KIM LĂNG THANH LƯƠNG VIỆN VĂN ÍCH

THIỀN SƯ NGỮ LỤC

SỐ 1991

MỘT QUYỂN

Sa-môn Ngữ Phong Viên Tín ở Kính Sơn và Vô địa địa nhân Quách Ngưng Chi biên tập.

 

Sư húy Văn Ích, họ Lễ, người Dư Hàn. Năm bảy tuổi, Sư xuất gia với Thiền Sư Toàn Vĩ ở viện Trí Thông, Tân Định. Năm 20 tuổi, Sư thọ giới cụ túc ở chùa Khai Nguyên tại Việt Châu, Sư chú mục vào giới luật nghe Luật Sư Hy Giác, giáo hóa hưng thịnh ở chùa Dục Vương tại Mậu Sơn, Minh Châu. Sư đến dự thính để nghiên cứu yếu chỉ vi diệu của Luật. Sư còn đến trường Văn Nhã để nghiên cứu thêm sách Nho. Luật Sư Hy Giác khen rằng đây là Tử Du, Tử Hạ của Phật pháp. Do huyền cơ một phen dấy lên, những việc tạp nhạp đều buông bỏ. Sư chống gậy về Nam. Đến Phúc châu, Sư tham yết với Trường Khánh, Song không khế ngộ. Sau đó, Sư kết bạn với Thiều Tu, Pháp Tiến. Ba người cùng nhau đi tham cứu. Khi đến viện Địa Tạng thì trời trở tuyết, nên ba người tạm dừng tại đây. Có lần trời lạnh cùng vây quanh lò Sưởi, Thiền Sư Quế Sâm trụ trì viện Địa Tạng hỏi: Các Ông đi đâu?

Sư đáp: Đi hành cước

Địa Tạng hỏi: Thế nào là việc hành cước?

Sư đáp: Không biết

Địa Tạng nói: Không biết rất thân thiết. Lại kể với ba người về câu nói của Triệu Luận: “Trời đất cùng với ta đồng căn”. Vậy sơn hà đại địa cùng với Thượng tọa đồng hay khác?

Sư đáp: Khác

Địa Tạng đưa hai ngón tay.

Sư nói: Đồng

Địa Tạng đưa hai ngón tay rồi đứng dậy đi. Đến khi tuyết tan, ba người từ biệt đi nơi khác.

Địa Tạng đưa ba người ra cửa hỏi: Bình thường Thượng tọa nói: Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.

Rồi chỉ phiến đá nói: Vậy phiến đá dưới sân kia là trong tâm hay ngoài tâm?”

– Sư đáp: Ở trong tâm.

Địa Tạng hỏi: Người hành cước, cớ sao lại để phiến đá trong tâm?

Sư cùng quẩn không đáp được, liền dẹp hành lý vào chùa, xin ở lại tham cứu. Hơn một tháng, Sư trình kiến giải nói đạo lý Sư nói: Con đã hết lời cùng lý rồi.

Địa Tạng bảo: Nếu luận Phật pháp, thì tất cả hiện thành.

Qua câu nói này Sư đại ngộ.

Sau khi khai ngộ, ba huynh đệ mỗi người trụ một nơi. Riêng

Sư lập am ở châu Cam Giá. Còn Pháp Tiến và Thiệu Tu muốn đi khắp tùng lâm ở miền Giang Biểu nên rủ Sư cùng đi đến Lâm Xuyên. Châu Mục thỉnh Sư trụ trì viện Sùng Thọ. Khai đường, ngày đầu tiệc trà chưa xong, bốn chúng vây quanh tháp tòa. Khi ấy có Tăng bạch Sư rằng:” Bốn chúng đã vây quanh pháp tòa Hòa thượng rồi”. Sư nói:

Mọi người thật Sự tham yết thiện tri thức “. Sư liền thăng tòa.

Tăng thưa: Đại chúng vân tập thỉnh Sư cử xướng.

Đại chúng đứng lúc lâu Sư mới nói:

Mọi người đều ở đây, sơn tăng không thể không nói một phương tiện cổ nhân cho đại chúng. “Trân trọng!” liền xuống tòa.

* Sư Thượng tòa. Tử Phương từ Trường Khánh đến, Sư nói kệ của Hòa thượng Trường Khánh Lăng hỏi rằng: Thế nào là trong vạn tượng chỉ riêng bày thân? Tử Phương đưa phất trần.

Sư nói: Thế thì hiểu đâu được.

Tôn ý Hòa thượng thế nào?

Thế nào là trong vạn tượng riêng bày thân.

Cổ nhân không chuyển xoay vạn tượng.

Trong vạn tượng chỉ riêng bày thân mình, nói gì xoay với không xoay.

Tử Phương hoát nhiên đại ngộ, thuật kệ đầu thành, từ trong hội các nơi, có người biết, hợp nhau mà đến. Lúc đầu thịnh hành như vậy. Sư kích động hăng hái dẫn đến khâm phục. Chúng đến tham học rất đông đảo.

* Sư thượng đường, đại chúng đứng lâu, Sư bèn bảo: Chỉ thế ấy thì giải tán đi, lại có Phật pháp hay không? Thử nói xem? Nếu không thì đến đây làm gì? Nếu có thì trong chợ chỗ nhiều người tụ hội cũng có, cần gì phải đến đây. Các vị mỗi người đã từng xem Hoàn Nguyên Quán Bách Môn, Nghĩa Hải Luận, Hoa Nghiêm, Kinh Niết Bàn cái nào trong các kinh sách rất nhiều kinh, có thời tiết ấy? Nếu có thử nói xem! Chẳng phải là trong kinh nói như thế. Đây là thời tiết gì? Có gì giao thiệp? Sỡ dĩ nói ngôn ngữ vi tế trệ vào tâm, thường làm môi trường cho duyên lự. Thật tế ở trước mắt dối là cảnh tướng, lại làm sao dối nếu đã dối rồi thì làm sao được chánh, nếu chỉ niệm kinh sách thế ấy, có dùng vào chỗ nào.

Có vị Tăng hỏi: Thế nào là vạch bày? Tức được cùng đạo tương ứng.

– Khi nào ông vạch bày tức cùng đạo không tương ứng.

Hỏi: Khi sáu chỗ không tri âm thì thế nào?

Nhà ông quyến thuộc một đàn

Sư lại nói: Làm sao hiểu? Chớ nói, đến hỏi thế ấy bèn chẳng được đạo của ông. Sáu chỗ không tri âm, chỗ mắt không tri âm, chỗ tai không tri âm? Như vậy chỗ căn bản đâu hiểu là không được.

Cổ nhân nói: Lìa thinh sắc, mắc danh sắc, lìa danh tự mắc danh tự. Do đó, cõi trời Vô tưởng tu được, trải qua tám muôn đại kiếp, một hôm cũng phải thối đọa mọi việc rõ ràng. Bởi vì không biết căn bản chân thật, tu hành theo thứ lớp, ba đời sáu mươi kiếp, bốn đời một trăm kiếp, như thế đến ba A-tăng-kỳ quả mới tròn.

Người xưa còn nói: Không bằng một niệm duyên khởi vô sinh, vượt qua những cái thấy của Tam thừa quyền học. Lại nói khảy móng tay viên thành tám vạn môn. Sát na diệt hết nghiệp ba kỳ. Cũng cần thể hội rốt ráo. Như thế dụng bao nhiêu khí lực?

