KINH BỒ-TÁT SƯ TỬ TRANG NGHIÊM VƯƠNG THỈNH VẤN
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Na-đề, người Trung Ấn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, thuộc thành Vương xá, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị hội đủ, Đại Bồ-tát năm trăm vị, vô lượng tám bộ chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân… cùng vây quanh trước sau nghe Phật thuyết pháp.

Bấy giờ, trong chúng có Đại Bồ-tát tên là Sư Tử Trang Nghiêm Vương, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến chỗ Phật, đảnh lễ sát hai chân Ngài, nhiễu quanh vô số vòng, rồi bạch:

–Bạch Thế Tôn! Vào thời quá khứ xa xưa, con đã ở nơi trú xứ của hàng ức trăm ngàn na-do-tha chư Phật dự các đại hội, nhưng chưa từng thấy những việc như hôm nay. Có điều con muốn hỏi, cúi xin Thế Tôn chấp nhận cho.

Phật nói:

–Tùy theo chỗ ông hỏi, ta sẽ vì ông mà giảng giải rõ.

Lúc ấy, Bồ-tát Sư Tử Trang Nghiêm Vương bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Xưa kia Thế Tôn tu hạnh thù thắng gì mà nay được tôn quý trong trời, người như vậy? Được các Bồ-tát, chúng đại Thanh văn, tám bộ chúng trời, rồng… vây quanh cung kính cúng dường, tôn trọng tán thán? Cúi xin Thế Tôn vì chúng con mà diễn nói về nhân duyên ấy để cho chúng sinh được lợi ích lớn.

Phật bảo Đại Bồ-tát Sư Tử Trang Nghiêm Vương:

–Lành thay! Lành thay! Nay ông có thể tạo mọi an lạc cho chúng sinh nên mới thưa hỏi như vậy. Ông hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ kỹ! Ta sẽ vì ông mà giảng nói.

Này thiện nam! Ta nhớ về vô lượng kiếp trong đời quá khứ, thuở ấy có Phật ra đời tên là Bất Khả Tư Nghì Quang Minh gồm đủ mười tôn hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Bấy giờ có trưởng giả tên là Thượng Thí, tự ỷ mình giàu có và thế lực, không tin nơi chánh pháp, ở chỗ Phật không có tâm quy kính. Đồng thời có một Tỳ-kheo tên là Tỳ-xà-da Tam-bàbà thấy trưởng giả ấy thì sinh tâm thương xót, khởi phương tiện lớn, cốt yếu làm cho trưởng giả này phát tâm tu hành được thành Chánh giác. Nghĩ như vậy rồi, Tỳ-kheo đó đến nhà trưởng giả. Trưởng giả trông thấy vị Tỳ-kheo này dung mạo đoan nghiêm, oai đức đầy đủ, các căn vắng lặng, uy quang hiện rõ, bỗng nhiên kính trọng liền ra nghinh đón, đảnh lễ xong, thiết bày chỗ ngồi mời Tỳ-kheo an tọa roi chắp tay thưa: “Thưa Tôn giả! Tôn giả đã chiếu cố đến kẻ tối tăm đức mỏng này.”
Tỳ-kheo bảo trưởng giả: “Có đại pháp môn tên là Bát-mạn-tràla, công đức vô lượng. Nay tôi vì ông mà giảng nói và muốn làm lợi ích cả hàng trời, người. Nếu có chúng sinh được nghe pháp môn này, thường tu hành theo, thì sinh đến đâu cũng sẽ được bốn phước báo thù thắng: Một là cùng thọ sinh ở chỗ bậc Thiện tri thức và chư Đại Bồtát, thuộc gia tộc lơn, của cải dồi dào. Hai là quyến thuộc rất nhiều, tự tại vô ngại. Ba là thân tướng đầy đủ, không có tật bệnh. Bốn là các thứ vật dụng tùy theo ý nghĩ tự nhiên hiện đến. Giả sử dù bị núi đè, nhưng thân không đau khổ, có thể nhận biết tâm niệm của chúng sinh, luôn khởi tâm Từ bi cứu giúp.”

Trưởng giả Thượng Thí nghe những lời ấy rồi, thì hết mực vui mừng tiếp tục đảnh lễ tán thán: “Lành thay! Xin Tôn giả vì tôi nói
rộng pháp môn Bát-mạn-trà-la tối thắng để tôi tu học.”

