KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ TỐI THẮNG BÍ MẬT THÀNH PHẬT TÙY
CẦU TỨC ĐẮC THẦN BIẾN GIA TRÌ THÀNH TỰU ĐÀ LA NI NGHI QUỸ

Hán dịch: Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Chùa Đại Hưng Thiện, Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Bấy giờ Diệt Ac Thú Bồ Tát (Sarva-apāya-jahaḥ) ở trong Đại Tập Hội của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con vì chúng sinh trong nẻo ác của Thế Giới tạp nhiễm thuộc thời Mạt Pháp ngày sau, mà nói Diệt Tội Thành Phật Đà La Ni, tu ba Mật Môn, chứng Niệm Phật Tam Muội, được sinh về Tịnh Thổ. Dùng phương tiện nào để cứu khổ ban vui cho chúng sinh bị tội nặng Con muốn tế độ tất cả chúng sinh đau khổ”

Khi ấy Đức Phật bảo Diệt Ác Thú Bồ Tát rằng: “Đối với chúng sinh không biết ăn năn, không biết xấu hổ, Tà Kiến, buông lung thì không có Pháp tế độ. Lúc sống thì nhận chịu mọi điều khốn ách, lúc chết thì bị rơi vào Địa Ngục Vô Gián (Avīci), chẳng được nghe tên của Tam Bảo. Huống chi là chẳng nhìn thấy Phật thì làm sao mà được có lại thân người?!…”

Diệt Ác Thú Bồ Tát lại bạch rằng: “Phương tiện của Đức Như Lai chẳng thể đo lường được, Đức Như Lai có Thần Lực vô tận. Nguyện xin Đức Thế Tôn nói Pháp bạt khổ bí mật. Đức Phật là cha mẹ của tất cả chúng sinh. Xin hãy vì chúng sinh năm trược mà nói Pháp Quyết định thành Phật

Đức Phật bảo Diệt Ác Thú Bồ Tát rằng: “Ta có Pháp bí mật, là điều hiếm có trên đời, là Pháp tối thắng bậc nhất để diệt tội thành Phật. Pháp ấy tên là Tùy Cầu Tức Đắc Chân Ngôn.

Nếu có người mới nghe qua Đề Danh (tên đầu đề) của Chân Ngôn này, hoặc tụng Đề Danh thì người gần gũi với người tụng Đề Danh, hoặc cùng ở một nơi thì người đấy đều được tất cả hàng Thiên Ma, Quỷ ác, tất cả Thiện Thần Vương đi đến ủng hộ. Giả sử người đó ăn ngũ tân, giết hại cá, dâm dục với chị em gái, hoặc tất cả súc sinh nữ thì các Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) cũng chẳng thể gây chướng ngại mà đều tùy thuận, ngày đêm thủ hộ, dứt trừ tai nạn khiến được an ổn, huống chi là tự mình niệm tụng.

Nếu tụng đầy đủ thì tất cả tội nặng đều được tiêu diệt, được vô lượng Phước Đức. Khi chết ắt sinh về Thế Giới Cực Lạc (Sukha-vatī). Tuy đã gây ra tội cực nặng cũng chẳng bị đọa vào Địa Ngục. Nếu giết hại cha mẹ, giết A La Hán (Arahat), phá sự hòa hợp của chư Tăng, làm cho thân Phật chảy máu, thiêu đốt Kinh Tượng, làm ô uế chốn Già Lam (Saṃghārāma), chê bai mọi người, khinh chê các lời dạy, khen mình chê người. Dù đã gây ra các tội như vậy vẫn quyết định sinh về cõi Cực Lạc, tự được Thượng Phẩm, tự hóa sinh trong hoa sen chẳng còn sinh trong bào thai. Có điều người mau thành Phật vì trước kia từng nghe Chân Ngôn này, người chậm thành Phật vì đời đời chẳng được nghe Chân Ngôn này.

Nếu người Nam, người Nữ, Đồng Nam, Đồng Nữ trì Đề Danh của Chân Ngôn này sẽ được an vui, không có các bệnh tật, sắc tướng đầy đủ sự rực rỡ, viên mãn cát tường, đều được thành tựu tất cả Chân Ngôn Pháp.

Nếu đem Đề Danh của Chân Ngôn này, hoặc 1 chữ, 2 chữ cho đến 10 chữ. Hoặc đem 1 câu, 2 câu cho đến 10 câu cùng một biến của Chân Ngôn để vào trong ngọc, vàng, bạc, lưu ly rồi đội trên đỉnh đầu thì người ấy tuy chưa vào Đàn liền thành người đã vào tất cả Đàn, thành kẻ Đồng Hạnh với người đã vào Đàn, ngang bằng với chư Phật không có sai khác, chẳng gặp mộng ác, tội nặng được tiêu diệt. Nếu kẻ có Tâm ác hướng tới người ấy thì cũng chẳng làm hại được, tất cả việc đã làm đều thành tựu.

