KINH BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH CHÚ

Hán dịch: Đời Tùy_ Thiên Trúc Tam Tạng XÀ NA QUẬT ĐA dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bà Già Bà (Bhagavān) ngự ở nơi cư trú tại cung điện của Quán Âm (Avalokiteśvara) trên đỉnh núi Bô Đa La (Potalaka). Ở trong núi ấy có cây Sa La Ba (Śāla), cây Đa Ma La (Tamāla), cây hoa Chiêm Bặc (Caṃpaka), cây hoa A Đề Mục Đa Ca (Atimuktaka)…. Lại có vô lượng vô biên cây tạp báu vây vòng trang nghiêm cùng với Chúng Đại Tỳ Kheo (Mahatā-Bhikṣu-saṃgha) gồm tám ngàn người đến dự.

Lại có vô lượng Thủ Đà Hội Thiên, vô lượng trăm ngàn tả hữu vây quanh. Tên các vị ấy là: Tự Tại Thiên Chúng, Đại Tự Tại Thiên Chúng.

Lại có Nhược Can Đại Phạm Thiên Vương với các Thiên Tử… thỉnh Phật nói Pháp.

Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong Đại Chúng của Hải Hội ấy, từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh sửa quần áo, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật, dung nhan thư thái mỉm cười rồi bạch Phật rằng:”Bà Già Bà! Có Tâm Chú tên là Bất Không Quyến Sách Vương (Amogha-pāśa-rāja). Vào thời xa xưa con từng phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) cho đến nay đã hơn 91 kiếp. Ở trong kiếp đó, có Thế Giới tên là Quán Thị (Vilokitāyāṃ), ở trong cõi đó lại có Đức Phật tên là Thế Giới Vương Như Lai Ứng Chính Biến Tri (Lokendrarāja). Đức Như Lai ấy thương xót con nên nói Tâm Chú này. Con ở chỗ của Đức Phật ấy thọ trì chẳng quên. Do sức đó cho nên từ đấy trở đi thường vì vô lượng trăm ngàn Ma Hề Thủ La, các chúng Đại Thiên, Tịnh Cư Thiên Vương và các Thiên Tử nhiều vô lượng vô biên…nói Pháp giáo hoá khiến hướng đến A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

Thế Tôn! Con ở chỗ của Đức Phật ấy, được Chú đó xong, liền được một vạn Tam Muội của nhóm Bất Vong Trí Thắng Trang Nghiêm

Thế Tôn! Tuỳ theo nơi có Tâm Chú này, nên biết xứ đó có chúng Đại Thiên là Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại Thiên, Đại Phạm Thiên, Phạm Thiên …. gồm một vạn hai ngàn vị Trời nhiếp giữ, phòng hộ.

Thế Tôn! Tuỳ theo nơi cư trú, chốn có Chú đó, nên tưởng như Tháp.

Thế Tôn! Tuỳ phương diện nào có Tâm Chú đó ? Cần phải chứng biết các nhóm người ấy đã từng cúng dường trăm ngàn vạn ức na do tha chư Phật, gieo trồng các căn lành.

Thế Tôn! Nếu lại có người nghe Bất Không Tâm Chú này, nên biết người ấy. Hoặc vào thời xa xưa, đối với người khác, hành các uế ác, gây tạo các Phi Pháp, chê bai Chú Sư, chê bai Chính Pháp… đời vị lai ắt bị rơi vào Địa Ngục A Tỳ (Avīci). Tất cả chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật thảy đều buông lìa

Về sau người ấy sinh tâm hối hận chẳng gây tạo điều ác. Người ấy hoặc hay một ngày một đêm nhịn ăn, tụng Tâm Chú này thời tội nặng của người ấy chỉ nhận chịu nhẹ trong đời này: Hoặc bị bệnh nóng lạnh trong một ngày; hoặc bị bệnh nóng lạnh trong hai ngày, ba ngày, bốn ngày…

Hoặc bị đau mắt, hoặc bị đau tai, hoặc đau buốt môi răng, hoặc đau buốt lưỡi với nứu lợi, hoặc bị đau tim, hoặc bị đau bụng, hoặc bị đau đầu gối, hoặc bị đau hông sườn; hoặc bị đau eo lưng,xương sống, xương sườn ; hoặc bị đau nhức các chi tiết…

Hoặc bị bệnh trĩ, hoặc đại tiểu tiện chẳng thông, hoặc bị hạ lỵ, hoặc bị đau tay chân, hoặc bị đau đầu, hoặc bị nhọt ghẻ lở; hoặc bị bạch lại, đại lại, cam sang, pháo sang (nhọt nước, mụn trứng cá), phản hoa sang, nhọt ác độc, nguyệt thực sang… Hoặc bị các bệnh Dương Điên (thần kinh điên loạn), Quỷ ám.

Hoặc bị mọi loại ngôn thuyết của Chú Trớ, Dã Đạo.

