KINH BÍ SÔ NGŨ PHÁP

(KINH NĂM PHÁP CỦA TỲ KHEO)
Hán dịch: Đại sư Pháp Thiên đời Triệu Tống
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Một thuở nọ, bậc Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở tại nước Xávệ, vì quán sát chúng sanh đời vị lai mà Ngài ở đó. Bấy giờ, vô lượng chư thiên và loài người biết đức Phật Thế Tôn là bậc thầy của hàng trời, người nên họ cung kính tin tưởng, tôn trọng cúng dường khen ngợi, vì mong được lợi lạc và tiếng thơm tối thượng, nên mọi người đều phụng cúng y tốt, thức ăn ngon, giường nằm và thuốc men.

Lúc này, Đức Thế Tôn vì làm lợi lạc cho họ nên đều thọ nhận, nhưng không đắm nhiễm, như hoa sen trong nước, chỉ khiến cho loài người, chư thiên và các loài hữu tình đều được phước quả thù thắng, đạt được sự vi diệu trang nghiêm, vì mọi người và chư thiên mà rưới nước cam lồ, giúp mọi người và chư thiên được sống lâu ở đời, lại khiến cho vô lượng ức na-do-tha trăm ngàn hữu tình đều được cam lồ, cho đến được thoát khỏi các nạn khổ sanh, già, bệnh, chết trong luân hồi, cho đến khiến thoát khỏi nạn nguy hiểm lớn trong địa ngục, được an ổn, tĩnh lặng, bình đẳng, không sợ hãi, đều đạt đến Niết bàn.

Lại nữa, Ngài không rời khỏi nước Ma-già-đà, nước Phạ-la-mạnlệ, nước Ca-thi, nước Kiều-tát-la, nước Câu-lỗ-bán-tả-la, v.v… Vua Phụ Ta, vua Ma Tha, vua Thú La Tế Na, vua Thi Vĩ, vua Na Xá La Noa Phạ, các vị vua thấy Đức Phật như vậy rồi, nhờ trí lực của đức Phật nên họ đều được điều phục. Lại có thể đi ở chỗ chư thiên kinh hành, có thể đi ở chỗ Phạm vương kinh hành, đi ở chỗ Thánh nhơn kinh hành, đi ở chỗ không, đi ở chỗ kinh hành vắng lặng, đi ở chỗ đức Phật kinh hành, đi ở chỗ chư Tăng kinh hành… đi ở chỗ người hiểu biết kinh hành, đi ở chỗ kinh hành của bậc Chánh biến tri, tâm ý được khai mở, đạt được pháp Bà-la-mật tối thượng. Đức Thế Tôn, lại đối với tất cả chỗ kinh hành hiện có, những chỗ kinh hành được mong cầu Ngài đều có thể kinh hành.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo chúng Tỳ-kheo:

– Có năm pháp nên trụ đầy đủ, các Tỳ-kheo đời vị lai phải luôn thực hành. Những gì là năm pháp? Tỳ-kheo này không biết đâu là tội, không biết đâu là chẳng phải tội, không biết đâu là tội nhẹ, không biết đâu là tội nặng, là Tỳ-kheo mới thọ giới, Tỳ-kheo chưa đủ năm tuổi hạ, Tỳ-kheo này phải thực hành đầy đủ năm pháp, Tỳ-kheo này không được ở chung. Phải khuyên Tỳ-kheo này học biết và thực hành đầy đủ năm pháp, đó là việc thực hành của các Tỳ-kheo hòa hợp mà ở. Những gì là năm pháp? Tỳ-kheo này biết trường hợp nào là phạm tội của Tỳkheo, trường hợp nào là không phạm, trường hợp nào là phạm tội nhẹ, trường hợp nào là phạm tội nặng, đã đủ năm tuổi hạ, hơn năm tuổi hạ. Tỳ-kheo đầy đủ năm pháp này, được cùng ở và khuyến khích tu hành.

