kim cương hợi mẫu

Phật Quang Đại Từ Điển

(金剛亥母) Vị thần bản tôn trong pháp tu của phái Ca nhĩ cư thuộc Mật tông Tây tạng, là Minh phi của Thượng lạc kim cương. Hình tượng của vị thần này là thân người đàn bà, đầu lợn (heo) cùng với Thượng lạc kim cương đang ôm nhau. KIM CƯƠNG HƯƠNG BỒ TÁT Kim cương hương, Phạm: Vajra-dhùpà. Hán âm: Phạ nhật ra đỗ bế Tạng:Rda-rje-bdug-pa. Cũng gọi Kim cương thiêu hương bồ tát, Kim cương phần hương bồ tát. Vị Bồ tát ngồi ở góc đông nam trên Phương đàn của viện Ngoài thuộc Mạn đồ la Kim cương giới Mật giáo, là 1 trong 4 vị bồ tát Ngoại cúng dường thuộc 37 vị tôn của Kim cương giới. Mật hiệu là Vô ngại kim cương, Tốc tật kim cương, Đoan nghiêm kim cương. Chủng tử và hình tượng của vị tôn này trong các hội Mạn đồ la Kim cương giới đều khác nhau. Như trong hội Thành thân thì chủng tử là (a#), nghĩa là xa lìa các phiền não. Hình tượng là hình Thiên nữ, mình mầu đen, 2 tay cầm lư hương có cán; hình Tam muội da là lư hương báu. Chân ngôn là: Án phạ nhật ra độ bề a. Trong hội Tam muội da, hình Tam muội da là lư hương trên hoa sen; chân ngôn là: Bát ra ha la nễ nễ. Tronghội Vi tế, hình tượng của vị tôn này ở tư thế ngồi quì, 2 tay cầm lư hương có cán, hình hoa sen. Trong hội Cúng dường, 2 tay cầm hoa sen, trên hoa sen có lư hương. Chân ngôn là: Án tát phạ đát tha nga đa độ ba bố nhạ dương già tam mẫu nại tát phát ra noa tam ma duệ hồng. Vị tôn này từ thân A súc Như lai ở phương đông lưu xuất để cúng dường Đại nhật Như lai. Đức Phật A súc chủ về tâm bồ đề bền chắc và lấy trí hoan hỉ vô ngại làm bản thệ; vì hương thơm biểu trưng cho trí tuệ này nên dùng hương để cúng dường. [X. kinh Kim cương đính du già trung lược xuất niệm tụng Q.2; kinh Kim cương đính Q.2; Lược thuật Kim cương đính du già phân biệt Thánh vị tu chứng pháp môn; kinh Chư Phật cảnh giới nhiếp chân thực Q.hạ; kinh Đại giáo vương Q.4].