chất độc gây não hại, làm việc chẳng nhiêu ích. Hoặc là Trời (Deva), Rồng (Nāga), A Tô La (Asura), Ma Lâu Đa (Maruta), Yết Lộ Trà (Garuḍa), Kiện Đạt Bà (Gandharva), Khẩn Na La (Kiṃnara),

Mạc Hô Lạc Già (Mahoraga), Dược Xoa (Yakṣa), Hạt Lạc Sát Sa (Rākṣasa), Tất Lệ

Đa (Preta), Tất Xá Già (Piśāca), Bộ Đa (Bhūta), Câu Bàn Trà (Kuṃbhaṇḍa), Bố Đan

Na (Putana), Yết Trá Bố Đan Na (Kaṭaputana), Tắc Kiến Đà (Skanda), Ố Ma Đả

(Unmāda), Xa Dạ (Chāya), A Ba Tam Ma La (Apasmara), Ô Tất Đa Lạc Ca (Ostakara) Nặc Sát Đát La (Nakṣatra), Lê Ba (Ripu). Khi bị nhóm như vậy Chấp Lục (đuổi bắt) thời ủng hộ con…cùng các quyến thuộc.

_Lại có chư Thần: ăn tinh khí, ăn thai, ăn máu, ăn thịt, ăn Chi Cao (dầu mỡ), ăn tủy, ăn chi tiết, ăn sống, ăn mạng, ăn đồ cúng, ăn khí, ăn hương, ăn tóc, ăn hoa, ăn quả, ăn ngũ cốc, ăn lửa thiêu, ăn mủ, ăn đại tiện, ăn tiểu tiện, ăn nước bọt, ăn nước rãi, ăn nước mũi, ăn thức ăn dư thừa, ăn đồ ói mửa, ăn vật bất tịnh, ăn nước chảy rỉ…Khi nhóm này gây não thời đều hộ cho con… cùng các quyến thuộc khiến lìa lo khổ, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu.

_Nếu lại có người làm các Cổ Mị, Yếm Đảo, Chú Thuật, bay đi trong hư không, Cật Lật Để (Krṭyā), Yết Ma Noa (Karmaṇa), Ca Cô Ốt Đà (Kakhordda), Chỉ Lạt Noa (Kiraṇa), Tỳ Đa Trà (Vetaḍa), Át Đà Tỳ Đa Trà (), Chất Giả (Cicca), Tất Lệ Sách Ca (), uống máu tủy của kẻ khác, biến làm người sai khiến, hô triệu Quỷ Thần làm các nghiệp ác, ác thực biến thổ, ác ảnh, ác thị, làm các thư phù hoặc siêu độ ác. Khi có các nhóm ác như vậy hiện ra thời đều hộ con…khiến lìa lo khổ.

_Hoặc lại có các việc kinh sợ: vua, giặc, nước, lửa, binh nước khác đến gây sợ hãi, sợ gặp đói khát, sợ chết không đúng thời, sợ đất chấn động, sợ ác thú đến, sợ tri thức ác, sợ lúc sắp chết. Nhóm sợ hãi như vậy đều hộ con….

_Lại nữa, các bệnh: ghẻ lở, bệnh hủi, mụn nhọt, hắc lào, bệnh trĩ, bệnh lậu, ung thư, da thân khô đen, đau đầu, đau nửa đầu, ăn uống chẳng tiêu, mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, môi, răng nanh, răng, cổ họng, ngực, lưng, hông sườn, eo, bụng, tay chân, chi tiết, chỗ ẩn kín, tâm buồn bực, hạch ở bẹn, bệnh hòn trong bụng, bệnh khô đét gầy ốm, khắp thân bệnh khổ thảy đều trừ hết.

_Hoặc lại bệnh sốt rét: một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến bảy ngày, nửa tháng, một tháng, hoặc lại nhiều ngày liên tiếp, hoặc lại phút chốc, hoặc bệnh thường nóng sốt, bệnh Thiên Tà, bệnh bứu cổ, Quỷ Thần, nóng sốt, trúng gió, vàng da, đàm ẩm (Trong thân thể, nước dịch quá lượng chẳng thâu hóa được, ngưng chảy hoặc chảy rỉ ra ở một bộ phận nào đó gây thành bệnh), hoặc Tổng tập bệnh. Hoặc bị Quỷ dựa, hoặc bị các độc, người với Phi Nhân làm cho trúng độc. Khi các bệnh quá ác như vậy sinh ra thời đều hộ con…cùng các quyến thuộc.

Nay con làm kết Giới kết Địa ấy, tụng trì Chú này đều khiến cho an ổn, sa ha.

Kèm nói Tụng này (Trong Tụng có chữ Nhữ (ngươi). Nếu vì tự thân thì nói rằng khiến cho con)

“Khiến ngươi (nhữ) đêm an ổn

Suốt ngày cũng như thế

Ở trong tất cả Thời

Chư Phật thường hộ niệm”

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: Nhất trì, tỳ trì, chỉ trì, hứ trì, mật trì, nễ trì, a trệ, na trệ, già trệ, độc già trệ, hát trì bạc cụ trì, báng tô tất xá chỉ nễ, a lô hán nễ, ô lô hán nễ, y lệ, mê lệ, yết lệ, để lý để lý, mê lệ mê lệ, điểm mê điểm mê, đỗ mê đỗ mê, nhất trí, mật trí, tì sắt trá thê, nhiếp bát lệ, tì mạt lệ tì mạt lệ, hốt lỗ hốt lỗ, át thuyết mục khí, ca lý ca lý mạc ha ca lý, bát lạt chỉ lật noa kê thí, củ lỗ củ lỗ, phạp bố lỗ, cô lỗ cô lỗ, hô lỗ bà hô lỗ bà, át táp ma, đàm bà đàm bà, độ đàm bà, ma đàm bà, cồ la dã, bệ la dã, bế du bế du, hứ lý hứ lý, mật lý mật lý, để lý để lý, hứ lý hứ lý, tì lý tì lý, chủ lỗ chủ lỗ, mẫu hô mẫu hô mẫu hô mẫu hô mẫu hô (5) mẫu lỗ mẫu lỗ mẫu lỗ mẫu lỗ mẫu lỗ (5) hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ (5) hô hô hô hô hô hô hô hô hô hô (10) bà bà bà bà bà bà bà bà bà bà (10) xà la xà la xà la xà la xà la xà la xà la xà la xà la xà la (10) đàm ma đàm mạt nễ, đáp bả đáp bát nễ, thùy la thùy lạt nễ, bát giả bát giả nễ, trá đỗ tị, yết thiện nễ, bột lý sơn nễ, táp bố trá nễ, đa bát nễ, ba chiết nễ, ha lạt nễ, ca lạt nễ, kiếm bát nễ, mạt đạt nễ, mạn trì đế kế, y mang yết lý, mang yết lý, xa yết lý, thước yết lý thước yết lý, thương yết lý thương yết lý, thùy lạt nễ, độ ma độ mạt nễ, tát độ mê, cồ la dã, tỳ la dã, bát lợi tỳ la dã, nhất lý chỉ tử, sa ha”

Nếu người đọc tụng Kinh nảy, khi đến chỗ này thời tùy theo việc nguyện cầu đều nên xưng nói việc ấy.

Nếu khi hạn hán (đại hạn) thời nguyện xin Trời tuôn mưa.

Nếu khi ngập úng lớn (đại lạo) thời nguyện xin Trời ngưng mưa.

Nếu có binh đao, trộm cướp, bệnh dịch lưu hành, đói khát, thời ác với ách nạn khác thì tùy theo việc cần phải nói rõ, một lòng cầu thỉnh đều được vừa ý.

_A Nan Đà! Lại có tên gọi của các Long Vương, nên khởi Tâm Từ xưng nói tên ấy, thỉnh cầu gia hộ.

Vua Rồng Trì Quốc (Dhṛtarāṣṭra) Ta Từ niệm (Quan tâm yêu thương giúp đỡ)

Y La Bạn Noa (Airavaṇa) thường khởi Từ (Maitra:Yêu thương giúp đỡ)

Tì Lô Bác Xoa (Virūpakṣa) cũng khởi Từ

Hắc Kiều Đáp Ma (Kṛṣṇa-gautamaka)Ta Từ niệm

Vua Rồng Mạt Ni (Maṇi) Ta Từ Mẫn (Lo lắng yêu thương giúp đỡ)

Rồng Bà Tố Chỉ (Vasuki) thường khởi Từ

Vua Rồng Trượng Túc (Daṇḍa-pāda) cũng khởi Từ

Vua Rồng Mãn Hiền (Pūrṇa-bhadra)Ta Từ niệm

Vô Nhiệt Não Trì (Anavatapta), Bà Lâu Noa (Varuṇa)

Mạn Đà Lạc Kê (Manjuruka), Đắc Xoa Ca (Takṣa)

Rồng Nan Đà (Nanda), Ổ Ba Nan Đà (Upananda)

Ta hưng ý Từ đến Rồng ấy

Các Long Vương A Nan Đắc Ca (Ananta)

Chúng Long Vương Bà Tô Mục Khư (Vāsu-mukha)

A Ba La Thị (Aparājita) cũng khởi Từ

Vua Rồng Xâm Ba (Chitvāsta)Ta Từ ái

Đại Ma Na Tư (Mahā-manasvī) Ta Từ niệm

Tiểu Ma Na Tư (Upa-manasvī) cũng khởi Từ

A Bát La La (Apalāla) Ca Lạc Ca (Kālaka)

Thất La Mạt Ni (Śravaṇeraka), Bồ Già Bạn (Bhogava)

Đạt Đệ Mục Khư (Dadhi-mukha) với Mạt Ni (Maṇi)

Bôn Đà Lợi Ca (Puṇḍarīka), Thiêm Bát Để (Diśaṃ-pati)

Cát Cô Đắc Ca (Karkkoṭaka) với Lễ Túc (Śaṃkha-pāla)

Mao Thảm (Kambala), Mã Thắng (Aśvatara) hai thường Từ

Bà Kê Đắc Ca (Śākeṭaka), Quân Tỳ La (Kumbīra)

Châm Mao (Suciroma), Ức Hành (Uraga) các Long Vương

Hiệt Lợi Sa Bà (Ṛṣika) với Ca La (Kāla)

Mãn Nhĩ (Pūrṇa-karṇa), Xa Diện (Śakaṭa-mukha) thường Từ Niệm

Rồng Cô Lạc Ca (Kolaka)Ta Từ niệm

Bà Thư Phất Đa (Vatsīputra), Tô Nan Đà (Sunanda)

Đại Long Vương Y La Bát Đa (Erapatra)

Lam Bộ Lạc Ca (Lamburuka) Ta Từ Mẫn

Vua Rồng Phi Nhân (Amanuṣa) Ta Từ Niệm

Vua Rồng Thượng Nhân (Uttara-manuṣa) cũng như thế

Rồng Miệt Lật Kỳ (Mṛgila) thường khởi Từ

Mục Chân Lân Đà (Mucilinda) Ta Từ Niệm _ Có các Long Vương đi trên đất

Hoặc ngay trong nước, làm Y Chỉ (nơi nương nhờ)

Hoặc lại thường đi ở trong không

Hoặc luôn nương dựa núi Diệu Cao (Sumeru: Núi Tu Di)

Long Vương một đầu, Ta Từ Niệm Cùng với hai đầu, cũng như thế

Như vậy cho đến có nhiều đầu

Nhóm Long Vương này, Ta Từ Niệm

_ Hoặc lại Long Vương không có chân

Các Long Vương hai chân, bốn chân

Hoặc lại thân Long Vương nhiều chân

Đều khởi Tâm Từ cùng hộ niệm

_ Nhóm Long Vương này đủ Uy Đức

Sắc đẹp, sức mạnh có danh tiếng

Khi Trời (Deva) chiến đấu với Tu La (Asura)

Có Đại Thần Thông không lui sợ

Đừng khiến không chân (vô túc) khinh khi Ta

Hai chân cũng không được xâm lăng

Các chúng sinh hai chân, nhiều chân

Thường đối thân Ta, không não xúc (tiếp chạm gây phiền não)

_ Các Rồng (Nāga) với Thần (Devatā), Ta Từ ái

Hoặc ngay trên đất, hoặc trên Không

Thường khiến tất cả các chúng sinh

Đều khởi Tâm Từ cùng hộ niệm

Lại nguyện tất cả loài Hàm Sanh

Hết thảy tất cả các Đại Thần

Thường thấy tất cả điềm tốt lành

Đừng nhìn việc tội ác ngược Tình

_ Ta thường phát khởi nơi Từ Niệm

Khiến họ (các vị Rồng) diệt trừ các ác độc

Nhiêu ích nhiếp thọ, lìa tai ách

Tùy tại lúc nào thường ủng hộ

“Nam mô tốt đổ phật đà dã

Nam mô tốt đổ bồ đại duệ

Nam mô tốt đổ mộc đa dã

Nam mô tốt đổ mộc đái duệ

Nam mô tốt đổ phiến đa dã

Nam mô tốt đổ phiến đái duệ”

 

_ Hết thảy người tịch tĩnh

Hay trừ diệt Pháp ác Kính lễ nhóm như vậy Thường vệ hộ cho con.

Nơi tất cả khủng bố, tất cả não loạn, tất cả tai hại, tất cả bệnh tật, tất cả biến quái, tất cả ác độc, chỗ chẳng lợi ích thảy đều ủng hộ con…cùng các quyến thuộc sống lâu trăm tuỗi (tự nói tên xong, nói việc đã làm)

_ Đức Phật bảo A Nan Đà: “Thời xưa kia, ở mặt nam của núi Tuyết có Khổng Tước Vương (Mayūra-rāja) tên là Kim Quang Minh (Suvarṇāvabhāsa) trụ ở chỗ ấy. Mỗi buổi sáng sớm thường đọc tụng Đại Khổng Tước Chú Vương này thời cả ngày đều an ổn. Khi chiều tối, đọc tụng thời cả đêm đều an ổn.

Chú là (Ở trong Kinh này chỉ là Nam mô (Namo). Nam mô là chữ Phạn nên chẳng được tự ý sửa)

“Nam mô phật đà dã

Nam mô đạt ma dã

Nam mô tăng già dã

Đát điệt tha: hô hô hô hô hô hô (6) na già lệ lệ lệ, đàm bà lệ lệ lệ, hô dã hô dã, tì thệ dã tì thệ dã, độ tô độ tô, cũ lỗ cũ lỗ, y la mê la, nhất lý mê la, trất lý mê la, y lý mật đế, để lý mật đế, y lý để lý mật đế, đàm bệ tô đàm bệ, đổ tốt đa, cồ la bệ la, triệp bát la, tì mạt la, nhất trất lý, bật trất lý, tì trất lý.

Nam mô tốt đổ phật đà nam ha la đà la. Nguyện mãn điều đã mong cầu.

Con tên là…cùng các quyến thuộc nói việc đã mong cầu (thuận trời mưa…)

Nam mô phật đà nam, sa ha”

_A Nan Đà! Khổng Tước Vương (Mayūra-rāja) ấy có một lúc quên tụng Đại Khổng Tước Chú Vương này để làm ủng hộ, bèn đem Chúng, phần lớn là Khổng Tước Cung Nữ…từ rừng này đến rừng kia, từ núi này đến núi nọ để vui chơi, ham ưa dâm ái, mê man phóng dật vào trong hang núi cho là nơi an ổn, bị thợ săn là oan gia rình tìm dịp thuận tiện liền dùng dây bắt chim cột trói. Khi Khổng Tước Vương bị cột trói thời nhớ lại Bổn Chính Niệm, như câu từ lúc trước, tụng Đại Khổng Tước Chú Vương thì ở chỗ bị cột trói được tự nhiên giải thoát, quyến thuộc an ổn, trở về chỗ ở lúc trước.

Lại liền nói Đà La Ni Chú này là:

“Nam mô phật đà dã

Nam mô đạt ma dã

Nam mô tăng già dã

Nam mô tô bạt noa bà tát tả, ma du lợi, hạt la thận nhã

Nam mô mạc ha ma du lợi kỷ, tỉ địa la thận nhã

Đát điệt tha: tất thê tô tất thê, mô chiết nễ, mộc sát nễ, mộc đế tỳ mộc để, a mạt lệ, tì mạt lệ, niết mạt lệ, ban đạt lệ, mang yết lệ, hứ lan nhã yết tỳ, hạt lạt đát na yết tỳ, bạt điệt lệ, tô bạt điệt lệ, tam mạn đa bạt điệt lệ, tát bà át tha, sa đãn nễ, bát la ma át tha, sa đãn nễ, tát bà nại tha sa đãn nễ, tát bà mang yết la, sa đãn nễ, mạt nại tử, ma nại tử, mạc ha ma nại tử, át bộ đế, át trất bộ đế, át tốt đế, át lạt thệ, tì lạt thệ, tì mạt lệ, a mật lật đế, a mạt lệ, a mạt lạt nễ, bạt la ham mê, bạt la ham ma sa lệ, bộ liệt nê, bộ liệt noa, mạn nô lạt thế, a mật lật đa, tăng thị phạt nễ, thất lợi bạt điệt lệ, chiên điệt lệ, chiên đạt bát lạt bề, tô lợi duệ, tô lợi da thiên đế, tỳ đa bà duệ, tô phạt nê, bạt la ham ma cồ tỉ, bạt la ham ma thọ suất đế, tát bạt đát la, a bát để hát đế, sa ha.

Nam mô tát bà phật đà nam, sa tất để

Con tên là…cùng các quyến thuộc, nguyện mãn sự mong cầu, thường được ủng hộ, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu

Hốt chỉ, du chỉ, cụ chỉ, mẫu chi, sa ha”

 

Con tên là…cùng các quyến thuộc, nguyện mãn sự mong cầu, thường được ủng hộ, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu huci, guci, ghuci, muci, svāhā)

_Lại nữa A Nan Đà! Kim Quang Minh Khổng Tước Vương xưa kia đâu là ai khác, chính là thân Ta. Nay Ta lại nói Đại Khổng Tước Chú Vương Tâm Chú.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: nhất để, mật để, để lý mật để, để lý mật lý, mật để để lý, mật lý mật lý, để lý để lý, mật lệ trất lý điểm nhĩ, tô đam bà, đam bà tô bạt giả, chỉ lý chỉ tử dã, tần na mê trì

Nam mô phật đà nam, chất lật yết tử, ban lan đa mộ lệ, y để ha la, lô hứ đa, mộ lệ, đam bà, am bà, củ trí, củ nại trí, củ củ nại trí, để la quân đỗ nại để

Con tên là…cùng các quyến thuộc, nguyện mãn sự mong cầu, thường được ủng hộ, sống lâu trăm tuổi.

Nhất lý, mật lý, chỉ lý, mật lý, kê lý, mê lý, kê đổ mộ lệ, đỗ đàm bệ, tô đạt la mê trệ, đạt lợi mê, tam đổ phạt đế, bộ sa phạt đế, bộ tát la, bộ tát la, y na phạt tát đát lạc kê, nại yết la, nại yết lý mê, khư lý mạt la cật lệ, nhất trí, tát chiết lệ, đam

bệ, đổ đam bệ, át nại đế, bát lạt nại đế, át na nại đế, át na mô hát lệ Con tên là…cùng các quyến thuộc, nguyện mãn sự mong cầu

Na la diễn nê, ba la diễn nê, hát lợi đa lý, quân đa lý, y lý mật để, chỉ lý mật tất để, cát để lý mật để, y mê tất điện đổ, đạt la di la, mạn đát la bát đả, sa ha”

 

Con tên là…cùng các quyến thuộc, nguyện mãn sự mong cầu

A Nan Đà! Đại Khổng Tước Chú Vương Tâm Chú này. Nếu lại có người muốn vào làng xóm nên nhớ niệm tụng. Hoặc đến nơi A Lan Nhã tịch tĩnh, hoặc ở đường lớn, hoặc đi ở chỗ chẳng phải là con đường (phi đạo). Hoặc vào cung vua, nơi có giặc cướp, đấu tranh, nước, lửa, oan gia với ứng đối Đại Chúng. Hoặc bị trúng độc do rắn rít cắn…Hết thảy sự sợ hãi, phong , nhiệt, đàm ẩm hoặc ba bệnh hợp lại, hoặc 404 bệnh….nếu mỗi một bệnh sanh ra liền nên niệm tụng. Hoặc khi khổ não đến đều có thể nhớ trì. Tại sao thế? A Nan Đà! Nếu lại có người đáng bị tội chết thì chỉ bị xử phạt mà được thoát, đáng bị phạt thì bị gậy đánh nhẹ mà được thoát, đáng bị gậy đánh nhẹ thì chỉ bị chửi mắng mà được thoát, đáng bị chửi mắng thì chỉ bị la rầy mà được thoát, đáng bị la rầy thì tự nhiên được thoát, tất cả ưu não thảy đều tiêu diệt.

_Lại nữa, A Nan Đà! Lại có Minh Chú, ông nên thọ trì.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: chỉ lý, nhĩ lý, cát lý nhĩ lý, kê đổ mộ lệ, bộ tát đế, bộ sa hiệt lợi nễ, bộ đà nê, bộ đà hạt lạt nễ, kê phạt đế, kê phạt trá mộ lệ, y trí, nhiếp phạt lệ, đam bệ đam bệ, tất lê mê, yết lệ, a phạt đế, bát lợi phạt đế

Con tên là…cùng các quyến thuộc thành tựu Chú Lực, nguyện mãn điều mong cầu

Nam mô bạc già phạt đô, nhất trí trí ca da, nhân đạt la, cồ tử ca da, a phiến nê, ba phiến nê, ba tán nễ củ lệ, kiếp tất la mật đế, nhất lý mật đế

Nam mô bạc già phạt đô, phật đà dã, tất điện đổ mê

Con tên là…cùng các quyến thuộc thành tựu Chú Lực, sa ha”

 

Con tên là…cùng các quyến thuộc thành tựu Chú Lực, sa ha)

A Nan Đà! Đại Khổng Tước Chú Vương này là điều mà chư Phật đã nói, thường nên thọ trì, tự xưng, dùng tên gọi để cầu cứu hộ, nguyện luôn nhiếp thọ trừ các sự sợ hãi, đao, gậy, xiềng xích, cùm trói…Các khổ như vậy đều mong giải thoát, thường gặp lợi ích, chẳng thấy suy não, sống lâu trăm tuổi

_A Nan Đà! Ta chẳng thấy có người, Trời, Ma, Phạm, Sa Môn, Bà La Môn, tất cả Thế Gian…nếu hay đọc tụng Đại Khổng Tước Chú Vương này để tự ủng hộ, cầu thương nhiếp thọ, nguyện được an lạc, kết Giới kết Địa, một lòng thọ trì thì không có ai có thể đi đến gây não hại được.

Ấy là: Hoặc Trời, vợ Trời, con trai của Trời, con gái của Trời với cha mẹ của Trời và bạn bè thân thuộc.

Hoặc Rồng, vợ Rồng, con trai của Rồng, con gái của Rồng với cha mẹ của Rồng và bạn bè thân thuộc.

