KINH A DỤC VƯƠNG

Hán dịch: Đời Lương, Tam tạng Tăng-già-sa-la, ở đất Phù nam
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

NHÂN DUYÊN VỀ ĐỆ TỬ ƯU-BA-CẤP-ĐA
NHÂN DUYÊN VỀ HỔ TỬ

Tôn giả Ưu-ba-cấp-đa, đến chùa Na-sĩ Bà-sĩ trong núi Đề hồ thuộc nước Ma-thâu-la, cách chùa không bao xa có một con hỗ, mới sinh con nên không thể đi tìm thức ăn, đói rét khốn cùng liền bị mạng chung, Ưu-ba-cấp-đa vì lòng Từ bi nên cho hỗ ăn. Lúc này Tôn giả có năm trăm đệ tử chưa đắc đạo, thưa với thầy rằng:

– Vì sao lại đem thức ăn cho chúng sinh bị nạn này.

Thầy đáp:

– Thiện nam tử! Vì gieo nhân giải thoát cho nó.

Vị đệ tử kia nghe nói thì tâm sinh nghi hoặc nghĩ:

– Chúng sinh nạn xứ này vì sao mà được nhân duyên giải thoát, khi đó hỗ con mạng sống đã gần muốn dứt.

Ưu-ba-cấp-đa nói với hổ rằng:

– Tất cả hành đều vô thường, Niết-bàn tịch tĩnh, ngươi nghe ta nói nên sinh tinh tấn, cõi súc sinh nên nhàm chán xa lìa.

Hổ con đối với trưởng lão rất là kính tin, khi sinh lòng kính tin rồi thì mạng chung.

Người trong Ma-thâu-la, có một đứa con đến khi bảy tuổi được Ưu-ba-cấp-đa giáo hóa liền xin xuất gia. Ở trong bảy năm đắc quả Ala-hán, dùng lực thần thông, hái các loài hoa đem đến cúng dường Tôn giả. Lúc này Ưu-ba-cấp-đa cùng các hàng đệ tử vây quanh. Đệ tử Lahán từ trên không trung xuống đến trước mặt Tôn giả. Năm trăm đệ tử trước kia vẫn chưa đắc đạo thưa với thầy rằng:

– Người này cùng học với con từ khi còn nhỏ, vì sao lại có công đức thần thông như thế.

Tôn giả đáp:

– Đây trước kia vốn là hổ con. Ngày đó ngươi bảo vì sao lại cho chúng sinh này ăn. Vì được ta nói pháp cho đến được quả này. Ưu-bacấp-đa liền vì năm trăm đệ tử này mà thuyết pháp, chư đệ tử càng sinh tâm hỗ thẹn, đoạn trừ hết phần não mà đắc quả A-la-hán.

 

NHÂN DUYÊN NGƯU VỊ

Ở Nam Thiên trúc có một nam tử đi xuất gia tu học Phật pháp, thường sợ sinh tử mà không đắc Niết-bàn. Sinh tâm nghĩ rằng:

– Ai có thể thuyết pháp giáo hóa cho ta. Nghe nói ở nước Ma-thâula, Thế Tôn có thọ ký cho đệ tử giáo hóa tối thắng là Tôn giả Ưu-bacấp-đa.

Nghe rồi liền tìm đến nước Ma-thâu-la, chỗ Ưu-ba-cấp-đa. Đến rồi lễ dưới chân Tôn giả chắp tay thưa rằng:

– Trưởng lão, Đức Phật đã Niết-bàn, nay Ngài đang làm Phật sự xin thuyết pháp cho con.

Ưu-ba-cấp-đa thấy vị này là thân sau cùng chán sợ khổ sinh tử, lại thấy thân này từ xa đến rất là gầy yếu, bệnh hoạn, liền nói:

– Thiện nam tử! Ông nên nghĩ ngợi và chỉ nên uống ăn nhủ lạc bồi bổ. Nước Ma-thâu-la có các loại ẩm thực mà không có tô lạc. Tôn giả dạy phải đi kiếm chỗ khác. Người ấy đi giữa đường gặp nhiều nữ nhân, đang đem nhủ lạc tô từ nước khác muốn vào nước này. Các nữ nhân đó mới hỏi:

– Vì sao ngài lại gầy yếu thế?

Đáp:

– Tỷ muội! Tôi sinh ở Nam Thiên trúc thường ăn nhủ lạc, ở xứ này có các loại thực phẩm khác mà không có nhủ lạc, cho nên mới gầy yếu. Bây giờ các vị nữ nhân lưu lại đó mấy ngày, mỗi người đều đem các loại nhủ lạc tô đến cúng dường. Vị ấy dùng xong thì thân thể trở nên cường tráng. Ưu-ba-cấp-đa liền thuyết pháp cho nghe, vị kia tinh tấn tu tập không bao lâu liền đắc quả A-la-hán. Ưu-ba-cấp-đa nói:

– Ông lấy một thẻ tre đem bỏ vào hang, vị ấy liền thọ giáo.

