KINH ẤM TRÌ NHÁP
Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư An Thế Cao, người nước An Tức
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

 QUYỂN THƯỢNG

Sự thực hành kinh Phật cũng như sự giáo hóa khuyên bảo đều ở tại ba bộ phận cùng hợp tác. Những gì là ba?

  1. Năm ấm.
  2. Sáu
  3. Sắc
  4. 2. Thống dương.
  5. Tưởng.
  6. Hành.
  7. Thức.

Đó là năm ấm.

Sắc ấm gọi là mười hiện sắc nhập. Mười hiện sắc nhập là?

  1. Mắt.
  2. Sắc.
  3. Tai.
  4. Âm thanh.
  5. Mũi.
  6. Hương.
  7. Lưỡi
  8. Vị.
  9. Thân.
  10. Vui.

Đó là mười hiện sắc nhập. Đó gọi là sắc chủng.

Thống chủng là những gì?

Thống chủng là sáu sự đau đớn của thân:

  1. Mắt biết đau.
  2. Tai biết đau.
  3. Mũi biết đau.
  4. Lưỡi biết đau.
  5. Thân biết đau.
  6. Tâm biết đau.

Đó là sáu sự đau của thân, gọi là thống chủng.

Tư tưởng chủng là những gì?

Tư tưởng chủng là sáu tư tưởng của thân:

  1. Tưởng sắc.
  2. Tưởng thanh.
  3. Tưởng hương.
  4. Tưởng vị.
  5. Tưởng cánh xúc.
  6. Tưởng pháp.

Đó là sáu tư tưởng của thân, gọi là tư tưởng chủng.

Hành chủng là những gì?

Hành chủng gọi là sáu cảm xúc của thân:

  1. Tiếp xúc sắc.
  2. Tiếp xúc thanh.
  3. Tiếp xúc hương.
  4. Tiếp xúc vị vị.
  5. Tiếp xúc sự láng mịn xúc.
  6. Tiếp xúc pháp pháp.

Đó là sáu cảm xúc của thân. Đó gọi là hành chủng.

Thức chủng là những gì?

Thức chủng là sáu thức của thân: nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, tâm thức. Đó là sáu thức của thân, gọi là thức chủng. Đó gọi là năm thứ ấm. Phải biết năm ấm đó từ đâu mà biết là phi thường, khổ, không, phi thân? Từ sự biết này cũng có hai, một là tuệ biết, hai là đoạn biết.

Từ tuệ biết là những gì? Là chẳng phải thường, khổ, không, phi thân. Đó là từ tuệ biết.

Từ đoạn biết là những gì? Ái dục đã đoạn thì đó là từ đoạn biết.

Dáng mạo của ấm là những gì? Tích chứa là dáng mạo của âm, tức là dáng mạo của ấm. Ví như loài vật gọi là loài vật, loài cây gọi là loài cây, loài lửa gọi là loài lửa, loại nước gọi là loại nước… Tất cả năm ấm cũng như vậy.

Có mười tám bản trì. Mười tám bản trì là những gì?

  1. Mắt.
  2. Sắc.
  3. Thức.
  4. Tai.
  5. Thanh.
  6. Thức.
  7. Mũi.
  8. Hương.
  9. Thức.
  10. Lưỡi.
  11. Vị.
  12. Thức.
  13. Thân.
  14. Cánh.
  15. Thức.
  16. Tâm.
  17. Pháp.
  18. Thức.

Đó gọi là mười tám bản trì. Đã biết những bản trì đó rồi từ đâu mà biết là phi thường, khổ, không, phi thân, đó là biết. Từ sự biết này cũng có hai biết: một là từ tuệ biết, hai là từ đã đoạn biết.

Từ Tuệ biết là những gì? Là phi thường, khổ, không, phi thân. Đó là tự Tuệ biết.

Từ đoạn biết là những gì? Ái dục đã chặt đứt, đó là từ đoạn biết. Sự biết đó đầy đủ. Đầy đủ là những gì? Hoặc nói rằng, không còn nữa là đầy đủ. Đã không còn nữa thì khiến cho mắt sáng nhìn thấy ánh sáng.