Đức Phật nói Phổ Biến Diễm Man Thanh Tĩnh Xí Thịnh Tư Duy Bảo Ấn Tâm Vô Năng Thắng Tổng Trì Đại Tùy Cầu Đà La Ni:

Nẵng mạc tát phộc đát tha nghiệt đá nam (Quy mệnh nghiệp Thân Khẩu Ý của Tỳ Lô Giá Na Phật tràn đầy khắp hư không diễn nói Giáo thâm sâu của Kim Cương

Nhất Thừa thuộc ba Mật Môn của Như Lai)

[NAMAḤ SARVA TATHĀGATĀNĀṂ]

Nẵng mô nẵng mạc tát phộc một đà mạo địa tát đát-phộc tỳ-dược (Quy mệnh Tâm Bản Giác, Pháp Thân Thường Trụ, đài sen Tâm của Pháp màu nhiệm, Đức của ba Thân trang nghiêm xưa nay, trụ Tâm của 37 Tôn thành các Tam Muội nhiều như số bụi nhỏ của Phổ Môn, Pháp Nhiên của Nhân Quả với xa lìa Nhân Quả, đầy đủ vô biên gốc của biển Đức, viên mãn quay trở lại chư Phật của Tâm mà Con đỉnh lễ)

[NAMO NAMAḤ SARVA BUDDHA BODHISATVEBHYAḤ]

Một đà đạt ma tăng kỳ tỳ-dược (Nam mô Diệt Ác Thú Bồ Tát, Bậc cứu khổ ban vui cho Hữu Tình trong ba đường và khiến cho chúng sinh trong Pháp Giới lìa khổ được vui)

[BUDDHA DHARMA SAṂGHEBHYAḤ]

Đát nhĩ-dã tha (Lời ấy nói rằng)

[TADYATHĀ]

[OṂ VIPULA GARBHE]

Vĩ bổ la vĩ ma lê (Tất cả chúng sinh diệt tội)

[VIPULA VIMALE]

Nhạ dã nghiệt bệ (Tất cả chúng sinh ban cho báu Như Ý)

[JAYA GARBHE]

Phộc nhật-la nhập-phộc la nghiệt bệ (Tất cả chúng sinh đoạn trừ phiền não)

[VAJRA JVALA GARBHE]

Nga để nga ha ninh (Tất cả chúng sinh thành tựu sự mong cầu)

[GATI GAHANE]

Nga nga nẵng vĩ thú đạt ninh (Tất cả chúng sinh Từ Bi che chở giúp đỡ)

[GAGANA VIŚODHANE]

Án, tát phộc bá bả vĩ thú đạt ninh (Tất cả chúng sinh trong Thế Giới không có

Phật Từ Bi che chở giúp đỡ)

[OṂ SARVA PĀPA VIŚODHANE]

Án, ngu lỗ noa phộc để nga nga lị ni (Tất cả chúng sinh cắt đứt sự khổ sinh trong Thai)

[OṂ GUṆA-VATI GAGARIṆI]

Nghĩ lị, nghĩ lị nghiêm ma lị nghiêm ma lị (Tất cả chúng sinh ban cho thức ăn uống)

[GIRI GIRI GAMĀRI GAMĀRI]

Ngược hạ ngược hạ (Tất cả chúng sinh ban cho quần áo)

[GAHA GAHA]

Nghiệt nga lị nghiệt nga lị (Tất cả chúng sinh khiến cho mãn Chúng sinh Ba La

Mật)

[GARGĀRI GARGĀRI]

Nghiêm ba lị nghiêm ba lị (Tất cả chúng sinh mãn Nhẫn Nhục Ba La Mật)

[GAMBHARI GAMBHARI]

Nga để nga để nga ma nãnh nga lệ (Tất cả chúng sinh mãn Tinh Tiến Ba La

Mật)

[GATI GATI GAMANA GARE]

Ngu lỗ ngu lỗ ni (Tất cả chúng sinh mãn Thiền Ba La Mật)

[GŪRU GŪRUṆE]

Tả lê, a tả lê (Tất cả chúng sinh mãn Tuệ Ba La Mật)

[CALE ACALE]

Mẫu tả lê, nhạ duệ vĩ nhạ duệ (Tất cả chúng sinh mãn Phương Tiện Ba La

Mật)

[MUCALE JAYE VIJAYE]

Tát phộc bà dã vĩ nga đế nghiệt bà tam bà la ni (Tất cả chúng sinh mãn

Nguyện Ba La Mật)

[SARVA BHAYA VIGATE GARBHA SAMBHARAṆI]

Tất lị tất lị nhĩ lị kỳ lị kỳ lị tam mãn đá ca la-sái ni (Tất cả chúng sinh mãn Lực

Ba La Mật)

[SIRI SIRI MIRI GHIRI GHIRI SAMANTA AKARṢAṆI]

Tát phộc thiết đốt-lỗ bát-la mạt tha nãnh (Tất cả chúng sinh mãn Trí Ba La

Mật)

[SARVA ŚATRŪ PRAMATHANI]

La khất-sái, la khất-sái (Thành tựu)

[RAKṢA RAKṢA]

Ma ma (Cứu cánh)

[MAMA]

Tát phộc tát đát-phộc nan tả (Tất cả chúng sinh khiến xa lìa oán)

[SARVA SATVĀNĀṂCA]

Vĩ lị vĩ lị vĩ nga đá phộc la noa ba dã nẵng xả nãnh (Tất cả chúng sinh khiến xa lìa Tham Dục)

[VIRI VIRI VIGATA AVARAṆI BHAYA NĀŚANI]

Tô lị tô lị tức lị kiếm ma lê (Tất cả chúng sinh khiến xa lìa Tâm ngu si)

[SURI SURI CILI KAMALE]

Vĩ ma lê (Tất cả chúng sinh khiến xa lìa nạn khổ về ăn uống)

[VIMALE]

Nhạ duệ nhạ dã phộc hề nhạ dạ (Tất cả chúng sinh khiến xa lìa nạn khổ về nước)

