PHẬT NÓI KINH A-LA-HÁN CỤ ĐỨC
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Pháp sư Pháp Hiền.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Bấy giờ Đức Thế Tôn đang ngồi trên tòa ở trong tinh xá Cấp cô độc, nước Xá-vệ, có các Bí-sô và tám bộ Trời, Rồng, Người và Phi nhân… vây quanh Thế Tôn, im lặng chắp tay nghe Phật giảng dạy.

Thế Tôn bảo các Bí-sô:

–Ta sẽ khen ngợi các đại Thanh văn có khả năng tu trì Phật pháp một cách thanh tịnh, đầy đủ đức độ ở quả vị của mình. Các ông hãy lắng nghe, ghi nhớ kỹ, Ta sẽ vì các ông lần lượt tuyên thuyết.

Này các Bí-sô, trong đệ tử của Ta có đại Thanh văn, từ bỏ vương vị xuất gia đã lâu, ngộ đạo đầu tiên, phạm hạnh đệ nhất là Bí- sô Kiều-trần-như.

Lại có Thanh văn ít ham muốn, thường hoan hỷ giữ hạnh Đầu- đà là Bí-sô Đại Ca-diếp.

Lại có Thanh văn đầy đủ đại biện tài, trí tuệ đệ nhất là Bí-sô Xá-lợi-phất.

Lại có Thanh văn tu trì tinh tấn, đầy đủ thần thông là Bí-sô Mục-kiền-liên.

Lại có Thanh văn thực hành thiền quán, đắc đại Thiên nhãn là Bí-sô A-nị-lỗ-đà.

Lại có Thanh văn đầy đủ định tuệ, đa văn đệ nhất là Bí-sô Anan.

Lại có Thanh văn thông hiểu nghi quỹ, đủ khả năng gìn giữ luật tạng là Bí-sô Ưu-ba-ly.

Lại có Thanh văn ở giữa đại chúng đủ khả năng giảng diệu pháp là Bí-sô Phú-lâu-na Di-la-ni Tử.

Lại có Thanh văn luôn có được đầy đủ các dụng cụ về ngồi nằm là Bí-sô Nại-la-ma-thiết-thân-mạt-la Tử.

Lại có Thanh văn âm thanh thuyết pháp như tiếng rống sư tử là Bí-sô Tân-độ-la Bạt-ra-đọa-xá.

Lại có Thanh văn thông hiểu kinh luật, có khả năng luận nghị là Bí-sô Ca-chiên-diên.

Lại có Thanh văn đối với Phật pháp tín giải đệ nhất là Bí-sô Mạt-yết-ly.

Lại có Thanh văn tu trì đắc quả làm vinh hiển cho thị tộc là Bí-sô Ca-lưu-đà-di.

Lại có Thanh văn khi diễn thuyết, đầy đủ âm thanh vi diệu to lớn là Bí-sô Bạt-nại-lý-kha.

Lại có Thanh văn thông hiểu mỹ ngữ để có thể đàm luận là Bí-sô Đồng tử Ca-diếp.

Lại có Thanh văn đầy đủ tinh tấn trong bốn uy nghi là Bí-sô Suất-lỗ-noa-cô-chỉ-phược-tha.

Lại có Thanh văn đối với tất cả các pháp đều thông suốt mau lẹ là Bí-sô Phược-lý-thất-ca.

Lại có Thanh văn tinh tấn tiến tới ngộ đạo đắc quả là Bí-sô Tức-lý-dã-ca.

Lại có Thanh văn đầy đủ thần thông hỏa giới là Bí-sô Tu-già-đà.

Lại có Thanh văn xả bỏ tộc họ cao quý, ưa thích xuất gia là Bí-sô Hiền.

Lại có Thanh văn thuộc vương tộc họ Thích, từ giã xuất gia là Bí-sô Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp.

