PHẬT NÓI KINH ĐÀ LA NI TẬP

KINH SỐ 0901

Hán dịch: Đại Đường_Thiên Trúc Tam Tạng A ĐỊA CỒ ĐA (Atikuṭa)
Việt dịch: Sa môn Thích Quảng Trí

 

QUYỂN THỨ NHẤT

TỰA PHIÊN DỊCH PHẬT NÓI KINH ĐÀ LA NI TẬP

Phàm Pháp Môn (Dharma-paryāya) của Đà La Ni (Dhāraṇī), Ấn (Mudra), Đàn (Maṇḍala)…. Đây mới là Tâm (Hṛdaya) của mọi Kinh (Sutra), dẫn đầu đường đi của vạn hạnh, bí mật của Tông, chẳng phải là chỗ biết của Thức (Vijñāna) nông cạn, nghĩa thú thâm sâu huyền diệu, chẳng phải suy nghĩ mà có thể đo lường được, trong sự bí mật lại thêm bí mật, không có gì được xưng hơn thế nữa.

Có Cao Đức Sa Môn, hiệu là A Địa Cồ Đa (Atikuṭa:Đời Đường nói là Vô Cực Cao) là người Trung Thiên Trúc. Pháp Sư thông tuệ siêu quần, Đức (Guṇa) vượt hơn hẳn mọi người. Năm 12 tuổi (nhược quan) hâm mộ Đạo đi khắp năm nước Thiên Trúc tìm bạn, cúi đầu hạ Tâm rảo bước tìm kiếm Pháp Yếu, cho nên hay tinh luyện năm Minh (Pañca-vidyā-sthānāni), khéo thông các Bộ, ý muốn vận hành nước Pháp (pháp thủy) của Tây Vực tưới thấm sự khát ngưỡng của Đông Hạ, dấn thân vào nơi hiểm nạn, dùng Tâm bảo tồn hoằng Đạo, vượt qua sườn núi mà chẳng mỏi, bước vào sông cát mà chẳng mệt, đảnh đội Tôn Kinh hướng đến đất Hán này. Vĩnh Huy năm thứ hai, tháng Giệng nương thân ở Trường An, phụng sắc trụ ở chùa Từ Môn, chỉ vì Pháp Sư ngậm ngọc chưa phun nhả nên không có người nào được ôm riêng châu báu. Đến khi Nhã Biện đã tuyên nói thì mới biết có vật báu ….v.v…

Cho nên hay giải quyết mọi sự nghi ngờ, lời nói ra đều ngay nơi Lý. Như Kinh, Luật, Luận thì người đã truyền chẳng phải là một. Chỉ có Pháp Môn này chưa được hưng khởi ở đất này, bởi thế đinh ninh ba lần thỉnh mới hứa cho Đàn Pháp.

Thượng Tuần tháng ba giao cho vị Pháp sư bên trong viện Phù Đồ của chùa Phổ tuệ tự làm Đàn tập hội khắp nhóm của Đại Thừa Tông có 16 người, nhóm Viên với Anh Công, Ngạc Công có 12 người trợ thành Đàn cúng, đồng nguyện cho cơ đồ của nhà vua được bền vững, thường đến vạn nước, thứ loại đồng được thấm ướt, đều thành ích lợi lớn. Điềm linh thiêng trong ấy có rất nhiều nhưng chẳng nói ra (để riêng tại Truyện Ký). Tôi hân hạnh gặp Pháp này chẳng kềm chế được sự vui mừng, gọi mọi người ở chỗ Phiên Kinh xin rũ thương phiên dịch Quảng Bản, thường sửa trị việc huyên náo, chẳng kịp thỉnh bày, sợ thân huyễn suy kém hủy nát mà mất đi cái lợi lớn, liền thỉnh Pháp sư ở chùa Tuệ Nhật tuyên dịch bản Phạn, tạm phiên dịch ghi chép phần trọng yếu gồm 12 quyển để dựng lập nền móng cho đất nước, giữ gìn vật báu bí mật cho muôn dân. Từ ngày 14 tháng ba năm thứ tư mới ra công đến Vĩnh Huy thứ năm, năm Giáp Dần, tháng tư ngày 15 mới hoàn tất. Về sau dần dần mới ban Sắc cho Pháp Sư vào bên trong Kinh, tình cờ gặp lại, cùng nhau xem xét lại

Kinh này trích ra từ Kim Cang Đại Đạo Tràng Kinh là phần chút ít của phần Đại Minh Chú Tạng. Nay bản lược ghi chép này được xem xét thẩm định rõ ràng, tấu thỉnh lên vua xin lưu thông cho Thiên Hạ đều biết vậy.

(Quyển này có 29 Ấn Chú)

 

KINH ĐẠI THẦN LỰC ĐÀ LA NI THÍCH CA PHẬT ĐẢNH TAM MUỘI ĐÀ LA NI

_PHẨM THỨ NHẤT_

(Quyển ở quyển thứ nhất của Đại Bộ (Phật Bộ_Quyển Thượng)

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ngự tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya) cùng với Đại A La Hán (Mahā-śrāvaka:Đại Thanh Văn) gồm năm ngàn người đến dự. Ma Ha Ca Diệp (MahāKāśyapa), Ưu Lỗ Tỳ La Ca Diệp (Urubilvā-kāśyapa), Già Da Ca Diệp (Gayākāśyapa), Na Đề Ca Diệp (Nadī-kāśyapa), Xá Lợi Phất (Śāriputra), Đại Mục Kiền Liên (Mahā-Māudgalyāyana), Nan Đà (Nanda), A Ni Lỗ Đà (Anirudha), A Nhã Kiều Trần Như (Ājñātakauṇḍinya), A Nan Đà (Ānanda), La Hầu La (Rāhula) … là bậc Thượng Thủ (Pramukha).

Lại có vô lượng Chúng Đại Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadrabodhisatva), Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī-bodhisatva), Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva), Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbhabodhisatva), Di Lặc Bồ Tát (Maitreya-bodhisatva), Kim Cang Tạng Bồ Tát (Vajragarbha-bodhisatva) là bậc Thượng Thủ

Bật Sô (Bhikṣu), Bật Sô Ni (Bhikṣuṇi), Ưu Bà Tắc (Upāsaka), Ưu Bà Di (Upāsikā), Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dược Xoa (Yakṣa), Ca Lỗ La (Garuḍa), Kiện Đạt Bà (Gandharva), A Tố La (Asura), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hầu La Già (Mahoraga)…

Lại có vô lượng các Đại Quốc Vương, vua Du Đầu Đàn (Yudhvan), vua Ba Tư

Nặc (Prasenajit), vua Tần Bà Sa La (Bimbisāra), Lê Xa Tỳ (Licchavi)…là bậc Thượng Thủ

Bấy giờ, sáu vị Thầy Ngoại Đạo (lục sư Ngoại Đạo): thứ nhất là Phú Lan na Ca Diệp (Pūraṇa-kāśyapa), thứ hai là Ma Tư Ca Lợi Noa Cồ Xá Lê Tử (Maskārigośaliputra), thứ ba là Tán Xã Y Bội La Chi Tử (Sañjaya-vairaṭi-putra), thứ tư là A Chất Đa Kê Xa Ca Bà La (Ajita-keśakambala), thứ năm là Ca Câu Đa Già Trí Na Da Na (Kakudakātyāyand), thứ sáu là Ni Kiền Đà Nhược Đề Tử (Nirgrantajñātiputra) đi đến chỗ của Đức Phật, muốn cùng luận nghị với Đức Thế Tôn

Lúc đó, trong khu vườn ấy có một cây khô tên là Am Mạt La (?Aṃra). Khi ấy, Phú Lan Na Ca Diệp hỏi Đức Thế Tôn rằng: “Này Cồ Đàm (Gautama)! Ông chẳng phải là bậc Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā)! Nếu là bậc Nhất Thiết Trí thì cây Am Mạt La này quyết định chết rồi chăng?”.

Thời Đức Phật im lặng, không trả lời. Lúc đó, Phú Lan Na Ca Diệp, tay cầm cây phất trắng lấy nước rưới vảy, phun vào cây khô khiến cho cây sống lại, cành lá hoa quả thảy đều xum xuê. Thời Ngoại Đạo ấy đưa tay hái quả trái chia cho mọi người.

Bấy giờ trong Hội, phần lớn có Phàm Chúng, Tâm đều hồ nghi “Phàm Phu Ngoại Đạo có Thần Dị này, nhất định Đức Phật chẳng thể thắng được”

Thời Đức Phật Thế Tôn biết Tâm của Hội Chúng, liền nhập vào Hoả Quang Tam Muội (Agni-prabha-samādhi). Từ trên đảnh đầu phóng vô lượng ánh sáng chiếu ba ngàn Đại Thiên Thế Giới xong. Đức Phật dùng bàn tay của mình kết Phật Đảnh Ấn (Buddhoṣṇīṣa-mudrā), tụng Phật Đảnh Chú (Buddhoṣṇīṣa-mantra). Ở trong hào quang của Đức Phật hoá làm vô lượng a tăng kỳ căn già sa na do tha Phật. Mỗi một Đức Phật ấy ở trong hư không: đi đứng ngồi nằm đều phóng vô lượng ánh sáng, thân tuôn ra nước lửa, hiện làm mọi loại việc Oai Thần của Phật. Lúc đó cái cây kia khô héo như cũ, tức thời Phú Lan Na ấy té xuống đất, choáng váng mà nằm, các Đệ Tử ấy cùng nhau kêu khóc.

Khi ấy, chư Thiên trụ tại không trung, rải hoa cúng dường mọi loại âm nhạc với chúng của bốn Bộ đều rất vui vẻ, lui về ngồi một bên.

Thời Đức Phật Thế Tôn vì các Hội Chúng rộng nói Pháp Phật Đảnh

(Buddhoṣṇīṣa). “Pháp này là điều mà tất cả chư Phật ba đời ở mười phương đã nói, nay Ta cũng lại rộng vì tất cả, nói Pháp như vậy. Nếu người muốn hành thì ở trong Tịnh Thất an trí tượng Phật Đảnh

Pháp làm Tượng ấy. Ngồi Kiết Già ở trên hoa bảy báu, hai con sư tử đội đáy của toà hoa, hai con sư tử ấy ngồi trên hoa sen. Đức Phật ấy duỗi cánh tay phải, ngửa lòng bàn tay đặt ngay trên đầu gối phải, rũ đầu ngón tay xuống dưới chạm đến bên trên hoa. Co cánh tay trái, ngửa lòng bàn tay đặt ngang dưới rốn. Trên hai cánh tay bên trái bên phải của Đức Phật ấy đều đeo ba chuỗi Anh Lạc bảy báu, trong cổ của Đức Phật cũng đeo chuỗi Anh Lạc bảy báu. Trên đảnh đầu của Đức Phật làm cái mão Trời bảy báu.

Thân hình của Đức Phật ấy làm màu vàng ròng, khoác áo Cà Sa đỏ

Bên phải Đức Phật ấy làm tượng Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara) [một Bản ghi là tượng Thập Nhất Diện Quán Thế Âm], co cánh tay phải hướng lên trên cầm cây phất trắng, duỗi cánh tay trái hướng xuống dưới cầm bình Táo Quán, trong miệng bình để hoa sen, đầu bông hoa ấy thẳng đến đảnh đầu của Bồ Tát, ở trước vầng trán

Bên trái Đức Phật ấy làm tượng Kim Cang Tạng Bồ Tát (Vajra-garbha) co cánh tay phải hướng trên vai, cầm cây phất trắng. Trong lòng bàn tay trái dựng đứng chày Kim Cang với một cái đầu chày từ trên cánh tay hướng ra ngoài dựng đứng. Chú Sư ở trước mặt Đức Phật, quỳ gối ngay bên phải, tay bưng lư hương

Bên trên hào quang của Đức Phật ấy làm hình Thủ Đà Hội Thiên rải hoa

Làm Tượng này xong, ở nơi thanh tịnh, chọn lựa sửa trị Đất cho tốt để trang nghiêm Đạo Tràng. Ở bên trong an trí Tượng này xong, sau đó Chú Sư làm Pháp Kết Giới bốn phương với phương trên, phương dưới xong, dựng lập Đạo Tràng; treo các phan, lọng

Bốn góc của Đạo Tràng ấy đều làm một cái Thủy Đàn (Đàn hình tròn) đều để một bình rước chứa đầy nước sạch, đều dùng nhóm cành Lê trăm lá cắm đầy miệng cái bình ấy. Lại dùng mọi loại vòng hoa với mảnh lụa cột buộc cành Lê trăm lá ở miệng bình ấy

Như vậy, 15 ngày của kỳ Bạch Nguyệt, một ngày làm riêng Pháp này

Nếu nước, hoa, lá chẳng còn tốt bị hư xấu thì mỗi mỗi luôn bỏ đi, thay bằng thứ mới. Ở bên trái Đức Phật an Tương Tử (vật khí hình vuông có nắp đậy) trong sạch, chứa đầy Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa, ngày ngày đọc tụng. Người làm Pháp ấy ngày ngày tắm gội, nằm ngồi trên cỏ sạch

Ở 15 ngày của kỳ Bạch Nguyệt. Từ ngày mồng một, một ngày thỉnh riêng một vị Tỳ Khưu, đặt bày Trai, nếu nhiều cũng không có giới hạn. Sau đó Phát Khiển, lại luôn luôn tụng Bát Nhã Diệt Tội Chú. Như vậy ngày ngày tăng cúng dường gấp đôi, cho đến ngày 14, ở trước tượng Phật kết 16 vòng hoa màu đỏ dài hai Xích (2/3m) đeo vào. Lại an 18 cái chén sứ chứa đầy nước hương, 8 cái chén chứa đầy sữa bò. Lại an mọi loại thức ăn, lại an 16 chén đèn bơ, lại an Trầm Hương cùng với lò hương xong. Cầu thỉnh Đức Phật, an trí chỗ ngồi, dùng mọi loại cúng dường, tụng Chú xong thì Phát Khiển. Đṇ ngày 15, đúng đầu canh năm thì trở lại như ngày thứ 14 dùng mọi loại cúng dường xong.