[JAYE JAYAVAHE JAYA]

Phộc để bà nga phộc để (Tất cả chúng sinh khiến xa lìa nạn khổ về lửa)

[VATI BHAGAVATI]

La đát-nẵng ma củ tra ma la đà lị ni, phộc hộ, vĩ vĩ đà, tức đát-la (Tất cả chúng sinh khiến xa lìa sự sợ hãi về giặc cướp binh lính )

[RATNA MAKUṬA MĀLĀ DHĀRAṆĪ BAHU VIVIDHA CITRA]

Phệ sái, lỗ bả, đà lị, bà nga phộc để, ma hạ vĩ nhĩ-dã nễ vĩ (Tất cả chúng sinh an ổn thân tâm)

[VEṢA RŪPA DHĀRI BHAGAVATI MAHĀ-VIDYA-DEVĪ]

La khất-sái, la khất-sái (Thành tựu)

[RAKṢA RAKṢA]

Ma ma (Cứu cánh)

[MAMA]

Tát phộc tát đát-phộc nan tả (Tất cả chúng sinh, cha mẹ đời quá khứ khiến cho thành Phật)

[SARVA SATVĀNĀṂCA]

Tam mãn đá tát phộc đát-la (Tất cả chúng sinh, cha mẹ trong 7 đời khiến cho thành Phật)

[SAMANTA SARVATRĀ]

Tát phộc bá bả vĩ thú đà nãnh (Tất cả chúng sinh, cha mẹ vĩnh viễn cắt đứt sự khổ về sinh tử)

[SARVA PĀPA VIŚODHANE]

Hộ lỗ hộ lỗ (Tất cả chúng sinh, cha mẹ được trường thọ)

[HURU HURU]

Nặc khất-sái đát-la (Tất cả chúng sinh không có bệnh hoạn )

[NAKṢATRA]

Ma la, đà lị ni ( Tất cả chúng sinh khiến cho phát Tâm Bồ Đề)

[MĀLĀ DHĀRAṆĪ]

La khất-sái, la khất-sái (Thành tựu)

[RAKṢA RAKṢA]

Hàm (Quyết định)

[MĀṂ]

Ma ma (Cứu cánh)

[MAMA]

A nẵng tha tả đát-la noa bả la dã noa tả (Diệt tội sát sinh)

[ĀNATHAṢYA ATRAṆA PARĀYANAṢYA]

Bả lị mô tả, dã minh, tát phộc nậu khế tỳ-dược, tán ni (Diệt tội trộm cắp)

[PARIMOCA YĀME SARVA DUḤKHEBHYAḤ CAṆḌI]

Tán ni, tán ni nãnh, phệ nga phộc để (Diệt tội Dâm Dục)

[CAṆḌI CAṆḌINI VEGA-VATI]

Tát phộc nột sắt-tra, nãnh phộc la ni, thiết đốt-lỗ, bạc khất-sái, bát-la mạt tha nãnh, vĩ nhạ dã, phộc tứ nãnh (Diệt tội nói dối)

[SARVA DUṢṬA NIVĀRAṆI ŚATRŪ-PAKṢA PRAMATHANI VIJAYA

VĀHANI]

Hộ lỗ hộ lỗ (Diệt tội buôn bán rượu)

[HURU HURU]

Tổ lỗ tổ lỗ (Diệt tội khen mình chê người)

[CURU CURU]

A dục bá la nãnh tô la phộc la mạt tha nãnh (Diệt tội tham lam keo kiệt)

[ĀYUḤ PĀLANI SURA VARA MATHANI]

Tát phộc nễ phộc đá bố tư đế (Diệt tội giận dữ)

[SARVA DEVATĀ PŪJITE]

Địa lị địa lị (Diệt tội phỉ báng)

[DHIRI DHIRI]

Tam mãn đá phộc lộ chỉ đế (Diệt tội uống rượu)

[SAMANTA AVALOKITE]

Bát-la bệ bát-la bệ [Diệt tội ăn Ngũ Tân (Hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ)]

[PRABHE PRABHE]

Tố bát-la bà vĩ thuấn đệ (Diệt tội hại chim cá để ăn thịt)

[SUPRABHA VIŚUDDHE]

Tát phộc bá bả vĩ thú đà ninh (Diệt tội Phá Giới, làm cho đầy đủ Giới)

[SARVA PĀPA VIŚODHANE]

Đạt la, đạt la, đạt la ni, đạt la, đạt lệ (Diệt tội chẳng dậy dỗ)

[DHARA DHARA DHARAṆI_ DHARA DHARE]

Tô mẫu tô mẫu [Diệt tội của ba Độc (Tham, Sân, Si)]

[SUMU SUMU]

Lỗ lỗ tả lê [Diệt tội của ba Lậu (Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu)]

[RURU CALE]

Tá la dã, nộ sắt-thiêm, bố la dã [Diệt tội của ba điều không thật (Nhân Thành

Giả, Tương Tục Giả, Tương Đãi Giả)]

[CALĀYA DUṢṬAM PŪRAYA]

Minh a thiêm [Diệt tội của ba Hữu (Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới)] [ME ĀŚĀṂ]

Thất-lị phộc bổ đà nan nhạ dã kiếm ma lê [Diệt tội của bốn Thức Trụ (Sắc

Thức Trụ, Thọ Thức Trụ, Tưởng Thức Trụ, Hành Thức Trụ)]