Một là hành giả nói thế rồi thì đoạn dứt gốc của mắt, gốc của tai. Nói khắp cùng như vậy là bản trì. Ví như người này bị nóng nhiều, như vậy gọi là cùng khắp. Thí dụ, đó là đầy đủ.

Cũng có mười hai nhập. Những gì là mười hai? Tự thân có sáu và bên ngoài có sáu.

Tự thân có sáu là những gì? Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đó là sáu nhập của tự thân.

Bên ngoài có sáu là những gì? Là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đó là mười hai nhập.

Tất cả từ đâu mà biết là phi thường, khổ, không, phi thân?

-Chính là sự biết này mà cũng có hai biết, một là từ tuệ biết, hai là từ đoạn biết.

Từ tuệ hiểu biết là những gì? Là phi thường, khổ, không, phi thân thân. Đó là từ tuệ biết.

Từ đoạn biết là gì? Ái dục đã đoạn thì đó là từ đoạn biết.

Nhập là gì? Biết rõ từ đó mà đến thì gọi là nhập. Từ nhập đến biết. Ví như từ chỗ vàng nhập gọi là kim địa, từ chỗ bạc nhập gọi là ngân địa. Như vậy mỗi mỗi đều ứng với sở tùng, sở nhập như thí dụ này. Từ như vậy có như vậy. Như vậy là từ chỗ ý niệm mà có việc gây nên tội khổ. Như vậy từ chỗ đạt đến, đó là từ những nhập này, cũng có từ những nhập này. Ví như vị vua có chỗ nhập, có tên thì cũng như vậy. Vì có bốn Đế: Khổ, Tập, Tận, Đạo nên Khổ là quan trọng vì thân ngữ cũng nghĩ đến, Tập gọi là quan trọng vì si là sự yêu thích thế gian. Tận gọi là quan trọng vì tuệ cũng giải thoát. Đạo gọi là quan trọng vì chỉ cũng là quán.

Đạo cũng có pháp kinh Ba mươi bảy phẩm: Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám thứ Đạo hạnh của bậc Hiền giả, là pháp kinh Ba mươi bảy phẩm mà chư Phật quá khứ cũng có, chư Phật vị lai cũng có. Bích-chi-phật cũng từ đó mà được đạo độ thế. Đệ tử của chư Phật cũng từ đó mà được đạo vô vi độ thế.

Bốn Ý chỉ là những gì?

Hoặc thấy Tỳ-kheo tự quán thân và tướng của thân mà hành chỉ. Hoặc quán ngoại thân và tướng của thân mà hành chỉ. Hoặc quán nội ngoại thân và tưởng của thân mà hành chỉ. Đoạn hết ý niệm để khước từ tâm si của thế gian.

Phương tiện quán thông và tướng của thông mà hành chỉ. Quán ngoại thông và tướng của thông mà hành chỉ. Quán nội ngoại thông và tướng của thông mà hành chỉ. Đoạn hết ý niệm để khước từ tâm si của thế gian.

Phương tiện tự quán và tướng của ý, ý mà hành chỉ. Quán ngoại ý và tướng của ý mà hành chỉ. Quán nội ngoại ý và tướng của ý mà hành chỉ. Đoạn hết ý niệm để khước từ tâm si của thế gian.

Phương tiện tự quán pháp và tướng của pháp mà hành chỉ. Quán ngoại pháp và tướng của pháp mà hành chỉ. Quán nội ngoại pháp và tướng của pháp mà hành chỉ. Đoạn hết ý niệm để khước từ tâm si của thế gian.

Những gì là theo bốn Ý chánh đoạn?

Hoặc có Tỳ-kheo chưa sinh ra tệ ác thì ý pháp phát khởi phương tiện khiến cho chẳng sinh, khuyên ý chẳng bỏ hạnh phương tiện, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tan ác ý. Đó là ý đoạn thứ nhất.

Tỳ-kheo đã sinh ra tệ ác thì ý phát khởi pháp thanh tịnh muốn chặt đứt, khuyên ý cầu hạnh phương tiện, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tán ác ý. Đó là ý đoạn thứ hai.

Tỳ-kheo chưa sinh ra pháp thanh tịnh thì khuyến ý phát khởi phương tiện khiến cho sinh ra hạnh, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tán ác ý. Đó là ý đoạn thứ ba.