Hoặc A Tô La với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Ma Lâu La với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc. Hoặc Yết Lộ Trà với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Kiện Đạt Bà với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Khẩn Na La với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Mạc Hô Lạc Già với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Dược Xoa với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc La Sát với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Tất Lệ Đa với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Tất Xá Già với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Bộ Đa với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Câu Bàn Trà với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Bố Đan Na với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Yết Trá Bố Đan Na với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Tắc Kiến Đà với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Ốt Ma Đà với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Xa Dạ với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc A Ba Tam Ma La với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Hoặc Ô Tất Đa Ba La với vợ, con trai, con gái, cha mẹ, bạn bè thân thuộc.

Như vậy Trời, Rồng, Dược Xoa với các Quỷ Thần, hết thảy thân quyến, bạn bè, thân bằng, quyến thuộc thường rình rập con người, tìm kiếm lỗi lầm phát khởi bệnh ác. Nhóm Trời, Rồng, Quỷ Thần này tuy có Tâm ác nhưng chẳng thể gây não hại cho người này. Tại sao thế? Do thường tụng trì Minh Chú này cho nên nhóm Trời, Rồng, với Quỷ Thần gây não hại đấy nếu quay về bổn xứ thì chẳng cho nhập vào Chúng

Nếu có loài làm trái ngược với Bổn Minh Thần Chú này, vượt qua Giới Pháp thì cái đầu bị phá vỡ làm bảy phần giống như ngọn cây Lan Hương [Tiếng Phạn là Át Đỗ Ca Mạn Chiết Lợi (Arjaka-mañjarī), Át Xã Ca Lan Hương, Mạn Chiết Lợi Sao…. Xưa kia dịch là cành cây A Lê, tức không rõ âm gốc, lại chẳng biết việc ấy cho nên dẫn đến sự sai lầm lâu dài nhưng hỏi ra thì Phương Tây (Ấn Độ) không có cây A Lê]

_Lại nữa A Nan Đà! Lại có Minh Chú , nên thọ trì Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: y lý, nhĩ lý, chỉ lý, nhĩ lý, kiên chỉ độc đế, mục đế, tô mục đế, át trà, na trà, tốt na trà, tất điện đổ

Con…cùng các quyến thuộc (nói việc mong cầu, nguyện khỏi bệnh…)

A la, ba la cồ đỗ hứ ca, y lý nhĩ lý, tần thị lý ca, ốt độc ca, ốt tra độc ca, ca đạt đổ, ca đạt đổ ca, y lý nhĩ lý, để lý nhĩ lý, tam mạn đa, đa cật lật đoả, hô lỗ hô lỗ, hứ lý hứ lý, nhĩ lý nhĩ lý, bỉ lý bỉ lý, chỉ lý chỉ lý, thi lợi sư noa mộ sam, chủ lỗ chủ lỗ chủ lỗ chủ lỗ, chiết la chiết la, chỉ lý chỉ lý, chủ lỗ chủ lỗ, tì trí tì trí, thức xí thức xí, nhất trí, tì trí, xí xí xí xí, hốt thọ hốt thọ hốt thọ hốt thọ hốt thọ hốt thọ hốt thọ hốt thọ hốt thọ hốt thọ, ma la ma la, hát la hát lạt nị, chiêm tỳ bát lạt chiêm tỳ, đột sắt trá bát la đột sắt trá, chiêm tỳ nhĩ

Con tên là….cùng các quyến thuộc thảy đều ủng hộ, khiến được an ổn, kết

Giới kết Địa, sống lâu trăm tuổi, thành tựu Chú Pháp, sa ha”

Con…cùng các quyến thuộc (nói việc mong cầu, nguyện khỏi bệnh…)

Con tên là….cùng các quyến thuộc thảy đều ủng hộ, khiến được an ổn, kết Giới kết Địa, sống lâu trăm tuổi, thành tựu Chú Pháp, sa ha)

_Lại nói Chú là:

“Đát điệt tha: chất trất lệ, chất thất lệ mộ lệ, hát lệ hát la ma lệ, phát lệ phát la ma lệ, khu lỗ khu lỗ khu lỗ khu lỗ khu lỗ khu lỗ, độ lỗ khu lỗ, khư la phạt lỗ noa, tì lệ tì lệ, đà đích đà đích, a lỗ mạt lỗ, tốt lỗ tốt lỗ

Diệt trừ các độc với loài khởi Tâm ác, chất độc của rễ, chất động của răng với răng nanh, các chất độc trong thức ăn uống. Nguyện dùng Từ Quang của Phật diệt trừ độc hại

Tốt lỗ tốt lộc kê, bạt la bạc lạc kê, bạc lợi kê, tỳ lý hứ lý

Diệt trừ các độc, không có tất cả độc nào có thể gây xâm hại Bảy Phật, các Thế Tôn

Chánh Biến Tri Giác Giả

Cùng với chúng Thanh Văn

Uy Quang diệt các độc

Y la, mê la, y lý mê la, để lý để lý mê la, để ha độ ha, tì ma độ, ma để la, vị thể ma độ, ma ma, tốt kiếm bà, tốn bà đam bà, tam ma đam bà, a trệ, na trệ, để la quân xà na trệ

Con….thành tựu hết thảy sự nghiệp, ở tất cả thời con thường Từ Niệm tất cả chúng sanh

Y lý cát tứ, bộ tát trệ, bộ đà hiệt lợi nễ, kê phạt đắc, kê kê phạt đắc ca, mộ lệ, nhất để, nhiếp phạt lệ, đam tỳ đam tỳ, tất lợi mê yết lệ, a phạt trí, bát lợi phạt trí

Nam mô bạc già phạt đô. Nguyện mãn điều mong cầu (Tức có thể ân cần xưng nói việc ấy)

Nhân đạt la, nhất để trá dã, cồ xã hứ ca dã, bật lăng già lý ca dã, át lệ đát lệ, quân đát lệ, át trí, nại trí, củ nại trí, a thiết nê, ba thiết nê, ba bả ni câu lệ.

Nam mô phật đà nam, bạc già phạt diêm

Con…thành tựu, nguyện mãn điều đã mong cầu, sa ha”

(Tadyathā: citre, cittra-māle, hale hala-māle, phale phala-māle, kuru kuru kuru kuru kuru, dhuru kuru, kharavaruṇe, vīre vīre, dadhā dadhā, aru maru, suru suru

Diệt trừ các độc với loài khởi Tâm ác, chất độc của rễ, chất động của răng với răng nanh, các chất độc trong thức ăn uống. Nguyện dùng Từ Quang của Phật diệt trừ độc hại

Diệt trừ các độc, không có tất cả độc nào có thể gây xâm hại

Bảy Phật, các Thế Tôn

Chánh Biến Tri Giác Giả

Cùng với chúng Thanh Văn Uy Quang diệt các độc

 

Con….thành tựu hết thảy sự nghiệp, ở tất cả thời con thường Từ Niệm tất cả chúng sanh

 

Nguyện mãn điều mong cầu (Tức có thể ân cần xưng nói việc ấy)

Con…thành tựu, nguyện mãn điều đã mong cầu, sa ha)

_Nam mô Tỳ Bát Thi (Vipa’syìn)

Ngồi dưới cây Vô Ưu (Aśoka)

_Kính lễ Thi Khí Phật (Śikhìn-buddha)

Y chỉ Bôn Đà Lợi (Puṇḍarī)

_Tỳ Xá Phù Như Lai (Vi’svabhū-tathāgata)

Trụ tại cây Sa La (Śāla)

_Câu Lưu Tôn Đà Phật (Krakucchanda-buddha)

Dưới cây Thi Lợi Sa (Śirīṣa)

_Đại Sư Yết Nặc Ca (Kanakamunïi)

Cây Ô Đàm Bạt La (Udumbara)

_Thiện Thệ Ca Nhiếp Ba (Kaøśyapa)

Y Nịch Cũ Lộ Đà (Nyagrodha)

_Thích Ca Mâu Ni Phật (‘Saøkyamunïi-buddha)

Dòng Thánh, Kiều Đáp Ma (Gautāma)

Ngồi ở cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa)

Chứng Vô Thượng Chính Giác (Anuttarā-samyaksaṃbuddha)

_Các Thế Tôn nhóm đấy

Đều đủ Uy Đức lớn

Các Thiên Chúng nơi ấy

Đều sanh Tâm tin kính

Các nhóm Thiên Thần này

Đều sanh niệm hoan hỷ

Khiến con thường an ổn

Xa lìa nơi suy ách

 

_Bảy Đức Phật Thế Tôn đã nói Chú là:

“Đát điệt tha: y lý nhĩ lý, kê lý chất lý, kê lý bồ lý, ô đà la, tốt đỗ mô thê, độ tát la, hô hô, yết lan thệ, yết lan thệ mộ lệ, y trí nhiếp phạt đa, củ đổ lý, na la diễn nễ, bát thiết nễ, bát thiết bát thiết nễ, kiếp tất la bà tốt đổ, y lý bà.

Nguyện con…thành tựu

Đạt la nhĩ trà, mạn đát la bát đả, sa ha”

Nguyện con…thành tựu

_Lại nữa A Nan Đà! Có Đại Dược Danh Chú là điều mà Tác Ha Thế Giới Chủ Phạm Thiên Vương (Sāhaṃpati-brahma-devarāja), Thiên Đế Thích (Śakradevānāṃ-indra), bốn Đại Thiên Vương (Catvāsraḥ mahā-rājikāḥ), hai mươi tám loại Dược Xoa Đại Tướng cùng tuyên nói. Nếu có người nam, người nữ thọ trì Đại Dược Danh như vậy thời hết thảy kẻ có Tâm ác muốn gây não hại sẽ khiến cho cái đầu của người ác ấy bị phá vỡ thành bảy phần giống như ngọn cây Lan Hương Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: kê lật để mộ lệ, y lâu mộ lệ, tam mạn đa mộ lệ, nại trà, nại trệ, a trệ na trệ, củ xả na trệ, nhất đế mật đế, ba lỗ, át la trạch ca, mạt la trạch ca, y lý cát chỉ lý, cồ đỗ hán na, ô tra đỗ ma, tần na bệ trà”

(Tadyathā: Kīrtti mūle, eru mūle, samanta mūle, naṭṭa naṭṭe, āḍenāḍe, kuśa naṭṭe, iṭṭe miṭṭe, paru, araḍakā, maraḍaka, ilikisi cili, godohikā, uddundhumā, bhinnameḍa).

_Nam mô bột đà nam

Nam mô Đại Giác, chư Như Lai

Ngươi, hai chân an ổn

Bốn chân cũng như thế

Khi đi đường thời an

Quay về được an lạc

Ban đêm được an ổn

Ban ngày cũng như thế

Thường không có xúc não

Không gặp các tội ác

Tất cả ngày đều tốt

Mọi ngôi sao cát tường

Đại uy thần chư Phật

La Hán trừ mọi Lậu (Sự chảy rỉ, tên gọi khác của phiền não) Dùng lời chân thật này Nguyện con thường an lạc.

A Nan Đà! Nếu có đọc tụng Chú thời nói lời như vầy: “Đại Khổng Tước Chú Vương này là điều mà Đức Phật đã nói. Nguyện dùng Thần Lực thường ủng hộ con, nhiêu ích nhiếp thọ làm nơi Quy Y, an ổn tịch tĩnh không có các tai hoạn. Đao, gậy, thuốc độc không thể xâm tổn. Nay con y theo Pháp kết Giới kết Địa, trừ các ưu não, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu (Nên biết lời này thông dụng ở tất cả nơi chốn)

_Lại nữa A Nan Đà! Hết thảy Dược Xoa với Đại Dược Xoa Vương trụ trong biển lớn, tại núi Diệu Cao (Sumeru: Núi Tu Di) với ở núi khác, hoặc ở đồng trống. hoặc ở: sông lớn, sông nhỏ, suối, ngòi, ao, đầm, Thi Lâm, gò mả, đường tắt trong làng, ngã tư đường, vườn hoa, vườn vây, rừng cây…hoặc trụ ở chỗ khác. Có Đại Dược Xoa tại A Trạch Ca Phạt Đa Đại Vương Đô Xứ. Nhóm Chúng như vậy đều nguyện dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này đi đến ủng hộ con…cùng các quyến thuộc sống lâu, không có bệnh.

Lại nói Chú là:

“Đát điệt tha: hát lý, ha lý nễ, chiết lý già lý nễ, bạt lạt mạt nễ, bạt la mạt nễ, mô hán nễ, tất đam bạt nễ, chiêm bạt nễ, tỏa diêm, bộ, sa ha”

 

_Lại nữa A Nan Đà! Ở phương Đông này có vị Đại Thiên Vương tên là Trì Quốc (Dhṛta-rāṣṭra) là chúa của hàng Kiện Đạt Bà (Gandharva), dùng vô lượng trăm ngàn Kiện Đạt Bà làm quyến thuộc thủ hộ phương Đông. Vị ấy có con, cháu, anh em, quân tướng, đại thần, tạp sử (tôi tớ). Nhóm Chúng như vậy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương đi đến ủng hộ con…cùng các quyến thuộc để trừ ưu não, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu.

“Đát điệt tha: thụ thụ lỗ thụ thụ lỗ thụ thụ lỗ thụ thụ lỗ, thụ lỗ thụ lỗ thụ lỗ, mê, sa ha”

_Lại nữa A Nan Đà! Ở phương Nam này có vị Đại Thiên Vương tên là Tăng Trưởng (Virūḍhaka) là chúa của hàng Câu Bàn Trà (Kuṃbhaṇḍa), dùng vô lượng trăm ngàn Câu Bàn Trà làm quyến thuộc thủ hộ phương Nam. Vị ấy có con, cháu, anh em, quân tướng, đại thần, tạp sử (tôi tớ). Nhóm Chúng như vậy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương đi đến ủng hộ con…cùng các quyến thuộc để trừ ưu não, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu.

“Đát điệt tha: tỳ lục kê, tỳ lục kê, át mật đát la già đát nễ, bạt lỗ noa bát để, bệ nộ ma lợi nễ, bệ lý nễ, bổ trất lý kê, chu chủ, chất chủ, sa ha”

 

_Lại nữa A Nan Đà! Ở phương Tây này có vị Đại Thiên Vương tên là Quảng Mục (Virūpākṣa) là chúa của hàng Na Già (Nāga: Rồng), dùng vô lượng trăm ngàn các vị Rồng làm quyến thuộc thủ hộ phương Tây. Vị ấy có con, cháu, anh em, quân tướng, đại thần, tạp sử (tôi tớ). Nhóm Chúng như vậy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương đi đến ủng hộ con…cùng các quyến thuộc để trừ ưu não, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu.

“Đát điệt tha: tỳ đỗ lý, tỳ đỗ lý, tỳ đỗ lợi, tỳ đỗ lợi, mạt trí đế, mạt trí đế, cô trí cô trí, bật đỗ mạt để, bật đỗ mạt để, hô hô hô hô hô hô hô hô (8) hồ lỗ hồ lỗ hồ lỗ hồ lỗ hồ lỗ hồ lỗ hồ lỗ hồ lỗ (8) chủ chủ chủ chủ chủ chủ chủ chủ (8) giả giả giả giả giả giả giả giả, thụ, sa ha”

 

_Lại nữa A Nan Đà! Ở phương Bắc này có vị Đại Thiên Vương tên là Bệ Thất La Mạt Noa (Vaiśravaṇa; Đa Văn) là chúa của hàng Dược Xoa (Yakṣa), dùng vô lượng trăm ngàn các vị Dược Xoa làm quyến thuộc thủ hộ phương Bắc. Vị ấy có con, cháu, anh em, quân tướng, đại thần, tạp sử (tôi tớ). Nhóm Chúng như vậy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương đi đến ủng hộ con…cùng các quyến thuộc để trừ ưu não, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu.

“Đát điệt tha: tô lý tô lý, thất lý thất lý mạt để, hứ lý hứ lý mạt để, cát lý lý, hứ lý lý, tì lỗ tì lỗ, băng yết lệ, chủ lỗ chủ lỗ, bàn đỗ mạt để, hát diêm tì sam, bàn đỗ mạt để, sa ha”

 

_Phương Đông Trì Quốc Thiên

Phương Nam hiệu Tăng Trưởng

Phương Tây tên Quảng Mục

Phương Bắc Đa Văn Thiên

Bốn Đại Thiên Vương này

Giúp đời có tiếng tăm

Bốn phương thường hộ vệ

Đại Quân đủ uy đức

Oán ngoài đều hàng phục

Chẳng bị nơi khác khinh

Thần Lực có quang minh

Thường không có sợ hãi

Trời với A Tô La

Có lúc cùng chiến đấu

Nhóm này cũng tương trợ

Khiến Trời thắng an ổn

Các Thiên Chúng như vậy

Cũng dùng Chú Vương này

Hộ con và quyến thuộc

Không bệnh, sống trăm năm

“Đát điệt tha: Y lệ mê lệ, hứ lệ hứ lệ, để lệ mật lệ, thất lệ, bà thế, đàm bệ, đỗ đàm bệ”

 

_Nếu bị hạn hán, lụt lội, không đúng thời, mất độ với các bệnh khổ, binh đao, bệnh dịch…Hết thảy Nguyện Cầu, đọc đến chỗ này đều nên tùy ý xưng nói việc ấy. “Hứ lý, nhị lý, đam bệ đổ đam bệ, át trí, phạt trí, bát lạt ma đỗ phạt trí

Nguyện cho việc mong cầu được thành

Át trạch ca bạn đa dã, an trệ, nan trệ, đôn trệ, đổ đôn trệ, chúc kế, chủ chúc kế, bộc kế bộc kế, mục kế, nhất lý trĩ, nhĩ lý trĩ, nễ nễ trĩ, nễ tất lý trĩ trĩ, hứ hứ, hứ lý hứ lý, hốt lỗ hốt lỗ, hứ nhĩ lý, để lệ, đát đát lệ, sa ha”

_ Trời, Rồng, A Tu La, Dược xoa Người nghe Pháp, nên chí Tâm

Ủng hộ Phật Pháp mãi trường tồn

Mỗi mỗi siêng hành Thế Tôn Giáo

_ Chư Hữu Thính Đồ đến chốn này

Hoặc ở trên đất, hoặc hư không

Thường đối người đời khởi Tâm Từ

Ngày đêm tự thân y Pháp trụ

_ Nguyện các Thế Giới thường an ổn

Vô biên Phước Trí, ích quần sinh

Hết thảy nghiệp tội đều tiêu trừ

Xa lìa mọi khổ, quy Viên Tịch

_ Luôn dùng hương Giới xoa vóc sáng

Thường khoác áo Định để nghiêm thân Bồ Đề Diệu Hoa trang nghiêm khắp Tùy nơi đã trụ, thường an lạc.

 

PHẬT NÓI KINH ĐẠI KHỔNG TƯỚC CHÚ VƯƠNG

_QUYỂN THƯỢNG (Hết)_

PHẬT NÓI KINH ĐẠI KHỔNG TƯỚC CHÚ VƯƠNG

KINH SỐ 985

Hán dịch: Đời Đường_ Tam Tạng Pháp Sư NGHĨA TỊNH phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

QUYỂN TRUNG

Lại nữa A Nan Đà! Ông nên thọ trì hết thảy tên gọi (danh tự) sai khác của các vị Đại Dược Xoa Quân (Mahā-yakṣa-sena). Như vậy nên biết, ấy là:

_ Con trưởng Câu Tỳ La (Kuvera, hay Kubera)

Tên là San Thệ Gia (Saṃjaya)

Thường sai khiến con người

Trụ nước Nhĩ Si La (Mithilā)

Phần lớn các Nhân Chúng

Đi theo xin Thật Ngữ (lời chân thật)

Vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ con…., Nói việc mang cầu cùng các quyến thuộc để trừ ưu não, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu.

“Đát điệt tha: Bạt lệ, bạt cát lệ, ma đăng kỳ, chiên trà lý, bổ lỗ sơn nễ, tì chỉ lý nễ, cồ lý, kiện đà lý, chiên trà lý, ma đăng kỳ, ma lý nễ, hứ lý, nhĩ lý, a yết đa yết để, kiện đà lý, cô sắt sỉ ca bạt lý, tì ha nễ, hứ lý hứ lý, kiếm bế, sa ha”

 

_ Câu Lưu Tôn Đà Thần (Krakucchanda)

Trụ Ba Tra Lê Tử (Pātari-putra)

_ A Bạt La Thị Đa (Aparājita)

Trụ ấp Tốt Thổ Nô (Sphurā)

_ Thế La Dược Xoa Chủ (Śola)

Trụ ở thành Hiền Thiện (Bhadrapura)

_ Đại Thần Ma Nạp Bà (Maṇāva)

Thường ngụ ở bắc Giới (Uttarā)

_ Đại Thần Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi)

Trụ ở thành Vương Xá (Rājagṛha)

Thường ở núi Thứu Phong (Gṛdhrakūṭa)

Dùng làm nơi y chỉ (nơi nương dựa)

_ Yết Lộ Trà Dược Xoa (Garuḍa)

Trụ tại Tỳ Phú La (Vipūla)

_ Chất Đa La Ngật Đa (Citra-gupta)

Chỉ Để Mục Khư (Citemukha)

_ Bạc Câu La Dược Xoa (Vakula)

Trụ bên trong Vương Thành (Rājagṛha)

_ Ca La (Kāla), Tiểu Ca La (Upakāla)

Trụ thành Kiếp Bỉ La (Kapila)

Dược Xoa này thủ hộ

Nơi Mâu Ni (Muṇi) sanh ra

Thích Ca Đại Sư

Đầy đủ sức Thần Thông

_ Dược Xoa Ban Đại Túc (Kalmāṣapāda)

Trụ tại Phệ La Da (Vairāyā)

_ Đại Tự Tại Dược Xoa (Maheśvara)

Trụ ở Tu La Tra (Virāta)

_ Bật Lợi Ha Bát Để (Bṛhaspati)

Trụ tại Thất La Phạt (Śrāvastī)

_ Dược Xoa Sa Yết La (Sāgara)

Y chỉ Sa Kê Đổ (Sāketa)

_ Dược Xoa Kim Cương Chử (Vajra-yudha)

Trụ tại Bệ Xá Ly (Vaisālī)

_ Ha Lợi Băng Yết La (Haripiṅgala)

Trụ tại nước Lực Sĩ (Malla)

_ Đại Hắc Dược Xoa Vương (Mahā-kāla)

Trụ Bà La Nhiếp Tư (Bārānaṣī)

_ Dược Xoa tên Thiện Hiện (Sudarśaṇa)

Trụ tại thành Chiêm Ba (Campā)

_ Dược Xoa Bạt Suất Nộ (Viṣṇu)

Trụ tại Bà Lạc Ca (Dhvārakā)

_ Đà La Ni Dược Xoa (Dhāraṇī)

Trụ tại nước Hộ Môn (Dhvārapāli)

_ Khả Úy Hình Dược Xoa (Vibhīgaṇa)

Trụ ở ấp Xích Đồng (Tāmraparṇṇī)

_ Mạt Đạt Na Dược Xoa (Marddana)

Y chỉ Ô Lạc Già (Uragā)

_ Khoáng Dã Dược Xoa Vương (Āṭavaka)

Trụ tại nước Khoáng Dã (Āṭavaka)

_ Kiếp Bỉ La Dược Xoa (Kapila)

Y chỉ nước Đa Tài (Bahudhānyaka)