Hoặc vì người khác làm mà bị dính mắc ngược lại, hoặc vì việc đã làm liền bị dính mắc.

Hoặc bị gông cùm, cột trói, nhốt trong lao ngục.

Hoặc bị người khác đánh, hoặc bị người khác giết chết Hoặc bị người khác chế phục, mắng chửi, chê bai, phỉ báng.

Thế Tôn! Nay con lược nói. Hoặc bị nghiệp của thân miệng ý ép bức, hoặc đêm gặp mộng ác…..Do sự nhận chịu trong hiện đời nên nghiệp ác của người ấy đều được trừ diệt. Huống chi là các nhóm chúng sinh trong sạch, Chính Tín, Chính Hạnh mà chẳng diệt được tội ư! Thật không có chuyện đó

Thế Tôn! Nếu có bốn nhóm, người dân giả sử dùng Tâm quanh co nịnh hót, nghe Chú này. Hoặc lại đọc tụng, hoặc lại thọ trì, hoặc ngày đêm thường tụng, hoặc vì người khác giải nói, dùng Giáo khiến lắng nghe…cho đến ở trước mặt loài súc sinh, nói Tâm Chú này khiến cho chúng nghe.Lại hay nói lời niệm tự tâm của nhóm Kim Cương Cú đó.

Kim Cương Cú (câu Kim Cương) là nhóm nào? Ấy là: tất cả chẳng buông bỏ, tất cả chẳng phân biệt, tất cả Vô Vi, tất cả chẳng đợi đến, tất cả chẳng vứt bỏ, tất cả chẳng lìa năm Uẩn… như vậy phương tiện nên tu niệm Phật. Các người của nhóm đấy được một ngàn chư Phật ở mười phương hiện ngay trước mặt. Chư Phật ấy sẽ dạy cho người đó sám hối trừ tội.

Thế Tôn! Nay con lược nói. Nếu lại có người dùng trúc, lụa viết Tâm Chú đó rồi thọ trì lễ bái sẽ gom tụ được vô lượng vô biên Công Đức của nhóm như vậy

Thế Tôn ! Nay con lược nói. Người nghe Chú này chẳng nên khởi tranh cãi.

Thế Tôn! Nếu người cùng với kẻ khác đấu tranh, nghe Chú này. Hoặc vì kinh sợ Đại Gia, hoặc hộ giúp cho ý của người khác, hoặc nhân chọc giỡn mà nghe Chú này.

Thế Tôn! các người của nhóm đó cần phải suy tư, khiến cho Nhĩ Căn của ta nghe

Chú này, dùng sức uy thần của Quán Thế Âm Bồ Tát chứ chẳng phải tự lực của ta

Thế Tôn! Ví như có người lấy hương Chiên Đàn, hoặc lấy hương Long Não,hoặc lấy Xạ Hương…. rồi thốt lời chê bai, hủy nhục, mắng chửi. Nói lời chê bai, hủy nhục, mắng chửi xong, quay lại dùng hương đó xoa bôi trên thân. Nhưng Chiên Đàn ấy cho đến Xạ Hương chẳng hề tác niệm này“Do người ấy chê bai ta, hủy hoại ta, mắng chửi ta cho nên ta với hương ấy chẳng cho kẻ đó dùng. Thật không có điều ấy.

Thế Tôn! Chẳng qua nhóm ấy tự có tính thơm tho, chẳng buông bỏ bản tính.

Như vậy! Như vậy Thế Tôn! Nếu có người đối với Tâm Chú này của con. Hoặc lại huỷ nhục, hoặc lại noi theo nói lời chê bai cho đến đã nói như trên, dùng tâm nịnh hót quanh co, cung kính tôn trọng

Thế Tôn! Chúng sinh nịnh hót quanh co ấy ở đời vị lai, nơi các căn lành hay làm con mắt của Phật, đời đời chốn nốn chẳng lìa Giới Định với Thắng Trí Tuệ, thành tựu hươnng của nhóm Phước, ở đời vị lai hay trì Giới Hương.

Thế Tôn! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện. Hoặc Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Hoặc nhóm người khác vì Tâm Chú này cho nên vào ngày mồng tám, ngày 14, ngày 15 của tháng để bụng trống rỗng, một ngày một đêm đừng ăn, thân giữ gìn Cấm Giới, tâm hành tinh tiến. Một ngày bảy biến, đêm lại bảy biến. Tụng Tâm Chú này xong đừng nghĩ nhớ chuyện khác, đừng nói chuyện với người khác.

Thế Tôn! Đời này, người ấy được 20 loại Công Đức. Nhóm nào là 20 loại Công Đức ?

1_ Tất cả bệnh đau nhức chẳng thể khiến thân ấy phiền não. Tuy có bệnh đau nhức, nhưng do sức của Phước Nghiệp nên mau được trừ khỏi.

