KINH BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH ĐÀ LA NI

Hán dịch: Bắc Thiên Trúc Bà La Môn Đại Thủ Lãnh LÝ VÔ SIỂM
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

LỜI TỰA

Hán Văn: Chùa Phước Thọ sa Môn BA LÔN (Sadāprarudīta) soạn
Việt dịch: HUYỀN THANH

Kinh này bao quát hai Đế không có bỏ sót, tìm tòi Nhân Quả tận hết điều này, có thể nói là dẫn đầu vạn hạnh, Thần Túc của Bồ Đề, cái cánh linh thiêng vượt qua sinh tử, cái cánh của Thánh bay lên Niết Bàn, tin biết sự ẩn kín của Pháp, chỉ dạy sự huyền diệu sâu xa, chẳng phải là điều mà Thế Trí hay bàn luận, chẳng phải là nơi mà biện luận thông thường đo lường được

Có Đại Bồ Tát hiệu là Quán Tự Tại (Avalokiteśvara) Đại Bi vòng khắp mười phương, thương xót quần mê trong Pháp Giới (Dharma-dhātu) cho nên nói Kinh này mở bày lối đi chính đúng. Vị ấy từ lâu đã thành Chính Giác, là Bản sư của Đức Năng Nhân, cho nên hay ở mười phương Pháp Giới không có chỗ nào chẳng hiện thân, ứng khắp quần cơ, tùy duyên hóa độ lợi ích. Nếu nghe tên vị ấy liền diệt được tội, như mặt trời làm tan chảy băng đá. Lễ niệm mong ơn, từ vành trăng mở bày nhụy sen cao rộng cùng tột, Đức của Thánh huyền diệu cao ngất, Sự vượt qua đầu mối của ngôn thuyết, dứt bặt biểu thị của nghĩ lường.

Ta tuy ngu ám, từ trẻ đã hâm mộ Pháp Môn nên đi khắp hai Kinh tìm kiếm thăm hỏi bạn lành. Mỗi niệm tổng trì như đói như khát

Đại Châu, Thánh Lịch thứ ba, năm Mậu Tý (?Canh Tý), tháng ba Canh Tuất, ngày 7 Cảnh Thìn (?Canh Thìn) thì hân hạnh gặp Kinh này, như chết đi sống lại.

Bản Kinh này do vị Tăng Huệ Nguyệt ở chùa Bảo Đức tại Tây Kinh cùng với Đại Đức Huệ Lâm ở chùa Chính Cần tại Thường Châu than thở với số người của nhóm Trí Tạng cùng nhau thỉnh Lý Vô Siểm là vị đại thủ lãnh của Bà La Môn ở nước Lam Ba tại Bắc Thiên Trúc cùng nhau phiên dịch bản Phạn Bất Không Quyến Sách Kinh, 16 Phẩm hợp thành một quyển, rồi cùng đến gặp Đại Đức Tăng Ca Di Đa-La ở nước Ca Thấp Di La tại Bắc Thiên Trúc cùng nhau xem xét bản Phạn

Cửu Thị năm đầu tiên, tháng 8 Canh Ngọ, ngày 15 Canh Thân xem xét hội phần thô thiển xong rồi mô phỏng đem dâng lên 16 Phẩm này chưa lưu hành ở đất này. Từng nghe đời Tùy đã phiên dịch Bản riêng gồm 13 cuộn giấy nhưng chưa được nhìn thấy. Ước nguyện Hoàng Cơ (cơ nghiệp của Đế Vương) bền chắc vĩnh viễn. Đức che trùm mười phương, cành vàng, lá ngọc Quỳnh xum xuê thường tươi tốt, sức của ba Nguyện lớn, kiếp kiếp không cùng, bốn Tâm Hoằng Thệ đời đời không tận, biển khổ cạn khô, Tam Bảo tồn tại vĩnh viễn, chỉ sợ Thời Đại biến đổi lâu xa, người nghe sinh nghi ngờ, cho nên vụng về bày tỏ, nói lời Tựa như vậy.

KINH BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH ĐÀ LA NI

Hán dịch: Bắc Thiên Trúc Bà La Môn Đại Thủ Lãnh LÝ VÔ SIỂM
Việt dịch: HUYỀN THANH

KHEN NGỢI PHẨM THỨ NHẤT

(Hợp tổng cộng có 16 Phẩm, trừ Căn Bản Đà La Ni ra, tổng cộng có 21 Đà La Ni)

_Nhất Thiết Minh Chủ Bất Không Quyến Sách Tự Tại Vương Đà La Ni thứ nhất:

Đà La Ni Chú là:

“Na mô la đát-na đát-la dạ gia (1) na ma A di đá bà gia (2) đá tha già đá gia (3) na ma a lê-gia (4) bạt lô chỉ đế (5) nhiếp-bà la gia (6) bồ đề tát đỏa gia (7) ma ha tát đỏa gia (8) ma ha ca lô ni ca gia (9) đát điệt tha (10) Án (11) a mô già (12) bát-la để ha đá (13) hổ-hồng (14) hổ hồng (15) phán tra (16) toa ha (17)

*)NAMO RATNA-TRAYĀYA -NAMAḤ ĀRYA AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀ-SATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA-TADYATHĀ: OṂ AMOGHA APRATIHATA HŪṂ HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ

Đây gọi là Bí Mật Nhất Thiết Minh Chủ Bất Không Tự Tại Vương Đà La Ni.

Thọ trì Chú này tức thành tụng tất cả Minh Chú với đều hay làm tất cả sự nghiệp”

_Bấy giờ, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (Avalokiteśvarāya- bodhisatvāya mahā-satvāya) lại nói Bất Không Quyến Sách Tâm Chú tên là Pháp Bất Không Thành Tựu (Amogha-siddhi) đều hay tịnh trừ nghiệp chướng trong vô lượng vô biên Thế Giới, gom chứa vô lượng tư lương Phước Đức (Puṇya-guṇa), tăng trưởng căn lành (Kuśala-mūle), thảy đều hay sinh vô biên Trí Tuệ (Prajñā), được vào cảnh giới Thần Thông siêu việt; đầy đủ phương tiện khéo léo, sáu Ba La Mật (Ṣaḍ-pāramitā). Tăng trưởng sức mạnh của tất cả Bồ Tát, không có chỗ lo sợ, Phật Pháp bất không với bốn Thánh Đế, Thần Túc, Căn, Lực, Giác Đạo được Định, nhân duyên giải thoát Tam Muội, Tam Ma Bát Đề (Samāpatti) hay khiến cho người nhìn thấy tu tập thành tựu sức Uy Đức, Trí Tuệ của các Địa (Bhūmi): Thanh Văn (Śrāvaka), Duyên Giác (Pratyeka-buddha), Phật (Buddha). Thành tựu thông minh, Phước Đức, cát tường, cần dũng, tinh tiến, thế lực, đầy đủ biện tài, bay trên hư không, ẩn hình tự tại, địa vị của Trì Chú Tiên. Đầy đủ sự ưa thích của Thế Gian, nhiều tiền của, phú quý. Thành tựu Pháp Hiền Bình, viên ngọc Như Ý. Giáng phục Khẩn Yết La (Kiṅkara: tôi tớ), Chế Trích Ca (Ceṭaka: Sứ Giả), lấy được kho tàng che dấu, vào hang động, thuốc An Thiện Na đều hay trừ khỏi tất cả các bệnh do Quỷ Mỵ đeo bám. Pháp Chú kết Đàn, giáng phục các Rồng với hàng nam tử, người nử, đồng nam, đồng nữ. Cầu mưa, dừng mưa, tiêu diệt giáng phục tai họa bệnh dịch. Thành tựu vô biên môn Đà La Ni Tam Muội, được Pháp tối thắng rộng lớn

Pháp Đại Bất Không Quyến Sách Minh Chú Vương này thường được tất cả hàng Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dạ Xoa (Yakṣa), Càn Thát Bà (Gandharva), A Tu La (Asura), Ca Lâu La (Garuḍa), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hầu La Già (Mahoraga), Bộ Đa (Bhūta), Tỳ Lễ Đa (Preta), Tỳ Xá Xà (Piśāca), Cưu Bàn Trà (Kumbhaṇḍa), La Sát Sa (Rākṣasa), bảy Diệu (Grahā), các (Nakṣatra), Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka), Bất Cận Na (Vighna) cúng dường, lễ bái, khen ngợi đều xưng cát tường. Được Thích (Indra), Phạm (Brahma), bốn vua Hộ Thế, các chúng Thành Tựu Chú Tiên, chư Tiên (Ṛṣī) cung kính, tùy vui, tin nhận, gia trì. Đắc được tu hành, khen ngợi, xưng nói, cung kính, tôn trọng, cúng dường tất cả vật cúng, rồi làm cúng dường, thừa sự mà trụ”.

Đã nói xong Phầm khen ngợi thứ nhất

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG THỌ TRÌ THÀNH TỰU PHẨM THỨ HAI

Bấy giờ, lại nói Pháp thọ trì. Người muốn trì Chú, nên tắm gội sạch sẽ, mặc áo sạch mới, thọ nhận Giới của Bồ Tát Luật Nghi, trụ ở Tâm Từ (Maitra-citta), dùng ý Đại Bi (Mahā-kāruṇa), ưa thích lời chân thật, trừ bỏ sự dơ bẩn của Tham (Rāga), lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh, Tâm chân thành, Tâm ngay thẳng chẳng có cong queo lừa dối, nguyện ưa thích Phước Đức, trừ tham (Rāga) sân (Dveṣa) si (Moha). Nên biết báo ân, thường nên tắm gội, tụng Chú, niệm Phật Pháp Tăng đừng để cho quên mất. Đặt bày rộng lớn cúng dường Quán Tự Tại Bồ Tát, rải hoa, hương bột, hương đốt, hương xoa bôi, vòng hoa, phướng, phạn, lọng để làm trang nghiêm. Nên ở trước vị ấy (Quán Tự Tại) một lòng, ý bền chắc, Tâm tin tưởng ưa thích, tụng Chú của Thánh Giả bất Không Quyến Sách Tâm Vương 108 biến, nhập vào Bất Không Đà La Ni Định, tác Liên Hoa Ấn yên lặng mà trụ, đừng nói chuyện, liền được thành tựu.

Đức Thế Tôn Quán Tự Tại Bồ Tát liền ở trong giấc mộng, hiện thân Tỳ Khưu, thân Bà La Môn, hoặc hiện thân Đồng Nam, hoặc hiện thân vua, hoặc hiện thân Đại Thần… làm Thân như vậy đi đến hiện bày, khen rằng: “Lành thay! Lành thay Ma Ha Tát Đỏa! Nay ngươi đã hay nhiếp hộ Giáo Pháp, đã thành ước nguyện, lại còn mong cầu điều gì nữa?’

Nếu Chú Sư nguyện điều đã mong cầu thì ứng với sự đang cầu như Chú đã muốn đều được thành tựu, tùy theo việc đã làm mau được thành tựu, tất cả nghiệp chướng được tiêu diệt hết, vĩnh viễn chẳng bị rơi vào tất cả nơi chốn của Địa Ngục, súc sinh, nẻo ác. Người này liền được con mắt Trí (Trí nhãn), niệm trong sạch được tăng trưởng, thường được chư Thiên đến làm Đồng Bạn, trừ khử chướng ngại, khiến việc đã làm được thành tựu, cũng khiến cho người ấy dũng mãnh tinh tiến, Chú được thành tựu. Tất cả Nguyện thiện lành đều được thành tựu. Chẳng bị sự giáng phục của Thiên Ma, Ngoại Đạo, Oan Gia. Luôn là nơi mà bậc Thánh đã khen ngợi. Là nơi mà hàng La xà (Rāja: vua chúa), Đại Thẩn, Bà La Môn, Cư Sĩ, tất cả mọi người yêu kính, lễ bái, cúng dường. Nơi mà tất cả mọi người xưng tán, luôn là nơi mà tất cả người khủng bố làm chỗ quy y, nơi mà tất cả người thiện lành tin tưởng nương dựa

Nếu người thường tụng thì nghiệp ác gom chứa trong thân miệng ý thường được tiêu diệt. Nếu tụng một biến liền được quần áo, thức ăn, giường nằm, thuốc men với vật dụng khác… đều được thù thắng, cuối cùng chẳng bị thiếu thốn. Được thọ mệnh dài lâu, ít bệnh, ít phiền não.

Xong Phẩm Thọ Trì thành tựu thứ hai

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG KIẾN THÀNH TỰU PHẨM THỨ BA

Nếu muốn gần gũi thấy Đức Quán Tự Tại thì người ấy nên đi đến nơi A Lan Nhã (Araṇya), hoặc nơi có tháp ở chùa A Lan Nhã. Hoặc ở vương hoa, vườn thú. Hoặc ở b6n sông, hoặc ở rừng núi… Đi đến nơi ấy xong, thọ trì Trai Giới, Luật Nghi của Bồ Tát, ba Mạn Trà La, ba Luân thanh tịnh, nhập vào Tam Muội Định Đà La Ni, mặc áo sạch mới, y trụ bốn Phạm Xứ, đối với Tôn Giả xin vui vẻ bố thí

Xin vui vẻ xong. Trước tiên nên cúng dường Quán Tự Tại Bồ Tát. Cúng dường xong, lại ở nơi không nhàn (Araṇya) vắng lặng, trong phòng thanh tịnh, dùng cỏ Câu Thư (Kuśala: cỏ Cát Tường) tạo làm Tọa Cụ (vật dùng để ngồi). Ngồi xong, tụng bất Không Quyến Sách Tâm Vương Chú, Tâm chẳng dao động, chân thật ngưng dứt niệm khác, từ ngày đến đêm, cho đến khi trong hư không phát ra tiếng đáng sợ. Người trì Chú chẳng nên hoảng sợ, chẳng nên lìa chỗ ngồi, đợi nghe tiếng âm nhạc ở trong hư không. Nghe tiếng ấy xong, chẳng nên kinh ngạc quái lạ, cũng đừng quán nhìn, chỉ nên tụng Chú, cho đến lúc Trời tuôn mưa hoa màu nhiệm: Mạn Đà La (Mandāra), Ma Ha Mạn Đà La (Mahā-mandāra), hoa sen màu hồng, hoa sen màu xanh, hoa sen màu trắng, hoa Phân Trà Lợi (Puṇḍarika), cũng chẳng nên đứng dậy, cho đến khi Quán Tự Tại Bồ Tát tự tìm đến, khen rằng: “Lành thay! Lành thay Tiên Nhân trì Chú! Ngươi đã cúng dường, thừa sự Ta. Nay ngươi đã thành tựu Chú này, lại còn mong cầu điều gì?”. Bấy giờ, nên đứng dậy, ở trước mặt Quán Tự Tại Bồ Tát, dùng hương hoa, thức ăn uống thượng vị, gạo tẻ sống… để làm cúng dường, nhiễu quanh theo bên phải, lễ bàn chân xong thì thỉnh nói hư nguyện đã mong cầu, mà nên cầu thì tất cả đều ban cho đều này để thành tựu.

Đã xong Phẩm Kiến Thành Tựu

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG PHÁP THÀNH TỰU TƯỢNG PHẨM THỨ TƯ

Bấy giờ, lại nói Pháp làm Tượng. Cho Họa Sư kia thọ nhận tám Giới khiến trì trai trong sạch. Nên ở trên vải lụa trắng chẳng cắt xén, vẽ hình tượng Quán Tự Tại Bồ Tát. Trong các màu sắc chẳng được để keo nấu bằng da thú. Làm màu búi tóc như Liên Hoa Tạng. Trên mặt có ba con mắt, lụa mỏng màu trắng quấn thân, khoác da hươu đen, dựng dây lưng cột buộc eo. Thân có bốn tay, bên trái: tay bên trên cầm giữ hoa sen, tay bên dưới cầm giữ Táo quán (bình chứa nước rưới vảy). Bên phải: tay bên trên cầm tràng hạt, tay bên dưới rũ hướng xuống dưới làm Thí vô Úy. Mặc áo màu nhiệm của cõi Trời, tất cả vật nghiêm sức dùng trang nghiêm. Thân đứng trên hoa sen, trăm ngàn ánh sáng trang nghiêm mão đội đầu kèm rải hoa tạp khiến có Uy Đức. Chuỗi Anh Lạc hình nửa vành trăng, vòng đeo tai, xuyến đeo cánh tay cùng với xuyến đeo bàn tay, Anh Lạc trang nghiêm thân ấy, làm khuôn mặt vui vẻ, để Đức A Di Đà (Amitābha: Vô Lượng Quang) trên đỉnh đầu của Tượng

Làm Tượng nà xong, vào ngày 8, ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt, chọn ngày có sao Tú tốt, không có mây, không có mặt trời. Hoặc vào mùa xuân, hoặc đang mùa Thu.