Lại có Thanh văn tại nơi linh tháp, thọ thỉnh trước tiên là Bí-sô Bố-lan-na.

Lại có Thanh văn tùy việc trình bày đều đại trí tuệ là Bí-sô Câu-hy-la.

Lại có Thanh văn uy nghi đoan chánh, tướng mạo tròn đầy là Bí-sô Ô-ba-tế-na Mạt-yết-lê Tử.

Lại có Thanh văn dốc tâm đối với Phật pháp thông tỏ diệu nghĩa đệ nhất là Bí-sô Bán-thát-ca.

Lại có Thanh văn có khả năng đoạn trừ nghi ngờ đối với lý Tứ đế là Bí-sô Đại Bán-thát-ca.

Lại có Thanh văn lời nói luôn ngay thẳng, không ẩn khuất, thường khuyên răn các Bí-sô là Bí-sô Kiếp-tân-na.

Lại có Thanh văn thường làm công việc khuyên răn các Bí-sô- ni là Bí-sô Nan-na-ca.

Lại có Thanh văn được nhiều người quy ngưỡng, thường đạt nhiều tài lợi là Bí-sô Tế-phược-na.

Lại có Thanh văn các căn luôn kín đáo, người khác không lường được là Bí-sô Nan-nô.

Lại có Thanh văn giữ gìn giới luật thanh tịnh, không thiếu sót là Bí-sô La-hầu-la.

Lại có Thanh văn ít bệnh, ít khổ vì thân hiện tại là Bí-sô Vị-cô-la.

Lại có Thanh văn thường hành bố thí đạt đến sự bất diệt, hiểu rõ diệu nghĩa Không đệ nhất là Bí-sô Tu-bồ-đề.

Lại có Thanh văn luôn luôn ít nói là Bí-sô Ngang-đế-lý-dã.

Lại có Thanh văn đầy đủ Túc mạng trí, nói lên được những việc đã làm trong quá khứ là Bí-sô Du-tỳ-đà.

Lại có Thanh văn thường tu phạm hạnh, sống ở núi rừng là Bí-sô Hộ Quốc.

Lại có Thanh văn luôn có đầy đủ các dụng cụ để ngồi, nằm là Bí-sô Kiều-phạm-ba-đề.

Lại có Thanh văn luôn tinh tấn tiến tới được pháp định là Bí-sô Lý-phược-đa.

Lại có Thanh văn tu hành đoạn trừ những phiền não đã sinh là Bí-sô Na-la-đà.

Lại có Thanh văn khéo dùng các phương tiện để ngăn ngừa các phiền não chưa sinh là Bí-sô Di-xí-ca.

Lại có Thanh văn thường hành tâm Từ đầy đủ là Bí-sô Lê-bà-đa.

Lại có Thanh văn khéo hành tâm Từ ở những nơi chốn khổ đau là Bí-sô Tất Lăng-già-bà-ta.

Lại có Thanh văn với hạnh Xả ly rộng lớn là Bí-sô Bà-na-lê.

Lại có Thanh văn đủ sức Xả ly rộng lớn là Bí-sô Đức Thắng.

Lại có Thanh văn thông đạt tỏ rõ các thiện ác là Bí-sô Yếtnặc-ca-phược-tha.

Lại có Thanh văn đoạn trừ mau lẹ tham dục thế gian là Bí-sô Nan-đà.

Lại có Thanh văn đối với sân hận trừ diệt mau lẹ là Bí-sô Nhĩ- la.

Lại có Thanh văn siêng năng tu chứng thắng quả, đoạn trừ ngã mạn mau lẹ là Bí-sô Ma-na-phược.

Lại có Thanh văn diệt trừ nhanh chóng pháp ngu si là Bí-sô Bà-ra-đọa-nhã Ma-na-phược.

Lại có Thanh văn tu trì thanh tịnh, thông giải về nhân quả là Bí-sô Ma-na-phược.