Này các Tỳ-kheo! Lại có năm pháp đầy đủ, Tỳ-kheo không được lìa y chỉ. Những gì là năm pháp? Tỳ-kheo này không biết Ba la đề mộc xoa, không biết giảng nói Ba-la-đề-mộc xoa, không biết kết giới; không biết việc kết giới là Tỳ-kheo mới thọ giới, là Tỳ-kheo chưa đủ năm tuổi hạ. Tỳ-kheo đủ năm pháp này thì không được lìa y chỉ.

Này các Tỳ-kheo! Lại có năm pháp đầy đủ thì Tỳ-kheo được lìa y chỉ. Những gì là năm pháp? Tỳ-kheo này biết Ba-la-đề-mộc-xoa của Tỳ-kheo, biết giảng nói Ba-la-đề-mộc-xoa, biết kết giới, biết việc kết giới, đủ năm tuổi hạ và hơn năm tuổi hạ Tỳ-kheo như vậy, gọi là Tỳkheo đầy đủ năm pháp thì được lìa y chỉ.

Này Tỳ-kheo! Lại có đầy đủ năm pháp khác Tỳ-kheo không được lìa y chỉ. Những gì là năm pháp. Đó là Tỳ-kheo này không biết Bố tát, không biết việc Bố tát, không biết kết giới, không biết việc kết giới, là Tỳ-kheo mới thọ giới, dưới năm tuổi hạ, Tỳ-kheo này đầy đủ năm pháp, không được lìa y chỉ.

Này Tỳ-kheo! Có năm pháp đầy đủ thì: Tỳ-kheo được lìa y chỉ. Những gì là năm pháp? Tỳ-kheo này biết Bố tát, biết việc Bố tát của Tỳ-kheo, biết kết giới, biết việc kết giới, là Tỳ-kheo đủ năm tuổi hạ hoặc hơn năm tuổi hạ. Tỳ-kheo đầy đủ năm pháp này thì được lìa y chỉ.

Lại nữa, Tỳ-kheo có năm chánh niệm: Thế nào là năm chánh niệm? Nghĩa là tu hành biết báo ứng nên suốt đời không vì tài sản và lợi dưỡng mà luôn nhớ nghĩ việc xuất thế. Này Tỳ-kheo! Đó là năm chánh niệm.

Lại nữa, Tỳ-kheo lại có năm chánh niệm y chỉ. Những gì là năm? Nghĩa là việc ăn, uống và lễ nghi không được vượt quá cương giới của Thầy, phải theo thầy năm năm để được hiểu biết thấu đáo. Đây là năm chánh niệm y chỉ.

– Này Tỳ-kheo! Tỳ-kheo có năm chánh niệm y chỉ, nên biết các tội. Nên biết những tội gì? Nên biết năm loại tội. Thế nào là năm? Đó là Ba-la-di, Tăng già-bà-thi-sa, Ba-dật-đề, nên biết bốn cách thuyết, biết năm loại tội. Nên biết năm loại tội như vậy.

Lại nữa, phải biết thế nào là chẳng phải tội. Làm thế nào để biết tướng chẳng phải tội, phải thường thực hành những điều không phải tội, biết, đó là điều chẳng phải tội. Lại nữa, nên biết thế nào là tội nhẹ. Làm thế nào để tội nhẹ? Nghĩa là phải biết sâu xa đối với những tội nhẹ. Phải làm như thế nào? Nghĩa là phải lo sợ từ tội nhẹ của bốn pháp Ba-la-di; phải lo sợ từ tội nhẹ mười ba pháp Tăng-già-ba-thi-sa; phải lo sợ từ tội nhẹ của ba mươi pháp Xả-đọa; phải lo sợ từ tội nhẹ của chín mươi hai pháp Ba-dật-đề; thực hành chín mươi hai pháp Ba-dật-đề thanh tịnh. Đó là bốn loại tội nhẹ. Ngoài ra, tội nhẹ của năm mươi giới pháp cũng thực hành như vậy thì được tránh khỏi tội nhẹ. Nên biết về các tội nhẹ như vậy.

