SỐ 271
KINH BỒ-TÁT HÀNH PHƯƠNG TIỆN CẢNH GIỚI THẦN THÔNG BIẾN HÓA
Dịch Phạn ra Hán: Đời Tống, Tam tạng Pháp sư Cầu-na-bạt-đà-la, người xứ Thiên Trúc
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN THƯỢNG

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ Đức Phật ngự trong vườn vua Chiên-đà-bát-thọđề, thuộc nước Ưu-thiền-diên. Trong vườn này được trang nghiêm bằng nhiều cây Ta-la, cây Đa-la, cây Ca-ni-ca-la, cây Ni-câu-la, cây Bác-xoa, cây Ưu-đàm-bát-la. Lại có hoa Bà-sư, hoa Đà-nhị-ca, hoa Chiêm-bà, cây A-phúc-ca, cây Ba-sất-la… Lại trang nghiêm bằng suối, giếng, ao hồ, sông nước trong veo chảy quanh. Lại có hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng khắp trên mặt nước. Chim ngỗng, chim nhạn, chim uyên ương, chim Câu-na-la, chim Bát-tra-quân-đà, chim anh vũ, chim khách… đủ các loài chim, hót lên đủ thứ âm thanh. Có nhiều ong đen kêu lên những âm thanh hay lạ. Có nhiều cỏ êm ái mềm mại mọc khắp trong rừng rộng.

Đức Phật ngự ở đây với mười hai ức vị đại Tỳ-kheo, như Đại đức Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-diếp, A-ni-kiền-đà, Tu-bồ-đề, Đại Ca-chiên-diên, Ma-ha Kiếp-tân-na, Ly-bà-đa, Ba-tânna, Nan-đề-xí-na-na-đề Ca-diếp, Dà-da Ca-diếp, Phú-lâu-na Di-đala-ni Tử, Kiều-phạm-ba-đề, Na-đà-xí-na, Châu lợi bàn đặc, Thát-bàma-la-tử, Khư-đà-bà-lâm, Nan-đà, Ma-ha Câu-hy-la, La-hầu-la, Đại đức A-nan… đều là bậc Thượng thủ. Mười hai ức vị Tỳ-kheo tất cả đã nhập “Nhất pháp giới xứ hành”, tiến nhập tất cả các pháp như tánh hành, hư không hành. Họ không y chỉ xứ, không y chỉ hành, lìa tất cả kết phược chướng ngại che lấp, đã sinh khởi nhập vào Như Lai độ, không có pháp giới gần một pháp giới, hướng về đạo Nhất thiết trí không bỏ phế. Đối với Nhất thiết trí tâm không thoái chuyển, trí tuệ phân biệt rõ ràng, được đến bờ bên kia, tinh tấn tu hành cảnh giới phương tiện.

Tại đây có cả Ma-ha Ba-xà-ba-đề, Da-du-đà-la… cùng tám ức Tỳ-kheo-ni, tất cả đều thành tựu pháp Bạch tịnh, đều có các hạnh lành, tất cả trí đạo gần Nhất thiết trí. Thiện hạnh tiến lên nhập vào pháp tánh vô hữu, quán tất cả pháp không có tánh tướng, tự giải các pháp thật tế không bờ mé, được trí tuệ vô ngại giải thoát, tùy theo chúng sinh mà có phương cách điều phục, khéo léo thị hiện.