 

NHÂN DUYÊN NGƯỜI NAM THIÊN TRÚC

Ở Nam Thiên trúc có một người, thường dâm dục với vợ của người, người mẹ không cho mới nói rằng:

– Nếu người làm việc xấu xa này, thì sẽ gặp điều xấu.

Người này giận dữ liền hại chết mẹ mình, rồi bỏ đi đến nước khác. Đến đó thì không có đầy đủ ngũ dục, lòng rất ưu não. Liền đi xuất gia nương theo Phật pháp, không bao lâu thông đạt cả Tam tạng, thành tựu đa văn, có nhiều đệ tử vây quanh. Rồi đi đến chùa Na-sĩ Ba-sĩ nước Mathâu-la đảnh lễ Ưu-ba-cấp-đa.

Tôn giả liền quán xét, thấy vị này hại mẹ tội nặng, cho nên không thể đắc đạo. Tuy ở xa mà cũng không ân cần thăm hỏi. Vị Tỳ-kheo kia thấy vậy tâm rất hỗ thẹn, bỏ đi chỗ khác. Năm trăm Tỳ-kheo đệ tử chưa đắc đạo của Ưu-ba-cấp-đa thấy vậy thì tỏ vẻ không bằng lòng với thầy của mình mà suy nghĩ:

– Hòa thượng rất ít trí, thấy các vị lão Tỳ-kheo tâm trí ám độn thì lại thuyết pháp. Nay Tỳ-kheo này thông minh mẫn tuệ cả tam tạng, có đệ tử theo đông mà lại không thuyết pháp. Ưu-ba-cấp-đa thấy tâm niệm đệ tử như vậy thì có vẻ giận. Lại biết tâm này nên để cho Hòa thượng Xá-na-bà-tư giáo hóa hàng phục. Bấy giờ Xá-na-bà-tư đã đến nước Kế tân. Quán xét thấy hôm nay Ưu-ba-cấp-đa có làm Phật sự được không? Liền thấy năm trăm người đệ tử tâm rất áo não không kinh tín thầy mình.

Thấy rồi thì suy nghĩ:

– Ưu-ba-cấp-đa vì duyên cớ nào mà không giáo hóa được. Lại quán xét thêm, thấy các vị này chỉ có ta mới khuyến hóa được. Thế là Xá-na-bà-tư dùng thần lực đi đến nước kia. Ưu-ba-cấp-đa đi xa. Xá-nabà-tư liền vào chùa, râu tóc để dài, y phục lại thô xấu. Đệ tử Ưu-bacấp-đa thấy vậy thì nói:

Vô tri lão nhân từ đâu mà đến chùa thầy ta, vị Tỳ-kheo trước thông đạt cả tam tạng, mà Hòa thượng không thuyết pháp, vị này già suy chẳng lẽ lại thuyết pháp cho nghe.

Xá-na-bà-tư vào chùa vào chỗ của Ưu-ba-cấp-đa ngủ nghỉ. Đệ tử của Ưu-ba-cấp-đa thấy vậy thì giận lấy tay kéo ra, mà vẫn không thể lay động, ví như núi Tu-di. Liền muốn mắng mà miệng vẫn không thể mở ra. Rồi đến thưa với Ưu-ba-cấp-đa rằng:

– Có một bần lão Tỳ-kheo vào trong chỗ hòa thượng mà nằm.

Ưu-ba-cấp-đa đáp:

– Trừ ta và Hòa thượng thì không ai có thể nằm vào chỗ ta. Thế là Ưu-ba-cấp-đa trở về chùa, đem các vật phẩm đến cung kính cúng dường cho Hòa thượng, rồi lấy tòa nhỏ đến ngồi ở một bên thầy. Các đệ tử của Ưu-ba-cấp-đa thấy vậy thì nghĩ:

– Nếu vị Tỳ-kheo này là thầy của Hòa thượng, nhưng trí tuệ sao lại không bằng Hòa thượng.

Xá-na-bà-tư biết ý đó liền suy nghĩ:

– Ta phải tìm phương tiện gì để trừ tâm kiêu mạn đó. Thế là đưa cách tay mặt phun ra dòng sữa và hỏi Ưu-ba-cấp-đa:

– Thiện nam tử! Đây là Tam-muội gì? Ưu-ba-cấp-đa đáp:

– Con không biết đây là Tam-muội gì?

Hòa thượng nói:

– Đây gọi là long tấn thân Tam-muội.

Lần thứ hai lại xuất ra dòng sữa và hỏi đây là Tam-muội gì?

Ưu-ba-cấp-đa đáp:

– Con cũng không biết đây là Tam-muội gì?

Hòa thượng nói:

– Tam-muội này có tên là Thanh hòa hợp giác.

Cho đến rộng nói các thứ Tam-muội Ưu-ba-cấp-đa liền hỏi Hòa thượng:

Hòa thượng thường nói:

– Chẳng phải cảnh giới của ta thì không thể nói được Xá-na-bà-tư nói với Ưu-ba-cấp-đa.