Tỳ-kheo đã sinh pháp thanh tịnh thì khiến ghi nhớ chẳng quên, khiến cho chẳng giảm chẳng những khiến cho hành đủ mà còn phát khởi hạnh phương tiện, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tán ác ý. Đó là ý chánh đoạn thứ tư.

Những gì là bốn Thần túc?

Đó là:

Dục định đoạn sinh tử tùy hành tăng thần túc: Ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Đó là thần túc thứ nhất.

Tinh tấn định đoạn sinh tử tùy hành tăng thần túc: Ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Do bất tiện ý sinh khiến lìa bỏ. Đó là thần túc thứ hai.

Ý định đoạn sinh tử tùy hành tăng thần túc: Ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Do bất tiện ý sinh khiến lìa bỏ. Đó là thần túc thứ ba.

Giới định đoạn sinh tử tùy hành tăng thần túc: ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Do bất tiện, ý sinh khiến lìa bỏ. Đó là thần túc thứ tư.

Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc là đã nói đủ rồi.

Những gì là năm căn? Tín căn, Tinh tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn. Đó là năm Căn. Căn đó ứng với nghĩa nào? Căn là nghĩa của căn? Thuộc là nghĩa của Căn? Có thể vui là nghĩa của Căn! Chẳng làm đồng việc là nghĩa của Căn. Đó gọi là nghĩa của Căn.

Những gì là năm Lực? Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực. Đó gọi là năm Lực. Lực đó ứng với nghĩa nào? Không có gì có thể hoại được là nghĩa của Lực, có sự ích lợi là nghĩa của Lực, có gan góc là nghĩa của Lực, có thể được nương nhờ là nghĩa của Lực. Đó gọi là nghĩa của Lực.

Có bảy Giác ý. Những gì gọi là bảy Giác ý?

  1. Niệm giác ý.
  2. Pháp phân biệt quán giác ý.
  3. Tinh tấn giác ý.
  4. Ái khả giác ý.
  5. Ỷ giác ý.
  6. 6. Định giác ý.
  7. Hộ giác ý.

Đó gọi là bảy Giác ý.

Có sự đắc đạo là do tám thứ đạo hạnh. Những gì là tám?

  1. Thấy đúng.
  2. Hành đúng.
  3. Nói đúng.
  4. Việc làm đúng.
  5. Sinh sống đúng.
  6. Phương tiện đúng.
  7. Ý nghĩ đúng.
  8. Định tâm đúng.

Tám thứ đạo hạnh hợp làm ba loại:

  1. Giới.
  2. Định.
  3. Tuệ chủng.

Nói đúng, làm đúng, sinh sống đúng, đó gọi là Giới. Phương tiện đúng, Nghĩ đúng, định đúng đó gọi là Định. Thấy đúng, hành đúng, đó gọi là Tuệ.

Tất cả đều từ những sự dạy răn đó, khiến cho chẳng những dạy giới, khiến cho chẳng những dạy ý, khiến cho chẳng những dạy tuệ. Mà với định chủng đó, Tỳ-kheo làm bật gốc ác sân nhuế, lành tan kết sử sân nhuế, làm lành ghẻ lở giận dữ, làm biết khổ đau, làm qua khỏi Dục giới. Với Định chủng đó, Tỳ-kheo làm bật gốc ác sân nhuế, làm tan dục kết, làm lành ghẻ lở dục, làm biết vui, khổ, làm qua khỏi sắc giới.

Tuệ chủng đó, Tỳ-kheo làm bật gốc ác ngu si, làm tan kết ngu si, làm lành ghẻ lở kiêu mạn, làm biết chẳng vui, chẳng khổ, làm  qua được cõi Vô sắc. Đó là ba thứ mà Tỳ-kheo làm bật tung ba gốc ác, làm tan rã ba sử ác, làm lành bốn thứ ghẻ lở, biết ba nỗi đau, qua ba cõi.

Những gì là mười hai thứ? Từ cầu đúng như cầu v.v… sinh ra. Từ si nhân duyên khiến cho có hành, từ hành khiến cho có thức, từ thức khiến cho có danh tự, từ danh tự khiến cho có lục nhập, từ lục nhập khiến cho có trí, từ trí khiến cho có thông dương, từ thông dương khiến cho có ái, từ ái khiến cho có thọ, từ thọ khiến cho có hữu, từ hữu khiến cho có sinh, từ sinh khiến cho có lão tử, ưu bi khổ chẳng thể hết. Đầy đủ, Khổ chủng như vậy là trở thành Tập.