Trước tiên, ở đất đã chuẩn bị bên ngoài thành, loại bỏ gạch, đá, gai góc, xưng, vật ác… Đṭ ấy bàng phẳng ngay ngắn, chẳng cao chẳng thấp. Đất ấy có màu trắng hoặc có cỏ xanh, mọi loại cây hoa, cây có quả trái, rừng rậm xum xuê với nơi có sông, suối, ao tắm vòng khắp… rồi làm cái Đàn vuông vức, dùng phấn năm màu chia bày, vẽ cho thật đẹp

Nói năm màu: một là màu xanh, hai là màu vàng, ba là màu đỏ, bốn là màu trắng, năm là màu cỏ nhạt. Ấy là: tro đá, đất đỏ, thư hoàng, vật khí ở phương Tây (Ấn Độ) cùng (kim tinh) với đất màu vàng ròng (kim thổ). Dùng phấn năm màu của nhóm như vậy nghiêm sức Đàn ấy. Đàn làm bốn cửa, cửa này tức là bốn cửa Cát Tường

Lại làm Thương Ca (Śaṅkha: vỏ ốc màu trắng) với Nan Đề ca Thất-Lý Phạt Tha [Nandika-śrivatsa: chữ Vạn ở Tây Quốc (Ấn Độ)] với nhóm Mãn Bình (dùng màu sắc vẽ lên mặt đất, làm hình cái bình)

Ở chính giữa Đàn làm cái ao hoa sen, trong ao làm đủ mọi loại hoa sen, với các chim tạp, ngỗng, nhạn tràn đầy trong đấy. Ở trong cái ao ấy, an trí Tôn Tượng (ao ấy cũng dùng phấn màu chia bày trên mặt đất). Dùng mọi loại hoa, vòng hoa, hương bột, hương đốt, hương xoa bôi với dựng lập phan, phướng, lọng bên trong Đàn

Ở bốn mặt của Đàn đều để một cái bình hoặc vàng, hoặc bạc, hoặc đồng, hoặc sành sứ. Ở trong bình ấy chứa đầy nước sạch. Lại dùng mọi loại các cây hoa cắm vào miệng bình, dùng tơ lụa dày cột thắt (dùng tơ lụa dày cột thắt cây trong bình) kèm với tất cả nhóm thuốc, ngọc báu, vàng… chứa đầy bên trong cái bình ấy. Dùng màu sắc vẽ trên phần cao nhất của cái bình khiến cho thật đẹp

Lại ở bên trong Đàn, rải mọi loại hoa với hoa lúa đậu. cắm mọi cây hoa tràn đầy trong Đàn. Giăng cái trướng màu trắng ở bốn mặt Đàn đều sai một người thủ hộ Đàn ấy.

Người trì Chú dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo sạch mới. Mỗi ngày ba thời thọ nhận ba Luật Nghi. Ở trước mặt Quán Tự Tại Bồ Tát dâng thức ăn màu trắng cúng dường. Ấy là nhóm sữa, váng sữa đặc (lạc) với Tô Mật

Đốt Trầm Thủy Hương, Đàn Hương, Tô Hợp Hương, Long Não Hương. Thiêu đốt cúng dường xong thì người trì Chú ngồi Kiết Già, tác Liên Hoa Ấn để ngang trái tim rồi chắp tay lại. lễ bái tất cả chư Phật, Bồ Tát xong, liền nên tụng Chú.

_Chú thứ hai là:

“Án (1) a mô già, bát-la để ha đá (2) la-xoa, la xoa, ma ma (3. tự xưng tên: tôi tên là…) hổ-hồng (4) phán tra (5)”

*)OṂ_ AMOGHA APRATIHATA RAKṢA RAKṢA MAMA (tự xưng tên, con là…) HŪṂ PHAṬ

Chú này dùng kết búi tóc trên đỉnh đầu

_Chú thứ ba là:

“Án (1) a mô già, bàn đà (2) hổ-hồng (3) hổ-hồng (4) phán tra (5)”

*) OṂ_ AMOGHA HŪṂ HŪṂ PHAṬ

Chú này kết Đàn

_Chú thứ tư là:

“Án (1) a mô già, bát-la để ha đá (2) am, hổ-hồng (3) phán tra (4)”

*)OṂ_ AMOGHA APRATIHATA AṂ HŪṂ HŪṂ PHAṬ

Chú này kết Giới

_Chú thứ năm là:

“Án (1) a mô già (2) đế-lễ lộ kế-dã (3) tỳ xã gia, ca la ma (4) hổ-hồng (5) phán tra (6)”

*)OṂ_ AMOGHA TRAILOKYA-VIJAYA KARMA HŪṂ PHAṬ

Nên dùng Chú này kết Tứ Phương Giới _Chú thứ sáu là:

“Án (1) a mô già, la xoa (2) toa ha (3)”

*)OṂ_ AMOGHA RAKṢA SVĀHĀ

Chú vào thân của mình

_Chú thứ bảy là:

“Án (1) a mô già, hổ-hồng (2)”

*)OṂ_ AMOGHA HŪṂ

Chú này hộ giúp Đồng Bạn

_Chú thứ tám là:

“Án (1) a mô già, đà ma đà ma (2) hổ-hồng (3) phán tra (4)”

*)OṂ_ AMOGHA DHAMA DHAMA HŪṂ PHAṬ

Nên dùng Chú này chú vào hương thiêu đốt

_Chú thứ chín là:

“Án (1) a mô già, cật-lý ha noa, cật-lý ha noa (2) hổ-hồng (3) phán tra (4)”

*)OṂ_ AMOGHA GṚHṆA GṚHṆA HŪṂ PHAṬ

Nên dùng Chú này chú vào hoa, thức ăn uống… sau đó cúng dường

_Chú thứ mười là:

“Án (1) a mô già, tỳ xã gia (2) hổ-hồng (3) phán tra (4)”

*)OṂ_ AMOGHA VIJAYA HŪṂ PHAṬ

Làm tất cả việc thì nên tụng Chú này

Lúc đó, người trì Chú tụng Chú cho đến khi tượng Quán Tự Tại lay động làm hạn định. Người trì Chú đừng sợ hãi, chỉ nên tụng Chú cho đến khi tỏa khói, cũng nên tụng Chú cho đến khi bốc lửa.

Nếu lay động thì được giàu có, tỏa khói thì được quan vị. Nếu bốc lửa liền được bay trong hư không. Đây là hai loại Pháp thành tựu

Nếu khi lửa bốc cháy thời cũng đừng đứng lên. Quán Tự Tại Bồ Tát liền tự hiện thân an ủi người trì Chú, ban cho chỗ mong cẩu. Người ấy chứng được Bồ Tát Tam Muội, được Bất Thoái Chuyển Vô Thượng Bồ Đề, thân đời này được Túc Mệnh Trí, lại được vô lượng trăm ngàn Công Đức. Đã xong Phẩm thứ tư: Pháp thành tựu tượng

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG THÀNH TỰU KHẨN YẾT LA PHẨM THỨ NĂM

Bấy giờ, lại nói Pháp thành tựu Khẩn Yết La

Nếu người muốn thọ trì Khẩn Yết La (Kiṅkara: tôi tớ), Thánh Giả Bất Không Quyến Sách Khẩn Yết La, tất cả việc làm thảy đều hoàn thành. Làm hình Dạ Xoa Đồng Tử với mặt giận dữ, trợn mắt, tóc màu vàng đỏ dựng đứng lên trên giống như đám lửa, mũi trơ xương, răng nanh ló lên trên, lẻ lưỡi liếm môi. Thân có hai cánh tay, mặc áo màu xanh, cầm sợi dây, dùng tất cả vật dụng để trang nghiêm.

Trên vảỉ Sô Ma (kṣuma) vẽ hình tượng ấy. Vào ngày 8 hoặc ngày 14 của kỳ Bạch Nguyệt, trì tám Giới Trai. Ở trong đêm ấy, đi đến ngã tư đường, hoặc trong nhà trống, an trí bức tranh ấy. Dùng hoa, vòng hoa, hương bột, hương đốt, hương xoa bôi… cúng dường. Nên tự hộ thân, trừ bỏ máu thịt ra ngoài thức ăn uống với vật dụng rồi dùng cúng dường. Cúng dường xong, ở trước bức tranh ấy nên tụng Bất Không Quyến Sách Chú Vương 108 biến, thời Khẩn Yết La liền đi đến hiện ra trước mặt, tùy theo nơi đã phân chia, đều y theo sự sai khiến mà làm

Nếu muốn sai đến chỗ kia hỏi việc, liền đi đến chốn ấy, như việc đã thấy, đã nghe đều báo lại như thật

Nếu chẳng sai khiến thì Khẩn Yết La ấy ngày ngày đem cho người trì Chú một trăm đồng tiền vàng. Được xong, vì Phật Pháp Tăng dùng đưa lại chẳng nên keo kiệt. Đừng nói cho người khác, chẳng được ganh tỵ nghi ngờ, đừng làm chuyện bất tịnh, luôn thường cúng dường, tùy theo nơi mà bày biện thức ăn cúng dường.

Thường mỗi khi tự ăn, trước tiên nên trích ra một phần thức ăn đem cho. Vị của thức uống cũng trước tiên trích ra đem cho, đều chẳng được quên, Kỵ tham, sân, si đều nên buông lìa. Thường nên nói thật, nói Pháp chẳng làm điều mà bậc Thánh quở trách. Đối với tất cả chúng sinh thường sinh Tâm hiền từ, Tâm lợi ích. Chỉ nên một lòng kính sự Đức Quán Tự Tại Bồ Tát, đừng nghĩ đến việc khác. Thường đem mọi loại hoa, hương bột, hương đốt, vòng hoa, hương xoa bôi, quần áo, phướng, lọng với phan… cúng dường. Cũng nên thường phải biết ơn, báo ơn

Ngày ngày như vậy, năm trăm quyến thuộc luôn đem tất cả thức ăn uống, vật dụng, vòng hoa, hương xoa bôi… hết cuộc đời ấy, cuối cùng chẳng thiếu thốn. Nơi cách chỗ tu, tức được đi đến. Vật đã tu, liền hay đem đến chỗ này làm thành tựu. Đã xong Khẩn Yết La Phẩm Pháp thứ năm

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG THÀNH TỰU CHẾ TRÍCH CA PHẨM THỨ SÁU

Bấy giờ, lại nói Pháp Chế Trích Ca (Ceṭaka: sứ giả, nô bộc)

Nếu muốn thọ trì Chế Trích Ca (Ceṭaka). Người ấy nên làm tượng Bất Không Quyến Sách Chế Trích Ca, làm hình Đồng Tử (Kumāra) với tướng mạo vui vẻ, trên đầu có năm búi tóc, dùng tất cả vật dụng trang nghiêm, được sinh ra từ Đức Quán Tự Tại (Avalokiteśvara). Hoặc dùng cây gỗ làm, cũng dùng Bạch Đàn hoặc cây Tử Đàn, Hương Đàn, Thiên Mộc… cũng dùng vàng, bạc hoặc vẽ trên lụa. Dùng nhóm này tạo thành tượng khoác mặc áo đỏ, dùng mỡ chim Yến vẽ thân tướng ấy khiến người thích ý, mặt cười vui vẻ, mặt màu trắng vàng, thân có hai cánh tay, một tay cầm quả A Ma La (Amra), một tay cầm hoa.

Làm tượng này xong, trì Trai (Upoṣadha) trụ Tâm hiền từ (Maitra-citta: từ tâm). Nên đem an trí bên trong cái thất của mình. Dùng mọi loại hoa, hương, hương bột, hương thiêu đốt, hương xoa bôi, vòng hoa, thức ăn uống, đèn… cúng dường. Lại đī trước Tượng ấy, nên tụng Bất Không Quyến Sách Vương Chú 1008 biến, liền được thành tựu. Chế Trích Ca nghiệm xong, cũng sẽ hiện thân, liền được tự tại. Tùy theo nơi chốn đã phân chia, y theo sự sai khiến liền làm. Điều đã nghe, đã thấy đều đi đến báo lại. Tùy theo sự sai khiến, thọ nhận sự dạy bảo đi đến, đều làm hay thành tất cả sự nghiệp, điều cần làm thảy đều hay làm xong tất cả lợi ích, cũng hay bàn cho tiền tiền.

Ý thích đến nơi nào liền hay đưa đến với hay đem lại

Nhà cửa đã trụ, cũng lau quét, lại làm đất bùn, hết thảy mọi việc đều báo cho biết, thường nói việc tốt khiến nho vui vẻ. Hết thảy việc ác, điều chẳng vừa ý thì hay khiến cho tiêu diệt tất cả tội chướng, việc chẳng lành, tai vạ, bệnh dịch… cũng hay tiêu trừ tất cả bệnh ách. Nếu muốn giáng phục tất cả chất độc ắt hay tiêu độc khiến cho chất độc chẳng thể gây hại. Hết thảy tất cả Nguyện đều khiến cho đầy đủ. Thường làm cho người trì Chú gom chứa tất cả Phước Đức tư lương, tất cả tội chướng đều được tiêu diệt… như người con trung hiếu nhận sự dạy bảo của cha ngang bằng không có khác, đều ban cho mọi sự ước muốn

Nếu người trì Chú thường muốn khoái lạc, lợi ích thì đừng sinh Tâm ganh ghét đố kỵ, cũng đừng khinh mạn, thân hành trong sạch, thường nên tắm gội, thường nên niệm tụng, thường nên cúng dường, thường nên nói chân thật, Tâm hiền từ thuông sót tất cả chúng sinh, đối với Phật Pháp Tăng một lòng cung kính, thường nên cúng dường Quán Tự Tại Bồ Tát, nên dùng mọi loại vật của hoa, hương bột, hương thiêu đốt, vòng hoa… lại thường cúng dường Chế Trích Ca ấy.

Thường khi tự ăn, dùng các thức ăn uốn, trước tiên trích ra phần thức ăn cho Chế Trích Ca. Lại đem nhóm hoa, hương, hương thiếu đốt, vòng hoa cho Chế Trích ca, thường nên nghĩ nhớ, chẳng được quên mất một ngày nào.

Nếu chẳng như thế, giả sử được Pháp thành thì cũng chẳng nhận chịu sự sai khiến, liền tự ẩn mất chẳng thể hiện ra, cũng chẳng làm tất cả việc mà chại đi. Cho nên người trì Chú thường đừng phóng dật, thường nên siêng năng cầu thật, đừng lười biếng, siêng năng cầu thọ nhận Pháp với đại thông minh, đừng khiến cho quên mất Tâm Bồ Đề. Cần phải tùy thuận Bố Trí, trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Tuệ… xa lìa sự tham lam dơ bẩn, thường sợ đời sau, luôn sinh Tâm Tàm Quý, thường tại Định, tất cả nhóm Chú Pháp đều thọ trì. Như vậy thành tựu, cuối cùng không có khác.

Đã xong Chế Trích Ca Phẩm thứ sáu

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG PHÁP THÀNH TỰU HIỀN BÌNH PHẨM THỨ BẢY

Bấy giờ, lại nói Pháp Hiền Bình (Pūrṇa-ghaṭa: Mãn Bình)

Nếu muốn thọ trì, trước tiên người trì Chú ấy tìm người hiền thiện để làm Đồng Bạn, đấu tiên như Pháp trụ con đường mười Thiện (thập thiện Đạo), sau đó ở trong tất cả cung điện, nhà trống, rừng, địa phương nhàn tịnh không có người, hoặc ở nơi mà người xưa đã đắc Đạo…thì nên ở chỗ ấy làm Đàn khiến cho rất bằng phẳng ngay ngắn. Tắm gội thân sạch sẽ, mặc áo sạch mới, cát tường trì Trai…uống sữa, Đại Mạch. Nên hộ giúp Đồng Bạn, sau đó xoa tô Đàn. Nên đem bột của nhóm Hương Diệp, Hùng Hoàng, đất đỏ, Tử Đàn dùng an bố giới hạn theo khuôn phép (Quy Giới)

Đàn ấy vuông vức ngay ngắn, mở làm bốn cửa. Ở bốn phương làm hình của bốn vị Thiên Vương với thân mặc áo giáp, tất cả vật nghiêm sức để làm trang nghiêm, cầm: đao, cung, tên.