Thiện nam tử! Tam-muội do trí Đức Phật thọ trì. Hàng Bích-chiphật không thể nghe được tên. Tam-muội của Bích-chi-phật, thì Xálợi-phất không nghe được tên. Tam-muội trí của Xá-lợi-phất thọ trì thì Mục-kiền-liên không nghe được tên. Trí Tam-muội của Mục-kiền-liên thọ trì thì Ma-ha Ca-diếp không nghe được tên. Trí Tam-muội của Hòa thượng thì ta cũng không nghe được tên.

Xá-na-bà-tư nói:

– Thiện nam tử! Lúc ta Niết-bàn thì Tam-muội này cũng diệt theo. Lại bản sinh của Đức Thế Tôn có bảy vạn bảy ngàn tên cũng đều mất, một vạn A-tỳ-đàm cũng mất.

Hàng đệ tử của Ưu-ba-cấp-đa nghe những lời này thì rất áo não, liền tư duy. Vị Tỳ-kheo này trí tuệ còn thù thắng hơn Hòa thượng ta, bèn diệt trừ ngay tánh kiêu ngạo. Xá-na-bà-tư vì họ mà giáo hóa thuyết pháp, làm cho hàng đệ tử đều đắc quả A-la-hán. Khi đó Trưởng lão Xána-bà-tư nói với Ưu-ba-cấp-đa: Thiện nam tử! Thế Tôn phó chúc pháp tụng cho Ma-ha Ca-diếp rồi nhập Niết-bàn. Ma-ha Ca-diếp phó chúc lại cho Hòa thượng ta rồi nhập Niết-bàn. Hòa thượng phó chúc cho ta rồi nhập Niết-bàn. Ta nay cũng phó chúc cho ông để nhập Niết-bàn, pháp tạng đây ông phải khéo giữ gìn. Ở nước Ma-thâu-la này có một người tên là Hy-vi-kha. Hãy giáo hóa cho người này xuất gia và giao phó pháp tạng lại.

Xá-na-bà-tư nói phó chúc pháp lại cho Ưu-ba-cấp-đa xong rồi, liền dùng thần lực bay lên hư không, hiện đủ bốn oai nghi nhập hỏa Tam-muội. Nhập Tam-muội xong thì có các thứ hoa xanh vàng đỏ trắng, từ trong thân bay ra, trên thân ra nước, dưới thân ra lửa; trên thân ra lửa, dưới thân ra nước. Thân tướng đoan nghiêm thì như có một ngọn núi ở bên thân xuất ra lửa, phun ra nước.

Xá-na-bà-tư hóa đủ loại thần lực, khiến cho Tỳ-kheo và chư Đànviệt tâm đều được khai ngộ. Khuyến hóa xong rồi thì trưởng giả liền nhập Niết-bàn, như nước diệt lửa, Ưu-ba-cấp-đa cùng một vạn tám ngàn đệ tử A-la-hán đến cúng dường thân Hòa thượng và khởi xây tháp miếu.

 

NHÂN DUYÊN NGƯỜI BẮC THIÊN TRÚC

Lúc này Ưu-ba-cấp-đa đi đến nước Ma-thâu-la, chùa Na-sĩ Bà-sĩ, ở phía Bắc Thiên trúc có một thiện nam tử đi xuất gia học đạo. Vị này đa văn túc trí, thông đạt cả tam tạng, khéo thuyết pháp vi diệu ở khắp mọi nơi, tất cả mọi người khi thỉnh ngài thuyết pháp, thì cũng vì họ mà ba lần thuyết. Ngài thường tư duy:

– Ai có thể thuyết pháp pháp khuyến hóa cho ta đắc đạo. Rồi nghe ở nước Ma-thâu-la có Tỳ-kheo tên Ưu-ba-cấp-đa có vô tướng Phật, Đức Phật đã thọ ký là bậc giáo hóa đệ nhất. Nghe rồi thì tìm đến chỗ của Tôn giả Ưu-ba-cấp-đa thưa:

– Thế Tôn đã Niết-bàn, nay có trưởng lão làm Phật sự xin vì con mà thuyết pháp, liền nói kệ:

Phật có đại Từ bi
Đã lâu vào Niết-bàn
Ngài nay làm Phật sự
Thế gian trừ tăm tối
Trí tuệ ngài soi sáng
Như mặt trời chiếu soi
Không có ai sánh bằng
Duy ngài làm Tôn sư
Hóa đệ tử tối thắng
Trưởng lão nên độ tôi.

Ưu-ba-cấp-đa quán xét tâm vị này, thấy đây là thân cuối cùng thoát được sinh tử, làm sao trước đây chưa đắc được Thánh pháp. Quán thấy được nhân duyên chưa được đầy đủ. Tôn giả liền tạo nhân duyên cho đầy đủ. Lại thấy tâm vị này ham thích tọa thiền mà không ưa thuyết pháp.

Tôn giả nói:

– Thiện nam tử! Nếu ông có thể thọ nhận lời dạy của ta, thì ta sẽ vì ông mà khai đạo.

Đáp:

– Con xin y giáo.

Tôn giả liền nói:

– Ông nên nói tam chủng pháp.

Vị kia hỏi:

– Tu-đa-la nào mà tôi có thể nói.