Tại nơi đây lại có bảy mươi hai ức chúng Đại Bồ-tát, các vị đó là: Bồ-tát Đại Lực, Bồ-tát Đại Lực Trì, Bồ-tát Đại Biến Hóa, Bồ-tát Đại Biến Hóa Vương, Bồ-tát Đại Tinh Tấn Thú, Bồ-tát Đại Tinh Tấn Kiện, Bồ-tát Đại Hống, Bồ-tát Đại Hống Ý, Bồ-tát Đại Chúng Chủ, Bồ-tát Đại Hương Thượng, Bồ-tát Đại Nguyệt, Bồ-tát Thiện Nguyệt, Bồ-tát Công Đức Nguyệt, Bồ-tát Bảo Nguyệt, Bồtát Phổ Chiếu Nguyệt, Bồ-tát Pháp Vô Cấu Nguyệt, Bồ-tát Nguyệt Chiếu, Bồ-tát Diệu Danh Nguyệt, Bồ-tát Phóng Quang Nguyệt, Bồtát Mãn Nguyệt, Bồ-tát Phạm Âm, Bồ-tát Phạm Vương Lôi Âm, Bồ-tát Địa Âm, Bồ-tát Pháp Giới Âm Thanh, Bồ-tát Hành Nhất Thiết Ma Trường Âm, Bồ-tát Diệu Âm Thanh, Bồ-tát Phổ Cáo Âm, Bồ-tát Vô Vọng Tưởng Phân Biệt Âm, Bồ-tát Địa Luân Âm, Bồ-tát Nhất Thiết Vô Chướng Âm, Bồ-tát Phổ Tạng, Bồ-tát Vô Cấu Phổ Tạng, Bồ-tát Đức Tạng, Bồ-tát Chiếu Tạng, Bồ-tát Bảo Tạng, Bồtát Nguyệt Tạng, Bồ-tát Nhật Tạng, Bồ-tát Xí Tạng, Bồ-tát Liên Hoa Tạng, Bồ-tát Liên Hoa Đức Tạng, Bồ-tát Đại Ý, Bồ-tát Ích Ý, Bồ-tát Diệu Ý, Bồ-tát Hảo Y, Bồ-tát Thắng Ý, Bồ-tát Tăng Ý, Bồtát Vô Biên Ý, Bồ-tát Quảng Ý, Bồ-tát Giác Ý, Bồ-tát Vô Tận Ý, Bồ-tát Tu-di Đăng, Bồ-tát Đại Đăng, Bồ-tát Pháp Cự Đăng, Bồ-tát Chiếu Nhất Thiết Phương Đăng, Bồ-tát Phổ Đăng, Bồ-tát Diệt Nhất Thiết Âm Đăng, Bồ-tát Chiếu Nhất Thiết Đạo Đăng, Bồ-tát Nhất Chiếu Minh Đăng, Bồ-tát Nguyệt Đăng, Bồ-tát Nhật Đăng, Bồ-tát Ly Nhất Thiết Ác Đạo, Bồ-tát Ma Bất Hàng Phục, Bồ-tát Đại Ma Bất Hàng Phục, Bồ-tát Oai Đức, Bồ-tát Vô Hàng Phục, Bồ-tát Vô Năng Trắc, Bồ-tát Oai Đức Giác Càn Ác, Bồ-tát Đắc Đại Thế, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Di-lặc, Văn-thù-sư-lợi Đồng tử Bồ-tát ma-ha-tát… gồm bảy mươi hai ức vị. Họ đều trong một đời chứng được Đà-la-ni, được các Tam-muội, được Vô biên nhạo thuyết, được Vô ngại, Vô sở úy, được thần thông đến bờ bên kia, có khả năng đi qua vô biên cõi Phật, dạo chơi với thần thông, thân tâm giải thoát. Thành tựu các tri kiến ngại vô ngại. Thế giới không có Phật thì thị hiện Phật ra đời, khéo quay bánh xe pháp, không có lầm lẫn, tùy theo cái tất cả chúng sinh hiểu mà nói pháp, nói pháp vô tác cho họ nghe. Ơ trong pháp tánh không có phát động, cũng không phải không phát động, tâm các vị ấy nhập độ đến bờ bên kia, giảng nói pháp không. Rống lên tiếng rống của sư tử, hàng phục phá tan tất cả ngoại đạo, hàng phục kẻ thù được thần thông mà Bồ-tát thực hành, dứt bỏ sân, ái, tâm kia bình đẳng, như đất, nước, lửa, gió. Vào chỗ bí mật của tất cả Như Lai, vì tất cả chúng sinh mà làm các Phật sự, thường được các Đức Phật khen ngợi, thọ trì tất cả kiếp đời vị lai, thọ trì tất cả pháp tánh của Như Lai, mưa xuống Pháp bảo. Khen ngợi tất cả công đức, không thể cùng tận, làm chủ thế giới, bản nguyện thành tựu, thực hành hạnh giải thoát của Như Lai. Trước đã khéo tu, thực hành Đại thừa, mắt tin thanh tịnh không có cấu bẩn, thường tinh tấn cúng dường, thờ phụng các Đức Phật Như Lai. Trang nghiêm bằng điều lành, trang nghiêm bằng sự không lui sụt hướng về đại Bi. Tánh chất giải thoát trong tâm các vị ấy không thể tỷ dụ, dứt bỏ tâm nghi ngờ Đức Phật, tâm do dự mê lầm, được chư Phật quá khứ che chở, giữ gìn.

Ở nơi vườn này lại có vô lượng Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-tư, uy đức không thể ví dụ trong tam thiên đại thiên thế giới này, các Trời và chúa Trời, các Rồng và Rồng đầu đàn, Dạ-xoa và chúa Dạ-xoa, Càn-thát-bà và chúa Càn-thát-bà, A-tu-la và chúa A-tu-la, Ca-lâu-la và chúa Ca-lâu-la, Ma-hầu-la và chúa Ma-hầu-la, Khẩn-na-la và chúa Khẩn-na-la, Nhân phi nhân, và chúa Nhân phi nhân… tất cả cùng trăm ngàn đại quyến thuộc đều đến ngồi trong hội này.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn có vô lượng trăm ngàn đại chúng vây quanh. Thế Tôn ngồi trên tòa Đức tạng sư tử, ánh sáng trên thân Thế Tôn che lấp ánh sáng trên thân các đại chúng.

Giống như ánh sáng núi Tu-di hiển hiện giữa biển lớn che lấp ánh sáng các núi. Cũng vậy, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử ánh sáng che lấp phủ tất cả trời, người như ánh trăng rằm tròn đầy chiếu sáng thanh tịnh che kín các vì sao. Cũng vậy, ánh sáng của Đức Thế Tôn che kín tất cả người, trời, chiếu sáng thanh tịnh.

Giống như hư không trong sáng tịnh khiết không có mây che, mặt trời chiếu ánh sáng che lấp ánh sáng của núi, lửa đom đóm mờ đi trong sự soi sáng thanh tịnh. Cũng vậy, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử, hàng phục che kín các trời, người đời rất la sáng chói còn che kín ánh sáng của Đế Thích, Phạm Thiên vương, Tứ Thiên vương Hộ thế…

Giống như trong đêm tối, lửa cháy rực rỡ trên đỉnh núi cao, chiếu sáng thanh tịnh. Cũng vậy, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử hàng phục che kín các trời, người đời bằng thứ ánh sáng rất sáng thanh tịnh, vô cấu.

Như sư tử đứng đầu các loài thú hàng phục tất cả các loài cầm thú nhỏ. Cũng vậy, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử hàng phục che kín tất cả trời, người.

Như ngọc báu như ý tỳ-lưu-ly tám cạnh không cấu bẩn phát ra ánh sáng thanh tịnh. Cũng vậy, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử trang nghiêm khác thường chiếu sáng mười phương, như vua Chuyển luân hàng phục tất cả chúng sinh trong bốn cõi. Cũng vậy, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử hàng phục che kín các trời, người đời.

Như Thích Đề-hoàn Nhân đeo chuỗi ngọc báu Thích-ca Tỳlăng-già, ở trong Thiện pháp đường hàng phục, che kín các trời bằng ánh sáng. Cũng vậy, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử hàng phục che kín các trời, người đời bằng ánh sáng thanh tịnh.