Ở trong Đạo Tràng làm Thủy Đàn xong, lại hô gọi Đế Thù La Thí (Tejoraśī) an trí. Lại an lò lửa, lấy 108 đoạn Trầm Thủy Hương, một đoạn dài một Xích (1/3 m), hai đầu bôi Tô Hợp Hương, mỗi mỗi đoạn Hương tụng Chú 7 biến xong rồi thiêu đốt trong lò lửa. Như vậy thiêu đốt hết 108 đoạn, bấy giờ Đế Thù La Thí đi đến, vào Đạo Tràng hiện trước mặt Hành Giả rồi bảo Hành Giả rằng: “Ngươi vì việc gì mà làm Phá như vậy?”. Lúc đó, Hành Giả dùng bàn tay nâng mọi loại hương hoa lên…để cúng dường xong, tùy theo ý bạch Phật: “Con muốn Pháp của việc…..” thời Đức Phật tùy theo nguyện của Hành Giả, mỗi mỗi nghe hứa rồi đột nhiên chẳng hiện

Nếu Đức Phật chẳng hiện thì Quán Tự Tại Bồ Tát liền hiện thân của mình ban cho nhóm việc đã nguyện, cùng với bên trên không có khác.

Nếu Hành Giả: mắt chẳng được thấy Phật, Bồ Tát mà tai được nghe tiếng, hoặc tai chẳng nghe được tiếng của lời nói ấy thì được mọi loại nghiệm của Phật Đảnh

(Buddhoṣṇīṣa)

Nếu Hành Giả chẳng y theo Pháp bên trên tu hành thì chẳng được linh nghiệm

Thích Ca Phật Đảnh Thân Ấn thứ 1:

Hai tay cài ngược hai ngón vô danh, hai ngón út ngay trong lòng bàn tay, dựng thẳng hai ngón giữa cùng trụ đầu ngón, co đầu hai ngón trỏ đè trên lóng thứ nhất của ngón giữa, kèm dựng hai ngón cái vịn bên cạnh lóng giữa của ngón giữa, đưa ngón trỏ qua lại. Liền nói Phật Đảnh Tâm Chú Chú là:

“Na mô tát bà nhã da (1) Úm (2) đa tha yết đô ô sắt-nị sa (3) a na bạt lô chỉ đá (4) mô lợi uất-địa (5) đế thù la thí (6) ô-hồng (7) thập bà la, thập bà la (8) đà ca đà ca (9) tỳ đà ca, tỳ đà ca (10) đà la đà la (11) tỳ đà la, tỳ đà la (12) sân đà, sân đà (13) tần đà, tần đà (14) ô-hồng, ô-hồng, phán tra, phán tra (15) sa ha (16)”

 

Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: “Chú này hay giải tất cả các Chú, hoặc Chú của Ngoại Đạo, hoặc Chú của Ma Hề Thủ La (Maheśvara), cũng hay trừ khử các Quỷ Thần ác, cũng cứu chúng sanh bị năm khổ, tám nạn. Nếu Thiện Nam Tử chí Tâm thọ trì Phật Đảnh Tâm Tam Muội Đà La Ni Chú thì cần phải hộ trì ba nghiệp thanh tịnh. Nhóm nào là hai? Một là Ngoại Hộ (hộ bên ngoài), hai là Nội Hộ (hộ bên trong)

Nói Ngoại Hộ là: chẳng được ăn thức ăn dư thừa (tàn thực) của Đức Thế Tôn của Ta. Chẳng được ăn thức ăn dư thừa của tất cả Hiền Thánh. Chẳng được ăn thức ăn dư thừa của tất cả Quỷ Thần. Chẳng được ăn thức ăn dư thừa của Sư Tăng, cha mẹ. Chẳng được ăn thức ăn dư thừa của tất cả mọi người. Lại chẳng được ăn thức ăn dư thừa của quốc vương, quan nhân. Chẳng cùng với mọi người chuyển vật khí cho nhau để ăn. Cũng chẳng được ăn thức ăn của Tỳ Na Dạ Ca, Quỷ, Ma… Thức ăn của Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) là miến, thức ăn chưng nấu thiêu đốt trong vật được bọc gói, Hoan Hỷ Đoàn (Mahotikā: thực vật được chế thành từ bơ, miến, mật, gừng… đều chẳng được ăn. Nếu ăn thức ăn này thì chẳng được thành tựu sức của Tam Muội

Hoặc tất cả nơi chốn có con người, súc vật sanh đẻ thì chẳng được đi đến, cũng chẳng được ăn. Các nhà có người chết, nhà làm mười điều ác, nhà bán rượu, nhà làm ngũ tân, nhà chôn người chết, nhà buôn bán hung khí, nhà của người bất tịnh, nhà của Dâm Nữ, nhà làm Kinh Tượng… đều chẳng được đến, cũng chẳng được ăn.

Các người bất tịnh, người nhìn người khác sanh đẻ, người tìm bắt xác chết, người chặt cắt thịt trên thân của chúng sinh… Nhóm người như vậy, đều chẳng được gần gũi tiếp xúc, cũng đừng cùng nhau qua lại

Đây gọi là Pháp thanh tịnh hộ giữ bên ngoài (Ngoại Hộ thanh tịnh)

Nội Hộ thanh tịnh (thanh tịnh hộ giữ bên trong) là: Thân chẳng được sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Miệng chẳng nói lời dối trá, nói ác, nói hai lưỡi, nói lời thêu dệt, hý luận… đều chẳng nên làm. Ý chẳng nên làm nhóm tham sân si, chỉ khởi nhóm Tâm: Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả.

Đây gọi là bốn Tâm vô lượng, ba nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát. Do ba nghiệp thanh tịnh mới có thể thọ trì Tam Muội Đà La Ni Phật Đảnh Chú Ấn này. Sức của Tam Muội Đà La Ni này đều hay giải trừ Chú Pháp của tất cả Thiên Ma, Ngoại Đạo. Đều hay hàng phục tất cả oán địch. Đều hay trừ diệt Chú Thuật do Ma Hề Thủ La, chư Thiên, Quỷ Thần đã nói ”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói Pháp Phật Đảnh Tam Muội Mạn Trà La: “Này Thiện Nam Tử (Kula-putra)! Nếu khi tu hành Pháp Đà La Ni này thời vào ngày mồng một của tháng 12, tĩnh trị một cái Thất, đào bỏ đất dơ xấu, lấy đất tốt lấp đầy rồi đắp nện bằng phẳng nơi chưa được lấp đầy lúc trước. Trước tiên, lau quét, rưới vảy sạch sẽ, đốt An Tất Hương, tụng Chú 7 biến, hướng về Đất sạch lúc trước, đứng thẳng hướng mặt về phương Đông. Pháp Sư nói rằng: “Nay con (họ tên…) ở nơi này làm Phật Đảnh Tam Muội Đà La Ni Đạo Tràng Sám Hối. Nay trong đất này: Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, phương trên, phương dưới: tất cả hàng Phi Nhân (Amanuṣya), Tỳ Na Dạ Ca, các Quỷ Thần thảy đều đi xa, chẳng được trụ ở chỗ này. Nếu hàng có lòng tốt (thiện tâm) hộ giúp Phật Pháp thì có thể trụ ở đây”

Như vậy, bạch xong. Trước hết, từ chính giữa khoảng đất (địa xứ) lúc trước, cân nhắc chọn khoảng đất dài rộng bốn khuỷu tay, từ góc Đông Bắc dựng một cây trúc. Góc Đông Nam, Tây Nam với Tây Bắc đều dựng một cây (nếu không có cây trúc thì dùng cây tốt cũng được). Từ góc Đông Bắc hướng lên chỗ cùng tột bên trên, lấy một sợi dây dài tám xích (8/3m) cột buộc trên cây trúc. Ba góc còn lại cũng cột buộc như vậy, đến góc Đông Bắc thì cột buộc đủ một vòng xong. Lại từ góc Đông Bắc: trang nghiêm tất cả phan, hoa, chuông, dây đeo, gương, bình báu theo thứ tự trang sức, đến góc Đông Bắc thì nghiêm sức một vòng xong. Chỉ mở cửa Tây, ba cửa Đông, Nam, Bắc đều đóng lại.

Tiếp theo, trang nghiêm phương bên trên, từ góc Đông Bắc dùng một cái phan cột buộc, đến góc Tây Nam cột buộc. Bên trên cửa ở Chánh Đông dùng một cái phan cột buộc, đến cửa Tây cột buộc. Góc Đông Nam kia lại cột buộc một cái phan, đến góc Tây Bắc cột buộc. Bên trên cửa ở Chánh Nam lại cột buộc một cái phan, đến cửa Bắc cột buộc.

Tiếp theo, trang nghiêm phương bên trên xong, đều phân chia cái phan đeo cột buộc bốn cây trụ, lại từ góc Đông Bắc cột buộc đến góc Tây Bắc cột buộc.

_Tiếp theo, lấy phân bò sạch mới, phân của con bò chẳng ăn cặn rượu, đậu là bậc nhất, chẳng được dùng thẳng phân bò tươi ấy, lấy cái bình sành mới với nước sạch, chẳng dùng nước dư thừa, rót vào trong cái chậu, đem phân hòa với nước, khấy đều loại bỏ căn, bỏ bột Đàn hương vào, tay phải cầm một cành liễu, tay trái cầm chày Kim Cương với tràng hạt, ngồi hướng mặt về phương Đông, tụng Phật Đảnh Tâm Chú, xong rồi khuấy nước, Chú vào 108 biến, cầm vật khí chứa nước đã được Chú, đi vào Đạo Tràng, từ góc Đông Bắc vảy nước hương ấy, dùng bàn tay phải xoa chà mặt đất, tùy theo mặt trời chuyển xoa, tùy chà xoa tùy khô ráo, chợt khiến dừng nước. Đất bên trong Đạo Trường chà xoa một lần xong, cho đến bốn bên ở ngoài Đạo Tràng đếu chà xoa đất khoảng một bước đi, bốn góc dựng câu nêu, kết dây thừng làm giới hạn.

Đây tức gọi là Đất kết Giới của Phật Đảnh Tam Muội Đà La Ni.

Như một lần chà xoa, thứ hai thứ ba cũng chà xoa như vậy. Khi chà xoa đất thì chẳng được dùng nước hương dư thừa, một ngày lấy riêng phân bò sạch, dực theo lúc trước làm dùng. Làm nước này, tức gọi là nước tám Công Đức của Phật Đảnh Tam Muội Đà La Ni

Đất của Đàn khô xong, lấy 5 cái bình báu đều chứa được một thăng. Nếu không có bình báu thì lấy cái bình bằng sành sứ chưa dùng qua cũng được, bên trong chứa đầy nước sạch, đều an ngũ cốc, để hương bảy màu, lại an Hùng Hoàng lớn như trái táo. Trong 5 cái bình ấy đều cắm cành liễu, cành Bách, cành trúc, cành hoa quả tạp đều kèm theo lá. Xong dùng lụa màu đều dài 4 Xích (4/3m) cột buộc trên quả tạp rồi đem 5 cái bình này đều an bốn góc.

Lại đem 9 chén đèn để trong Đạo Tràng, dùng Phật Đảnh Tâm Trung Tâm Chú chú vào 108 biến. Trước tiên, đem đèn này vào trong Đạo Tràng, từ góc Đông Bắc an một chén đèn bên dưới cây sào, ngay cửa chính Đông an một chén đèn, bên dưới cây cột ở góc Đông Nam an một chén đèn, cửa Chính Nam an một chén đèn, dưới cây sào ở góc Tây Nam an một chén đèn. cửa Chính Tây: phía Nam của cửa an một chén đèn, phía Bắc của cửa an một chén đèn. Bên dưới cây cột ở góc Tây Bắc an một chén đèn, cửa Chính Bắc an một chén đèn

Y theo lúc trước làm Pháp. Đem bình hoa ấy, từ góc Đông Bắc an một cái bình, góc Đông Nam an một cái bình, góc Tây Nam an một cái bình, góc Tây Bắc an một cái bình, ngay trung tâm an một cái bình. Lấy Tô Hợp Hương, Long Não Hương, Xạ Hương, Uất Kim Hương, Trầm Thủy Hương, Chiên Đàn Hương, An Tức Hương, Huân Lục Hương, Bạch Giao Hương… Trừ Tô Hợp Hương, đem hương tám màu còn lại hòa với chút ít ngũ cốc đều an trong cái bình. Ngũ Cốc là Đại Mạch, Tiểu Mạch, Đậu, lúa gạo, mè. Lấy mọi loại hoa xếp chồng lên nhau, mọi loại hương xếp chồng lên nhau an trí bên trong cửa Tây. Lấy hạt cải trắng, mười hạt Thạch Tử lớn như hạt Kê, nước rưới vảy sạch cùng với hạt cải để chung một chỗ.