Si đã hết thì hành liền hết. Hành đã hết thì thức liền hết. Thức đã hết thì danh tự liền hết. Danh tự đã hết thì lục nhập liền hết.

Lục nhập đã hết thì trí hết. Trí đã hết thì thông dương liền hết. Thống dương đã hết thì ái liền hết. Ái đã hết thì thọ liền hết.

Thọ đã hết thì hữu liền hết. Hữu đã hết thì sinh liền hết. Sinh đã hết thì lão tử liền hết. Lão tử đã hết thì ưu, bi, khổ, si chẳng thể hết liền hết. Như vậy Khổ chủng đầy đủ liền được hết.

Si đó gọi là chẳng biết bốn Đế đúng như nó có, chẳng hiểu, chẳng thấy, chẳng tương ứng, chẳng thọ, chẳng hiểu, chẳng hiểu nguồn gốc. Đó gọi là si.

Si đó duyên với hành là những gì? Là sáu vọng thọ. Những gì là sáu? Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó là sáu vọng thọ của thân. Đó gọi là hành.

Hành đó duyên với thức là sáu thức của thân: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm, đó gọi là sáu thức của thân.

Thức đó duyên với danh tự. Tự là sắc, danh là bổn thứ chẳng phải sắc ấm: Thống, tưởng, hành, thức, đó là danh, sắc là gốc của bốn đại: Đất, nước, lửa, gió đó. Trên là danh, bốn thứ này là sắc. Hai cái này chung liền nhau là danh tự.

Danh tự đó duyên với sáu nhập của thân là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Đó gọi là thân thọ lục nhập.

Lục nhập đó nhân duyên với sáu tư vọng của thân: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Đó gọi là sáu tư vọng của thân.

Tư vọng đó duyên với sáu thông dương của thân: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Đó gọi là sáu thống của thân.

Thống đó duyên với sáu ái của thân: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Đó là sáu ái của thân.

Ái đó duyên với thọ tức là bốn thọ:

  1. Dục thọ.
  2. Kiến kết thọ.
  3. Giới nguyện thọ.
  4. Thân kết hành thọ.

Đó gọi là bốn thọ.

Thọ đó duyên với hữu, tức là ba hữu:

  1. Dục giới.
  2. Sắc giới.
  3. Vô sắc giới.

Đó gọi là ba hữu.

Hữu đó duyên với sinh tức là năm ấm, sáu trì, sáu nhập ở trên, đã có đúng như có sinh tụ, đã đến mà rơi vào phân biệt căn thì đã nhập vào hữu. Đó gọi là sinh tửẾ Vì những gì gọi là người? Có sự tồn tại của con người, tồn tại rồi qua đi, đã qua đi thì tan hoại! Khi chết thì sáu căn của thân mạng này đã bế tắc. Đó là chết. Trước vốn là già, thì sau tất nhiên là chếtễ Vậy nên gọi là lão tử.

Tướng si là gì? Là trong tối thấy tối, như có mà chẳng hiểu được khiến cho từ đó rơi vào chỗ tướng hành.

Tướng hành là gì? Là cái khiến cho về sau lại có, đó là tướng hành. Trên từ đó phát khởi khiến cho từ đó rơi vào thức xứ.

Tướng thức là gì? Là nhận thức vật, nhận thức việc, đó là tướng của thức. Làm cho từ đó rơi vào danh tự xứ.

Tướng danh tự là gì? Là đều nhờ cậy, đó gọi là tướng danh tự. Làm cho từ đó rơi vào lục nhập xứ.

Tướng của lục nhập là gì? Là phân biệt căn, đó là tướng của lục nhập. Làm cho từ đó rơi vào tư vọng xứ.

Tướng của tư vọng là gì? Là tụ hội nhau lại sinh. Đó là tướng của tư vọng. Làm cho từ đó rơi vào thông dương xứ.

Tướng của thông dương là gì? Là trở nên giác. Đó là tướng

Thống dương. Làm cho từ đó rơi vào ái xứ.