Lại ở bốn mặt làm các khí trượng: Nên ở phương Đông làm chày Kim Cương, phương Nam làm cái loa, nên ở phương Tây làm cái chày có đầu tròn, phương Bắc làm Thích Chỉ Để Phan (cái phan được cột trên cái cán), lại ở phương Bắc làm nhóm vật:

loa, bánh xe, cái chậu, hoa sen…

Bốn góc của Đàn ấy, treo phan màu đỏ, rải hoa đủ màu

Trung tâm của Đàn chính, để cái Hiền Bình ấy, dùng mọi loại màu sắc để vẽ, trên cái bình lại dùng hoa, dây tơ cột buộc cổ bình, bên trong chứa đầy hoa sen với nước. Cũng đem hương, thuốc thượng diệu, các quả trái nổi tiếng với hạt ngũ cốc, vàng, bạc, ngọc báu để trong cái bình.

Vòng khắp bốn mặt của Hiền Bình, xếp bày cháo sữa, Lạc (vánh sữa đặc), bánh mật, bánh bơ… Chọn lựa năm người can đảm mạnh mẽ chẳng sợ bậc có Uy Đức, có thể giao phó cho người có niềm tin để kết làm Bạn, cầm đao đứng ngay ngắn thủ hộ bốn phương. Khiến một người ở bên cạnh người trì Chú, cầm các khí trượng để gánh vác sai khiến mà làm cúng dường, cung cấp. Khiến tắm gội sạch sẽ, mặc áo sạch mới, tùy theo hết thảy nơi phân chia của người trì Chú thì y theo sự dạy bảo liền làm, cuối cùng chẳng làm điều trái ngược, nên làm ủng hộ người trì Chú đó.

Nên y theo Pháp dựng lập Đàn xong. Ở bốn phương xếp bày thức ăn uống dùng để cúng dường, chỉ trừ rượu thịt. Ở bên trong Đàn này, ngay phía trước Hiền Bình trải cỏ Câu Xa (Kuśala: cỏ Cát Tường) dùng làm vật ngồi (tọa cụ). Ngồi tên cỏ xong, cầm rải gạo tẻ, đốt hương cúng dường. Dùng Chú này kết tất cả Phương Giới _Chú thứ mười một là:

Án (1) a mô già ba xa (2) a bát-la để ha đá (3) đế lễ lộ kế-dã, tỳ xã gia (4) la xoa, la xoa, ma ma (5, tự xưng tên…) hổ-hồng, hổ-hồng (6) phán tra (7)”

*)OṂ_ AMOGHA-PĀŚA APRATIHATA TRAILOKYA-VIJAYA RAKṢA RAKṢA MAMA (tự xưng tên…) HŪṂ HŪṂ PHAṬ

Cũng dùng Chú này để hộ thân của mình với Đồng Bạn.

Liền tác Đại Ấn, nên tụng Chú Thánh Giả Bất Không Quyến Sạch Tâm Vương 108 biến. Khi tụng Chú này thời một ngày một đêm, hoặc ba ngày ba đêm, nhịn ăn mà tụng thì hết thảy Tỳ Na Dạ Ca gây chướng ngại thảy đều sợ hãi chẳng dám gây chướng ngại. Người trì Chú ấy cần phải định Tâm, chẳng nên kinh sợ, yên lặng tụng Chú cho đến khi ở phương Nam nghe tiếng của Dạ Xoa rất đáng sợ. Khi nghe tiếng này thời lấy hạt cải trắng liền Chú vào bảy biến, hướng về phương ấy rải tán chống lại âm tiếng đó, liền được tiêu trừ ngưng dứt, cuối cùng chẳng dám gây chướng ngại nữa. Phương Nam được như thế, các phương Đông, Tây, Bắc cũng chống lại như vậy thì tất cả chướng ngại thảy đều tiêu diệt.

_Chú thứ mười hai là:

Án (1) a mô già (2) a bát-la thị đá (3) ha na ha (4) hổ-hồng (5) phán tra (6)”

*)OṂ_ AMOGHA-APARĀJITA HANA HANA HŪṂ PHAṬ

Dùng Chú này chú vào thì Hiền Bình liền lay động

Nếu muốn hiện bày tướng thành tựu thời người trì Chú ấy: Tâm chẳng dao động, cũng chẳng nên đứng dậy, đừng nghĩ bỏ chỗ ngồi, chỉ nên tụng Chú khiến cho Hiền Bình ấy có lợi ích lớn đồng với viên ngọc báu Ma Ni, hay ban cho tất cả điều ước nguyện rất khó thọ trì. Nếu được thành tựu, có Uy Lực lớn, hay được Thần Thông ban cho nơi an vui, khiến gom chứa tất cả sự giàu có, khiến cho tăung trưởng tất cả Phước Đức. Thế nên thọ trì, đừng khiến cho phóng dật, đừng khiến cho lỗi lầm thiếu sót

Nếu Hiền Bình ấy hiện ra đám lửa nóng, hoặc nếu dao động cũng đừng kinh ngạc quái lạ, cho đến khi từ cái bình phun ra vàng, bạc, ngọc báu Ma Ni, mọi loại Anh Lạc với quần áo thù diệu, vật dụng trang nghiêm đủ mọi loại màu sắc. Phun ra Thái Nữ, Đồng Nam, Đồng Nữ đoan chính thù diệu, Thiên Thắng Trượng Phu có đủ tướng màu nhiệm. Phun ra: chiếu ngồi với tòa ngồi, cung điện, vườn hoa, vườn thú, thành ấp, thôn xóm, đường tắt, đường lớn, voi, ngựa, xe cộ, người bộ hành với thức ăn uống, hương thiêu đốt, vòng hoa, hương xoa bôi, phướng, lọng, phan… phát ra tiếng âm nhạc, ca vịnh. Người trì Chú ấy cũng chẳng nên đứng dậy, cho đến khi Quán Tự Tại Bồ Tát ấy biến làm thân hình của Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra bodhisatva) từ cái Hiền Bình ấy cùng với các Bồ Tát quyến thuộc hiện ra thời điều đã hiện ra lúc trước, do Thần Lực này thảy đều ẩn mất chẳng hiện ra nữa, chỉ có Phổ Hiền, Bồ Tát quyến thuộc hiện trụ, khen rằng: “Lành thay! Lành thay Tiên Nhân trì Chú! Nay ngươi đã được thành tựu Chú này, tùy theo mong cầu điều gì, đều sẽ ban cho ngươi”

Thời người trì Chú liền đứng dậy, chắp tay, nhiễu quanh theo bên phải làm lễ. Lễ xong thì thưa bạch rằng: “Nguyện xin Đức Thế Tôn đem Hiền Bình này rũ trao cho con”

Tức thời, Thánh Giả Phổ Hiền Bồ Tát bảo người trì Chứ rằng: “Ngươi nên nhận lấy, tùy theo ý nhận dùng”

Người trì Chú nhận xong, để ở trên đầu, lại điể trên mặt đất. Liền đem hoa, hượng, hương thiêu đốt, vòng hoa dùng để cúng dường, lại nên phát Nguyện: “Quy mệnh Đức Thế Tôn! Khiến cho con với Đồng Bạn ấy đầy đủ tất cả các Nguyện”

Nói lời này xong, tùy theo nơi muốn đến, âm thầm mà đi thời Hiền Bình ấy đi theo người trì Chú, muốn hiện hình nào thì tùy theo ý biến hiện. Đây là Pháp thành tựu Hiền Bình

Đã xong Phẩm Hiền Bình thứ bảy

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG THÀNH TỰU SỨ GIẢ PHẨM THỨ TÁM

Nếu muốn giáng phục được Sứ Giả (Ceṭaka). Người trì Chú ấy vẽ một Sứ Giả, làm hình con nít, tất cả vật dụng dùng để trang nghiêm, làm mặt vui vẻ, trên đầu có 5 búi tóc, thân hình đáng u, mặc áo màu vàng, tay cầm hoa sen, thân màu trắng vàng, du hành trong hư không. Rồi để ở nơi bí mật trong Tịnh Xá

Vào ngày 8 hoặc ngày 14 của kỳ Bạch Nguyệt, thọ trì Trai Giới, dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo sách mới. Đem mọi thứ hương, hoa, hương đốt, hương bột, hương xoa bôi, vòng hoa, đèn sáng, thức ăn uống cúng dường vị ấy xong. Nên ở trước mặt vị ấy, ngồi Kiết Già, tụng Bất Không Quyến Sách Vương Tâm Chú 108 biến, tức đi đến hiện trước mặt hỏi người trì Chú rằng: “Muốn cầu nguyện điều gì? Tôi sẽ cho ông”

Người trì Chú bảo rằng: “Nay Ta muốn ngươi làm Thị Giả, chịu Giáo Mệnh của Ta”

Vị ấy nói lời này: “Hết thảy Giáo Mệnh, tôi đều vì Ngài làm, hoàn thành việc cần làm”

Từ đây về sau, hết thảy Giáo Mệnh đều làm hoàn thành, cuối cùng chẳng dám trái ngược, đều y theo sự dạy bảo mà làm, thường sẽ cúng dường, chẳng dám khinh mạn người trì Chú. Mỗi khi muốn ăn uống thời nên vì vị ấy trích ra một phần thức ăn cho vị ấy, sau đó tự mình ăn, đều chẳng được quên.

Nếu như Thị Giả liền được quy phục, hay cho tài vật, hay nhìn thấy Phục Tàng (kho tàng bị che dấu), tùy theo vật cần dùng thì vị ấy đều đem đến. Có chỗ thấy nghe đều hướng vào trong lỗ tai rồi đến báo bày nói cho biết, cuối cùng chẳng thiếu thốn vật cần dùng, đều khiến cho nghĩ nhớ được hết thảy vụ việc trong đời trước. Nếu hỏi việc quá khứ, hiện tại, vị lai thảy đều vì mình nói, cuối cùng không có điều gì là chẳng thật Đã nói xong Phẩm Sứ Giả thứ tám

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG LẤY PHỤC TÀNG PHẨM THỨ CHÍN

Nếu khi muốn lầy Phục Tàng (kho tàng bị che dấu). Trước tiên tự hộ thân, nên đến khu chứa mồ mả, lấy một xác chết của người nam chưa bị hư hoại, thân không có sẹo bị đốt cháy, đem tẩy rửa xong, dùng hương hoa cúng dường cái xác ấy. Xong dùng dầu bơ xoa bôi lòng bàn chân, tụng Chú cho đến khi cái xác ấy đứng dậy nói, bạch rằng: “Thánh Giả có sự dạy bảo nào, khiến cho tôi làm?”

Người trì Chú liền đem giấy, bút và mực đều khiến sao chép nơi có Phục Tàng để lấy. Nếu chẳng dùng sao chép, liền nói với cái xác ấy: “Ngươi hãy vì Ta, tự lấy ra rồi đem đến”. Cái xác ấy nghe xong, liền tự làm, đem vật ấy đến. Vật đã được thảy đều thọ dụng, vì Phật Pháp Tăng nên bố thí cho tất cả chúng sinh thì cái xác ấy luôn luôn đem vật báu đến. Nếu chẳng thọ dụng, cúng thí Phật Pháp Tăng, Sa Môn, Bà La Môn với người nghèo túng, tức chẳng thể được thành tựu Pháp này.

Nếu chẳng thể đến chỗ mồ mã có xác chết đứng dậy. Hoặc trước kia từng nghe nơi có Phục Tàng thì nên ở trong ban đêm đi đến chỗ đó, cùng thân mật với người có tâm chân thành đáng tin tưởng, biết tránh tội cầu Phước, có sự hiểu biết, hòa thuận hiền thiện… thì kết làm Đồng Bạn.

Trước tiên, nên tự hộ thân, sau đó thắp đèn bơ, nên tụng Bất Không Quyến Sách Vương Chú 108 biến, dùng cây Xa Di (đây là Cẩu kỷ) làm củi nhóm lửa, lại phát nguyện là: “Nay vì tất cả, lìa hẳn sự nghèo túng cho nên phát khiển xác chết ấy”. Xác chết ấy bay lên hư không đi đến nơi có Đại Phục Tàng, đến chỗ ấy rồi đứng lại. Lửa đã thắp sáng ấy chẳng được tắt mất, đợi người trì Chú đi đến, biết chỗ che dấu, kết Giới quyết định xong, sau đó mới tắt lửa đèn. Đứng trên Phục Tàng khiến Đồng Bạn đào. Đào xới mơi ấy xong, liền đem cháo sữa với cháo mẻ cúng dường Tàng Thần (vị Thần trông coi kho tàng). Tức lấy vật ấy ra chia làm ba phần: một phần tự mình dùng, phần thứ hai cho Đồng Bạn dùng, phần thứ ba cùng chung với Đồng Bạn bố thí cho Tam Bảo. Phần tự mình đã lấy cần phải bố thì cho tất cả chúng sinh đều nguyện cùng dùng chung. Do sự tự phân chia bố thí này, cho nên lấy không có cùng tận, hết thọ mệnh ấy cuối cùng không có biến đổi.

Đã xong Phẩm lấy Phục Tàng thứ chín

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG VÀO HANG PHẨM THỨ MƯỜI

Nếu muốn vào hang. Người trì Chú ấy cùng với người hiền thiện kết làm Đồng Bạn, hộ thân, vào núi đến cái hang (hang A Tu La), trong hang ấy có dòng nước thơm chảy ra, có sự linh dị, mọi người cùng biết người từng thành tựu

Nên ở ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt, trì Trai (Upoṣadha, hay Upavāsa) thanh tịnh, dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo sạch mới, y như Pháp cúng tế (thiêu đốt vật), tụng Bất Không Quyến Sách Vương Chú cho đến khi hang mở ra, chẳng nên sợ hãi cũng chẳng ngưng tụng, cho đến có một Thái Nữ (cô gái xinh đẹp) đi ra, cầm hương, vòng hoa nói lời như vầy: “Trì Chú Tiên Nhân khéo đến! Xin nhận hương hoa này của tôi”

Thời người trì Chú chẳng nên nhận ngay, đợi vị kia thỉnh ba lần, sau đó bảo rằng: “Chị em khéo đến! Nếu chị em hay nhiếp nhận Ta thì cô có thể cùng làm Đồng Bạn của Ta, khi ấy Đồng Bạn yêu thương lẫn nhau”. Thái Nữ liền nắm tay người trì Chú, tức làm vợ của người được nắm tay, tất cả điều mong muốn đều khiến cho đầy đủ, tự tại chịu làm người sai khiến. Tùy theo nơi muốn đi đến tức liền hay đến đó, tùy theo chỗ mong muốn làm mọi loại thân hình thảy đều hay làm được, lại được trẻ trung như Đồng Tử của cõi Trời cùng nhau du hý, hưởng các khoái lạc. Chẳng buông xả thân người liền được thân Trời, được thành Chú Tiên.

Người trì Chú ấy chỉ nên tụng Chú cho đến khi tất cả Thái Nữ có 500 quyến thuộc vây quanh đi ra… cầm áo, hương xoa bôi, vật dụng trang nghiêm, cung kính cúng dường, lễ bái, bạch với người trì Chú rằng: “Thánh Giả khéo đến! Nguyện nhận lấy áo, hương xoa bôi, vật dụng trang nghiêm này. Xin hãy thương xót tôi”. Cho đến khi thỉnh ba lần, sau đó người vì Pháp nhận lấy.