Tăng hỏi: Ngón tay thì không hỏi, thế nào là mặt trăng?

Cái nào là ngón tay không hỏi.

Tăng hỏi: Mặt trăng thì không hỏi, thế nào là ngón tay?

Mặt trăng.

Học nhân hỏi ngón tay, sao Hòa thượng lại trả lời mặt trăng?

Vì ông hỏi ngón tay.

Giang Nam quốc chủ, đạo trọng Thầy, đón ở viện Báo Ân của Thiền Sư Tịnh Huệ.

Tăng hỏi: Hồng chung mới đánh, đại chúng vân tập thỉnh Sư như thế.

Sư nói: Đại chúng hiểu đâu giống ông hiểu.

Hỏi: Thế nào là gia phong cổ Phật?

Chỗ nào xem không đủ?

Hỏi: Trong mười hai thời, thế nào là hành vi, được với đạo tương ưng?

Tâm thủ xả thành xảo nguỵ.

Hỏi: Cổ nhân truyền y đáng nhớ người nào?

Sư nói: Ông thấy cổ nhân truyền y ở đâu?

Hỏi: Mười phương hiền Thánh đều vào Tông này. Thế nào là Tông này?

Mười phương hiền Thánh đều vào.

Hỏi: Thế nào là người hướng thượng Phật?

Phương tiện gọi là Phật.

Hỏi: Thế nào là quyển kinh của người học?

Đề mục rất rõ ràng.

Hai chữ thanh sắc người nào hiểu được?

* Sư dạy chúng rằng: Chư Thượng tòa hãy nói Tăng này đã hiểu được chưa? Nếu hiểu được chỗ Tăng này hỏi, thì hiểu thanh sắc không khó.

Hỏi: Cầu tri kiến Phật đường nào ngắn nhất?

Không qua đây.

Hỏi: Cỏ xanh không tàn thời thế nào?

  • Lời khinh mạn.

Đại chúng vân tập thỉnh. Sư vội vàng giải quyết lưới nghi.

Bàn luận trong liêu xá, bàn luận trong nhà uống trà.

Hỏi: Mây tan thấy mặt trời thì thế nào?

Thật là lời khinh mạn.

Hỏi: Thế nào là chỗ trọng yếu của Sa-môn?

Nếu có một mảy may trọng yếu thì không gọi là Sa-môn. Hỏi: Ngàn trăm ức Hóa thân, trong đó thế nào là Pháp thân Thanh tịnh?

Chính là.

Hỏi: Xúm xích đi lên ý Sư thế nào?

  • Là mắt hay không phải mắt.

Hỏi: Toàn thân là nghĩa gì thỉnh Sư một quyết định.

  • Nghĩa ông tự phá.

Hỏi: Thế nào là tâm cổ Phật?

  • Tuôn ra từ bi hỷ xả.

Hỏi: Nhà tối trăm năm, một cây đèn có thể phá. Thế nào là một cây đèn?

  • Luận trăm năm gì?
  • Thế nào là đạo chánh chân?
  • Một nguyện dạy ông làm, hai nguyện dạy ông làm.

Hỏi: Thế nào là mảnh đất một chân?

  • Đất thì không một chân.
  • Thế nào là đứng thẳng?
  • Chuyển không giao thiệp.

Hỏi: Thế nào là cổ Phật?

  • Thì nay cũng khó hiềm nghi.
  • Trong mười hai thời, hành vi thế nào?
  • Bước bước đạp nhào.
  • Gương xưa chưa mở làm sao hiển chiếu?
  • Đâu hẳn hai, ba.
  • Thế nào là huyền chỉ Chư Phật?
  • Là ông cũng có.
  • Thừa giáo có nói, theo vô trụ vốn lận tất cả pháp. Thế nào vô trụ bổn?
  • Hình đã thành nhưng chưa chất, tên khởi nhưng chưa tên.
  • Tăng mất, y chúng nhân xướng, y Tổ Sư người nào xướng?
  • Ông xướng được Tăng mất y gì?
  • Kẻ phóng đãng về quê thì thế nào?
  • Lấy gì phụng hiến.
  • Không có vật.
  • Ngày cho gì?
  • Sau khi Sư ở Thạch Sương, thượng đường nói: Người xuất gia phải tùy thời tiết mà được. Lạnh thì lạnh, nóng thì nóng, muốn biết nghĩa Phật tánh nên quán thời tiết nhân duyên, cổ nhân phương tiện rất nhiều. Không thấy Thạch Đầu Hòa thượng nhân xem Khởi Tín Luận nói: Người biết vạn vật là mình chỉ có Thánh nhân ư?

Chỗ khác nói: Thánh nhân không vì mình, chẳng phải điều không phải của mình. Có ngôn ngữ gọi là Tham đồng thế.

Mạt Thượng nói: Tân đại tiên ở Thiên Trúc không qua lời này. Trung gian chỉ tùy thời nói.” Thượng tọa! Nay muốn hội vạn vật là chính mình đi, bởi vì đại địa không có một pháp có thể thấy. Ông ta lại dặn: Thời gian chớ luống uổng qua. Vừa đến nói với Thượng tòa chỉ tùy thời tiết mà được, nếu đổi dời thời tiết mất, tức là uổng phí thời gian, trong phi sắc hiểu là sắc. Thượng tòa! Trong phi sắc hiểu là sắc, tức là dời mất thời gian. Hãy nói sắc là hiểu phi sắc, còn đáng hay không đáng. Thượng tòa! Chỉ giữ phần tùy thời gian. Trân trọng!

  • Tăng hỏi: Thế nào là gia phong Thanh Lương.

Hỏi: Thế nào là các pháp không tưởng?

    • Pháp nào?

Thượng tòa nói: Đâu có thể là trời chiều.

Sư nói: Lời nói nhàn.

Hỏi: Quán thân như huyễn hóa, quán trong cũng vậy, là thế nào?

    • Có được thế không?

Tăng hỏi: Quốc Sư gọi thị giả, ý là gì?

    • Hãy đi đi lúc khác đến.

Hỏi: Muốn vội tương ưng, chỉ nói không hai. Thế nào là lời nói không hai?

  • Lại thêm một chút được không?

Hỏi: Thế nào là Pháp thân?

  • Cái này là Ứng thân.
  • Thế nào là Đệ nhất nghĩa?
  • Ta nói với ông là Đệ nhị nghĩa.

Sư hỏi Tu Sơn chủ: “Hào ly có sai, trời đất cách xa, huynh hiểu thế nào?

  • Hào ly có sai, trời đất cách xa.
  • Đời đời đâu hiểu được.
  • Hòa thượng thế nào?
  • Hào ly có sai, trời đất cách xa.

Tu Sơn lễ bái.

(Đông Thiên Tề nói: Sơn chủ trả lời như thế vì sao không chịu thỉnh hỏi. Pháp môn cũng chỉ nói thế, lại được đi, hãy nói nghi, sai ở chỗ nào, nêu xem thấu được, nói Thượng tòa có nguyên do. Ngũ Tổ dạy: Pháp Nhãn bèn đánh.

Bảo Minh Dũng nói: Tu Sơn chủ lúc ấy cũng tốt, nói với Pháp Nhãn hiểu như thế đâu được.