Tôn giả đáp:

– Có nghe nhiều về năm loại công đức:
1. Ấm phương tiện.
2. Giới phương tiện.
3. Nhập phương tiện.
4. Nhân duyên phương tiện.
5. Giáo hóa thuyết pháp người và đợi người khác giáo hóa.

Nghe Tôn giả giáo hóa, vị ấy nhẫn đến ba lần thuyết pháp và lần lượt thuyết các pháp khác. Thuyết pháp xong thì đắc quả A-la-hán rồi lấy thẻ đặt vào trong hang.

NHÂN DUYÊN VỀ THIÊN HỘ
(Đề-bà Lạc-khởi-đa)

Có một người thương chủ tên là Thiên Hộ đi đến nước Lăng-cầuna, có lòng kính tin Phật pháp ưa việc bố thí, muốn đi ra biển có lời phát nguyện rằng:

– Nếu được an ổn trở về, sẽ đến trong Phật pháp lập đại hội năm năm. Lúc ấy có một vị La-hán Tỳ-kheo-ni đi đến nước kia tư duy quán xét, xem Thiên Hộ đi ra biển trở về có được an ổn không? Biết là người được an ổn trở về; lại biết được người này trở về thì ở trong Phật pháp thiết lập đại hội năm năm. Lại thấy trong đại hội có bao nhiêu vị Tăng hòa hợp, lại có một vạn tám ngàn vị đắc quả A-la-hán. Còn kẻ học nhân và phàm phu tinh tấn thì vô số.

Lại quán sát ai là Hòa thượng ở đó. Lại thấy Thượng tọa tên Asa-đà, lại quán xem hòa thượng đã chứng quả chưa liền biết là vẫn còn là phàm phu. Quán xét biết vị Thượng tọa này rất tinh tấn tu hành, liền múôn đi đến để gieo nhân làm lợi ích cho người La-hán Tỳ-kheo-ni, đến chỗ Tăng già lam kia, đến chỗ Thượng tọa làm lễ và hỏi:

– Đại đức! Ngài chưa được đoan nghiêm.

Thượng tọa suy nghĩ:

– Vì sao lại nói ta chưa được đoan nghiêm?

Liền tự quán xét thân thể, thấy râu tóc đã dài. Thượng tọa liền gọi một vị Tỳ-kheo nhỏ tuổi đến cạo râu tóc giúp mình cho sạch sẽ.

Vị Tỳ-kheo-ni lại tư duy xem Đại đức có hiểu lời mình không?

Biết là vị Đại đức chưa hiểu ý.

Tỳ-kheo-ni lại đến trong Già lam, lễ bái và nói:

– Đại đức! Ngài chưa được đoan chánh.

Thượng tọa nghĩ:

– Ta đã cạo râu tóc sạch sẽ, vì sao lại còn chưa đoan nghiêm.

Lại quán xét thân thấy y phục thô xấu, liền kêu tiểu Tỳ-kheo đem đi giặt dũ xong thì mặc vào lên tòa ngồi. Vị Tỳ-kheo-ni La-hán biết Đại đức vẫn chưa hiểu ý. Lần thứ ba lại đến chỗ Tăng già lam, Tỳ-kheo-ni lễ bái và nói:

– Đại đức không được đoan nghiêm, thế là làm cho Đại đức nổi giận.

Ta đã cạo râu giặt y sạch sẽ. Vì sao còn cho là ta chưa được đoan nghiêm.

Tỳ-kheo-ni thưa:

– Vì sao lại đem những thứ này trang nghiêm Phật pháp. Nếu đắc được Tứ quả thì mới là trang nghiêm Phật pháp.

Lại nữa, Đại đức có nghe thương chủ Thiên Hộ có phát nguyện, nếu đi biển trở về an ổn sẽ lập đại hội năm năm ở trong Phật pháp không?

Đại đức đáp:

– Có nghe.

Tỳ-kheo-ni nói:

– Đại đức có biết chúng Tăng trong hội này bao nhiêu không?

Đáp:

– Không biết?

Tỳ-kheo-ni nói:

– Có một vạn tám ngàn A-la-hán, còn học nhân phàm phu thì vô số.

Đại đức là phàm phu Thượng tọa đệ nhất ở trong chúng A-la-hán thọ sự cúng dường trước tiên, có được trang nghiêm không? Đại đức nghe thì than khóc buồn rầu.

Tỳ-kheo-ni nói:

– Vì sao Đại đức lại khóc?

Đáp:

– Tỷ muội! Tôi nay đã già, không có thể còn lãnh thọ được.

Tỳ-kheo-ni liền nói kệ:

Pháp Như Lai đã thấy
Do chưa có nhân duyên
Nếu muốn được giải thoát
Được thời thì quả đắc.

Đại đức nên đến chùa Na-sĩ Bà-sĩ có Tỳ-kheo tên Ưu-ba-cấp-đa, Đức Phật đã thọ ký, vì này là đệ tử giáo hóa đệ nhất.

Thế là Đại đức liền đi đến nước Ma-thâu-la tới chùa Na-sĩ Bà-sĩ.