Mới nhận được xong, liền cùng với Thái Nữ ẩn mất chẳng hiện, được thành Trì Chú Chuyển Luân Thánh Vương, buông xả thân người liền được thân Trời. Lại được tất cả hàng Trì Chú Tiên lễ bái bàn chân của mình, đều dùng lời tốt lành khen ngợi, đựng lập trăm ngàn phướng, lọng, phan… Lại tấu mọi loại âm nhạc phát ra âm thanh màu nhiệm. Người nghe đều được thọ nhận sự khoái lạc, an ổn, tự tại của cõi Trời. Tâm niệm Phật cuối cùng chẳng quên mất, cũng chẳng bỏ phế Hạnh Bồ Tát, được Túc Mệnh Trí, lìa hẳn nẻo ác, chẳng bị rượu ham muốn làm cho say loạn, thường được thấy Phật với các Bồ Tát, đều hay thành tựu vô lượng chúng sinh khiến cho họ trụ ở trong Đạo Bồ Đề (Bodhi-mārga). Hay vào Tam Muội (Samādhi), được

Bất Mê Hoặc Trí Đà La Ni

Đã nói xong Phẩm vào hang thứ mười

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG THÀNH TỰU THUỐC AN THIỆN NA PHẨM THỨ MƯỜI MỘT

Nếu muốn thành tựu thuốc An Thiện Na (nói đầy đủ là Tô Tỳ La An Thiện Na, rất nặng tựa như miếng được làm từ vàng bạc). Người trì Chú ấn nên lấy ba vật: Hùng Hoàng, Ngưu Hoàng, Tô Tỳ La An Thiện Na…hợp bọc gói lại. Nên ở ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt, trì Trai thanh tịnh, dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo sạch mới, rộng lớn cúng dường Đức Quán Tự Tại (Avalokiteśvara) xong, nghĩ nhớ chư Phật, nên ở trước mặt Đức Quán Tự Tại, ngồi Kiết Già, tụng Thánh Giả Bất Không Quyến Sách Tâm Chú 108 biến, đợi bên trong ấy hiện ra tướng khói xong, sau đó xoa bôi Đàn. Để bọc thuốc ấy trên lá Bồ Đề, tụng Chú cho đến khi khói lửa rực rỡ phóng ánh sáng thiêu đốt hòa tan. Nên biết khiến cho Ta thành tựu xong Pháp thuốc An Thiện Na. Tức thời cần phải kết tứ Phương Giới với hộ thân của mình. Lấy thuốc ra, nên dùng Chú này chú vào thuốc ấy (Chú ấy tức là Chú thứ 13) _Chú thứ mười ba là:

Án (1) a mô già (2) a bát-la để ha đá (3) hổ-hồng (4) xá-bà la (5) xà-bà la (6) phán tra (7) toa ha (8)”

*)OṂ_ AMOGHA APRATIHATA HŪṂ JVALA JVALA PHAṬ SVĀHĀ

Chú xong, nên lấy nhóm An Thiện Na cùng mài trên tảng đá, nghiền ra thành bột, dùng xoa bôi trong con mắt thì hay nhìn thấy Phục tàng. Liền được ẩn hình, tùy theo Nguyện đi đến nơi nào cũng ra vào tự tại, không một người nào có thể nhìn thấy được. Thảy đều được thấy tất cả Bồ Tát. Tất cả Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà với các chúng sinh, nẻo trời, nẻo địa ngục, nẻo súc sinh… khi sinh khi chết, cũng đều được thấy làm tội làm phước. Ở tất cả nơi chốn đều được tự tại, được cúng dường ấy, thất tất cả hang hốc, tất cả cung Rồng cũng đều hay hiện tất cả thân. Ý nguyện đến nơi nào thảy đều hay đến ngay tại chốn ấy. Dùng sức Định của Thần Thông được Thần Thông của Thần Thông Địa mà đi. Cho đến thấy Phật mong được thọ ký nơi Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề. Được Bồ Đề Ký (Bodhi-vyākaraṇa), phương tiện khéo léo, Trí Tuệ tối thắng của tất cả Bồ Tát. Đắc được Tam Muội với Tự Tại của tất cả Thiền Định (Dhyāna). Được tất cả các Căn, Lực, Bồ Đề Phần. Đều được thành tựu đấy đủ mười Lực. Được sức của tất cả Đà La Ni Được chỗ không có sợ hãi. Đây gọi là thành tựu An Thiện Na. Đã xong Phẩm thứ mười một

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG CẤM CHƯ QUỶ THẦN BÁM DÍNH PHẨM THỨ MƯỜI HAI

(Đúng ra nói là Phẩm Cấm các Quỷ Thần ác bám dính. Do người dịch lược bớt đi)

Nếu các chúng sinh có Tâm tin tưởng trong sạch, Tâm tinh tiến làm các nghiệp tốt lành, buông sự nghi ngờ xuống… sẽ được thành tựu. Chúng sinh thanh tịnh biết ơn, quyết định cầu thành tựu… được gọi là Bồ Tát, chẳng phải là khả năng của người phàm phu vậy

Thế nên, Đức Thế Tôn bảo A Nan (Ānanda) rằng: “Ma Ni Chú, Chú, Thuốc là ba loại có sức chẳng thể nghĩ bàn, cảnh giới của chư Phật chẳng thể nghĩ bàn. Nếu tụng Chú này 108 biến thì tất cả việc đều thành tựu, lìa hẳn tất cả bệnh hoạn: hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bảy ngày. Tụng bất Không Quyến Sách Chú ấy chỉ có chữ Phán Tra (PHAṬ) hay trừ tất cả khí của sự nóng sốt cao, dùng dây lụa đào Chú vào 21 biến, một lần Chú thì một lần thắt gút, 21 gút thì trừ khỏi tất cả bệnh nóng sốt cao, bệnh nhiệt. Tất cả bảy Diệu (Sapta-grahā: 7 vì sao) đều sẽ ủng hộ, cuối cùng chẳng bị não loạn cũng chẳng bị chết đột ngột”.

Tiếp theo, nói Chú Pháp, nếu muốn trị bệnh bốn ngày phát bệnh nóng sốt một lần. Làm một cái Đàn vuông vức, ở giữa rải hoa khiến người bệnh kia ngồi vào bên trong Đàn, Chú vào cây dao bằng thép đã tôi luyện, tụng Bất Không Vương Chú ba biến xong, lại dùng nước nhào với bột gạo làm hình người bệnh, dùng cây đao ấy chặt đứt thì người kia sẽ sợ hãi, được thấy Bất Không, liền trừ khỏi bệnh.

Nếu muốn cấm người. Hành Nhân nên tắm gội, mặc áo sạch mới, trước tiên tự hộ thân, dùng phân của con bò cái xoa tô làm cái Đàn vuông vức, dùng màu sắc vẽ Đàn khiến cho ngay ngắn theo khuôn phép, rải hoa trong Đàn, dùng thức ăn màu trắng dâng hiến, cúng dường xong. Khiến một Đồng Nam hoặc Đồng Nữ tắm gội sạch sẽ, mắc áo trắng sạch, dùng các vật nghiêm sức trang nghiêm thân ấy, khiến ngồi Kiến Già ở trong Đàn, kết búi tóc trên đỉnh đầu, dùng Chú này chú vào, tức là dùng Chú thứ mười bốn vậy

_Chú thứ mười bốn là:

Án (1) a mô già (2) bát-la để ha đá (3) la xoa, la xoa (4: xưng tên của người kia…) tát bá bàduệ bỉ-dã (5) hổ-hồng (6) bàn đà (7) phán tra (8) toa ha (9)”

*)OṂ_ AMOGHA APRATIHATA RAKṢA RAKṢA (xưng tên của người kia…) SARVA BHAYEBHYAḤ HŪṂ BANDHA PHAṬ SVĀHĀ

Để đầy hoa trong bàn tay của Đồng Tử kia xong. Lại đem hoa, hương, gạo sống rải tán, đốt Trầm Thủy Hương, nên tụng Chú của Bất Không Quyến Sách, tụng ba biến xong, đem hoa, hương rải trên mặt của Đồng Tử ấy, liền được Cấm Chỉ (dùng gạo tẻ vậy)

_Chú thứ mười lăm là:

Án (1) a mô già la xà (2) bát-la để ha đá (3) hổ-hồng (4) bố địa-dã (5) bồ đà gia (6) xã la bả gia 97) hổ-hồng (8) hổ-hồng (9) phán tra (10)”

*)OṂ_ AMOGHA-RĀJA APRATIHATA HŪṂ BUDDHYA BODHAYA JALA APĀYA HŪṂ HŪṂ PHAṬ

Lại dùng Chú này chú vào nước ba lần rồi rưới vảy lên mặt Đồng Tử thì Đồng Tử ấy liền được nói chuyện. Việc đã hỏi: hoặc tốt hoặc xấu, nhóm việc quá khứ vị lai hiện tại thảy đều nói đầy đủ. Đây tức gọi là Cấm Vô Bệnh Nhân Pháp (Pháp cấm chế người không có bệnh).

Cấm Bệnh Nhân Pháp (Pháp cấm chế người có bệnh) cũng nên làm Đàn, đốt Trầm Thủy Hương, rải hoa cúng dường. Khiến người bệnh kia ngồi ở bên trong Đàn, tụng Chú liền cấm chế. Dùng ngón trỏ với ngón vô danh co kéo thì liền nói chuyện, khiến Quỷ kia lập lời Thề, sau đó buông thả cho đi, dùng Chú thứ mười sáu vậy.

_Chú thứ mười sáu là:

Án (1) a mô già (2) bát-la để ha đá (3) già xa, già xa (4) toa bà bá nam (5) toa ha (6)”

*)OṂ_ AMOGHA APRATIHATA GACCHA GACCHA SVABHĀVĀNĀṂ SVĀHĀ

_Chú thứ mười bảy là:

Án (1) a mô già (2) xa bà gia (3) hổ-hồng (4) phán tra (5)”

*)OṂ_ AMOGHA JĀVAYA HŪṂ PHAṬ

Nếu chẳng buông thả thời liền dùng Chú này chú vào để trị phạt. Dùng Chú này xua đuổi thiêu đốt khiến phải bỏ chạy, lại chẳng dám đến chỗ này. Đây là thành tựu

Nếu bị tất cả Quỷ bám dính. Muốn khiến cho hết bệnh, Chú ba biến vào hạt cải rồi ném đánh.

Lại bị nạn của Tất cả Quỷ cùng với điên cuồng. Muốn cấm chế Quỷ bám dính, nên làm Pháp Tiếu (Đàn cầu cúng). Dùng phần bò xoa bôi đất làm Đàn, ở bên trong đốt lửa. Lấy cành cây Bồ Đề, cây Xa Di (cây Cẩu Kỷ) làm củi nhóm lửa. Đem a Bà Mạt Ca (Ngưu Tất, đều dùng rễ) hoa chung với bơ, Lạc (váng sữa đặc) Mật… rồi Chú vào, thiêu đốt 108 biến. Hoặc một ngày đêm, hoặc ba ngày đêm, tụng Quán Tự Tại Bất Không Quyến Sách Chú. Hoặc dùng hạt cải hoặc tất cả hạt giống… Chú xong rồi thiêu đốt

Nếu bị Dạ Xoa bám dính, đem An Tức Hương hòa với hạt cải rồi thiêu đốt

Nếu bị Trời, Rồng bám dính, đem bột Đàn Hương, Trầm Hương hòa chung với

nhau rồi thiêu đốt

Nếu bị tất cả bám dính, lấy mè hòa với hạt cải hoặc hạt cải trắng rồi thiêu đốt. Hoặc một ngày đêm, hoặc ba ngày đêm, mỗi mỗi tụng Chú thì tất cả chỗ bám dính đều được tiêu diệt.

Nếu khi tất cả bệnh tai dịch dấy lên thời đem muối hòa chung với sữa, Chú vào rồi thiêu đốt thì tất cả tai dịch, đấu tranh, lo lắng bực bội thảy đều tiêu diệt. Đã nói xong Phẩm quỷ Thần bám dính thứ mười hai

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG VÀO ĐÀN PHẨM THỨ MƯỜI BA

Tiếp theo, nói Bất Không Quyến Sách Đàn Pháp. Người muốn được nhiếp nhận tất cả Bồ Tát, thấy Đại Thừa thì cần phải quán nhìn Đức Quán Tự Tại Bồ Tát, nên thấy như Đức Phật ngang bằng, không có hai tướng sai biệt. Vì muốn nhiếp nhận Đà La Ni, vì muốn hay chặt đứt sự sợ hãi rơi vào đường ác, vì muốn hoàn thành cả hai điều lợi mình, lợi người khác…được con đường hiền thiện (Kuśala-mārga: Thiện Đạo) cho nên siêng năng cầu ứng, y như Pháp làm Đàn cúng dường lớn

Người trì Chú ấy vì muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, mặc áo giáp tinh tiến, đừng không thông Pháp ấy, y theo nghĩa của văn, tử tế dạy bày. Đừng sinh Tâm tham lam, đừng ôm giữ sự lừa dối, thường nên Chính Niệm, Tâm hành phương tiện khéo léo bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, đừng có Tâm lười biếng cao ngạo, đừng đấu tranh kiện tụng, thường trì Tịnh Giới, mỗi ngày tắm gội.

Đàn có ba loại: một là Vương Đàn, hai là Đại Thần Đàn, ba là Nhất Thiết Phàm Thứ Dân Đàn Vương Đàn thì đặt bày rộng lớn, Thần Đàn thì đặt bày bậc trung. Nếu nhất Thiết Phàm Thứ Dân Đàn thì tùy theo sức bày biện như ứng mà làm.

Nếu vì vua làm thì chẳng dùng Pháp bậc giữa (Trung Pháp). Nếu vì Thần (quan chức) làm thì chẳng dùng Pháp bậc dưới (Hạ Pháp), Vì người phàm làm thì dùng Pháp không có thêm bớt (Vô Tăng Giảm Pháp) mỗi mỗi đều y theo Pháp làm thì tốt. Chẳng y theo Bản Pháp ắt sinh tai vạ lỗi lầm (Vua làm Thượng Phẩm, Thần làm Trung Phẩm, dân thường làm Hạ Phẩm…. tùy theo nơi nên làm Đàn Pháp ấy, chẳng thích hợp điên đảo).

Nếu khi kết Đàn thời trước tiên, người trì Chú nên chọn màu sắc của đất ấy để biết tướng tốt xấu, nên dò hỏi qua. Nếu đất ấy ở bên bờ sông, hoặc ở núi, rừng, hoặc ở vườn hoa, vườn thú… thì đất ấy là nơi cát tường đáng yêu, ngay phương sở ấy nên làm Đàn Pháp. Đào sâu xuống đất trừ bỏ: gai góc, gạch, ngói, xương, loại bỏ đất cũ ấy rồi đem đất sạch ở chỗ khác lấp xuống chỗ đã đào khiến cho đầy tràn rồi chèn nện cho ngay ngắn, rất tinh diệu, thật bằng phẳng như lòng bàn tay, như cái gương không có dơ bẩn, khiến cho đất nhỏ mịn nhẵn bóng. Sửa trị đất xong thì làm Đàn ở bên trong.

_Nếu vì nhà vua làm, thì rộng dài đúng bằng 32 khuỷu tay. Dùng nhóm ngọc Ma Ni làm thành bột, hòa chung với nhau, làm Đàn ấy theo Quy Giới (giới hạn theo khuôn phép). Lại lấy năm màu của nhóm: xanh (Nīla), vàng (Pīta), đỏ (Lohita), trắng (Avadāta), đen (Kṛṣṇa) làm năm Giới Đạo (lối đi làm giới hạn). Đàn mở bốn cửa, lại nên mở làm bốn cửa Cát Tường, dùng các cành cây rồi làm vòng hoa an trí vòng khắp

Hai bên cửa Đông làm hai vị Thần Vương thủ hộ cửa. Bên phải nên làm Hộ Quốc Thần Vương (Dṛḍha-rāṣṭra), bên trái nên làm Tăng Trưởng Thần Vương (Virūḍhaka) với thân mặc áo giáp, dùng tất cả vật nghiêm sức để trang nghiêm, mắt đỏ, mặt giẫn dữ, tay cầm cây kích. Vị Hộ Quốc kia có tay cầm cái chày tròn đầu.

Hai bên cửa Nam làm hai vị Thần Vương, một vị tên là Xú Mục (Virū-pākṣa), một vị tên là Xích Nhãn (Lohita-netre) dùng vật nghiêm sức bằng vàng, trang nghiêm thân ấy. Thân mặc áo giáp, cầm: đao, cung, tên. Một vị màu trắng vàng, một vị có thân màu đỏ (Xú Mục ở bên trái, Xích Nhãn ở bên phải)

Hai bên cửa Tây làm hai vị Thần Vương, vị thứ nhất tên là Ma Ni Bạt Đà (Maṇibhadra: Bảo Hiền), vị thứ hai tên là Phú Na Bạt Đà (Pūrṇa-bhadra: Mãn Hiền) với hình dạng đều tự trì giữ quần áo của mình. Thân mặc áo giáp, dùng tất cả vật nghiêm sức để trang nghiêm, cầm: sợi dây, cây búa.

Hai bên cửa Bắc làm hai vị THần Vương, một vị tên là Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa), một vị tên là Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra) đều có hình trạng trì giữ quần áo của mình, dùng tất cả vật nghiêm sức để trang nghiêm, cầm nắm khí trượng.