2_ Thân ấy sáng loáng, da dẻ mềm mại vi diệu…. được nhiều người yêu kính.

3_ Các Căn diều phục

4_ Được nhiều tài bảo, mong cầu tuỳ xứng, chẳng bị kẻ khác cướp đoạt.

5_ Lửa chẳng thể thiêu đốt

6_ Nước chẳng thể cuốn chìm

7_ Vua chẳng thể đoạt được. Phàm Nghiệp đã làm thường được cát lợi 8_ Mưa đá ác chẳng thể gây thương tích, nhiếp chất độc của Rồng ác.

9_ Chẳng bị tai nạn, chẳng sợ gió ác mưa bạo ngược

10_ Nếu người bị sâu trùng ăn lúa mạ. Nên lấy cát, tro, nước… dốc tâm ý chú vào bảy biến rồi kết Giới tám phương, kết khắp cả các phương trên dưới thời tất cả điều sợ hãi, tất cả trùng độc liền được trừ diệt.

11_ Tất cả Quỷ ác hút tinh khí người, hoặc ở trong mộng kết làm vợ chồng, muốn gây Yểm Mỵ … cũng chẳng thể hại.

12_ Ở chỗ của tất cả chúng ác thường được an vui, tâm luôn kính trọng không tạm buông rời.

13_ Nếu có các Oán sinh khởi ý ác, muốn tìm đến trả thù cũng tự tiêu diệt.

14_ Nếu có người ác muốn đến gây hại thời chẳng thể hại, liền tự lìa bỏ

15_ Tất cả Chú Trớ, tất cả Cổ Đạo liền mau tự nhiếp, chẳng thể gây hại

16_ Giả Nhã Xứ ở trong Chúng rất cứng mạnh

17_ Phiền não của các Hữu chẳng thể ràng buộc quấy nhiễu.

18_ Ngay tại trận địch, mũi nhọn bén gây hại. Một lòng tụng Chú thì thân chẳng bị dính vướng tất cả dao, gậy, cung tên.

19_ Tất cả Thiện Thần thường theo ủng hộ.

20_ Đời đời, chốn chốn thường được chẳng lìa Từ Bi Hỷ Xả

Thế Tôn! Nếu người hay thọ trì Tâm Chú như vậy sẽ được 20 loại Công Đức như thế.

Thế Tôn ! Lại thêm có được tám loại Pháp.

1_ Vào ngày bị chết, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ hiển tướng Tỳ Kheo hiện trước mặt người ấy

_ Khi bị chết thời tâm chẳng tán loạn, bốn Đại an ổn, không có các khổ não gây rối thân ấy.

3_ Tuy bệnh trầm trọng quẫn bách cũng không có các thứ rỉ thấm, tiết ra chất ô uế, phân nước tiểu chẳng sạch.

4_ Ngày bị chết, được nghĩ nhớ chân chính, tâm chẳng thác loạn.

5_ Ngày bị chết, chẳng phải úp mặt mà chết

6_ Ngày bị chết, được vô lượng biện tài

7_ Ngày bị chết, muốn sinh vào quốc độ của Đức Phật nào thời tuỳ ý vãng sinh.

8_ Thường được Thiện Tri Thức chẳng lìa bỏ. Chính vì thế cho nên tám loại Phước Tướng hiện trước mặt người ấy.

Nếu có người hay một ngày ba thời tụng niệm, một thời ba biến thọ trì Chú này, nên đoạn dứt rượu thịt, ngũ tân tức Công Đức đã được ngày đêm tăng trưởng.

Bồ Tát chẳng vì mình, do biết sức tâm tính của các chúng sinh cho nên vì họ nói. Đừng vì tham lam, đừng tác kiêu căng ganh ghét, hoặc nói rằng:”Ta hay vì ngươi, ngươi chẳng thể làm”.Bồ Tát buông bỏ ý ganh ghét đố kỵ, vì các chúng sinh làm lợi ích lớn mà nhận lấy Bồ Tát, vào số Bồ Tát.

Nói Bồ Đề (Bodhi) tức là Đại Trí. Nói chúng sinh (Satva) tức là phương tiện. Hai Pháp này vì chúng sinh mà có Sở Đắc

Thế Tôn! Nguyện Đức Phật nghe con nói Tâm Chú này. Ở trước mặt Đấng Như Lai muốn diễn nói, cũng vì bốn Bộ, các nhóm chúng sinh được an vui, được lợi ích. Lại cũng vì trừ điệt tội cho chúng sinh có tội ác khác”.

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: “Này ông! Chúng Sinh Thanh Tịnh nói Tâm Chú này cần phải biết thời, Như Lai tuỳ hỷ. Tâm Chú này ở đời vị lai, hành Bồ Tát Hạnh. Kẻ trai lành, người nữ thiện đối với Tâm Chú này nên tưởng như cha mẹ”.

Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ Tát chiêm ngưỡng Tôn Nhan chẳng tạm rời mắt, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Đức Phật đã hứa cho con nói Tâm Chú này, là nơi mà tất cả Bồ Tát nên cung kính lễ bái tôn trọng. Pháp Môn giải thoát viên mãn này làm cho nhiều người của Chúng được lợi ích lớn, được an vui. Vì thương xót nhiều người của chúng nên làm cho các Trời, Người, Thế Gian được niềm vui của đời

Nay con đỉnh lễ tất cả chư Phật ba đời cùng với Bồ Tát Tăng, Thanh Văn Duyên

Giác thuộc quá khứ hiện tại vị lai

Nay con đỉnh lễ tất cả Thánh Chúng thuộc hàng Chính Hạnh (Samyakpratipannānāṃ), Chính Hướng (Samyag-gatānāṃ)

Nay con đỉnh lễ Đại Trí Xá Lợi Phất (Śāriputra)

Nay con đỉnh lễ Di Lặc Thế Tôn, Bồ Tát Chúng Đẳng

Nay con đỉnh lễ Bản Sư A Di Đà Như Lai

Nay con đỉnh lễ ba báu thường trụ

Kính lễ Đấng Đại Từ Bi Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát Rồi nói Chú là:

1_ Đa điệt tha

2_ Án, hồng

3_ Giá la, giá la

4_ Chi lợi chi lợi

5_ Chu lô chu lô

6_ Ma ha ca lưu ni ca

7_ Tất lợi tất lợi

8_ Chi lợi chi lợi

9_ Tỳ lợi tỳ lợi

10_ Bát đầu ma ha tát đa

11_ Ca la ca la

12_ Cát lợi cát lợi

13_ Câu lô câu lô

14_ Ma ha thư đại tát đa bà

15_ Phật trước gia, phật trước gia

16_ Đà bà đà bà

17_ Cát nị cát nị

18_ Bát-la ma thư đại tát đa bà

19_ Ca la ca la

20_ Cát lợi cát lợi

21_ Câu lô câu lô

22_ Ma ha tát tha mạc bát-la bát-đa

23_ Giá la giá la

24_ Tỳ già la

25_ San già la

26_ Bát-la già la

27_ Y tra tra, y tra tra

28_ Bà la bà la

29_ Tỳ lợi tỳ lợi

30_ Phù lô phù lô

31_ Y hề di hề

32_ Ma ha ca lưu ni ca

33_ Ma ha bát già bát đế tỳ sa kiến la

34_ Sa la sa la

35_ Chá la chá la

36_ Ha la ha la

37_ Ha ha

38_ Hề hề

39_ Hủ hủ

40_ Án, ca sa bà la mạc tỳ sa đạt la

41_ Đạt la đạt la

42_ Địa lợi địa lợi

43_ Độ lô độ lô

44_ Đa la đa la

45_ Tát la tát la

46_ Bá la bá la

47_ Bà la bà la

48_ A la thấp-mê thất đa tát ha tát la

49_ Ba la đế mạn địa đa

50_ Xá lê la

51_ Thập hoà la, thập hoà la

52_ Đa ba đa ba

53_ Bà già bàn

54_ Tô ma địa để dạ

55_ Hiệt lý tỷ già noa

56_ Cư tỳ la

57_ Bà la hề miên đạt la

58_ Hiệt lý tỷ già noa

59_ Đề bà già noa

60_ Phộc lợi chí đa

61_ Già la noa

62_ Tô lô tô lô

63_ Chu lô chu lô

64_ Một lô một lô

65_ Tán nại cưu ma la

66_ Hầu lưu đạt la

67_ Bà sa bà

68_ Bỉ sớ nô đàn na đại

69_ Hiệt lý sử na dạ ca

70_ Bồ hô tỳ chỉ đa tỳ sa đạt la

7i_ Đạt la đạt la

72_ Địa lợi địa lợi

73_ Độ lô độ lô

74_ Tha la tha la

75_ Già la già la

76_ Dạ la dạ la

77_ La la la la

78_ Hà la hà la

79_ Mạt la mạt la

80_ Bạt la bạt la

81_ Bạt la đà dạ

82_ Tát mạn đa bà lô cát đa

83_ Tỳ lô cát đa

84_ Lô kê nhiếp hoà la

85_ Ma ê nhiếp bà la

86_ Mộ hô mộ hô

87_ Một lộ một lộ