_ Hộ Thế Đại Dược Xoa (Vasutrāta)

Trụ nước Ốt Thệ Ni (Urjjayanī)

_ Bạt Tô Bộ Nhĩ Thần (Vasubhuti)

Nước Hạt Lạt Mạn Đê (Aravanti)

_ Bạt Lạc Ca Dược Xoa (Bharuka)

Nước Bà Lô Yết Xa (Bharukaccha)

_ Hoan Hỷ Dược Xoa Thần (Nanda)

Trụ tại nước Hoan Hỷ (Nandapura)

_ Trì Man Dược Xoa Thần (Mālya-dhara)

Trụ tại nước Thắng Thủy (Agrodaka)

_ A Nan Đà Dược Xoa (Ānanda)

Mạt La Bát Bát Tri (Maraparvaṭa)

_ Bạch Nha Xỉ Dược Xoa (Śukra-daṃṣṭra)

Trụ tại xứ Thắng Diệu (Suvāstu)

_ Kiên Cố Danh Dược Xoa (Dṛdha-nāma)

Trụ tại A Lê Để (?Manasvi)

_ Đại Sơn Dược Xoa Chủ (Mahāgiri)

Trụ tại xứ Sơn Thành (Girinagara)

_ Bà Táp Bà Dược Xoa (Vāsava)

Trụ tại Tỳ Địa Thế (Vaidiśa)

_ Ca Lật Kê Dược Xoa (Kārttikaya)

Trụ nước Lỗ Hứ Đắc (Rohitaka)

_ Đồng Tử Dược Xoa Thần (Kumāra)

Trụ tại nước Danh Xưng (Yaśa)

_ Bách Tý Đại Dược Xoa (Śatabāhu)

Trụ tại núi Tần Đà (?Bhinda)

_ Quảng Xa Dược Xoa Chủ (Bṛhadratha)

Trụ nước Yết Lăng Già (Kaliṅga)

_ Năng Chinh Chiến Dược Xoa (Duryodhana)

Nước Tốt Lộc Cận Na (Śrughna)

_ Át Thụ Na Dược Xoa (Arjuna)

Trụ tại nước Hùng Mãnh (?Arjunāvana)

_ Mạn Đồ Bố Dược Xoa (Maṇḍapa)

Trụ nước Mạt Đạt Nê (Marddana)

_ Sơn Phong Dược Xoa Thần (Girikuṭa)

Trụ tại Ma Liệp Bà (Mārava)

_ Hạt Lỗ Đạt La Thần (Rudra)

Nước Hạt Lỗ Đạt La (Rohitaka)

_ Nhất Thiết Hiền Thiện Thần (Sarvabhadra)

Trụ tại Xa Yết Trí (Śālaka)

_ Ba Ly Đắc Ca Thần (Pālitaka)

Trụ Thiêu Trí Lạc Ca (Sautīraka)

_ Thương Chủ (Sārthavāha) với Phong Tài (Dhaneśvara)

Đều ở nước Nan Thắng (Ajitaṃjaya)

_ Phong Nha (Kūṭa-daṃṣṭra) với Thế Hiền (Vasubhadra)

Nước Bạt Sa Để Da (Vasanti)

_ Thi Bà Dược Xoa Chủ (Śiva)

Trụ thành Thực Thi Bà (Śivapura)

_ Tịch Tĩnh Hiền Dược Xoa (Śivabhadra)

Trụ tại nước Khả Úy (Bhīṣaṇa)

_ Nhân Đà La Dược Xoa (Indra)

Trụ nước Nhân Đà La (Indrapura)

_ Hoa Tràng Dược Xoa Chủ (Puṣpa-ketu)

Trụ tại thành Tịch Tĩnh (Silāpura)

_ Đà Lục Ca Dược Xoa (Dāruka)

Trụ thành Đà Lục Ca (Dārukapura)

_ Đầu Hoàng Sắc Dược Xoa (Kapila)

Trụ tại nước Bạt Nộ (Valla)

_ Bảo Hiền (Maṇibhadra) với Mãn Hiền (Pūrṇabhadra)

Trụ Phạm Ma Phạt Để (Brahmavatī)

_ Hàng Phục Tha Dược Xoa (Pramardana)

Trụ tại Kiện Đà La (Gandhāra)

_ Năng Tồi Tha Dược Xoa (Prabhañjana)

Trụ Đắc Xoa Thi La (Takṣa-śilā)

 

_ Khiết La Bô Tốt Đố (Kharaposta)

Trụ Xế Đà Thế La (Daśa-śaila)

_ Tam Hộ Tam Dược Xoa (Trigupta)

Bên sông A Nộ Ba (Hanumātīra)

_ Phát Quang Minh Dược Xoa (Prabhrkara)

Trụ thành Lô Lộc Ca (Raurka)

_ Nan Đề Bạt Đạt Na (Nandivardana)

Cùng trụ nước Nan Đề (Nandi)

_ Bà Dĩ Lô Dược Xoa (Vāpīla)

Trụ ở đất Bà Dĩ (Vāpibhūmi)

_ Ái Đấu Tranh Dược Xoa (Kalahapriya)

Trụ tại nước Lạm Ba (Lampāka)

_ Yết Đạp Bà Dược Xoa (Gardabhaka)

Trụ nước Mạt Độ La (Mathurā)

_ Bình Phúc Dược Xoa Chủ (Kalaśodara)

Trụ tại thành Lăng Ca (Laṃka)

_ Nhật Quang Minh Dược Xoa (Sūrya-prabhā)

Trụ tại nước Tô Na (Sūna)

_ Bình Đầu Sơn Dược Xoa (Girimuṇḍa)

Trụ tại Kiêu Tát La (Kośala)

_ Thắng (Vijaya) với Đại Thắng Thần (Vaijayanta)

Trụ tại nước Bát Đà (Paṇḍamāthura)

_ Bô Liệt Noa Dược Xoa (Pūrṇaka)

Trụ núi Mạt La Da (Malaya)

_ Khẩn Na La Dược Xoa (Kinnara)

Trụ tại nước Kế La (Kerala)

_ Hộ Vân Dược Xoa Chủ (Meghapāli)

Trụ tại nước Bát Trà (Pauṇḍa)

_ Khiên Đạt Ca Dược Xoa (Kaṇḍaka)

Trụ Bát Để Sắt Xá (Pratiṣṭhana)

_ Tăng Ca La Dược Xoa (Saṃkāri)

Trụ Tất Đăng Yết Lý (Pitaṅgari)

_ Năng Dẫn Lạc Dược Xoa (Sukhāvaha)

Trụ nước Đại Ba (Taraṅgavatī)

_ Dược Xoa Tôn Đà La (Sundara)

Trụ tại Na Tư Ca (Nāsikya)

_ A Tăng Già Dược Xoa (Asaṅga)

Trụ Bà Lô Yết Xa (Bharukacchaka)

_ Ti Đa (Pitā) Nan Đề Thần (Nandī)

Trụ tại nước Nan Đề (Nandi)

_Tỳ La Dược Xoa Vương (Vīra)

Trụ Cát La Từ Kê (Karahātaka)

_ Đại Phục Dược Xoa Thần (Lambodara)

Trụ nước Yết Lăng Già (Kaliṅga)

_ Đại Tý Dược Xoa Thần (Mahābhuja)

Trụ tại Kiêu Tát La (Kauśalī)

_ Sa Tất Để Ca Thần (Svastika)

Nước Sa Để Yết Tra (Svastikaṭaka)

Ba Lạc Ca Dược Xoa (Pāraka)

Thường trụ ngay trong rừng

_ Hiền Nhĩ Đại Dược Xoa (Bhadra-karṇa)

Trụ nước Tắc Kiến Đà (Taḍiskandha)

_ Thọ Tài Dược Xoa Thần (Dhanāpaha)

Trụ tại nước Thường Mãn

_ Hữu Lực Dược Xoa Thần (Bala)

Nước Tỳ La Mạc Ca (Vairāmaka)

_ Hỷ Kiến Dược Xoa Thần (Priya-darśana)

Trụ nước A Nan Để (Avatī, ?Avantī)

_ Thi Khiên Trị Dược Xoa (Śikhaṇḍī)

Trụ tại nước Ngưu Hỷ (Gomardana)

_ Thọ Hợp Chưởng Dược Xoa (Añjalipriya)

Trụ tại xứ Phương Duy (Vaidiśa)

_ Bệ Sắt Trí Đắc Ca (Veṣṭhitaka)

Trụ tại nước Cái Hình (Chatrākāla)

_ Mạc Yết Lan Đàm Ma (Makarandaka)

Trụ tại nước Tam Tằng (Tripūri)

_ Quảng Mục Dược Xoa Thần (Viśālākṣa)

Trụ tại nước Nhất Dịch (Erakakṣa)

_ Thực An Trà Dược Xoa (Guḍaka)

Trụ Ô Đàm Bạt La (Udumbara)

_ Vô Tướng Phần Dược Xoa (Anāgha)

Trụ nước Kiêu Thiểm Tì (Kauśāmbi)

_ Tỳ Lô Chiết Na Thần (Virocana)

Trụ tại Tịch Tĩnh Ý (Śāntivastī)

_ Tát Lạc Dược Xoa Thần (Caritaka)

Trụ tại Xà Cái Bắc (Ahiccatra)

_ Hoàng Sắc Dược Xoa Thần (Kapila)

Trụ Kiếm Tất Lạc Ca (Kaṃpilī)

_ Bạc Câu La Dược Xoa (Vakkula)

Trụ Ốt Thệ Ha Na (Urjjihānā)

_ Bô Liệt Noa Dược Xoa (Pūrṇaka)

Trụ tại Mạn Trạch Tì (Maṇḍavī)

_ Nê Ca Mê Sa Thần (Naigameśa)

Trụ ở Bát Già La (Paṃcālī)

_ Bát Lạt Tát Bồ Thần (Prasabha)

Trụ nước Yết Đỗ Sa (Gajasā)

_ Kiên Chỉ Dược Xoa Thần (Dṛdha-dhanu)

Trụ tại Bà Lâu Noa (Varuṇā)

_ Bô Lan Thệ Dã Thần (Puñjaya)

Trụ tại nước Diêu Đà (Yudha)

_ Đát Lạc Ca Đại Thần (Taraka)

Với Củ Đát Lạc Ca (Kutaraka)

Hai Dược Xoa Vương trụ

Cốt Lộc Sái Đát La (Kurukṣetra)

_ Có hai Dược Xoa Nữ

Đều đủ Đại Danh Xưng

Đại Ô Lô Khư La (Maholūkhala)

Cùng với Mê Khát La (Mekhala)

Cũng thường ở chỗ này

Cốt Lộc Sái Đát La (Kurukṣetra)

_ Tì Để Bá Để Thần (Vyatipāta)

Với Thành Tựu Chúng Sự (Siddhārtha)

Hai Dược Xoa Thần này

Trụ tại A Duệ Để (Āyati)

_ Tất Đà Da Đát La (Siddhapātra)

Trụ Tốt Lộc Cận Na (Śrughna)

_ Tốt Thổ Na Dược Xoa (Sthūla)

Trụ nước Tốt Thổ Na (Sthūla)

_ Sư Tử Phương Bưu Lực (Siṃha-vyaghra-bala)

Câu Tri Bột Lý Thiệp (Koṭivarṣa)

Mạc Ha Tê Na Thần (Mahā-siṃha)

Nước Bô Lan Thệ Dã (Parapurañjaya)

_ Hoa Xỉ Dược Xoa Thần (Puṣpa-danta)

Trụ tại nước Chiêm Ba (Caṃpā)

_ Ma Khiết Đà Dược Xoa (Māgada)

Trụ tại xứ Sơn Hành (Giribhraja)

_ Bát Bạt Đa Dược Xoa (Parvata)

Trụ tại Cồ Du Già (Goyoga)

_ Tô Sư Nô Dược Xoa (Suṣana)

Trụ ở Na Yết La (Nāgara)

_ Tỳ La Bà Hổ Thần (Vīra-bāhu)

Trụ tại Sa Kê Đa (Sāketa)

_ Năng Dẫn Lạc Dược Xoa (Sukhāvaha)

Trụ tại Ca Yết Để (Kākandī)

_ Vô Lao Quyện Dược Xoa

Trụ tại Kiều Thiểm Di (Kauśāmbi)

_ Hiền Thiện Dược Xoa Thần (Bhadrika)

Trụ ở nước Hiền Thiện (Bhadrikā)

_ Bộ Đa Diện Dược Xoa (Bhūta-mukha)

Trụ nước Ba Tra Ly (Pāṭaliputra)

_ Vô Ưu Dược Xoa Thần (Aśoka)

Trụ tại nước Ca Thi (Kāṃli)

_ Yết Đinh Yết Tra Thần (Kaṭaṃkaṭa)

Trụ Am Bà Sắt Xá (Ambaṣṭha)

_ Thành Tựu Nghĩa Dược Xoa (Siddhārtha)

Trụ Y Ca Yết Xa (Bharukaccha)

_ Hoan Hỷ Dược Xoa Thần (Mandaka)

Trụ tại nước Nan Thắng (Ajitaṃjaya)

_ Mang Phát Dược Xoa Thần (Muñja-keśa)

Trụ tại nước Thắng Thủy (Agrodaka)

_ Bảo Lâm Dược Xoa Thần (Maṇi-kānana)

Trụ nước Tiên Đà Bà (Saindhava)

_ Thường Cẩn Hộ Dược Xoa

Trụ nước Kiếp Tỳ La (Kapilavastu)

Đa Hình Tướng Dược Xoa (Naikṛtika)

Trụ tại nước Kiện Đà (Gāndhāra)

_ Đột Lộ Bà Dược Xoa (Dvāraka)

Trụ tại Đỗ Hòa La (Dvāraka)

_ Xứ Trung Dược Xoa Thần (Madhyema)

Trụ tại nước Hiền Thiện (Bhadreya)

_Danh Xưng Dược Xoa (Mahāyaśa)

Trụ Bệ Độ Lợi Dã

_Tỳ Lạt Tra Dược Xoa (Vairaṭaka)

Trụ tại thành Bà La (Sālapura)

_ Chiêm Bạc Ca Dược Xoa (Jambhaka)

Trụ tại đất Mạt Lỗ (Marubhūmi)

_ Tần Lân Đà (Khyata), Yết Tra (Kaṭa)

Cùng với Tỳ Yết Tra (Vikaṭa)

Tỳ Ma Ni Ca Thần (Vaimānika)

Trụ tại Bệ Ma Ni (Vaimāni)

_Đề Bà Thiết Ma Thần (Devaśarma)

Trụ nước Đạt Thứ Đà (Darada)

_Mạn Đà La (Mandara), Tác Quang (Prabhaṃkara)

Nước Yết Thấp Di La (Kaṣmīra)

_ Chiêm Bác Ca Dược Xoa (Candaka)

Trụ tại thành Yết Tra (Jaṭāpūra)

_ Nữ Thần Bán Chi Ca (Pāñcika)

Yết Thấp Di La Tế (Kaṣmīra)

Hiện có năm trăm con

Đại quân có đại lực

Con trưởng tên Kiên Mục (Skandākṣa)

Trụ nước Yết Lăng Già (Kaliṅga)

Với các anh em khác

Trụ tại Kiêu Thi Ca (Kauśika)

_ Nha Túc Dược Xoa Thần (Daṃṣṭrāpāda)

Trụ nước Yết Lăng Già (Kaliṅga)

_ Mạn Trà La Dược Xoa (Maṇḍala)

Trụ xứ Mạn Trà La (Maṇḍalāsana)

_ Lăng Ca Tự Tại Thần (Laṅkeśvara)

Trụ tại Ca Tất Thí (Kāpiśī)

_ Ma Lợi Chi Dược Xoa (Mārīcī)

Trụ rừng Mạn La Ma (Rāmakākṣī)

_ Đạt Ma Ba La Thần (Dharmapāla)

Trụ ở chỗ Sơ Lặc (Khāsa)

_ Đại Kiên Dược Xoa Thần (Mahābhuja)

Trụ nước Bạc Khát La (Vahlā)

_ Con vua Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa)

Đủ mọi Đức, tiếng tăm Thắng Hiệt Lý Sa Bà

Xó một ức Dược Xoa

Dùng để làm quyến thuộc

Trụ tại Đổ Hỏa La

Sa Đa Sơn Dược Xoa (Sātāgiri)

Cùng với Tuyết Sơn Thần (Haimavata)

Hai Đại Dược Xoa này

Trụ tại nước Tín Độ (Sindhu-sāgara)

_ Chấp Tam Cổ Xoa Thần (Triśulapāla)

Trụ tại Điện Tam Tằng (Tripura)

_ Năng Tồi Đại Dược Xoa (Pramardana)

Cũng trụ Yết Lăng Già (Kaliṅga)

_ Bán Giả La Kiện Trà (Pañcālagaṇḍa)

Trụ nước Đạt Di La (Dramida)

_ Tài Tự Tại Dược Xoa (Dhaneśvara)

Trụ tại Tư Ha La (Siṃhala)

_ Anh Vũ Diện Dược Xoa (Sukāmukha)

Trụ ở xứ hoang vắng

_ Kinh Yết Sa Dược Xoa (Kiṅkara)

Trụ tại Ba Đa La (Pātala)

_ Hữu Quang Minh Dược Xoa (Prabhāsvara)

Trụ tại Phân Đà Lợi (Puṇḍarīka)

_ Thiết Nhĩ La Dược Xoa (Śamila)

Trụ ở trong Đại Thành (Mahāpura)

_ Năng Phá Tha Dược Xoa (Prabhajana)

Trụ tại Đạt La Đà (Darada)

_ Băng Già La Đại Thần (Piṅgala)

Trụ tại Am Bạt Ly (Ambulima)

_ Bạt Bạt Trà Dược Xoa (Vaccaḍa)

Trụ nước Bạt Bạt Trà (Vaccaḍādhāna)

_ Độ Đát Lý Dược Xoa (Mātali)

Trụ tại Ca Mạt Thê (Kāmada)

_ Diệu Giác Dược Xoa Thần (Prabuddha)

Nước Bố Để Phạt Đê (Putrīvaṭa)

_ Nại La Câu Bạt La (Nalakūvala)

Trụ tại Ca Tất Thí (Kamiśi)

_ Bát La Thiết La Thần (Pāraśara)

Trụ nước Bát La Đê (Pārata)

_ Thương Yết La Dược Xoa (Śaṃkara)

Trụ tại xứ Thước Ca (Śakasahāna)

_ Tỳ Ma Chất Đát La (Vimacitra)

Trụ nước Bạt Lạp Tỳ (Vāhlīka)

_ Mãn Diện Dược Xoa Thần (Pūrṇa-mukha)

Phần Trà Bạt Đạt Na (Puṇḍavarddhana)

_ Yết La La Dược Xoa (Karāḍa)

Trụ tại nước Ô Trường (Uḍuyānaka)

_ Úng Phúc Dược Xoa Thần (Kumbhodana)

Trụ nước Cô Ha La (Kośala)

_ Ma Kiệt Chiên Dược Xoa (Makara-dhvaja)

Trụ ở xứ Sa Thích (Maru)

_ Chất Đát La Tây Na (Citrasena)

Trụ nước Bộc Ca Na (Vokkāṇa)

Hạt La Phạt Na Thần (Rāvaṇa)

Trụ tại Hạt Mạt Thê (Ramatha)

_ Hoàng Xích Sắc Dược Xoa (Piṅgala-lohita)

Trụ nước Hạt La Thị (Rāsīna)

_ Lạc Kiến Dược Xoa Thần (Priya-darśana)

Trụ tại Bát Ni Da (Patnīya)

_ Kim Tỳ La Dược Xoa (Kumbhīra)

Trụ tại thành Vương Xá (Rājagṛha)

Thường ở Tỳ Phú La (Vipūla)

Đầy đủ Đại Thần Lực

Vạn ức Dược Xoa Thần

Dùng để làm quyến thuộc

_ Cồ Ba La Dược Xoa (Gopāla)

Trụ tại nước Xà Cái (Ahicchatra)

_ Át Lạc Ca Dược Xoa (Alaka)

Trụ thành Át Lạc Ca (Alakāpura)

_ Nan Đề Dược Xoa Thần (Nandī)

Trụ tại nước Nan Đề (Nandi-nagara)

_Bát Lý Tất Thể Đa

Trụ tại nước Thôn Thanh

_ Tỳ Sa Môn Dược Xoa (Vaiśravaṇa)

Theo trụ Thiên Hạ Xứ

Thành Hà Trạch Bạn Đa (Aḍakavatī)

Ức Thần làm quyến thuộc

_Nhóm Dược Xoa như vậy

Có đại quân đại lực

Hàng phục Oán Địch khác

Không ai có thể thắng

Thần Thông, đủ quang minh

Tiếng vang khắp các phương

Trời với A Tu La

Chiến đấu thời giúp sức

Nhóm chư Thần này đều dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này, thường ủng hộ con, nhiếp thọ nhiêu ích khiến con được an ổn, hết thảy bệnh khổ thảy đều tiêu trừ.

Hoặc bị đao gậy gây tổn thương. Hoặc bị các độc,vua chúa, giặc cướp, nước, lửa… gây não hại . Hoặc bị Trời, Rồng nắm giữ, Thần Chủ Dược Xoa với các nhóm Quỷ cho đến Tất Lê Sách Ca, loài hành bệnh ác…khiến con giải thoát.

Nhóm Phước Đức Dược Xoa Thần Chủ này tràn khắp Thiệm Bộ Châu (Jambudvīpa) hộ trì Phật Pháp, đều khởi Tâm Từ (Maitra-citta) vệ hộ cho con

Nay con kết Giới kết Địa, lìa các tai não, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: A yết trí, tì yết trí, hát lý nễ, ha lý nễ, đạt lạt nễ, đà lạt nễ, hô kế hô kế, bộc kế bộc kế

Hết thảy bệnh khổ của con… hana, ha na (10 biến)

Hết thảy sự sợ hãi của con…đạc ha, đạc ha (10 biến)

Hết thảy Oan Gia của con…bát giả, bát giả (10 biến)

Hết thảy việc chẳng nhiêu ích của con…đỗ đỗ đỗ đỗ (10 biến)

Hết thảy thuốc độc mà con…. đã gặp. ha ha (10 biến)

Hết thảy việc người khác yếm đảo với con….thị trí, thị trí (10 biến)

Hết thảy Nghiệp Tội của con …. Nguyện đều tiêu diệt

Chủ lỗ chủ lỗ (10 biến) hứ lý hứ lý (10 biến) nhĩ lý nhĩ lý (10 biến) nhĩ hứ nhĩ hứ (10 biến) phổ lỗ phổ lỗ (10 biến) chỉ trí chỉ trí (10 biến) hứ kế, nhĩ kế, chúc kế, bộc kế, thất lợi bạt điệt lệ, mang yết lệ, tam mạn đa bạt điệt lệ, hứ lan nhạ yết tỳ, tát bà át tha sa đạn nễ, a ma lệ, tì ma lệ, chiên đạt la bát lạt bề, tô lợi da kiến đế, đột tì thận nhĩ đích, đàm tì, đỗ đàm tì, tất lê mê yết lệ

Thường ủng hộ con…cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu.

Hết thảy bệnh khổ của con …

Hết thảy sự sợ hãi của con ….