Ở chính giữa Đàn ấy, làm Quán Tự Tại (Avalokiteśvara) đầu đội mão Trời, tóc xanh biếc rũ xuống, tất cả vật nghiêm sức trang nghiêm thân ấy, ngay trên đầu làm tượng Phật A Di Đà (Amitābha). Làm Bồ Tát có màu thủy tinh có bốn cánh tay. Bên trái: tay bên trên cầm bình hoa sen (Bảo Táo Quán), tay bên dưới tác Thí Vô Úy. Bên phải: tay bên trên cầm tràng hạt, tay bên dưới tác Thí Vô Úy… đoan chính thù diệu mọi Tâm ưa thích. Làm dạng vui vẻ có hào quang tròn vây quanh, dùng ánh sáng, hơi thơm của cõi Trời trang nghiêm. Ngay giữa ngực làm chữ Vạn [chữ của Tây Quốc (Ấn Độ)], mắt như cúi nhìn, đứng trên tòa của đài hoa sen.

Ở bên trái vị ấy (Quán Tự Tại) làm Đại Thế Chí Bồ Tát (Sthāma-prāpta) với hình tượng, dung nhi vắng lặng (đáng ra nói là: mão Trời… đã lược trong văn) dùng vật dũng nghiêm sức của cõi Trời trang nghiêm thân ấy, khoác áo màu nhiệm của cõi Trời tung bay, hở vai bên phải, chắp tay đứng đối phía trước Quán Tự Tại.

Bên trái nên làm Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra) với thân tướng đoan nghiêm như màu hoa sen, đội mão Trời qúy báu (bảo thiên quan), tóc xanh biếc rũ xuống, tất cả vật nghiêm sức trang nghiêm thân ấy, có hai cánh tay, dáng mạo vui vẻ, hở vai bên phải, chắp tay đứng đối ngay phía trước Quán Tự Tại.

Ở ngay bên dưới Phổ Hiền, làm Ma Ni Kê Thần (Māṇikī) với Kim Cương Thần (Vajra-ceṭāka: Kim Cương Sứ) đều cong hai đầu gối trụ dính trên mặt đất

Ở ngay bên dưới Thế Chí Bồ Tát, làm Đa La Thần (Tārā) với Tỳ Câu Trí (Bhṛkuṭī) mặc áo màu nhiệm cũa cõi Trời, với Anh Lạc cũa cõi Trời, vật dụng nghiêm thân. Thân màu trắng vàng, dung nhan vui vẻ, dáng vẻ vắng lặng.

Đa La Thần ấy mặc áo trắng, Tỳ Câu Trí mặc áo có mọi loại màu sắc, Ma Ni Kê với Kim Cương Sứ Thần cũng đồng mặc áo có mọi loại màu sắc, đều cùng chắp tay, quỳ hai gối sát đất, chiêm ngưỡng khuôn mặt của Quán Tự Tại.

Ở ngay bên dưới Quán Tự Tại, làm Bất Không Quyến Sách Chú Vương (Amogha-pāśa-mantra-rāja) thân màu táo đậm, bốn cánh tay, bốn răng nanh, mặc áo đỏ, có ba con mắt, mắt ấy màu đỏ như phóng ánh sáng đỏ, toàn thân dùng Anh Lạc để trang nghiêm, quỳ hai gối sát đất, chắp tay chiêm ngưỡng, đối nhìn mặt của Quán Tự Tại Bồ Tát, dung nhan vui vẻ, mày mắt rõ ràng, vòng đeo tai thù diệu, Tâm ấy nhất định, hơi khom lưng, như dáng bay nhảy.

Hai bên Bồ Tát làm Phạm Thiên (Brahma) kèm Phạm Phụ Thiên (Brahmapurohita). Làm Tự Tại Thiên (Īśvara), Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara) cùng với quyến thuộc (Parivāra)… mỗi mỗi vị đều cầm quần áo đủ mọi màu, vật dụng trang nghiêm, hướng về mặt của Bồ Tát, chắp tay mà trụ.

Ở bốn phương ấy làm bốn vị Long Vương (Nāga-rāja): một là Sa Già La Long Vương (Sāgara), hai là A Na Bạt Đáp Đa Long Vương (Anavatapta), ba là Nan Đà Long Vương (Nanda), bốn là bạt Nan Đà Long Vương (Upananda) Phương Bắc làm bốn vị A Tu La vương (Asura-rāja): một là Tỳ Lô Giá Na Vương (Vairocana), hai là La Hầu La Vương (Rāhula), ba là Tỳ Ma Chất Đa La Vương (Vimacitra), bốn là Bà Trĩ Vương (Balina, hay Bandhi, hay Balin).

Như vậy trong Đàn làm tất cả Ấn, tất cả khí trượng, loa, bánh xe, hoa sen, Nan Đề Ca Bà Tất Đẩ Ca, cây gậy có đầu tròn trịa, cây kích ba chia (tam xoa kích), sợi dây, Thích Chỉ-Đế Đô, Mạt La, Thất-Lợi Bạt Ta, vòng hoa, phướng… hoa Phân Đà Lợi (Puṇḍarīka) gom chung làm dù lọng. Nên dùng hương Uất Kim, Ngưu Hoàng, Hùng Hoàng, vàng ròng và Chu Sa. Chẳng được đem keo nấu bằng gia thú hòa với màu sắc để vẽ. Nên cho Thầy vẽ (học sư) thọ nhận tám Giới Trai

Vòng khắp bốn mặt của Đàn, treo phan, các phan màu” xanh, vàng, đỏ, trắng, giăng trướng màu trắng. Nên dùng bát, bình hoặc bằng vàng, bạc hoặc bằng đồng đỏ. Ở trong nhóm bát, bình chứa đầy nước sạch. Trong nước để các nhóm hương nổi tiếng: Đàn Hương, Trầm Hương, Long Não, Uất Kim…hòa chung với tất cả hạt giống cho đầy xong, lấy cành cây có hoa quả cắm trong bình ấy. Dùng mọi vòng hoa cột buộc ở cổ bình ấy. Phân chia các hoa đã bày, chỉnh tề xen kẽ nhau (nghiêm sức xếp xen kẽ vòng hoa, hoa bên trên…): bốn cái bình hương, bốn lò hương, bốn bình chứa bơ, bốn bình chứa Mật, bốn bình chứa sữa, bốn bình chứa váng sữa đặc (lạc)… an trí mọi loại hoa quả, thức ăn uống thảy đều tràn đầy.

Nên dùng đường cát hòa làm các thức ăn uống với dùng hòa chung với nước (đường cát hòa với nước làm nước tương vậy). Làm cháo mè, cháo Đại Mạch, thức ăn uống thơm tho đẹp mắt. Chỉ trừ rượu, thịt, Ngũ Tân… ngoài ra đều đặt bày tất cả. Rải mọi loại hoa, đốt mọi loại hương với nhóm vòng hoa duyên với vật cần thiết trong Đàn, giáp vòng bày khắp

Giáp vòng bốn mặt của Đàn ấy, làm bức tường hoặc giăng màn che, an các vật khí vui thích… đều khiến như Pháp

Lại ở bốn phương đều an một người làm người Thủ Hộ

Lại ở bốn mặt, trong mười dặm an đầy người đi bộ, voi, ngựa, xe cộ, bốn Binh thủ hộ

Vị vua ấy vì muốn trừ Tai Chướng cho nên làm việc Cát Tường này xong, sau đó khiến nhà vua đi vào Đàn. Nến dùng Thủ Ấn ấn vào cái Đàn ấy. Ấṇ Đàn xong, đưa cho cành liễu, thanh tịnh mặc áo trắng sạch, khiến trì Trai Giới, giao phó cho người đáng tin cậy, hoặc là quyến thuộc, hoặc anh em với nhóm con cái… Nếu muốn vào Đàn đều cho Quán Đỉnh. Ở trên bàn tay của mọi người: trao cho hạt cải, kèm cho cành liễu khiến trì Trai Giới, y theo Pháp vào Đàn, khéo nói an ủi. Liền khiến vào Đàn cầu Thầy, cầu Thần (Thần là Thần Thánh). Đem hoa, hương, đèn, thức ăn uống cúng dường, lễ Đức Quán Tự Tại Bồ Tát. Nên Chú vào hạt cải rải Trai Phương ấy (dùng Chú thứ 18 vậy)

_Chú thứ mười tám là:

Án (1) a mô già (2) bát-la để ha đá (3) bàn đà, bàn đà (4) la xoa, la xoa (5) hiền la nhược, tát bà tát đỏa nam (6) hổ-hồng (7) cú-lung (8) am (9) phán tra (10) toa ha (11 liền thành Kết Giới)”

*)OṂ_ AMOGHA APRATIHATA BANDHA BANDHA RAKṢA RAKṢA

BHADRA-RĀJA SARVA SATVĀNĀṂ HŪṂ HŪṂ KURU AṂ PHAṬ SVĀHĀ

_Chú thứ mười chín là:

“Án (1) đế-lễ lộ kế-dã (2) tỳ xã gia (3) a mô già ba xa (4) sa ma la (5) sa ma gia (6) địa sư-tra nam (7) ma ha sa ma gia (8) bát-la bạt đá 99) hổ-hồng (10) phán tra 911)”

*)OṂ_ TRAILOKYA-VIJAYA AMOGHA-PĀŚA SMARA SAMAYA

ADHIṢṬHANAṂ MAHĀ-SAMAYA PRĀPTA HŪṂ PHAṬ

Đây là Kết Đàn Chú

_Chú thứ hai mươi là:

Án (1) a một già (2) la xoa la xoa (3) hổ-hồng (4) phán tra”

*)OṂ_ AMOGHA RAKṢA RAKṢA HŪṂ PHAṬ

Đây là Hộ Tự Thân Chú

_Chú thứ hai mươi mốt là:

Án (1) ha mộ già (2) đà ma đà ma (3) bát-la để dộ bà-xà (4) ma tỳ lam bà (5) toa ha (6)”

*)OṂ_ AMOGHA DHAMA DHAMA PRATIDHŪPYA MAVILAMBA

SVĀHĀ

Đây gọi là Chú Hương Thiêu Chú

_Chú thứ hai mươi hai là:

Án (1) a mô già (2) a ha la (3) bố sa-ba đà bà, tỳ ma na (4) già lợi ni (5) hổhồng (6) phán tra (7)”

*)OṂ_ ĀHARA PUṢPA DHAVA VIMANA CĀRIN HŪṂ PHAṬ

Nên dùng Chú này chú vào hương hoa, cúng dường

_Chú thứ hai mươi ba là:

Án (1) a mô già (2) la xà, bát-la để (3) xa la già (4) ma địa-xà (5) cật-liễu hổnoa, cật-liễu hổ-noa (6) ma lâm (7) toa ha (8)”

*)OṂ_ AMOGHA-RĀJA PRATĪCCHA ARGHAM ĀḌHYA GṚHṆA

GṚHṆA BALIṂ SVĀHĀ

Nên dùng Chú này chú vào thức ăn uống, gạo tẻ sống… cúng dường

_Chú thứ hai mươi bốn là:

Án (1) a mô già (2) ô ba tì xá (3) hổ-hồng (4) phán tra (5)”

*)OṂ_ AMOGHA UPA-VEŚA HŪṂ PHAṬ

Chú này chú vào chỗ ngồi. Khi người trì Chú tác Liên Hoa Ấn, ngồi Kiết Già, tụng Bất Không Quyến Sách Tâm Chú chẳng được đứt đoạn. Đợi ỡ trong Đàn, nghe tiếng Sám Hối với tiếng búng ngón tay, với tiếng “Lành thay!” cho đến rải hoa… nên biết Đàn ấy đã được gia trì, nay đúng là lúc có thể vào Đàn.

Người trì Chú có thể đứng dậy lễ bái, Chú Thần liền xuất ra, cầm tay phải của vị vua, dùng lụa trắng che mắt lại, khiến vua ay lễ bái chư Phật Bồ Tát với Chú Thần ấy, kèm các hàng Thần, Đa La, Tỳ Câu Chi, Ma Ma Kê (Māmaki), Kim Cương Sứ Giả (Vajra-ceṭaka) với Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát… tầm thường Sám Hối, phát Nguyện, Tâm ý vui vẻ hính tin, cầm goa trong tay đi vào, ở trước Đàn vung tay ném hoa lên hư không, thấy hoa rơi xuống, trên vị Thần nào liến được vị Thần ấy hay cho thành tựu, lễ bái, chắp tay, trì Giới rồi nói lời này:

“Từ nay về sau, con chẳng uống rượu, ăn thịt với năm thứ tanh hôi (ngũ tân). Cũng chẳng quy y, lễ bái vị Thần khác. Thường sẽ biết ơn, báo ơn. Quy y Phật, Pháp, Bồ Tát, bậc Thánh. Cần phải một lòng nhớ A Xà Lê với các Bồ Tát, Thiện Thần được Pháp, hàng Minh Chú Thần đều biết, chứng minh.

Từ ngày nay về sau, con bố thí cho tất cả chúng sinh không có sợ hãi, khiến cho họ Luật Nghi của Bồ Tát, phát Tâm Bồ Đề cũng khiến cho bền chắc; cho đến vì mạng sống cũng chẳng dám làm điều ác, tạo các nghiệp tội. Chẳng phụ rẫy tất cả chúng sinh, khiến cho họ quy y, tin kính. ,Cuối cùng chẳng nói dối, thường nên nói thật, chẳng hành Tà Hạnh, Chính Kiến y theo sự trống rỗng (Śūnya: không) chẳng giữ lấy Tướng. Không có Ngã (Ātma-saṃjña: vọng tưởng thật có ta, có cái của ta), Nhân (Pudgalasaṃjña: vọng tưởng mệnh căn của hiện tại nối tiếp nhau là có cái ta), Chúng Sinh (Sattva-saṃjña: chúng sinh vọng tưởng Thân nối tiếp nhau mà có ở đời), Thọ Giả (Jīva-saṃjña: vọng tưởng mệnh căn luân hồi trong sáu đường)”

Như vậy nói ba lần. “Dùng Thiện Nguyện này, con được thành Phật Lưỡng Túc Thánh Tôn. Các bệnh phiền não của tất cả chúng sinh đều vì họ chữa trị hết, đều nguyện đồng Hạnh này”

Phát Nguyện đó xang, nên bày cho vị vua ay Ấn bí mật, Bất Không Xứ Đà La Ni,. Thọ Pháp xong, quay trởi lại, ra khỏi Đàn. Khoảng thời gian ngắn thì cho các quyến thuộc ấy vào Đàn. Dự theo Pháp ở trên, cùng đi vào cùng đi ra

Vị vua ay liền nên làm bố thí lớn cho vị thầy trì Chú (Trì Chú Sư), bố thí rộng lớn xong thì quay về cunbg của mình.

Đây gọi là Pháp “Vua vào Đại Đàn”

_Nếu vì quan lại (thần: bề tôi của vua) làm thì Đàn ấy dài rộng 16 khuỷu tay, như bên trên nên làm tất cả Chú Thần, dùng mầu sắc của người phàm vẽ Giới Đàn, cũng nên chọn lựa sửa trị đất cho tốt. Chẳng cần dùng màu sắc của nhóm vàng, bạc, vật báu. Tùy theo sức mà bày biện vật cúng dường, thức ăn uống ấy. Cũng nên dựng lập phướng, phan, bốn cái bình sữa, tất cả hương, hoa, hương, hương đốt… cúng dường.

Như điều ấy mới kham làm Pháp Quán Đỉnh (Abhiṣeka)

Đây là Pháp Trung Đàn của quan lại

_Đàn của người phàm, dài rộng tám khuỷu tay. Trong đó làm Ấn với tượng Quán Tự Tại Bồ Tát và các Chú Thần, chẳng được đồng với Pháp của vị vua và quan lại.

Ở trên Đàn ấy bày ba lối đi giới hạn (Giới Đạo): một là màu trắng, hai là màu đỏ, ba là màu vàng. Nên dùng vật khí bằng sành sứ, đồng, bạc cũng được, tùy theo sức mà bày biện. Tùy theo niềm tin, dùng hoa, hương, hương đốt, vòng hoa, phan, phướng, tất cả vật dụng nghiêm sức thảy đều nên làm. Cũng đem mọi loại thức ăn uống cúng dường. Trở lại nên như Pháp cho người ấy Quán Đỉnh rồi cùng ra, vào Đàn y như Pháp bên trên.