Lại có Thanh văn thường tu thắng quả, đủ lợi căn lớn là Bí-sô Ương-quật-ma-la.

Lại có Thanh văn ba nghiệp điều hòa, các căn luôn dịu dàng thuận hợp là Bí-sô Tát-lý-ba-na-sa.

Lại có Thanh văn thường giỏi thưa hỏi các nghĩa lý vi diệu là Bí-sô Ma-hát-chỉ.

Lại có Thanh văn đầy đủ biện tài lớn trong ngôn luận là Bí-sô Ra-đà.

Lại có Thanh văn thường dùng nghĩa lý xâu xa để thưa hỏi  với mẹ là Bí-sô Yết-la-ba.

Lại có Thanh văn thông thuộc pháp nghĩa, kết tập kệ tụng là Bí-sô Phược-nghĩ-xá.

Lại có Thanh văn nói ra lời gì luôn luôn chân thật là Bí-sô Vĩ- xá-hà Bán-tả-lê Tử.

Lại có Thanh văn dùng tâm thanh tịnh thường vui cầu pháp là Bí-sô Đạt-lý-di-ca.

Lại có Thanh văn tu hạnh hoan hỷ, đủ sức nhẫn nhục là Bí-sô Bố-lan-hoa.

Lại có Thanh văn từ trong quán pháp khéo đạt được bản tâm là Bí-sô Dã-thâu-na.

Lại có Thanh văn trong pháp thế gian rất giỏi chiêm tinh, xem tướng là Bí-sô Mật-lý-nga-thi-ra.

Lại có Thanh văn dùng tâm thù thắng khéo giải diệu pháp là Bí-sô Đạt-ma-ca.

Lại có Thanh văn luôn tự tại đối với dục, khéo rõ nẻo đến và đi là Bí-sô Bổ-đặc-già-la.

Lại có Thanh văn trong tất cả thời đều nói điều thiện là Bí-sô Ba-ma-na.

Lại có Thanh văn dùng các phương tiện thiện xảo để giảng giải diệu pháp là Bí-sô Đạt-lý-di-la.

Lại có Thanh văn hiểu nghĩa diệu pháp, giảng giải theo thứ lớp là Bí-sô Nga-phược-nại-đa.

Lại có Thanh văn trong tất cả thời nói pháp đều không hề biết mệt là Bí-sô Cát bế đát kế.

Lại có Thanh văn hình dáng nghiêm túc, trong tâm luôn hoan hỷ là Bí-sô Vô Năng Thắng.

Lại có Thanh văn thường thể hiện nhiều hoan hỷ là Bí-sô Chánh Giác.

Lại có Thanh văn tận lực tu tập về trí tuệ để chứng giải thoát là Bí-sô Thiện Sinh.

Lại có Thanh văn luôn nỗ lực để chứng đạt định tuệ giải thoát là Bí-sô Phược-sáp-ba.

Lại có Thanh văn dứt trừ được lòng tham là Bí-sô Nhãm-mô-ca.

Lại có Thanh văn khéo thực hiện đầy đủ sự giải thoát là Bí-sô Phệ-ra-thát-tinh-hạ.

Lại có Thanh văn tu trì thanh tịnh, luôn biết rõ những điều mình đã tin hiểu là Bí-sô Xoa-ma-ca.

Lại có Thanh văn trong thế gian luôn đạt được mọi sự thù thắng hơn hết là Bí-sô Ma-thất-ca.

Lại có Thanh văn trí tuệ thông tỏ các pháp cao thâm, biết được lý luận của ngoại đạo là Bí-sô Tối Thắng.

Lại có Thanh văn luôn đầy đủ chánh kiến, khéo dẹp ma quân là Bí-sô Tỷ-ngật-ra-trường-nhĩ.

Lại có Thanh văn thường dùng trí tuệ khéo phá được ngu mê là Bí-sô Nhã-ca-diếp.