Hết thảy Oan Gia của con ….

Hết thảy việc chẳng nhiêu ích của con….

Hết thảy thuốc độc mà con…. đã gặp.

Hết thảy việc người khác yếm đảo với con….

Hết thảy Nghiệp Tội của con (họ tên…) Nguyện đều tiêu diệt. Culu culu, culu culu, culu culu, culu culu, culu culu. Hili hili, hili hili, hili hili, hili hili, hili hili. Mili mili, mili mili, mili mili, mili mili, mili mili. Phuru phuru, phuru phuru, phuru phuru, phuru phuru, phuru phuru. Ciṭi ciṭi, ciṭi ciṭi, ciṭi ciṭi, ciṭi ciṭi, ciṭi ciṭi.

Hikke, mikke, cikke, vikke, śrī, bhadre maṃgalye, samanta-bhadre, hiraṇyagarbhe sarvarthā sādhani, amale, vimale, candra-prabhe, sūryakānte, duve, dumbe dodumbe, priyaṅkare.

Thường ủng hộ con…cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu).

_ Đức Phật bảo A Nan Đà: “Ông nên thọ trì 28 vị Dược Xoa Đại Tướng, hết thảy danh hiệu đền nên xưng nói. Nhóm này hay ở mười phương Thế Giới che giúp cho tất cả chúng sinh để trừ bỏ việc suy hoạn, ách nạn.

Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ ở mặt Đông, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở phương Đông, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Địa Lật Già (Dīrgha:Trường Đại), Tô Nê Đát-La (Sunetra:Diệu Mục), Bố Liệt Noa (Pūrṇaka:Viên Mãn), Kiếp Tất La (Kapila:Hoàng Sắc). Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi (Nói việc đã mong cầu).

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ ở mặt Nam, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở phương Nam, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Tăng Ha (Siṃha:Tư Lăng Sư Tử), Ổ Ba Tăng Ha (Upasiṃha:Tiểu Sư Tử), Thương Xí La (Śañkhara:Loa), Chiên Đạn (Candana:Chiên Đàn). Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ ở mặt Tây, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở phương Tây, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Hát Lý (Hari:Sư Tử), Hát Lý Kê Xá (Harikeśa:Sư Tử Phát), Bát-La Bộ (Prabhū: Tự Tại), Thủy Già La

(Piṅgala:Thanh Sắc). Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ ở mặt Bắc, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở phương Bắc, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Đà Lạt Noa (Dharaṇa:Năng Trì), Đạt Lạt Nan Đà (Dharananda:Trì Hỷ), Ốt Độc (đình dụ) Già (Dũng Tấn) Ba La (Lặc Hộ) [Udyogapāla:Cần Hộ], Phệ Suất Nộ (Viṣṇu). Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng đều trụ bốn góc (bốn phương bàng), ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở bốn góc, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Bán Chi Ca (Pāñcika:Hữu Ngũ), Bán Già La Kiện Trà (Pāñcālagaṇḍa:Ngũ Xứ), Sa Đa Ký Lợi (Sātāgiri:Bình Sơn), Hề Ma Bạt Đa (Haimavata:Tuyết Sơn). Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ trên mặt đất, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở mặt đất, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Bộ Ma (Bhūma:Địa), Tô Bộ Ma (Subhūma:Diệu Địa), Ca La (Kāla: Hắc), Ổ Ba Ca La (Upakāla:Tiểu Hắc). Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ tại không trung, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở hư không, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Tố Lợi Da (Sūrya:Nhật Thần), Tô Ma (Soma:Nguyệt Thần), Ác Kỳ Ni (Agni:Hỏa Thần), Bà Dữu (Vāyu:Phong Thần). Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi

_A Nan Đà! Ông nên thọ trì Danh Hiệu các anh em, quân tướng của Bệ Thất La Mạt Noa Thiên Vương (Vaiśravaṇa-devarāja). Nhóm này thường thủ hộ các loài chúng sinh để trừ tai hoạn, tất cả ưu khổ…du hành Thế Gian làm lợi ích lớn. Các vị ấy tên là: Nhân Đạt La (Indra:Đế Thích), Tô Ma (Soma:Nguyệt), Bạt Lâu Noa (Varuṇa: Long?Thủy Thiên), Bạt Lạt Xà Bát Để (Prajāpati:Thế Chủ), Pha La Đọa Xã (Bharadvāja:Tính), Y Xá Na (Iśaṇa:Tự Tại Thiên), Chiên Đạn Na (Candana:Hương), Ca Ma Thí Sắt Xá (Kāma-Śreṣṭha:Dục Thắng), Câu Nễ Kiến Sá (Kunikaṇṭha:Linh Yết), Ni Kiết Xá Ca (Nikaṇṭhaka:Thiên Yết), Bạt Trĩ Mạt Nễ (adirmmaṇi:Lực Châu), Ma Ni Chiết La (Māṇicara:Bảo Hạnh), Bát La Noa Đả (Praṇāda:Đại Thanh), Ổ Ba Bán Chỉ Ca (Upapañcaka:Tiểu Ngũ), Bà Đa Kỳ Lợi (Sātāgiri:Bình Sơn), Hế Ma Bạt Đa (Haimavata:Tuyết Sơn), Bô Liệt Noa (Pūrṇa:Viên Mãn), Khát Địa Lạc Ca (Khadira:Thụ Danh), Bật Trá Cồ Ba La (Kovida-Gopāla: Hộ Nhi), A Trá Bạc Ca (Āṭavaka:Lâm Dã), Nại La Hạt La Xà (Nararāja:Nhân Vương), Thị Na Hiệt Lý Sa Bà (Jinārgabha:Nhân Thắng), Bán Già La Kiện Trà (Pāñcālagaṇḍa:Ngũ Xứ) Tô Mục Khả (Sumukha:Thiện Diện), Địa Lật Già (Dīrgha:Trường), Chất Đát La Tây Na (Citrasena:Xảo Quân), Kiện Đạt Bà (Gandharva:Nhạc Thần), Trất Lý Phát Lý (Triphalī:Tam Quả), Trất Lý Kiện Đinh Sách Ca (Catrikaṇṭhaka:Tam Thứ), Địa Lật Già Thước Để (Dīrgha-śakti:Trường Sóc), Ma Đát Lý (Mātali:Mẫu)

Nhóm Dược Xoa này là Đại Quân Chủ thống lĩnh chư Thần, có Đại Thần Lực, đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Anh em của Bệ Thất La Mạt Noa Thiên Vương đấy thường răn bảo (sắc) nhóm Dược Xoa Thần này là: “Dược Xoa kia…khi não loạn thì Ta, ngươi đừng có buông tha”. Chư Thần nghe xong, y theo lời dạy mà phụng hành.

Các Dược Xoa này cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ cho con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Nếu có việc đấu tranh, xúc não hiện ngay trước mặt thời nguyện Dược Xoa Thần thường nhiếp vệ con…khiến lìa lo lắng

Hoặc bị Trời (Deva), Rồng (Nāga), A Tô La (Asura), Ma Lâu Đa (Maruta), Yết Lộ Trà (Garuḍa), Kiện Đạt Bà (Gandharva), Khẩn Na La (Kiṃnara), Mạc Hô

Lạc Già (Mahoraga), Dược Xoa (Yakṣa) nắm giữ. Hạt Lạc Sát Sa (Rākṣasa), Tất Lệ

Đa (Preta), Tất Xá Già (Piśāca), Bộ Đa (Bhūta), Câu Bàn Trà (Kuṃbhaṇḍa), Bố Đan

Na (Putana), Yết Trá Bố Đan Na (Kaṭaputana), Tắc Kiến Đà (Skanda), Ố Ma Đả

(Unmāda), Xa Dạ (Chāya), A Ba Tam Ma La (Apasmara), Ô Tất Đa Lạc Ca (Ostakara) Nặc Sát Đát La (Nakṣatra), Lê Ba (Ripu) ….Khi bị nhóm như vậy Chấp Lục (đuổi bắt) thời ủng hộ con…cùng các quyến thuộc.

Lại có chư Thần: ăn tinh khí, ăn thai, ăn máu, ăn thịt, ăn Chi Cao (dầu mỡ), ăn tủy, ăn chi tiết, ăn sống, ăn mạng, ăn đồ cúng, ăn khí, ăn hương, ăn tóc, ăn hoa, ăn quả, ăn ngũ cốc, ăn lửa thiêu, ăn mủ, ăn đại tiện, ăn tiểu tiện, ăn nước bọt, ăn nước rãi, ăn nước mũi, ăn thức ăn dư thừa, ăn đồ ói mửa, ăn vật bất tịnh, ăn nước chảy rỉ…Khi bị nhóm các Quỷ Thần ác như vậy gây não loạn thời Khổng Tước Chú Vương này đều hộ giúp con… cùng các quyến thuộc khiến lìa lo khổ, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu, thường được an lạc.

Nếu lại có người làm các Cổ Mị, Yếm Đảo, Chú Thuật, bay đi trong hư không, Cật Lật Để (Krṭyā), Yết Ma Noa (Karmaṇa), Ca Cô Ốt Đả (Kakhordda), Chỉ Lạt Noa (Kiraṇa), Tỳ Đa Trà (Vetaḍa), Át Đả Tỳ Đa Trà (), Chất Giả (Cicca), Tất Lệ Sách Ca (), uống máu tủy của kẻ khác, biến làm người sai khiến, hô triệu Quỷ Thần làm các nghiệp ác, ác thực biến thổ, ác ảnh, ác thị, làm các thư phù hoặc siêu độ ác. Khi có các nhóm ác như vậy hiện ra thời đều hộ giúp con…khiến lìa lo khổ.

Hoặc lại có các việc kinh sợ: vua, giặc, nước, lửa, binh nước khác đến gây sợ hãi, sợ gặp đói khát, sợ chết không đúng thời, sợ đất chấn động, sợ ác thú đến, sợ tri thức ác, sợ lúc sắp chết. Nhóm sợ hãi như vậy đều hộ giúp con….

Lại nữa, các bệnh: ghẻ lở, bệnh hủi, mụn nhọt, hắc lào, bệnh trĩ, bệnh lậu, ung thư, da thân khô đen, đau đầu, đau nửa đầu, ăn uống chẳng tiêu, mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, môi, răng nanh, răng, cổ họng, ngực, lưng, hông sườn, eo, bụng, tay chân, chi tiết, chỗ ẩn kín, tâm buồn bực, hạch ở bẹn, bệnh hòn trong bụng, bệnh khô đét gầy ốm, khắp thân bệnh khổ thảy đều trừ hết.

Hoặc lại bệnh sốt rét: một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến bảy ngày, nửa tháng, một tháng, hoặc lại nhiều ngày liên tiếp, hoặc lại phút chốc, hoặc bệnh thường nóng sốt, bệnh Thiên Tà, bệnh bứu cổ, Quỷ Thần, nóng sốt, trúng gió, vàng da, đàm ẩm (Trong thân thể, nước dịch quá lượng chẳng thâu hóa được, ngưng chảy hoặc chảy rỉ ra ở một bộ phận nào đó gây thành bệnh), hoặc Tổng tập bệnh. Hoặc bị Quỷ dựa, hoặc bị các độc, người với Phi Nhân làm cho trúng độc. Khi các bệnh quá ác như vậy sinh ra thời đều hộ giúp con…cùng các quyến thuộc.

Nay con làm kết Giới kết Địa ấy, tụng trì Chú này đều khiến cho an ổn, sa ha”.

Kèm nói Tụng này

“Khiến ngươi đêm an ổn

Suốt ngày cũng như thế

Ở trong tất cả Thời Chư Phật thường hộ niệm” _ Lại nữa A Nan Đà! Lại có 12 vị Đại Quỷ Thần Nữ vào lúc Đại Bồ Tát mới nhập vào thai, khi mới sanh ra với sau khi sanh ra xong thời nhóm các vị Thần này thường làm thủ hộ. Các vị ấy tên là: Lạm Bà (Lambā), Tì Lạm Bà (Vilambā), BátLạt Lạm Bà (Pralambā), Ổ Lạm Bà (Olambā), Ha Lợi Để (Hārīti), Ha Lý Kế Thủy

(Harikeśi), Ha Lợi Băng Yết La (Haripiṅgala), Ca Lợi (Kāli), Yết La Lợi (Karalī),

Cam Bộ Cận Lợi Bà (Kambugrīvā), Ca Chí (Kākī), Cát La Du Đạt Lợi (Kalaśodakī)

Nhóm Thần Nữ này có Thần Lực lớn, đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ con …..cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chú là: (Bên dưới có 9 Chú thảy đều tương tự)

“Đát điệt tha: Hát lệ, khát lệ, khu lệ, mạt lệ, nhĩ lệ, mẫu lệ, mạt đãn để mạt đế, mạn trĩ để kế, hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ, mê trĩ mê trĩ, yết la

mê trĩ, tất địa tất địa tất địa tất địa. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Toan tất để. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

(Tadyathā: Hare, khare, khure, male, mile, mule, maṇḍiṭi matte, maṇḍiṭike, hulu hulu, hulu hulu, hulu hulu, hulu hulu, miḍi miḍi, kara miḍi, siddhi siddhi siddhi siddhi.

Con…cùng các quyến thuộc, svāhā

Svati Con…cùng các quyến thuộc, svāhā)

_ Lại nữa A Nan Đà! Lại có tám vị Đại Nữ Quỷ vào lúc Đại Bồ Tát mới nhập vào thai, khi mới sanh ra với sau khi sanh ra xong thời nhóm các vị Thần này thường làm thủ hộ. Các vị ấy tên là: Mạt Tha (Madā), Mạt Đạt Na (Madanā), Mạt Để Ốt Yết Tra (Madotkaṭā), Ổ Ba Mạt Tha (Upamadā), Biên Lê Để (Pretī), Ô Đỗ Ha Lợi Nị (Ojāhārinī), A Thiết Nị (Asanī), Yết Lạt Tán Nị (Girasanī)

Nhóm Quỷ Nữ này có Thần Lực lớn, đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ con …..cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chú là:

“Đát điệt tha: Hát lệ, khát lệ, khu lệ, mạt lệ, nhĩ lệ, mẫu lệ, mạt đãn để mạt đế, mạn trĩ để kế, hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ, mê trĩ mê trĩ, yết la mê trĩ, tất địa tất địa tất địa tất địa. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Toan tất để. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Con…cùng các quyến thuộc, svāhā

Svati Con…cùng các quyến thuộc, svāhā)

_ Lại nữa A Nan Đà! Lại có bảy vị Đại Nữ Quỷ vào lúc Đại Bồ Tát mới nhập vào thai, khi mới sanh ra với sau khi sanh ra xong thời nhóm các vị Thần này thường làm thủ hộ. Các vị ấy tên là: Ác Củ Lộ Địa Ca (Agroṭikā), Hạt Lộ Sát Đế Ca (Rakṣitika), Chất Đát-La Tất Xá Chỉ Ca (Citripiśācikā), Bố Liệt Noa Bạt Điệt Lý Ca (Pūrṇa-bhadrikā), Ác Kỳ Nễ Át Lộ Khởi Để Ca (Agni-rakṣitikā), Mật Đát-La Ca Lợi Ca (Mitra-kālikā), Hiệt Lợi Sử Hạt Lạc Khởi Để (Ṛṣi-rakṣitikā)

Nhóm Quỷ Nữ này có Thần Lực lớn, đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn, thường ăn máu thịt, não xúc con người. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ con …..cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chú là:

“Đát điệt tha: Hát lệ, khát lệ, khu lệ, mạt lệ, nhĩ lệ, mẫu lệ, mạt đãn để mạt đế, mạn trĩ để kế, hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ, mê trĩ mê trĩ, yết la

mê trĩ, tất địa tất địa tất địa tất địa. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Toan tất để. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Con…cùng các quyến thuộc, Con…cùng các quyến thuộc, svāhā)

_ A Nan Đà! Lại có năm vị Đại Nữ Quỷ vào lúc Đại Bồ Tát mới nhập vào thai, khi mới sanh ra với sau khi sanh ra xong thời nhóm các vị Thần này thường làm thủ hộ. Các vị ấy tên là: Quân Xá (Kuṇṭhā), Nễ Quân Xá (Nikuṇṭhā), Nan Đà (Naṃdā), Tì Suất Nộ La (Viṣṇulā), Kiếp Tất La (Kapilā)

Nhóm Quỷ Nữ này có Thần Lực lớn, đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ con …..cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chú là:

“Đát điệt tha: Hát lệ, khát lệ, khu lệ, mạt lệ, nhĩ lệ, mẫu lệ, mạt đãn để mạt đế, mạn trĩ để kế, hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ, mê trĩ mê trĩ, yết la

mê trĩ, tất địa tất địa tất địa tất địa. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Toan tất để. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Con…cùng các quyến thuộc, svāhā

Svati Con…cùng các quyến thuộc, svāhā)

_ A Nan Đà! Lại có tám vị Đại La Sát Nữ vào lúc Đại Bồ Tát mới nhập vào thai, khi mới sanh ra với sau khi sanh ra xong thời nhóm các vị Thần này thường làm vệ hộ. Các vị ấy tên là: Mô Ha (Mohā), Tô Tứ Ma (Susīmā), Củ Xá Ác Khí (Kuśākṣī), Kê Thí Nị (Keśanī), Cam Bồ Thị (Kambojī), Tô Mật Đát-La (Sumītrā), Lộ Hứ Đa Ác Khí (Lohitākṣī), Ca Chiết La (Kātarā)

Nhóm La Sát Nữ này có Thần Lực lớn, đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Nhóm La Sát Nữ này có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Thường lấy máu thịt của Đồng Nam Đồng Nữ để ăn no. Vào nhà mới có người sinh đẻ với nơi nhà trống, tùy theo ánh sáng mà đi, kêu hô tên gọi của con người, hút Tinh Khí của con người…rất là đáng sợ, gây kinh hoàng cho con người, không có Tâm Từ Nhẫn. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ con …..cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chú là:

“Đát điệt tha: Hát lệ, khát lệ, khu lệ, mạt lệ, nhĩ lệ, mẫu lệ, mạt đãn để mạt đế, mạn trĩ để kế, hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ, mê trĩ mê trĩ, yết la

mê trĩ, tất địa tất địa tất địa tất địa. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Toan tất để. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Con…cùng các quyến thuộc, svāhā

Svati Con…cùng các quyến thuộc, svāhā)

_ A Nan Đà! Lại có mười vị Đại La Sát Nữ vào lúc Đại Bồ Tát mới nhập vào thai, khi mới sanh ra với sau khi sanh ra xong thời nhóm các vị Thần này thường làm vệ hộ. Các vị ấy tên là: Hạ Lợi Để La Sát Nữ (Harītī-rākṣasī), Nan Đà La Sát Nữ (Nandā-rākṣasī), Băng Yết La La Sát Nữ (Piṅgalā-rākṣasī), Thương Xí Nễ La Sát Nữ (Saṃkhinī-rākṣasī), Ca Di Ca La Sát Nữ (Kālikā-rākṣasī), Đề Bà Mật Đát La La Sát Nữ (Devamitrā-rākṣasī), Quân Đa La Sát Nữ (Kuṃbhaṇḍā-rākṣasī), Sóc Nha Nha La Sát Nữ (Kunta-daṃṣṭrā-rākṣasī), Lãm Tì Ca La Sát Nữ (Lambikā-rākṣasī), Át Nại La La Sát Nữ (Analā-rākṣasī)

Nhóm La Sát Nữ này có Thần Lực lớn, đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Nhóm La Sát Nữ này có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ con …..cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chú là:

“Đát điệt tha: Hát lệ, khát lệ, khu lệ, mạt lệ, nhĩ lệ, mẫu lệ, mạt đãn để mạt đế, mạn trĩ để kế, hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ, mê trĩ mê trĩ, yết la

mê trĩ, tất địa tất địa tất địa tất địa. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Toan tất để. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Con…cùng các quyến thuộc, svāhā

Svati Con…cùng các quyến thuộc, svāhā)

_ A Nan Đà! Lại có mười hai vị Đại La Sát Nữ. Các vị này cũng như lúc trước, vào lúc Đại Bồ Tát hạ sanh thường làm vệ hộ. Các vị ấy tên là: Vô Chủ La Sát Nữ (Anāsikā-rākṣasī), Đại Hải La Sát Nữ (Samudrā-rākṣasī), Độc Hại La Sát Nữ (Raudrā-rākṣasī), Đoạn Tha Mạng La Sát Nữ (Prāṇahāriṇī-rākṣasī), Minh Trí La Sát Nữ (Vidyādharā-rākṣasī), Trì Cung La Sát Nữ (Dhanurdharā-rākṣasī), Trì Tiễn La Sát Nữ (Śaradharā-rākṣasī), Trì Lê La Sát Nữ (Haladharā-rākṣasī), Trì Đao La Sát Nữ (Aśidharā-rākṣasī), Trì Luân La Sát Nữ (Cakradharā-rākṣasī), Vi Luân La Sát Nữ (Cakravāḍā-rākṣasī), Khả Úy La Sát Nữ (Vibhīṣaṇā-rākṣasī)

Nhóm La Sát Nữ này có Thần Lực lớn, đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Nhóm La Sát Nữ này có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ con …..cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chú là:

“Đát điệt tha: Hát lệ, khát lệ, khu lệ, mạt lệ, nhĩ lệ, mẫu lệ, mạt đãn để mạt đế, mạn trĩ để kế, hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ, mê trĩ mê trĩ, yết la

mê trĩ, tất địa tất địa tất địa tất địa. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Toan tất để. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Con…cùng các quyến thuộc, svāhā

Svati Con…cùng các quyến thuộc, svāhā)

_ A Nan Đà! Lại có mười hai vị Quỷ Mẫu đối với các hữu tình thường gây xúc não, kinh sợ, lừa dối mê hoặc. Các vị này cũng như lúc trước, vào lúc Đại Bồ Tát hạ sanh thường làm vệ hộ. Các vị ấy tên là: Bạt Lá Mị (Brāhmī), Hạt Lâu Điệt Lợi (Raudrī), Cao Ma Lợi (Kaumārī), Tỳ Sắt Nạp Tỳ (Vaiṣṇavī), Yến Niết Lệ (Aindrī), Bà La Hứ (Vārāhī), Cao Tỳ Lợi (Kauverī), Bà Lâu Nị (Vāruṇī), Da Di Dã (Yamyā), Bà Diệp Tỳ (Vāyuvyā), A Kỳ Nị Dị (Āgneyī), Mạc Ha Ca Lợi (Māhā-kālī) Nhóm Quỷ Mẫu này cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ con …..cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chú là:

“Đát điệt tha: Hát lệ, khát lệ, khu lệ, mạt lệ, nhĩ lệ, mẫu lệ, mạt đãn để mạt đế, mạn trĩ để kế, hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ, mê trĩ mê trĩ, yết la

mê trĩ, tất địa tất địa tất địa tất địa. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Toan tất để. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Con…cùng các quyến thuộc, svāhā

Svati Con…cùng các quyến thuộc, svāhā)

_ A Nan Đà! Lại có một vị Đại Tất Xá Chỉ tên là Nhất Kế (Ekajaṭā). Vị Đại La Sát Phụ này trụ bên bờ biển lớn, ngửi hơi thơm của máu, ở trong một đêm đi được tám vạn Du Thiện Na. Vị này cũng như lúc trước, vào lúc Đại Bồ Tát hạ sanh thường làm vệ hộ. Vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ con …..cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chú là:

“Đát điệt tha: Hát lệ, khát lệ, khu lệ, mạt lệ, nhĩ lệ, mẫu lệ, mạt đãn để mạt đế, mạn trĩ để kế, hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ hô lỗ, mê trĩ mê trĩ, yết la mê trĩ, tất địa tất địa tất địa tất địa. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Toan tất để. Con…cùng các quyến thuộc, sa ha

Con…cùng các quyến thuộc, svāhā

Svati Con…cùng các quyến thuộc, svāhā)

A Nan Đà! Lại có bảy mươi hai vị Đại La Sát Nữ. Các vị ấy tên là:

1_ Kiếp Tất La La Sát Nữ (Kapilā-rākṣasī)

2_ Bát Đậu Ma La Sát Nữ (Padumā-rākṣasī)

3_ Ma Hứ Sử La Sát Nữ (Mahiṣī-rākṣasī)

4_ Mô Lợi Ca La Sát Nữ (Morikā-rākṣasī)

5_ Na Lợi Ca La Sát Nữ (Nāḍikā-rākṣasī)

6_ Thùy Lạt Nễ La Sát Nữ (Jvalanī-rākṣasī)

7_ Yết Lạt Thí La Sát Nữ (Kalasī-rākṣasī)

8_ Tỳ Mạt La La Sát Nữ (Vimalā-rākṣasī)

9_Đạt Lạt Nễ La Sát Nữ (Dharaṇī-rākṣasī)

10_Ha Lợi Chiên Đạt La Sát Nữ (Hariścandrā-rākṣasī)

11_Hồ Lô Hứ Nễ La Sát Nữ (Rohinī-rākṣasī)

12_Ma Lợi Chi La Sát Nữ (Mārīcī-rākṣasī)

13_Hô Đa Phiến Nễ La Sát Nữ (Hutāśanī-rākṣasī)

14_Bà Lâu Nễ La Sát Nữ (Vāruṇī-rākṣasī)

15_Ca Lợi La Sát Nữ (Kalī-rākṣasī)

16_Cao Hồn Chiết La Sát Nữ (Kuñjā-rākṣasī)

17_Bạt La La Sát Nữ (Valā-rākṣasī)

18_Yết Lạt Tán Nễ La Sát Nữ (Grasanī-rākṣasī)

19_Yết La Trí La Sát Nữ (Karālī-rākṣasī)

20_Băng Yết La La Sát Nữ (Piṅgalā-rākṣasī)

21_Ma Đăng Kỳ La Sát Nữ (Mataṅgī-rākṣasī)

22_Tần Độ La La Sát Nữ (Vidurā-rākṣasī)

23_Cồ Lợi La Sát Nữ (Gaurī-rākṣasī)

24_Kiện Đà Lợi La Sát Nữ (Gandhārī-rākṣasī)

25_Câu Bàn Trị La Sát Nữ (Kumbhaṇḍī-rākṣasī)

26_Ca Lăng Kỳ La Sát Nữ (Kāraṅgī-rākṣasī)

27_Hạt La Mạt La Sát Nữ (Rāvaṇī-rākṣasī)

28_Mạt Đạt Nễ La Sát Nữ (Madanī-rākṣasī)

29_Át Phiến Nễ La Sát Nữ (Aśanī-rākṣasī)

30_Thực Thai La Sát Nữ (Garbhāhāriṇī-rākṣasī)

31_Thực Huyết La Sát Nữ (Rudhirāhāraṇī-rākṣasī)

32_Đạn Đố La Sát Nữ (Danturā-rākṣasī)

33_Kinh Bố La Sát Nữ (Uttrāsanī-rākṣasī)

34_Bạt Lạt Mị La Sát Nữ (Brāhmī-rākṣasī)

35_Đát Trà Cấp Ba Lợi La Sát Nữ (Taḍāgapālinī-rākṣasī)

36_Trì Kim Cang La Sát Nữ (Vajradharā-rākṣasī)

37_Kiên Trì La Sát Nữ (Skandā-rākṣasī)

38_Đáp Ma La Sát Nữ (Tapanī-rākṣasī)

39_Hành Vũ La Sát Nữ (Varṣaṇī-rākṣasī)

40_Chấn Lôi La Sát Nữ (Garjjanī-rākṣasī)

41_Khai Phát La Sát Nữ (Sphoṭanī-rākṣasī)

42_ Kích Điện La Sát Nữ (Vidyotanī-rākṣasī)

43_Túc Hành La Sát Nữ (Jaṅgamā-rākṣasī)

44_Hưu Lưu Khẩu La Sát Nữ (Ulkāmukhī-rākṣasī)

45_Trì Địa La Sát Nữ (Vasudharā-rākṣasī)

46_Hắc Dạ La Sát Nữ (Kālarātrī-rākṣasī)

47_Quỷ Vương Sứ La Sát Nữ (Yamadūtī-rākṣasī)

48_Am Mạt La Sát Nữ (Amalā-rākṣasī)

49_Tô Bạt La La Sát Nữ (Acalā-rākṣasī)

50_Cao Kế La Sát Nữ (Urddhajaṭa-rākṣasī)

51_Bách Đầu La Sát Nữ (Śataśīrṣā-rākṣasī)

52_Bách Tý La Sát Nữ (Śatabāhu-rākṣasī)

53_Bách Mục La Sát Nữ (śatanetrā-rākṣasī)

54_Thường Hại La Sát Nữ (Ghātanī-rākṣasī)

55_Tồi Phá La Sát Nữ (Mardanī-rākṣasī)

56_Mạt Chiết Lợi La Sát Nữ (Mārjārī-rākṣasī)

57_Bạt Chiết La La Sát Nữ (Vajra-rākṣasī)

58_Dạ Hành La Sát Nữ (Niśacarā-rākṣasī)

59_Trú Hành La Sát Nữ (Divaśacarā-rākṣasī)

60_Ái Trang La Sát Nữ (Maṇḍitikā-rākṣasī)

61_Yết Lạt Thán Na La Sát Nữ (Krodhanā-rākṣasī)

62_Khinh Khi La Sát Nữ (Viheṭhanī-rākṣasī)

63_Trì Phủ Việt La Sát Nữ (Aśimuṣaladharā-rākṣasī)

64_Trì Tam Xoa La Sát Nữ (Triśūlapāṇī-rākṣasī)

65_Nha Xuất La Sát Nữ (Karāla-dantī-rākṣasī)

66_Ý Hỷ La Sát Nữ (Manoramā-rākṣasī)

67_Tô Ma La Sát Nữ (Somā-rākṣasī)

68_Chiên Trà La Sát Nữ (Caṇḍā-rākṣasī)

69_Đạn Đa La Sát Nữ (Vanta-rākṣasī)

70_Hứ Lâm Bà La Sát Nữ (Hitimbā-rākṣasī)

71_Ni La La Sát Nữ (Nīlā-rākṣasī)

72_Chất Đát La La Sát Nữ (Citrā-rākṣasī)

Nhóm 72 các La Sát Nữ này như Thần Lực lúc trước, các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ con …..cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chú là:

“Đát điệt tha: hứ lý hứ lý, nhĩ lý nhĩ lý, đát trà đáp phạt trệ, bạc kế bạc kế, hô lệ hô lệ, đạt la đạt la, hiết la hiết la, chiết la chiết la, chủ lỗ chủ lỗ, sa ha Nam mô tát bà phật đà nam, sa ha

Bát lạc đê ca phật đà nam, sa ha

A la hán ta nam, sa ha

Từ Thị Bồ Tát, sa ha

Tất cả chúng Bồ Tát, sa ha

Bất Hoàn Quả, sa ha

Nhất Lai Quả, sa ha

Dự Lưu Quả, sa ha

Các bậc Chánh Hành, sa ha

Bậc Hướng Chánh Hành, sa ha

Đại Phạm Vương, sa ha

Nhân Đà La, sa ha

Tiểu Nhân Đà La, sa ha

Đại Thế Chủ, sa ha

Y Thương Na Dã, sa ha

Ác Cận Na Dã, sa ha

Bà Diệp Bệ, sa ha

Bạt Lâu Noa Dã, sa ha

Diễm Ma Dã, sa ha

Đa Văn Thiên Vương Dược Xoa Chủ, sa ha

Trì Quốc Thiên Vương Kiện Đạt Bà Chủ, sa ha

Tăng Trưởng Thiên Vương Câu Bàn Trà Chủ, sa ha

Quảng Mục Thiên Vương Long Chủ, sa ha

Đề bà nam, sa ha

Na già nam, sa ha

A Tô La nam, sa ha

Ma Lâu Đa nam, sa ha

Già Lâu Trà nam, sa ha

Kiện Đạt Bà nam, sa ha

Khẩn Nại La nam, sa ha

Mạc Hô Lạc Già nam, sa ha

Dược Xoa nam, sa ha

Át Lạc Sát Sa nam, sa ha

Tất Lệ Đa nam, sa ha

Tất Xá Già nam, sa ha

Bộ Đa nam, sa ha

Câu Bàn Trà nam sa ha

Bố Đan Na nam, sa ha

Yết Tra Bố Đan Na nam, sa ha

Tắc Kiến Đà nam, sa ha

Ốt Ma Đà nam, sa ha

Xa Dạ nam, sa ha

A Ba La Tam Ma La nam, sa ha

Ốt Tất Đa Lạc Ca nam, sa ha

Chiên Đà La, Tô Lý Da nam, sa ha

Nặc Sát Đát La nam, sa ha

Yết Lạt Ha nam, sa ha

Thụ Để Sa nam, sa ha

Hiệt Lợi Sư nam, sa ha

Tất Đà Bạt Đa nam, sa ha

Minh Chú Tựu Thành Giả, sa ha

Kiều Lý duệ, sa ha

Kiện Đà Lý duệ, sa ha

Thượng cụ lý duệ, sa ha

A mật lý đa dã, sa ha

Chiêm bạt ni duệ, sa ha

Ma Đăng Kỳ dã, sa ha

Chiêm Trì Trí duệ, sa ha

Đạt Lạt Tì Trì duệ, sa ha

Xa Bạt Lý duệ, sa ha

A Thát Bà Nị duệ, sa ha

Chiên Trà Lý duệ, sa ha

Ma Đăng Kỳ duệ, sa ha

Na Già hiệt lý đà da dã, sa ha

Yết Lâu Trà hiệt lý đà da dã, sa ha

Ma na tư duệ, sa ha

Ma ha ma na tư duệ, sa ha

Sát trà ác sát lợi duệ, sa ha

Ma Ni Bạt Đà La dã, sa ha

Tam Mạn Đa Bạt Đà La dã, sa ha

Đại Tam Mạn Đa Bạt Đà La dã, sa ha

Đại ba la để tát la dã, sa ha

Ma ha tô ma dã, sa ha

Thi đa bạn na dã, sa ha

Đại thi đa bạn na dã, sa ha

Đạn trà đà la ni duệ, sa ha

Đại đạn trà đà la ni duệ, sa ha

Mục Chân Lân Đà dã, sa ha

Đại Mục Chân Lân Đà dã, sa ha

Thệ diên để duệ, sa ha

Phiến để duệ, sa ha

A thuyết cật lợi trà dã, sa ha

A Bát La Thị Đa dã, sa ha

Đại A Bát La Thị Đa dã, sa ha

Đại Khổng Tước Chú Vương dã, sa ha”

 

Nhóm Đại Thần Minh Chú, Đại Hạnh, Đại Ủng Hộ Giả như vậy khiến con…cùng các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi, tiêu diệt việc khó, trừ mọi nghiệp ác.

Hết thảy tất cả Cổ Mị, Chú Thuật, Khởi Thi, Ác Sứ, các Quỷ Thần ác tìm kiếp dịp thuận tiện hại người, loài hành bệnh ác…đều được giải thoát, không có ưu khổ, sa ha

_Lại nữa, A Nan Đà! Ông nên thọ trì tên gọi của các vị Long Vương (Nāgarāja), được lợi ích lớn. Các vị ấy tên là: Phật Thế Tôn Long Vương (Buddhobhagavān-nāgarāja), Bạt La Ham Ma Long Vương (Brahmā), Nhân Đà La Long Vương (Indra), Hải Long Vương (Samudra), Hải Tử Long Vương (Samudra-putra), Sa Yết La Long Vương (Sāgara), Sa Yết La Tử Long Vương (Sāgara-putra), Ma Kiệt Long Vương (Makara), Nan Đà Long Vương (Nanda), Tiểu Nan Đà Long Vương (Upananda), Na La Long Vương (Nala), Tiểu Na La Long Vương (Upa-nala), Thiện Kiến Long Vương (Sudarśana), Bà Tô Chỉ Long Vương (Vāsuki), Đức Xoa Ca Long Vương (Takṣa), A Lỗ Noa Long Vương (Aruṇa), Bạt Lỗ Noa Long Vương (Varuṇa), Sa Lăng Già Long Vương (?Siṃha), Hữu Cát Tường Long Vương (Śrīmā), Cát Tường Yên Long Vương (Śrī-kaṇṭha), Cát Tường Tăng Trưởng Long Vương (Śrīvarddhana), Cát Tường Hiền Long Vương (Śrī-bhadra), Vô Úy Long Vương (Abhayaṃ), Đại Lực Long Vương (Mahā-bala), Tạp Sắc Long Vương (Citra-rūpa), Thiết Lạp Bà Long Vương (Śalabha), Diệu Tý Long Vương (Sabāhu), Diệu Cao

Long Vương (Sumeru), Nhật Quang Long Vương (Sūrya-prabha), Nguyệt Quang Long Vương (Candra-prabha), Đại Hống Long Vương, Chấn Thanh Long Vương (Gargaja), Lôi Điện Long Vương (Vidyotana), Kích Phát Long Vương (Sphoṭana), Giáng Vũ Long Vương (Varṣana), Ly Cấu Long Vương (Vimala), Vô Cấu Quang Long Vương (Vimala-prabha), Át Lạc Ca Đầu Long Vương (Alaka-śīrṣa), Bạt Lạc Ca Đầu Long Vương (Valaka-śirṣa), Mã Đầu Long Vương (Aśva-śirṣa), Ngưu Đầu Long Vương (Gavaya-śirṣa), Lộc Đầu Long Vương (Mṛga-śīrṣa), Tượng Đầu Long Vương (Hasti-śīrṣa), Thấp Lực Long Vương, Hoan Hỷ Long Vương, Nhân Thanh Long Vương, Kỳ Diệu Long Vương (Citra), Kỳ Diệu Nhãn Long Vương (Citrākṣa),

Kỳ Diệu Quân Long Vương (Citra-sena), Hồ Lỗ Trà Long Vương, Nam Mẫu Chỉ

Long Vương (Namuci), Mẫu Chỉ Long Vương (Muci), Mẫu Chỉ Lân Đà Long Vương (Mucilinda), Hạt La Phạt Noa Long Vương (Rāvaṇa), Hạt La Ngật Bà Long Vương (Raghava), Thất Lý Long Vương (Giri), Thất Lý Cô Long Vương (Girika), Lạm Bộ Lỗ Long Vương (Lamburu), Hữu Cổ Long Vương (Krimi), Vô Biên Long Vương (Ananta), Yết Nặc Ca Long Vương (Kataka), Tượng Dịch Long Vương (Hasti-kataka), Hoàng Sắc Long Vương (Pīta), Xích Sắc Long Vương (Lohita), Bạch Sắc Long Vương (Śveta), Y La Diệp Long Vương (Elapatra), Loa Mục Long Vương (Śaṃkha), A Bát La Long Vương (Aparāla), Hắc Long Vương (Kāla), Tiểu Hắc Long Vương (Upakāla), Thiên Lực Long Vương (Bala-deva), Na La Diên Long Vương (Nārāyaṇa), Mao Diễm Long Vương (Kambala), Khả Úy Long Vương (), Thạch Kiên Long Vương (Śaula-bāhu), Căng Già Long Vương (Gaṅga), Tín Đỗ Long Vương (Sindhu), Phộc Sô Long Vương (Vakṣu), Tư Đa Long Vương (Śīlā), Cát

Tường Long Vương (Maṃgalya), Vô Nhiệt Não Trì Long Vương (Anavatapta), Thiện Trụ Long Vương (Supratiṣtha), Y La Bạt Noa Long Vương (Airāvaṇa), Trì Địa Long Vương (Dharaṇīndhara), Trì Sơn Long Vương (Nimindhara), Trì Quang Minh Long Vương (Yutiṃdhara), Hiền Thiện Long Vương (Bhadra), Cực Hiền Thiện Long Vương (Subhadra), Thế Hiền Long Vương (Vasubhadra), Lực Hiền Long Vương (Bala-bhadra), Bảo Châu Long Vương (Maṇi), Châu Yên Long Vương (Maṇi-kaṇṭha), Nhị Hắc Long Vương (Kālaka), Nhị Thanh Long Vương (Nīlaka),

Nhị Hoàng Long Vương (Pītaka), Nhị Xích Sắc Long Vương (Lohitaka), Nhị Bạch Sắc Long Vương (Śvetaka), Hoa Man Long Vương (Māli), Xích Sắc Man Long Vương (Rakta-māli), Độc Tử Long Vương (Vatsā), Hiền Cú Long Vương (Bhadrapada), Cổ Âm Long Vương (Duṇḍubhi), Tiểu Cổ Âm Long Vương (Upaduṇḍubhi), Am Mạt La Đạo Long Vương (Āmratīrthaka), Bảo Tử Long Vương (Maṇisuta), Trì Quốc Long Vương (Dhṛtarāṣṭra), Tăng Trưởng Long Vương (Virūḍhaka), Quảng Mục Long Vương (Virūpakṣa), Đa Văn Long Vương (Vaiśravaṇa), Xa Diện Long Vương (Śakaṭa-mukha), Chiêm Tì Dã Ca Long Vương (Cāmpeyaka), Kiều Đáp Ma Long Vương (Gautāma), Bán Già La Long Vương (Pañcāla), Ngũ đảnh Long Vương (Pañca-cuḍa), Quang Minh Long Vương (Pradyunmatama), Tần Độ Long Vương (Vindu), Tiểu Tần Độ Long Vương (Upavindu), A Lực Ca Long Vương (Alika), Ca Lợi Ca Long Vương (Kalika), Bạt Lý Ca Long Vương (Valika), Khoáng Dã Long Vương (Aṭavaka), Khẩn Chiết Lý Long Vương (Kincalī), Khẩn Chiết Nặc Ca Long Vương (Kincaḍaka), Kính Diện Long Vương (ādarśana-mukha), Thẩm Bác Ca Long Vương (Kiccaka), Hắc Kiêu Đáp Di Long Vương (Kṛṣṇa-gautama), Thượng Nhân Long Vương (Uttara-manuṣa),

Nhân Long Vương (Manuṣa), Nhân Bổn Long Vương (Mūla-manuṣa), Thắng Nhân Long Vương, Ma Đăng Già Long Vương (Mataṅga), Bàn Trà Lạc Ca Long Vương, Phi Nhân Long Vương (Amanuṣa), Bát Đầu Ma Long Vương (Padma), Thù Thắng Long Vương (Uttama), Ốt Đát Lạc Ca Long Vương (Ostakara), Bạt La Ca Long Vương (Valluka), A Lộc Ca Long Vương (Alluka), Y La Long Vương (Ela), Y La Bách Long Vương, Y La Sắc Long Vương (Elavarṇa), Kim Sắc Long Vương (Suvarṇa-rūpa), A La Bà La Long Vương (Aravāla), Đại Hương Long Vương (Mahāgandha), Mạt La Bà La Long Vương (Maravāla), Hương Sắc Long Vương (Gandharūpa), Ma Na Tư Long Vương (Manasvi), Cát Cú Trá Ca Long Vương (Karkoṭaka), Kiếp Bỉ La Long Vương (Kapīla), Băng Yết La Long Vương (Piṅgala), Thanh

Hoàng Long Vương, Đại Sơn Long Vương (Mahā-giri), Tiểu Sơn Long Vương (Upagiri), Ốt Bát La Long Vương (Utpalaka), Hữu Trảo Long Vương (Nakkhaka), Tăng Thịnh Long Vương (Varddhana), Giải Thoát Long Vương (Mokṣaka), Hữu Ý Long Vương (Buddhika), Cực Mộc Xoa Long Vương (Pramokṣa), Cam Bạt La Long Vương (Kambara), A Thuyết Ca Long Vương (aśvatara), Y La Mê La Long Vương (Ela Mela), Át Xỉ La Long Vương (Akṣila), Đại Thiện Hiện Long Vương (Mahāsudarśana), Ủng Hộ Long Vương, Bát Lợi Chỉ Đô Long Vương, Hảo Diện Long Vương (Sumukha), Xuất Sanh Long Vương, Kiện Đà La Long Vương (Gaṃdhāra), Sư Tử Long Vương (Siṃha), Đạt La Di La Long Vương (Dramiḍa), Nhất Thủ Long Vương (Eka-śīrṣa), Tam Thủ Long Vương (Tri-śīrṣa), Đa Thủ Long Vương (Bahuśīrṣa).

Nhóm 180 vị Đại Long Vương như vậy là bậc Thượng Thủ với nhóm Rồng khác ở Đại Địa này. Hoặc khi sét đánh tựa như tiếng vang dội lại (chấn hưởng), hoặc phóng ánh sáng, hoặc tuôn mưa làm cho lúa mạ tươi tốt. Thời đến gặp Đức Phật thọ nhận Tam Quy và thọ nhận Học Xứ, trừ bỏ nỗi sợ Kim Sí Điểu, trừ bỏ cát lửa với nỗi sợ các việc của vua chúa, thường giữ gìn Đại Địa, trụ cung điện báu to lớn, thọ mạng lâu dài, có thế lực lớn, giàu có tự tại, Đại Bằng Đại Thuộc hay đập tan oán địch, có Đại Thần Lực, đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời chiến đấu với A Tu La thời hiện đại uy lực.

Hết thảy con cháu, anh em, quân tướng, đại thần, tôi tớ của các vị Long Vương ấy, đều dùng Khổng Tước Chú Vương này thủ hộ cho con … cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi

Con với quyến thuộc: hoặc thân thanh tịnh, hoặc chẳng thanh tịnh, hoặc tiếp chạm chẳng sạch, hoặc mê say, hoặc chẳng mê say. Khi đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, đi, lại…nguyện đều ủng hộ.

Hoặc bị Trời (Deva), Rồng (Nāga), A Tô La (Asura), Ma Lâu Đa (Maruta), Yết Lộ Trà (Garuḍa), Kiện Đạt Bà (Gandharva), Khẩn Na La (Kiṃnara), Mạc Hô

Lạc Già (Mahoraga), Dược Xoa (Yakṣa) nắm giữ. Át Lạc Sát Sa (Rākṣasa), Tất Lệ

Đa (Preta), Tất Xá Già (Piśāca), Bộ Đa (Bhūta), Câu Bàn Trà (Kuṃbhaṇḍa), Bố Đan

Na (Putana), Yết Trá Bố Đan Na (Kaṭaputana), Tắc Kiến Đà (Skanda), Ố Ma Đả

(Unmāda), Xa Dạ (Chāya), A Ba Tam Ma La (Apasmara), Ô Tất Đa Lạc Ca (Ostakara) Nặc Sát Đát La (Nakṣatra), Lê Ba (Ripu). Khi bị nhóm như vậy Chấp Lục (đuổi bắt) thời ủng hộ con…cùng các quyến thuộc.