Phương tiện khéo léo của Đức Thế Tôn vì muốn hóa độ chúng sinh cho nên hiện mọi loại hình độ thoát chúng sinh. Người nên dùng Thanh Văn Thừa (Śrāvaka-yāna) được độ thì hiện thân hình Thanh Văn (Śrāvaka) giáo hóa. Người nên dùng Duyên Giác Thừa (Pratyeka-buddha-yāna) được độ thì hiện thân hình Duyên Giác (Pratyekabuddha) giáo hóa. Người nên dùng Đại Thừa (Mahā-yāna) được độ thì hiện thân hình Bồ Tát (Bodhi-satva) giáo hóa. Người nên dùng Chú Pháp để được độ liền vì họ nói Pháp khiến trụ con đường hiền thiện (Kuśala-mārga: Thiện Đạo). Đồi với Thật Tướng của Trung Đạo (Madhyamā-pratipad) đừng sinh nghi ngờ. Hoặc Đức Phật đã nói, hoặc Bồ Tát đã nói Pháp Đà La Ni (Dhāraṇī: Tổng Trì) với Pháp thọ trì Chú, quả Tu Đà Hoàn (Srotāpanna-phala), quả Tư Đà Hàm (Sukṛtāgami-phala), quả A Na Hàm (Anāgāmi-phala), quả A La Hán (Arahanta-phala), quả Bích Chi Phật (Pratyekabuddha-phala) cho đến chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)

Do đó nên biết người được vào Đàn, được nhóm quả báu của Phước Đức lớn. Bồ Tát vào Đàn được nơi Trí Tuệ. Nơi sinh ra được Túc Mệnh Trí (Purvanivasānusmṛitijñānaṃ) với được Thần Thông (Ṛddhi), được chẳng chuyển lùi (Avaivartika: bất thoái chuyển), được lên mười Địa (Daśa-bhūmi), vượt qua cảnh giới của Ma (Māraviṣaya) không gì có thể hơn được. Tất cả oán thù, tất cả nghiệp chướng đều được tiêu diệt. Năm tội Vô Gián mau được tiêu diệt. Được Công Đức như vậy lại được vô lượng các nhóm Công Đức.

Đã nói xong Phảm vào Đàn thứ mười ba.

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG GIÁNG PHỤC RỒNG PHẨM THỨ MƯỜI BỐN

Nếu người muốn giáng phục Rồng, cần phải đi đến ao có Rồng cư trú. Ở bên cái ao ấy, dùng phân của con bò cái xoa bôi đất làm Đàn. Trên Đàn: rải hoa, đốt nhóm Đàn Hương, Trầm Hương. Nên tụng Thế Tôn Quán Tự Tại Bồ Tát Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Chú 108 biến. Nếu khi đủ 108 biến thời nước trong ao thảy đều khô cạn, hết thảy Rồng với Long Nữ trong cái ao ấy dùng hình vui vẻ đi đến, hiện ra trước mặt người ấy, ba nghiệp vắng lặng, lễ bái bạch rằng: “Lành thay! Thánh Giả muốn sai làm việc gì?”.

Liền nên bảo rằng: “Ta có chuyện nghĩ đến, ngươi hãy làm giúp cho”

Lúc đó, Rồng kia với Long Nữ lại bạch rẳng: “Thánh Giả đã cần. Nguyện xin hãy bảo ban rõ ràng”

Người trì Chú ấy liền nên bảo rằng: “Khi Ta có việc, nếu nhớ đến ngươi thì ngươi nên đi đến chỗ của Ta ngay tức khắc”

Thời Rồng kia bạch rằng: “Như lệnh đã dạy bảo”

Bạch xong, lễ bái. Tức thời, nước trở lại tràn đầy, nhiêu gấp đôi ngày thường. Liền vào trong ấy, quay về cung của mình. Từ đây về sau, Tâm thường niệm giữ, cuối cùng chẳng dám quên: “Chỉ cần Thánh Giả đừng trị phạt tôi, đừng khiến cho tôi bị mất sự tự tại của Long Thần”. Rồng kia đối với các sự ham muốn, chẳng dám phóng dật, lại sợ bị chết, sợ bị đọa vào đường ác

Người trì Chú ấy vì muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, cho nên nhớ niệm Rồng kia. Vừa nghĩ nhớ xong, chẳng lâu liền đến, ẩn mất thân Rồng, dùng hình màu nhiệm cũa cõi Trời như dạng Đồng Tử, dùng cac vật nghiêm sức trang nghiêm thân ấy, hiện ra trước mặt người trì Chú, lễ bái bạch rằng: “Thánh Giả đã cần. Nguyện xin dạy bảo, muốn sai làm việc gì?”

(Người trì Chú) cần phải bảo rằng: “Ta cần tài vật đề cấp cho chùng sinh nghèo túng khốn khổ. Ta thấy kẻ kia nên đã sinh Tâm Đại Bi”

(Rồng kia) nghe xong thì bạch rằng: “Như Thánh Giả dạy bảo. Tôi đều sẽ khiến cho mãn túc Nguyện ấy”

Liền đi vào biển lớn, lấy viên ngọc báu Như Ý đem đền cho người trì Chú, rồi bạch rằng: “Đây là viên ngọc báu Như Ý hay trừ khổ nghèo túng của chúng sinh, tùy ý bố thí cho hết thảy chúng sinh bên trong cõi Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa): thức ăn uống đều khiến cho đầy đủ”

Khi người trì Chú nhận ngọc báu ấy xong, thì bảo rằng: “Ngươi hãy quay về, nếu ta có việc nghĩ nhớ thì liền đi đến, đừng quên”

Được viên ngọc này xong, nên gom tập vô lượng người ăn xin nghèo túng. Liền đem hoa, hương, hương đốt, vòng hoa dùng để cúng dường, đừng khiến cho người nhìn thấy. Nếu có người thấy, tức liền ẩn mất, lại chẳng được vật.

Tự tại mà dùng, biến thành vật báu có giá cả đến một trăm câu chi. Nếu đem ra bán thì được giá bán ấy

Nếu lại mỗi mỗi chuyển đem ra bán, thời giá cả dần dần rẻ hơn, cho đến cuối cùng chẳng còn giá trị, không có ánh sáng như viên đá rồi vứt bỏ đi. Như Đức Phật ra đời, sức Thần Biến ấy quay trở lại như cũ, ẩn trong biển lớn. Do sức của Chú ấy với sức Phước Đức thì lại được vật báu này. Nếu chẳng như thế, cuối cùng không có đắc Pháp.

_Nếu Thế Gian ấy bị hạn hán, không có mưa, bị mất mùa, đói kém….lại nên nghĩ nhớ, tức thời (Rồng kia) liền đến, dùng hình người phàm, làm lễ bạch rằng: “Thánh

Giả! Tôi đã đi đến, muốn sai làm việc gì”

(Người trì Chú) bảo rằng: “Nên làm cho năm loại lúc đậu được mùa”

Bảo xong, tức thời (Rồng kia) dùng sức Thần của Rồng bay lên không trung, kéo mây đen lớn, nổi gió đầy hư không, tuôn rót mưa lớn. Cơn mưa lớn làm cho năm loại lúa đậu sung túc được mùa.

Ngũ cốc được mùa xong, (Rồng kia) lại bạch rằng: “Thánh Giả! Tôi đã đem lại lợi ích an vui cho chúng sinh xong. Lại cần làm việc gì nữa?”

(Người trì Chú) cần phải báo rằng: “Nếu ta nghĩ nhớ đến, thì liền mau đi đến” Thời Rồng kia nhận sự dạy bảo, bái từ rồi đi, quay về cung của mình.

_Nếu muốn được thấy Thế Giới của Rồng, lại nghĩ nhớ ba lần. Vừa nghĩ nhớ xong, tức thời (Rồng kia) liền đến hiện trước mặt người trì Chú, bạch rằng: “Thánh

Giả! Nay tôi liền đến. Nguyện tỏ bày dạy bảo, muốn sai làm việc gì?”

(Người trì Chú) bảo rằng: “Hãy bày cho Ta biết Thế Giới mà Rồng đã trụ”

Vừa nói xong, liền từ chỗ này ẩn mất đi đến Thế Giới của Rồng, Dùng sức Thần của Rồng làm hình dạng Rồng kia, chất độc của các Rồng chẳng thể gây hại, như Long Đồng Tử (Nāga-kumāra) du hành trong Thế Giới của Rồng kia, không có ai nghi ngờ khác lạ.

Nếu nhớ Thế Giới của con người, thì Rồng kia dùng vật dụng màu nhiệm của cõi Trời, quần áo màu nhiệm thù thắng, các vật dụng trang nghiên, Hương hoa màu nhiệm của cõi Trời, cơm gạo màu nhiệm của cõi Trời, Công xảo khắc vẽ màu nhiệm của cõi Trời, Ca vịnh thích ý mà nhân gian không có… đều từ nơi ấy ẩn mất, đi đến nhân gian này. Rồng kia lại thỉnh ba lần, bạch rằng: “Thánh Giả lại sai làm việc gì nữa?”

Người trì Chú bảo rằng: “Điều cần làm, ngươi đã làm xong. Nay ngươi có thể đi, tùy ý an vui, không có phụ lòng Ta”

Nghe lời này xong, (Rồng kia) dùng Thần Thông của Rồng quay về cung của mình

_Nếu muốn đem Rồng hướng đến nước khác, đi…Lúc đó, người trì Chú trước tiên nên làm Pháp hộ thân, đi đến ao của Rồng, tụng Chú này:

_Chú thứ hai mươi lăm là:

Án (1) a mô già (2) tỳ xã gia (3) ma ha na gia (4) bàn đà, bàn đà (5) toa ha (6)”

*)OṂ_ AMOGHA-VIJAYA MAHĀ-NĀGA BANDHA BANDHA SVĀHĀ

Liền thành Kết Cấm ở tất cả phương, không ai có thể gây chướng ngại, làm não loạn. Nên làm cái Đàn vuông vức, như Thổ Bạch chẳng phải là nơi đã từng đi qua nhận giữ. Xoa tô làm Đàn xong…. rải hoa, hương xoa bôi, hương đốt cúng dường. Vẽ sợi dây Rồng (cố ý làm sợi dây chẳng phải là Bồ Tát), tụng Bất Không Chú 108 biến, Nên dùng bàn chân phải đạp lên trên sợi dây ở đầu Rồng kia thì thân Rồng ấy nóng bức như bị lửa thiêu đốt, liền chạy ra ngoài cũng không có chất độc. Dùng sức của sợi dây Chú (Chú Sách) cột trói đứng lại, hết thảy Thần Thông không có chỗ có thể làm, giả sử Rồng ấy có giận dữ thì cũng chẳng thể làm gì được, liền hiện thân rắn, Người trì Chú nên dùng bàn tay nắm nhấc Rồng lên… để trong một cái sọt, cái rương, hoặc để đầy bên trong cái bình Táo Quán (bình chứa nước rưới vảy) rồi nhấc lên đem đi. Tùy đem đến nơi nào thì Rồng liền đi theo, cuối cùng chẳng thể bỏ chạy được. (người trì Chú) cho (Rồng ấy) uống sữa đừng để bị chết

Nếu muốn đem bán. Ở quốc gia không có nước, đem bán cũng được, nhưng bị tội giết Rồng. Muốn tránh lỗi này, nếu vì lợi ích các chúng sinh, cho nên tạo ra nước rồi an trí Rồng tức không có tội lỗi. Rồng kia trụ xong, liền ở quốc gia ấy làm cho ngũ cốc được mùa, thế nên các chúng sinh ở quốc gia ấy được an vui khoái lạc

Phần lớn các người dân ở nước ấy được giàu có an vui: lúa đậu, mía ngọt, trâu bò đông đúc hưng vượng… luôn thường vui vẻ, ít bệnh ít việc, không có chết vì bệnh dịch, đói khát, đấu tranh… Không có giặc ác nghịch, thú mạnh lẫn trốn không thể gây não loạn. Các chúng sinh ấy thảy đều hiền thiện, thuần hậu, chất phác, ngay thẳng trụ trong Thiện Pháp (Kuśala-dharma). Thường ưa thích bố thí, luôn làm Thiện Lạc, làm các Phước Nghiệp¸giữ vững Trai Giới, miệng thường tuyên nói nhóm Pháp: Khổ, Không, Vô Thường. Sống ở biên địa này, không có bị hạn hán chẳng mưa, nước lụt chẳng điều hòa

Nay do sức trụ trì của Rồng này, cho nên nay được giảt thoát nơi các nạn khổ này. Đại khái, Rồng ấy cũng được cúng dường, thủ hộ nước ấy. Lại cùng với Rồng ấy kết Nguyện thọ nhận Giới. Do căn lành này nên lìa khỏi nẻo súc sinh, được Bất Thoái Địa. Rồng kia đối với người trì Chú, vì muốn lợi ích tất cả chúng sinh, cho nên được thành tựu Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramitā: Bố Thí Ba La Mật). Lại do bố thí cho mọi sinh mệnh, cho nên được lìa khỏi nẻo súc sinh, hướng đến Phật Địa (Buddha-bhūmi) cũng lại chẳng khó.

Xong Phẩm giáng phục Rồng thứ mười bốn

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG THẤY BẤT KHÔNG VƯƠNG THÀNH TỰU PHẨM THỨ MƯỜI LĂM

Bấy giờ, nếu muốn thừa sự Bất Không Quyến Sách Chú Vương, người trì Chú ấy tắm rửa sạch sẽ, mặc áo sạch mới, thọ trì Trai Giới, ở chốn Không Nhàn (Araṇya), bên dưới một cái cây, hoặc nơi Tháp có Xá Lợi của Phật. Vào ngày 8 hoặc ngày 14 của kỳ Bạch Nguyệt, chỉnh sửa đất của Đàn. Phía trước Đàn nên trải cỏ Câu Thí Na, dùng nước rưới vảy thân, kết tóc trên đỉnh đầu của mình, hộ thân xong, dùng Chú này (dùng Chú thứ 26)

_Chú thứ hai mươi sáu là:

Án (1) a mô già (2) bát-la để ha đá (3) la xoa, la xoa (4: tự xưng tên…) hổhồng (5) phán tra (6) toa ha”

*)OṂ_ AMOGHA APRATIHATA RAKṢA RAKṢA (tự xưng tên…) HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ

Tụng Bất Không Chú chú vào hạt cải ba lần rồi rải khắp bốn phương thì tất cả chướng ngại thảy đều tiêu diệt, trừ tan, chẳng thể não loạn. Nên ngồi Kiết Già, dùng lục trắng che đầu, kết Du Già Ấn tụng Bất Không Chú 1008 biến. Khi đủ biến số thời sẽ có âm thanh lớn, cũng có ánh sáng với tuôn mưa hoa. Người trì Chú định Tâm, đừng sinh sợ hãi, nên biết đã được thành tựu Bất Không Vương Pháp vậy.

Bởi thế mới có tướng của điềm lành này hiện bày. Liền đứng dậy, đem hoa, hương bột, hương đốt, vòng hoa cúng dường, một lòng niệm Quán Tự Tại Bồ Tát quán sát bốn phương. Quán Tự Tại Bồ Tát liền từ phương Nam từ hư không giáng đến, phóng trăm ngàn ánh sáng giống như đám lửa nương theo đám mây ráng đỏ đi đến, với tất cả vật nghiêm sức để trang nghiêm, trên mặt có ba con mắt, màu táo đậm. Thân có bốn cánh tay cầṁ cây đao tỏa đám lửa với cầm sợi dây, ló nanh chó lên bên trên, mặc áo màu đỏ, mặt giận dữ, trong mũi phát ra sương mù. Dùng vàng, Ma Ni, Kim Cương, Lưu Ly đeo đầy ở tay chân. Đầu đội hình dạng Long Vương đáng sợ. Chú Vương cười lớn tiếng, mà tiếng cười lớn ví như tiếng trống quét trừ sơn cốc, rồi hiện đến chỗ của người trì Chú ấy

Người trì Chú đừng sợ, chỉ tụng Bất Không Quyến Sách Chú Vương, Tâm niệm Quán Tự Tại Bồ Tát… rải hoa, đốt hương cúng dường vị ấy. Vị ấy ở trong hư không, hình trạng vui vẻ dùng thân màu nhiệm của cõi Trời xứng với Bản Thể Tính vắng lặng mà trụ, rồi khen người trì Chú rằng: “Lành thay Chú Giả! Nay Ta vui vẻ, ngươi cầu điều gì? Vì cầu giàu có an vui? An Đạt Đát Na? Vì cầu bay trên hư không? Địa vị Chuyển Luân của Trì Chú Tiên Nhân? Phạm Vương, Đế Thích, Hộ Thế Tứ Vương?