Trước tiên, thiêu đốt An Tức Hương, Huân Lục Hương. Lúc chưa đốt hương, trước tiên tụng Tâm Trung Tâm Chú mỗi mỗi ấn vào lư hương, Chú 7 biến xong, tay cầm lư hương rồi nói lời này:

“Con (họ tên…) cúng dường mười phương tất cả Phật, tất cả Bát Nhã Ba La Mật, tất cả Quán Thế Âm Bồ Tát, tất cả các Bồ Tát, tất cả Kim Cang Tạng Bồ Tát, tám Bộ Trời Rồng, các hàng Thiện Thần hộ tháp, hộ Pháp… chứng cho con, Tỳ Kheo (tên là…) làm Công Đức của Phật Đảnh Tam Muội Đà La Ni, như ý thành tựu, thỉnh cầu gia hộ”

Nói lời này xong, liền phụng thỉnh tượng Thích Ca Phật Đảnh treo ngay trung tâm của Đạo Tràng. Liền đốt tám loại hương cúng dường, đảnh lễ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rồi lui ra, ngồi xuống, chắp tay, ngay thẳng thân an trụ, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn, dùng Kệ khen ngợi là:

“Nam mộ Phật Trí Tuệ tinh tiến Sức Na La Diên (Nārayaṇa), thân Cốt Tỏa (Śaṃkara: Hóa Thân của Đại Tự Tại Thiên)

Ba La Mật Đa (Pāramitā), Hạnh sáu Độ (Ṣaḍ-pāramitā) Cha Đại Từ Bi thường vì người”

Nói ba lần Kệ khen ngợi như vậy xong, đảnh lễ, nâng bàn chân cung kính. Liền lầy mọi loại bột hương cúng dường, nâng hương trong bàn tay, tụng Tâm Chú chú vào 7 biến, rải tán bên trên Đức Phật Tích Ca Mâu Ni với mười phương tất cả Phật, Bát Nhã Bồ Tát…đồng cúng dường khắp. Đây gọi là Hương Tam Muội Đà La Ni Cúng Dường

Lại làm Hoa Ấn, nâng mọi loại hoa như Pháp hương lúc trước, Chú 7 biến xong, như lúc trước rải tán cúng dường. Đây tức gọi là Đà La Ni Tam Muội Hoa Cúng Dường

Tiếp theo, tay trái cầm chày Kim Cang, tay phải cầm xâu chuỗi, miệng nói rằng: “Đảnh đầu đội, cung kính hằng sa vạn Đức của Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa. Nay theo chư Phật thọ nhận”

Nói lời này xong, liền nâng hai bàn tay đỗi trên đảnh đầu cung kính. Đây gọi là Pháp Đảnh Đái Cung Kính

Lại để xâu chuỗi với chày Kim Cang ở trên vật khí báu, đảnh lễ Đức Thế Tôn, nhiễu quanh theo bên phải ba vòng thỉnh xin Đức Phật rồi đi ra. Lại dùng nước nóng thơm tắm gội sạch sẽ xong, mặc áo sạch mới, đầy đủ ba áo, từ giờ Ngọ đến hoàng hôn mặc một áo, từ hoàng hôn đến nửa đêm mặc một áo, từ nửa đêm đến bình minh mặc một áo. Như vậy thay đổi, kết thúc rồi lại bắt đầu. Nếu không có ba áo thì dùng hai áo cũng được. Trên dưới cái áo ấy đều dùng màu vàng, chẳng thích hợp dùng tạp sắc (đủ màu sắc lẫn lộn). Mặc áo sạch xong, liền dùng Phá Ma Ấn Chú hộ thân

Phật Đảnh Phá Ma Kết Giới Hàng Phục Ấn Chú thứ 2

Dựa theo Thân Ấn lúc trước, chỉ sửa, dựng thẳng hai ngón trỏ cùng vịn đầu nhau, đem hai ngón giữa đều đặt vượt qua cạnh lưng lóng trên của ngón trỏ, trụ đầu nhau. Kèm co hai ngón cái vào bên trong lòng bàn tay. Trước tiên đội trên đảnh đầu cung kính Ấn xong, chí Tâm tụng Chú.

Chú là:

“Úm (1) thất-lị dạ (2) bà hề (2) sa bà ha (4)”

Đội trên đỉnh đầu cung kính, Chú 7 biến xong, ấn vai trái, vai phải, ngay trái tim, dưới cổ họng, tam tinh, chân tóc với ấn sau đảnh đầu…ṇhư vậy ba lần. Ấn với Chú này thường dùng để Hộ Thân, Kết Giới. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới thành Đạo thời ngồi dưới cây Bồ Đề, trước tiên dùng Ấn này tụng Đà La Ni hộ thân, kết giới, hàng phục các Ma, thành Đẳng Chính Giác. Đà La Ni Ấn này hay giải tất cả mọi loại trùng độc, mọi loại Quỷ ác, mọi loại Tinh Mỵ, mọi loại các Chú Thuật của các Ma, Quỷ Thần thảy đều tiêu diệt chẳng thể gây hại.

Nếu Thiện Nam Tử đối với Xa Ma Tha (Śamatha: Thiền Chỉ), Tỳ Bát Xá Na (Vipaśyana: Thiền Quán) mau được thành tựu Thiền Định giải thoát. Khi tác Quán Hạnh thời trước tiên ấn lên sàng tọa (chỗ ngồi trên giường…) Chú 21 biến với thân tâm xong rồi ngồi Kiết Già trên giường nới lỏng dây cột buộc quần áo, thẳng thân ngồi ngay ngắn, lóng xương cùng trụ với nhau, cổ ngay thẳng, nhìn ngang, nâng lưỡi lên vòm miệng, đem tay phải đè tay trái tác Bát Nhã Tam Muội Thiền Ấn

Trước tiên, quán bốn Đại (đất, nước, gió, lửa), hình sắc rốt ráo trống rỗng (Śūnya: không) không có chân thật. Tiếp theo quán năm Uẩn biết Tính của nó trống rỗng, chẳng thể đắc được tức Tâm Tịch Diệt Tam Muội. Quán Tính của hình thể vật chất (Rūpa: sắc) chẳng thể đắc được tức Sắc Tịch Diệt Tam Muội. Nếu chứng Tam Muội (Samādhi) này thời Tâm sinh đại hoan hỷ. Hoặc thấy các cảnh giới thì chẳng được lấy giữ, dính mắc… diệt trừ tất cả các tội chướng nặng. Hoặc thấy Chướng khác thì tác Ấn tụng Đà La Ni liền được trừ diệt tất cả tội chướng.

Hộ thân, kết Giới xong, đi vào trong Đạo Tràng, ở cửa Tây lễ bái, quỳ gối. Liền ấn lên lư hương, tụng Chú 7 biến. Đốt An Tất Hương, Huân Lục Hương xong , miệng nói rằng: “Con (tên là…) phụng thỉnh, làm Pháp, thành tựu như ý”

Tay phải bấm tràng hạt, tay trái cầm chày Kim Cang ấn trên hạt cải trắng, vật khí báu, tủng Đại Tâm Chú lúc trước, chú 108 biến. quay lại phóng tràng hạt với chày Kim Cang trên vật khí báu thơm, tác Phá Ma Ấn ấn lên hạt cải trắng, Thạch Tử (ngọc trong đá) đều chú 7 biến

Tiếp theo, tác Phật Đảnh Sách Ấn ấn lên hạt cải trắng, Thạch Tử đều chú 7 biến Tiếp theo, tác Phật Kim Luân Ấn Chú, tiếp đến tác Phật Đao Ấn Chú đều chú 7 biến.

Liền dùng tay cầm hạt cải, vật khí báu từ góc Đông Bắc bên trong Đạo Trường rải hạt cải trắng, như vậy bốn phương, bốn góc, phương trên, phương dưới rải một lần xong. Thứ hai, thứ ba cũng rải tán như vậy.

Rải tán xong liền đi ra bên ngoài Đạo Trường, dựa theo lúc trước rải hạt cải trắng ở bốn phương, bốn góc, phương trên, phương dưới. Rải xong cầm Thạch Tử ấy từ góc Đông Bắc dùng hết sức ném hòn đá (thạch tử), như vậy bốn phương, bốn góc, phương trên, phương dưới đều ném một hòn đá. Nơi hòn đá đi đến tức là giới hạn bên ngoài (ngoại giới), nơi hạt cải đi đến tức là giới hạn bên trong (nội giới)

Quay lại vào Đạo Trường tác Phá Ma Ấn ấn mặt đất, tụng Chú 7 biến tức gọi là Địa Kết Giới. Bốn góc, bốn phương dùng Thủ Ấn chuyển trong hư không, Chú 7 biến, tức là Kết Bát Phương Giới. Dùng Thủ Ấn trên đảnh đầu, cao một Xích (1/3m) chuyển, Chú 7 biến tức gọi là Thượng Kết Giới Pháp. Tiếp theo, dùng Thủ Ấn kết Giới chung xong. Tay bưng lò hương, đốt mọi thứ hương, miệng nói rằng: “Phụng thỉnh Kết Giới đều y theo Bản Vị (vị trí của mình), đầy đũ oai nghi như Pháp mà trụ”

Phật Đảnh Phụng Thỉnh Ấn thứ 3:

Dựa theo thân ấn lúc trước, chỉ sửa hai ngón trỏ dựng thẳng, cách nhau bốn Thốn rưỡi (3/2 dm), kèm hai ngón cái dựng thẳng cách ngón giữa tám phân (4/15dm), tụng Phật Đảnh Tâm Chú đến biến thứ tư, hai ngón trỏ dần dần co vào lòng bàn tay, Chú đủ 7 biến. Trở ngược Thủ Ấn liền hòa nam (Vandana: con lễ, quy lễ, kính lễ, cung kính, độ cho con, cúi đầu) đảnh lễ hướng vào bên trong bung tán Phụng Thỉnh Ấn. Liền tác Hoa Quang Ấn tụng Chú.

Chú là:

“Úm, hồng, ca ma la, sa bà ha” (Chú bảy biến)

Liên Hoa Phủng Túc Ấn Chú thứ 4 (cũng gọi là Hoa Quang Ấn vậy):

Dựng hai ngón út cùng vịn nhau, kèm dựng hai ngón cái. Sáu ngón tay còn lại bung mở dựng thẳng, hơi co lóng ngón tay giống như thế nở hoa, Chú đủ 7 biến, kèm co hai ngón cái hướng vào bên trong lòng bàn tay, liền đảnh lễ, hướng vào bên trong bung tán Liên Hoa Ấn Tòa Chú ấy là:

“Úm (1) ca ma la (2) sa ha (3)” (Chú bảy biến)

 

Tòa Ấn thứ 5:

Tay phải: dựng thẳng 5 ngón tay cùng vịn ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh của tay trái, co 5 ngón tay phải đem ngón cái đè lên trên, duỗi thẳng ngón út trái. Tụng Tòa Chú lúc trước đủ 7 biến xong thì bung tán Tòa Ấn

Tiếp theo, thỉnh Đức Phật Thích Ca ngồi ở chính giữa. Tiếp theo thỉnh Đông Môn Thích Ca Tâm Phật, dùng Phật Đảnh Ấn, tụng Phật Đảnh Pháp. Thỉnh Tòa Pháp dùng dựa theo lúc trước.

Phụng thỉnh Thị Giả (Ante-vāsi) ở cửa Nam là Kim Cang Tạng Bồ Tát (Vajragarbha)

Kim Cang Tạng Bồ Tát Ấn Chú thứ 6

Hai tay đem ngón vô danh cài chéo nhau bên trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái, hướng về Hổ Khẩu; duỗi thẳng đứng 2 ngón út cùng vịn nhau; dựng đứng 2 ngón giữa cùng vịn nhau, dựng đứng 2 ngón trỏ cách nhau 4 thốn rưỡi (3/2dm), tụng Kim Cang Tạng Tâm Chú

Chú là:

“Úm (1) bạt chiết la (2) tất-bà bà bá da (3) sa-bà ha (4)” (tụng 7 biến, dần dần co ngón trỏ hướng vào bên trong lòng bàn tay, tiếp đến đảnh lễ)

Tòa Pháp ấy dùng dựa theo Thỉnh Tòa Pháp lúc trước, không có khác

Tiếp theo, thỉnh Thị Giả (Ante-vāsi) cửa Bắc là Thập Nhất Diện Quán Thế Âm Bồ Tát (Eka-daśa-avalokiteśvara bodhisattva)

Thập Nhất Diện Quán Thế Âm Bồ Tát Ấn Chú thứ 7

Dựng thẳng 2 ngón giữa, đầu ngón tay vịn nhau. Dựng thẳng 2 ngón trỏ cách nhau bốn thốn rưỡi (3/2dm). Kèm dựng thẳng 2 ngón cái, 2 ngón vô danh cách nhau 1 thốn 8 phân (3/5dm). Dựng thẳng 2 ngón út cách nhau năm thốn (5/3dm). Đưa ngón trỏ qua lại, Chú 7 biến xong, dần dần co đầu ngón vào lòng bàn tay, lễ bái phụng thỉnh.

Làm Pháp cũng như lúc trước. Nói Chú là:

“Úm (1) a lô lực (2) sa ha (3)”

Tiếp theo, thỉnh Kim Cang ở bốn góc. Tụng Kim Cang Tạng Chú lúc trước, làm Kim Cang Tạng Vương Ấn lúc trước, từ góc Đông Bắc thỉnh… góc Đông Nam, góc Tây Nam, góc Tây Bắc đều thỉnh một lần. Bốn lần cong ngón tay Ấn xong, tụng Chú ấy tiếng liên tục chẳng gián đoạn, miệng nói rằng: “Từ góc Đông Bắc phụng thỉnh Kim Cang. Góc Đông Nam, Tây Nam với Tây Bắc phụng thỉnh Kim Cang đều trụ ở vị trí của mình (bản vị) như Pháp mà ngồi”.