[ŚRĪ VAPUDHANAṂ JAYA KAMALE]

Khất-sử ni, khất-sử ni [Diệt tội của bốn giòng chảy (tứ Lưu: Kiến Lưu, Dục Lưu, Hữu Lưu, Vô Minh Lưu )]

[KṢIṆI KṢIṆI]

Phộc la nễ phộc la năng củ thế [Diệt tội của bốn sự chọn lấy (tứ Thủ: Dục

Thủ, Kiến Thủ, Giới Cấm Thủ, Ngã Ngữ Thủ)]

[VARADE VARADA AṄKUŚE ]

Án bát nạp-ma vĩ thuấn đe [Diệt tội của bốn Báo (hiện báo, sinh báo, hậu báo, vô báo)]

[OṂ PADMA VIŚUDDHE]

Thú đà dã, thú đà dã, vĩ thuấn đệ [Diệt tội của bốn Duyên (Nhân Duyên, Đẳng

Vô Gián Duyên, Tăng Thượng Duyên)]

[ŚODHAYA ŚODHAYA VIŚUDDHE]

Bả la bả la [Diệt tội của bốn Đại (đất, nước gió, lửa)]

[BHARA BHARA]

Tị lị tị lị [Diệt tội của bốn sự cột trói (tứ Phộc: Dục Ai Thân Phộc, Sân Khuể Thân Phộc, Giới Đạo Thân Phộc, Thân Kiến Thân Phộc)]

[BHIRI BHIRI]

Bộ lỗ bộ lỗ [Diệt tội của bốn cách ăn (tứ Thực: Đoạn Thực, Xúc Thực, Tư Thực, Thức Thực )]

[BHURU BHURU]

Mộng nga la vĩ thuấn đệ [Diệt tội của bốn cách Sinh (tứ sinh: Noãn Sinh, Thai Sinh, Thấp Sinh, Hoá Sinh)]

[MAṂGALA VIŚUDDHE]

Bả vĩ đát-la mục khí [Diệt tội của năm Trụ Địa (Kiến Nhất Thiết Trụ Địa, Dục Ai Trụ Địa, Sắc Ai Trụ Địa, Hữu Ai Trụ Địa)]

[PAVITRA MUKHE]

Khát nghĩ ni, khát nghĩ ni [Diệt tội của năm Thọ Căn (khổ, yêu thích, lo, vui vẻ, buông bỏ)]

[KHARGAṆI KHARGAṆI]

Khứ la khứ la [Diệt tội của năm sự che lấp (ngũ Cái: Tham Dục Cái, Sân Khuể Cái, Hôn Miên Cái, Trạo Cử Ac Tác Cái, Nghi Cái)]

[KHARA KHARA]

Nhập-phộc lị đa thủy lệ ( Diệt tội của năm loại kiên cố)

[JVALITA ŚIRE]

Tam mãn đa bát-la sa lị đá [Diệt tội của năm Kiến (Thân Kiến, Biên Chấp Kiến,

Tà Kiến, Kiến Thủ Kiến, Giới Cấm Thủ Kiến)] [SAMANTA PRASARITA]

Phộc bà tất đa thuấn đệ [Diệt tội của năm Tâm (Suất Nhĩ Tâm, Tầm Cầu Tâm,

Quyết Định Tâm, Nhiễm Tịnh Tâm, Đẳng Lưu Tâm)]

[AVABHAṢITA ŚUDDHE]

Nhập-phộc la, nhập-phộc la (Diệt tội của Vân Tình Căn)

[JVALA JVALA]

Tát phộc nễ phộc nga noa [Diệt tội của sáu Thức (Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỵ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ý Thức)]

[SARVA DEVA-GAṆA]

Tam ma ca la-sái ni [Diệt tội của sáu Tướng (Tổng Tướng, Biệt Tướng, Đồng Tướng, Dị Tướng, Thành Tướng, Hoại Tướng)]

[SAMA AKARṢAṆI]

Tát để-dã phộc đế [Diệt tội của sáu Ái (sáu sự yêu thương được sinh ra khi sáu Căn tiếp xúc với sáu Trần)]

[SATYA-VATI]

Đa la [Diệt tội của sáu Hạnh (Thập Tín Hạnh, Thập Trụ Hạnh, Thập Hành Hạnh, Thập Hồi Hướng Hạnh, Thập Địa Hạnh, Đẳng Giác Hạnh)]

[TĀRA]

Đá la dã hàm (Diệt tội của sáu Ái)

[TĀRĀYA MAṂ]

Nẵng nga vĩ lộ chỉ đế la hộ la hộ (Diệt tội của sáu điều nghi ngờ)

[NĀGA-VILOKITE LAHU LAHU]

Hộ nỗ hộ nỗ [Diệt tội của bảy Lậu (Kiến Lậu, Tu Lậu, Căn Lậu, Ac Lậu, Thân Cận Lậu, Thọ Lậu, Niệm Lậu)]

[HUNU HUNU]

Khất-sử ni, khất-sử ni (Diệt tội của bảy điều nghĩ định)

[KṢIṆI KṢIṆI]

Tát phộc ngật-la hạ bạc khất-sái ni [Diệt tội của tám Đáo (Đất mà tám phương đã đến tức bốn phương bốn góc)]

[SARVA GRAHA BHAKṢAṆI]