Cầu Túc Mệnh Trí, năm loại Thần Thông? Quả Tu Đà Hoàn cho đến quả thứ tư, Bích Chi Phật, Vô Thượng Bồ Tát, Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề vậy?”

Bấy giờ, người trì Chú tùy theo Nguyện mong muốn, lễ bái cầu thỉnh các Nguyện như bên trên.

Nếu chẳng ưa thích ham muốn (bất dục lạc), nên nói: “Y theo con” tức sẽ y theo. Thọ nhận Xứ Phần ấy tùy theo Giáo Mệnh ấy đều y theo sự sai khiến (mệnh) làm, liền ban cho điều đã mong cầu. Ý cần vật gì tức liền đem đến, sai đến nơi nào tức y theo Mệnh liền đi, muốn được đến nơi nào liền hay đưa đến, cần đến liền đến, đều nói việc đã được nghe, thường cùng với Thánh Giả theo nhau đi, đứng

Nếu chẳng muốn được thường trụ sát bên cạnh thời chỉ nghĩ nhớ liền đến. Vì mình đem Phục Tàng (kho tàng bị che dấu) rồi đến hiện bày. Hết thảy Quỷ bám dính đều vì mình trừ khiển cũng hay trị phạt. Vì mình trừ tất cả bệnh với tất cả cái chết. Cấm lửa, cấm đao, cấm chất độc, cầu mưa, ngưng mưa, cấm mây, cấm Rồng… tùy theo ý đã muốn thảy đều vì mình làm.

Nếu người trì Chú giận dữ tức chẳng hiện thân đến. Thế nên người trì Chú cần phải tự hộ giúp mình với hộ giúp vị kia. Chẳng tự gia trì việc đã làm mà lại sợ hãi, lười biếng tu hành hòa với nghiệp tạp ác thì khó được thành tựu, cũng khó được nhìn thấy, cần phải siêng năng ưa thích cầu Phước Đức, ắt không có công dụng mà được thành tựu.

Xong Phẩm thấy Bất Không Vương thành tựu thứ mười lăm

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG THẤY NHƯ LAI THÀNH TỰU PHẨM THỨ MƯỜI SÁU

Nếu muốn thành tựu thấy Như Lai. Người trì Chú ấy thực hành con đường mười điều tốt lành (thập thiện đạo), đối với chúng sinh lợi ích an vui. Ý thắng Tâm vui nên thực hành Tâm Bi (Kāruṇa-citta). Ở trong Thệ Nguyện tinh tiến bền chắc, cùng dường Tam Bảo. Cúng dường xong, ở trước mặt Quán Tự Tại Bồ Tát làm Mạn Đà La (Maṇḍala: Đàn). Tùy theo sức đặt bày hoa, hương, hương đốt, thức ăn uống, vòng hoa, tất cả vật dụng, đèn sáng… cúng dường

Đã đặt bày cúng xong. Hoặc trải qua ba ngày, hoặc bảy ngày trì Trai (Upoṣadha, hay Upavāsa) thanh tịnh, ba thời tắn gội, mặc áo sạch mới (Nếu là người Thế Tục thì nên mặc áo trắng), ba thời thay áo, ngồi Kiết Già trên tòa cao thù thắng, tác Như Lai Ấn chỉ nên tụng Chú, đợi đến khi thân tượng Quán Tự Tại Bồ Tát chấn động, hiện nơi Thần Thông ẩn mất chẳng hiện, hoặc ngồi trên bánh xe, hoặc cúi xuống, hoặc đứng, hoặc hiện một thân, hoặc hiện nhiều thân, hoặc hiện thô thiển, hoặc hiện nhỏ nhiệm, hoặc phóng ánh sáng… Hiện các tướng điềm lành của nhóm như vậy thì người trì Chú nên biết là “Ta sẽ thấy Phật

Có thành tựu tướng điềm lành của nhóm như vậy thì Quán Tự Tại Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát khải thỉnh Đức Thế Tôn khiến cho thấy tướng Thần Biến thành tựu. Như vậy biết Quán Tự Tại Bồ Tát thỉnh hiện tướng xong. Đức Thế Tôn nhận sự cầu thỉnh, vì Quán Tự Tại Bồ Tát với muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, cho nên hiện tướng điềm lành. Bấy giờ, người trì Chú sinh Tâm vui vẻ, lại nên cúng dường Quán Tự Tại Bồ Tát.

Cúng dường xong, lại nên tụng Chú, đợi khi Đức Thế Tôn dùng Thần Lực của mình ân mất hình Phật, ở trên tòa ấy biến hình Quán Tự Tại Bồ Tát làm hình Phật duỗi cánh tay màu vàng ròng, ủy dụ bảo rằng: “Trì Chú Tiên Nhân khởi Quán của ngươi. Đức Như Lai Đại Bi vì cho mãn túc nguyện của ngươi nên đi đến lúc này”

Người trì Chú nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, đem hoa, rải hương, đốt hương, vòng hoa… cúng dường, lễ bái cúng dường. Lễ xong bạch Phật rằng: “Con thấy Đức Thế Tôn! Đấng Đạo Sư Đại Bi! Mắt của con gần gũi nhìn thấy! Đức Thế Tôn khiến cho Nguyện của con đều chẳng lỗi lầm để nhìn thấy Đức Thế Tôn”

Đức Thế Tôn bảo người trì Chú rằng: “Nay ngươi mong cầu điều gì? Vì muốn cầu Đa Văn (Bahū-śrūta)? Cầu giàu có nhiều tiền? Địa vị Trì Chú Tiên? Như Lai, Thanh Văn, Bích Chi, Bồ Đề Tát Đỏa trong đời? Quán Đỉnh không có bệnh, sống lâu, sinh lên

Trời? Sinh vào nhà Đại Tính Bà La Môn? Sinh vào nhà thù thắng của giòng Sát Đế Lợi? Sinh vào nhà Chuyển Luân? Muốn được sinh vào cõi Trời Tứ Thiên Vương với Trời ở cõi Dục (Kāma-dhātu)? Muốn được đầy đủ sinh vào cõi Tam Thập Tam Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Suất Đà Thiên, Hóa Lạc Thiên, Phạm Thiên, Tịnh Cư Thiên? Ước muốn địa vị của Phật?… đều được. Do Phước Lực, Thần Lực của Đức Như Lai. Do Nguyện Lực của Quán Tự Tại Bồ Tát với Uy Lực của Bất Không Vương Chú với sự thanh tịnh của Tâm, tất cả niềm vui của Ý… đều được hiện trước mặt. Đức Như Lai đã nói, cuối cùng không có khác”

Người trì Chú tùy theo Nguyện ưa muốn của Tâm, cần phải cầu nhận lấy. Nếu muốn mong cầu Đức Thế Tôn gần gũi Thọ ký (Vyākaraṇa) thì nên tu Bồ Tát Hạnh (Bohisatva-caryā). Đức Thế Tôn gom chứa, thực hành thêm Khổ Hạnh (Duskaracaryā, hay Tapas) mới được thành Phật. Trí của Phật rất khó được, huống chi là người Phàm Phu khác. Vì sao do chút phần Chú Lực này mà một đời gom chứa được câu chi trăm ngàn vô số kiếp sinh, tu sinh Thiện Hạnh (Kuśala-caryā) được thành Phật? Đừng nghi ngờ chút lực này của Chú hay đắc được, đều do Trí Tuệ, phương tiện, khéo léo thành tựu sức của niềm tin, sức của tinh tiến, sức của niệm, với sức của Tam Muội. Đây tức là kẻ ấy được Nhân (Hetu) của Phật, tinh tiến, siêng năng mãnh mẽ, an ủi bảo ban, phương tiện đã làm, mà trao cho Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề Ký. Được thọ ký xong thì Bồ Tát theo thứ tự được Tự Tại Định. Bồ Tát được nơi Tam Muội tự tại ắt thành Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi) chẳng lâu xa.

Chính vì thế cho nên người trì Chú nên có Tâm tin nhận, được sự an vui của Bồ Đề, chẳng được chẳng tin Nhất Thừa (Eka-yāna). Người ấy tin vào tất cả lực được đến bờ kia (Pāramitā). Nếu chẳng tin nhận, giả sử ở trong nhiều trăm ngàn câu chi kiếp thực hành Hạnh tinh tiến (Vīrya-caryā), cuối cùng chẳng thể được quả của Bồ Đề, kẻ ấy cách Vô Thượng Bồ Đề rất xa. Thế nên, Đức Thế Tôn biết chúng sinh xong, vì họ trao cho Vô Thượng Bồ Đề Ký. Thế nên, người trì Chú đối với Đức Như Lai mong cầu thỉnh Thọ Ký. Lúc đó, Đức Như Lai vì mình thọ ký.

Người trì Chú được thọ ký xong, cần phải tự biết Ta được thành Phật, là thầy dạy (giáo sư) của Thế Gian, ở trong Trời, Người là ruộng Phước vô lượng. Ta biết thân đoản mệnh, chẳng trong sạch của Phàm Phu này, Ta đem thân này để cầu thân bền chắc của Phật, thân ấy chẳng làm việc Bất Thiện (Akuśala) với ba nghiệp ấy thường Thiện (Kuśala), đầy đủ năm căn, được phát tinh tiến để cầu địa vị của Phật, thường ở ngay trong Tâm

Người trì Chú do sức của Chú được sức Bồ Đề Đà La Ni của Như Lai, sức thù thắng của Công Đức Tam Muội chẳng thể nghĩ bàn. Đàn, Đại Ấn,Gia Trì được nói trong Chú Tiên Tạng. Người thọ nhận Pháp này hay giáng phục, ngăn chận Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) ác, hay trị phạt Chú khiến cho kẻ kia tăng trưởng phương tiện điều phục. Thần Biến của Bồ Tát vắng vặng, an ổn, khéo thủ hộ tốt, cát tường nhiếp nhận phương tiện khéo léo, trừ tất cả phiền não, che chận các nẻo ác, làm sạch năm tội Vô Gián, tiêu trừ bệnh tai dịch. Tiêu diệt Khởi Thi (Vetāla), Yểm Cổ (Vu Thuật gây tai họa cho con người) chẳng lành. Đều hay chặt trừ đao gậy, chất độc, thuốc ác, mụn nhọt ác, nhọt chảy nước vàng, bệnh điên, bệnh thần kinh, bệnh hủi, bệnh bám dính trẻ con… Thọ mệnh, sắc đẹp, sức khỏe, giàu có, khoái lạc… đầy đủ vui vẻ. Tâm sinh niệm Trí Tuệ, thông minh. Tướng mạo đoan chính được người vui nhìn. Hay được gom chứa Tư Lương (Phước Puṇya), Trí (Jñāna), căn lành mà có Uy Đức ví như nhóm báu Ma Ni Như Ý (Cintāmaṇi)

Pháp Thế Tôn Quán Tự Tại Đại Bồ Tát Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Chú như cây Ca Ba La (Kalpa-vṛkṣa: cây Như Ý) thảy đều đầy đủ vô lượng Công Đức (Guṇa), chẳng phải nà nơi mà chúng sinh Đức mỏng, ít Phước có thể cầu được. Cho đến trong trăm ngàn câu chi kiếp cũng khó được nghe, hướng chi là đầy đủ được tất cả Như Lai gia trì, các Nguyện của tất cả Bồ Tát, đều nhập vào nơi thành tựu của tất cả Như Lai, nơi mà tất cả Chú Tiên đã cúng dường, thường được tất cả chư Thiên gia trì, hay ban cho tất cả ước nguyện, hay gom chứa rộng lớn nhóm Phước Đức (Puṇya), hay vào con đường Bồ Đề (Bodhi-mārga), hay bày Đạo Pháp, đều hay tiêu diệt lối nẻo của Địa Ngục, Súc Sinh, Quỷ đói

Nếu có người thọ trì, đọc tụng Chú này. Dùng hoa, rải hương, hương đốt, hương xoa bôi. Vòng hoa, phướng, lọng, phan… cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi thì người ấy sẽ được sinh về cõi nước của Đức Phật Vô Lượng Thọ (Amirāyusbuddha) trong Thế Giới Cực Lạc (Sukha-vatī), thọ mệnh vô lượng, ngang đồng với Đức Thế Tôn Quán Tự Tại.

Xong Phẩm thấy Như Lai thứ mười sáu

_ Bất Không Quyến Sách Tâm Chú Vương Pháp Bất Không Thành Tựu Vương. Chú thứ hai mươi bảy là:

“Na mô la đát-na đát-la dạ gia (1) na mô a lê-gia a nhĩ đá bà gia (2) đá tha nghiệt đá gia (3) na mô a lợi-gia bạt lô chỉ đế (4) nhiếp-bà la gia (5) bồ đề tát đỏa gia (6) ma ha tát đỏa gia (7) ma ha ca lô ni ca gia (8) đát điệt tha (9) Án (10) a mô già (11) bát-la để ha đá (12) tăng ha la tăng ha la (13) hổ-hồng (24) phán tra (25)”

*)NAMO RATNA-TRAYĀYA – NAMO ĀRYA AMITĀBHĀYA TATHĀGATĀYA – NAMO ĀRYA AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀ-SATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA – TADYATHĀ: OṂ_ AMOGHA APRATIHATA SAṂHĀRA SAṂHĀRA – HŪṂ PHAṬ

Làm Đàn xong rồi, sau đó nên tụng Chú này lau quét, trừ bỏ Đàn đi

_Xong phần Công Năng của Bất Không Quyến Sách Chú Sao do Tân dịch

(phiên dịch mới)

KHÔNG QUYẾN SÁCH CHÚ ẤN

_MỘT QUYỂN_

A MƯU GIÀ BÀ XA THẦN THÔNG TỰ TẠI ẤN CHÚ TÂM

1_Vân Tự Tại Ấn Chú thứ nhất:

Tay phải co ngón vô danh với ngón út, đem ngón cái đè trên móng ngón ấy, duỗi thẳng ngón giữa, ngón trỏ.

Chú là: “Ô-hồng”

*)OṂ

Đây là Mê Gia Nhiếp Bà La Ấn (Megheśvara mudra) tối thắng đã nói, làm tất cả việc hay thành cát tường

2_Bất Không Tâm Ấn Chú thứ hai

Dựa theo lúc trước, chỉ sửa: tay phải co ngón vô danh, ngón út dính lòng bàn tay, liền đem ngón cái đè lên lóng giữa ấy, dựng thẳng ngón giữa, ngón cái rồi hơi co lại. Chú là: “Hy-lợi”

*)HRĪḤ

Ấn này nói tên gọi là Bất Không Tâm Ấn. Tất cả chúng sinh trì Minh, chúng

Chú Tiên đều quy y, cung kính, cúng dường

3_Tam Ma Địa Ấn Chú thứ ba:

Hai tay cùng hợp mười nhón tương ứng với nhau, kèm co hai ngón vô danh với hai ngón giữa dính lòng bàn tay, đều cùng dính lưng ngón tay, kèm dựng thẳng hai ngón út, hai ngón cái đều lìa nhau.

Chú là: “Ha

*)HA

Đây là Chú của Tam Ma Địa Ấn, làm tất cả Pháp của Quán Thế Âm Bồ Tát đều được thành tựu

4_Quán Thế Âm Tâm Ấn Chú thứ tư:

Hai tay nắm quyền, hướng tám ngón tay vào bên trong, cài chéo nhau trong lòng bàn tay, kèm dựng thẳng hai ngón cái.

Chú là:“Hứ”

*)HI

Đây là Quán Thế Âm Tâm Ấn Chú. Do sức của Ấn Chú này, hay khiến trì Chú thương xót chúng sinh, được thành tựu Pháp của Liên Hoa Tạng không có nghi ngờ.

5_Liên Hoa Ấn Chú thứ năm:

Đem hai cổ tay dính nhau, bung dựng mười ngón tay, hơi co lại hướng lên trên như hoa sen nở

Chú là: “Hổ-hồng”

*)HŪṂ

Đây gọi là Liên Hoa Ấn Thiên Quang Vương đã nói, nguyện đã mong cầu được đầy đủ theo thân của mình phát ra

6_Cứu Bạt Ủng Hộ Thế Gian Tâm Ấn Chú thứ sáu:

Hai tay đem ngón vô danh, ngón út nắm quyền, đem hai ngón cái đều đè trên trên các ngón ấy, dựng hai ngón giữa cùng trụ đầu ngón, dựng hai ngón trỏ khiến hơi co đầu ngón.