88_ Một dạ một dạ

89_ Môn chá môn chá

90_ Hà la xoa, hà la xoa, mạc ma tả

91_ Tát bà bạt di phộc

92_ Tát bà ô bá đạt la tỳ phộc

93_ Tát bà ô bá tát kỳ phộc

94_ Tát bà yết la hề phộc

95_ Bà đà bàn đạt na

96_ Hạt la xả đát

97_ Sa ca la

98_ Hà kỳ nễ

99_ Ưu đà ca

100_ Tỳ sa

101_ Thiết đát đa la

102_ Bá lợi mô già ca

103_ Ca noa ca noa

104_ Cát nễ cát nễ

105_ Câu nô câu nô

106_ Già la già la

107_ Nhân địa lợi dạ

108_ Bà la bồ trừng già

109_ Chá đố, a lợi gia tát để dạ

110_ Tam bát la ca thích ca

111_ Đa mạc đa mạc

112_ Tam mạc tam mạc

113_ Mạc tát mạc tát, mạc ha đam mộ

114_ An đà ca la bỉ đà ma na

115_ Sát ba la mật đa, bát lợi bộ la ca

116_ Di lợi di lợi

117_ Tra tra tra tra

118_ Trà trà trà trà

119_ Tri tri tri tri

120_ Y ni dạ chiết mạc cật lợi đa

121_ Bát lợi ca la

122_ Y hề di hề

123_ Y thấp bà la

124_ Phù đa bàn giá ca

125_ Câu lưu câu lưu

126_ Ba la ba la

127_ Ca la ca la

128_ Ca tra ca tra

129_ Mạc tra mạc tra

130_ Tỳ du đà bỉ sa gia bà tư nễ

131_ Ma ha ca lưu ni ca

132_ Du tỳ đa dạ xã nho ba bỉ đa

133_ Hà la đát na, ma câu tra, ma la đạt la

134_ Tát bà thận nhược thất la tư

135_ Cát lợi đa ma câu tra

136_ Ma ha đại bồ đa

137_ Ca ma la cật-lợi đa

138_ Ca la đa la

139_ Trước na tam ma trước

140_ Tỳ mộc xoa

141_ Bát-la hàm tất đa

142_ Bà hô tát đoả san đa đế

143_ Bát lợi ba chá ca

144_ Ma ha ca lâu ni ca

145_ Tát bà yết ma bạt la bỉ thư đà ca

146_ Tát bà phộc địa bát la mô giá ca

147_ Tát bà tát đoả sa ma nhiếp bà sách ca

148_ Nam mô tố đổ đế

148_ Tô ba ha

*)TADYATHĀ: OṂ HŪṂ_ CARA CARA _ CIRI CIRI _ CURU CURU _

MURU MURU

MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA SIRI SIRI _ CIRI CIRI _ VIRI VIRI

MAHĀ-PADMA-HASTĀYA _KALA KALA _ KILI KILI _ KULU KULU

MAHĀ-ŚUDDHA-SATVĀYA BUDHYA BUDHYA _ BODHA BODHA _

KAṆA KAṆA _ KIṆI KIṆI _ KUṆU KUṆU

PARAMA-ŚUDDHA-SATVĀYA _KARA KARA _ KIRI KIRI _ KURU

KURU

MAHĀ-STHĀMA-PRĀPTĀYA CALA CALA _ SAṂCALA SAṂCALA _

VICALA VICALA _ PRACALA PRACALA _ EṬAṬA EṬAṬA _ BHARA BHARA _BHIRI BHIRI _ BHURU BHURU _ TARA TARA _ TIRI TIRI _ TURU TURU

EHYEHI MAHĀ-KĀRUṆIKA _ MAHĀ-PAŚUPATI-VEŚA-DHARA _

DHARA DHARA _SARA SARA _CARA CARA _ PARA PARA _ VARA

VARA _ HARA HARA _ HĀHĀ HĪHĪ HŪHŪ

OṂ_ KARA BRAHMA VAŚA-DHARA _ DHARA DHARA _ DHIRI

DHIRI _ DHURU DHURU _ TARA TARA _SARA SARA _ CARA CARA _ VARA VARA

RAŚMI-ŚATA- SAHASRA-PRATIMAṆḌITA-ŚARĪRA _ JVALA JVALA _

TAPA TAPA _ BHĀSA BHĀSA _ BHRAMA BHRAMA

BHAGAVAṂ SOMA- ĀDIYA- YAMA- VARUṆA_ KUBERABRAHMENDRA- ṚṢI-DEVA-GAṆA- ABHYĀRCITA-CARAṆA _ SURU SURU _ CURU CURU _ MURU MURU –GHURU GHURU

SANAKUT-KUMĀRA-KRODHA-DHĀRA- VĀSAVA-VIṢṆU-DHANADAVĀYVAGNI-DEVA- ṚṢINĀYAKA- BAHU-VIVIDHA- VEŚA-DHARA _ DHARA DHARA _ DHIRI DHIRI _ DHURU DHURU _ THARA THARA _