Lúc bấy giờ, Đồng tử Văn-thù-sư-lợi đã biết tâm đại chúng,

thấy oai đức rạng rỡ của Đức Như Lai, bèn nghĩ: “Đây là điềm ánh sáng gì? Nay Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử rất sáng chói thanh tịnh khác thường, đại chúng rất nhiều, nay ta phải hỏi Như Lai ý nghĩa việc này.”

Khi ấy, Đồng tử Văn-thù-sư-lợi liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi, sửa y bày vai phải, gối phải quỳ sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật, dùng bài kệ khen ngợi:

Đấng Thập Lực soi sáng
Hàng phục trời, người đời,
Ba cõi không ai bằng
Chúng sinh không qua được
Như trên núi Tu-di
Các phương đều chiếu sáng
Hàng phục che các núi
Mạnh mẽ soi các núi
Phật trì đức cũng vậy
Núi trí vượt thế gian
Hàng phục che các chúng
Thường thanh tịnh chiếu sáng
Như trăng trên hư không
Tháng ngày công đức soi
Viên mãn rất tròn đủ
Hàng phục che các sao
Đấng Thập Lực cũng vậy
Sao đệ tử vây quanh
Phát ánh sáng bạch tịnh
Chiếu sáng cả trời, người
Như cung điện mặt trời
Soi sáng hàng phục hết
Đấng Nhân Tôn cũng vậy
Hàng phục trời, người đời
Giống như lửa đỉnh núi
Đêm tối chiếu các phương
Ánh sáng trí cũng vậy
Điều ngự phát ánh sáng
Như sư tử vua thú
Bày uy đức hàng thú
Chúng ngoại đạo cũng vậy
Bày chiếu sáng hàng phục
Vua Chuyển luân, chúa người
Uy đức hàng phục đời
Đấng Điều Ngự cũng vậy
Hàng phục chiếu sáng đời
Vua trời Tam thập tam
Hàng phục hơn các trời
Đấng Vô Đẳng cũng vậy
Hàng phục soi các chúng.

Lúc bấy giờ, Đồng tử Văn-thù-sư-lợi dùng kệ khen ngợi xong, chắp tay bạch Phật:

–Giờ đây cúi xin Thế Tôn, vì đại chúng này giảng nói kinh Bồtát Hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa. Nếu chúng sinh nghe rồi hướng thượng tu hành thì sẽ phát tâm A-nậu-đa-la tammiệu tam-bồ-đề, còn họ hướng xuống tu hành thì được dừng lại ở bậc Thắng tấn, rồi phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tăng thêm lợi ích cho cảnh giới Vô thượng Bồ-đề. Chúng sinh lười biếng phát sinh dục lạc dữ dội. Chúng sinh thoái chuyển đạo pháp thì an trụ trong đạo Bồđề. Các chúng sinh hướng về đạo Bồ-đề… thì đầy đủ trí độ trang nghiêm của Như Lai.

Văn-thù-sư-lợi thỉnh như vậy rồi, Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:

–Lời của Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri nói rất khó hiểu, phải có duyên gì để nói? Duyên gì để tinh tấn nhập? Đây là vấn đề khó biết, khó hay, khó có thể đo lường, khó dạy, khó độ. Các trời, người đời, những kẻ phá hoại oai nghi, và những người phá giới không thể rõ biết, chúng sinh thấp kém không thể hiểu, các kẻ tâm tánh bại hoại không thể kính tin. Kẻ bị bạn xấu lôi cuốn thì không thể vào. Kẻ rời khỏi bạn tốt thì chẳng thể biết. Kẻ chẳng được chư Phật che chở thì chẳng thể nghe nhận, huống là hiểu rõ ý thú, không bao giờ có việc ấy, chỉ trừ người đã được chư Phật che chở.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Văn-thù nghe ta nói
Sự nghĩa ngươi đã hỏi
Người kém không thể làm
Không biết pháp tánh này.
Điều Phật trước chẳng làm
Đấng Điều Ngự chẳng hộ
Nếu người nghe pháp này
Không có tâm cung kính,
Bị bạn xấu lôi cuốn
Người xa lìa bạn tốt
Nếu nghe pháp như thế
Mau rớt xuống núi lớn,
Hẹp hòi không tiến hành
Không có tâm thắng diệu
Người kém không tín hiểu
Bọn ấy nghe chẳng mừng,
Phật thương họ chẳng nói
Chớ nhiễu chúng sinh kia
Vì chẳng tin pháp này
Đêm dài không ích lợi.

Lúc bấy giờ, Đồng tử Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đại chúng nhóm họp nơi đây đều thanh tịnh, trước có hạnh lành thường, cúng dường, giúp việc cho các Đức Phật đời quá khứ, được bạn lành che chở, khéo giữ căn lành tịnh tín, cung kính giáo pháp giải thoát, xuất thế, khéo biết tâm thanh tịnh, rốt ráo, khéo hiểu những lời dạy tốt lành; các chúng đều nhóm họp ở đây, có khả năng hiểu biết được pháp này.

Lành thay, bạch Đức Thế Tôn! Giờ đây xin Thế Tôn giảng nói để che chở làm lợi ích cho các chúng sinh!

Rồi Văn-thù nói lại bằng bài kệ rằng:

Nhiều chúng sinh đây cầu pháp lợi
Khéo hiểu biết rõ pháp tánh này
Điều chư Phật quá khứ tu hành
Cho nên Đấng Điều Ngự nói pháp,
Thảy đều cung kính chắp tay đứng
Chiêm ngưỡng ngắm nhìn Điều Ngự Sư
Điều Ngự vì thế sinh thương xót
Nguyện xin Đại Giác nói pháp mầu,
Nay con đều thỉnh với vua pháp
Nguyện xin giảng nói pháp thắng diệu
Vì lợi ích che chở Bồ-tát
Nguyện Nhân Tôn mở kho Pháp tạng.