Lại nữa, phải biết các tội nặng. Biết các tội nặng như thế nào? Thực hành các hạnh được tránh khỏi tội nặng. Ngoài ra, thực hành thanh tịnh tội nặng của năm mươi giới pháp theo bốn loại. Thực hành thanh tịnh tội nặng của chín mươi hai pháp Ba-dật-đề, đã thực hành thanh tịnh chín mươi hai pháp Ba-dật-đề; thực hành thanh tịnh tội nặng của ba mươi pháp Xả-đọa; thực hành thanh tịnh ba mươi pháp Xả-đọa. Thực hành thanh tịnh các tội nặng của mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, thực hành thanh tịnh mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa; thực hành thanh tịnh tội nặng của bốn pháp Ba-la-di. Thực hành như vậy được tránh khỏi tội nặng. Biết tội nặng như vậy là Tỳ-kheo năm tuổi hạ, đủ năm tuổi hạ, hơn năm tuổi hạ, như vậy thì Tỳ-kheo được tin tưởng và y chỉ.

Lại nữa, phải biết Ba-la-đề-mộc-xoa. Biết Ba-la-đề-mộc-xoa như thế nào? Đây là Ba-la-đề-mộc-xoa: Tư duy thấy rõ về đi, đứng, nằm, ngồi, quán sát các hạnh vi diệu của thân, khẩu, ý ở quá khứ, hiện tại. Nên biết Ba-la-đề-mộc-xoa như thế. Thứ đến, phải biết giảng nói Bala-đề-mộc-xoa. Thế nào là biết giảng nói Ba-la-đề-mộc-xoa? Có bảy Ba-la-đề-mộc-xoa. Những gì là bảy và phải giảng nói như thế nào? Nói bốn pháp Ba-la-di, những giới khác nên nói như các vị đã nghe. Đó là cách giảng nói Ba-la-đề-mộc-xoa thứ nhất. Thứ đến nói bốn pháp Bala-di, mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, những giới khác nên nói như các vị đã nghe. Đó là cách giảng nói Ba-la-đề-mộc-xoa thứ hai. Thứ đến nói bốn pháp Ba-la-di, mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, ba mươi pháp Xả đọa, những giới khác nên nói như các vị đã nghe. Đó là cách giảng nói Ba-la-đề-mộc-xoa thứ ba. Thứ đến nói bốn pháp Ba-la-di, mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, ba mươi pháp Xả đọa, chín mươi hai pháp Ba-dật-đề thanh tịnh. Những giới khác nên nói như các vị đã nghe. Đó là cách giảng nói Ba-la-đề-mộc-xoa thứ tư. Thứ đến nói bốn pháp Ba-la-di, mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, ba mươi pháp Xả đọa, chín mươi hai pháp Ba-dật-đề thanh tịnh, đều giảng nói bốn pháp, những giới khác, nên như nói như các vị đã nghe. Đó là cách nói Ba-la-đề-mộc-xoa thứ năm. Thứ đến nói bốn pháp Ba-la-di, mười ba pháp Tăng-già-bàthi-sa, ba mươi pháp Xả đọa, chín mươi hai pháp Ba-dật-đề thanh tịnh, nói bốn pháp năm mươi giới, những giới khác nên nói như các vị đã nghe. Đó là cách nói Ba-la-đề-mộc-xoa thứ sáu. Thứ đến mỗi giới đều nói rõ. Đó là cách giảng nói Ba-la-đề-mộc-xoa lần thứ bảy. Nên giảng nói Ba-la-đề-mộc-xoa như vậy. Biết giảng nói Ba-la-đề-mộc-xoa như vậy thì biết kết giới.

Nghĩa là ngày nay, chúng tăng kết cương giới trong mười bốn, mười lăm ngày, lại phải biết việc kết giới. Làm thế nào biết việc kết giới? Một là thọ trì, hai là nêu tên, ba là thỉnh, bốn là thỉnh năm chúng kết giới. Biết việc kết giới như vậy, là Tỳ-kheo có năm tuổi hạ, đủ năm tuổi hạ, hơn năm tuổi hạ. Biết được như vậy thì được người nhớ nghĩ đến và y chỉ.