Tướng của ái là gì? Là phát khởi và đi đến, đó là tướng của ái. Làm cho từ đó rơi vào thọ xứ.

Tướng của thọ là gì? Là thọ trì. Đó là tướng của thọ. Làm cho từ đó rơi vào hữu xứ.

Tướng của hữu là gì? Làm cho rơi vào ngần ấy chỗ. Đó là tướng của hữu. Làm cho từ đó rơi vào sinh xứ.

Tướng của sinh là gì? Là đã có năm ấm. Đó là tướng của sinh. Làm cho từ đó rơi vào lão xứ.

Tướng của lão là gì? Là làm cho trở nên chín muồi. Đó là tướng của lão. Làm cho từ đó rơi vào tử xứ.

Tướng của tử là gì? Là mạng căn hết. Đó là tướng.tử. Làm cho từ đó rơi vào khổ xứ.

Tướng của khổ là gì? Là thân qua mau. Đó là tướng khổ. Làm cho từ đó rơi vào “bất khả xứ”.

Tướng của “bất khả” là gì? Là tâm ý qua nhanh. Đó là tướng bết khả. Làm cho từ đó rơi vào lo âu áy náy.

Tướng của lo âu là gì? Là lo cho năm ấm. Làm cho từ đó đến rơi vào chỗ buồn rầu.

Tướng sầu bi là gì? Là miệng phát ra tiếng nói khiến cho trở nên sầu bi buồn bã. Buồn bã là sầu bi, sầu bi cũng là buồn bã.

Chín tuyệt xứ là tất cả hạnh ác hợp làm một nhóm. Từ đó lưu hành có hai gốc, từ đó có tội kết là ba gốc ác, cũng có bốn điên đảo. Tội kết hai gốc đó là những gì? là Si, Đọa.

Nếu có là thì gọi là hai gốc. Ba gốc ác là những gì?

  1. Tham dục.
  2. Sân nhuếằ
  3. Si hoặc.

Đó gọi là ba gốc ác.

Có bốn điên đảo. Những gì là bốn điên đảo? Chẳng phải thường nghĩ là thường. Đó là tư tưởng đảo, là ý đảo, là kiến đảo. Đó là một điên đảo. Cho khổ là vui; chẳng phải thân là thân; bất tịnh là tịnh là tư tưởng, ý, kiến điên đảo như trên đã nói. Đó là bốn điên đảo.

Si đó gọi là chẳng hiểu biết bốn Đế, chẳng tuệ, chẳng thấy, chẳng tương ứng, chẳng nhận biết là ác. Đó là si.

Hữu ái kia là gì? Bi dục của thế gian dẫn đi chẳng bỏ. Đó là hữu ái. Đó gọi là hai gốc.

Gốc của tham dục kia là gì? Là những loại tham vốn có như là trân bảo kỳ lạ, của cải kỳ lạ, việc trang nghiêm kỳ lạ, là có sự ganh ghét đối với những thứ kỳ lạ đó. Tham có thể tham dục, có thể đến tướng ái, tướng bi ai của ái đến chẳng bỏ. Đó là gốc tham ác. Gốc này là ai? Là sở hữu tham, là thân chẳng phải pháp hành, miệng chẳng phải pháp hành, tâm chẳng phải pháp hành, cũng là những thứ còn lại liền qua đến việc làm ác. Ý niệm là gốc pháp. Vậy nên gọi gốc tham ác.

Sân nhuế kia chẳng phải gốc pháp là những gì? Là ở tại con người, là ở tại hành động. Tướng của nhuế là nổi giận chẳng nhẫn nhịn, chẳng hay biết. Nhân duyên sân làm sân nhuế phát khởi lời phê bình mà nghĩ chẳng được, nói chẳng được. Việc nghĩ, nói chẳng tốt khiến cho ý khước từ. Đó là sân nhuế chẳng phải là gốc pháp. Gốc đó là gì mà chẳng phải là gốc pháp? Là tội của thân, tội của lời nói, tội của tâm; cũng còn cái khác liên quan với ý niệm là gốc pháp này. Vậy nên sân chẳng phải gốc pháp.