Ưu-ba-cấp-đa thấy trưởng lão đến liền ra ngoài nghinh tiếp. Hỏi rằng: – Đại đức! Rửa chân rồi nghỉ ngơi.

Tỳ-kheo đáp:

– Tôi chưa rửa chân, muốn gặp Tôn giả Ưu-ba-cấp-đa.

Đệ tử Ưu-ba-cấp-đa nói:

– Đại đức! Đây chính là Tôn giả đang đến cung nghinh Đại đức. Tỳ-kheo kia nghe rồi, trong lòng rất vui vẻ, liền đi rửa chân.

Ưu-ba-cấp-đa bèn thuyết pháp giáo hóa vị Tỳ-kheo. Lại có Đàn việt đem vật thực y phục đến cúng dường.

Lại nói với vị Duy-na rằng:

– Nay có được hai vị Tỳ-kheo giải thoát vào chỗ tọa thiền cho đến một vạn tám ngàn vị La-hán liền vào nhập định.

Vị Tỳ-kheo thứ nhất vào ngồi thiền mà lại ngủ gục. Vị Duy-na lấy đèn đặt ở trước vị đó và đàn chỉ. Tỳ-kheo tỉnh dậy, muốn cầm lấy cái đèn. Lúc này, Tôn giả Ưu-ba-cấp-đa nhập hỏa Tam-muội. Một vạn tám ngàn vị A-la-hán cũng nhập hỏa Tam-muội. Vị Tỳ-kheo thấy vậy thì rất vui mừng, liền nói kệ:

Tất cả chư Tỳ-kheo
Kiết già ngồi trên đất
Uy nghi và rạng rỡ
Chói sáng như đèn trời.

Ưu-ba-cấp-đa liền thuyết pháp khuyến hóa, vị Tỳ-kheo tinh tấn tư duy tu niệm liền đặt quả A-la-hán. Những việc làm đã làm xong liền trở về bổn tự. La-hán Tỳ-kheo-ni đến Tăng Già lam, lễ bái thưa:

– Nay Đại đức đã được trang nghiêm.

Tỳ-kheo đáp:

– Tỷ muội! Đều nhờ lực của người.

Sau đó Thượng tọa Thiên Hộ an ổn trở về, lập đại hội năm năm. Trong hội có một vạn tám ngàn La-hán hòa hợp cùng với chúng học nhân nhiều vô số và phàm phu tinh tấn không kể hết.

Đại đức Thượng tọa liền chú nguyện cho Thiên Hộ: “Đa bạt đa kha đề bạt kha ê bà bạt đa kha khê bạt trẩm bà tỷ sa để”.

Cho đến năm năm công đức đã xong. Lại cũng chú nguyện như thế.

Thương chủ Thiên Hộ hỏi Thượng tọa:

– Đức Thế Tôn cũng đọc thần chú như Thượng tọa: “Đa bạt đa kha đề bạt kha ê bà bạt đa kha khê bạt trẩm bà tỷ sa để” mà không có khác.

Thượng tọa đáp:

– Thiện nam tử! Ta thường tư duy để chú nguyện công đức cho ông, trong quá khứ chín mươi mốt kiếp ta cũng làm thương chủ, đóng thuyền lớn để ra biển tìm châu báo, khi đầy rồi thì cho thuyền trở về nước, gặp lúc gió lớn đẩy thuyền đi vào biển cát. Ta vì Đức Phật Tỳbà-thi mà lấy cát xây tháp và đem trân bảo cúng dường. Bấy giờ có chư Thiên đến chỉ đường cho bọn ta đi, cả bọn liền sửa soạn lại thuyền. Chư Thiên nói:

– Bảy ngày nữa sẽ có nước lớn dâng lên, đưa cả bọn về. Đó là nhân duyên xây tháp cát. Trải qua chín mươi mốt kiếp không bị đọa vào ác đạo. Cũng do nhân duyên đó mà ta đắc quả A-la-hán, ông nay có thể cúng dường một vạn tám ngàn vị A-la-hán, cùng chúng học nhân gấp đôi và phàm phu tinh tấn thì vô số, ở trong Tam bảo đã cúng dường, cho nên ta đọc chú nguyện.

Lại nữa, thiện nam tử! Sinh, già, bệnh, chết sự khổ thật khôn cùng, ông nên ở trong Phật pháp xuất gia.

Sau đó Thiên Hộ xuất gia đắc được quả A-la-hán.

NHÂN DUYÊN VỀ NGÃ KIẾN BÀ-LA-MÔN

Ở nước Ma-thâu-la có một Bà-la-môn, thường chấp ngã kiến, hỏi đệ tử rằng:

– Có người tạo ra sinh tử không?

Người Phật tử đáp:

– Bà-la-môn nên đến chùa Na-sĩ Bà-sĩ, ở đó có Tỳ-kheo Ưu-bacấp-đa, thường thuyết pháp vô ngã.