Văn-thù-sư-lợi thỉnh như vậy rồi, Đức Phật liền khen ngợi:

–Lành thay, lành thay! Văn-thù-sư-lợi! Ông hỏi Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri ý nghĩa như vậy.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nay ông đều biết tất cả pháp hạnh. Đối với các pháp không có nghi ngờ, ông khéo biết phương tiện trí tuệ. Này Văn-thù-sư-lợi! Ông có nhiều công hạnh làm lợi ích cho các chúng sinh. Này Văn-thù-sư-lợi! Ông làm vầng ánh sáng lớn cho các Bồ-tát ở đời vị lai.

Này Văn-thù-sư-lợi! Bây giờ ông hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ, ta sẽ giảng nói kinh Bồ-tát Sở Hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa.

Văn-thù-sư-lợi và các vị Bồ-tát bạch:

–Xin vâng, bạch Thế Tôn! Chúng con sẽ dốc lòng lắng nghe!

Phật nói:

–Này thiện nam! Nếu có người đầy đủ mười hai pháp công đức thì thiện nam, thiện nữ này sẽ phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tambồ-đề, mười hai pháp gồm:

Có tánh khéo hiểu lìa hạnh hạ giải.
Có tánh hành Từ bi phát sinh bạch tịnh.
Có tâm chuyên tu hành thọ trì vững vàng, pháp vô vi.
Có thiện trang nghiêm tu tập hạnh lành lâu đời.
Có tâm lành cung kính cúng dường các Đức Phật, nhóm họp các pháp bạch tịnh.
Có thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp không tạo tác, dứt bỏ tất cả điều ác.
Xa lìa bạn xấu, gần gũi bạn lành.
Lời nói đi đôi với việc làm, không có nịnh hót, lừa dối.
Khéo hiểu biết các pháp, chẳng tham đắm mùi vị, ăn uống tiết chế.
Được Như Lai che chở không bị ma lôi cuốn.
Thường đối với tất cả chúng sinh sinh tâm Từ bi, cung không buông bỏ tất cả chúng sinh, tâm cũng chẳng tham.
Có năng lực nhân duyên công đức trang nghiêm.

Này thiện nam! Đó là đầy đủ mười hai pháp công đức. Thiện nam, thiện nữ phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, tâm lợi ích này có công năng đem đến sự an vui cho tất cả chúng sinh, tâm thương xót không làm các việc ác. Tâm đại Bi có khả năng gánh vác các chúng sinh. Tâm đại Từ tiêu diệt tất cả các đường ác. Tâm bạch tịnh chẳng cầu các thừa khác. Tâm không ái nhiễm lìa tất cả kết sử vẩn đục. Tâm thanh tịnh này tánh chất nó thanh tịnh. Tâm như huyễn thì không có vật. Tâm vô sở hữu thì lìa bỏ sở hữu. Tâm vững chắc thì không lay động. Tâm không thoái chuyển thì đạt được các pháp. Tâm độ tất cả chúng sinh thì thực hành như lời nói. Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Nếu có Phật tử khéo tu hành
Pháp mầu thanh tịnh đầy trong tâm
Tất cả chúng sinh tâm Từ bi
Tâm mềm mỏng vì đạo Bồ-đề
Vốn trước tiên xa lìa bạn xấu
Gần gũi Bồ-đề và bạn lành
Thề nguyện tinh tấn quả Bồ-đề
Sinh tâm Bồ-đề luôn hiểu biết
Thường chẳng sinh tâm mệt mỏi chán
Điều tu hành đúng như bản te
Giống như kim cang không thoái tâm
Như vậy cùng sinh tâm Bồ-đề
Có Từ bi tâm với chúng sinh
Đặt các chúng sinh vào chỗ vui
Xa lìa tất cả các điều ác
Hãy cùng chóng phát tâm Bồ-đề
Người tuệ chẳng cầu các thừa khác
Suy nghĩ Bồ-đề công đức mầu
Tịnh tâm không bẩn, cũng không ái
Như thế đều muốn tâm Bồ-đề
Lìa vật, phi vật không có ái
Tánh nó giống như lằn chớp huyễn
Lìa tất cả vật không có tướng
Phật nói tâm Bồ-đề cũng vậy
Lìa tất cả sử, mọi điều ác
Không nhơ sáng rõ như hư không
Tất cả văn tự không thấy được
Đây nói tâm Bồ-đề thanh tịnh.
Là gốc Bồ-đề, hạnh thắng diệu
Cũng là các biện Đà-la-ni
Cung là các căn cùng vẻ đẹp
Đây là đầy đủ công Đức Phật.

Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:

–Bồ-tát an trụ thấy mười hai công đức như thế phải tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-la-mật.

Mười hai công đức gồm:

Thấy đạo Bồ-đề an hòa thích hợp thì tinh tấn tu hành pháp.
Thấy được sự giàu sang thì tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-lamật.
Thấy sinh trong dòng họ đáng yêu thì tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-la-mật.
Thấy lìa được sự bẩn của bỏn sẻn thì tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-la-mật.
Thấy tâm bố thí đầy đủ thì tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-lamật.
Thấy đóng bít cửa quỷ đói thì tinh tấn tu hành pháp Đàn bala-mật.
Thấy của cải chung nhiều muốn cầu bền chắc thì phải tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-la-mật.
Thấy các thứ cần dùng đầy đủ, tự tại thì tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-la-mật.
Thấy tu tập thực hành xả bỏ tất cả thì tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-la-mật.
Thấy lìa tham tiếc, xả bỏ tất cả vật thì tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-la-mật.
Thấy ta sẽ đầy đủ Đàn-ba-la-mật thì phải tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-la-mật.
Thấy nên cẩn thận thực hành lời dạy bảo của Đức Như Lai thì phải tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-la-mật.
Tất cả sự bố thí đều hồi hướng về đạo A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Này thiện nam! Đó gọi là Bồ-tát thấy mười hai công đức như thế mà tinh tấn tu hành pháp Đàn ba-la-mật.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài kệ tụng:

Thí cầu trí Nhất thiết vô đẳng
Tay, chân, hai mắt, đầu, xương, tủy
Chẳng tiếc trong ngoài, bỏ tất cả
Sau không tham, tiếc, thêm công đức
Sẽ thành giàu đẹp, sinh nhà tốt
Hàng phục tham cấu, Bồ-đề tăng
Sau thêm Bồ-đề, bỏ nhơ tham
Được tự tại, đầy đủ đàn độ
Tất cả các Phật đều khen thí
Tuệ kiến là các công đức lợi
Ta sẽ tu hành, bỏ tất cả.

