kim luân

Phật Quang Đại Từ Điển

(金輪) I. Kim Luân. Phạm: Kàĩcana-maịđala. Cũng gọi Kim tính địa luân, Địa luân, Địa giới. Một trong 3 luân(phong thủy kim), hoặc 1 trong 4 luân (không phong thủy kim). Vũ trụ luận của Ấn độ đời xưa cho rằng lớp dưới cùng của thế giới là hư không, trên hư không có phong luân (Phạm: Vàyumaịđala), trên phong luân lại có thủy luân (Phạm:Jala-maịđala), trên thủy luân lại có kim luân. Do sức nghiệp của loài hữu tình khuấy động thủy luân, nên trên mặt thủy luân kết thành kim luân(lớp vàng rất dày). Các thế giới hiện thực như: Núi, biển, đảo, v.v… đều kiến lập và tồn tại trên kim luân. Phía dưới cùng của kim luân gọi là Kim luân tế(mé kim luân). [X. kinh Trường a hàm Q.18; luận Đại tì bà sa Q.133; luận Du già sư địa Q.2; luận Câu xá Q.11]. (xt.Tam Luân, Tứ Luân). II. Kim Luân. Gọi đủ: Kim luân bảo. Cũng gọi: Luân, Luân bảo (Phạm: Cakra-ratna). Vũ khí hình bánh xe làm bằng kim cương(một trong 7 thứ báu)là vật cầm tay của vua Chuyển luân Thánh vương. Truyền thuyết cho rằng tùy theo luân bảo chuyển động xoay về hướng nào thì nơi ấy đều qui phục. Chuyển luân Thánh vương cầm Kim luân bảo gọi là Kim luân vương (gọi tắt là Kim luân). Trong 40 tay của bồ tát Thiên thủ Quan âm, tay cầm Kim luân được gọi là Kim luân thủ. [X. kinh Trường a hàm Q.27; kinh Chuyển luân Thánh vương tu hành trong Trường a hàm Q.6; kinh Tạp thí dụ]. (xt. Luân Bảo).