GHARA GHARA _ YARA YARA _ LARA LARA _ HARA HARA _ PARA

PARA _ MARA MARA _ VARA VARA

VARADĀYAKA- SAMANTA-AVALOKITA- VILOKITA- LOKEŚVARAMAHEŚVARA _ MUHU MUHU _ MURU MURU _ MUYA MUYA _ MUÑCA

MUÑCA _ RAKṢA RAKṢA (Xưng tên họ…….)_ SARVA-SATVĀNĀṂCA _

SARVA BHAYEBHYAḤ SARVA-UPADRAVEBHYAḤ SARVAUPASAGREBHYAḤ _ SARVA-GRAHEBHYAḤ _ BANDHA BANDHA TĀḌANA-TARJANA-RĀJA-TASKARA-AGNYUDAKA-VIṢA ŚASTRAPARIMOCAKA- KAṆA KAṆA _ KIṆI KIṆI _ KUṆU KUṆU _ CARA CARA _

CIRI CIRI _ CURU CURU

INDRIYA-BALABODHYAṂGA-CATUR-ĀRYASATYA-AṂPRAKĀŚAKA

_ TAMA TAMA _ ŚAMA ŚAMA _MASA MASA

MAHĀ-TAMONDHAKĀRA- VIDHAMANA- ṢAṬ_PĀRAMITĀ-

PARIPŪRAKA _ MILI MILI _ ṬAṬA ṬAṬA _ ṬHAṬHA ṬHAṬHA _ ṬIṬI ṬIṬI _ ṬUṬU ṬUṬU

EṆEYACARMA-KṚT-PARIKARA _ EHYEHI_ ĪŚVARA-BHŪTA-GAṆASAṂBHAÑJAKA _ KURU KURU _ PARA PARA _ CARA CARA _ SARA

SARA _ KARA KARA _ KAṬA KAṬA _PAṬA PAṬA _ MAṬA MAṬA VIŚUDDHA-VIṢAYA-NIVĀSINA- MAHĀ-KĀRUṆIKA _ ŚVETAYA-

JNOPAVĪTA- RATNA-NUKUṬA-MĀLĀ-DHARA _ JAṬA-MUKUTA-MAHĀUDBHUTA-KAMALA _ KṚTA-KARA-TALA- DHYĀNA-SAMĀDHI-VIMOKṢĀPRAKAṂPYA _ BAHU-SATVA-SAṂTATI- PARIPĀLAKA-MAHĀ-KĀRUṆIKA

_ SARVA-KARMA-ĀVARAṆA VIŚODHAKA _ SARVA-VYĀDHI

PRAMOCAKA_ SARVA-SATVA-AŚĀYA PARIPĀRAKA _ SARVA-SATVA-

SAMA-AŚVA-KARA NAMOSTUTE SVĀHĀ

Chú này, tuỳ tụng liền thành.

Một ngày ba thời, trong mỗi một thời tụng 108 biến sẽ hay trừ diệt tội nặng 5 Nghịch với các nghiệp chướng.

Lúc đốt hương Trầm Thuỷ muốn kết Giới thời chú vào nước, hoặc chú vào tro, hoặc chú vào hạt cải trắng, hoặc chú vào bốn cây gỗ Tử Đàn, đều chú 7 biến rồi đóng ở bốn phương.

Tất cả bệnh sốt rét, nóng lạnh. Làm sợi dây Chú (Chú Sách), tụng 21 biến rồi buộc dưới cổ họng liền được trừ khỏi tất cả các bệnh. Hoặc chú vào bơ, hoặc chú vào dầu, hoặc chú vào nước… đều chú 21 biến xong, rồi uống vào.

ếu muốn phá Chú Trớ do người khác làm. Làm hình tượng người ấy, hoặc bằng miến, hoặc bằng bùn, hoặc bằng sáp. Nên dùng thép đã tôi luyện làm con dao rồi chặt hình ấy thành từng đoạn.

Neu có người bị sợ hãi, muốn hộ thân. Nên làm sợi dây Chú đeo ở trên thân.

Nếu có người bị bệnh đau bụng. Chú vào nước rồi cho uống.

Nếu có người bị trùng độc hoặc bị rắn cắn. Nên dùng Đồ Chú (chú vào vật dùng xoa bôi) rồi xoa bôi

Nếu có người bị bệnh đau mắt. Lấy chỉ màu trắng làm sợi dây Chú rồi đeo trên lỗ tai người ấy

Nếu người bị đau răng. Lấy cây Ca La Tỳ La (Karavīra), chú vào 21 biến sau đó nhai nhấm, chà xát cái răng ấy.

Nếu muốn làm Đại Giới. Lấy chỉ năm màu, chú vào 21 biến, lấy bốn cây gỗ Tử Đàn làm cái cọc rồi buộc sợi dây ở trên cây cọc rồi ràng lại. Xong đem đóng ở bốn góc liền thành Đại Giới.

Ở nơi đáng sợ, chốn kinh hãi, muốn Hộ Thân. Nên làm sợi dây Chú đeo vào rồi đi. Hoặc chú vào nước rưới vảy, hoặc chú vào tro dùng rải tán trên chốn ấy.