Lại có Thanh văn thường hành bình đẳng là Bí-sô Phác-ngộ-ca.

Lại có Thanh văn tu tập trí thanh tịnh, giảm dần mọi thứ phiền não bụi bặm là Bí-sô Suất-lỗ-nô-cô-chỉ-yết-lan-nô.

Lại có Thanh văn trong con đường tiến tới của sự tu tập luôn đủ thanh tịnh lớn là Bí-sô Ô-đát-lỗ.

Lại có Thanh văn thân thể không khiếm khuyết, các căn đầy đủ là Bí-sô Ngang-nghĩ-lô.

Lại có Thanh văn trong sự tu trì luôn hiểu rõ pháp Không là Bí- sô Tiên Thọ.

Lại có Thanh văn đối với pháp Không luôn phát sinh sự tín giải sâu xa là Bí-sô Tôn-na.

Lại có Thanh văn đạt đầy đủ thần thông ngay nơi quả chứng của mình là Bí-sô Ma-hạ-ca.

Lại có Thanh văn khéo léo quán sát điệu nghĩa của tám nẻo giải thoát là Bí-sô Tín Trọng.

Lại có Thanh văn ngay trong các pháp uy nghi tỏa ra diệu sắc ưa thích là Bí-sô Mộ-hạ-ra-nhã.

Lại có Thanh văn luôn diễn nói rộng về các diệu lý, có đầy đủ quyến thuộc lớn là Bí-sô Tán-nhã-duệ.

Lại có Thanh văn đạt đầy đủ định tuệ, thường thọ nhận trời, người cúng dường là Bí-sô Thiện Hiện.

Lại có Thanh văn phát tâm xuất gia ưa tu tập Thánh hạnh là Bí-sô Tỳ-xá-la.

Lại có Thanh văn nhân duyên khổ mà phát tâm xuất gia là Bí-sô Một-lộc-trì-ca-bà-ra-đặc-nhã.

Lại có Thanh văn vì chán ghét muốn xa lìa nẻo luân hồi nên cầu xuất gia là Bí-sô Tôn-na-lý-ca Đế-lý-dã-cô.

Lại có Thanh văn giác ngộ về các pháp thế gian là không bền vững, chắc chắn, sinh tâm nhàm chán là Bí-sô Tôn-na-lý-ca Bà-ra-đặc-nhã.

Lại có Thanh văn trong sự yên lặng nghĩ ngơi dáng điệu luôn đoan chánh là Bí-sô Tát-thát-sắc-cô-ca.

Lại có Thanh văn luôn tu trì thanh tịnh tánh thuần hậu, ít biện bác là Bí-sô Ô-ba-nhĩ-ca.

Lại có Thanh văn thường riêng một mình dốc tinh tấn đầy đủ các hạnh tịch tĩnh là Bí-sô Nan-hỷ-ca. Lại có Thanh văn khéo tu tập các pháp định tuệ, đạt được giải thoát lớn lao là Bí-sô Cảnh-tất-la.

Lại có Thanh văn đối với người ngu si mê lầm làm cho họ có thể đạt thanh tịnh là Bí-sô Long Hộ.

Lại có Thanh văn thường tu tịnh hạnh, xuất gia cuối cùng là Bí- sô Tu-bạt-đà-la.

Thế Tôn nói kệ:

Phạm hạnh ít tham dục
Trí tuệ với thần thông
Thiên nhãn và đa văn
Thanh tịnh dốc giữ luật
Bốn uy nghi an lạc
Đủ tiếng sư tử rống
Tin hiểu rất sâu xa
Giải phân biệt kinh luật
Vinh hiển cho tộc họ
Đủ tiếng lớn vi diệu
Sức tinh tấn khó lường
Khôn khéo làm luận giải
Có thần lực mau lẹ
Linh tháp thọ thỉnh trước
Nói thẳng, hành động chính
Giáo giới cho Tăng, Ni
Các căn thường ẩn mật
Luôn giữ giới thanh tịnh
Thân thể ít đau bệnh
Thường làm việc bố thí
Ít nói thường im lặng
Đầy đủ túc mạng trí
Nằm ngồi đều đầy đủ
Thường vui sống núi rừng
Đoạn phiền não đã sinh
Ngăn phiền não chưa hiện
Thường nhập Tam-ma-địa
Đại Từ và lợi ích
Trừ hẳn các lỗi lầm
Lòng Bi đoạn vòng khổ
Thường hành các pháp thiện
Mau trừ tướng ngã mạn
Dốc đoạn tham, sân, si
Các lợi căn thanh tịnh
Giải rõ pháp nhân quả
Luôn hỏi lý sâu xa
Các căn đều thuận hợp
Đầy đủ đại biện tài
Hỏi mẹ nghĩa sâu xa
Trình bày đều chân thật
Khéo kết tập kệ tụng
Đầy đủ sức nhẫn nhục
Thấu đạt được bản thân
Xem tướng tất biết rõ
Đủ nhẫn nhục hoan hỷ
Ý muốn thường tự tại
Thâm nhập cửa diệu pháp
Khéo dùng tuệ giải tâm
Thuyết rộng pháp vi diệu
Diễn pháp theo thứ lớp
Giảng rộng pháp không mệt
Luôn đầy đủ hoan hỷ
Chứng trí tuệ giải thoát
Đạt định tuệ giải thoát
Đã trừ sạch tham dục
Thâm nhập giải thoát môn
Thông tỏ, tự tín giải
Tối thắng trong thế gian
Phá được ngoại đạo luận
Khai hóa hết ngu si
Thường quá các ma quân
Xuất gia xả khổ não
Trí thanh tịnh ít trần
Đủ các căn viên mãn
Hiểu pháp không, bất nhị
Đắc đủ sức thần thông
Quán thông tám giải thoát
Vui nhận y diệu sắc
Có quyến thuộc to lớn
Nhận trời người cúng dường
Vì lòng tin xuất gia
Thường hành hạnh bình đẳng
Chán đời, vui xuất gia
Rất nhàm khổ luân hồi
Thường hành tâm tịch tĩnh
Đủ thiểu phần biện tài
Sinh hoạt thường yên tịnh
Hạnh giải thoát rất sâu
Thanh tịnh cho người ngu
Đủ công đức như vậy.
Nên gọi A-la-hán.

Thế Tôn nói kệ xong, bảo các Bí-sô:

–Trong chúng này, có mười vị là đại Thanh văn. Nay Ta sẽ nói, các ông hãy lắng nghe.

Đó là Bí-sô Kiều-trần-như, Bí-sô Ca-chiên-diên, Bí-sô Phú- lâu-na, Bí-sô Bạt-câu-la, Bí-sô Ly-bà-đa, Bí-sô Ương-quật-ma-la, Bí-sô Da-thâu-na, Bí-sô Tô-nhã-đa, Bí-sô Cổ-chỉ-yết-lan-nô, Bí-sô Phệ-xá-ly. Mười đại Thanh văn này là bậc Thượng thủ trong chúng Thanh văn.

Thế Tôn lại bảo các Bí-sô:

–Nay Ta tán dương các đại Thanh văn Bí-sô-ni, tu hành đạt đức độ ở quả vị của mình. Trong các Bí-sô-ni của ta, có đại Thanh văn Bí-sô-ni, từ bỏ vương tộc xuất gia đã lâu, uy nghi thanh tịnh, thường tu phạm hạnh là Bí-sô-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề.

Thiểu dục, tri túc, hành hạnh Đầu-đà là Bí-sô-ni Bát-thát-tả- ra. Trí tuệ sâu rộng, có đại biện tài là Bí-sô-ni Thiện Tướng. Thường hành thiện, uy đức không đổi là Bí-sô-ni Liên Hoa Sắc.