Bà-la-môn đi đến chùa Ưu-ba-cấp-đa đang thuyết pháp cho tứ chúng thấy Bà-la-môn liền thuyết vô ngã kệ:

Thế gian không có ngã
Cũng không có ngã sở
Vô nhân vô thọ mạng
Duy có tâm sinh tử.

Bà-la-môn nghe thuyết pháp vô ngã, thì ngã kiến liền đoạn. Ưuba-cấp-đa độ cho xuất gia và thuyết pháp giáo hóa. Bà-la-môn tinh tấn tư duy liền chứng quả A-la-hán. Bà-la-môn những việc làm đã làm xong, lấy một thẻ tre đem để vào hang.

 

NHÂN DUYÊN THỤY MIÊN

Có một thiện nam nữ theo Ưu-ba-cấp-đa xuất gia, thường hay ngủ nghỉ khi nghe Ưu-ba-cấp-đa thuyết pháp cũng ngủ. Tôn giả dạy vị này vào chỗ tọa thiền, đến dưới gốc cây ngồi kiết già nhưng vẫn cứ ngủ. Ưu-ba-cấp-đa liền dùng thần lực. Ở bên bên chỗ vị đó ngồi thiền hóa ra các hố sâu, sâu cả ngàn khuỷu tay. Vị Tỳ-kheo thấy các hố sâu thì kinh sợ tỉnh ngủ. Tôn giả lại hóa ra một con đường đi được vị Tỳ-kheo liền nương theo đường đi đó đi đến chỗ Ưu-ba-cấp-đa. Tôn giả lại bảo đi về chỗ cũ ngồi thiền.

Tỳ-kheo thưa:

– Hòa Thượng! Ở đó có hố sâu cả ngàn khuỷu tay.

Tôn giả bảo:

– Hố sâu này chỉ là chuyện nhỏ. Hố sâu sinh tử mới là điều trọng đại, cho đến sự sinh, già, bệnh, chết ưu bi khổ não. Nếu người không chứng tứ đế thì sẽ bị rơi vào đó.

Vị Tỳ-kheo lại đi đến nơi gốc cây kiết già mà ngồi. Tâm tư duy sợ hố sâu cho nên không dám ngủ gật. Vì lo sợ nên rất thích tinh tấn, dứt trừ hết phiền não đắc quả A-la-hán. Rồi lấy một thẻ tre để vào hang.

 

NHÂN DUYÊN VỀ NGƯỜI CẤP SỰ

Có một thiện nam tử, là người ở nước phía Đông. Trong Phật pháp xuất gia làm người cấp sự. Chư Tỳ-kheo ở chùa đó thường hay sai làm các công việc. Chư Tỳ-kheo lại nói:

– Nếu có Đàn-việt đến đến chỗ ông, ông nên giáo hóa khiến cho làm các việc công đức. Vị này khuyến hóa làm công việc cấp sự đến lúc nhàm chán mệt mỏi, bèn suy nghĩ rằng:

– Ai có thể vì ta thuyết pháp giáo hóa lại nghe ở nước Ma-thâu-la có Tỳ-kheo Ưu-ba-cấp-đa, là bậc giáo hóa người bậc nhất liền tìm đến.
Đến rồi làm lễ chắp tay thưa:

– Đại đức! Đức Phật đã nhập Niết-bàn. Nay ngài làm Phật sự xin vì tôi mà thuyết pháp.

Tôn giả tư duy thấy vị này, đây là thân cuối cùng để thoát sinh tử, lại suy nghĩ thêm xem vì sao mà chưa đắc thánh quả. Thấy là nhân duyên chưa đủ. Vậy phải dùng phương tiện để cho được đầy đủ nhân duyên.

Nếu càng tạo nhân duyên cấp sự cho đủ, nhưng vì mỏi mệt nên chưa làm đủ.

Tôn giả liền nói:

– Thiện nam tử! Nếu theo lời ta chỉ dạy, thì ta sẽ thuyết pháp.

Đáp:

– Con xin nghe theo.

Tôn giả nói:

– Ông nên ở trong chúng Tăng khuyên làm các việc cấp sự.

Đáp:

– Đại đức! Ở nước Ma-thâu-la này con không biết ai là người tinh tấn còn ai không?

Đại đức nói:

– Ngày mai có thể vào thành sớm được không?

Đáp:

– Có thể.

Tỳ-kheo lại hỏi:

– Chúng Tăng ở chùa này có bao nhiêu vị?

Tôn giả đáp:

– Có một vạn tám ngàn La-hán. Chúng học nhân thì gấp đôi, còn phàm phu tinh tấn thì vô số. Thế là vị Tỳ-kheo vì Tăng chúng và làm cấp sự, khiến cho Tăng chuyên tu đạo nghiệp.

Sáng sớm vị Tỳ-kheo đắp y trì bát đi vào thành Ma-thâu-la. Lúc này có một vị trưởng giả, từ thành đi ra gặp Tỳ-kheo. Dù chưa từng gặp, nay được gặp liền lễ lạy rồi thưa:

– Đại đức từ xa đến đây?

Tỳ-kheo đáp:

– Tôi từ phía Tây đông.

Trưởng lão hỏi:

– Ngài đến đây có việc gì?