Lại nữa, này các thiện nam! Nếu Bồ-tát thấy mười hai việc công đức như vầy thì phải siêng năng tinh tấn tu hành pháp Thi bala-mật.

Mười hai công đức gồm có:

Vì thấy mình phải giữ gìn giới pháp đầy đủ nên tinh tấn tu hanh Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải hướng về đạo Bồ-tát nên tinh tấn tu hành Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải cởi mở sự ràng buộc của kết sử nên tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải ra khỏi tất cả đường ác nên tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải diệt trừ tất cả đường ác nên tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải thành tựu việc thân, miệng, ý không tạo nghiệp nên tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải làm cho người có trí tuệ chẳng quở trách nên tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải tu tập chẳng để buông lung nên tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải bố thí cho tất cả chúng sinh sự không sợ hãi nên tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải ngăn ngừa lỗi của thân, miệng, ý thì phải tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải đối với các pháp được tư tại nên tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật.
Vì thấy mình phải tu học giới luật của Đức Như Lai Vô thượng nên tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật.

Này người thiện nam! Đó là Bồ-tát thấy muời hai việc công đức nên tinh tấn tu hành pháp Thi ba-la-mật. Công đức tu hành giới này hồi hướng về Nhất thiết trí.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài kệ rằng:

Ta sẽ được cởi mở kết sử
Ta phải đóng bít cửa đường ác
Ta phải nghĩ đến việc tốt đẹp
Như trâu giữ đuôi, ta giữ giới.
Ta phải an trụ như Phật dạy
Ta phải được người trí khen ngợi
Ta phải giữ gìn, thường không lìa
Ta phải an trụ giới công đức.
Thân, miệng ta phải được vô tác
Ta sẽ hành pháp ý vô tác
Ta phải khéo giữ thân, miệng, ý
Ta phải không đi trong đường ác,
Nếu không buông lung được
Phật khen Tất cả các gốc nghiệp lành này
Ta phải thường an trụ trong đó
Dứt bỏ tất cả các buông lung.
Ta phải hành Thi ba-la-mật
Ta phải đầy đủ các Phật pháp
Ta phải thanh tịnh giới Như Lai
Tất cả giới này đều vô thượng,
Không hy vọng cầu công đức này
Nếu như Bồ-tát cầu thắng đạo
Giữ giới như trâu yêu đuôi nó
Phải được tất cả công đức lợi.

Lại nữa, các thiện nam! Bồ-tát nhớ nghĩ mười hai hạnh này, tu hành nhẫn.

Mười hai hạnh gồm có:
Tất cả “hành không” nên tu hành nhẫn.
Không được chấp ngã nên tu hành nhẫn.
Chẳng được chúng sinh nên tu hành nhẫn.
Chẳng thiên vị ta, người nên tu hành nhẫn.
Rốt ráo không giận tức nên tu hành nhẫn.
Vì bị kết sử che lấp nên tu hành nhẫn, dứt hẳn tham, sân nên tu hành nhẫn.
Vì thành tựu tướng tốt nên tu hành nhẫn.
Muốn sinh cõi Phạm nên tu hành nhẫn.
Lìa sự áp bức của kẻ khác nên tu hành nhẫn.
Vì muốn được trí vô tận, trí vô sinh nên tu hành nhẫn.
Vì muốn hàng phục các ma nên tu hành nhẫn.
Vì muốn thấy biết thân Như Lai vô biên nên tu hành nhẫn. Hồi hướng công đức nhẫn nhục này về trí Nhất thiết.

Này thiện nam! Đó là Bồ-tát thấy mười hai hạnh tu nên hành nhẫn nhục.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài kệ tụng:

Pháp này không, vô hữu
Cầu không được chúng sinh
Biết rõ ràng pháp này
An trụ công đức nhẫn
Xa lìa cả hai bên
Ta, người không có giận
Người trí tu sức nhẫn
Đại Bi dạy như vậy
Rốt ráo không có sân
Tiến tu nhẫn, không lo
Biết rõ đến tận cùng
Tu nhẫn kết sử dứt
Tướng tốt, sắc trang nghiêm
Là sinh nơi cõi Phạm
Bền tiến gần sức nhẫn
Ưa suy nghĩ điều nhẫn
Không có sức đại nhẫn
Khiến sức ma chẳng sức
Tất cả đức chưa đủ
Vậy nên tu diệu nhẫn.

Lại nữa, các thiện nam! Bồ-tát có mười hai thứ trang nghiêm để trang nghiêm tinh tấn.

Mười hai thứ trang nghiêm gồm có:

Biết rõ tất cả Phật pháp, siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.
Đi đến tất cả chỗ Phật để siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.
Cúng dường, giúp việc cho tất cả các Đức Như Lai để siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.
Giáo hóa tất cả chúng sinh để siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.
An trụ tất cả chúng sinh trong Phật pháp để siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.
Dứt bỏ vô minh cho các chúng sinh để siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.
Ban cho chúng sinh trí Phật để siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.
Làm thanh tịnh tất cả các cõi Phật để siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.
Tận kiếp vị lai, tu hạnh Bồ-tát mà chẳng biết mệt mỏi, chán ngán để siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.
Muốn trong thời gian búng ngón tay đến khắp các cõi Phật để siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.
Tất cả cảnh giới Phật, thành đạo Vô thượng.
Chuyển bánh xe pháp mầu để siêng năng tu hành tinh tấn trang nghiêm.