Dốc tâm tu trì, khéo đạt Thiên nhãn là Bí-sô-ni Tô-ma. Tu tập về văn tư tuệ, có được sự hiểu biết rộng lớn là Bí-sô-ni Thâu-bà-yết-lý-ma-ra nữ. Nghiêm trì giới luật, đầy đủ khuôn phép là Bí-sô-ni Ngật-lý-xá.

Có khả năng trình bày giỏi các diệu pháp là Bí-sô-ni Thí Pháp. Thường dùng lòng từ bi để tuyên dương các diệu pháp là Bí-sô-ni Thích nữ Đạt-ma. Tinh tu Thánh đạo làm vẻ vang cho dòng họ là Bí-sô-ni Đại Bạch. Tín cầu quả lớn, tín tâm xuất gia là Bí-sô-ni, mẹ trưởng giả Thất-kha-la-ca. Trồng nhân tốt từ đời trước nên có đủ phước đức lớn là Bí-sô-ni Da-thâu-đà-la, mẹ của La-hầu-la. Thường ái mộ sự tu trì, có đầy đủ sự tinh tấn lớn lao là Bí-sô-ni Loa Kế. Tự nói quả chứng thông đạt đầy đủ là Bí-sô-ni Hiền. Trí tuệ sâu xa, giải rõ kinh luật là Bí-sô-ni Diệu Cảnh. Các Bí-sô-ni này là bậc Thượng thủ trong đại chúng.

Bấy giờ Thế Tôn lại nói với các Bí-sô:

–Các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ nêu lên những Ô-ba-tát-ca (Cận sự nam) có tín tâm tu hành theo hạnh của mình. Phát lòng tin quy y Tam bảo đầu tiên là Ô-ba-tát-ca Bố-tát, Ô- ba-tát-ca Bạt-lê ở Ô-lỗ-vĩ-loa. Hành trì đầy đủ thanh tịnh giới pháp là Ô-ba-tát-ca, cha của Na-cô-la ở Bà-nghĩ-sác. Thường cúng dường Tăng chúng là trưởng giả Cấp Cô Độc ở thành Xá-vệ. Từng tu nhân bậc Thánh, có đủ phước đức lớn là trưởng giả Thiện Thọ ở thành Xá-vệ. Thường cúng dường y phục, thực phẩm đến chúng Tăng là trưởng giả Tối Thủ ở thành Quảng nghiêm.

Đối với Phật, Pháp, Tăng thường bố thí đủ các loại là trưởng giả Đồng Sinh ở thành Vương xá. Thường chu cấp thuốc cho người đau bệnh là trưởng giả Đại Danh ở thành Ca-tỳ-la. Thường hành hạnh Từ bi từ nơi tín tâm là trưởng giả Mật-trà-ca ở thành Đại hiền. Thường dùng bốn Nhiếp pháp giáo hóa các hội là trưởng giả Tâm-hạ-tất-đa-ca và A-thát-phược-ca, đồng ở Đại dã.

Khi mới phát lòng tin đã đủ đại trí là trưởng giả Ô-ba-ly ở thành Na-lan-đà.  Có thể giữa hội chúng rống lên tiếng sư tử để đàm luận là trưởng giả Dũng Mãnh ở thành Vương xá. Có đại trí tuệ, giỏi luận bàn, phá luận sư ngoại đạo, là trưởng giả Nột-lý-mục-kha-lật-sai-vĩ ở thành Quảng nghiêm. Thường giảng pháp thuyết vi diệu cho đại chúng là trưởng giả Tức-đát-lỗ ở thành Tô-ba-la-ca.

Khi đàm luận, đầy đủ biện tài là vua Thắng Quân ở đô thành Xá-vệ. Trong những người tín tâm, có lợi căn đệ nhất là em vua Khalộ ở thành Xá-vệ. Trong những người có tín tâm, có đầy đủ trí tuệ lớn là Tiên thọ Ô-ba-tát-ca ở thành Xá-vệ.