Nếu có Quỷ ám, lấy chỉ năm màu làm sợi dây Chú đeo vào, hoặc cột buộc trên thân thể.

Tất cả bệnh nóng lạnh. Lấy chỉ màu trắng, chú vào 21 biến làm sợi dây Chú, đeo vào rồi đi.

Nếu bị tất cả mọi loại nhọt ác. Lấy Tất Bạt đâm giã nghiền thành bột rồi hoà với Mật, chú vào 21 biến rồi xoa bôi trên nhọt ấy

Nếu có người bị đau mắt. Lấy nước nóng thơm, hoặc nước cam thảo nóng, chú vào 21 biến rồi rửa hai con mắt.

Nếu có người bị đau tai. Đun nấu dầu rồi chú vào 21 biến, nhỏ dính trong lỗ tai.

Tất cả nơi đấu tranh, tất cả quan phủ, tất cả nơi sợ hãi. Lấy nước, chú vào 21 biến rồi lau rửa mặt.

Nếu trong nước có bệnh dịch lớn, hoặc thành ấp thôn xóm cho đến trong nhà. Nên làm Đạo Trường, dùng phân bò xoa tô mặt đất, lấy nước nóng thơm rưới rải mặt đất, ở bốn góc để bình nước mới sạch, đem mọi loại hoa để trong cái bình ấy, lại đem mọi loại hoa rải lên chỗ của Đạo trường, cầm mọi loại thức ăn uống thơm ngon đẹp đẽ, lại dùng mọi thứ cỏ sạch rải bày làm Đạo Trường, bên trên để thức ăn với các quả trái, ở bốn góc dùng bột gạo làm chén đèn… an bày sạch sẽ, tác Chú đốt các Diệu Hương, dùng vật rất thắng thượng mà làm cúng dường.

Vị Chú Sư ấy dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo mới sạch, ở trên Toà ấy bày thịt sạch mới rồi ngồi trên chỗ ấy, tụng trì Chú này thời tất cả tai biến liền được tiêu diệt.

Nếu có người bị bệnh nặng. Đem nước trong cái bình ấy, chú vào rồi rưới vảy lên người đó. Phàm nơi đã rưới vảy liền được diệt trừ tất cả bệnh dịch. Chỗ các Quỷ tôn trọng, tất cả nơi có sự sợ hãi… dùng nước rưới vảy đều được trừ khỏi

Nếu có người bị Cấm Chú của kẻ khác. Mài Chiên Đàn, chú vào 21 biến rồi xoa bôi trên trái tim của người ấy, liền được trừ khỏi.

Nếu muốn trừ diệt tất cả nghiệp chướng với tội nặng năm Nghịch, thường tụng đừng ngừng.

Nếu trong nhà có bệnh dịch, hoặc bị Quỷ Thần gây nhiễu loạn nhà ấy. Nên lấy 108 hoa sen, mỗi một hoa sen đều Chú một biến rồi ném vào trong lửa, liền được trừ khỏi.

Nếu muốn lấy tâm ý của tất cả chúng sinh. Nên lấy 108 khúc Chiên Đàn, dài hai thốn, một khúc chú một biến rồi ném vào trong lửa.

ếu muốn trị tất cả bệnh Quỷ Mỵ với nơi có sự sợ hãi. Nên lấy cỏ Xà Gia (Jaya: Tạ Thảo Căn), cỏ Tỳ Xà Gia (Vijaya), Na Củ Lê (Nākulì), cỏ Kiền Đà Na Cú Lê (Gandha-nākulì), cỏ Giá Liên Ni (Dhāraṇī), cỏ A Bà Gia Ba Nễ (Abhayapaṇi), cỏ Nhân Đà La Ba Ni (Indrapaṇi), Đa Ca La (Tagara), Chước Ca La (Cakrā), Ma Ha Chước Ca La (Mahā-cakrā), Tỳ Sớ Nộ Kiền Đa (Viṣṇu-krāntā),Tô Ma La (Somarājī:

Chi Tử), Tô Nan Đà (Sunanda)…… đem các cỏ như vậy đâm, giã, sàng lọc rồi làm Mạt Tế La Chi ,lấy nước hoà làm viên như hạt táo lớn, chú vào 108 biến. Hoặc để trên đầu, hoặc cột ở bàn tay rồi đi thì tất cả bệnh Quỷ, tất cả bệnh dịch chẳng thể gây hại.

Nếu có con nít bị vướng bệnh Quỷ với bệnh dịch, ở nơi đáng sợ. Đem một viên đeo ở dưới cổ họng.

Nếu có người nữ do Phước mỏng, khó lấy chồng hoặc có các bệnh. Lấy viên thuốc này hoà với nước rồi tắm gội. Liền trừ tướng ác, tối diệu tối thắng, tuỳ ý không có nạn.