Liền tác Hoa Tòa Ấn tùy theo mặt trời, 3 lần chuyển Ấn tụng Chú, Chú đồng với Tòa Ấn Chú đã nói lúc trước, không có khác. Tụng 7 biến xong, cung kính đảnh lễ. Lễ xong, tiếp theo tác Đại Tam Muội Ấn, tụng Tam Muội Chú

Đại Tam Muội Sắc Ngữ Kết Giới Ấn Chú thứ 8

Hai tay đem 2 ngón vô danh, 2 ngón út cài chéo nhau bên trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái, dựng thẳng 2 ngón giữa cùng vịn đầu ngón, co 2 ngón trỏ vịn lưng lóng trên của ngón giữa, co 2 ngón cái phụ dính ngón trỏ, co lóng thứ nhất, hai lòng bàn tay cách nhau 4 thốn (4/3dm), đội trên đảnh cung kính, ở 4 phương trong hư không tùy theo mặt trời chuyển theo bên phải, tụng Tam Muội Đại Kết Giới Chú.

Chú là:

“Úm (1) thương ca lễ (2) ma ha tam muội diệm (3) bàn đà, bàn đà (4) văn xà, văn xà (5) sa bà ha”

Tụng 7 biến xong, đem Thủ Ấn tùy theo mặt trời chuyển, chuyển 3 vòng xong, tiếp theo nên Sắc rằng: “Tam Muội kết Giới, đầy đủ oai nghi, như Pháp mà trụ”

[Nếu kết Giới thời bỏ văn xà, văn xà (Bhaṃja bhaṃja). Khi giải Giới thời dùng văn xà, văn xà (bhaṃja bhaṃja)]

Đây là Thập Phương Tam Thế Chư Phật Đại Tam Muội Đà La Ni Chú Ấn. Nếu người chí Tâm thọ trì đọc tụng đủ 30 vạn biến, cho đến 70 vạn biến thì diệt trừ tội: 4 nặng, 10 ác, 5 nghịch, Nhất Xiển Đề… trừ bỏ mọi loại Hoạnh Chướng, Hoạnh Não. Mọi người nhìn thấy đều rất vui vẻ. Đối với tất cả Tam Muội Đà La Ni Lực mau được thành tựu.

Thiện Nam Tử (Kula-putra) dùng tay bưng lò hương, đốt hương cúng dường. Vì tất cả cha mẹ 7 đời, cha mẹ hiện đang sống bỏ thêm vào một Hoàn Hương (viên hương). Vì khắp tất cả Tứ Sinh (4 loài chúng sinh Noãn, Thai, Thấp, Hóa) trong 6 đường bỏ thêm vào một viên hương. Lại vì tất cả Thí Chủ ở 10 phương bỏ thêm vào một viên hương. Lại vì thân của mình bỏ thêm một viên hương.

Bỏ thêm hương xong, ấn vào lò hương ấy, Chú 7 biến xong, gọi là nâng lò hương. Chí tâm cúng dường Thích Ca Văn Phật kèm với quyến thuộc của Phật, cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát kèm với quyến thuộc của Ngài, cúng dường Kim Cang Tạng Bồ Tát kèm với quyến thuộc của Ngài. Liền vận tâm khắp, vòng khắp tất cả Tịnh Thổ ở 10 phương, 4 Sinh trong 6 đường, tất cả Địa Ngục, tất cả nơi của chúng sinh có bệnh khổ…. Mây hương tràn đầy khắp mười phương Pháp Giới, làm cung điện lầu gác Hương, ao đài 7 báu, âm thanh vi diệu, tất cả việc Phật, cúng dười…. mây hương tràn đến Địa Ngục phát ra âm thanh hòa nhã xưng tán Tam Bảo, tùy nghe tùy xưng lìa khổ Địa Ngục. Tràn đến khắp 6 đường, mản Nguyện của chúng sinh. Chúng sinh bệnh khổ được mây hương nhập vào Thể, đều trừ bỏ được tất cả mọi loại bệnh não.

Đây là Pháp Phật Đảnh Tam Muội Hương Vân Cúng Dường. Tất cả vật báu, tất cả các hoa, hoa Mạn Đà La (Mandāra), hoa Phân Đà Lợi (Puṇḍarika), hoa Câu Vật Đầu (Kumuda), hoa Chiêm Bặc (Caṃpaka), tất cả hương bột, mọi loại hương xoa bôi, nước của các ao Công Đức hương… cúng dường. Như lúc trước không có khác: mây hoa hương bột thảy đều tràn đầy khắp mười phương Pháp Giới, cúng dường mọi loại báu, mọi loại thức ăn uống, mọi loại tài bảo, mọi loại vòng hoa, Anh Lạc, mão hoa, vật của nhóm xuyến báu… tất cả cúng hường. Pháp của ao hương dùng 8 loại hương là Uất Kim, Trầm Thủy, Tô Hợp, Huân Lục, Hải Thử Ngạn Chiên Đàn, Ngưu Đầu Chiên Đàn, Xạ Hương, Long Não Hương… 8 loại hương này cùng đâm giả làm thành bột, dùng nước sạch hòa rồi chứa đầy trong vật khí báu

Ở bên trong Đạo Tràng, từ góc Đông Bắc, Nội Viện để một vật khí chứa nước thơm. Bên dưới cái cửa ở chính Đông, Đông Nam, chính Nam, Tây Nam, chính Tây, Tây Bắc, chính Bắc… 8 chỗ như vậy đều để một vật khí chứa nước của 8 loại Công Đức, cũng gọi là Đà La Ni Tam Muội Thủy. Lại gọi là Phật Đảnh Tam Muội Cam

Lộ Diệu Dược, cũng gọi là Thanh Tịnh Đà La Ni Dược

Cúng dường xong rồi, từ Phật thỉnh thuốc, uống vào 3 lần, một ngày riêng một lần với rưới vảy trên đảnh đầu, mặt, thân, trái tim… bên trong bên ngoài thanh tịnh thì chướng nạn, bệnh khổ thảy đều tiêu diệt.

Tiếp theo, làm Hòa Nam (Vandana). Chí tâm đảnh lễ tất cả chư Phật, Bát Nhã Ba

La Mật Bồ Tát, Kim Cang, tất cả Hiền Thánh. Hành Giả đứng dậy, làm lễ, Bái Ấn (đồng với Thập Nhất Diện Bộ Lễ Bái Ấn)

Na mô tất yết la Ấn Chú thứ 9: (NAMAS-KṚTA-MUDRĀ: đời Đường nói là: lễ bái, bên dưới có Tán Thán Chú)

Hai tay cùng hợp lòng bàn tay, dựng thắng 10 ngón tay cùng cài chéo nhau, bên phải đè bên trái, 10 đầu ngón tay ngang bằng ngay thẳng, liền tụng Na Mô Tất Yết La Chú.

Chú là:

“Na mô đà xá nam (1) bồ đà câu trí nam (2) Úm (3) hộ lô hộ lô (4) tất đà, lô giả nễ (5) tát bà, át tha (6) sa đạt nễ (7) sa bà ha (8)”

 

Tụng 3 biến xong, đảnh lễ một bái. Như vậy 3 lần

Người lễ bái như vậy, lễ tất cả Phật, Bát Nhã Bồ Tát, Kim Cang, Hiền Thánh diệt trừ tất cả nhóm tội: 10 ác, 5 nghịch, 4 nặng. Tất cả chướng nạn thảy đều tiêu diệt

Nếu người lễ bái 10 vạn ức Phật thì chẳng theo kịp Công Đức tác Ấn, lễ bái đã được của người tụng Đà La Ni này. Lễ xong, quỳ gối, tay bưng lò hương, đốt hương cúng dường tất cả Tam Bảo. Thứ hai lại đốt hương, hỏi han các Thiên Thần Vương, tất cả Quỷ Thần. Khởi Đại Từ Bi xong đều ban cho vui vẻ.

_Quy y Tam Bảo, phát Tâm Bồ Đề, phóng lò hương xong, lui trở lại ngồi ngay thẳng thân, làm lễ Bái ấn. Để Ấn ngang ngực, liền tụng Tán Thán Tam Bảo Thần

Lực Diệt Tội Đà La Ni Chú.

Chú là:

“Na mô na bà na bà đê na-hồng (1) tam miểu tam bồ đà câu trí na-hồng (2) Na mô na bà na bà đê na-hồng (3) đạt ma câu trí na-hồng (4) Na mô na bà na bà đê na-hồng (5) tăng già câu trí na-hồng (6) đá điệt tha (7) án (8) a ma lệ, tỳ ma lệ (9) nật ma lê lê (10) tát bà bả ba ca-sanh yết lê (11) sa bà ha (12)”

 

Nếu Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân chí Tâm thọ trì đủ 30 vạn biến thì hay diệt tất cả tội nặng căn bản, tất cả chướng nạn thảy đều tiêu diệt. Ngày đêm sáu Thời, mỗi Thời riêng tụng Chú 108 biến, hoặc 49 biến, hoặc 21 biến liên tục thọ trì thì tất cả bệnh đột ngột thảy đều tiêu diệt.

Sáng sớm, rửa tay, lau mặt, súc miệng sạch sẽ xong, hướng mặt về phía Chánh Đông, Chú vào một bụm nước ba biến rồi rưới lên trên đỉnh đầu, mặt, thân, trái tim… như vậy ba lần thì tất cả người nhìn thấy đều vui vẻ, nơi chốn đi đến không có chướng ngại

Tán thán xong rồi, chí tâm đảnh lễ chư Phật, Bát Nhã Bồ Tát, Kim Cang… thỉnh cầu gia hộ.

“Con (họ tên là…) thân nhiếp thọ, hộ niệm. Xin thương xót che giúp, ban cho con (họ tên là…) mọi loại Hạnh Nguyện. Con (họ tên là…) nương theo oai thần của

Phật, thọ trì Phật Đảnh Tam Muội Đà La Ni Mạn Hý Lê Mộ Đà La, Mạn Trà La Công Đức đội trên đảnh đầu thọ trì”

Nói lời này xong, đội trên đảnh đầu cung kính, liền từ Đức Thế Tôn thỉnh Bát Nhã Ba La Mật Sổ Châu. Liền tác Sổ Châu Ấn

Sổ Châu Ấn thứ 10

Tay trái: đem ngón cái vịn trên móng ngón Vô Danh, dựng thẳng ngón út, ngón giữa… co ngón trỏ vịn lưng lóng trên của ngón giữa. Tay phải cũng giống như vậy, đem ngón giữa phải vịn xâu chuỗi. Ngay thẳng thân, ngồi Kiết Già mà trụ

Tụng Đại Phật Đảnh Tâm Chú lúc trước 1080 biến, hoặc 540 biến, mỗi mỗi đều bấm (xâu chuỗi) với thọ trì tất cả Ấn Pháp của Thích Ca Phật Đảnh. Mỗi tháng, ngày 1 của Nguyệt Sanh (?ngày trăng sinh ra) đến ngày 7 của Nguyệt Sanh, hiến 8 cái mâm thức ăn uống, tất cả quả tạp

Từ góc Đông Bắc an một mâm thức ăn, cửa Chánh Đông an một mâm, góc Đông Nam an một mâm, cửa Chánh Nam an một mâm, góc Tây Nam an một mâm, trước Tượng ngay trung tâm an một mâm, góc Tây Bắc an một mâm, cửa Chánh Bắc an một mâm. Từ ngày 8 đến ngày 15 của tháng, ngày ngày hiến thức ăn như Pháp quả trái

Nếu chẳng thể ngày ngày hiến cúng thì chọn ngày 3 của tháng, hoặc ngày 5 của tháng, hoặc ngày 7 của tháng nên hiến quả trái.

Ngày 8, ngày 13, ngày 14, ngày 15 của tháng ấy nên hiến thức ăn cúng dường. Nếu có thể ngày 1 cho đến ngày 15 của tháng, ngày ngày nối tiếp nhau cúng dường quả trái, mọi loại các va65ty, hương, hoa… là tối thắng bậc nhất. Ngày 16 trở đi dùng ngay hương, hoa cúng dường tụng Chú cho đến hết tháng. Mỗi mỗi tháng như vậy

Này Thiện Nam Tử! làm xâu chuỗi thì dùng vàng, bạc, đồng, thủy tinh, lưu ly, Trầm Thủy Đàn Hương, hạt sen xanh, hạt Anh Lạc”

_Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: “Như trên đã nói, trong các xâu chuỗi thì thủy tinh là bậc nhất”

Phật Đảnh Đầu Ấn thứ 11

Dựa theo Phật Đảnh Thân Ấn lúc trước, chỉ sửa 2 ngón trỏ gác ngay phía sau ngón giữa, cùng trụ đầu ngón

Dùng phá tất cả Pháp của Ngoại Đạo với nhóm Pháp Chú Thuật của các Quỷ Thần, thảy đều trừ phá tất cả Hoạnh Chướng (chướng nạn xảy ra đột ngột), tất cả việc khó thảy đều tiêu tan.

Tùy theo nơi đã trụ, có các nhóm nạn của thú ác, trùng độc… thì Chú vào hạt cải trắng hòa với tro 108 biến, hướng về góc Đông Bắc Chú 3 biến xong thì một lần rải tán hạt cải. Như vậy 8 phương xoạy theo mặt trời chuyển tán thời hết thảy trùng độc thảy đều tiêu diệt

Tiếp theo, làm Phật Đảnh Chuyển Pháp Luân Phật Đảnh Chuyển Pháp Luân Chú thứ 20

Dựa theo Phật Đảnh Thân Ấn lúc trước, chỉ sửa dựng thẳng 2 ngón trỏ, vịn bên dưới móng tay của 2 ngón giữa.