Trong những người có tín tâm thường tu phạm hạnh là Ô-batát-ca Bố-ra-noa ở thành Xá-vệ. Đầy đủ các thứ châu báu, kho tàng phong phú, lãnh đạo nhân dân đa văn đệ nhất là vua Tần-bà-sa-la nước Ma-già-đà, kinh đô là

thành Vương xá. Thân cận Tam bảo phát tâm Bồ-đề, ở thế gian có nhiều con cái là trưởng giả Nhĩ-phược-ca ở thành Vương xá. Tín tâm, tinh tấn, thông đạt mau lẹ là vương tử Vô Úy ở thành Vương xá. Từ bỏ việc cũ, sinh tâm tín giải là vua A-xà-thế, con bà Vi-đề-hy ở nước Ma-già-đà, kinh đô là thành Vương xá.

Những Ô-ba-tát-ca này là bậc Thượng thủ trong đại chúng. Thế Tôn lại bảo các Bí-sô:

–Các ông lắng nghe, nay Ta nói về Ô-ba-tát-kết (Cận sự nữ), là những người có tín tâm theo đạo của mình. Đó là:

Người phát lòng tin đầu tiên quy y Phật, Pháp, Tăng là Ô-batát-kết Nan-na và Ô-ba-tát-kết Nan-na-lực ở Ô-lỗ-vĩ-loa.

Khi mới phát tâm đã tin hiểu giới pháp là mẹ trưởng giả Nặccô-la, ở Bà-nghĩ-sắc. Thường cúng dường đến chúng Tăng là Ô-batát-kết, mẹ của Tỳ-xá-khư ở thành Xá-vệ.  Tiền kiếp bố thí gieo nhân giàu có đầy đủ phước đức lớn là mẹ của trưởng giả Lý-đề-la ở thành Xá-vệ. Lo tìm kiếm thuốc thang cung cấp cho người bệnh khổ là vợ của trưởng giả Đại Quân ở thành Ba-la-nại.

Đối với người bệnh thường chăm sóc là vợ trưởng giả Thiện Ái, ở thành Ba-la-nại. Phát lòng tin đã lâu, thường hành Từ hạnh là Ô-ba-tát-kết Nạima-phược-đế, ở nước Kiều-diệm-di. Ở giữa chúng hội, đa văn đệ nhất là Ô-ba-tát-kết Cô-một-nhu- đát ra, ở nước Kiều-diệm-di. Có đại biện tài thường giảng diệu pháp một cách thiện xảo là vương nữ Thiện Ý, ở thành Xá-vệ. Phát tín tâm đã lâu, đầy đủ đại trí là vương nữ Tôn-na ở thành Vương xá. Về hình tướng là người xinh đẹp đoan nghiêm nhất, là Vương nữ Chánh Giác ở thành Vương xá.

Ý thường tin hiểu khéo phát tâm Bồ-đề là vợ trưởng giả Một- đát-na ở thành Vương xá. Sống trong thế gian, có nhiều con cái nên người là vợ của trưởng giả Nhĩ-phược-ca, ở thành Vương xá.

Thường khéo siêng năng tu trì, đầy đủ tinh tấn, là vợ của trưởng giả Suất-lỗ-nô, ở thành Chiêm-ba. Thường cúng dường chỗ ở cho chúng Tăng là con gái của trưởng giả Nan-na, ở trong rừng Trúc. Phát tín tâm đã lâu, hiểu sâu xa về thiền định là Ô-ba-tát-kết Kha-lộ ở rừng Trúc.

Những Ô-ba-tát-kết này là bậc Thượng thủ trong đại chúng.

Bấy giờ chúng đại Bí-sô và các hàng Trời, Người, A-tu-la… nghe Phật dạy, đều rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.