Nếu có người nữ chẳng sinh con trai. Cầm một viên thuốc đeo ở cổ, liền sinh được con trai

Trong tất cả nơi đáng sợ, đều làm Đại Hộ.

Nếu có người bị Trùng thời thuốc này cũng hay phá được. Hành Giả đeo thuốc chẳng bị lửa thiêu đốt, các nạn.

Nếu bị nhọt ác, cầm thuốc này xoa bôi lên, liền được trừ khỏi

Nếu có người bị các việc ác áp bức, đeo thuốc này liền nương theo trừ nạn.

Nếu có người muốn trừ gió ác, mưa ác. Chú vào nước 21 biến rồi rải khắp bốn phương, liền ngưng được mưa gió.

Nếu gặp mưa đá lớn, lấy một cành cây, hành chú rồi đánh từ xa

Quán Thế Âm Tâm Chú này tuy chẳng thọ trì, chỉ tụng cũng hay phá tất cả nghiệp chướng, hay thành tất cả việc, đều được thành tựu.

Nếu có người trì Chú này. Người ấy nên dệt một tấm lụa trắng rộng năm thước, dài một trượng, chẳng được cắt đứt,kết sợi này với sợi kia. Tấm lụa ấy, nên vẽ làm một tượng Phật, trong màu vẽ đừng dùng keo làm bằng da thú, nên dùng hương với sữa hoà màu sắc để vẽ.Ở bên phải vẽ tượng Quán Thế Âm, dáng như Ma Hề Thủ La Thiên, (Maheśvara) tóc trên đều đều như ốc xoắn, đầu đội mão hoa, trên vai nên vẽ tấm da hươu đen che trên vai trái, trên thân phần khác nên vẽ làm mọi loại Anh Lạc.

Thợ vẽ ấy nên giữ Bát Quan Trai, đừng ăn thức ăn tạp, một ngày riêng dùng nước nóng thơm tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo sạch.

Người trì chú ấy nên an Tượng ơ nơi thanh tịnh. Trước tượng, dùng phân bò xoa tô đất, bốn phương ngang bằng, dài rộng khoảng một trượng sáu thước. Bên trong Đàn Trường ấy rải hoa thuần màu trắng, để tám bình nước đều chứa một đấu, đều khiến mới sạch, chứa đầy nước nóng thơm. Lại đem mọi loại hoa để bên trong cái bình ấy, an cỏ sạch, dựng tám cái toà cỏ, an trí tám phương , làm tám phần thức ăn để trên toà cỏ ấy. Sau đó dùng 64 phần thức ăn, mỗi mỗi đều dùng mọi loại ngon tốt đẹp đẽ. Vật dụng đựng thức ăn khác đều bày vòng quanh rộng lớn khắp. Chỉ trừ ngũ Tân, rượu thịt. Ngoài ra, vật có thể dùng thảy đều đầy đủ.

Nếu người muốn Chú. Nên ba ngày ba đêm nhịn ăn, đốt hương Trầm Thuỷ. Người trì chú ấy dùng nước nóng thơm tho, ba thời tắm rửa. Lúc đi đại tiểu tiện thời nên tắm gội. Nếu chẳng thể làm ba ngày ba đêm thì chỉ cần một ngày một đêm nhịn ăn, nên ăn ba loại thức ăn màu trắng: Sữa, Lạc, gạo tẻ. Ngay trước mặt tượng ấy, quỷ thẳng lưng, bày thức ăn uống xong, nên tụng Chú 1008 biến. Khi ấy Hành Giả ở ngay trước mặt Tượng, liền thấy thân mình xuất ra ánh sáng lớn giống như lửa nóng. Đã tự nhìn thấy xong, sinh tâm rất vui mừng cho đến Quán Thế Âm Bồ Tát tự đi đến, hiện thân. Tuỳ theo tâm nguyện của kẻ ấy thảy đều ban cho.

ếu muốn ẩn thân, nên lấy Thư Hoàng hoặc Thạch Đại, đâm giã cho vỡ nát thành bột nhỏ mịn không đặc rít,ở ngay trước Tượng, chú 1008 biến rồi bôi lên con mắt, liền được ẩn thân, nương theo hư không mà đi. Lại được Tam muội tên là Bất Không Trí Kiến Tại Trang Nghiêm.

Làm Pháp như vậy xong, sau đó phàm mọi việc đã làm đều được thành tựu. Đây là Pháp Trì Chú. Nay Ta nói xong”.

Khi Đức Phật nói Kinh xong, thời Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát với các Thiên Tử của cõi Tịnh Cư, Sa Bà Thế Giới Chủ Đại Phạm Thiên Vương cùng với các chúng Bồ Tát, các chúng Thanh Văn, tất cả Đại Chúng, người dân… nghe Quán Thế Âm Bồ Tát đối trước Đức Phật nói Kinh này thảy đều rất vui vẻ, phụng hành.

KINH BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH CHÚ

_Hết_

15/09/2009