_Lại có chư Thần: ăn tinh khí, ăn thai, ăn máu, ăn thịt, ăn Chi Cao (dầu mỡ), ăn tủy, ăn chi tiết, ăn sống, ăn mạng, ăn đồ cúng, ăn khí, ăn hương, ăn tóc, ăn hoa, ăn quả, ăn ngũ cốc, ăn lửa thiêu, ăn mủ, ăn đại tiện, ăn tiểu tiện, ăn nước bọt, ăn nước rãi, ăn nước mũi, ăn thức ăn dư thừa, ăn đồ ói mửa, ăn vật bất tịnh, ăn nước chảy rỉ…Khi bị nhóm các Quỷ Thần ác như vậy gây não loạn thời Khổng Tước Chú Vương này đều hộ giúp con… cùng các quyến thuộc khiến lìa lo khổ, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu, thường được an lạc.

Nếu lại có người làm các Cổ Mị, Yếm Đảo, Chú Thuật, bay đi trong hư không, Cật Lật Để (Krṭyā), Yết Ma Noa (Karmaṇa), Ca Cô Ốt Đả (Kakhordda), Chỉ Lạt Noa (Kiraṇa), Tỳ Đa Trà (Vetaḍa), Át Đả Tỳ Đa Trà (), Chất Giả (Cicca), Tất Lệ Sách Ca (), uống máu tủy của kẻ khác, biến làm người sai khiến, hô triệu Quỷ Thần làm các nghiệp ác, ác thực biến thổ, ác ảnh, ác thị, làm các thư phù hoặc siêu độ ác. Khi có các nhóm ác như vậy hiện ra thời đều hộ giúp con…khiến lìa lo khổ.

Hoặc lại có các việc kinh sợ: vua, giặc, nước, lửa, binh nước khác đến gây sợ hãi, sợ gặp đói khát, sợ chết không đúng thời, sợ đất chấn động, sợ ác thú đến, sợ tri thức ác, sợ lúc sắp chết. Nhóm sợ hãi như vậy đều hộ giúp con…

Lại nữa, các bệnh: ghẻ lở, bệnh hủi, mụn nhọt, hắc lào, bệnh trĩ, bệnh lậu, ung thư, da thân khô đen, đau đầu, đau nửa đầu, ăn uống chẳng tiêu, mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, môi, răng nanh, răng, cổ họng, ngực, lưng, hông sườn, eo, bụng, tay chân, chi tiết, chỗ ẩn kín, tâm buồn bực, hạch ở bẹn, bệnh hòn trong bụng, bệnh khô đét gầy ốm, khắp thân bệnh khổ thảy đều trừ hết.

Hoặc lại bệnh sốt rét: một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến bảy ngày, nửa tháng, một tháng, hoặc lại nhiều ngày liên tiếp, hoặc lại phút chốc, hoặc bệnh thường nóng sốt, bệnh Thiên Tà, bệnh bứu cổ, Quỷ Thần, nóng sốt, trúng gió, vàng da, đàm ẩm (Trong thân thể, nước dịch quá lượng chẳng thâu hóa được, ngưng chảy hoặc chảy rỉ ra ở một bộ phận nào đó gây thành bệnh), hoặc Tổng tập bệnh. Hoặc bị Quỷ dựa, hoặc bị các độc, người với Phi Nhân làm cho trúng độc. Khi các bệnh quá ác như vậy sanh ra thời đều hộ con…cùng các quyến thuộc.

Nay con làm kết Giới kết Địa ấy, tụng trì Chú này đều khiến cho an ổn, sa ha”.

Kèm nói Tụng là:

“Khiến con đêm an ổn

Suốt ngày cũng như thế

Ở trong tất cả Thời

Chư Phật thường hộ niệm”

“Nam mô tốt đổ phật đà dã

Nam mô tốt đổ bồ đại duệ

Nam mô tốt đổ tỳ mộc đa dã

Nam mô tốt đổ tỳ mộc đái duệ

Nam mô tốt đổ phiến đa dã

Nam mô tốt đổ phiến đái duệ

Nam mô tốt đổ mộc đa dã

Nam mô tốt đổ mộc đái duệ”

(Namostu buddhāya

Namostu bodhāye

Namostu vimuktāya

Namostu vimuktāye

Namostu śāntāya

Namostu śāntāye

Namostu muktāya Namostu muktāye)

_ Hết thảy Bà La Môn thanh tịnh

Hay trừ tất cả các nghiệp ác Như vậy chúng con xin quy lễ Nguyện ủng hộ con với quyến thuộc.

_ Trời, Rồng, A Tu La, Dược xoa Người nghe Pháp, nên chí Tâm

Ủng hộ Phật Pháp mãi trường tồn

Mỗi mỗi siêng hành Thế Tôn Giáo

_ Chư Hữu Thính Đồ đến chốn này

Hoặc ở trên đất, hoặc hư không

Thường đối người đời khởi Tâm Từ

Ngày đêm tự thân y Pháp trụ

_ Nguyện các Thế Giới thường an ổn

Vô biên Phước Trí, ích quần sinh

Hết thảy nghiệp tội đều tiêu trừ

Xa lìa mọi khổ, quy Viên Tịch

_ Luôn dùng hương Giới xoa vóc sáng

Thường khoác áo Định để nghiêm thân Bồ Đề Diệu Hoa trang nghiêm khắp Tùy nơi đã trụ, thường an lạc.

 

KINH ĐẠI KHỔNG TƯỚC CHÚ VƯƠNG

_QUYỂN TRUNG (Hết)_


 

PHẬT NÓI KINH ĐẠI KHỔNG TƯỚC CHÚ VƯƠNG

KINH SỐ 985

Hán dịch: Đời Đường_ Tam Tạng Pháp Sư NGHĨA TỊNH phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

QUYỂN HẠ

_A Nan Đà! Khổng Tước Chú Vương này được Đức Tỳ Bát Thi Như Lai Chánh Đẳng Giác (Vipa’syìn-tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) tùy vui tuyên nói.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: Át lạt trệ, yết thúc trệ, mạt thê, mạt đả bạt đạt nê, a phạt lệ, nhiếp phạt lệ, đổ lệ đổ lệ, bộ lệ bộ lệ, nhiếp phạt lệ, bát noa nhiếp phạt lệ, hô chủ hô chủ, hô chỉ hô chỉ, mẫu chỉ mẫu chỉ, sa ha”

 

A Nan Đà! Khổng Tước Chú Vương này được Đức Thi Khí Như Lai Chánh Đẳng Giác (Śikhìn-tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) tùy vui tuyên nói.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: nhất trí, mật trí, khu lệ khu lệ, hứ lý hứ lý, nhĩ lý nhĩ lý, kê đổ mộ lệ, am mạt lệ, am bạt la phạt để, đàm bệ đồ đàm bệ, hứ lý hứ lý, cổ chỉ cổ chỉ, mẫu chỉ mẫu chỉ, sa ha”

(Tadyathā: Iṭṭe miṭṭe, khure khure, hili hili, mili mili, ketu-mule, ambare, ambarāvati, dumbe dodumbe, hili hili, kuci kuci, muci muci, svāhā).

 

A Nan Đà! Khổng Tước Chú Vương này được Đức Tỳ Xá Phù Như Lai Chánh Đẳng Giác (Vi’svabhū-tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) tùy vui tuyên nói.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: mộ lý mộ lý, kê phạt trí, mạn thê màn trì trí kế, hát lệ hát lệ, yết lệ khiết lệ, phát lệ phát lệ, phát lợi nễ, đạn đế, đạn để, nễ đạn để lệ, xả yết trí, mạc yết trí, nại thê, nại địa nễ, thất lý thất lý thất lý, sa ha”

 

A Nan Đà! Khổng Tước Chú Vương này được Đức Câu Lưu Tôn Như Lai Chánh Đẳng Giác (Krakucchanda-tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) tùy vui tuyên nói.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: Hứ trĩ hứ trĩ, củ trĩ, đát trĩ, đổ trĩ, át trệ, đạn đế, đạn để lý, thước yết lý, chước yết lý, thác yết lý, can chiết nê, can chiết na phạt để, phạt lệ phạt lệ phạt lệ phạt lệ, chiết lệ chiết lệ, đạn đế tất địa, sa ha”

 

A Nan Đà! Khổng Tước Chú Vương này được Đức Yết Nặc Ca Mâu Ni Như Lai Chánh Đẳng Giác (Kanakamunïi-tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) tùy vui tuyên nói.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: đát đát lệ, đát đát lệ, đát đát lệ, đát la đô đát lệ, tì lệ tì thệ duệ, tì xã đạt lệ, át lạt thệ át lạt thệ, tì lạt thệ, tì lạt xà mạt lệ, mạt để, ma lợi nễ ma lợi nễ, tất địa, văn thê, thất lý văn thê, thụ lệ thụ lệ thụ lệ thụ lệ, bạt đạt la phạt để, tất địa, sa ha”

 

A Nan Đà! Khổng Tước Chú Vương này được Đức Ca Nhiếp Ba Như Lai Chánh Đẳng Giác (Kāśyapa-tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) tùy vui tuyên nói.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: an đạt lệ, bát đạt lệ, mạn đạt lệ, khiên đạt lệ, thiệm bộ thiệm bộ nại địa, thiệm bộ phạt để, mạt đế , mạn trì để kế, am mạt lệ, tăng kì, hiết la hiết la, hát la hát la, bát thú bát thú bát thú bát thú, bát để, tất địa, sa ha”

 

A Nan Đà! Khổng Tước Chú Vương này được Ta, Thích Ca Mâu Ni Như Lai Chánh Đẳng Giác (Śākya-muṇi-tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) tùy vui tuyên nói, vì muốn lợi ích cho chúng sanh.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: hứ lý hứ lý, kê lý, nhĩ lý, y lý lệ, yết đát lệ, kê đổ mộ lệ, át đồ bát lý, đạc hề đạt điệp, bễ bộ lộ kê, bộ sách đế, nại lộ kiến thê, ca mạt nễ, cam bộ đạt lộ chỉ, đát lỗ đát lỗ, phạt lạt nễ, bát lạt cật lật để, đãng sắt trất lệ, mật lệ, đát lệ, nhất để ha tế, át chiết lệ, đổ bạt lệ, bạc cát lệ, bạt trí bạt trí kê, phạt trí, bạt trí, chiết trá đam bệ, át trà đam bệ”

Khi đọc đến đây thời tùy theo việc đã Nguyện đều nên xưng nói, biết rộng như lúc trước

_Nếu cầu mưa thời nên nguyện Trời tuôn mưa vòng khắp mười phương, thấm nhuần khắp tất cả.

“Nam mô bạc già phạt đa, câu mô đồ, đạc kiếm bạt bạt đổ.

Nam mô bạc già phạt đa, y lý thệ duệ, đỗ cồ hứ ca duệ, bật lăng già lý ca duệ, a lỗ chỉ, na lỗ chỉ, át lạt thệ, mô lạt thị, nại lạt thị, nại trí nại trí nại trí, bạt chiết lệ, nại trá bạt chiết lệ, ô đà diễn na tất lợi duệ, át la đa lệ, câu la đa lệ, na la diễn nễ, ba la diễn nễ, bát phiến, nễ táp bát lý phiến nễ, tất điện đổ, đạt la nhĩ la, mạn đát la bát đả, sa ha”

A Nan Đà! Như Ta dạy ông thọ trì Chú Pháp cứu nạn rắn độc cho Bí Sô Sa Để. Nay Khổng Tước Chú Vương này cũng lại như vậy, khiến tất cả chúng sanh, hoặc người đọc tụng, người thọ trì, người viết chép đều được an lạc, toại nguyện điều đã mong cầu như trước rộng nói, cho đến tự thân với các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi.

_Lại nữa A Nan Đà! Đại Khổng Tước Chú Vương này được Từ Thị Bồ Tát (Maitreya-bodhisatva) tùy vui tuyên nói, nhiêu ích cho chúng sanh.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: thất lý thất lý thất lý bạt điệt lệ, thụ để thụ để thụ để bạt điệt lệ, hát lệ hát lệ hát lệ, hát lợi nễ, đạn để nhiếp phạt lệ, thức khư, du la ba nị nễ, bồ địa bồ địa bồ địa, bồ địa tát đỏa, bồ địa, bát lý già lý ni duệ, sa ha”

 

A Nan Đà! Đại Khổng Tước Chú Vương này được Tác Ha Thế Giới Chủ

(Sāhaṃpati) tùy vui tuyên nói.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: hứ lý hứ lý, nhĩ lý nhĩ lý, ma lý nễ, bàng cú lợi, chỉ lý chỉ lý chỉ lý chỉ lý chỉ lý chỉ lý, bạt la ham ma duệ, câu lan trạch kế, trạch kế, tỳ ma ha tỳ ma ha phổ tế, đạt la đạt la, ha la ha la ha la ha la, phổ lỗ phổ lỗ phổ lỗ phổ lỗ, sa ha”.

Chú này hay trừ sự độc ác, hay diệt sự độc ác.

Sức của Phật trừ độc

Sức của Độc Giác trừ độc

Sức của A La Hán trừ độc

Sức của bậc Thánh ba Quả, bốn Hướng trừ độc

Sức của bậc nói lời chân thật trừ độc

Sức cây gậy của Phạm Vương (Phạm Vương trượng) trừ độc

Sức cái chày Kim Cương của Đế Thích trừ độc

Sức của Phệ Suất Nộ Phi Luân (bánh xe bay của Viṣṇu), sức thiêu đốt của Hỏa Thiên, Sức sợi dây của Long Vương trừ độc, sức Huyễn của A Tô La, sức Điện của Long Vương, sức Tam Cổ Xoa của Hồ Lỗ Đạt La (Rudra) trừ độc, sức cây giáo dài của Tắc Kiến Na (skanda), sức của Đại Khổng Tước Chú Vương hay trừ tất cả độc, khiến độc nhập vào đất, khiến cho con…với các quyến thuộc đều được an ổn.

Lại có chất độc của các Rồng, chất độc của Cổ Mị, chất độc của Người với Phi Nhân, chất độc do răng cắn, chất độc của mưa sấm (lôi vũ). Chất độc của ong, ruồi, rết, cóc nhái. Chất độc của thuốc men, chất độc của Chú (Mantra), chất độc của Người, chất độc của Phi Nhân…Nhóm chất độc của như vậy, nguyện đều trừ diệt.

Con …với các quyến thuộc đều trừ được chất độc, nỗi khổ tiêu tan nhập vào trong đất, sa ha”

A Nan Đà! Đại Khổng Tước Chú Vương này được Đế Thích Thiên Vương (Indra-devarāja) tùy vui tuyên nói.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: xã la, thiện đố la, ma la thiện đố lệ, già tì để, thiện đố lệ, mạt thán nễ, dà đán nễ, yết lạt tán nễ, ha lý thất lý, độ dụ để thất lý, đát lỗ đát lỗ, đát lỗ nạp phạt để, ha ha ha ha ha, tăng hô, điệt địa để, điệt địa để, củ lỗ củ lỗ, phệ lạt thệ, đô trá đô trá tử, phạt trá phạt trá tử, tử lý tử lý, kiếp tất lệ, kiếp tất la mộ lệ, ha hứ hô, tát bà đột sắt trá, bát lạt đột sắt trá nam, chiêm bạt nam, yết lô nhĩ, hát tất đa ba đả ương già, bát lạt đinh già, nê yết lạt ha, yết lô nhĩ, tác ha thất lý đạt thế, hứ đề tỳ hứ, ốt trưng kì lý, tô la bát để, bạt để, bạt chiết la bạt chiết la bạt chiết la bạt chiết la bát đái duệ, sa ha”

 

A Nan Đà! Đại Khổng Tước Chú Vương này được bốn vị Thiên Vương

(Catvāsraḥ mahā-rājikāḥ) tùy vui tuyên nói.

Liền nói Chú là:

“Thụ la thụ thứ na, đáp bả đáp bả na, đàm ma đàm ma na, tát lạt tát lạt noa, củ trí củ trí, mẫu trí mẫu trí, nhĩ trí nhĩ trí, tát la tát la, ha la ha la, đát la đát lý, đà đà đà đà đà, bà bà bà bà bà, ha la ha la ha la ha la ha la, tất địa tất địa tất địa tất địa tất địa, sa tất để sa tất để sa tất để sa tất để sa tất để”

Con tên là….cùng các quyến thuộc

Tất cả Sứ Giả, Diễm Ma Sứ Giả, Xà Dạ Sứ Giả, kẻ cầm sợi dây đen với sự trị phạt của Tứ Vương (bốn vị Thiên Vương), sự trị phạt của Phạm Thiên (Brahma), sự trị phạt của Đế Thích (Indra), sự trị phạt của Tiên Nhân (Ṛṣī), sự trị phạt của chư Thiên, sự trị phạt của Long Vương, sự trị phạt của A Tô La, sự trị phạt của Ma Lâu Đa, sự trị phạt của Yết Lộ Trà, sự trị phạt của Kiện Đạt Bà, sự trị phạt của Khẩn Na La, sự trị phạt của Mạc Hô Lạc Già, sự trị phạt của Dược Xoa, sự trị phạt của La Sát, sự trị phạt của Tất Lệ Đa, sự trị phạt của Tất Xá Già, sự trị phạt của Bộ Đa, sự trị phạt của Câu Bàn Trà, sự trị phạt của Bố Đan Na, sự trị phạt của Yết Tra Bố Đan Na, sự trị phạt của Tắc Kiến Đà, sự trị phạt của Ốt Ma Đả, sự trị phạt của Xa Dạ, sự trị phạt của A Ba Tam Ma La, sự trị phạt của Ổ Tất Đa Lạca Ca, sự trị phạt của Bệ Đa La, sự trị phạt của vua chúa giặc cướp, sự trị phạt của nước lửa, ở tất cả nơi chốn có sự trị phạt khiển trách với sự trị phạt nhỏ nhẹ… đều khiến xa lìa nơi con …..cùng các quyến thuộc, thường thấy sự ủng hộ, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm Thu.

_A Nan Đà! Ông nên thọ trì hết thảy tên gọi của 35 các vị Giang Hà Vương (Nadī-rājañī). Nếu người nhận biết được ở tất cả nơi chốn có sông lớn, sông nhỏ, sông Hoài, biển….khi muốn vượt qua thời không có các ách nạn. Các vị ấy tên là: Căng Già Hà Vương (Gaṅgā-nadī-rājñī), Tín Độ Hà Vương (Sindhū-nadī-rājñī), Phộc Sô Hà Vương (Vasū-nadī-rājñī), Tư Đa Hà Vương (Śīlā -nadī-rājñī), Thiết Đa Lỗ Hà Vương (Sarabhū-nadī-rājñī), A Thị Đa Phạt Để Hà Vương (Ajiravatī-nadī-rājñī),

Diễm Mẫu Na Hà Vương (Yamunā-nadī-rājñī), Cú Ha Hà Vương (Kuhā-nadī-rājñī), Tì Đát Bà Hà Vương (?Vitastā-nadī-rājñī), Thiết Đa Đột Lỗ Hà Vương (Śatadrūnadī-rājñī), Tì Ba Xa Hà Vương (Vipāśā-nadī-rājñī), Y La Phạt Để Hà Vương (Airavatī-nadī-rājñī), Chiến Đạt La Sa Già Hà Vương (Candrabhāgā-nadī-rājñī), Tát Phạt Để Hà Vương (Sarasvatī-nadī-rājñī), Cát Xa Bỉ Nễ Hà Vương (Kacchapīnadī-rājñī), Bôi Du Sắt Nễ Hà Vương (Payoṣṇī-nadī-rājñī), Ca Tỳ Lý Hà Vương (Kāverī-nadī-rājñī), Xích Đồng Sắc Hà Vương (Tāmraparṇī-nadī-rājñī), Tát La Dữu Hà Vương () Mạt Độ Mạt Để Hà Vương (Madhumatī-nadī-rājñī), Tỳ Đát La Phạt Để Hà Vương (Mitrāvatī-nadī-rājñī), Ích Sô Phạt Để Hà Vương (Ikṣumatī-nadīrājñī), Cồ Mạt Để Hà Vương (Gomatī-nadī-rājñī), Chiết Ma Nột Để Hà Vương (), Nại Mạt Đả Hà Vương (Narmadā-nadī-rājñī), Tao Mật Đát La Hà Vương (Saumitrā-nadī-rājñī), Tỳ Du Mật Đát La Hà Vương (Viśvamitrā-nadī-rājñī), Đa Ma La Hà Vương (Tāmarā-nadī-rājñī), Bán Già La Hà Vương (Pañcālā-nadī-rājñī), Tô Bà Tốt Đổ Hà Vương (Suvastū-nadī-rājñī), Đáp Bố Đả Hà Vương (Tapodā-nadīrājñī), Tì Mạt La Hà Vương (Vimalā-nadī-rājñī), Nê Liên Thiện Na Hà Vương (Nairañjanā-nadī-rājñī), Hứ Lan Nhã Phạt Để Hà Vương (Hiraṅyavatī-nadī-rājñī), Cồ Đa Phạt Lý Hà Vương (Godāvarī-nadī-rājñī).