Băng nghiệt lị, băng nghiệt lị [Diệt tội của tám nỗi Khổ (Sinh Khổ, Lão Khổ, Bệnh Khổ, Tử Khổ, Ai Biệt Ly Khổ, Oán Tằng Hội Khổ, Cầu Bất Đắc Khổ, Ngũ Am Thịnh Khổ )]

[PIṂGALI PIṂGALI]

Tổ mẫu tổ mẫu, tố mẫu tố mẫu {Diệt tội của tám loại vọng tưởng (bát cấu:

Niệm Phiền Não, Bất Niệm Phiền Não, Niệm Bất Niệm Phiền Não, Ngã Phiền Não,

Ngã Sở Phiền Não, Tự Tính Phiền Não, Sai Biệt Phiền Não, Nhiếp Thọ Phiền Não)]

[CUMU CUMU_ SUMU SUMU]

Tố vĩ tả lệ ( Diệt tội của chín ách nạn ngang trái)

[CUVI CARE]

Đa la đa la, nẵng nga vĩ lộ chỉ nãnh (Diệt tội của chín điều sửa trị)

[TĀRA TĀRA NĀGA-VILOKINA]

Đá la dã đổ hàm (Diệt tội của chín Thượng Duyên )

[TĀRĀYA TUMAṂ]

Bà nga phộc để (Diệt tội của mười loại Phiền Não)

[BHAGAVATI]

A sắt-tra ma ha đát lỗ ná bà duệ tỳ-dược (Diệt tội của mười sự cột trói)

[AṢṬA MAHĀ-DĀRUṆE BHAYEBHYAḤ]

Tam mẫu nại-la sa nga la (Diệt tội của mười một Biến Sử )

[SAMUDRA SĀGARA]

Bát lị-diễn đảm (Diệt tội của mười sáu Tri Kiến)

[PRATYANTĀṂ]

Bá đá la nga nga nẵng đát lam (Diệt tội của mười tám Giới )

[PĀTĀLA GAGANA TALAṂ]

Tát phộc đát-la tam mãn đế nẵng (25 Ngã)

[SARVATRĀ SAMANTENA]

Trị xả mãn đệ nẵng phộc nhật-la bát-la ca la ( 60 Cánh )

[DIŚA BANDHENA VAJRA PRĀKĀRA]

Phộc nhật-la bá xả, mãn đản nịnh nẵng (Kiến đế tư duy 98 Sử 108 Phiền Não)

[VAJRA PĀŚA BANDHANE]

Phộc nhật-la nhập-phộc la vĩ thuấn đệ ( Hai Tuệ Minh, ba Tân Lãng )

[VAJRA JVALA VIŚUDDHE]

Bộ lị bộ li (Quảng Tứ Đẳng Tâm = Tâm của 4 nhóm rộng rãi )

[BHURI BHURI]

Nghiệt bệ phộc để (20 Trụ Diệp)

[GARBHE-VATI]

Nghiệt bà vĩ thú đà nãnh (Diệt 4 nẻo Ác, được 4 Vô úy)

[GARBHA VIŚODHANE]

Cộc khất-sử tam bố la ni (Hoá độ năm đường:Địa Ngục, quỷ đói, súc sinh, người, Trời)

[KUKṂI SAṂPŪRAṆI]

Nhập-phộc la, nhập-phộc la (hộ vệ năm Căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân)

[JVALA JVALA]

Tả la tả la (Tịnh năm loại mắt: Nhục Nhãn, Thiên Nhãn, Tuệ Nhãn, Pháp Nhãn,

Phật Nhãn)

[CALA CALA]

Nhập-phộc lị nãnh (Thành năm Phần )

[JVALINI]

Bát-la vạt sái đổ nễ phộc (Đầy đủ sáu Thần Thông)

[PRAVAṢATU DEVA]

Tam mãn đế nẵng (Mãn túc Nghiệp của sáu Độ :Bố Thí Độ, Trì Giới Độ, Nhẫn Nhục Độ, Tinh Tiến Độ, Thiền Định Độ, Trí Tuệ Độ)

[SAMANTENA]

Nễ nhĩ-dữu ná kế nẵng (Chẳng sáu Trần mê hoặc)

[DIDHYODAKENA]

A mật-lật đa phộc la-sái ni [Thường hành sáu Diệu Hạnh (đồng với sáu Hạnh

Quán)]

[AMṚTA VARṢAṆI]

Nễ phộc đá phộc đá la ni (Đời đời kiếp kiếp ngồi trên bảy đoá hoa trong sạch)

[DEVA DEVA DHĀRAṆI]

A tị săn tả, đổ minh, tô nga đa, phộc la, phộc tả nẵng (8 loại nước tẩy rửa bụi trần)

[ABHIṢIṂCA TUME SUGATA VARA VACANA]

A mật lật đa, phộc la, phộc bổ sái (Đầy đủ 9 Đoạn Trí)

[AMṚTA VARA VAPUṢPE]

La khất-sái, la khất-sái (Thành tựu)

[RAKṢA RAKṢA]

Ma ma (Cứu cánh)

[MAMA]

Tát phộc tát đát-phộc nan tả (Thành Hạ Địa Hạnh)

[SARVA SATVĀNĀṂCA]

Tát phộc đát-la tát phộc ná (11 Không Giải, thường dùng để trụ Tâm Tự Tại)

SARVATRĀ SARVADĀ

Tát phộc bà duệ tỳ-dược (Hay chuyển Trung Nhị Hạnh Luân ) [SARVA BHAYEBHYAḤ]