Kính Sơn Cảo nói: Pháp Nhãn và Tu Sơn chủ tơ đến lụa đi, miên miên mật mật, đỡ môn phong Địa Tạng, có thể gọi đầy mắt ánh sáng sinh.

Nếu là môn hạ Kính Sơn lại mua giầy cỏ hành cước mới được. Vì sao hào ly có sai trời đất cách xa được tin tức này chỗ nào.)

Nhân Tăng đến tham Sư lấy tay chỉ vào rèm, tìm thấy có hai Tăng cùng đi cuốn rèm. Sư nói: Một được một mất.

(Đông thiên Tề nói: Thượng Tọa hiểu thế nào. Có nói: Vì y không rõ ý chỉ, bèn cuốn rèm.

Cũng có nói: Người chỉ thì hiểu, người không chỉ mà đi thì mất, hiểu như thế được hay khôngđược. Đã không cho hiểu như thế. Lại không cho hiểu như thế. Lại mất.

Hoàng Bá Thanh nói: Pháp Nhãn như kiếm báu trong tay sống chết tạm thời, hai ông Tăng cùng cuốn rèm. Hãy nói ai được ai mất, có hiểu không. Việc đời chỉ tướng công nói đoạn, lòng người không cùng với vành trăng.)

* Vân Môn hỏi Tăng: Từ đâu đến?

  • Giang Tây đến.
  • Giang Tây một đội lão túc nói lời ru ngũ?

Tăng không đáp.

Sau đó Tăng hỏi Sư: Không biết ý chỉ Van Môn thế nào?

Sư nói Đại,Tiểu Vân Môn bị tăng này khám phá.

Vân Môn hỏi Tăng: Từ đâu đến?

  • Từ đạo tràng đến.
  • Sáng hợp, tối hợp.

Tăng không đáp.

Sư sai tăng lấy đất thêm vào bồn sen.

Tăng lấy đất đến Sư nói: Lấy cầu đông hay lấy cầu tây?

  • Lấy cầu đông.
  • Là chân thật hay hư vọng?

* Sư hỏi Tăng: Từ đâu đến?

  • Từ Báo Ân đến.
  • Chúng tăng có an không?
  • An.
  • Uống trà đi.

* Sư hỏi Tăng: Từ đâu đến?

  • Từ Tứ Châu lễ bái Đại Thánh đến. Năm nay Đại Thánh có ra tháp không?
  • Có.

* Sư lại hỏi Tăng bên cạnh, ông nói: Đến Tứ Châu hay là không đến?

(Phù Sơn Viễn nói: Tăng này đến thì đến Tứ Châu, chỉ là không thấy Đại Thánh.

Đạo Tràng Toàn nói: Tăng này thấy thì thấy Đại Thánh, không từng biết Pháp Nhạn,

Đông Thiền Quán nói: Tăng này đến thì đến Tứ Châu, thấy cũng thấy Đại Thánh, biết cũng biết. Pháp Nhãn chỉ là tự thảo đầu không thấy.)

Sư hỏi trưỡng lão Bảo Tư: Cổ nhân nói:” Sơn hà không ngăn cách ánh sáng khắp nơi đều thấu.” Thế nào là ánh sáng khắp nơi thấu?

  • Bờ đông đánh thanh la.

(Quy Tông Nhu nói: Hòa thượng nghĩ ngăn ngại) Sư chỉ cây trúc hỏi Tăng: Còn thấy không?

  • Thấy.
  • Trúc đến mắt hay mắt đến trúc.
  • Đều không thế.

Sư cười nói: Chết mau thế.

(Pháp Đăng nói: Lúc ấy đánh vào mắt Sư.

Quy Tông Nhu nói: Hòa thượng chỉ là không tin con).

  • Có tục sĩ dâng cho Sư cái màn che. Sư xem rồi hỏi: Ông khéo tay hay khéo tâm?
  • Khéo tâm.
  • Cái nào là tâm ông?

Tục sĩ không đáp.

(Quy Tông Nhu thay nói: Con ngày nay lại thành dễ dàng) Tăng hỏi: Thế nào là mặt trăng thứ hai?

  • Sum la vạn tượng.
  • Thế nào là mặt trăng thứ nhất.
  • Sum la vạn tượng.
  • Sư thượng đường nói: Mười phương thế giới bao la, không có đầu một sợi tơ, nếu có một sợi tơ tức là một sợi tơ.

(Pháp Đăng nói: Nếu có một sợi tơ không phải là một sợi tơ) Sư chỉ cái ghế nói: Biết được cái ghế, khắp vòng có dư.( Vân Môn nói: Biết được cái ghế, trời đất cách xa.

Tuyết Đậu nói: Đầm rộng núi sâu lý có thể phục báo.

Vân Ngộ nói: Tuyết Đậu nói thế chưa rõ, rõ lời kia, một chút lời kia là chê hay khen.

Kính Sơn cảo nói: Biết được cái ghế như cao đậu rửa chân. Tuy vậy người hiểu lầm rất nhiều).

  • Nhân lúc Sư đau chân, Tăng hỏi, Sư nói:
    • Phi nhân đến thời không thể động. Cho đến người đến động cũng không được. Hãy nói: Trong Phật pháp không được lời gì?

Tăng nói: Hòa thượng còn vui được một tý.

Sư không chịu, từ biệt nói: Hòa thượng ngày nay như giảm.

Tăng hỏi: Thế nào là việc trần kiếp?

    • Đều ở ngày nay

Sinh pháp Sư nói: Đánh vào hư không làm tiếng vang, đánh vào cây không có tiếng. Sư bỗng nghe tiếng, gọi thị giả nói có nghe không?

Vừa đến nếu nghe như nay không nghe, như nay nếu nghe.

Vừa đến không nghe, hiểu không?

  • Nhân đào giếng bị cát vào mắt. Sư nói mắt không bị cát làm trở ngại, đạo mắt không thông bị cái gì trở ngại? Tăng không đáp. Sư nói thay: Bị mắt ngại.
  • Sư thấy Tăng khiêng đất, bèn lấy cục đất để trên gánh của Tăng ấy rồi nói: Ta giúp ông.

Tăng nói: Cảm ơn Hòa thượng từ bi.” Sư không nhận.

Một Tăng khác nói: Hòa thượng là tâm hạnh gì?

Sư bèn thôi.

Sư thượng đường nói: Chư thượng tòa! Khi lạnh cần gì lên. Hãy nói lên hay không lên?

Có một thượng tòa nói: Không lên thì tốt. Chỗ nào không phải lại cần lên làm gì? Một thượng tòa khác nói. Y không được một bề, phải tới chỗ Hòa thượng mới được. Chư thượng tòa hãy nói!: Hai người này ở trong Phật pháp còn có hướng tiến không?”

– Thượng Tọa thật không được, đều không ít cho hướng tiến. Cổ nhân gọi là chùy sắt không lỗ, mù bẩm sinh, điếc bẩm sinh không khác.

Có một Thượng tòa bước ra nói: Hai người kia đều không được, vì sao vậy? Vì y chấp trước cho nên không được.