Nhóm như vậy từ ao Vô Nhiệt Não (Anavatapta) sanh ra bốn con sông lớn, chảy vào Thiệm Bộ Châu (Jambu-dvīpe) cùng các Hà Thần Vương thuộc sông Hoài,Sông Tể với các con sông khác ở Đại Địa này nương dựa mà trụ. Mọi loại hình trạng, mọi loại nhan sắc tùy vui biến thân thành tựu Minh Chú làm việc tốt xấu. Các nhóm Thần này cùng các quyến thuộc đều dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ con…cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não, sa ha”

_ A Nan Đà! Ông nên thọ trì hết thảy tên gọi của 52 các vị Đại Sơn Vương (Nadī-rājañī). Nếu người nhận biết, hoặc tại hang núi, nơi hoang vắng sẽ trừ các sự sợ hãi, tùy ý an lạc. Các vị ấy tên là: Diệu Cao Sơn Vương (Sumeru-parvata-rāja), Tuyết Sơn Vương (Himavān-parvata-rāja), Hương Túy Sơn Vương (Gandhamādanaparvata-rāja), Bách Phong Sơn Vương (Śataṣṛṅga -parvata-rāja), Khiết Địa Lạc Ca Sơn Vương (Khadira-parvata-rāja), Kim Hiếp Sơn Vương (Svarṇapārśva-parvatarāja), Trì Quang Sơn Vương (Dyutin-dhara-parvata-rāja), Ni Dân Đạt La Sơn Vương (Nimin-dhara-parvata-rāja), Luân Vi Sơn Vương (Cakra-vāḍa-parvata-rāja), Đại Luân Vi Sơn Vương (Mahā-cakra-vāḍa-parvata-rāja), Nhân Đà La Sơn Vương (Indraśaila-parvata-rāja), Phạm Trụ Sơn Vương (Brahmālaya-parvata-rāja), Hữu Cát Tường Sơn Vương (Śrīmanta-parvata-rāja), Thiện Kiến Sơn Vương (Sudarśana-parvata-rāja), Quảng Đại Sơn Vương (Vipula-parvata-rāja), Xuất Bảo Sơn Vương (Ratnākara-parvata-rāja), Đa Trùng Sơn Vương (Krimila-parvata-rāja), Bảo Đính Sơn Vương (Maṇikūṭa-parvata-rāja), Tỳ Ma Diệu Xảo Sơn Vương (Vemacitra-parvata-rāja), Xuất Kim Cương Sơn Vương (Vajrākara-parvata-rāja), A Tô La Sơn Vương (Asuraprāgbhāra-parvata-rāja), Mạc Nộ Diệu Xảo Sơn Vương (Manucitra-parvata-rāja), Điện Quang Sơn Vương (Vidyunprabha-parvata-rāja), A Thuyết Tha Sơn Vương (Aśvancha-parvata-rāja), Nguyệt Quang Sơn Vương (Candrakānta-parvata-rāja), Nhật Quang Sơn Vương (Sūryakānta-parvata-rāja), Hiền Thạch Sơn Vương (Bhadraśaila-parvata-rāja), Đế Bảo Sơn Vương (Ratnendra- parvata-rāja), Diệu Xảo Sơn Vương (Citrakūṭa-parvata-rāja), Ma La Gia Sơn Vương (Malaya-parvata-rāja), Kim Phong Sơn Vương (Svarṇaśṛṅgaparvata-rāja), Tần Đà Sơn Vương (Viṃdhya-parvata-rāja), Ba Ly Da Đát La Sơn Vương (Parijāta-parvata-rāja), Diệu Tý Sơn Vương (Subāhu-parvata-rāja), Châu Anh Sơn Vương (Maṇimanta-parvata-rāja), Đô Ni Đả Sơn Vương (), Tô Sư Na Sơn Vương (Suṣena-parvata-rāja), Phạm Khẩu Sơn Vương (Brahmatuṇḍa-parvata-rāja), Tri Tịnh Sơn Vương (), Khảm Hải Sơn Vương (), Diệu Man Sơn Vương

(Mālyacitra-parvata-rāja), Đao Hình Sơn Vương (Khaṅga-parvata-rāja), Đại Phong

Sơn Vương (Tāpana-parvata-rāja), Dục Lâm Sơn Vương (), Minh Dược Sơn Vương (Añjena-parvata-rāja), Phóng Xả Sơn Vương (Muñjena-parvata-rāja), Thú Thân Sơn Vương (Rurubha-parvata-rāja), Đạt Đạt Sơn Vương (Dardana-parvata-rāja), Kế La Bà Sơn Vương (Kailāsa-parvata-rāja), Tuyết Phong Sơn Vương (), Đại Thiên Chủ Sơn Vương (Mahendra-parvata-rāja), Bà La Quân Sơn Vương (Balasena-parvatarāja)

Các chúng Sơn Vương của nhóm như vậy ở Đại Địa này. Ở nhóm núi ấy: hết thảy Trời, Rồng, A Tô La, Ma Lâu Đa, Yết Lỗ Trà, Kiện Đạt Bà, Khẩn Na La, Mạc Hô Lạc Già, Dược Xoa, La Sát, Tất Lệ Đa, Tỳ Xá Già, Bộ Đa, Cưu Bàn Trà, Bố Đan Na,

Yết Tra Bố Đan Na, Tắc Kiến Đà, Ốt Ma Đả, Xa Dạ, A Ba Tam Ma La, Ổ Tất Đa Lộ Ca, Thành Tựu Minh Chú cùng các quyến thuộc trụ tại núi ấy, cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ cho con cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi, trừ mọi việc ác, thường thấy cát tường, lìa các ưu não, sa ha”.

_A Nan Đà! Ông nên biết trì. Có tên gọi của Tinh Thần Thiên Thần (Aṣṭaviṃśatīnāṃ-nakṣatrānāṃ: 28 Tú) Cái Tinh Tú ấy có uy lực lớn, thường đi trên hư không, hiện tướng tốt xấu. Nếu người nhận biết, lìa các ưu hoạn, cũng nên tùy theo Thời dùng diệu hương hoa để làm cúng dường. Các vị ấy tên là:

Cật Lật Để Ca (Kṛttikā), Hộ Lô Hứ Nễ (Rohiṇī), Miệt Lật Già Thi La (Mṛgaśirā), Át Đạt La (Ārdra), Bổ Nại Phạt Tô (Punarvasu), Bố Sái (Puṣya), A Thất Lệ Sa (Āśleṣā). Bảy vì Tinh Thần này trụ ở cửa Đông, thủ hộ phương Đông. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương thường ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

Mạc Già (Maghā), Tiền Phát Lỗ Cũ Noa (Pūrva-phalgunī), Hậu Phát Lỗ Cũ Noa (Uttara-phalgunī), Ha Tất Đa (Hastā), Chất Đa La (Citrā), Sa Phạ Để (Svātī), Tì Thích Kha (Viśākhā).

Bảy vì Tinh Thần này trụ ở cửa Nam, thủ hộ phương Nam. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương thường ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

A Nô La Tha (Anurādhā), Thị Sắt Xá (Jyeṣṭhā), Mộ La (Mūla), Tiền A Sa Trà (Pūrvāṣādhā), Hậu A Sa Trà (Uttarāṣādhā), A Bật Lý (Abhijit), Xã Thất La Mạt Noa (Śravaṇā).

Bảy vì Tinh Thần này trụ ở cửa Tây, thủ hộ phương Tây. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương thường ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

Đãn Nễ Sắt Xá (Dhaniṣṭhā), Thiết Đa Tì Sái (Śatabhiṣā), Tiền Bạt Đạt La Bát Địa (Pūrva-bhādrapadā), Hậu Bạt Đạt La Bát Đả (Uttara-bhādrapadā), Hiệt Lâu Ly Phạt Để (Revatī), A Thuyết Nễ (Aśvinī), Bạt Lại Nễ (Bharaṇī).

Bảy vì Tinh Thần này trụ ở cửa Bắc, thủ hộ phương Bắc. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương thường ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

_A Nan Đà! Ông nên nhớ biết có tên gọi của chín loại Chấp Trì Thiên Thần (Nava-grahā: chín loại Chấp Diệu). Các Thiên Thần này vào lúc 28 Tú tuần hành thời hay khiến cho ngày đêm có thêm bớt, cũng khiến cho Thế Gian giàu có, nghèo khó, khổ, vui…dự biểu cho tướng ấy. Các vị ấy tên là: A Điệt Để (Āditya), Sô Ma (Soma), Bật Lật Ha Tát Bát Để (Vṛhaspati), Thúc Yết La (Śukra), San Ni Chiết La (Śanaiścara), Ương Ca La (Aṅgāraka), Bộ Đà (Budha), Yết La Hổ (Rāhu), Kê Đổ (Ketu)

Chín vị Chấp Trì Tinh Thần này có uy lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương thường ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Tinh (Nakṣatra:Tú) có hai mươi tám

Bốn phương đều có bảy

Chấp Tinh (Grahā: Chấp Diệu) lại có bảy

Thêm Nhật, Nguyệt thành chín

Tổng có ba mươi bảy

Dũng mãnh, đại uy thần

Hiện, ẩn chiếu Thế Gian

Bày tướng thiện ác ấy Cho đời làm thêm bớt

Có Thế, ánh sáng lớn

Đều dùng Tâm thanh tịnh

Nơi Chú này, tùy vui”

Nhóm Tinh Tú ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương thường ủng hộ con….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

_A Nan Đà! Ông nên nhớ trì hết thảy tên gọi của 68 các vị Đại Tiên. Các Tiên Nhân này đều trì Cấm Giới, thường tu Khổ Hạnh, có ánh sáng lớn. Hoặc trụ ở sông nhỏ, sông lớn, núi, rừng, ao, hồ…muốn làm thiện ác, chú nguyện tốt xấu tùy theo lời nói thành tựu, đủ uy lực lớn, năm Thông tự tại, bay đi trong hư không không có chướng ngại. Nay Ta nói tên gọi ấy.

Các vị ấy tên là: A Sắt Tra Ca Đại Tiên (Aṣṭamaka-mahāṛṣī), Bà Mạc Ca Đại Tiên (Vāmaka-mahāṛṣī), Bà Ma Đề Bà Đại Tiên (Vāmadeva-mahāṛṣī), Ma Lợi Chi Đại Tiên (Mārici-mahāṛṣī), Bát Lợi Noa Ma Đại Tiên (Pariṇāma-mahāṛṣī), Mạt Kiến Đề Dã Đại Tiên (Mārkaṇḍeya-mahāṛṣī), An Ổn Tri Thức Đại Tiên (Viśvāmitramahāṛṣī), Bà Tư Sắt Sá Đại Tiên (Vasiṣṭha-mahāṛṣī), Bạt Di Ca Đại Tiên (Vālmīkamahāṛṣī), Ca Nhiếp Ba Đại Tiên (Kāśyapa-mahāṛṣī), Lão Ca Nhiếp Ba Đại Tiên (Vṛddha-kāśyapa-mahāṛṣī), Tì Lật Cữu Đại Tiên (Bhṛgu-mahāṛṣī), Ương Kỳ La Đại Tiên (Aṅgira-mahāṛṣī), Ương Kỳ Lạc Ca Đại Tiên (Aṅgiraka-mahāṛṣī), Ương Kỳ Thứ Tứ Đại Tiên (Bhagiratha-mahāṛṣī), Hữu Tướng Phần Đại Tiên (), Hữu Từ Đại Tiên (), Hữu Thứ Tu Đại Tiên (), Lộc Đảnh Đại Tiên (Mṛga-śirṣai-mahāṛṣī), Diễm Ma Hỏa Đại Tiên (Yamāgni-mahāṛṣī), Châu Chử Đại Tiên (Vaisaṃpāyamahāṛṣī), Hắc Châu Chử Đại Tiên (Kṛṣṇa-vaisaṃpāya-mahāṛṣī), Ha Lợi Để Đại Tiên (Hārīta-mahāṛṣī), Ha Lợi Đa Dã Na Đại Tiên (Hārītāya-mahāṛṣī), Thậm Thâm Đại Tiên (Gaṃbhīra-mahāṛṣī), Tam Mang Kỳ La Đại Tiên (Samaṅgira-mahāṛṣī), Ốt Yết Đa Đại Tiên (Ungata-mahāṛṣī), Tam Một Yết Đa Đại Tiên (Samuṅgatamahāṛṣī), Thuyết Nhẫn Đại Tiên (Kṣāntivādi-mahāṛṣī), Danh Xưng Đại Tiên (Kīrtti-mahāṛṣī), Thiện Danh Xưng Đại Tiên (Sukīrtti-mahāṛṣī), Tôn Trọng Đại

Tiên (Guru-mahāṛṣī), A Thuyết La Dã Na Đại Tiên (Aśvalāya-mahāṛṣī), Kiếp Bố Đắc Ca Đại Tiên (), Hương Sơn Đại Tiên (Gandhagiri-mahāṛṣī), Trụ Tuyết Sơn Đại Tiên (Himavān-mahāṛṣī), Hộ Tướng Đại Tiên (), Nan Trụ Đại Tiên (Durvāsamahāṛṣī), Mạt Đạt Na Đại Tiên (), Thiết Lạp Bà Đại Tiên (), Điều Phục Đại Tiên (), Tôn Giả Đại Tiên (), Anh Vũ Đại Tiên (Sukā-mahāṛṣī), Tì Ha Bát Để Đại Tiên (Vyūhapati-mahāṛṣī), Võng Luân Đại Tiên (), San Ni Chiết La Đại Tiên (Śanaiśvara-mahāṛṣī), Giác Ngộ Đại Tiên (Budha-mahāṛṣī), Thượng Cụ Lý Đại

Tiên (Jaṅguli-mahāṛṣī), Kiện Đà La Đại Tiên (Gandhāra-mahāṛṣī), Độc Giác Đại

Tiên (Ekaśṛṅga-mahāṛṣī), Tiên Giác Đại Tiên (Ṛṣyaśṛṅga-mahāṛṣī), Yết Già Đại Tiên (Garga-mahāṛṣī), Đan Trà Dã Na Đại Tiên (Daṇḍayāna-mahāṛṣī), Can Đà Dã Na Đại Tiên (Caṇḍayāna-mahāṛṣī), Ma Đăng Già Đại Tiên (Mataṅga-mahāṛṣī), Khả Úy Ma Đăng Già Đại Tiên (Bhīṣaṇa-mataṅga-mahāṛṣī), Kiều Đáp Ma Đại Tiên (Gotama-mahāṛṣī), Hoàng Sắc Đại Tiên (Pīta-mahāṛṣī), Bạch Sắc Đại Tiên (Śvetāmahāṛṣī), Xích Mã Đại Tiên (Lohitāśva-mahāṛṣī), Bạch Mã Đại Tiên (Śvetāśvamahāṛṣī), Trì Mã Đại Tiên (Aśvadhara-mahāṛṣī), Diệu Nhãn Đại Tiên (Sunetramahāṛṣī), Chu Mục Đại Tiên (Citrākṣa-mahāṛṣī), Bà La Khí La Đại Tiên (), Na Thứ Tha Đại Tiên (Nārāyaṇa-mahāṛṣī), Sơn Cư Đại Tiên (Parvata-mahāṛṣī), Cật Lật Di La Đại Tiên (Krimilā-mahāṛṣī)

Nhóm các vị Tiên như vậy đều là bậc Đại Tiên cổ xưa, làm Tứ Minh Luận, Thiện Nhàn, Chú Thuật, mọi Hạnh chuẩn bị thành, ta người đều lợi ích. Các vị ấy cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thường ủng hộ con ….cùng các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: ha lý ha lý ha lý, yết lý, ba lý, hô lý, nhĩ lý, tốt lý, hát lý, hứ lý, nhĩ lý, đạp phổ đạp phổ đạt đạp phổ, yết lạt tán nễ, mạt thán nễ, đạc mạc nễ, già đán nễ, ba chiết nễ ba chiết nễ, ba đát nễ ba đát nễ, mạc nại nễ mạc nại nễ, đạc ha đạc ha đạc ha, đạt la đạt la, đà thứ nễ, ba trá nễ, mô hán nễ, tất đam bạt nễ, chiêm bạt nễ, sa ha”

 

_A Nan Đà! Ông nên nhớ trì. Trong Đại Địa này có tên gọi của Đại Độc Dược, nếu có người biết thì chẳng bị trúng độc. Tên ấy là: An Đạt La (Aṇḍarā), Bát Đạt La (Paṇḍarā), Yết La Trà (Karalā), Kê Du La (Keyūra), Bộ Đăng Cấp Ma (Bhūtaṅgamā), Bộ Đa Bát Để (Bhūtapati), Tần Độ Bát Để (Viṃdupati), Thất Lợi Bát Để (Śiripati), Đế Xã Bát Để (Tejapati), Đế Xã Ác Yết La Bát Để (Tejogra-pati), Da Xá Bát Để (Yaśopati), Da Xá Ác Yết La Bát Để (Yaśograpati), A La La (Araḍā), Đá La La (Taraḍā), Đát La Đột (?Tarāṇāṃ), Đát-La (Taraḍā), Đạt Đa (Dantā), Đặc Ha (Dahā), Thệ La (Jelā), Bà La (Phalā), Cồ Lỗ (Gula), Chí La Đát Đố La (Cirādantulā), Y Lý Chỉ Lý (Irikicikā), Thiết Đảm Đổ La (Śatanturā), Tì Bố Lý Lý (Vipuli), Nặc Cú Lý (Nakuli), Kê Lật Bỉ (Kirimi), Đát Na Già Hiệt Lật Sắt-Tra

(Taraṅgātiṣṭha), A Một La Ma Để (Āmramati), Thiệm Bộ Mạt Để (Jambumati), Ma Xã Mạt Để (Madhumati), A Mạt Lệ (Amale), Tì Mạt Lệ (Vimale), Quân Trà Lệ (Kuṇḍale), Át Trĩ Nại Trĩ (Aṭṭe naṭṭe), Bạc Kế (Vakke), Bạc Đa Bộ Đế (Vakkadūṭṭe), Phạt Sai Na Bệ (Vastanābhe), Mạc Ha Yết Lệ (Mahāgale), Lạm Bệ (Lambe), Đổ Lạm Bệ (Turambe), svāhā

A Nan Đà! Tên của Đại Độc Dược này với Dược Thần (Bhaiṣaijya-devatā) cũng dùng Đại Khổng Tước Chú Vương này thường ủng hộ con ….cùng các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi

_Lại nữa, A Nan Đà! Đại Khổng Tước Chú Vương này là điều mà bảy Đức Phật Chính Biến Tri đã tuyên nói. Ấy là : Tỳ Bát Thi Chánh Biến Tri (Vipa’syìnsamyaksaṃbuddha), Thi Khí (Śikhìn), Tỳ Xá Phù (Vi’svabhū), Câu Lưu Tôn (Krakucchanda), Yết Nặc Ca Mâu Ni (Kanakamunïi), Ca Nhiếp Ba (Kaøśyapa). Nay Ta, Thích Ca Mâu Ni Chính Biến Tri (Śākya-muṇi-samyaksaṃbuddha) cũng lại tùy vui nói.

Đại Khổng Tước Chú Vương này, Bồ Tát Từ Thị (Maitreya) cũng lại tuyên nói.

Tác Ha Thế Giới Chủ Đại Phạm Thiên Vương, Thiên Đế Thích, Trì Quốc Thiên Vương cùng Kiện Đạt Bà Chủ, 28 Tướng. Tăng Trưởng Thiên Vương cùng Câu Bàn Trà Chủ, 28 Tướng. Quảng Mục Thiên Vương cùng Long Chủ, 28 Tướng. Đa Văn Thiên Vương cùng Dược Xoa Chủ, 28 Tướng đều nói. Đại Khổng Tước Chú Vương này.

Bát Chi Ca Đại Dược Xoa Chủ, Ha Lợi Để với 500 người con cùng các quyến thuộc thảy đều tùy vui, cũng lại nói tuyên nói Đại Khổng Tước Chú Vương này.

A Nan Đà! Đại Khổng Tước Chú Vương này chẳng thể trái vượt, chẳng nên khinh mạn.

Nếu có Trời (Deva), Rồng (Nāga), A Tô La (Asura), Ma Lâu Đa (Maruta), Yết Lộ Trà (Garuḍa), Kiện Đạt Bà (Gandharva), Khẩn Na La (Kiṃnara), Mạc Hô Lạc Già (Mahoraga), Dược Xoa (Yakṣa) nắm giữ. Át Lạc Sát Sa (Rākṣasa), Tất Lệ Đa (Preta), Tất Xá Già (Piśāca), Bộ Đa (Bhūta), Câu Bàn Trà (Kuṃbhaṇḍa), Bố Đan

Na (Putana), Yết Trá Bố Đan Na (Kaṭaputana), Tắc Kiến Đà (Skanda), Ố Ma Đả

(Unmāda), Xa Dạ (Chāya), A Ba Tam Ma La (Apasmara), Ô Tất Đa Lạc Ca (Ostakara) Nặc Sát Đát La (Nakṣatra), Lê Ba (Ripu) ….Nhóm Thiên Thần này chẳng thể trái vượt Khổng Tước Chú Vương này.

Lại nữa, hết thảy các Quỷ Thần ác: ăn tinh khí, ăn thai, ăn máu, ăn thịt, ăn Chi Cao (dầu mỡ), ăn tủy, ăn chi tiết, ăn sống, ăn mạng, ăn đồ cúng, ăn khí, ăn hương, ăn tóc, ăn hoa, ăn quả, ăn ngũ cốc, ăn lửa thiêu, ăn mủ, ăn đại tiện, ăn tiểu tiện, ăn nước bọt, ăn nước rãi, ăn nước mũi, ăn thức ăn dư thừa, ăn đồ ói mửa, ăn vật bất tịnh, ăn nước chảy rỉ… Có các loài ăn ác của nhóm như vậy cũng chẳng thể trái vượt Khổng Tước Chú Vương này.

Lại nữa, có người làm các Cổ Mị, Yếm Đảo, Chú Thuật, bay đi trong hư không, Cật Lật Để (Krṭyā), Yết Ma Noa (Karmaṇa), Ca Cô Ốt Đả (Kakhordda), Chỉ Lạt Noa (Kiraṇa), Tỳ Đa Trà (Vetaḍa), Át Đả Tỳ Đa Trà (), Chất Giả (Cicca), Tất Lệ Sách Ca (), uống máu tủy của kẻ khác, biến làm người sai khiến, hô triệu Quỷ Thần làm các nghiệp ác, ác thực biến thổ, ác ảnh, ác thị, làm các thư phù ác hoặc siêu độ ác.

Khi có các nhóm ác như vậy hiện ra thời đều hộ giúp con…khiến lìa lo khổ.

Lại nữa, hết thảy các việc kinh sợ: vua, giặc, nước, lửa, binh nước khác đến gây sợ hãi, sợ gặp đói khát, sợ chết không đúng thời, sợ đất chấn động, sợ ác thú đến, sợ tri thức ác, sợ lúc sắp chết. Nhóm sợ hãi như vậy đều hộ giúp con….

Lại nữa, các bệnh: ghẻ lở, bệnh hủi, mụn nhọt, hắc lào, bệnh trĩ, bệnh lậu, ung thư, da thân khô đen, đau đầu, đau nửa đầu, ăn uống chẳng tiêu, mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, môi, răng nanh, răng, cổ họng, ngực, lưng, hông sườn, eo, bụng, tay chân, chi tiết, chỗ ẩn kín, tâm buồn bực, hạch ở bẹn, bệnh hòn trong bụng, bệnh khô đét gầy ốm, khắp thân bệnh khổ thảy đều trừ hết.

Hoặc lại bệnh sốt rét: một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến bảy ngày, nửa tháng, một tháng, hoặc lại nhiều ngày liên tiếp, hoặc lại phút chốc, hoặc bệnh thường nóng sốt, bệnh Thiên Tà, bệnh bứu cổ, Quỷ Thần, nóng sốt, trúng gió, vàng da, đàm ẩm (Trong thân thể, nước dịch quá lượng chẳng thâu hóa được, ngưng chảy hoặc chảy rỉ ra ở một bộ phận nào đó gây thành bệnh), hoặc Tổng tập bệnh. Hoặc bị Quỷ dựa, hoặc bị các độc, người với Phi Nhân làm cho trúng độc. Khi các bệnh quá ác như vậy sinh ra thời nếu có đọc tụng Đại Khổng Tước Chú Vương này, chẳng thể trái vượt, mong cầu tùy nguyện, đều hộ cho con…cùng các quyến thuộc.

Nay con làm kết Giới kết Địa ấy, tụng trì Chú này đều khiến cho an ổn, sa ha”.