Tát mạo bát nại-la phệ tỳ-dược (Đầy đủ 18 Pháp Bất Cộng )

[SARVOPADRAVEBHYAḤ = SARVA-UPADRAVEBHYAḤ]

Tát mạo bả dược nghê tỳ-dược (Viên mãn vô lượng tất cả Công Đức)

[SARVOPASARGEBHYAḤ = SARVA-UPARARGEBHYAḤ]

Tát phộc nộ sắt-tra bà dã tị đát tả [Đời đời kiếp kiếp cắt đứt sự ngăn che của

Kiêu Mạn (kiêu mạn chướng)]

[SARVA DUṢṬA BHAYA BHĪTAṢYA]

Tát phộc ca lị ca la ha (Làm khô cạn dòng nước Ai Dục )

[SARVA KĀLI KALAHA]

Vĩ tát-la ha, vĩ phộc ná (Diệt ngọn lửa giận dữ)

[VIGRAHA VIVĀDA]

Nỗ sa-phộc bả-nan, nột la nãnh nhĩ đá, mộng nghiệt-lý dã lô già dã, bả vĩ nẵng xả nãnh (Vĩnh viễn nhổ cắt hết Si Tưởng)

[DUḤSVAPNĀṂ DURNI MINTA AMAṂGALLYA PĀPA VINĀŚANI]

Tát phộc dược khất-xoa, la khất-xoa sa ( xé nát lưới võng của các Kiến)

[SARVA YAKṢA RĀKṢASA]

Nẵng nga nãnh phộc la ni (Khéo tu Đạo bền chắc của con người)

[NĀGA NIVĀRAṆI]

Tát la ni tát lệ ma la ma la ma la phộc để (Chính hướng Bồ Đề)

[SARAṆI SARE BALA BALA BALA-VATI]

Nhạ dã nhạ dã nhạ dã đổ hàm (Thành tựu Pháp 37 Phẩm Trợ Đạo)

[JAYA JAYA JAYA TUMAṂ]

Tát phộc đát-la tát phộc ca lam (Được Thân Kim Cương)

[SARVATRĀ SARVA KĀRAṂ]

Tất chiêu đổ minh, ế hàm, ma hạ vĩ niệm (Được thọ mệnh không cùng tận) [SIDDHYANTUME IMĀṂ VIDYA]

Sa đà dã sa đà dã (Vĩnh viễn xa lià sự oán hận, không có Tâm giết hại)

SĀDHAYAT SĀDHAYAT

Tát phộc mạn noa la sa đà nãnh ( Thường nhận được sự an vui)

[SARVA MAṆḌALA SĀDHANI]

Già đa dã tát phộc vĩ-cận nẵng (Nghe tên nghe tiếng đều trừ khủng bố)

[GHĀTAYA SARVA VIGHNAṂ]

Nhạ dã nhạ dã (Mãn túc sự mong cầu) [JAYA JAYA]

Tất đệ, tất đệ, tố tất đệ (Ai biệt ly khổ)

[SIDDHE SIDDHE SUSIDDHE]

Tất-địa dã, tất-địa dã (Trừ tai hoạ, được an vui)

[SIDDHYA SIDDHYA]

Một-địa dã, một-địa dã (Trừ bệnh, được sống lâu)

[BUDDHYA BUDDHYA]

Mạo đà dã, mạo đà dã, bố la dã (Trừ nạn về quan quyền)

[BODHAYA BODHAYA]

Bố la ni, bố la ni (Sinh sản an ổn)

[PŪRAṆI PŪRAṆI]

Bố la dã minh a khổ (Trừ khử, giáng phục oán tặc)

[PŪRAYA ME ĀŚĀṂ]

Tát phộc vĩ nễ-dã vĩ nga đa một đế nhạ dụ đa lị (Khiến cho vua chúa kính yêu)

[SARVA VIDYA VIGATA MŪRTTE JYOTTARI]

Nhạ dạ phộc để (Mọi người kính yêu)

[JAYA VATI]

Để sắt-tra, để sắt-tra (Người Trời kính yêu) [TIṢṬA TIṢṬA]

Tam ma dã ma nộ bá la dã (Hậu Phi kính yêu)

SAMAYAM ANUPĀLAYA

Đát tha nghiệt đa (Phụ Nhân kính yêu)

[TATHĀGATA]

Hột-lị nãi dã (Người nữ kính yêu)

[HṚDAYA]

Thuấn đệ (Bà La Môn kính yêu)

[ŚUDDHE ]

Nhĩ-dã phộc lộ ca dã đổ hàm (Tể Quan kính yêu)

[VYĀVALOKAYA TUMAṂ]

A sắt-tra tỵ ma hạ ná lỗ noa bà duệ tỳ-dược (Đại Thần kính yêu)

[AṢṬA BHIRI MAHĀ-DĀRUṆA BHAYEBHYAḤ]

Tát la tát la (Cư Sĩ kính yêu)

[SARA SARA]

Bát-la tát la, bát-la tát la (Trưởng Giả, Trưởng Giả)

[PRASARA PRASARA]

Tát phộc phộc la noa, vĩ thú đà nãnh, tam mãn đá, ca la, mãn noa la, vĩ thuấn đệ (Đế Thích, Đế Thích)

[SARVA AVARAṆA VIŚODHANE SAMANTA KĀRA MAṆḌALA

VIŚUDDHE ]

Vĩ nghiệt đế, vĩ nghiệt đế (Phạm Vương, Phạm Vương)