Chú là

“Úm (1) chước ca-la (2) dư đãng kê (3) sân đà ni (4) ô-hồng, phát (5) sa ha(7)”

Nếu có người thọ trì Pháp Luân Ấn Đà La Ni này thì Tam Muội Đà La Ni của tất cả Pháp, sức Tự Tại của Pháp mau được thành tựu, khiến cho Chánh Pháp của Phật trụ lâu ở Thế Gian, thường hành Bồ Tát Ma Ha Tát Đạo (Mahā-bodhisattva-mārga), khởi Tâm Đại Từ giáo ho1s chúng sanh, tu tất cả Thiện Pháp, chặt đứt tất cả Ác Phá[. Đây gọi là Chuyển Pháp Luân, diệt trừ tất cả tội, nhóm Nhất Xiển Đề (Icchantika) thảy đều tiêu diệt

Tiếp theo, làm Kim Luân Ấn

Đế Thù La Thí Kim Luân Ấn Chú thứ 23

Dựng 2 ngón út cùng trụ đầu ngón, co lóng giữa của 2 ngón vô danh cùng trụ cạnh đầu ngón, kèm dựng 2 ngón cái vịn đầu ngón vô danh, dựng 2 ngón giữa cùng trụ đầu ngón, co 2 ngón trỏ cong lại vịn lưng lóng trên của ngón giữa, d9ui7a ngón trỏ qua lại, 2 đầu khủy tay tưởng dính nhau.

Liền nói Chú là:

“Úm (1) phù lỗ na (2) ô-hồng (3) sa ha (4)”

Nếu người hay thọ trì Ấn Chú này, ắt hay diệt trừ tất cả tội chướng. Tụng Chú mãn 40 vạn biến thì nơi đi đến thảy đều vui vẻ, tất cả giặc oán thảy đều lui tan

Lại Đế Thù La Thí Kim Luân Phật Đảnh Tâm Pháp Ấn Chú thứ 24

Dựa theo A Di Đà Chuyển Pháp Luân. Chỉ sửa ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh của 2 tay đều cong lại, dựng 2 ngón cái, ngón út, ấn ngay trên trái tim Chú là:

“Úm hồng (1) tỳ lam, tỳ lam (2) ô-hồng, phát (3) sa ha (4)”

 

KIM LUÂN PHẬT ĐẢNH TƯỢNG PHÁP

Muốn vẽ Tượng ấy, lấy lụa trắng sạch, hoặc vải lụa sạch, rộng hẹp tùy ý, chẳng được cắt xén. Ở trên lụa ấy, vẽ tượng Thế Tôn, thân màu vàng ròng, mặc Cà Sa đỏ, đội mão 7 báu, làm ánh sáng toàn thân, tay tác Mẫu Đà La (Mudrā; Ấn), ngồi Kiết Già trên tòa hoa sen 7 báu trang nghiêm

Bên dưới tòa hoa ấy, dựng đứng bánh xe vàng. Bên dưới bánh xe vàng vẽ làm cái ao báu, nhiễu quanh 4 bên ao làm hoa Uất Kim với 4 vị Thiên Vương đều đứng tùy theo phương

Phía dưới ấy, bên trái vẽ làm Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Mañjuśrī-bodhisattva), thân đều màu trắng với đảnh đầu, lưng có hào quang, Anh Lạc 7 báu, mão báu, áo Trời, mọi loại trang nghiêm, ngồi trên con Sư Tử

Bên phải vẽ Phổ Hiền Bồ Tát (samanta-bhadra-bodhisattva) trang nghiêm như lúc trước, ngồi trên con voi trắng

Ở khoảng giữa sư tử và voi trắng ấy, vẽ tượng Đại Bát Nhã Bồ Tát (Mahāprajñā-bodhisattva), mặt có 3 mắt, trang nghiêm như lúc trước, tay cầm rương Kinh, ngay thẳng thân mà ngồi

Ở trong hư không trên đảnh đầu Phật, vẽ làm cái lọng mây năm màu. Hai bên trái phải của cái lọng ấy có Tịnh Cư Thiên (Śuddhāvāsa) tuôn mưa hoa 7 báu

Bấy giờ, trong Hội có vô lượng các Đại Bồ Tát, người đạt 4 Đạo Quả với các Duyên Giác kèm các Thiên Chúng, tất cả Quỷ Thần, các Tiên Ngoại Đạo thảy đều vân tập, đều hiến Thần Chú, đều nói là:

“Con từng đối với Thần Chú mà chư Phật quá khứ đã nói, con đều thọ trì”

Hoặc nói: “Con từng đối với Chú mà 10 hằng hà sa Phật đã nói, con đều thọ trì”

Hoặc nói: “Chú mà 100 hằng hà sa Phật đã nói, con đều thọ trì”

Các nhóm Chúng ấy đều bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay chúng con đều tụng Thần Chú. Nguyện xin Đức Thế Tôn nghe chúng con nói”

Khi ấy, Đức Thế Tôn im lặng nghe hứa. Thời các Bồ Tát, chư Thiên, Quỷ Thần, các nhóm Long Vương tùy theo chỗ ứng ấy, đều tụng Thần Chú đã tập trong đời trước. Chú đã tụng ấy đều hiện Chú Thần bên cạnh, tràn đầy trong hư không, không có kẽ hở

Lúc Đó, Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisattva) khởi Đại Từ Bi, trật áo hở vai phải, đảnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Quá khứ, con từng ở chỗ của chư Phật được Đà La Ni (Dhāraṇī). Nay con muốn nói, Nguyện xin Đức Phật nghe hứa”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Quán Thế Âm Bồ Tát: “Lành thay! Lành thay!

Ông, Đại Từ Bi muốn nói Thần Chú. Nay chính là lúc”

Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Hà Da Yết Lý Bà (Hayagrīva: Mã Đầu). Khi nói Thần Chú thời liền hiện Chú Thần che chắn ở phía trước. Chú Thần của tất cả Bồ Tát, các Thiên Thần đã hiện, thảy đều chẳng hiện ra được, như dùng cối đá che trùm trên cái giếng, Chỉ Quán Thế Âm Bồ Tát Nhất Thiết Trì Chú Chúng Thánh Trung Vương hiển một mình tự tại

Lúc đó, Đức Thế Tôn khởi Đại Từ Bi, liền ở trong tướng Nhục Kế (Uṣṇīṣa) trên đẩng đầu phóng ánh sáng năm màu, chiếu khắp tất cả Thế Giới trong mười phương. Ở trong hư không xoay chuyển như cái lọng. Trong ánh sáng ấy có vị Bồ Tát tên là Đế Thù La Thí (Tejo-rāśi) ngồi Kiết Già, trong chi tiết của thân đều tuôn ra lửa nóng, miệng nói Thần Chú: rộng nhiều thì gọi là Đại Phật Đảnh Chú, ít ỏi thì gọi là Tiểu

Phật Đảnh Chú

Nói mọi loại Chú Pháp của nhóm như vậy, kèm làm Ấn Pháp (Mudrā-dharma). Khi Đế Thù La Thí nói nhóm Chú này, hiện oai thần thời che chận ổ phía trước. Thân của Hà Da Yết Lý Bà (Hayagrīva) với Chú Thần đều chẳng hiện ra được

Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát đảnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Lạ thay! Oai Thần của Đức Thế Tôn thật là hiếm có! Con đối với Vua trong tất cả Trì Chú lại không có gì cao hơn. Trên đảnh đầu Từ Bi của Đức Thế Tôn phóng ánh sáng, trong ánh sáng hiện ra Đế Thù La Thí Bồ Tát diệt thân mà con đã hiện ra với Chú Thần, không có một thứ gì dư sót. Lại có Pháp nào hay diệt Đế Thù

La Thí của Đức Thế Tôn?”

Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo Quán Thế Âm Bồ Tát: “Ta có Tâm Chú (Hṛdayamantra) tên là Kim Luân rất tôn quý tối cực, lại không có gì vượt qua được, chỉ có Phật với Phật mới có thể biết. Chú này hay diệt Đế Thù La Thí kèm với Pháp của nhóm Chú. Các ông cần phải một lòng thọ trì, sanh tưởng hiếm có”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói Kim Luân Đà La Ni Ấn, Ấn như lúc trước đã nói. Người tụng, người nghe nếu hay chí tâm, tùy tụng một biến thì một lần đi qua lỗ tai, lúc đó mọi tội nhiều như cát bụi, hoặc nhẹ hoặc nặng thảy đều tiêu diệt, không nguyện nào chẳng được quả, mau sẽ thành Phật. Đà La Ni này ắt hay phá hoại tất cả các Pháp, lại không có gì cao hơn (Kết Ấn Chú này, có người an ngay ở trong đây. Bản này không có)

Phóng Bạch Quang Minh Phật Đảnh Ấn thứ 15 (cũng nói là: Phóng Thập Phương Quang Ấn vậy)

Hợp 2 ngón út, dựng đầu ngón vịn nhau. Hai ngón Vô Danh nắm nhau dựng thẳng đầu ngón cách nhau một phân (1/30dm). Hai ngón giữa cũng như thế, đầu ngón cách nhau 3 phân (1/10dm). Co 2 ngón trỏ vịn bên cạnh lưng lóng trên của ngón giữa. Kèm dựng 2 ngón cái cách ngón giữa 5 phân (1/6dm), đưa ngón trỏ qua lại. Chú dùng Kim Luân Chú

Lại có Bạch Quang Minh Phật Đảnh Ấn thứ 16

Đều dựng 2 ngón út với 2 ngón Vô Danh cùng nắm nhau. Hai ngón giữa bật ở trên ngón Vô danh. Tiếp theo, cong 2 ngón trỏ vịn lóng trên của ngón giữa. Kèm song song 2 ngón cái đều vịn bên trong lóng bên dưới của ngón Vô Danh. Nâng Ấn để trên đảnh đầu của mình, đưa ngón trỏ qua lại. Chú đồng với Kim Luân Chú lúc trước

_Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: “Nếu bên trong quốc giới có mưa dầm chẳng ngưng thì làm Bạch Quang Minh Ấn, tụng Đại Tâm Chú, phụng thỉnh Phật, an trí ngồi trên tòa hoa. Liền đốt Cầu La Hương (Đường nói là: An Tất Hương), Huân Lục Hương cúng dường Phật xong thì bạch rằng: “Con (họ tên…) vì việc (tên là…) phụng thỉnh làm Pháp, ban cho chúngf sanh mọi loại an ổn. Nguyện Đại Từ Bi giúp cho điều Nguyện của con được kết quả”

Nói lời này xong. Lấy hạt cải trắng hòa với muối, Chú vào 108 biến với tác Quang Minh Ấn Chú 21 biến, khấy đảo hạt cải, muối, an một lò lửa, tay trái cầm chày Kim Cang kèm cầu xâu chuỗi, tay phải bốc hạt cải trắng, Chú một biến thì một lần ném vào trong lửa. Như vậy, số đủ 1008 biến thì mưa ấy liền ngưng

Mặt tượng hướng về phương Bắc, Chú Sư hướng về phương Nam, ở đất lộ thiên làm Pháp. Nếu mưa chằng ngưng, liện hiện bày oai nghi, đảnh đầu đội tấm lụa đào, dùng lụa vàng ràng cột nhiễu quanh theo bên phải một cây kiếm. Ngay trước mặt Tượng dựng 2 cây đao, hai bên cũng dựng, một bên đều có 2 cây. Như Pháp hạt cải trắng đã làm lúc trước, 108 biến xong. Tay phải cầm cây kiếm nhiễu quanh Tượng 3 vòng, hành đạo tụng Chú nối tiếp nhau chẳng dứt. Quay lại đến chỗ cũ (bản xứ), hướng mặt về góc Đông Bắc dùng cây kiếm tùy theo mặt trời, chuyển gấp trên đầu. Chuyển 3

vòng xong, hướng về Đông Bắc nghĩ định. Bốn góc, 4 phương thảy đều như vậy

Ở thời phần ban đêm, Chú vào 5 cây đuốc lửa. Dùng hạt cải trắng đánh vào cây đuốc lửa ấy, đủ 21 biến. Đem một cây đuốc lửa chuyển theo bên phải trên đầu, chuyển 3 vòng, lại hướng về phương Đông ném vứt. Phương Nam, Tây, Bắc thảy đều như vậy. Dùng đầu của một cây đuốc sau cùng ấy hướng về mặt đất chuyển, chuyển 3 vòng, lại tiếp theo ở trên mặt đất lại chuyển 3 vòng, rồi hướng lên không trung vứt ném. Khi làm Pháp này thì liên tục tụng Chú, thời mưa ấy liền ngưng.

Lại có làm Pháp. Đem mọi loại hoa rải tán trên tượng Phật. Sau đó, gom lấy hoa, nâng để ở Tịnh Xá. Nếu khi mưa dầm thời lấy hoa đẫ nâng lúc trước, Chú vào hoa một biến thì ném vào trong lửa một lần. Như vậy, số đủ 1008 biến, hoặc một vạn biến thì mưa ấy liền ngưng. Hòa với hạt cải trắng làm Pháp.

Lại có làm Pháp. Lấy một cái bình sành mới chứa được 2 Thăng. Trên cái bình vẽ một vị Tu Bồ đề (Subhūti) với hình tượng xuất gia, đầu đội mão hoa, làm mặt vị Thần sân nộ, trợn mắt rất giận dữ. Đem cái bình vẽ này đi ra để nơi đất lộ thiên. Như Pháp hạt cải trắng đã nói lúc trước thì mưa ấy liền ngưng.