Kèm nói Tụng này:

“Khiến con đêm an ổn

Suốt ngày cũng như thế

Ở trong tất cả Thời Chư Phật thường hộ niệm”

_ Lại nữa A Nan Đà! Nếu có người xưng niệm tên gọi của Đại Khổng Tước Chú Vương này ủng hộ thân người khác hoặc lại tự ủng hộ mình. Hoặc kết sợi dây đeo giữ trên thân. Như người này đáng bị tội chết thì chỉ bị phạt đồ vật mà được thoát, đáng bị phạt thì bị gậy đánh nhẹ mà được thoát, đáng bị gậy đánh nhẹ thì chỉ bị chửi mắng mà được thoát, đáng bị chửi mắng thì chỉ bị la rầy mà được thoát, đáng bị la rầy thì tự nhiên được thoát, tất cả bệnh khổ thảy đều tiêu tan, không dám trái vượt. Người này cũng không bị vua chúa, giặc cướp, nước, lửa, chất độc ác, dao, gậy…xâm hại. Ngủ thức an ổn, thường thấy mộng lành, đi đứng ngồi nằm không có việc gây hại, được kéo dài thọ mạng, trừ nghiệp gây đoản mạng trong đời trước với hợp thọ Chánh Báo.

A Nan Đà! Nếu khi mưa lụt lội hoặc khi đại hạn. Nếu đọc tụng Khổng Tước Chú Vương này thì các vị Rồng vui vẻ. Hoặc mưa dầm liền quang tạnh, hoặc hạn hán liền tuôn mưa.

Nếu có kẻ nam, người nữ tùy theo sở nguyện, mau được thành tựu.

A Nan Đà! Đại Khổng Tước Chú Vương này khi chỉ nhớ niệm thời liền hay trừ diệt tất cả khủng bố, bệnh tật, ưu não…huống chi là đọc tụng thọ trì đầy đủ. Ông nên thọ trì Đại Khổng Tước Chú Vương này vì muốn nhiêu ích thủ hộ cho bốn chúng (catasraḥ parṣadaḥ): Bí Sô (Bhikṣu), Bí Sô Ni (Bhikṣuṇi), Ô Ba Sách Ca (Upāsaka), Ô Ba Tư Ca (Upāsikā) lìa các sự đáng sợ.

Lại nói Chú là:

“Đát điệt tha: diệp bàn để, đà để, đạc cát lý, đổ lỗ đổ lỗ, sa ha”

 

_ Tham Dục (Rāga), giận dữ (Dveṣa), Si (moha)

Là ba độc Thế Gian

Chư Phật đều chặt đứt

Lời thật, độc tiêu trừ

 

_ Tham Dục, giận dữ , Si

Là ba độc Thế Gian

Đạt Ma (Dharma) đều chặt đứt

Lời thật, độc tiêu trừ

 

_ Tham Dục, giận dữ , Si

Là ba độc Thế Gian

Tăng Già (Saṃgha) đều chặt đứt

Lời thật, độc tiêu trừ

 

_ Tất cả các Thế Tôn (Bhagavaṃ)

Có sức Uy Thần lớn

La Hán (Arhat) đủ danh tiếng

Trừ độc khiến an ổn

_Khi ấy Cụ Thọ A Nan Đà nghe Đức Phật nói xong, lễ hai bàn chân của Đức Phật, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi từ giã Đức Phật đi đến chỗ của Bí Sô Sa Để (Svati). Đến xong, liền dùng Khổng Tước Chú Vương này vì vị Bí Sô ấy mà làm ủng hộ, kết Giới kết Địa nhiếp thọ nhiêu ích, trừ sự khổ não cho vị ấy. Bí Sô Sa Để thân được an ổn, khổ độc tiêu tan, từ dưới đất đứng dậy, cùng với Cụ Thọ A Nan Đà đi đến chỗ của Đức Phật, lễ hai bàn chân của Đức Phật xong, đem đủ việc bên trên thưa bạch cho Đức Thế Tôn biết, rồi đứng tại một bên.

Đức Phật bảo A Nan Đà: “Do Nhân Duyên này, ông có thể đem Đại Khổng Tước Chú Vương này báo cho bảy Chúng : Bí Sô, Bí Sô Ni, Chánh Học Nữ, Cầu Tịch Nam, Cầu Tịch Nữ, Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Ca, quốc vương, đại thần…khuyên một lòng thọ trì đọc tụng, khiến cho thông lợi. Vì người khác giải nói, hiểu rõ việc ấy, viết chép Kinh Quyển lưu thông tại chỗ ở. Đem hương, hoa, thức ăn uống tùy theo phần cúng dường…khiến cho tất cả chúng sanh đều lìa ưu khổ, thường được an lạc, được Phước vô lượng, khó thể nghĩ bàn”

Nói lời đấy xong thời A Nan Đà với các Đại Chúng, Trời, Rồng, Dược Xoa, Kiện Đạt Bà, A Tô La, Ma Lâu Đa, Yết Lộ Trà, Khẩn Na La, Mạc Hô Lạc Già, người, Phi Nhân…nghe điều Đức Phật đã nói, đều rất vui vẻ, tin nhận, phụng hành.

_ Trời, Rồng, A Tu La, Dược xoa

Người nghe Pháp, nên chí Tâm

Ủng hộ Phật Pháp mãi trường tồn

Mỗi mỗi siêng hành Thế Tôn Giáo

 

_ Chư Hữu Thính Đồ đến chốn này

Hoặc ở trên đất, hoặc hư không

Thường đối người đời khởi Tâm Từ

Ngày đêm tự thân y Pháp trụ

 

_ Nguyện các Thế Giới thường an ổn

Vô biên Phước Trí, ích quần sinh

Hết thảy nghiệp tội đều tiêu trừ

Xa lìa mọi khổ, quy Viên Tịch

 

_ Luôn dùng hương Giới xoa vóc sáng

Thường khoác áo Định để nghiêm thân Bồ Đề Diệu Hoa trang nghiêm khắp Tùy nơi đã trụ, thường an lạc.

 

PHẬT NÓI KINH ĐẠI KHỔNG TƯỚC CHÚ VƯƠNG

_QUYỂN HẠ (Hết)_

Tiếp theo nói rõ Pháp Thức Đàn Tràng, vẽ tượng.

 

Đức Phật bảo A Nan Đà: “Nếu có nam tử, nữ nhân có việc cầu nguyện, hoặc vì lũ lụt lớn, hoặc vì đại hạn, tai hoạnh, binh đao, mọi bệnh dịch, sốt rét. Phàm là tất cả việc chẳng như ý, muốn dọc tụng Đại Khổng Tước Chú Vương này cầu xin tiêu diệt thì nên làm Pháp như vầy: Có thể ở chỗ sạch sẽ, đắp đất bằng phẳng xong, làm một Đàn Tràng nhỏ, có thể cao bốn năm ngón tay, vuông vức ba bốn khuỷu tay hoặc lớn hơn. Nên lấy phân con bò vàng chưa rơi xuống đất, trong sạch xoa tô trên Đàn.

Ở trong Đàn này, an hình tượng Phật hướng mặt về phương Tây. Ở bên trái tượng, để tượng Đại Khổng Tước Vương, hoặc đắp hoặc vẽ, trang sức như Pháp. Hoặc dùng ba bốn cọng lông đuôi của chim công (khổng tước) cắm vào cái bình gạch nung sạch, cũng dùng phân bò xoa lau. Ba việc này có một việc đều được

Dùng hoa Bạch Át Ca (Phương này không có, nên có thể dùng hoa Lê Nại thay thế), hoặc hoa Bạch Yết La Tỳ La (Lĩnh Nam có, vùng đất phía Bắc không có, nên có thể dùng hoa Bạch Hạnh Nại hoặc hoa Thục Quỳ thay thế) hoặc dùng hoa Thi Lợi Sa (tức là cây Dạ Hợp) hoặc lá cây Tần Lễ (Phương này cũng không có, nên có thể dùng lá táo, lá dâu, lá sen thay thế) rải bày trên Đàn.

Trước tiên ở trước mặt Phật tùy theo cái mình có, bày các thức ăn uống, mọi loại cúng dường

Tiếp theo, ở trước mặt Khổng Tước Vương Bồ Tát để một bàn: nước mật, nước đường cát, sữa bò với Lạc, bánh, cơm…tận Tâm phụng hiến xong, tay bưng lư hương, đốt An Tất Hương, ở mặt Đông cúng dường, như lúc trước Khải Thỉnh: “Phật với chúng Thánh, chúng của bốn vị Thiên Vương…mỗi mỗi xưng tên, chí Tâm triệu thỉnh, đi đến ủng hộ con…cùng các quyến thuộc đều được an ổn, sống lâu trăm tuổi”

_Tiếp theo, ở mặt Đông của Đàn để một bàn: đường cát, bánh với cháo sữa, nước đường cát, bánh, cơm…cúng dường Trì Quốc Thiên Vương, nhóm Thần Kiện Đạt Bà.

_Tiếp theo, ở mặt Nam của Đàn để một bàn: Dầu, mè, cháo, một bình nước Tư Đỗ, bánh, cơm…cúng dường Tăng Trưởng Thiên Vương, nhóm Thần Câu Bàn Trà. _Tiếp theo, ở mặt Tây của Đàn để một bàn: cháo sữa, một bình sữa, bánh, cơm…cúng dường Quảng Mục Thiên Vương, nhóm Thần Rồng.

_Tiếp theo, ở mặt Bắc của Đàn để một bàn: Lạc trộn với cơm, một bình nước Tư Đỗ, bánh, cơm…cúng dường Tỳ Sa Môn Thiên Vương, nhóm Thần Dược Xoa.

Sau đó tùy theo Thời, bày các hoa quả, đốt Trầm Thủy Hương, Tô Hợp Hương, Huân Lục Hương cúng dường khắp cả.

Để người bị bệnh dịch ấy ngồi tại mặt Tây, bên phải Đức Phật. Chú Sư ở mặt Đông có thể đem một, hai cọng lông đuôi chim công hoặc dùng cỏ tranh phủi trên thân người bệnh, tụng Tâm Chú lúc trước 21 biến, xưng tên người bệnh. Một ngày ba Thời riêng, làm cúng dường xong, bỏ hết thảy thức cúng vào trong nước, hoặc chôn xuống đất, không được ăn, cũng không được dẫm đạp lên.

Hết thảy Đàn Tràng dùng bùn xoa lau một lớp mỏng, hoặc dùng phân bò xoa tô mặt đất.

Đây là Pháp thức cúng dường tầm thường của Khổng Tước Vương Chú

Phàm có sự mong cầu đều có thể y theo Pháp làm Đàn Tràng này. Nếu nghèo túng không có đủ thì tùy theo thứ hiện có mà làm cúng dường.

_Tiếp theo nói rõ Pháp vẽ tượng

Lấy lụa trắng mới, dùng chất keo của cây hòa màu sắc, chẳng dùng keo của da sinh vật, để trong cái chén mới. Người vẽ tượng vào lúc sáng sớm, tắm gội sạch sẽ, mặc áo mới, thọ tám Giới, sau đó mới làm

Tượng Phật nên làm màu vàng ròng, mặc áo Ca Sa màu hoa đào, ngồi trên tòa

Sư Tử vàng

Bên trái vẽ Ma Ha Du Lợi Thiên Thần màu trắng đỏ, mặc quần màu trắng, áo choàng vai, sợi dây trắng quấn quanh bắp tay. Thân có bốn cánh tay, các vật trang nghiêm đều dùng vàng mà làm, đứng ở trên hoa sen hoặc đứng ở trên tòa vàng. Bên phải: một tay cầm Dữu Tử (quả nho), một tay cầm hoa sen. Bên trái: một tay cầm quả Cát Tường (lớn như Cô Lâu màu đỏ vàng, phương này không có), một tay cầm ba cọng lông đuôi chim công.

Ở giữa Phật, Bồ Tát vẽ tượng Kim Sắc Khổng Tước Vương đứng ở trên hoa sen trang nghiêm vật báu, trước ngực dùng Ngưu Hoàng vẽ làm chữ Vạn (卍)

Ở bên cạnh Phật, vẽ Thánh Giả A Nan quỳ gối, chắp tay

Ở khoảng giữa này, vẽ Kim Cương Thủ Thần Vương, tay phải cầm cây phất trắng, tay trái cầm Kim Cương Xoa

Ở bốn bên của Đức Phật, vẽ mọi loại hoa quả cúng dường

Bên phía Đông, vẽ châu Tỳ Đề Ha (Videha: Thắng Thân Châu) hình như nửa vành trăng, ở bên trong vẽ Trì Quốc Kiện Đạt Bà Thiên Vương với chúng Kiện Đạt Bà Thần vây quanh.

Ở bên phía Nam của Đức Phật, vẽ châu Thiệm Bộ (Jambu-dvīpa) hình như cái xe, phía Bắc rộng, phía Nam hẹp, ở bên trong vẽ Câu Bàn Trà Tăng TrưởngThiên Vương với chúng Câu Bàn Trà Thần vây quanh.

Ở bên phía Tây của Đức Phật, vẽ châu Cồ Đà Ni (Aparagodānīya:Ngưu Hóa Châu) hình như mặt trăng đầy, ở bên trong vẽ Quảng Mục Long Thiên Vương với các chúng Rồng vây quanh.

Ở bên phía Bắc của Đức Phật, vẽ châu Bắc Câu Lô (Uttara-kuru) hình vuông vức bằng phẳng, ở bên trong vẽ Đa Văn Dược Xoa Thiên Vương với các Dược Xoa Thần vây quanh.

Đã vẽ tượng xong, ở trong Đàn an trí, đồng mặt lúc trước, hướng ra phía Tây.

Có thể chọn ngày mồng một của kỳ Bạch Nguyệt, ở trước tượng vẽ, rộng bày cúng dường. Nên tụng Tâm Chú hoặc tụng Chú khác ở trong Kinh.

_Tiếp theo khiến Đồng Nữ trong sạch, se sợi dây. Ở trước tượng vẽ, tụng Chú thắt gút, làm 108 gút. Chú Nhân ấy, tự cột buộc sau khủy tay của mình. Đây là Pháp Hộ Thân, đối với người Trợ Bạn cũng đồng với Pháp Hộ này.

Nếu khi muốn làm Pháp thời nên tu tập Phương Tiện chuẩn bị lúc trước. Nên tụng Chú này đủ một vạn biến hoặc mười vạn biến

“Nam mô bạc già phạt đế, a ma lệ, tỳ ma lệ, tất địa. Con…cùng các quyến thuộc”

(Namo bhagavate amale vimale siddhya_ Con…cùng các quyến thuộc)

Đến ngày 15, ở trước tượng vẽ, lấy phân bò vàng làm cái Đàn vuông vức bốn khuỷu tay. Ở trên Đàn ấy dùng gạo tẻ trắng bày làm hình thế của bốn Châu, đều ở chỗ ấy bày biện cúng dường như lúc trước.

Lại ở Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương, đốt Bạch Giao Hương

Phương Nam đốt Tử Chấp Giới Tử cùng hòa với muối

Phương Tây đốt bơ hòa với An Tất Hương

Phương Bắc đốt Huân Lục Hương

Như lúc trước cúng dường Đức Phật với Ma Ha Ma Du Lợi Thiên Thần. Trước tiên đốt các hương thơm với đem mọi loại thức ăn uống, mọi loại hoa quả rộng bày cúng dường

_Lại dùng vàng, bạc, đồng, chì, sắt…làm thành năm viên như Toan Tảo Hạch (hạt táo chua) để ngay trên bảy lớp lá Bồ Đề (nếu không có thì dùng lá dâu thay thế) an ngay trước mặt tượng.

Tiếp theo, ở trước Đàn, đào đất làm lò lửa vuông một khuỷu tay, sâu một thước (1/3 m) ở bên trong nhóm lửa

Tiếp theo dùng cây Ô Đàm Bạt La, cây Bát La Xa (Phương này không có thì dùng cây dâu, cây táo thay thế cũng được) với cọng cỏ Ngưu Tất…trong ba thứ tùy chôn một thứ, chặt dài năm Thốn (5/3 dm) phá phần thô, như khoảng một ngón tay, nên lấy tám trăm miếng, mỗi khi tụng Chú thì chú một biến rồi ném vào trong lửa, kèm với bơ, Giới Tử (hạt cải)

Nếu ở phương ấy có Thi Bà kêu hú (là Dã Can kêu hú). Như lúc trước đã nói, tùy theo vật cúng dường của phương mà xếp bày, với các Đồng Bạn thảy đều nên chẳng sợ hãi. Đây tức là tướng thành tựu của Chú ấy.

Nếu không có tướng tốt thì việc chẳng thành. Lấy năm viên trên lá, chú vào 108 biến, liền được tùy theo việc Nguyện đều thành tựu. Tự lấy viên vàng để ở trong miệng, người Đồng Bạn tùy ý lấy một viên, đều chẳng nên nuốt xuống, tùy theo chỗ nêu ra

Nếu có người khác có thể ở trong tức ăn cúng dường, lấy ra như trái táo chua khiến được ăn vào, trừ tất cả bệnh, chỗ mong cầu đều tùy theo Nguyện.

_Lại có Biệt Pháp, nên đến chỗ để thây người chết, hoặc hướng trong ngã tư đường, làm Đàn Pháp lúc trước, đừng để tượng vẽ, chỉ để Thiên Thần ở bốn phương cùng chung ủng hộ. Thức ăn uống cúng dường, vật của nhóm hương hoa và lửa đốt lò với dùng Chú Diên Pháp (Pháp se dây Chú). Nếu được thành thì chỗ làm đều tùy theo ý.

Ban đêm thấy mộng tốt. Mộng thấy cỗ xe tốt với ngựa, voi thượng diệu. Hoặc thấy cây quả ở núi cao. Hoặc thân bay lên trên với Đường Điện thù thắng kèm thấy cha mẹ với Quý Nhân khác, tự mặc thượng Y, gặp Thiện Tri Thức. Hoặc thấy thiếu nữ với Đồng Nam, Đồng Nữ đủ Diệu Trang Nghiêm, được cái đệm trên giường, mọi loại hoa quả, việc cát tường. Hoặc thấy Thiên Thần báo lởi chân thật. Hoặc thấy sữa, Lạc, mọi loại lúa mạ, thịt sống, cá tươi…Hoặc thấy ngựa tốt với chim công….

Đây đều là tướng cát tường. Nếu khác điều này tức là điềm chẳng tốt.

_Nếu thấy lừa, la, lạc đà, vượn, khỉ, heo, chó, rắn, bò cạp, mèo, chuột, chim cú, chim cắt, kên kên, cởi trần không có áo với vật khí ác, củi khô, nhà trống, rừng Đình Thi…đầm, sông nhỏ, sông lớn bị khô cạn. Tỳ Na Dạ Ca (Vinayāka: Đây là Chướng Ngại Thần, đầu như đầu voi, thân như thân người, người thế tục ở phương Tây (ấn Độ) phần lớn đều cúng dường). Nhóm này đều là tướng chẳng cát lợi.

Phàm mỗi mỗi ở tất cả, khi làm Chú Pháp thời nên làm Pháp ủng hộ như trước.

Nếu ở tất cả nơi chốn đáng sợ, hoặc bị tất cả bệnh khổ thời như trước làm Pháp, ắt hết thảy bệnh dịch, tai ách, chết oan uổng đều được tiêu tan.

Nếu con nít bị bệnh hoặc bị Quỷ dựa. Dùng cái đuội chim công phủi phẩy rồi Chú vào, liền được lìa khổ. Hoặc dùng sợi dây Chú cột giữ đều được trừ khỏi.

Nếu làm Chú Pháp, Đàn Tràng khác mà việc chưa thành tựu. Do làm Pháp Khổng Tước Vương như vậy thì các việc khác cũng đều thành tựu.

Như Đức Thế Tôn nói: “Giả sử khiến người gây tạo tội năng năm Nghịch. Nếu có thể bảy lần làm Đàn Pháp này thì việc cũng được thành. Hoặc khiến cho Tâm định, hay trừ mọi bệnh”

Đây căn cứ vào Bổn Ý, có Tâm tin trong sạch thì việc đều được thành, trừ người chẳng tin.

_A Nan Đà! Lại có Tâm Chú, ông nên thọ trì.

Chú là:

“Nam mô phật đà dã

Nam mô đạt ma dã

Nam mô tăng già dã

Nam mô Kim Quang Minh Khổng Tước Vương

Nam mô Ma Ha Ma Du Lợi Minh Chú Vương

Đát điệt tha: Át trí, phạt trí sá kế, thát lạc sá kế, ác yết tử, mạc yết tử, nhất lý, nhĩ lệ, kỳ lệ, hộ lô lạp bệ, mạc ha hộ lô lạp bệ, bộ đăng cấp mê, để minh, kì tây, mạc ha ương yết tây, sa ha”

A Nan Đà! Ma Ha Ma Du Lợi Tâm Chú này là điều mà tất cả chư Phật đã tuyên nói. Đây là Pháp lược. Nếu muốn thọ trì, đọc tụng đều làm Pháp Thức của Đàn Tràng như lúc trước, có ước nguyện đều được thành tựu.

Nếu việc chẳng vừa lòng thì tụng Tâm Chú nhiều hơn làm Thượng Cúng Dường, ở trước tượng vẽ tụng Chú, ngồi, ngủ. Như mộng thấy bậc Trượng Phu đi đến, tức là tụng Chú có hiệu nghiệm. Nếu thấy người nữ đi đến, tức là điều mong cầu được

Thiên Thần thương xót cảm ứng. Có sai biệt này

Nếu người có Tín Tâm, muốn thường thọ trì cầu xin ủng hộ, cần phải vẽ Ma Ha Ma Du Lợi Bồ Tát Thiên Thần này, Như lúc trước, ở trước hình tượng để con chim công (khổng tước) ở chỗ trong sạch bên trong cái Thất, thường làm cúng dường thì tất cả sự sợ hãi, tất cả bệnh khổ, việc chẳng như ý thảy đều tiêu diệt hết.

Nếu người muốn thọ trì cầu thành tựu thì nên vào ngày mồng một của kỳ Bạch

Nguyệt, bắt đầu làm Đàn Pháp, chẳng được làm Pháp trong mùa Hạ tức sẽ không thành

Phàm lúc tụng Chú thời có thể vào đầu đêm, tắm gội sạch sẽ, mặc áo mới sạch, ở khắp mười phương đốt hương xông ướp, tụng Chú trong Kinh lúc trước, hoặc tụng Tâm Chú đủ bảy biến xong, nói lời như vầy: “Nguyện xin Đức Bạc Già Phạt Đế (Bhagavate: Thế Tôn) thương xót con, đi đến nhận hương hoa với thức ăn uống, giúp cho con hoàn thành việc đã cầu nguyện”

Như trước đã nói hết thảy tám Bộ Trời Rồng với chư Thần có thể giới hạn xưng tên. Cũng nguyện đi đến chốn này nhận hương hoa, hết thảy thức ăn uống của con, hoàn thành sự nghiệp của con.

Khi cúng dường xong thời đốt hương Chú Nguyện: “Các Thiên Thần và quyến thuộc đã đến, đều nguyện hoan hỷ quay về chốn cũ (bổn xứ)”

Vật cúng dường đồng với cái bình, vật khí lúc trước. Tại Tâm thường niệm, thành tựu không có nghi ngờ.

Thời Tôn Giả A Nan Đà chắp tay đảnh thọ.

 

PHÁP ĐÀN TRÀNG

_Hết_

 

Hiệu chỉnh xong một Bộ gồm ba Quyển vào ngày 08/12/2012