Này các thiện nam! Đó là thứ trang nghiêm để siêng năng tu hành tinh tấn.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài kệ tụng rằng:

Mạnh mẽ vô thượng, không biếng nhác
Ấy là Phật tử hướng Bồ-đề
Đến nhiều cõi Phật cũng vẫn dứt
Ấy là hành xứ không chán mỏi,
Vì hóa chúng sinh bền tinh tấn
Chịu nhóm khổ trăm ngàn ức hiếp
Thường luôn tinh tấn không lười biếng
Thí cho chúng sinh vui diệt độ.
Ta nguyện tịnh tu các cõi Phật
Biết rõ tất cả các phật pháp
Pháp luân ta hơn trong nhiều cõi
Xoay rồi hàng ức chúng sinh thuần,
Một niệm tâm giáo được Bồ-đề
Khiến cho nhiều cõi được điều phục
Phật tử thường vượt qua bờ kia
Vì chúng sinh hiện các trang nghiêm.

Lại nữa, này các thiện nam! Bồ-tát có mười hai hạnh tu thiền định.

Mười hai hạnh ấy gồm có:

Hạnh đốt cháy các kết sử vì rốt ráo không phát sinh.
Hạnh chánh tâm trụ vì chẳng theo cảnh giới.
Hạnh không y chỉ vì lìa cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc.
Hạnh vượt ra thế gian, vì hàng phục định của phàm phu chẳng phải Thánh.
Hạnh tăng thêm sự thù thắng vì không có tâm chấp ngã.
Hạnh thiền định theo thứ lớp, vì phân biệt thiền.
Hạnh vô sở hữu, vì lìa khỏi hữu tưởng.
Hạnh thiền vô biên vì quở trách Tam-muội thiền hữu biên. Dùng hạnh thiền định này khéo vắng lặng.
Hạnh điều tâm vì không có gì chẳng biết.
Hạnh vắng lặng vì giữ gìn các căn.
Hạnh cảnh giới phương tiện.
Bồ-tát tu thiền chẳng bỏ, chẳng phế, phi tuệ, phi mạn, phi kiến, phi ái, phi niệm tu.

Cho nên, Bồ-tát hàng phục tất cả những người tu thiền.

Này các thiện nam! Đó là Bồ-tát thấy mười hai hạnh tu thiền định.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:

Thiền định này cao quý
Là hạnh Bồ-tát kia
Đốt tất cả kết sử
Rốt ráo không còn sinh,
Chuyên tu thiền vắng lặng
Chẳng tu theo cảnh giới
Nếu có tâm chẳng trụ
Khuyên phải trụ định thiền.
Tu thiền Vô y chỉ
Kia không chỗ nương tựa
Cõi Dục, cõi Vô sắc
Suy nghĩ không mê đắm,
Là thiền siêu thế gian
Là điều Bồ-tát biết
Nên hàng phục tất cả
Các định chẳng phải Thánh.
Thực hành thiền thứ lớp
Muốn được tự tại vậy
Cho nên xả thiền định
Trở lại sinh cõi Dục,
Tăng thêm hạnh thắng diệu
Người trí tuệ tu thiền
Là thiền tâm vô ngã
Vì Bồ-tát mà nói,
Vô lượng, vô biên hạnh
Tu hành thiền tối thượng
Vậy nên ít phần thiền
Soi sáng khiến hàng phục.
Trí tuệ cùng phương tiện
Tu thiền vang tiếng tăm
Đều không chỗ thấy được
Một bề hạnh bạch tịnh
Không có chỗ y chỉ
Cũng chẳng trụ với vật
Người trí tuệ tu thiền
Lìa bỏ các vật tướng
Hành các hạnh như thế
Người trí tuệ tu thiền
Đối Duyên giác tự tại
Cho nên không chỗ hành.

Này thiện nam! Bồ-tát có mười hai hạnh để cho trí nhập vào Bát-nhã ba-la-mật.

Mười hai hạnh gồm:

Hạnh sáng suốt rõ ràng chẳng bị tối tăm che lấp.
Hạnh đuốc lớn, soi sáng tất cả kết sử.
Hạnh bủa lưới sáng trí tuệ, lìa khỏi vô trí.
Hạnh móc câu trí tuệ, nhổ hết gốc rễ vô minh.
Hạnh giáo bén thiện lợi, xé rách lưới ái.
Hạnh kim cang phá tan núi kết sử.
Hạnh cung điện của vua mặt trời, đốt khô bùn kết sử.
Hạnh lửa lớn, thiêu cháy cây sống.
Hạnh báu ma-ni, chẳng mê hoặc.
Hạnh không, không có vật.
Hạnh vô tướng, không có tướng.
Hạnh vô nguyện, vượt qua ba cõi.

Này thiện nam! Đó là Bồ-tát có mười hai hạnh Bồ-tát tu hành để cho trí tuệ nhap vào Bát-nhã ba-la-mật.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:

Tuệ này hơn thế gian
Chiếu sáng xua tối tăm
Đuốc mặt trời thanh tịnh
Soi sáng các kết sử
Tuệ lợi diệt vô minh
Giác tri phá hoại ái
Phá các núi kết sử
Chày kim cang Thiên chủ
Phá tan A-tu-la
Tất cả các quân chúng
Được chiếu sáng lìa tối
Tuệ thị hiện như đèn
Mặt trời nung bùn khô
Thắng tuệ như mặt trời
Vượt biển kết đến bờ
Giống như thuyền vượt sông
Chặt đứt cây vô trí
Như dao đốn các cây
Được ma-ni, không mê
Không có vật, tướng tánh
Thường lìa khỏi giác quán
Không nương các “hữu đạo”
Phá tan các nghi ngờ
Hay luận ra lời nói
Thị hiện khổ sinh tử
Thị hiện đuốc Niết-bàn
Tuệ này chữa mắt tục
Hiện sự tướng không mê
Nhân tuệ Bồ-tát khỏe
Lìa tối, tu Bồ-đề.