[VIGATE VIGATE]

Vĩ nga đa ma la (Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại Thiên)

[VIGATA MALA]

Vĩ thú đà nãnh (Thiên Đế Tướng Quân, Thiên Đế Tướng Quân)

[VIŚODHANE]

Khất-sử ni, khất-sử ni (Đồng nam đồng nữ, đồng nam đồng nữ)

[KṢIṆI KṢIṆI]

Tát phộc bá bả (Thiên Long, Thiên Long)

[SARVA PĀPA]

Vĩ thuấn đệ (Dạ xoa, Dạ Xoa)

[VIŚUDDHE]

Ma la vĩ nghiệt đế (Càn Thát Bà kính yêu)

[MĀRA VIGATE]

Đế nhạ phộc để (A Tu La, A Tu La)

[TEJA-VATI]

Phộc nhật-la phộc để (Ca Lâu La, Ca Lâu La) [VAJRA-VATI]

Đát-lạt lộ chỉ-dã (Tỳ Lô Giá Na hộ niệm)

[TRAILOKYA]

Địa sắt-xỉ đế (Tăng Ích thành tựu) [ADHIṢṬITE]

Sa-phộc hạ (Tức Tai thành tựu)

[SVĀHĀ]

Tát phộc đát tha nghiệt đa một đà (A Súc Phật Kim Cương Ba La Mật hộ niệm)

[SARVA TATHĀGATA BUDDHA]

Tỳ sắc khất đế (Tăng Ích thành tựu)

[ABHIṢIKTE]

Sa-bà hạ (Tức Tai thành tựu)

[SVĀHĀ]

[Từ đây trở xuống đều giống nhau cho nên không ghi chú. Bên trong một câu có 3 câu: Câu đầu là tên Phật hộ niệm, câu giữa là Tăng Ích thành tựu, câu cuối là Tức

Tai thành tựu. Ví dụ như Tát phộc đát tha nghiệt đa một đà (SARVA TATHĀGATA BUDDHA) là A Súc Phật Kim Cương Ba La Mật hộ niệm. Tỳ sắc khất đế (ABHIṢIKTE) là Tăng Ích thành tựu. Sa-bà ha (SVĀHĀ) là Tức Tai thành tựu . Sau này dựa theo đấy đều có thể thấy]

Tát phộc mạo địa tát đát-phộc tỳ sắc khất-đế, sa-bà ha (SARVA BODHISATVA ABHIṢIKTE SVĀHĀ)

Tát phộc nễ phộc đa, tỳ sắc khất-đế, sa-bà ha (SARVA DEVATĀ ABHIṢIKTE SVĀHĀ)

Tát phộc đát tha nghiệt đa hột-lị nãi dã, địa sắt xỉ đa hột-lị nãi duệ, sa-bà ha  (SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA ADHIṢṬITA HṚDAYE SVĀHĀ)

Tát phộc đát tha nghiệt đa tam ma dã , tất đệ, sa-bà ha (SARVA TATHĀGATA-SAMAYA SIDDHE SVĀHĀ)

Ấn nại-lệ, ấn nại-la phộc để, ấn nại-la nhĩ-dã phộc lộ chỉ đế, sa-bà ha (INDRE INDRA-VATI INDRA VYĀVALOKITE SVĀHĀ) Một-la hám-minh, sa-bà ha (BRAHME SVĀHĀ)

Một-la hám-ma nễ-dữu sử đế, sa-bà ha (BRAHMA ADHYUṢṬE SVĀHĀ)

Vĩ sắt-noa nẵng mạc tắc khất-lị đế, sa-bà ha (VIṢṆU NAMASKṚTE SVĀHĀ)

Ma hê thấp-phộc la mãn nễ đa đa bộ nhĩ đá duệ, sa-bà ha (MAHEŚVARA VANDITA PŪJITAYE SVĀHĀ)

Phộc nhật-la bá ni, ma la vĩ lị-duệ địa sắt-xỉ đế, sa-bà hạ (VAJRA-PĀṆI BALA VĪRYE ADHIṢṬITE SVĀHĀ)

Địa-lị đa-la sắt tra-la sắt tra-la dã, sa-bà hạ (DHṚTA-RĀṢTRĀYA SVĀHĀ)

Vĩ lỗ trà ca dã, sa-bà hạ (VIRŪḌHĀKĀYA SVĀHĀ)

Vĩ lỗ bá khất-sái dã, sa-bà hạ (VIRŪPĀKṢĀYA SVĀHĀ)

Vĩ thất-la ma noa dã, sa-bà hạ (VAIŚRAVAṆĀYA SVĀHĀ)

Tạt đốt la ma hạ la nhạ ná mạc tắc khất-lị đá dã, sa-bà hạ (CATUR MAHĀ- RĀJA NAMASKṚTĀYA SVĀHĀ)

Diễm ma dã, sa-bà hạ (YAMĀYA SVĀHĀ)

Diễm ma bố nhĩ đa ná mạc tắc khất-lị đá dã, sa-bà hạ (YAMA PŪJITA NAMASKṚTĀYA SVĀHĀ)

Phộc lỗ noa (Thủy Thiên hộ niệm) (Tăng Ích thành tựu) sa-bà hạ (Tức Tai thành tựu) (VARUṆĀYA SVĀHĀ)

(Từ đây trở xuống dựa theo đấy mà thấy biết vậy)

Ma lỗ đá dã, sa-bà hạ (MARŪTĀYA SVĀHĀ)

