kim cương lợi bồ tát

Phật Quang Đại Từ Điển

(金剛利菩薩) Kim cương lợi, Phạm: Vajra-tìkwịa. Hán âm: Phạ nhật ra để khất sái noa Tạng:Rdo-rje-ral-gri. Cũng gọi Kim cương thụ trì bồ tát, Ma ha diễn bồ tát, Ma ha khí trượng bồ tát, Văn thù sư lợi bồ tát, Kim cương tạng bồ tát, Kim cương thậm thâm bồ tát, Kim cương giác bồ tát. I. Kim Cương Lợi Bồ Tát. Vị Bồ tát thân cận ngồi ở bên phải đức Vô Lượng thọ Như lai trong nguyệt luân phía tây trên Mạn đồ la Kim cương giới Mật giáo. Là 1 trong 16 vị Đại bồ tát, 1 trong 37 vị tôn thuộc Kim cương giới. Mật hiệu là Bát nhã kim cương, Trừ tội kim cương. Hình tượng và chủng tử của vị tôn này trong các hội Mạn đồ la Kim cương giới đều khác nhau. Như trong hội Thành thân thì hình tượng của vị tôn này có thân mầu vàng ròng, tay trái cầm hoa, trên hoa có hộp kinh, tay phải cầm thanh gươm sắc bén; chủng tử là (dhaô), nghĩa là trí pháp giới đại không; hình Tam muội da là thanh gươm sắc. Chân ngôn là: Án phạ nhật ra để khất sắt noa đạm. Trong hội Tam muội da chủng tử của vị tôn này là (da), nghĩa là trí tuệ Trung đạo vi diệu không lấy không bỏ; chân ngôn là: Nậu khư thiết na. Trong hội Cúngdường, hình tượng của vị tôn này là 2 tay cầm hoa sen, trên hoa có thanh gươm sắc. Chân ngôn là: Án tát phạ đát tha nghiệt đa bát ra chỉ nhạ ba la mật đa tị niết hạ lệ tát đô tát đô nỗ nhĩ ma ha cụ sa nỗ nghê đạm. Vị Bồ tát này là thân hạ chuyển(thân hoá độ chúng sinh)của đức Như lai Vô lượng thọ, tượng trưng cái đức ban gươm trí tuệ sắc bén cho chúng sinh. Thân Ngài mầu vàng ròng là biểu thị tướng thành tựu Phật trí viên mãn; tay trái cầm hộp kinh tượng trưng cho việc giữ gìn trí Phật ở trong định; tay phải cầm gươm sắc biểu thị ý nghĩa dùng trí Phật đoạn trừ hoặc chướng. Nếu được sự gia hộ của vị Bồ tát này, thì hành giả có thể dùng gươm Bát nhã ba la mật dứt trừ phiền não tạp nhiễm của mình và người. [X. kinh Kim cương đính Q.1; kinh Đại giáo vương Q.3 (bản dịch của ngài Thí hộ), kinh Kim cương đính du già trung lược xuất niệm tụng Q.2, Q.3; kinh Chư Phật cảnh giới nhiếp chân thực Q.trung]. II. Kim Cương Lợi Bồ Tát. Vị Bồ tát ngồi ở phía tây trong 5 vị Đại lực bồ tát nói trong kinh Nhân vương bát nhã. Vị Bồ tát này tay cầm thanh gươm kim cương, phóng ra ánh sáng rực rỡ che chở cho đất nước. Gươm biểu thị ý nghĩa có năng lực đoạn trừ nghiệp chướng câu sinh(sinh ra đã có rồi) của mình và người khác.