Chư Thượng Tọa! Đều giống như hành cước, đều giống như bàn luận, còn tính gì là lại chỉ cần làm nhếch mép, lại có đều tính toán trước. Sô y chấp trước. Lại chấp trước cái gì, là lại chấp trước lý, chấp trước Sự, chấp trước sắc, chấp trước không. Nếu là lý, lý làm sao chấp. Nếu là Sự, Sự làm sao chấp, chấp trước sắc không cũng vậy. Cho nên bình thường sơn tăng nói với chư Thượng tòa mười phương Chư Phật, mười phương thiện tri thức thường rủ tay chỗ chư Thượng tòa thường tiếp nhận, mười phương Chư Phật, thường rũ tay có chỗ nào là chỗ chư Thượng tòa thường tiếp nhận, còn có chỗ hội hội thủ. Nếu chưa hội được chớ nói thường đều đến viên thủ, chư Thượng Tọa nhà một bên hành cước phải rõ tinh thái một chút, chớ chỉ bày ra chút trí tuệ qua đi thời gian.

Sư gọi đứa bé nói: Nhân con biết được cha con, cha con tên gì?

Đứa bé không đáp. Pháp Đăng thay nói: Chỉ lấy tay áo che mặt.

Sư lại hỏi Tăng: Nếu là người con hiếu thuận lại hạ được một chuyển ngữ. Hãy nói,hạ được chuyển ngữ gì? Tăng không đáp.

Sư thay nói: Nó là người con hiếu.

Sư hỏi Tăng giảng luận Bách Pháp. Tăng đáp “Bách Pháp” là thể dụng đều bày.” Minh Môn” là năng sở đều nêu. Tòa chủ là năng, pháp tòa là sở làm sao nêu cả hai, (Có lão túc thay nói: Tôi gọi là Pháp tòa. Quy Tông Nhu nói không nhọc Hòa thượng như thế.

Lão túc Tuyết Đậu nói: Hòa thượng này phân nữa cho tôi mới được). Ngày nọ, Sư luận đạo với Lý Vương xong, cùng xem hoa Đỗ Quyên, Vương sai làm kệ.

Sư liền phú rằng:

Cầu lông đối rừng xanh

Vốn là hướng không đồng

Tóc bạc từ ngày nay

Hoa là hồng năm ngoái

Tươi đẹp theo sáng bày

Mùi thơm theo gió chiều

Đâu cần đợi mưa rơi

Sau này mới biết không

Nên đốn ngộ ý này.

* Sư dạy chúng: Tụ tập ở đây chốc lát. Vì Thượng tòa trong Tăng đường. Ở đây tụ tập chốc lát vì đầu ba cửa thượng thượng, ở đây tụ tập chốc lát vì Thượng tọa ở trong liêu xá, lại nói lỗi Thượng tòa không có đạo lý. Trong họ có mấy tôn túc đáp.

Một người nói: Chư Phật ra đời cũng có phương tiện này.

Một người nói: Ngày nay lìa chương nghĩa.

Một người nói: Ông nói y ở đâu.

Một người nói: Thắp đèn đợi Thượng tòa đến lâu rồi.

Một người nói: Chỗ nào đến tụ tập.

Sư bảo môn đệ rằng: Triệu Châu nói: Chớ phí Sức, giống như ngôn ngữ đều không như củ. Cho nên Chư Phật chư Tổ chỉ được trong cái vẫn như cu, như chuông đầu đêm, không thấy có khác đi mảy lông, được khớp như thế khi nghe không có một tiếng ồn. Vì sao? Vì kịp thời tiếc, vô tâm nói chết, lại không thể chết, chỉ ở tất cả, chỉ vì không củ. Bỗng nhiên nghe, mọi người đều ngạc nhiên nói, chuông đổ kỳ lạ. Như nay nói tháng tư nóng dần tức không thể, mới cách một ngày, có thể hiệu nghiệm bao nhiêu, tháng năm một ngày nói bèn thành dối, phải biết hiệu nghiệm tơ tóc không được ở trong phương tiện. Nói với Thượng tòa. Không phải thời, bởi vì lừa cho nên không củ.

Bảo Công nói: Tạm thời tự chịu không truy tìm, trải qua nhiều kiếp đâu từng khác ngày nay. Có hiểu chưa?

Ngày nay chỉ là nhiều kiếp qua, chỉ ăn cơm mặc áo, đi đứng nằm ngồi, sáng tham chiều thỉnh, tất cả y như củ, bèn là người vô Sự.

Sư lại nói: Thấy đạo là gốc, sáng đạo là công, mới có thể được Sức đại trí tuệ. Nếu chưa được như thế, thì việc đáng yêu thích, trong tam giới phải dạy dẹp hết vừa mới có mảy may lại là chưa thể. Như các ông khi ngủ chẳng sân bèn hỷ, đây là cảnh giới hôn loạn huân tập đã thuần thục ở trong Tam giới. Bởi duyên các ông tạp loạn, nên người xưa gọi đó là đồng vàng hóa ra lầm cho là vàng ròng, nó chẳng bằng vàng trong mõ. Nếu thấy tột xương thấu tủy ấy làSức siêu thoát của các ông. Nếu chưa được như thế, nên quan sát, điện các lâu đài gì, Chư Thánh chưa hẳn nắm tay ông đi, ông chưa hẳn nhờ mà đi được. Xưa nay như thế, Sư có bài tụng rằng:

Lý cực vong tình vị

Lý tột gọi quên tình.

Như hà hữu dụ tề

Làm sao có dụ bằng

Đáo sầu Sương dạ nguyệt

Đến cùng trăng Sương đêm sáng

Nhậm vận lạc tiền khê

Dần dà rơi trước khe

Quả thục kiêm viên trọng

Quả chín vượn ưa thích

Sơn trường tạo lộ mê

Núi dài tợ đường mê,

Cử đầu tàn chiếu tại

Xoay đầu rồi chiếu hiệp

Nguyên thị trụ cư tê

Vốn là ở phương Tây.

TAM GIỚI DUY TÂM

Tam giới duy tâm

Tam giới duy tâm

Vạn pháp duy thức

Vạn pháp duy thức

Duy thức duy tâm

Duy thức duy tâm

Nhãn thinh nhĩ sắc

Mắt thanh tai sắc

Sắc bất đáo nhĩ

Sắc không đến tai

Thinh hà xúc nhãn

Thanh đâu chạm sắc

Nhãn sắc nhĩ thinh

Mắt sắc tai thanh

Vạn pháp thành biện

Vạn pháp thành xong

Vạn pháp phi duyên

Vạn pháp chẳng duyên

Khởi quán như huyễn

Đâu quán như suyễn

Đại địa sơn hà

Sơn hà đại địa

Thùy kiên thùy biến

Gì bền gì đổi

Tụng: HOA NGHIÊM LỤC TƯỚNG NGHĨA

(Nghĩa Sáu tướng Hoa Nghiêm)

Đồng trung hoàn hữu dị

Trong đồng lại có dị

Dị nhược dị ư đồng

Dị nếu dị ở đồng

Toàn phi Chư Phật ý

Chẳng phải ý Chư Phật

Chư Phật ý Tổng biệt

Ý Chư Phật đều khác

Hà tàng hữu Dị đồng

Đâu từng có dị đồng.

Nam tử thân trung nhập Trong tâm kẻ nam khi nhập định thời định.

Nữ tử thân trung bất lưu ý Trong thân người nữ không lưu ý.