Lại có làm Pháp. Ở đất lộ thiên bên dưới cái nhà… hòa hương, phân bò làm một Thủy Đàn dài rộng khoảng 4 khuỷu tay. Ở trong Đàn ấy, lấy phân bò hòa với bùn làm một hình Rồng, đuôi đầu của Rồng hướng về phương Tây. Chú vào hạt cải trắng đánh lên con Rồng bùn ấy, một lần Chú thì một lần đánh, 108 biến. Dùng cây cọc Tử Đàn đóng trên cổ Rồng thì mưa ấy liền ngưng

Như bên trên, mỗi mỗi khi làm Pháp thời trước tiên làm Bạch Quang Minh Ấn Chú 21 biến, hướng Thủ Ấn về bên phải để trước bắp tay, đứng nâng nhấc bàn chân trái, hướng mặt về bên trái làm dun g mạo rất giận, cao giọng quát mắng. Lại chuyển Kim Cang hướng về 4 phương nghĩ định, đánh tất cả gió mưa… tùy theo đánh đều ngưng Nhạ Na Chước Ca La Ấn thứ 17 (Jñāna-cakrā: Đường nói là Trí Luân)

Trước tiên, dựng 2 ngón giữa,đầu ngón cùng trụ nhau. Co 2 ngón Vô Danh đều bật ở lưng lóng giữa của ngón giữa, đầu ngón cách nhau 1 Thốn 2 Phân (11/30dm). Đem 2 ngón trỏ đều vịn lưng lóng trên của ngón Vô Danh, đầu ngón cách móng ngón giữa 3 Phân (1/10dm). Co 2 ngón út ngay trong lòng bàn tay, đem 2 ngón cái đều vịn bên trong lóng trên của ngón giữa, hợp cổ tay Đà La Ni là:

“Úm (1) kết-tri già đà (2) hồng phán (3)”

Ấn Đà La Ni này. Nếu khi nói Pháp thời chuẩn bị, trước tiên lễ bái tất cả Tam Bảo, thỉnh gia bị xong, tác Ấn, chí Tâm tụng Đà La Ni 108 biến, hoặc 1008 biến. Sau đó nói Pháp liền được niềm vui không có sợ hãi, nói không có ngăn ngại

Nếu người có Tâm ác luận nghị thì kẻ gây khó khăn tự nhiên chịu khuất phục

Lại dùng Ấn này ấn vào Luân Tòa của Phật, Chú 108 biến. Sau đó thỉnh Phật an trí trên tòa thì tất cả quân Ma không có ai chẳng quy phục. Trong Đại Đàn Hội đều dùng Ấn này

Nhược Nô Sắt-Nễ Sa Ấn Chú thứ 18 (Jñānoṣṇīṣa: Đường nói là Trí Đảnh)

Dựa theo lúc trước, chỉ sửa đầu của 2 ngón trỏ đều vọn trên móng ngón giữa, đầu ngón đều càng ngang bằng với đầu ngón giữa Đà La Ni là:

“Úm (1) ma ma, ma ma (2) hồng, nễ (3)”

Ấn Đà La Ni này, người hay tụng trì được Trí tối thượng, đời đời chẳng mất

Ca Lê Sa Xá Ni Ấn Chú thứ 19 (Kleśani: Đường nói là Diệt Tội)

Dựa theo lúc trước, chỉ sửa 2 ngón trỏ đều dùng cạnh ngón nắm cạnh lóng trên của ngón giữa, đầu ngón lìa 1 thốn (1/3dm), lìa đầu 2 ngón cái 4 phân (2/15dm) Đà La Ni là:

“Úm (1) ca lê xá ni, xà (2)”

Ấn Đà La Ni này. Nếu Thiện Nam Tử (Kula-putra), Thiện Nữ Nhân (Kulaputrī) chí Tâm làm Ấn tụng Đà La Ni, tùy tụng một biến thì trăm ngàn vạn ức câu na trí na do tha hằng hà sa kiếp: tội 4 nặng, 5 nghịch, Nhất Xiển Đề, tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt. Nếu hay một đời, ngày ngày thường tụng ngàn biến, vạn biến thì hay khiến cho tất cả tội chướng cui3a Hành Giả từ vô thủy đến nay thảy đều tiêu diệt

A Bạt La Chất Đa Ấn Chú thứ 20 (Aparājita: Đường nói là Vô Năng Thắng vậy) Dựa theo lúc trước, chỉ sửa 2 đầu ngón trỏ cách đầu ngón cái 3 phân (1/10dm) Đà La Ni là:

“Úm (1) a bạt-la chất đề (2) hồng, phất (3)”

*)OṂ_ APARĀJITE HŪṂ PHAṬ

Ấn Đà La Ni này. Nếu Thiện Nam Nữ tụng trì thì: vua, giặc, Quỷ, Thần, tất cả hiểm nạn chẳng thể gây hại

_Nếu người muốn thọ trì 4 Pháp bên trên. Ở nơi nhàn tĩnh nên làm Thủy Đàn dài rộng 4 khuỷu tay, mọi loại trang nghiêm. Ở trong Đạo Tràng an trí tượng Phật, hoặc Xá Lợi Phật, mọi loại cúng dường. Ở trước Tượng, quỳ gối chí Tâm tụng Chú, mãn 1008 biến, hoặc mãn vạn biến. Ngày ngày như vậy, mãn 10 vạn biến cho đến 100 vạn biến thì Quả Nguyện chẳng hư hoại

Thích Ca Mâu Ni Phật Sám Hối Pháp Ấn Chú thứ 21

Hai tay: đem nhóm ngón trỏ, ngón Vô Danh, ngón út cùng hướng xuống dưới cài chéo nhau. Dựng 2 ngón giữa, đầu ngón trụ nhau. Hai ngón cái cùng móc nhau, bên phải đè bên trái. Đem 2 đầu 2 ngón cái phụ bên cạnh ngón trỏ phải.

Chú là:

“Na mô tát bà thật nhược da (1) Úm (2) tam bà tất-để kê (3) sa ha (4)”

Ấn Chú của Pháp này hay trừ tất cả tội chướng của 3 nghiệp, diệt nhóm tội: 4 nặng, 5 nghịch, thảy điều trừ diệt

Phật Đảnh Đao Ấn Chú thứ 22

Hai tay đem 8 ngón cài chéo nhau bên trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái.

Dựng thẳng 2 ngón giữa cùng trụ nhau, hợp cổ tay Chú là:

“Úm (1) khát già, la mạt nõa (2) bát la mạt đà na, tư (3) đảo đà da (4) sa ha (5)”

Các Tỳ Kheo nếu làm Ấn này, tụng Đại Chú lúc trước. Nếu trên thân người vướng bệnh Quỷ Thần thì dùng Ấn đánh vào đầu, ngực, lưng… tùy theo nơi bệnh ấy dùng Ấn đâm đè. Lại Chú vào hạt cải trắng đáng vào đầu, mặt, tim, nhực của người bệnh. Lại dùng tay bốc hạt cải trắng chà xát chuyển theo bên phải trên đầu, trên tim, ngực, vai, lưng… Ngày đêm 4 thời, 5 thời thiêu đốt An Tất Hương, nhiễu quanh thân theo bên phải, với xông lỗ mũi. Trong 7 ngày, làm Pháp liền khỏi bệnh

Nếu Thiên Ma, Quỷ Thần khó Phát Khiển. Như lúc trước làm cái Đàn 4 khuỷu tay, dựa theo Pháp như lúc trước, hiến 8 mâm thức ăn, 16 chén đèn, 4 góc đều có một cái, 4 cửa đều có 2 cái. Tòa Phật ở trung tâm, 4 góc đều có một cái. Khi hạ đèn xuống thời đều tùy theo mặt trời chuyển, chẳng được đi ngược lại. Kết Giới phụng thỉnh như lúc trước chẳng khác, dạy bảo khiến người bệnh tắm gội thanh tịnh, mặc quần áo sạch, ở gần sát cửa Tây của Đàn, khiến ngồi bên trái Chú Sư xong. Chú Sư cho lò hương ấy, đốt hương phát nguyện lễ bái. Như lúc trước làm Pháp hạt cải 108 biến, liền lấy 1 bát dấm, 1 bát thức ăn, 1 chén nước tương ngọt, nước lạnh. Lấy bát thức ăn ấy ở trên đầu, trên tim ngực của người bệnh xoay chuyển vần theo bên phải, Chú 21 biến. Đem cái bát để tạm trên đầu của người bệnh, khiến một người ở ngay trước mặt, nâng vật khí sạch, đem thức ăn trong cái bát đổ vào bên trong vật khí sạch. Hai cái bát còn lại cũng như thế. Chú Sư nhận lãnh 3 vật của vật khí sạch, quấuy đảo khiến hòa với nhau. chuyển trên đầu, nhiễu quanh thân 3 vòng xong, khiến người mau chóng đem đổ trên Tây Nam, đừng khiến ngoái lại nhìn

Pháp đưa tiễn thức ăn (Tống Thực) này làm ở 2 độ: đầu đêm, canh năm. Bảy ngày làm Pháp, đến ngày thứ tư dùng mọi loại thức ăn uống, quả trái cúng dường. Ở cửa Tây an lò lửa báu sạch, đốt củi sạch, chí Tâm phụng thỉnh Thích Ca Văn Phật ngồi trên hoa sen ở trong lò lửa. Nên lấy sữa, váng sữa đặc, bơ, mật, thức ăn, quả trái, mè, dầu… Chú vào 21 biến, đều lấy chút ít, Chú vào một biến thì một lần ném vào trong lửa, mãn 108 biến. Ngày đêm 3 thời: sáng sớm, giờ Ngọ, đầu đêm cúng dường, thời thời tác Pháp. Chú Sư lấy hạt cải trắng tuần tự chuyển ở trên thân của mình. Chú vào hạt cải trắng mãn 108 biến thì tất cả Quỷ Thần thảy đều đi xa, chẳng được dịp thuận tiện gây hại

Phàm muốn làm Pháp, đều nên làm Pháp tốt tự hộ thân. Nếu chẳng như thế thì sợ

Quỷ Thần được dịp thuận tiện gây hại

Tiếp theo, làm Pháp Phật Đảnh Sách Ấn

Phật Đảnh Sách Ấn Chú thứ 23

Dựa theo Phật Đảnh Đao Ấn lúc trước, chỉ sửa: co lóng trên của 2 ngón giữa cùng trụ đầu ngón, khiến đầu ngón ngang bằng nhau

Nếu nơi có nạn Quỷ Thần thì làm Ấn tụng Chú, ắt các Quỷ Thần thảy đều diệt tan. Liền nói Sách Chú Chú là:

“Úm (1) đổ lỗ-úng (2) bàn đà, bàn đà (3) sa ha (4)”

Nếu nơi có nạn giặc, tụng Chú làm Ấn thì giặc chẳng thể đến gần con người

Nếu người bị bệnh mắt kéo màng trắng trải qua nhiều năm. Lấy Tất Bạt hòa với nước hoa trong giếng, mài nghiền thuốc trên đá, tùy theo mài nghiền Chú vào thuốc rồi lấy vật khí chứa đựng. Ở trước Tượng, Chú 1080 biến rồi chấm trong con mắt thì màng mắt bị đau liền khỏi

Phật Đảnh Phược Quỷ Ấn Chú thứ 24

Cài ngược 2 ngón út, 2 ngón vô danh ở trong lòng bàn tay. Dựng thẳng 2 ngón giữa cùng trụ đầu ngón, kèm dựng 2 ngón cái vịn bên cạnh lóng giữa của ngón giữa, co 2 ngón trỏ đè móng ngón tay của 2 ngón cái cùng dính nhau, hợp cổ tay.

Liền nói Chú là:

“Úm (1) tỳ du đề (2) sa ha (3)”

Các Tỳ Kheo lấy cành Đông Dẫn Đào không có bệnh mụn, dùng Ấn ấn lên cành Đào, Chú 21 biến, đánh lên thân người bệnh thì bệnh ấy liền khỏi

Nếu bị nhóm bệnh: Hồ Mỵ, Sơn Tinh, Quỷ Mỵ, Áp Cổ… Chú vào hạt cải trắng 21 biến, dùng đánh lên đầu, mặt, ngực, tim của người bệnh. Đốt An Tất Hương, nhiễu quanh thân, xông lỗ mũi với hít lấy khói hương 21 lần. Dùng Pháp lấy cành đào đánh thì trước tiên đánh bên trong khuỷu cánh tay trái, tiếp theo đánh nguỷu tay phải, eo lưng thì bệnh ấy liền khỏi

Dùng mài nghiền Hùng Hoàng, Chú vào 108 biến, hộ Thân kết Giới. Trên đảnh đầu, mé chân tóc, nách bên trái, nách bên phải, trên trái tim, bên dưới cổ, tam tinh… 7 nơi như vậy đều điểm vào, ngày đêm 3 thời như vậy làm Pháp. Bên dưới giường của người bệnh, dùng bùn phận bò làm cái Đàn Nhỏ khoảng một khuỷu tay, rưới vảy sạch sẽ chén đèn, để một chén đèn, kết Giới làm Pháp để riêng bên ḍưới cái đèn thì bệnh ấy liền khỏi

Thích Ca Phật Nhãn Ấn Chú thứ 25

Cài ngược 2 ngón út, 2 ngón Vô Danh ở trong lòng bàn tay. Dựng thẳng 2 ngón giữa trụ đầu ngón, kèm dựng 2 ngón cái, co 2 ngón trỏ đè đầu 2 ngón cái, cùng trụ đầu ngón.