Chú là: “Phán tra”

*)PHAṬ

Đây là Cứu Bạt Ủng Hộ Thế Gian Tâm Ấn Chú

7_Kim Cương Kết Ấn Chú thứ bảy:

Hai tay đem ngón út, ngón vô danh, ngón giữa hướng vào bên trong cài chéo nhau, bên phải đè bên trái rồi co lại làm quyền, dựng thẳng hai ngón trỏ với hai ngón cái kèm dính nhau

Chú là: “Toa ha”

*)SVĀHĀ

Đây là Quán Thế Âm Kim Cương Kết Ấn Chú, khi xưng thì hay tồi phá tất cả chúng Ma, lại cũng hay chặt đứt tất cả Yểm Cổ (Vu Thuật gây tai họa cho con người)

8_Tam Ma Địa Liên Hoa Ấn Chú thứ tám:

Chắp hai tay lại sao cho lòng bàn tay trỗng rỗng.

Chú là: “Tự

*)TAṂ

Đây gọi là Tam Ma Địa Liên Hoa Ấn. Do sức này cho nên được Tam Ma Địa

9_Thế Gian Dũng Mãnh Sân Nộ Ấn Chú thứ chín:

Tay phải đem ngón vô danh đè lưng ngón út khiến cho đầu ngón dính nhau, dựng thẳng ngón giữa. hơi co ngón trỏ, co ngón cái nằm ngang.

Chú là: “A

*)Ā

Đây là Thế Gian Dũng Mãnh Sân Nộ Ấn hay phá tất cả các Quỷ Thần ác với phá hàng Dạ Xoa, La Sát Sa

10_Quán Âm Đỉnh Ấn Chú Đẳng thứ mười:

Hai tay đem ngón út, ngón vô danh, ngón giữa hướng vào bên trong cài chéo nhau, dựng hai ngón trỏ dính đầu nhau, đem hai ngón cái vịn bên cạnh ngón trỏ. Chú là: “Lê-gia”

*)RYĀ

Đây là Quán Âm Đỉnh Ấn ở trong ba cõi hay làm ủng hộ

11_Đại Kết Giới Ấn Chú thứ mười một:

Hai tay đem ngón út, ngón vô danh, cài chéo nhau ở trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái, dựng hai ngón giữa cùng trụ đầu ngón, dựng hai ngón cái, co hai ngón trỏ đè hai ngón cái

Chú là: “Bà”

*)VA

Đây là Đại Kết Giới Ấn Chú hay khiến cho hàng Dạ Xoa, các Quỷ, loài cướp đoạt tinh khí, Đại Yết La Ha (Mahā-grahā) ở mười phương, nhìn thấy Đại Ấn này thảy đều lui tan, diệt Ma không có dư sót, quyết định không có nghi ngờ.

12_Năng Tiêu Long Độc Đều Phục Long Ấn Chú thứ mười hai:

Hai ngón vô danh, ngón giữa, ngón trỏ hướng ra ngoài cài chéo nhau, dựng hai ngón út dính nhau, đem hai ngón cái đè hai ngón trỏ.

Chú là: “Lô”

*)LO

Đây là Năng Tiêu Long Độc Điều Phục Độc Long Ấn Chú do Đức Chính Đẳng

Quán Thế Âm Bồ Tát nói

13_Quán Thế Âm Hỏa Ấn Chú thứ mười ba:

Hai ngón vô danh, ngón út, ngón giữa hướng ra ngoài cài chéo nhau, dựng hai ngón trỏ cùng hợp nhau, đem hai ngón cái phụ bên cạnh ngón trỏ Chú là: “Chỉ”

*)KI

Đây là Quán Thế Âm Hỏa Ấn Chú chẳng bị Kiếp Hỏa thiêu đốt

14_Ma Ni Hải Ấn Chú thứ mười bốn:

Hai tay đem tám ngón tay hướng ra ngoài cài chéo nhau, bên phải đè bên trái, đem hai ngón cái đè ngón trỏ bên phải.

Chú là: “Đế”

*)TE

Đây là Ma Ni Hải Ấn Chú đều hay tiêu trừ tất cả mưa mạnh bạo

15_Năng Giải Phộc Ấn Chú thứ mười lăm:

Hai tay đem ngón út hướng vào bên trong cài chéo nhau, hai ngón vô danh hướng ra bên ngoài cài chéo nhau, dựng hai ngón trỏ dính nhau, đem hai ngón cái đều phụ ngón trỏ sao cho đầu ngón trụ nhau, đem hai ngón cái nắm cạnh ngón trỏ. Chú là: “Nhiếp-bà

*)ŚVA

Đây là Năng Giải Phộc (sự cột trói) Ấn Chú. Quán Thế Âm Bồ Tát đều hay tiêu trử sự cột trói của ba đời

16_Tượng Nhĩ Ấn Chú thứ mười sáu:

Người Trí co ngón cái phải ngay trong lòng bàn tay, hơi cong ngón trỏ, đều duỗi các ngón còn lại.

Chú là: “La”

*)RĀ

Đây là Tượng Nhĩ Ấn Chú. Y La Bà Noa chịu khuất phục, không có nghi ngờ [Y

La Bà Noa (Airāvaṇa) là con voi của Đế Thích]

17_Liên Hoa Man Ấn Chú thứ mười bảy:

Dựng hai ngón vô danh cùng trụ đầu ngón, hai ngón út hướng ra bên ngoài cài chéo nhau, hai ngón giữa hai ngón trỏ dựng cong đầu ngón trụ nhau, dựng hai ngón cái vịn cạnh ngón trỏ.

Chú là: “Dã”

*)YA

Đây là Quán Thế Âm Liên Hoa Man Ấn đều hay tiêu diệt tất cả Chú Trớ, là điều mà Đức Chính Đẳng Quán Thế Âm Bồ Tát đã nói

18_Khiết Nhất Thiết Minh Ấn Chú thứ mưởi tám:

Đem hai ngón út hướng ra bên ngoài cài chéo nhau,hai ngón vô danh hướng vào bên trong cài chéo nhau, dựng hai ngón giữa cùng trụ đầu ngón, co hai ngón trỏ, hai ngón cái cùng trụ đầu ngón, nghiêng khuôn mặt hướng về bên trái, dạng như Mã Đầu (Hayagrīva). Chú là: “Hy-lợi”

*)HRĪḤ

Quán Thế Âm Bồ Tát nói Ấn Pháp này hay ăn nuốt Pháp của tất cả Minh Chú

19_Kim Cương Tam Xoa Kích Vương Ấn Chú thứ mười chín

Tay phải đem ngón út, ngón giữa, ngón cái kèm dựng dính nhau, co ngón vô danh, ngón trỏ ngay trong lòng bàn tay.

Chú là: “ha”

*)HA

Đây là Kim Cương Tam Xoa Kích Vương Ấn

20_Dữ Diêm La Vương Viễn Ly Tối Thắng Vô Năng Thắng Ấn Chú thứ hai mươi:

Hai tay đem ngón út, ngón giữa, ngón cái hướng vào bên trong cài chéo nhau, dựng co hai ngón vô danh cùng trụ nhau, lại dựng hai ngón giữa khiến trụ đầu ngón, co hai ngón trỏ sát bên cạnh ngón giữa.

Chú là: “Hứ”

*)HI

Đây là Vô Năng Thắng Ấn Chú

21_Hỏa Diệm Ấn Chú hứ hai mươi mốt:

Dựng hai ngón út, hai ngón vô danh, ngón trỏ cùng trụ nhau, dựng hai ngón giữa, ngón cái hơi co đầu ngón cách nhau khoàng ba phân.

Chú là: “Hổ-hồng”

*)HŪṂ

Đây là Hỏa Diệm Ấn Chú đều hay thiêu đốt sự đâm chích của tất cả Ma (Mārā)

(Từ thứ 18 cho đến Chú này dọi là Tứ Tự Tâm Chú, tuy đồng với Ấn lúc trước, nhưng việc dùng thì khác)

22_Kim Cương Bổng Ấn Chú thứ hai mươi hai:

Hai tay co hết mười ngón vào trong lòng bàn tay rồi nắm quyền. Liền tụng Chú là:

Hy-lợi (1) ha (2) hứ (3) hổ-hồng (4) phán tra (5) toa ha (6)”

*)HRĪḤ HA HI HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ

Kim Cương Bổng Ấn Chú này gọi là Thanh Phổ Văn. Ấn này thông với dụng trong các Ấn lúc trước. Chú này có tên là Ngũ Tự Tâm Chú.

Đã nói xong Pháp của Bất Không Quyến Sách

(Từ Chú thứ nhất đến các Chú bên dưới, trừ toa ha (Svāhā) ra đều là một chữ. Chỉ có nhóm nhị hợp, tam hợp thì nên hô gấp. Chú bên cạnh chữ thì miệng nên chuyển lưỡi hô. Chữ phán tra (Phaṭ) thì há miệng lớn hô, lưỡi trụ trên nóc vọng, chỉ có Huệ Nhật cẩn thẩn xem xét

Trong Tây Vực Đại Chú Tạng nói: Khi Đức Phật trụ ở đời, phàm trong Chú Pháp nói là người tụng 10 vạn biến được thành. Do Uy Lực của Phật khi Đức Phật trụ ở đời cho nên được thành Phật thành độ, sau này tụng 10 vạn biến thì chẳng thành. Duyên chúng sinh có Phước mỏng, thiết yếu tu đủ 100 vạn biến thì mới có thể được thành, Dùng biến số nhiều cho nên: một là tiêu tất cả Chướng, hai là tức nơi Chú thong thả có Công ấy

Nếu đời trước chúng sinh có Nghiệp Chướng nặng nề, tụng đủ 100 vạn biến cũng chẳng được thành, cứ như thế nên tụng 200 vạn biến hoặc 300 vạn biến hoặc 400 vạn, cho đến tụng đủ 700 vạn biến ắt thành tựu. Có điều trong đây nói người tụng 100 vạn biến được Pháp thành tựu. Điều trước tiên ấy, người tụng Bất Không Quyến Sách Chú có công hiệu Tiên Thành Tựu của Pháp, vì nhóm người này cho nên nói 108 biến thành tựu, chưa từng thấy nghe chỉ y theo biến số đã nói lúc trước tụng trì đều được thành tựu.

Một Phẩm Ấn Chú ấy được Huệ Nhật nối tiếp kiểm nhận bản Phạn rồi phiên dịch vào, hợp thành một Phẩm 17. Song, Quyến Sách Chú này lại rất có phương pháp, phiên rộng như điều mà Đại Chú Tạng đã nói.

Có người chưa từng trải qua Hòa Thượng A Xà Lê vào Đại Mạn Trà La Đạo Trường bthì tìm lấy Đại Luân Kim Cương Chú tụng 21 biến, liền sẽ vào Đàn, sau đó làm các Chú Pháp ắt được thành tựu vậy)

_Quán Thế Âm Bất Không Quyến Sách Mẫu Thân Ấn Chú:

Dựng hai ngón cái đều vịn đầu hai ngón út, hai tay kèm dựng dính nhau, hai ngón trỏ cùng vịn ngay trên hai ngón cái, ngón út, hai ngón vô danh cũng thế, hai ngón giữa tay đấu ngón bên trên hơi chẳng cùng đến bên dưới lòng bàn tay dính nhau. đưa ngón trỏ qua lại.

Chú là: “?”

_Quán Thế Âm Bất Không Quyến Sách Thân Ấn Chú Pháp:

Dựa theo lúc trước, chỉ sửa: mở hai ngón giữa cách nhau khoảng một thốn (1/3 dm), hơi nâng hai ngón trỏ, ngón vô danh đừng dính ngón cái…. khoảng giữa ngón trỏ, ngón vô danh mở chứa đất của một ngón giữa, đā ngón trỏ qua lại.

Chú là: “Đá điệt tha (1) thấp-bế đa dạ (2) thấp-bế đa (4) bồ xà dạ (4) ê hề ê hề

(5) bát-la ma (6) du đà, tát đỏa (7) ma ha ca lô nị ca (8) toa ha (9)”

*)TADYATHĀ: ŚVETĀYA ŚVETA-BHŪJĀYA EHYEHI PARAMA-

ŚUDDHA-SATVA MAHĀ-KĀRUṆIKA SVĀHĀ

Pháp Ấn Chú này thông với mọi loại, dùng đều có đại lực cũng hay giáng phục tất cả Quỷ Thần ác, chữa tất cả bệnh. Tất cả nạn giặc cướp đều chẳng thể hại

Nếu bị gông cùm, lấy mỡ Thí Du Vị La làm Ấn Chú xong. Xoa bôi lên trên gông cùm, lại chí Tâm chú vào, liền được giải thoát

_Bất Không Quyến Sách Khẩu Pháp Ấn:

Hai tay kèm dựng song song hai ngón út, đem ngón vô danh của tay phải đặt kín lưng ngón vô danh với ngón giữa của tay trái, hướng theo kẽ hở của ngón trỏ, ngón giữa đi vào. Ngón vô danh của tay trái theo khoảng giữa của ngón giữa, ngón vô danh của tay phải đi ra, liền nhập vào kẽ hở cũa ngón trỏ, ngón giữa. Dựng thẳng hai ngón giữa trụ đầu nhau, co hai ngón trỏ đều móc đầu ngón vô danh, kèm dựng hai ngón cái trụ đầu nhau, cùng cách ngón út khoảng nửa thốn (1/6 dm). Đồng tụng Chú lúc trước

_Bất Không Quyến Sách Nha Pháp Ấn:

Dựa theo Khẩu Ấn lúc trước, chỉ sửa: co đầu hai ngón giữa đều vịn đầu hai ngón cái, đưa hai ngón út ra bên ngoài, bên phải đề bên trái cùng nắm lưng ngón vô danh

Chú: dùng Chú lúc trước

Một Pháp Ấn này hay trừ tất cả nạn: nước, lửa, gió, giặc cướp, đao binh, vua chúa với nhóm nạn bị cột trói bởi Dạ Xoa, La Sát, tất cả Quỷ Thần, Rồng độc, rắn độc…Nếu người ngày ngày thường làm cúng cường sẽ được Quán Thế Âm với các hàng Bồ Tát đều sinh vui vẻ, khi chết được sinh về nước của Đức Phật A Di Đà. Lại nữa tùy ý vãng sinh vào Tịnh Độ ở mười phương.

Nếu muốn chận đứng gió. Trước tiên dùng Chú này chú vào tro 108 biến, lấy mảnh lũa nhỏ bọc lại rồi đem theo thân. Nếu gió thổi đến, dùng tay phải lấy tro hướng về ngọn gió đánh ném. Tiếp theo, dùng các ngón tay phải còn lại nắm quyền, dựng thẳng ngón trỏ hướng về ngọn gió, luôn luôn tụng Chú, giận dữ quát hét thì gió liền dứt.

_Bất Không Quyến Sách Tâm Trung Tâm Chú:

Án (1) lê tất để-lý lô ca, tì xã dạ (2) a mô già ba xá (3) ma ha cưu lô đà (4) la xà dạ (5) lê đà dạ (6) a ba la để ha đá (7) ô-hồng, ô hồng (8) phán (9)”

*)OṂ_ ṚDDHI TRAILOKYA-VIJAYA AMOGHA-PĀŚA MAHĀ-KRODHA-

RĀJĀYA ṚDDHIYA APRATIHATA_ OṂ HŪṂ HŪṂ PHAṬ

Một Pháp Chú này hay diệt tội chướng, sám hối, trị bệnh rất có Thần Nghiệm, đủ như Kinh Bất Không Quyến Sách nói

_Tục Nghiệm Quán Đỉnh Ấn Chú:

Co hai ngón cái ở trong lòng bàn tay vịn móng hai ngón vô danh. Lóng giữa của hai ngón vô danh cùng dính nhau, hai đầu ngón út cùng trụ nhau, dựng thẳng hai ngón giữa cùng trụ đầu ngón, hai cón trỏ trụ co đều vịn lóng trên lưng hai ngón giữa

Chú là: “Án (1) bộ, tam mạt la (2) diêm (3) toa ha (4)”

*)OṂ _ BHŪḤ SAMARA YAṂ SVĀHĀ

Nếu muốn Tục Nghiệm, mỗi ngày vào lúc sáng sớm, ở trên lọ nước: kết Ấn tụng

Chú 21 biến rồi rưới khắp đỉnh đầu của mình

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH ĐÀ LA NI KINH

_MỘT QUYỂN (Hết)_