Si hoặc chẳng phải gốc pháp kia là những gì? Chẳng biết bốn Thánh đế đúng như nó có, chẳng hiểu, chẳng thấy, chẳng tương ưng, chẳng biết nhận, cho là phi pháp; hoặc theo, hoặc thọ nhận, hoặc tại, hoặc chẳng hiểu biết, hoặc si tối ở tại tốì, che phủ khiến cho tối, khiến cho không có mắt, khiến cho tuệ hoại, biết tận, chẳng thể đạt đến vô vi độ thế, đó là si hoặc chẳng phải gốc pháp hành. Gốc đó là gì? Là hoặc chẳng phải pháp, việc làm của thân, việc làm của khẩu, việc làm của tâm, cũng cùng tương trợ cho phi pháp. Điều mà ý nghĩ chẳng phải là gốc pháp. Đó gọi là gốc phi pháp của si hoặc.

Si kia phải biết. Đảo cũng phải biết. Sở đảo phải biết. Do sở  đảo phải biết! Si có một đảo, từ một đảo thành bốn đảo và từ sở hữu thành ba đảo. Một đảo là gì? Là đối hay thọ, phi thường cho là thường, khổ cho là vui, chẳng phải thân cho là thân, chẳng tịnh cho là tịnh. Đó là một đảo.

Những gì là bốn đảo? Đó là thân, thống, ý, pháp. Đó là bốn đảo.

Những gì là ba đảo?

  1. 1. Tưởng.
  2. Ý.
  3. Kiến.

Đó là ba đảo khiến cho ý căn dính mắc với hoặc sắc hoặc tượng làm thọ tưởng. Đó là dục tưởng. Do vì có dục tưởng theo nhau lâu chẳng đoạn, nên ở ý niệm thì gọi là dục niệm chủng. Nếu sở tưởng kia phân biệt thọ thì đó gọi là tưởng đảo. Ý si hoặc kia như chẳng có thọ thì sở tùng chẳng tương ứng với sự nhận biết, đó gọi là ý đảo. Cho nên thọ chẳng bỏ ý niệm về sắc, bất tịnh mà ý cho là tịnh, nghe vừa ý rồi thì đến nhanh để được thấy. Đó gọi là kiến đảo.

Cái đã thấy đó là tướng phân biệt thì phải là mười hai đảo. Những gì là mười hai? Tại thân có ba, tại thống dương có ba, tại ý có ba, tại pháp có ba. Tưởng đảo có bốn, ý đảo cũng có bốn, kiến đảo cũng có bốn, cũng là ở tại nhân duyên tương hội với sắc tại nhập khiến cho trở thành mười hai đảo. Thân ba, thông dương ba, ý ba, pháp ba hợp làm mười hai đảo. Vì sáu lần như vậy là bảy mươi hai đảo. Từ gốc được nhân duyên, khởi dậy theo nhân duyên, nhiều ít không có lường, chẳng thể tính. Ớ tại con người không có số, không có số đảo. Năm ấm đó là bốn cái có của thân. Do có sắc ấm là thuộc về thân. Do có thông dương ấm là thuộc về thông thân. Do có thức ấm là thuộc về ý thânẵ Do có tưởng ấm, cũng như hành ấm là thuộc về Pháp thân. Do có năm ấm này nên khiến cho thọ bốn cái có của thân nhân duyên.

Thân kia chẳng tịnh mà cho là tịnh thì đó là thân điên đảo. Thống khổ kia mà cho là vui thì đó là thống đảo. Ý kia chẳng phải thường mà cho là thường thì đó là ý đảo. Pháp kia chẳng là thân mà cho là thân thì đó là pháp đảo. Vì muốn làm chính bốn điên đảo nên Đức Phật hiện bày bốn Ý chỉ, giảng nói, phân biệt.