Chú là:

“Úm (1) tỳ lô chỉ nễ (2) sa ha (3)”

Làm Phật Nhãn Ấn, tụng Đại Chú lúc trước thì được thân thanh tịnh, Nhãn Căn (con mắt) thanh tịnh

Nếu chí thành thọ trì Phật Nhãn Ấn Chú thì cũng được đầy đủ 5 loại mắt thanh tịnh. Tất cả chúng sanh nhìn thấy đều vui vẻ

Nếu người bị bệnh mắt, đau mắt đỏ. Làm Ấn ấn con mắt với ấn lên Thuốc, Chú vào rồi rưī vải trong con mắt. Hoặc ấn vào nước, Chú xonh rồi phun vào tròng mắt (nhãn tinh), rưới vảy liền được trừ khỏi bệnh

Thích Ca Phật Ấn thứ 26 (Ấn này không có Chú, chẳng biết được danh hiệu)

Dựa theo Phật Nhãn Ấn lúc trước, chỉ sửa 2 ngón cái, co vịn lưng lóng trên của ngón giữa, ngón cái phải đè trên ngón cái trái

Thích Ca Phật Ấn thứ 27 (cũng không có Chú với tên gọi)

Dựa theo lúc trước, chỉ sửa ngón cái trái đè trên ngón cái phải

Thích Ca Phật Ấn thứ 28 (cũng không có Chú với tên gọi)

Dựa theo lúc trước, chỉ sửa: kèm co 2 ngón cái vào trong lòng bàn tay

Nếu người hay thọ trì 3 Ấn này với hay ngày ngày cung kính cúng dường thì tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt, tất cả Công Đức niệm niệm tăng trưởng

Chước Ca La Bạt La Để Ấn Chú thứ 29 (Cakra-pravarti: Đường nói là Luân Chuyển)

Đồng với Kim Luân Ấn Chú là:

“Úm (1) tỳ xã duệ (2) sa ha (3)”

Chú vào Tòa Luân của Phật 21 biến. Hoặc Chú vào nước, rưới rót 108 biến

Phật Chước Ca La Pháp Ấn thứ 30 (Buddha-cakra-dharma-mudrā)

Hai tay đem ngón Vô Danh cùng trụ nhau, cùng với 2 nhóm ngón cái, ngón trỏ cùng trụ nhau, kèm thẳng 2 ngón giữa, đưa ngón trỏ qua lại. Tụng Đảnh Chú lúc trước

Ấn này hay hàng phục tất cả Ma ác, Ngoại Đại. Khi ngồi Thiền thời dùng, đễ được vào Định

(Bên trên đã xong phần Nguyên Bản. Hai Ấn Chú bên dưới được thêm vào sau)

Như Lai Thí Chúng Sanh Vô Úy Pháp Ấn Chú thứ 31

Đem tay phải rũ xuống bên dưới, ngón cái vịn trên móng ngón Vô Danh. Tay trái: ngón cái đè trên móng ngón giữa, dựng thẳng các ngón còn lại hướng lên trên ngực. Chú Sư làm khuôn mặt vui vẻ, quỳ gối ngồi, mở đầu gối như hướng về phía trước, thân cũng hướng về phía trướng, đầu hơi hướng về bên trái.

Vô Úy Chú là:

“Úm (1) bà la na đế lê (2) la thi (3) bộ lộ sa (4) mạn đát-la dạ (5) sa ha 96)”

 

Nhất Tự Phật Đảnh Pháp Chú thứ 32

Dựa theo Quân Trà Lợi Thân Ấn bên trên, chỉ sửa: mở lòng bàn tay, cổ tay, đem 2 cạnh ngón cái đều vịn lóng giữa của 2 ngón trỏ Chú là:

“Bật-lăng”(Một chữ của bản Phạn, đất này (Trung Hoa) không có chữ, cho nên hô nhị hợp)

Pháp Ấn Chú này. Nơi làm Đại Đàn, Thỉnh Triệu xong, sau đó dùng Ấn Chú này, Chú 7 biến xong thì Đàn Pháp liền thành. Mỗi lần hô một biến, nên tụng Đại Phật Đảnh Thân Chú một biết thì ngang bằng không có sai khác

Nếu tụng trọn đủ 10 vạn biến thời liền có ánh sáng ứng nghiệm, 20 vạn biến liền hay rộng lợi cho tất cả chúng sanh

Nếu tụng các Chú, gia thêm Chú này tụng mãn 10 vạn biến, liền đủ đại nghiệm

(Phần bên dưới trở lại là Nguyên Bản)

_Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: “Nếu người hay thọ trì, đọc tụng Tam Muội Đà La Ni, y theo lúc trước làm Đàn, liên tục tụng Chú, hoặc 30 vạn biến, hoặc 70 vạn biến, làm mọi loại cúng dường thì ở bên trong hiện bày cảnh giới

Hành Giả lúc đó ưa thích tự an Tâm, đừng khiến cho sợ hãi. Hoặc thấy lửa đèn dài 1 Trượng 5 Xích (5m), khói hương cũng như thế. Hoặc Đạo Tràng có Phan, dây đai tự lay động. Hoặc hoa đã rải hiến, nhiều ngày chẳng chết. Hoặc quả tạp, cành cây nhiều ngày chẳng hư héo. Hoặc trong phòng có âm tiếng thì đừng sanh kinh sợ. Hoặc không có mây mà có tiếng sấm. Hoặc không có mây mà mưa rơi xuống thì đừng sanh kinh sợ. Nên biết tất cả tội chướng của Hành Giả thảy đều tiêu diệt, được sức của Tam Muội

Đà La Ni

Sau này, liền làm Đàn Pháp 5 màu, đèn, thức ăn, hương, hoa, mọi loại cúng dường… mỗi mỗi dựa theo Pháp lúc trước. Hoặc Phật, Bát Nhã Bồ Tát, Kim Cang, hàng Trời vì Hành Giả hiện thân, Tùy theo sự thấy ấy thời mọi loại cầu xin Nguyện

Phật Đảnh Bát Trửu Đàn Pháp

Trị Địa như lúc trước. Dựng cây sào trang nghiêm với chôn 7 báu kèm với hạt của 5 loại lúa đậu, 8 loại hương… cũng như lúc trước nói. Tiếp theo, điều hòa phấn trắng, dùng nước thơm hòa, cùng chung với một vị Tỳ Kheo hiểu Pháp vào Đạo Tràng xong.

Tứ cây cột ở góc Đông Bắc, bên trong lìa cây cột 6 ngón tay, lầy phấn chấm xuống một điểm. Ba góc còn lại thì Pháp cũng như vậy.

Chấm điểm 4 góc xong, lấy sợi dây dài 40 xích (40/3m) tinh tế như bộ phận của cây thoa cài đầu (?) tẩm trong nước cốt của phấn, dùng cỏ Tẫn nhuộm màu vàng rồi lấy ra, khiến người hiểu Pháp lúc trước cột ép đầu sợi dây ấy

Pháp Sư hướng về chỗ cột ép trên điểm ở góc Nam, dùng tay trái ghép ráp sợi dây. Điểm 3 ngón tay ở Đông thì một lần ghép ráp sợi dây. Điểm 3 ngón tay ở Tây thì một lần ghép ráp sợi dây. Liều thu sợi dây lại, ngâm trong phấn rồi lấy ra

Người trước cầm đầu sợi dây, hướng về phía Tây đi ra, khiến tay phải cầm một đầu sợi dây, hướng lên trên đầu xoay theo mặt trời chuyển, nên nói với người kia rằng: “Y theo trên điểm, cột ép sợi dây”

Vị Thầy cũng y theo chỗ cột ép trên điểm bên Đông, trở lại tay trái một lần ghép ráp sợi dây. Điểm 3 ngón tay hướng Nam thì một lần ghép ráp sợi dây. Điểm 3 ngón tay phía Bắc thì một lần ghép ráp sợi dây. Thu sợi dây lại, ngâm trong phấn rồi lấy ra

Hướng về cửa Tây đem sợi dây đi ra. Trước tiên, hướng về đầu Nam đứng, vị Thầy cầm đầu dây, dựa theo lúc trước y theo điểm cột ép. Vị Thầy dùng tay trái ghép ráp sợi dây. Điểm 3 ngón tay ở Tây thì một lần ghép ráp sợi dây. Điểm 3 ngón tay ở Đông thì một lần ghép ráp sợi dây. Thu sợi dây lại, ngâm trong phấn rồi lấy ra

Người trước cầm sợi dây đặt tại chỗ cột ép trên điểm ở góc Đông Bắc. Vị Thầy trở lại như lúc trước, đặt tại chỗ cột ép ở góc Tây Bắc, trên điểm thì một lần ghép ráp sợi dây. Điểm 3 ngón tay ở Bắc thì một lần ghép ráp sợi dây. 3 ngón tay ở điểm Nam thì một lần ghép ráp sợi dây. Ghép ráp một vòng xong

Làm một mảnh trúc mỏng khoảng 2 khuỷu tay. Từ đường viền bên ngoài ở góc Đông Bắc, phóng một mảnh trúc đo. Hướng về phía Tây liệu lường, lại đặt một mảnh trúc đo. Hướng Nam liệu lường chấm xuống một điểm, lấy mảnh trúc đo y theo trên điểm. hướng về phía Tây liệu lường. Hướng về phía Bắc dùng mảnh trúc đo, chấm xuống một điểm. Từ điểm trên hướng Nam liệu lường, đem đầu hai mảnh trúc cùng trụ, chấm xuống một điểm. Góc Đông Nam, góc Tây Nam, góc Tây Bắc cũng như vậy, liệu lường đều chấm xuống một điểm phấn.

Từ bên cạnh Đông, ngâm sợi dây rồi lấy ra. Lại y theo Pháp lúc trước nên chấm điểm, ghép ráp sợi dây. Điểm Đông, điểm Tây đều 3 ngón tay điểm đất, y theo Pháp trước ghép ráp. Phương Nam, Tây, Bắc cũng ghép ráp như vậy

Viện thứ nhất xong. Lại lấy mảnh trúc đo, từ đường viền thứ nhất ở góc Đông Bắc, từ góc hướng phía Tây liệu lượng, đo rồi chấm điểm xuống. Từ điểm hướng Nam liệu lường, lại từ góc đặt mảnh trúc xuống hướng phía Nam liệu lường dùng đầu mảnh trúc chấm xuống một điểm. Từ điểm hướng Tây liệu lường, dùng đầu hai mảnh trúc cùng trụ nhau chấm xuống một điểm. Pháp liệu lường 3 góc còn lại cũng như vậy, liệu lường xong thì chấm xuống một điểm

Từ bên cạnh Tây, đem sợi dây trong phấn ra, từ cửa Tây đi vào, từ góc Đông Bắc cột ép. Vị Thầy hướng về đầu Tây dựa theo lúc trước một lần ghép ráp. Hướng 3 ngón tay ở Đông thì một lần ghép ráp. Lại hướng 3 ngón tay ở Tây thì một lần ghép ráp. Phương Nam, Đông, Bắc cũng ghép ráp như vậy, Nam hướng đầu Bắc, Tây hướng đầu

Đông, Bắc hướng đầu Nam. Đường viền bên trong một vòng xong

Lại lấy mảnh trúc đo đường viền bên trong ở góc bên ngoài của Tây Bắc, đo lường 2 mảnh trúc 3 ngón tay thì khắc một lần để ghi nhớ. Đem mảnh trúc đo, từ góc hướng về Tây liệu lường, đầu khắc chấm xuống một điểm, từ điểm hướng về Nam liệu lường. Lại lấy một lần đo, từ góc hướng về Nam liệu lường, đầu khắc chấm xuống một điểm. Từ điểm hướng về Tây liệu lượng, hai đầu khắc cùng trụ nhau, chấm xuống một điểm. Góc Đông Nam, góc Tây Nam, góc Tây Bắc cũng như vậy, y theo khắc chấm xuống một điểm

Trở lại, từ bên cạnh Tây lấy sợi dây trong Phấn ra, lại từ cửa Tây đi vào. Từ góc Tây Bắc, trên điểm cột ép sợi dây, vị Thầy hướng đầu y theo điểm cột ép, ghép ráp sợi dây. Điểm ở 3 ngón tay của Đông thì một lần ghép ráp dây. Điểm ở 3 ngón tay của Tây thì một lần ghép ráp dây. Phương Nam, Tây, Bắc cũng ghép ráp như vậy

Dây thứ hai xong. Lấy 2 mảnh trúc đo, liệu lường 6 ngón tay thì khắc một lần. Từ Ngoại Viện thứ hai: đường viền bên trong góc Tây Bắc, đầu góc hướng về Tây liệu lường 6 ngón tay, khắc đầu chấm xuống một điểm, từ điểm hướng về Nam liệu lường. Lại dùng một mảnh trúc từ góc hướng về Nam liệu lường, khắc đầu chấm xuống một điểm, từ điểm hướng về Tây liệu lường, hai đầu kha71c cùng trụ nhau rồi chấm xuống một điểm. Góc Đông Nam, Tây Bắc cũng như vậy liệu lường, chấm xuống một điểm

Từ bên cạnh Tây lấy sợi dây trong Phấn ra.Ṭrở lại từ đầu sơi dây cột ép trên điểm ở góc Tây Bắc, vị Thầy hướng về điểm cột ép bên cạnh Nam ghép ráp dây, hướng đến 3 ngón tay của điểm thì một lần ghép ráp dây. Phương Nam, Tây, Bắc cũng ghép ráp như vậy, mỗi mỗi y theo điểm ghép ráp. Tổng cộng 3 lớp xong

Lại đem sợi dây, từ đầu sợi dây cột ép ở góc Đông Bắc, vị Thầy hướng về điểm cột ép ở đầu Tây nắm lấy liệu lường sợi dây chồng lên nhau ngang bằng. Trở lại, từ chỗ đến của đầu dây ở góc Đông Bắc làm một điểm ghi nhớ, từ chỗ ghi khắc, hướng về góc Nam liệu lường chọn lấy Trung Tâm chấm xuống một điểm phấn. Phương Nam, Tây, Bắc cũng liệu lường như vậy, chấm xuống một điểm ở trung tâm

Từ trung tâm của mặt Đông, theo điểm hướng về Bắc liệu lường đo một mảnh trúc, tại đầu đo chấm xuống một điểm. Trừ Trung Điểm hướng về Nam liệu lường một mảnh trúc, tại đầu đo chấm xuống một điểm. Lấy một mảnh trúc đo, liệu lường 4 ngón tay, bẻ cong đầu. Trong Phấn bên trong, từ điểm ở Bắc hướng về Đông ấn xuống, từ đầu ấn hướng về Bắc ấn xuống, từ đầu ấn hướng về Đông ấn xuống. Từ điểm bên cạnh Nam trở lại hướng về Đông ấn xuống, từ đầu ấn hướng về Nam ấn xuống, từ đầu ấn hướng về Đông ấn xuống.