Này các thiện nam! Bồ-tát thấy biết mười hai cảnh giới thị hiện phương tiện.

Mười hai cảnh giới gồm những gì? Này thiện nam! Đó là:

Bồ-tát đến cảnh giới Niết-bàn, dùng phương tiện thị hiện cảnh giới sinh tử.
Đến cảnh giới vắng lặng, dùng phương tiện thị hiện ở chỗ đông người náo động.
Đến cảnh giới thiền, dùng phương tiện thị hiện cảnh cung điện, hoàng hậu, thế nữ.
Đến cảnh giới vô tác, dùng phương tiện thị hiện cảnh giới tạo tác.
Đến cảnh giới vô sinh, dùng phương tiện thị hiện cảnh giới sinh tử.
Lìa cảnh giới bốn ma, dùng phương tiện thị hiện cảnh hàng phục các ma.
Đến cảnh giới bậc Thánh, dùng phương tiện thị hiện cảnh giới cận phi Thánh.
Lìa cảnh giới thế tục, dùng phương tiện thị hiện cảnh giới thế gian.
Đắc được cảnh giới trí, dùng phương tiện thị hiện cảnh giới phàm phu.
Hiện đã thấy rõ cảnh giới thật tế, dùng phương tiện thị hiện cảnh giới chẳng rơi vào Thanh văn, Duyên giác.
Đạt đến được pháp giới vô tướng, dùng phương tiện thị hiện thân trang nghiêm tướng tốt.
Vì hóa độ cảnh giới chúng sinh nên vào cảnh giới Phật dùng phương tiện thị hiện cảnh giới các ma.

Này thiện nam! Đó gọi là Bồ-tát thấy biết mười hai cảnh giới phương tiện thị hiện.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:

Cảnh giới này phương tiện
Bồ-tát tịnh chúng sinh
Các vị trụ cảnh giới
Thị hiện mọi cảnh giới
Được cảnh giới Niết-bàn
Phương tiện hiện hữu vi
Lại đến cảnh giới này
Không có hai quá hoạn
Được đến chỗ vắng lặng
Phương tiện hiện ồn náo
Cả hai điều không đắm
Hạnh không đắm như ong
Thị hiện trong thể nữ
Vui chơi ở trong cung
Họ được sự vắng lặng
Người giữ đức phương tiện
Chẳng lui mất thiền định
Phương tiện hiện tâm loạn
Thấy không các việc hoảng
Trí phương tiện thị hiện
Cũng không có cung kính
Không vọng tưởng hý luận
Không vọng, cảnh giới vọng
Trí phương tiện thị hiện
Chẳng sinh cũng không biết
Pháp vô sinh quý giá
Thị hiện với chết sống
Trí phương tiện mạnh mẽ
Vượt ra cảnh giới ma
Trụ cõi Phật oai đức
Mà hiện cảnh giới ma
Là phương tiện Phật tử
Đến đỉnh công đức Thánh
Hạnh phàm phu phương tiện
Chúng sinh tịnh trí lực
Trí phương tiện biến hóa
Tất cả pháp không bờ
Biết vốn mé gốc rỗng
Không mong cầu diệt độ
Được phương tiện giữ gìn
Tất cả pháp vô tướng
Là đạt “không”, “vô hữu”
Vì hóa độ chúng sinh
Thị hiện thân tướng hảo
Là cảnh giới phương tiện
Phật tử uy đức lớn
Là Phật tử an trụ
Thị hiện trăm biến hóa.

Này thiện nam! Nay ông phải biết Như Lai phương tiện sinh ra mười hai công đức thành tựu tinh luyện cõi Phật, thành đạo Vô thượng Chánh chân rồi, thị hiện kiếp trược, kiến trược, chúng sinh trược, phiền não trược, mạng trược, hiện các thừa khác nhau, thị hiện cõi Phật ô uế, bất định, thị hiện chúng sinh ngu độn, hiện nói pháp khác, hiện chúng sinh khác, thị hiện dị đạo tranh chấp, hiện ma, nghiệp ma, đều không lỗi lầm, phải biết tất cả điều đó là phương tiện của Như Lai.

Đức Phật nói như thế rồi, khi ấy Đồng tử Văn-thù-sư-lợi bạch Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn! Cúi xin Thế Tôn nói về mười hai công đức thành tựu tinh luyện cõi Phật. Các Đức Phật Thế Tôn đối với công đức tinh luyện cõi Phật này đã thành đạo Vô thượng chánh chân.

Đức Phật nói:

–Này Văn-thù-sư-lợi! Tinh luyện cõi Phật là tinh luyện “kiếp” thành tựu đầy đủ, chẳng bỏ tinh luyện các công đức. Các Đức Phật, Thế Tôn tức đã ở chỗ này thành đạo Vô thượng chánh chan, tinh luyện cõi Phật có tinh luyện “thời” thành tựu đầy đủ chẳng trái lỗi với lúc hành pháp. Tinh luyện cõi Phật này có tinh luyện “chúng sinh” thành tựu, không ai không biết pháp. Tinh luyện cõi Phật này có tinh luyen rộng phước đầy đủ, khéo nhiệm mầu thanh tịnh. Tinh luyện cõi Phật có tinh luyện dị giải chúng sinh, thành tựu đầy đủ, chẳng đần độn. Tinh luyện cõi Phật có tinh luyện “thừa”, thành tựu đầy đủ, phát xuất nhất thừa. Tinh luyện cõi Phật có tinh luyện diệu địa thành tựu, không có vật. Tinh luyện cõi Phật là tinh luyện diệu địa thành tựu, tất cả không ngoài hạnh đạo. Tinh luyện cõi Phật này có tinh luyện công đức thành tựu, không dối lừa. Tinh luyện cõi Phật có tinh luyện có tinh luyện tâm rốt ráo thành tựu, là chúng sinh an trụ tánh bạch tịnh. Tinh luyện cõi Phật là có tinh luyện bậc Thánh nhân thành tựu, ruộng phước bất không. Tinh luyện cõi Phật này có tinh luyện đạo tràng thành tựu, chỗ các Đức Phật quá khứ trước kia an trụ.