Đó là hành chỉ quán thân và tướng của thân bất tịnh thì biết được ý niệm tịnh là điên đảo. Đó là quán thống và tướng thống khổ thì biết được việc cho là vui là điên đảo. Đó là quán ý và tướng của ý phi thường thì biết được việc cho là thường là điên đảo. Đó là quán pháp và tướng của pháp phi thân thì biết được việc cho là thân là điên đảo. Tối trong tối mà chẳng biết được thì đó là tướng của si. Nó khiến cho rơi vào chỗ điên đảo. Muốn được đến thì đó là tướng của ái. Nó khiến cho từ đó thọ lấy sắc làm thân, cho nên khiến cho bị lừa dối. Đó là tướng của tham. Nó khiến cho rơi vào tình trạng chẳng cho, mà lấy. Điều có thể chẳng như ý, đó là tướng của sân nhuế. Nó khiến cho rơi vào chỗ giết hại. Việc chẳng biết được, đó là tướng của si hoặc. Nó khiến cho thọ lấy tà và rơi vào chỗ tà. Pháp sở hành kia chẳng khước từ tướng thọ, đó là rơi vào tưởng hữu thường, chẳng biết thân, thể, vật là tướng thay đổi, tướng tụ hội mà cho là tưởng vui thì rơi vào chỗ thân. Vì chẳng biết được tướng của sở pháp là tưởng là thân nên khiến cho rơi vào chỗ ngã sở. Vì rơi vào tướng thọ sắc tượng nên cho đó là tịnh tưởng, khiến cho từ đó rơi vào chỗ chẳng nhiếp giữ căn. Đó là chín phẩm đã phân biệt, là tất cả nhóm phi pháp chẳng thể làm, đã nói xong. Điều đó người đa văn có thể biết còn kẻ chẳng đa văn rốt cuộc chẳng biết được. Đó là người trí tuệ có thể biết còn kẻ chẳng tuệ thì rốt cuộc chẳng biết được. Đó là người hành có thể biết còn kẻ chẳng hành theo thì không biết được.

Có chín tuyệt xứ khiến cho tất cả tịnh pháp đều theo tụ hợp. Những gì là chín?

  1. Chỉ.
  2. Quán.
  3. Chẳng tham.
  4. Chẳng sân nhuế.
  5. Chẳng si.
  6. Phi thường.
  7. Khổ.
  8. Phi thân.
  9. Tịnh.

Đó là chín.

Chỉ là ý dừng. Tại chỗ có thể dừng, đã dừng, chính ý dừng, nhiếp ý dừng, chẳng mất niệm dừng. Chí tâm tịch nhiên một hướng niệm thì đó gọi là chỉ.

Những gì là quán? Quán là rõ ấm, là rõ trì, là rõ nhập, rõ danh tự, rõ do gốc sinh, rõ gốc pháp đã sinh, rõ khổ, rõ tập, rõ tận, rõ đạo hành, rõ do thiện ác mà từ đó pháp sinh, rõ tăng lại tăng, rõ trắng đen, rõ đó có thể theo, chẳng thể theo… Như có phân biệt là lôi kéo, chẳng lôi kéo, là thấp lại thấp, là niệm lại niệm, là tư quán, là thức, là tuệ, là mắt, là mưu, là mãn, là giải, là tuệ, là minh, là dục, là quang, là cảm chẳng lìa, là quán pháp, là giác ý, là trực kiến, là đạo chủng… Đó gọi là quán. Cũng lại có mười tám quán:

  1. Quán tịnh.
  2. Quán bất tịnh.
  3. Quán thanh tịnh.
  4. Quán chẳng thanh tịnh.
  5. Quán hắc.
  6. Quán bạch.
  7. Quán có thể hành.
  8. Quán chẳng thể hành.
  9. Quán tội hành.
  10. Quán ương phược.
  11. Quán trói buộc.
  12. Quán giải thoát.
  13. Quán hữu sở ích.
  14. Quán mất vô ích.
  15. Quán vãng.
  16. Quán hoàn.
  17. Quán thọ tội.
  18. Quán trừ tội.

Vậy nên gọi là Quán. Cũng vì hai nhân duyên nên khiến cho Đức Phật nói lên Chỉ này. Tất cả người trong thiên hạ có hai bệnh. Những gì là hai? Một là si; hai là ái. Vì hai bệnh này nên Đức Phật hiện bày hai thứ thuốc. Những gì là hai? Một là Chỉ; hai là Quán. Nếu dùng hai thứ thuốc này thì khỏi hai bệnh, khiến cho tự chứng, tham ái dục thì chẳng tham nữa, niệm ý được giải thoát. Si đã giải thì khiến cho tuệ được giải thoát.

Pages: 1 2