Lấy sợi dây trong phấn ra, từ đầu ấn ở phía Bắc cột ép sợi dây. Vị Thầy hướng về Nam ấn đầu xuống cột ép sợi dây, một lần ghép ráp. Tiếp theo, làm cửa Đông xong. Phương Nam, Tây, Bắc cũng làm như vậy, cho đến 3 lớp, 4 cửa cũng như vậy Pháp làm cửa, chỉ từ 3 lớp, mở Thể cửa Tây, 3 cửa còn lại nghĩ định đóng lại. Làm 4 cửa xong, liền lấy phấn 5 màu. Dùng nước nóng thơm có 8 màu hòa với phấn 5 màu, từ góc Đông Bắc của Ngoại Viện an vật khí đựng phấn, chú vào 108 biến

Vị Thầy hướng về chỗ ngồi bên trên lối đi bên trong của Viện thứ nhất, khiến người lúc trướng hướng về chổ ngồi ở phía Đông, lấy 2 mảnh trúc đo. Từ thứ hai dựng 3 lối đi, đầu đường viền ở Bắc hướng về Nam liệu lường 1 xích (1/3m). Đườṇg viền bên ngoài, đường viền bên trong ở Đông cũng liệu lường như vậy. tại đầu của 2 mảnh trúc thì một lần ghép ráp dây. Hướng về 3 ngón tay ở Bắc một lần ghép ráp dây. Lại hướng về 3 ngón tay ở Bắc một lần ghép ráp dây. Cho đến, hướng về Nam liệu lường chia làm 7 vị trí. Nam, Bắc cũng như thế. Phía Nam của cửa ở mặt Tây chia làm 3 vị trí, cửa Bắc cũng như thế chia làm 3 vị trí

Phía Đông của Viện thứ hai trở lại liệu lường như vậy, ghép ráp làm 6 vị trí. Nam, Bắc cũng như thế chia làm 6 vị trí

Phía Nam của cửa ở mặt Tây, ghép ráp làm 2 vị trí, chửa Bắc cũng như thế chia làm 2 vị trí

Từ góc Đông Bắc làm Kim Cương Địa Ấn. Dùng 2 màu đen, trắng làm. Từ mặt Bắc, tại đất khoảng một khuỷu tay làm lối đi giới hạn của phấn trắng thì hạ phấn trắng xuống lần nữa. Tiếp theo, hạ xuống lối đi màu đỏ. Tiếp theo, hạ xuống lối đi màu xanh. Tiếp theo hạ xuống lối đi màu vàng. Tiếp theo hạ xuống lối đi màu đen. Lối đi 5 màu này từ cạnh bên ngoài làm một vòng hạ xuống lối đi 5 màu

Đường viền bên ngoài thứ hai, thứ ba cũng làm như vậy. Trung Tâm làm hoa sen ngàn cánh, dùng 5 màu làm.

3 Viện, 4 góc theo lệ là vị trí của Kim Cương Địa ấn

Kim Cang Địa Ấn Pháp

Viện Thứ hai: mặt Đông, đầu phía Bắc, thứ hai là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, thứ ba là Bát Nhã Ba La Mật Đa Bồ Tát, thứ tư là Thích Ca Kim Luân Phật, thứ năm là Thích Ca Chuyển Pháp Luân Phật, thứ sáu là A Di Đà Phật, thứ bảy là Thích Ca Mâu Ni Phật Nhãn. Vị trí ở mặt Đông xong

Mặt Nam: thứ hai Kim Cang Mẫu Ma Ma Kê Bồ Tát, thứ ba Thương Yết La Bồ Tát, thứ tư Ương Câu Thí Bồ Tát, thứ năm Kim Cang Tạng Bồ Tát, thứ sáu Kim Cang Quân Trà Lợi Bồ Tát, thứ bảy Tùy Tâm Kim Cang. Vị trí mặt Nam xong

Mặt Tây: đầu Nam, vị trí thứ hai thứ ba đều làm Kim Cang Xoa

Mặt Tây: cửa Bắc, thứ hai thứ ba cũng làm chày Tam Cổ Kim Cang

Mặt Bắc: đầu Đông, thứ hai là Quán Thế Âm Mẫu, thứ ba la Da Du Đà La Bồ Tát, thứ tư là Quán Thế Âm Muội, thứ năm là Quán Thế Âm Vương, thứ sáu là Thập Nhất Diện Quán Thế Âm Bồ Tát, thứ bảy là Tỳ Câu Trí Quán Thế Âm Bồ Tát

Mặt Bắc: đầu Tây, thứ hai là Bất Không Quyến Sách Bồ Tát, thứ ba là Mã Đầu Quán Thế Âm Bồ Tát

Mặt Đông: Ngoại Viện, đầu Bắc, thứ hai là Đề Đầu Lại Tra Thiên Vương, thứ ba là Địa Tạng Bồ Tát, thứ tư là Hư Không Tạng Bồ Tát, thứ năm là Thích Ca Phật Cái (cái lọng), thứ sáu là Thích Ca Phật Đao (cây đao), thứ bảy là Thích Ca Phật Sóc (cây giáo dài), thứ tám là Thiên Đế Thích

Mặt Nam: thứ hai là A Kỳ Nễ Địa Bà Na, thứ ba là Nam Phương Tỳ Lô Lặc Xoa, thứ tư là Kim Cang Điệp, thứ năm là chày Kim Cang, thứ sáu là Hỏa Đầu Kim Cang, thứ bảy là Kim Cang Đồng Tử, thứ tám là Kim Cang Nhi

Cửa Tây: phía Nam thứ hai thứ ba thứ tư thì một cây Sóc (cây giáo dài), hai cây Xoa (cây chỉa ba)

Cửa Bắc: thứ nhất thứ hai là cây Xoa, một cây Sóc. Thứ ba là Tỳ Lô Bác Xoa

Mặt Bắc: đầu Tây, thứ hai là Đa Lợi Tâm Quán Thế Âm, thứ ba là Nhất Tha Tam Bát Để Ca La Quán Thế Âm, thứ tư là Tùy Tâm Quán Thế Âm, thứ năm là Tam Cổ Xoa, thứ sáu là Bắc Phương Tỳ Sa Môn, thứ bảy thứ tám là một cây Xoa, một mũi nhọn bịt đầu mũi tên

Trung Tâm là Đế Thù La Thí Thước Kê Mô Nễ (Tejorāśi-sākyamuṇi) là Đạo Tràng Chủ, 100 chén đèn với vị trí quy ước làm thức ăn uống.

Mọi loại hương hoa, mọi loại thức ăn uống, mọi loại bát nước với 16 bình nước…mỗi mỗi đều Chú vào 108 biến. Từ góc Đông Bắc để đèn, để thức ăn, để cái bình. 4 góc, 4 cửa, trung tâm để cái đèn cúng dường làm Pháp, mỗi mỗi như lúc trước Ngày 7, ngày 8 hai đêm chẳng ngủ.

Ngày 13, ngày 14, ngày 15 thì ban đêm chẳng ngủ

Ngày 8, ngày 13, ngày 14, ngày 15 của tháng thì nhịn ăn, chỉ được ăn nhóm thuốc, bới bơ, sữa, miến

Riêng ngày 15 của tháng, đầu canh năm lấy 16 cái bình nước, đi để ở cửa Tây, dùng Kim Cang Ấn ấn vào cái bình, chú 108 biến, lễ bái phát nguyện: “Đệ Tử (họ tên là….) nay theo Phật thỉnh nước Công Đức của Tam Muội Đà La Ni quán đảnh Thân Tâm, 2 nghiệp thanh tịnh, đầy đủ Hạnh Nguyện”

Liền đem bình nước, lên trên Thủy Đàn nằng hương phân bò. Cởi bỏ quần áo, đứng hướng mặt ngay Chánh Đông, nâng bình nước để trên đầu, miệng nói rằng: “Mười phương tất cả Phật ban cho con (họ tên…) tất cả Hạnh Nguyện của Bồ Tát”

Trước tiên, từ Đế Thù La Thí ở trung tâm, quán Thân Tâm xong, tiếp theo lấy cái bình rưới rót hết quần áo, với vào Đạo Tràng, hành Đạo, làm Nghiệp.

Khi Hành Giả được Nguyện với mọi loại tướng mạo thì chẳng đướng hướng về người nói. Hành Đạo, làm Nghiệp cũng chẳng được hướng về một người nói

Lại có Pháp. Muốn khiến cho tất cả La Xà (Rāja: vua chúa) sanh Tâm vui vẻ. Nấu cháo gạo tẻ sữa, ở cửa Tây của Đạo Tràng trước tiên chú vào cháo sữa 1080 biến. Từ mé phía Nam của cửa, lấy củi cây Cốc nhóm trên lò lửa, thỉnh Thích Ca Phật ngồi trên tòa hoa sen trong lò lửa. Lấy chút ít cháo sữa, Chú một biến thì một lần ném vào trong lửa thiêu đốt, như vậy mãn 108 biến. Sáng sớm, giờ Ngọ, hoàng hôn thì làm Pháp, mãn 7 ngày thời tất cả La Xà phụng thỉnh nghênh đón, mọi loại cúng dường sanh đại hoan hỷ

Lại có Pháp. Chú vào Tô Hợp Hương 1080 biến. Ở cửa chánh Tây, trên lò lửa báu, thỉnh Thích Ca Phật ngồi trên tòa hoa sen trong lò lửa. Lấy Tô Hợp Hương lúc trước, Chú một biến thì một lần ném vào trong lửa thiêu đốt cúng dường. Ngày đêm 6 thời làm Pháp, 5 thời cũng được. Mỗi thời tụng riêng 108 biến thì tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát, Kim Cang, hàng Trời… sanh đại hoan hỷ.

7 ngày làm Pháp

Lại có Pháp. Chú vào Huân Lục Hương 1080 biến, dựa theo lúc trước làm Pháp, ngày đêm 5 thời, 4 thời cũng được. Mãn 7 ngày xong thì tất cả Phạm Vương, Ma Hề Thủ La sanh đại hoan hỷ

Lại có Pháp. Chú vào An Tất Hương 1080 biến, ngày đêm 4 thời, 3 thời cũng được. Mãn 7 ngày thì tất cả các Thần Vương, 4 Đại Thiên Vương, các hàng Quỷ Vương sanh đại hoan hỷ

Lại có Pháp. Chú vào Bạch Giao Hương 1080 biến. Dựa theo lúc trước làm Pháp, mãn 7 ngày thì tất cả các Quỷ sanh đại hoan hỷ

Lại có Pháp. Chú vào hạt cải trắng, muối 1080 biến, chà xát thân tâm của mình. Chú một biến thì một lần ném vào trong lửa. Dựa theo lúc trước làm Pháp, mãn 7 ngày xong thì tất cả bệnh đột ngột, tất cả chướng đột ngột, tất cả việc quan, nhóm việc của miệng lưỡi… thảy đều tiêu diệt

Lại có Pháp. Chú vào hạt cải trắng 1080 biến. Liền lấy chút ít, Chú một biến thì một lần ném vào trong lửa. Dựa theo lúc trước làm Pháp, mãn 7 ngày thì tất cả quan nhân, tất cả Ma Hễ Lợi sanh đại hoan hỷ

Lại có Pháp. Chú vào mè, hoa lúa đậu 1080 biến. Thỉnh Thích Ca Phật ngồi trên tòa hoa sen trong lửa. Lấy chút ít, Chú một biến thì một lần ném vào trong lửa, cúng dường ,ãn 108 biến. Dựa theo lúc trước làm Pháp, mãn 7 ngày xong thì sức của Tâm, sức của Thân thảy đều đầy đủ. Tất cả chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Bồ Tát Ma Ha Tát; chư thiên, Thiện Thần thường tùy theo hộ vệ

_Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: “Người chưa vào 3 Mạn Trà La Đại Đạo Tràng thì chẳng được nói Tam Muội Đà La Ni Ấn Chú này, chẳng được lắng nghe, chẳng được thấy Pháp. Nếu vì họ nói sẽ đọa vào Địa Ngục, người nghe Pháp ấy bị báo ngu si. Người tự ý thấy Pháp thì Quỷ Thần giận mắng, tuy tự mình từng vào Tam Muội Đạo Tràng, nếu chằng dùng Tâm hộ Pháp coi nhẹ như thế, ở nơi lộ thiên làm Pháp Ấn Chú thì bị Quỷ Thần ác được dịp thuận tiện gây hạo. Nếu người hay chí thành, kiên cố thọ trì thì tất cả chư Thiên tùy theo thân làm hộ giúp

Pháp Đà La Ni này như mặt trời soi chiếu sương, như lửa đốt mọi vật. Trong tất cả núi thì Tu Di là hơn hết; Kinh này cũng như thế, trong các Kinh là hơn hết. Trong tất cả nước thì biển lớn là cùng tột, Kinh này cũng như thế, trong các Kinh là cùng tột. Trong tất cả vì sao thì nguyệt Thiên là hơn hết; Kinh này cũng như thế, trong các Kinh rất ư là bậc nhất”

Bấy giờ, các chúng Tỳ Kheo, Bồ Tát Ma Ha Tát, 8 Bộ Trời Rồng, các hàng Quỷ

Thần… nghe điều Đức Phật đã nói đều rất vui vẻ, làm lễ, phụng hành

Phật Đảnh Pháp xong. Từ đây trở xuống, nói rõ Pháp của chư Phật

PHẬT NÓI ĐÀ LA NI TẬP KINH

_QUYỂN THỨ NHẤT (Hết)_

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12