Tỳ-kheo bảo: “Ông muốn biết pháp môn tối thắng này thì trước phải phát nguyện: Con muốn cúng dường các Đức Phật, Đại Bồ-tát cùng chúng Thanh văn, Duyên giác trong ba đời. Nói lời này rồi, ở nơi chỗ trang nghiêm vắng lặng nên lập một đàn tràng vuông vức gọi là Mạn-trà-la, rộng hẹp tùy thời. Đàn nhỏ nhất là mỗi bề bốn ngón tay, hoặc một gang tay, dùng các loại hương thơm và những vật khác, làm ở trên đất, trong khuôn viên nhà ở, đặt tám chỗ thành vòng tròn, vì muốn cúng dường tám vị Bồ-tát. Đó là Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Di-lặc, Bồ-tát Hư Không Tang, Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ-tát Chấp Kim Cang Chủ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Bồ-tát Chỉ Chư Chướng và Bồ-tát Địa Tạng. Như vậy, này trưởng giả! Pháp môn Bát-mạn-trà-la tối thắng này là ánh sáng không thể nghĩ bàn, Như Lai đã giảng nói, chính tôi đã thọ trì, nay vì ông mà nêu bày, ông nên tu học và lưu truyền rộng rãi, đem căn lành này hồi hướng lên đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Trưởng giả nên biết! Nếu có người tu hành tám pháp này, tức là cúng dường chư Phật, Đại Bồ-tát và chúng Thanh văn, Duyên giác trong ba đời, người ấy thường được chư Thiên ủng hộ. Nếu các quốc vương, có thể tự mình thường tu học, hoặc bảo người khác tu học thì trong nước của quốc vương ấy, nhưng điều ác đều dứt sạch. Các thiện nam, thiện nữ tu học tám pháp môn này, sau khi qua đời tất không rơi vào đường ác, vào chốn biên địa, tà kiến, luật nghi bất thiện, cũng không sinh vào nhà bần cùng. Vì vậy nên biết, người nào muốn được phước báo tối thượng trong hiện tại và vị lại, thì nên tu học pháp môn Bát-mạn-trà-la trên. Muốn được thân tướng đẹp đẽ, thông minh, trí tuệ lanh lợi, muốn sinh lên cõi trời Tứ Thiên vương, cũng nên tu học pháp môn Bát-mạn-trà-la. Như vậy, muốn sinh đến cõi trời Tam thập tam, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại, thậm chí làm Đế Thích, Phạm vương, Ma vương và Chuyển luân thánh vương, muốn sinh đến chỗ nào cũng đều nên tu học tám pháp như trên. Muốn sinh lên cõi trời hoặc nơi cõi người trong đại tộc, quyến thuộc thành tựu, của báu dồi dào, thân tâm an lạc, danh tiếng vang xa, nói ra lời gì mọi người đều tin nhận, tôn quý nhất ở trong các chúng, cũng đều nên tu học tám pháp như trên. Nếu muốn chứng đắc quả Tuđà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, vào quả vị Bồ-tát cho đến đạo quả Bồ-đề vô thượng đều nên tu học, cúng dường pháp môn Bát-mạn-trà-la.”

Phật bảo Đại Bồ-tát Sư Tử Trang Nghiêm Vương:

–Tỳ-kheo Tỳ-xà-da Tam-bà-bà thuở ấy đâu phải là người nào khác, đó chính là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, con trưởng giả Thượng Thí chính là ta – Phật Thích-ca Mâu-ni. Ta từ đó đến nay, trải qua nhiều kiếp tu hành, cúng dường pháp môn Bát-mạn-trà-la này, được công đức lợi ích đầy đủ như trên. Nếu có chúng sinh nào, tùy theo kha năng tu học cũng đều đạt được mọi sự chứng đắc như ta.

Này thiện nam! Ta hành đạo Bồ-tát đến nay, trải qua ba a-tăngkỳ kiếp, tu đầy đủ sáu Độ, làm lợi ích cho chúng sinh, thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác, có được ánh sáng, oai đức, diệu lực, phá trừ chúng ma, đó là nhờ vào uy lực nào? Chính là đều do công đức cúng dường đạo tràng Bát-mạn-trà-la. Cho nên nếu chúng sinh được nghe nói về tám thứ pháp môn trên thì không nên không tu học. Nếu dùng hương hoa, đèn sáng, thức ăn, nước uống, cờ phướn, lọng báu, y phục, âm nhạc, lễ bái tán thán phát nguyện sám hối, tùy theo sức mình đều có thể nhờ phước trợ giúp, hoặc khi hành sáu pháp Ba-lamật, sửa sang dựng lập đạo tràng, dùng các nước thơm, hoặc hương xoa bôi trên đất, hoặc nước trộn với đất làm đàn tràng vuông tròn, đó gọi là Đàn ba-la-mật. Trong khi sửa sang cúng dường, ba nghiệp thân, khẩu, ý không não hại chúng sinh, đó gọi là Thi-la ba-la-mật. Khi sửa sang cúng dường, nếu có những loài trùng kiến bò vào đạo tràng, đuổi chúng đi, chúng vẫn trở lại mà vẫn an nhẫn, đó gọi là Sằn-đề ba-lamật. Lúc tu tập cúng dường, tâm thiện tương tục đó gọi là Tỳ-lê-da ba-la-mật. Tâm không tán loạn, một lòng cúng dường, đó gọi là Thiền ba-la-mật. Khi làm công việc ấy, đàn tràng vuông vức, bằng phẳng, không bị nghiêng lệch, có thể thông hiểu, hạ xuống đưa lên ứng hợp đúng thời, đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật.
Này thiện nam! Một pháp như vậy, tùy tâm biến hiện liền có thể đầy đủ sáu Ba-la-mật. Vì vậy các vị phải nên rộng nói, giáo hóa chúng sinh làm lợi ích lớn, cho đến lúc thành Phật.

Đức Thế Tôn giảng nói kinh này rồi, Đại Bồ-tát Sư Tử Trang Nghiêm Vương, chư Thiên, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Calâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân… đều rất hoan hỷ, tin nhận, phụng hành.