Bất lưu ý tuyệt danh tự Không lưu ý tuyệt danh tự.

Vạn tượng minh minh vô lý Sự Vạn tượng rõ ràng không lý sự.

Sư hỏi Thượng tòa Giác: Đi thuyền hay đi bộ?

  • Đi thuyền.
  • Thuyền ở chỗ nào?
  • Thuyền ở trong biển.

Giác thối lui. Sư hỏi Tăng bên cạnh: Ông nói Tăng này vừa đến có mắt hay không có mắt?

Thiền Sư Quang Hiếu Tuệ Giác đến chỗ Sư.

Sư hỏi: Từ chỗ nào đến?

  • Triệu Châu.
  • Thừa nghe Triệu Châu có nói cây bá phải không?
  • Không?
  • Đến đi đều bảo

Tăng hỏi: Thế nào là yếu chỉ Thiền Tông?

Triệu Châu nói: Cây bá trước sân. Thượng tòa đâu được nói không.

Huyền Giác nói: Tiên Sư thật không nói thế, Hòa thượng chớ hủy báng tiên Sư.

(Kính Sơn Cảo nói: Nếu có lời này sai lầm Giác Thiết Chủy.

Nếu nói không lời này lại sai lầm Pháp Nhãn.

Nếu hai bên đều không can thiệp lại sai lầm Triệu Châu.

Dù đều không thế, chẳng có thấu thoát một đường vào địa ngục như tên bắn.

Cổ Sơn Khuê nói: Giác Thiết Chủy tên không hư được, chỉ là không từng mộng thấy Triệu Châu).

* Sư cùng nhóm lửa với Thiền Sư Ngộ Không đưa thìa hương lên nói: Không được gọi là thìa hương. Huynh gọi là gì?

Ngộ Không nói: Thìa hương.

Sư không chịu.

Thiền Sư Ngộ Không sau 20 ngày mới rõ lời này.

Một hôm Sư thượng đường, Tăng hỏi: Thế nào là một giọt nước nguồn Tào Khê?

Là một giọt nước nguồn Tào Khê.

Tăng mịt mờ lui ra.

Khi ấy Thiều Quốc Sư ngồi một bên hoát nhiên khai ngộ.

Thiều bèn đem sở ngộ của mình trình cho Sư.

Sư nói: Ông sau này sẽ làm Thầy của quốc vương, cho đến làm sángtỏ Tổ đạo, đến ta cũng không bằng.

Quốc Sư sau này có kệ:

“Đỉnh núi thông huyền

Không phải nhân gian

Ngoài tâm không pháp

Núi xanh đầy mắt”

Sư nghe kệ nói: Bài kệ này đáng khởi Tông ta.

Thiền Sư Linh Ẩn Thanh Tòng, người Phúc Châu, lúc đầu tham học với Sư, Sư chỉ mưa nói:Từng giọt rơi trong mắt Thượng tọa.”

Thanh Tòng lúc đầu không hiểu. Sau đó nhân xem kinh Hoa Nghiêm mà cảm ngộ,được Sư ấn khả.

Bách Trượng Đạo Hằng tham Sư, nhân thỉnh ngoại đạo hỏi Phật: Không hỏi có nói, không hỏi không nói, nói chưa hết. Sư nói trụ trụ. Ông nghĩ đến chỗ Thế Tôn chờ hồi lâu mới hiểu. Bách Trượng nhân đây ngộ nhập.

Thiền Sư Vĩnh Minh Đạo Tiềm người phủ Hà Trung lúc đầu tham yết Sư. Sư hỏi:Ông ngoài tham thỉnh còn xem kinh gì?

  • Kinh Hoa Nghiêm.
  • Sáu tướng: Tổng, biệt, đồng, dị, thành, hoại. Thuộc cửa nào?

Văn ở trong thẩm Thập Địa. Theo lý thì tất các pháp thế gian và xuất thế gian đều đủ sáu tướng.

  • Hư không có sáu tướng không?

Thất chi không đáp

  • Ông hỏi ta nói cho ông

Tiềm hỏi: Hư không có sáu tướng không?

  • Không?

Tiềm nhân đây khai ngộ vui mừng lễ tạ.

  • Sư nói ông hiểu gì?
  • Hư không tức như vậy.

Một hôm, bốn chúng sĩ nữ vào viện Sư hỏi Tiềm: Trong luật nói: Cách vách nghe tiếng vòng xuyến thì gọi phá giới, thấy nhìn kim ngân hợp tan, đầy cả lụa là phá giới hay không phá giới?

Như người vào đường.

Sau này ông có 500 sợi lông, được vương hầu trọng.

* Văn Toại Đạo Châu, người Hàng Châu thường nghiên cứu

Kinh Thủ Lăng Nghiêm yết kiến Sư rồi thuật lại sở nghiệm của mình rất phù hợp với yếu chỉ kinh.

Sư nói: Lăng Nghiêm đâu không phải có tám nghĩa hoàn.

  • Đúng vậy.
  • Minh hoàn cái gì?- Minh hoàn mặt trời – Mặt trời hoàn gì?

Không đáp.

Sư sai đốt đi những văn có chú giải.

Từ đó khâm phục thỉnh thưa, nói quên một trí giải.

Thiền Sư Huyền Tắc người Vệ Nam Hoạt Châu, lúc đầu hỏi Thanh Phong. Thế nào là chính học nhân?

Đồng tử Bính đinh đến tìm lửa. Sau đó yết kiến Sư.

Sư hỏi: Từ đâu đến?

  • Từ Thanh Phong đến.
  • Thanh Phong có nói câu gì không?

Tắc nêu lên lời trước đây khi ở Thanh Phong cho Sư nghe.

Sư nói: Thượng tòa hiểu gì?

  • Bính đinh thuộc lửa. Mà lại tìm lửa như chính mình tìm mình.
  • Hiểu thế đâu được.
  • Con chỉ hiểu như the, chưa rõ Hòa thượng thế nào?
  • Ông hỏi ta nói cho ông.

Hỏi: Thế nào là chính học nhân?

  • Đồng tử Bính Đinh đến tìm lửa.

Nhân đó Tắc được ngộ.

* Thiền Sư Cẩn đứng hầu, Sư hỏi một Tăng: Từ đâu đến?

  • Vào núi.
  • Không dễ.
  • Không can thiệp đến như nhiều núi sông- Như nhiều núi sông không ghét.

Tăng kia không đáp.

Cẩn nhân đây tỉnh ngộ.

Thiền Sư Quy Tông Huyền Sách người Tào Châu, lúc đầu lên Tuệ Siêu yết kiến Sư hỏi: Thế nào là Phật?

  • Ông là Tuệ Siêu.

Từ đây Tuệ Siêu tỏ ngộ.

(Viên Ngộ nói: Có người nói Tuệ Siêu là Phật, cho nên Pháp Nhãn đáp thay. Có người nói: Giống như cưỡi trâu tìm trâu.

Có người nói: Chỗ hỏi là đúng có gì giao thiệp: Nếu hỏi như thế chỉ có phụ chính mình, cũng là khuất phục cố nhân.

Tuyết Đậu tụng rằng:

(Gió xuân giang quốc thổi không nổi.

Chim kêu trong khóm hoa

Ba lần sóng cao cá hóa rồng

Người ngu như vũng nước ban đêm).