Tỳ-kheo đáp:

Tôi đến chỗ Tôn giả Ưu-ba-cấp-đa để cầu nghe pháp, mà Tôn giả dạy tôi phải vì Tăng chúng làm việc cấp sự. Tôi nay không ở nước Ma-thâu-la này ai là người tinh tấn làm việc cấp sự.

Trưởng giả nói:

– Ngài chớ lo âu. Tôi sẽ thay người làm việc cấp sự. Tất cả ẩm thực, y phục, y dược của chúng Tăng tôi sẽ cung cấp đủ. Thế là Tỳ-kheo cùng trưởng giả mang các vật phẩm về cúng dường chúng Tăng. Trong ba tháng an cư, Tỳ-kheo luôn tư duy làm các công đức, rồi chứng quả A-la-hán. Lại đem một thẻ tro bỏ vào hang đá.

 

NHÂN DUYÊN VỀ CÔNG VIỆC SẮC XẢO

Ở nước phía Đông có một thiện nam tử đến trong Phật pháp xuất gia, có thể làm các công việc sắc xảo khéo léo. Chúng Tăng ở trong chùa đều khiến vị này tạo lập chùa cùng các việc phòng xá nhà cửa.

Ngày nay đều như thế nên sinh tâm nhàm chán, tự suy tư rằng:

– Ta muốn tọa thiền quán tưởng. Đức Phật trước đã dạy chư Tỳkheo nên ngồi thiền tu đạo không được phóng dật lại nghĩ:

– Ai có thể vì ta thuyết pháp giáo hóa. Nghe ở nước Ma-thâu-la có Tỳ-kheo tên là Ưu-ba-cấp-đa. Đức Phật đã giáo hóa vị này là bậc giáo hóa đệ tử đệ bậc nhất. Nghĩ xong liền đi đến chùa kia lễ bái Tôn giả và chắp tay thưa:

– Đại đức! Đức Phật đã Niết-bàn. Nay xin vì tôi mà thuyết pháp.

Tôn giả biết vị này là thân rốt cùng giải thoát sinh tử, nhưng vì sao lại chưa đắc Thánh đạo. Quán thấy nhân duyên chưa đủ, phải tìm phương tiện khiến cho được đầy đủ. Vị này có hạnh nguyện làm các việc thiện xảo, nhưng vì mỏi mệt nên làm chưa đủ.

Tôn giả nói:

– Thiện nam tử! Nếu theo lời ta dạy thì ta sẽ thuyết pháp.

Đáp rằng:

– Xin vâng.

Ưu-ba-cấp-đa nói:

– Nơi nào chưa có chùa, ông nên khởi xướng làm chùa.

Đức Phật có thọ ký rằng:

– Nếu có chỗ nào chưa có chùa mà có người tạo dựng thì công đức thật vô cùng.

– Đại đức! Ở nước này con không biết ai tinh tấn, ai không?

Đại đức nói:

– Ông có thể sáng sớm đắp y trì bát đi vào thành.

Vị Tỳ-kheo y lời, khi đó có vị Trưởng giả từ thành đi ra, gặp Tỳkheo thì chắp tay làm lễ thưa hỏi:

– Ngài từ đâu đến?

Tỳ-kheo đáp:

– Tôi từ phương Đông đến.

Hỏi:

– Có chuyện gì?

Đáp:

– Tôi đến chỗ Tôn giả của Ưu-ba-cấp-đa để nghe pháp. Nhưng Tôn giả bảo tôi nếu có chỗ nào chưa có chùa thì nên khuyên hóa xây.

Tôi nay không biết đây ai làm Đàn-việt.

Trưởng lão nói:

Đại đức. Xin đừng lo lắng tôi sẽ cùng ngài lo việc này.

Trưởng lão cung cấp vật liệu cho Tỳ-kheo khởi công xây chùa. Tỳ-kheo từ đó trừ hết phiền não, liền đắc quả A-la-hán, liền đem thẻ tre vào trong hang đá.

 

NHÂN DUYÊN ẨM THỰC

Ở nước Ma Thâu La có một thiện Nam tử đến cầu Tôn giả Ưu-bacấp-đa xuất gia. Vì còn tham ăn uống nên chưa đắc đạo. Ưu-ba-cúc-đa nói:

– Sáng mai ta cùng ông đi khuất thực. Đến sáng Tôn giả lấy 2 bình bát. Một bát đựng đầy cháo và một bát không đặt trước mặt vị ấy và nói:

– Ông ăn đi.

Rồi đưa bình bát không và nói:

– Ông giữ bát này đợi cháo nguội rồi ăn.Vị Tỳ-kheo cầm bát mà vì muốn ăn liền, cho nên dùng miệng thổi cho nguội. Vài lần như thế rồi bạch Hòa thượng:

– Con đã thổi cháo nguội rồi.

Tôn giả nói:

– Ông có thể làm cho cháo nguội, mà tâm ông lại ưa thích việc nóng nảy. Ông thổi cháo nguội là vì muốn được ăn ngay. Nên dùng bất tính quán để trừ tâm nóng nảy này. Nếu thích ăn uống thì nên xem đó như y dược.