Này Văn-thù-sư-lợi! Đó là mười hai công đức thành tựu tinh luyện cõi Phật, nơi đây tất cả các Đức Phật Như Lai thành đạo Vô thượng Chánh chân.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nay ông phải biết, ở đây ta không có chỗ an trụ cho Thanh văn, Duyên giác. Vì sao? Vì Như Lai lìa bỏ các dị tướng.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu Như Lai kia, hoặc có người muốn chúng sinh Đại thừa, hoặc có người muốn chúng sinh Tiểu thừa thì Như Lai có tâm bất tịnh, có tâm bất bình đẳng, có lỗi chấp trước, có ít phần đại Bi, có lỗi dị tưởng, thế thì ta có lỗi bỏn sẻn giáo pháp.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu ta vì chúng sinh có nói pháp thì đều hướng họ về đạo Bồ-đề, đều hướng họ về Đại thừa, vào Nhất thiết trí, đạt đến Nhất thiết trí. Do ý nghĩa này nên khong có chỗ cho các thừa khác an trụ.

Ngài Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu kia không có chỗ cho các thừa khác an trụ thì tại sao Đức Như Lai nói ra ba thừa, nói pháp cho chúng sinh nghe? Đây là Thanh văn thừa, đây là Duyên giác thừa, đây là Đại thừa.

Đức Phật dạy:

–Này Văn-thù-sư-lợi! Thừa là chỗ dừng nghỉ. Như Lai làm ra cõi đất để dừng nghỉ an ổn. Không phải thừa là chỗ đích dừng lại, chẳng phải pháp tướng tạo ra chỗ “an chỉ trụ” mà Như Lai vì người tạo ra chỗ dừng nghỉ yên ổn. Nếu chỗ “an chỉ” kia, thiếu trang nghiêm huy vô lượng trang nghiêm thì đó là thừa không sai, pháp giới không khác.

Này Văn-thù-sư-lợi! Như Lai giảng nói không có cửa chướng ngại, theo thứ lớp đến với “chỗ dừng nghỉ, an ổn”.

Này Văn-thù-sư-lợi! Giống như người thợ mới học việc, theo

thầy giỏi khéo. Đạt đến bờ trí tuệ khéo léo, nhiều thứ phương tiện, tùy theo người đệ tử muốn hoc việc nào, khiến cho tuệ khéo léo kia thị hiện đủ các việc tinh tấn siêng năng. Trí tuệ khéo léo này là bậc nhất.

Này Văn-thù-sư-lợi! Như Lai Thế Tôn cũng vậy, là bậc Thầy có pháp lành khéo léo là bậc Nhất thiết trí, tạo ra ba thứ để nói.

Này Văn-thù-sư-lợi! Giống như lửa ít, dần dần thêm nhiều, có thể thiêu cháy đến tận kiếp.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nhất thiết trí, sáng này cũng lại như vậy, dần dần tăng trưởng cho đến đạt được Đại trí Như Lai, ánh sáng trí tuệ thiêu đốt tất cả kết sử của chúng sinh.

Này Văn-thù-sư-lợi! Núi chúa Tu-di không có phân biệt, nếu có chúng sinh đến chỗ ấy thì tất cả cùng một màu, đó là một màu vàng.

Này Văn-thù-sư-lợi! Là Vô Thượng Như Lai Đại Trí Tu-di cũng vậy, không có phân biệt. Nếu có người quán pháp tánh Như Lai thì đều cùng một màu, đó là màu Nhất thiết trí.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như ở tại chỗ của viên ngọc báu Đại ma-ni xanh biếc. Bên trong cảnh giới của viên ma-ni báu này có ánh sáng dị sắc, đó là các thứ màu sắc, các thứ hình tượng lạ lùng. Do năng lực oai đức của viên báu ma-ni này đều là một màu, đó là màu xanh.

Này Văn-thù-sư-lợi! Viên ngọc báu ma-ni xanh biếc Vô thượng Như Lai cũng vậy. Nếu có chúng sinh tiếp xúc với ánh sáng Như Lai thì tất cả đều một màu, đó là màu Nhất thiết trí.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như biển cả tuy có các cửa vào của các dòng nước nhưng khi nước đã vào biển rồi thì chỉ có một vị, đó là vị mặn, vị mặn này thường trụ.

Này Văn-thù-sư-lợi! Biển cả ấy là Đại Trí Như Lai. Các dòng nước chảy vào là tất cả các pháp Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát vào rồi thì đồng một vị, đó là vị Nhất thừa không sai biệt.

Này Văn-thù-sư-lợi! Do là phương tiện này mà nên biết Như Lai an trụ nơi đất hư vọng, Như Lai phân biệt dẫn đường, giảng nói tạo nơi “an chỉ”, vào chỗ “Như Lai pháp an trụ”. Như Lai thị hiện thứ lớp để vào trong Phật pháp. Để khiến cho tiểu trang nghiêm, Đại trang nghiêm được an trụ trong Phật pháp, Như Lai dùng phương tiện trí biện này, các thứ biến hóa để giảng nói việc ra đời, đó là nghĩa bậc nhất, nhất thừa không hai.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ở cõi Phật này nếu các ngoại đạo có hạnh xuất gia thì Như Lai ở trong đó thị hiện hạnh phương tiện, Như Lai che chở, tự tại dẫn đường. Vì sao? Này Văn-thù-sư-lợi! Như Lai khéo léo hàng phục tất cả các oán thù. Như Lai đối với tất cả thường không oán thù.

Pages: 1 2 3