Công án: Xưa có hai vị am chủ ở trong am, cả tuần không gặp nhau, bỗng một hôm gặp nhau. Thượng am chủ hỏi Hạ am chủ: Lâu rồi không gặp nhau, ông đi đâu?

Hạ am chủ: Ở trong Am dựng pháp Vô phùng.

Thượng am chủ: Tôi muốn xây dựng một cái nay đến huynh mượn kiểu tháp.

Hạ am chủ nói: Sao không nói sớm, cho người khác mượn rồi.

Sư nói: Hãy nói, mượn kiểu tháp hay không mượn?

Nên ngày xưa có một lão túc nhân Tăng hỏi: Sư tử bắt thỏ cũng hết Sức, bắt voi cũng hết Sức, chưa rõ hếr Sức gì?

Sức không nhẹ.

Sư nói không hiểu lời cổ nhân.

Nêu xưa có một lão túc vẽ một chữ Tâm lên cửa Am, vẽ một chữ tâm lên cửa sổ.

Sư nói: Trên cửa chỉ viết một chữ cửa, trên cửa sổ chỉ viết chữ cửa sổ. Trên vách chỉ viết chữ vách.

(Huyền Giác nói: Trên cửa không cần viết chữ cửa, trên cửa sổ không cần viết chữ cửa sổ, trên vách không cần viết chữ vách. Vì sao? Vì chữ nghĩa rõ ràng)

Công án: Xưa có một lão túc nói trong đám ruộng này đến nhiều

thời ta đứng ở đất đợi ông kéo đi.

Sư nói: Sơn Tăng nay như ngồi ở đất đợi ông kéo đi còn có đạo lý không? Người nào thân, người nào sơ, thử cắt đứt xem.

Công án: Xưa có một lão túc nuôi một đồng tử, nhưng không biết phép tắc, có một Tăng hành cước đến bèn dạy lễ nghi. Tối đến thấy Thầy đi về bèn đến chào hỏi, lão túc ngạc nhiên bèn hỏi đồng tử: “Ai dạy ông?”

Thượng tòa kia trong pháp đường

Lão túc gọi Tăng ấy đến hỏi: Thượng tòa hành cước nhà bên cạnh tâm hạnh thế nào?

Đồng tử này được nuôi ba năm rồi, thật là đáng thương.

Lão túc hỏi: Ai vậy?

Thượng Tọa dạy phá hoại y, mau mau cuốn gói đi.

Trời hoàng hôn, mưa tầm tả lại bị đuổi đi.

Sư Triệt nói: Cổ nhân hiển lộ một tí gia phong thật kỳ lạ. Hãy nói ý ở đâu?

Có người hỏi Tăng: Thắp đèn gì?

  • Đèn tường minh
  • Lúc nào thắp- Thắp năm ngoái
  • Tường minh ở đâu?

Tăng không đáp.

Trường Khánh thay nói: Nếu không như thế, biết ông bị người khinh mạn

Sư nói: Quân tử lợi động.

Thị giả ở đầu tháp Tứ Châu kịp thời khóa cửa.

Có Tăng hỏi: Đã là Thầy ba cõi vì sao bị đệ tử khóa?

Thị giả không đáp.

Sư thay nói: Đệ tử khóa hay đại Sư khóa?

Trước tháp Tứ Châu có một Tăng lễ bái, còn thấy Đại Thánh không?

Sư thay nói: Ông nói lễ bái là nghĩa gì?

Xưa có thí chủ nữ vào viện cấp tiền cho chúng Tăng hàng năm.

Tăng nói: Trước tháp một phần.

Thí chủ nói: Thánh Tăng tuổi bao nhiêu?

Tăng không đáp.

Sư thay nói: Tâm mong khắp nơi tức biết.

* Xưa có Đạo Lưu ở trước điện Phật nhưng ngồi quay lưng với Phật

Tăng nói: Đạo sĩ chớ ngồi vậy

Đạo Lưu nói: Đại đức nói trong bổn giáo, thân Phật khắp pháp giới chỗ nào ngồi cũng được.

Tăng không đáp

Sư thay nói: Biết được ông.

Trên cầu Hồng Đường ở Phúc Châu có vị Tăng đang ngồi. Quan nhân hỏi: Ở đây còn có Phật không?

Tăng không đáp

Sư thay nói: Ông là người thế nào?

Ở Quảng Nam có vị Tăng ở trong am, Quốc chủ đi săn, tả hữu báo cho Am chủ rằng: Đại Vương đến xin đứng dậy.

Am chủ nói: Đúng vậy.

Thấy Sư vì sao không đứng dậy.

Sư thay nói: Chủ đủ báo ân.

Quan nhân hỏi Tăng: Tên gì?

Vô Đán.

Quan Nhân nói: Bỗng nhiên đem chén cát cho Thượng tòa lại thế nào?

Cảm ơn Quan nhân cúng dường.

Sư nói: Đây còn là Đán nước Cao Ly xưa đến tiền Đường, khắc tượng Quán Am rồi đưa lên thuyền, cuối cùng bưng không lay động, nhân đó thỉnh vào chùa Khai Nguyên Minh Châu cúng dường.

Sau đó có người hỏi: Không một sát na không hiện thân, Thánh tượng vì sao không đến nước Cao Ly.

Trường Khánh Lăng nói: Hiện thân tuy khắp, thấy tượng sai lệch Sư nói: Biết được Quan Âm đến.

Công án: Thế Tôn mới hạ sinh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, bước đi bảy bước mắt nhìn bốn phương nói: Trên trời dưới đất chỉ có ta là quý nhất.

Vân Môn nói: Ta lúc ấy nếu thấy, đánh một gậy cho chết rồi cho chó ăn, quý ở tính cho thiên hạ thái bình.

Sư nói: Vân Môn khí thế rất lớn nhưng lại không có đạo lý Phật pháp.

Công án: Quỷ Vương Chương Tệ lãnh hội quyến thuộc các pháp, một ngàn năm theo Bồ tát Kim Cang Tề, tìm chỗ khởi nguyên do mà không được.

Bồ tát nói: Ta không nương vào có trụ mà trụ, vô trụ mà trụ, như

thế mà trụ. Sư nói: Quỷ Vương không thấy Kim Cang Tề liền theo, chỉ như Kim Cang Tề còn thấy Quỷ Vương không?

Công án: Sơ Tổ Tôn Giả Ca Diếp, ngày nọ đạp bùn, có Sa di thấy liền hỏi: Tôn Giả sao tự làm?

Nếu ta không làm thì ai làm cho ta?

Sư nói: Lúc đó nếu thấy ta lôi đến đạp bùn.

* Lục Tổ dạy chúng rằng: Ta có một vật không đầu không đuôi, không danh không tự, không lưng, không mặt, mọi người có biết không?

Lúc ấy Hà Trạch Thần Hội ra nói: Là bổn nguyên các pháp, là Phật tánh của Thần Hội.

Tổ bèn đánh một gậy nói: Lưỡi Sa di này ta gọi là một vật còn không trúng, há bổn nguyên Phật tánh?

Gã này nếu có lấy che đầu cũng chỉ thành người hiểu biết tông đồ.

Sư nói: Cổ nhân thọ ký cho người thật không nhầm. Như nay lập tri giải làm tông, tức là Hà Trạch.