Thứ đến, nên biết Bố tát. Biết Bố tát như thế nào? Hôm nay chúng Tăng Bố tát vào ngày mười bốn, hoặc ngày mười lăm, nên biết Bố tát như vậy.

Lại biết việc Bố tát. Biết việc Bố tát như thế nào? Một là thọ trì, hai là nêu tên, ba là thỉnh, bốn là mời năm chúng Bố tát, nên biết Bố tát như vậy.

Thứ đến, nên biết kết giới. Biết kết giới như thế nào? Có năm loại tập hợp chúng Tăng kết giới. Nên biết kết giới như vậy. Biết việc kết giới như thế nào? Xả tội cho người phạm Xả Đọa, không được kết giới, chỉ nên cho ngồi chỗ thấp lúc ăn uống, ăn uống xong nên làm những việc cần làm. Nên biết việc kết giới như vậy, là Tỳ-kheo đủ năm tuổi hạ, hơn năm tuổi hạ. Người như vậy thì phải được niệm, y chỉ.

Lại hành đạo. Hành đạo như thế nào? Nghĩa là sự hành đạo của A-xà-les, sự hành đạo của mình. Biết như thế là đạt được niệm y chỉ.

Lại nữa, nên phân biệt hành đạo. Thế nào là phân biệt? Biết việc thuyết giới của A-xà-lê, biết tự thuyết giới. Biết như vậy là đạt được niệm, y chỉ.

Lại nữa, phân biệt quá thời. Quá thời như thế nào? Nghĩa là quá thời đối với A-xà-lê, quá thời đối với mình. Biết như vậy là đạt được niệm, y chỉ. Quá thời như thế không được nhận tài lợi. Không được nhận tài lợi như thế nào? Nghĩa là ở trong Tăng-già-lam, A-xà-lê không được nhận tài lợi. Biết như vậy là đạt được niệm, y chỉ. Như vậy là không được nhận lợi dưỡng.

Lại nữa, nên thực hành mỗi nửa tháng. Thế nào là thực hành mỗi nửa tháng? Nghĩa là A-xà-lê mỗi nửa tháng đều cùng sám hối. Như vậy thì được niệm, y chỉ, nên thực hành mỗi nửa tháng như thế.

Không nên phạm tội. Không nên phạm tội như thế nào? Nghĩa là A-xà-lê bảo đến chỗ đó để xin y chỉ. Làm như vậy đạt được niệm, y chỉ.

Lại nữa, phải noi theo mà thực hành. Theo lời nói để thực hành như thế nào? Nghĩa là nương vào lời dạy của A-xà-lê, không được tự theo ý mình để thực hành. Làm như vậy, đạt được niệm, y chỉ. Nương tựa để thực hành như vậy.

Không nên phạm cương giới của thầy. Không phạm cương giới của thầy như thế nào? Nghĩa là không phạm cương giới nơi xóm làng của thầy ở. Làm như vậy, đạt niệm, y chỉ. Không nên phạm cương giới, của thầy như vậy.

Phải cùng thầy sám hối. Phải cùng thầy sám hối như thế nào? Nghĩa là mỗi nửa tháng phải cùng thầy sám hối. Thực hành như vậy, được niệm, y chỉ, nên cùng thầy sám hối như vậy, đủ năm tuổi hạ, thấu hiểu rõ ràng, được niệm, y chỉ.

Tỳ-kheo phải đầy đủ năm pháp ấy. Năm pháp này, Tỳ-kheo phải nương theo mà thực hành, thực hành năm pháp ấy thì không phạm tội, giới pháp của vị đó càng ngày càng tăng trưởng.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn giảng nói năm pháp này xong, các chúng Tỳ-kheo, mọi người và chư thiên đều chiêm ngưỡng, đi nhiễu quanh Đức Phật rồi đảnh lễ và lui ra.