Bấy giờ Tỳ-kheo ăn xong, liền trở ra bát. Tôn giả nói:

– Ông ăn đi.

Tỳ-kheo thưa:

– Đây là đồ bất tịnh làm sao ăn được?

Tôn giả nói:

– Ông nay nên quán tất cả pháp như là đồ bất định.

Tôn giả lại vì Tỳ-kheo mà nói pháp. Nghe pháp xong vị Tỳ-kheo tinh tấn tư duy liền chứng quả A-la-hán. Rồi lấy thẻ tre bỏ vào hang đá.

 

NHÂN DUYÊN THIỂU DỤC TRI TÚC

Ở Nam Thiên trúc có một thiện nam tử, đi xuất gia học đạo, tu hạnh thiểu dục tri túc không thích vinh hoa, không dùng dầu sữa thoa chà trong thân, không dùng nước nóng để tắm rửa, lại không ăn bơ sữa, thường sợ việc sinh tử. Do thân tứ đại không đủ lực cho nên không đắc Thánh đạo, liền sinh tâm nghĩ:

– Ai có thể thuyết pháp độ ta. Nghe ở nước Ma-thâu-la có Tôn giả Ưu-ba-cấp-đa liền tìm đến, chắp tay lễ bái thưa:

– Thứ Đại đức, Đức Phật đã Niết-bàn. Ngày nay ngài làm phật sự xin vì tôi mà thuyết pháp.

Tôn giả quán thấy vị này sẽ thoát sinh tử trong đời này. Nhưng chưa chứng Thánh đạo vì tứ đại suy yếu, bởi vì chỉ thích ăn mặc thô sơ, không muốn xa hoa. Ưu-ba-cấp-đa nói:

– Thiên nam tử! Nên nghe lời dạy của ta, ta sẽ thuyết đáp.

Đáp:

– Xin vâng.

Ưu-ba-cấp-đa liền vì ông mà giáo hóa, khiến cho Đàn-việt cúng đủ thứ ẩm thực tắm giặt cho chúng Tăng.

Lại nói với vị Tỳ-kheo:

– Ông nên tắm rửa cho vị Tỳ-kheo này.

Bấy giờ Tỳ-kheo trẻ đem các dầu lạc chà xát lên thân của vị Tỳkheo kia, lại đem nước nóng tắm rửa. Đến giờ ăn, đem các thức ăn ngon bổ đến cho Tỳ-kheo. Vài hôm như thế thì thân thể trở nên có khí lực mạnh khỏe. Ưu-ba-cấp-đa vì ông mà thuyết đáp. Vị Tỳ-kheo tinh tấn tu tập liền đắc quả A-la-hán, rồi đem thẻ tre bỏ vào trong hang.

 

NHÂN DUYÊN LA-SÁT

Ở nước Ma-thâu-la có một nam tử, khẩn cầu cha mẹ cho đi xuất gia. Rồi đến chỗ Tôn giả Ưu-ba-cấp-đa, lễ bái thưa rằng:

– Đại đức! Con có thể ở trong phật pháp xuất gia làm Tỳ-kheo cụ túc không? Ưu-ba-cấp-đa quán thấy người này còn đắm trước thân mình liền nói:

– Tốt lắm! Ta sẽ cho ông xuất gia. Người kia nghe xong thì làm lễ Tôn giả muốn trở về nhà. Khi đi được nửa đường thì suy nghĩ:

– Nếu ta trở về nhà thì sẽ khó mà đi xuất gia được.

Bên đường có một ngôi miếu, người này liền vào tá túc qua đêm. Ưu-ba-cấp-đa liền dùng thần lực biến ra hai con ma La-sát. Con thứ nhất đem xác chết vào trong miếu. La-sát thứ hai thì đi tay không vào.

Cả hai cùng tranh nhau xác chết. Con thứ nhất nói:

– Thây chết này là của ta.

Con thứ hai cũng nói:

Đây là của ta.

Hai con La-sát tranh nhau không được liền hỏi người này:

Ai đem thây chết vào miếu trước?

Vị này suy nghĩ: Nếu ta nói con ma La-sát thứ hai đem thì Lasát đem vào trước sẽ giết ta. Nếu nói thật La-sát thứ nhất đem vào thì La-sát thứ hai sẽ giết ta. Vậy thì chớ nói vọng ngữ liền nói với chúng rằng:

– Kẻ này đem trước. Quỷ La-sát đi tay không nổi giận liền bẻ hết tay chân người ấy muốn ăn. Con quỷ La-sát thứ nhất liền đem chân tay của thây chết ráp vào cho người ấy mà trở nên lành lặn.

Cứ như thế chẳng bao lâu thì trời sáng hẳn. Trải qua hai ngày sau mới tới chỗ của Ưu-ba-cấp-đa. Tôn giả liền cho xuất gia. Vị tinh tấn ta hành được đắc quả A-la-hán. Bèn lấy thẻ tre bỏ vào trong hang.

Kinh A-Dục Vương – Quyển 9 (Hết)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10