Có đại đức hỏi Nam Nhạc: Như gương đúc tượng, tượng thành chưa rõ ánh sáng soi đến chỗ nào?

Như đại đức làm đồng tử thì tướng mạc ở đâu.

Sư nói: Cái nào là tượng mà đại đức thành.

Công án: Thiền Sư Tây Đường Trí Tạng giữa đường gặp Thiên Sử. Thiên Sử giữ lại thọ trai. Chợt con lừa kêu, Thiên Sử nói: Đầu đà”.

Tây Đường ngước đầu, Thiên Sử lại chỉ con lừa, Tây Đường lại chỉ Thủ Thiên Sử, Thiên Sử không đáp.

Sư nói: Chỉ làm con lừa kêu.

Công án: Đặng Ẩn Phong ở trong pháp đường phá oai nghi Tương Châu, chỉ mặc áo ngắn, mang cái chày bên hông, đưa chày nói: Nói thì không đánh”. Lúc ấy đại chúng im lặng. Ẩn Phong bèn đánh một cái.

Sư nói: Đặng Ẩn Phong, kỳ quái thật kỳ quái, lại phải đánh không được.

Lại nói: Lúc ấy một chúng ra ngẫu nhiên.

Công án: Tòa chủ Lượng tham Mã Tổ.

Tổ hỏi: Giảng Kinh gì?

Tâm kinh.

Lấy gì giảng?

Lấy tâm giảng.

Tâm như người họa sĩ, người ý như họa kỷ xảo đâu biết giảng

được kinh?

Lại là hư không giảng được.

Lượng phất tay áo bỏ đi.

Tổ vời lại nói: Tòa chủ!

Lượng quay đầu.

Từ sinh đến chỉ là người này. Lượng nhân đó ngộ.

Sư nói: Xem cổ nhân từ bi dạy người như thế, như nay làm sao hiểu. Chớ tụ đầu ở đây mà vọng tưởng.

Công án: Phù Dung tham Quy Tông hỏi: Thế nào là Phật?

Quy Tông đáp: Ta nói ông còn tin không?

Lời Hòa thượng chân thành đâu dám không tin.

Chính ông là đúng.

Làm sao giữ gìn.

Mắt bị nhặm, hoa đốm hư không loạn xạ.

Sư nói: Nếu không có lời sau, chỗ nào tính được Quy Tông. Công án: Nam Tuyền hỏi Duy Na. Hôm nay phổ thỉnh làm gì?

Kéo đá mài.

Đá mài từ ông kéo, không được động đến cây giữ đá mài.

Duy Na không nói.

Sư thay thế thì không khéo.

Công án: Một hôm, Diêm Quan bảo chúng: Hư không là trống, Tu di là chùy, người nào đánh được?

Chúng không đáp.

Có Tăng nói lại cho Nam Tuyền. Tuyền nói: Vương lão Sư, không đánh trống bể này.

Sư nói: Vương lão Sư không đánh.

Công án: Diêm Quan dựng phất trần hỏi: Tăng giảng Kinh Hoa Nghiêm. Đây là loại pháp giới thứ mấy?

Tòa chủ trầm ngâm.

Tự mà biết lự mà hiểu, là trong nhà quỷ, mặt trời chiếu xuống bóng đèn lẻ loi, quả nhiên mất chiếu.

Sư vỗ tay ba cái.

Công án: Thiền Sư Đại Từ Hoàn Trung nhân tăng từ biệt bèn hỏi:

Đi đâu?

Đi Giang Tây.

Đem lão Tăng đi được không?

Chẳng những Hòa thượng, còn hơn Hòa thượng cũng không đem đi.

Sư nói: Hòa thượng nếu đi tôi chưa nói.

Nêu Đại Từ Thượng đường nói: Sơn Tăng không lời giải đáp, chỉ có thể biết bệnh. Khi ấy có tăng ra, Đại từ trở về phương trượng.

Sư nói: Trong chúng gọi là bệnh trước mắt không biết.

Công án:Tăng hỏi Đại Châu: Thế nào là Phật?

Thanh đàm đối mặt, chẳng Phật thì ai?

Chúng đều không hay biết.

Sư nói là không giao thiệp.

Công án: Có Tân Đáo nói với Triệu Châu: Từ Trường An đến, gánh ngang cây gậy, không trừ sạch một người.

Chính là gậy của đại đức ngắn.

Tăng không đáp.

Sư thay nói: “Ha ha”

Công án: Tăng hỏi Triệu Châu: Thiền Sư có nói, khi thế giới hoại, tánh này không hoại. Thế nào là tánh này?

Tứ đại ngủ uẩn.

Đây còn là hoại. Thế nào là tánh này?

Tứ đại ngủ uẩn.

Sư nói là một cái hay hai cái, là hoại hay không hoại, lại làm sao hội thử đoán xem.

Công án: Hòa thượng Bí Ma thường cầm cái móc bằng gỗ, mỗi khi thấy Tăng đến lễ bái, liền móc cổ nói: Nói được móc xuống chết, nói không được móc xuống chết. Nói mau! Nói mau! Học đồ ít có người đáp.

Sư thay nói: Xin mạng! Xin mạng!

Công án: Đức Sơn dạy chúng:” Đêm nay không lời đáp, người hỏi 30 gậy. Lúc ấy có Tăng ra lễ bái, Đức Sơn liền đánh.

Con nói chưa hỏi, sao Hòa thượng đánh con.

Ông là người nào?

Người Tân La.

Chưa vượt qua mạn thuyền, đáng cho 30 gậy.

Sư nói: Đại tiểu Đức sơn nói làm hai mảnh.

Công án: Tăng hỏi: Tuyết Phong đưa chùy dựng phất trần, không đáng Tông thừa, chưa rõ Hòa thượng thế nào?

Tuyết Phong dựng phất trần.

Tăng bèn ôm đầu đi ra. Tuyết Phong không nhìn.

Sư thay nói: Đại chúng! Xem viên đại tướng này.

Lại nêu Tuyết Phong bảo Kinh Thánh: Xưa có lão túc dẫn quan nhân tuần đường nói: Một chúng nay đều là học Phật pháp Tăng.

Quan nhân nói: Vàng vụn tuy quy lại thế nào?

Lão túc không đáp.

Kính Thanh thay nói: So ra ném gạch dẫn ngọc. Sư nói quan nhân đâu được đem của quý ta che mắt.

Công án: Tăng hỏi Giáp Sơn: Thế nào là cảnh Giáp Sơn?

Vượn ôm con về núi xanh, chim ngậm hoa rơi trước núi.

Sư nói: Ta 20 năm chỉ làm cảnh nói hiểu.

Công án: Long Nha hỏi Đức Sơn: Gậy kiếm báu của học nhân định lấy đầu Sư thời thế nào?

Đức Sơn đưa cổ ra nói: Ra tay.

Sư thay nói: Ông xuống tay chỗ nào.

Công án: Đầu Tử hỏi Tăng: Sơ Sơn Cương Đầu danh tiếng đã lâu phải không?

Tăng không đáp

Sư nói thay: Lại nghe tiếng Hòa thượng lâu rồi.

Lại nêu Tăng hỏi: Giống như là nước vì sao nước biển mặn, nước sông lạt?

Đầu Tử nói: Sao trên trời, cây dưới đất.

Sư nói như trái nhau.

Lại nêu hỏi Tăng: Từ đâu đến?

Từ Đông Tây Sơn lễ bái Tổ Sư đến.

Giáp Sơn nói: Tổ Sư không ở Đông Tây Sơn. Tăng không đáp.

Sư thay nói: Hòa thượng biết Tổ Sư.

Thiền Sư Bạch Mã Đàm Chiếu thường nói: Vui vẽ, vui vẽ, Đến khi lâm chung nói: “Khổ khổ”.

Lại nói Diêm Vương đến bắt ta.

Viện chủ hỏi rằng: Hòa thượng lúc ấy bị tiết độ Sư kéo vào trong nước, thần sắc bất động. Như nay sao được thế.

Chiếu đưa gởi lên nói: Ông nói là lúc ấy hay là ngày nay.

Viện chủ không đáp.

Sư thay nói: Lúc ấy chỉ bịt tai đi ra.

Tướng Bằng Diên Dĩ ở Giang Nam cùng với mấy Tăng dạo Chung Sơn đến một người ở suối, nhiều người đâu được.

Một vị Tăng đáp rằng: Không dạy thiếu.

Diên Dĩ không chụi, bèn nói: Người nào thiếu.

Sư nói: Ai là người không đủ.

Hồng Châu Thái Thú Tống Linh Công, một hômTăng Chủ Đại Ninh bày xin thỉnh đệ nhị tòa khai đường.

Công nói: Sao không thỉnh đệ nhất tòa?

Chúng không nói.

Sư thay nói: Không nhục như thế.

Long Nha hỏi Thúy Vi: Từ khi đến Hòa thượng phán lịch thường thường thăng đường, không nhờ một pháp chỉ dạy, ý ở đâu?

Thúy Vi đáp: Hiềm cái gì?

Sau đó, Long Nha đến Động Sơn cũng nói như vậy.

Động Sơn nói: Đâu lạ được lão Tăng.

Sau đó lại hỏi Sư, Sư nói: Tổ Sư đến.

(Tuyết Đậu Hiển nói: Hai lão già nay bị Tăng này xỏ mũi đi

Chỉ có Pháp Nhãn cho ông ta cùng tham, nếu là môn hạ Tuyết Đậu ăn gậy đuổi ra).

Công án: Bắc Viện Tông hỏi Giáp Sơn: Trước mắt không có một pháp, ý ở trước mắt. Không phải pháp ở trước mắt, chẳng phải chờ của tai mắt, há không phải là lời của Hòa thượng? Giáp Sơn nói đúng vậy.

Bắc Viện liền lật đổ gường thiền vòng tay đứng. Giáp Sơn đứng dậy đánh một gậy, Bắc Viện liền đi xuống.

Sư nói: Ông ta lật đổ giường thiền sao không đi liền, phải đợi Giáp Sơn đánh một gậy rồi mới đi, ý ở chổ nào?

Tu Sơn chủ hỏi Thiền Sư Đăng Nguyên: Càn Thát Bà Vương tấu nhạc, núi Tu Di lay chuyển, nước biển nổi, Ca Diếp đứng dậy múa, làm sao hiểu?

Ca Diếp vào đời quá khứ làm người hát nhạc, tập khí chưa trừ.

Tu Di lay chuyển, biển nổi sóng lại làm sao hiểu?

Đăng Nguyên bèn thôi.

Sư thay nói: Chính là tập khí.

Sư hỏi Tu Sơn Chủ: Cửa của Ngưỡng Sơn sáng, ứng vào mắt thì tai toàn thân, ứng vào tai thì mắt toàn thân – huynh làm sao hiểu?

– Mắt là dụng của tai, tai là dụng của mắt.

Sư nói đó chính là làm tinh hồn. Tu lại hỏi: Hòa thượng thế nào?

Sư lại nêu lần nữa.

Tu Sơn mới tỉnh.

Trước đây Sư tham Trường Khánh Lăng, sau đó lại kế thừa Địa Tạng. Trong hội Trường Khánh có chủ tọa Tử Chiêu, trước đây cùng có Sư bàn luận ngôn cú Cổ Kim. Chiêu mới nghe trong lòng tức giận. Một hôm, đặc lãnh chúng đến Phá Châu trách hỏi Sư. Sư biết được bèn cử chúng ra đón, tiếp đãi nồng nhiệt trên vị khách chủ một phất trần và một cây trà. Chiêu bỗng biến sắc gắng hỏi:

Trưởng lão khai đường người nào kế thừa?

Địa Tạng.

Sao lại có phụ tiên Sư Trường Khánh? Cùng ở trong hội hơn mấy mươi năm, bàn luận cổ kim, không hề gián đọan, vì sao Địa Tạng nối thừa?

Sư nói: Con không biết một chuyển nhân duyên của Trường Khánh.

Chiêu nói: Sao không đến hỏi?

Trường Khánh nói: Trong vạn tượng chỉ bày được thân ý làm sao?

Chiêu Khánh dựng phất trần, Sư quát nói: Chủ tọa! Đây là lúc đó học được chẳng làm sao.

Chiêu Khánh không nói.

Sư nói chỉ như trong vạn tượng chỉ lộ mình thân, là xoay vạn tượng hay không xoay vạn tượng?

Không Sư nói hai cái. Lúc ấy tham tùy một chúng cùng tiếng nói xoay vạn tượng.

Sư nói trong vạn tượng chỉ lộ thân.

Chiêu Khánh và một chúng dần thối lui.

Sư chỉ cột trụ nói: Chủ tọa giết cha giết mẹ, còn không sám hối.

Phỉ báng đại Bát-nhã.

Chiêu Khánh không đáp. Từ đây lại tham dự, phát minh đã thấy lại không khai đường. Sư ở Kim Lăng, ba lần ngồi đạo tràng sáng chiếu phô dẫn yếu chỉ.

Lúc ấy mọi người ở chốn Tòng lâm đều tuân theo phong hóa, nơi đất lạ mà có người cung kính pháp của Ngài, từ xa đến, chánh Tông Huyền Sa.

Trung Hưng ở Giang Biểu. Sư điều cơ thuận vật, chiết phục hôn mê nhằm nêu tam muội của mọi người, hoặc người vào thất trình giải, hoặc người gõ cửa thỉnh thưa.

Ngàn điều ứng bệnh cho thuốc, tùy căn cơ ngộ nhập, không thể thắng kỷ cương.

Ngày 1 tháng năm Mậu Tuất, niên hiệu thứ năm Chu Hiển Đức, Sư thị tịch Quốc chủ đích thân phong lễ; Ngày 5 tháng nhuần, Sư tắm gội xong từ giã chúng ngồi kiết già mà thị tịch, nhan mạo như lúc còn sống.

Sư thọ 4 tuổi, 54 hạ lạp, Các tự viện trong thành, đủ oai nghi nghênh đón.

Từ bậc công khanh lý kiến huân trở xuống đều khâm phục. Đệ tử xây tháp thờ nhục thân Sư ở Đan Dương huyện Giang Ninh, tên thụy là Đại Pháp Nhãn Thiền Sư, Tháp hiệu là Vô Tưởng. Về sau Lý chủ viện Báo Từ sai môn nhân của Sư là Huyền Giác, gọi tên thụy khai pháp của Sư là Đại Trí Tạng Đại Đạo Sư.