Ma hạ ma lỗ đá dã, sa-bà hạ (MAHĀ-MARŪTĀYA SVĀHĀ)

A ngân-nẵng duệ, sa-bà hạ (AGNAYE SVĀHĀ)

Nẵng nga vĩ lộ chỉ đá dã, sa-bà hạ (NĀGA-VILOKITĀYE SVĀHĀ)

Nễ phộc nga nãi tỳ-dược, sa-bà hạ (DEVA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)

Nẵng nga nga nãi tỳ-dược, sa-bà hạ (NĀGA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)

Dược khất-sái nga nãi tỳ-dược, sa-bà hạ (YAKṢA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)

La khất-sái sa nga nãi tỳ-dược, sa-bà hạ (RĀKṢASA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)

Ngạn đạt phộc nga nãi tỳ-dược, sa-bà hạ (GANDHARVA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)

A tô la nga nãi tỳ-dược, sa-bà hạ (ASURA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)

Nga lỗ noa nga nãi tỳ-dược, sa-bà hạ (GARUḌA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)

Khẩn na la nga nãi tỳ-dược, sa-bà hạ (KIṂNARA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)

Ma hộ la nga nga nãi tỳ-dược, sa-bà hạ (MAHORAGA-GAṆEBHYAḤ SVĀHĀ)

Ma nộ sái tỳ-dược, sa-bà hạ (MANUṢYEBHYAḤ SVĀHĀ)

A ma nộ sái tỳ-dược, sa-bà hạ (AMANUṢYEBHYAḤ SVĀHĀ)

Tát phộc nghiệt-la hề tỳ-dược, sa-bà hạ (SARVA GRAHEBHYAḤ SVĀHĀ)

Tát phộc ná khất-sái đát-lễ tỳ-dược, sa-bà hạ (SARVA NAKṢATREBHYAḤ SVĀHĀ)

Tát phộc bộ đế tỳ-dược, sa-bà hạ (SARVA BHŪTEBHYAḤ SVĀHĀ)

Tất-lị đế tỳ-dược, sa-bà ha (PRETEBHYAḤ SVĀHĀ)

Tỷ xá tế tỳ-dược, sa-bà hạ ( PIŚĀCEBHYAḤ SVĀHĀ)

A bả sa-ma lệ tỳ-dược, sa-bà hạ (APASMĀREBHYAḤ SVĀHĀ)

Án, độ lỗ độ lỗ, sa-bà hạ (OṂ DHURU DHURU SVĀHĀ)

Án, đổ lỗ đổ lỗ, sa-bà hạ (OṂ TURU TURU SVĀHĀ)

Án, mẫu lỗ mẫu lỗ, sa-bà hạ (OṂ MURU MURU SVĀHĀ)

Hạ nẵng hạ nẵng tát phộc thiết đốt-lỗ nẫm, sa-bà hạ (HANA HANA SARVA ŚATRŪNĀṂ SVĀHĀ)

Ná hạ ná hạ tát phộc nột sắt-tra bát-la nột sắt-tra nẫm, sa-bà hạ (DAHA DAHA SARVA DUṢṬA PRADUṢṬA SVĀHĀ)

Bả tả bả tả tát phộc bát-la thất dịch ca ba-la để-dã nhĩ đát-la nẫm duệ ma. A tứ đế sử noa đế sam tát phệ sam thiết lị lam nhập-phộc la dã nột sắt-tra tức đá nẫm, sa-bà hạ (PACA PACA SARVA PRATYARTHIKA PRATYĀMITRANĀṂ YE MAMA AHITEṢINA TEṢAṂ SARVEṢĀṂ ŚARIRAṂ JVALĀYA ADUṢṬA-CITTĀNĀṂ SVĀHĀ)

Nhập-phộc lị đá tỳ dã, sa-bà hạ (JVALITĀYA SVĀHĀ)

Bát-la nhập-phộc lị đá dã, sa-bà hạ (PRAJVALITĀYA SVĀHĀ)

Nhĩ bả-đá nhập-phộc la dã, sa-bà hạ (DĪPTA JVALĀYA SVĀHĀ)

Tam mãn đa nhập-phộc la dã, sa-bà hạ (SAMANTA JVALĀYA SVĀHĀ)

Ma ni bạt nại-la dã, sa-bà hạ (MAṆI-BHADRĀYA SVĀHĀ)

Bố la-noa bạt nại-la dã, sa-bà hạ (PŪRṆA-BHADRĀYA SVĀHĀ)

Ma hạ ca la dã, sa-bà hạ (MAHĀ-KĀLĀYA SVĀHĀ)

Ma để-lị nga noa dã, sa-bà hạ (MĀTṚ-GAṆĀYA SVĀHĀ)

Dược khất-sử ni nẫm, sa-bà hạ (YAKṢAṆĪNĀṂ SVĀHĀ)

La khất-sái tỷ nãnh nẫm, sa-bà hạ (RĀKṢASĪNĀṂ SVĀHĀ)

La để-lị tả la nẫm, sa-bà hạ (RĀTṚ-CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)

Nhĩ phộc sa tả la nẫm, sa-bà hạ (DIVASA- CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)

Để-lị tán địa-dã tả la nẫm, sa-bà hạ (TRISANTYA- CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)

Phệ la tả la nẫm, sa-bà hạ (VELA- CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)

A phệ la tả la nẫm, sa-bà hạ (AVELA- CARĀṆĀṂ SVĀHĀ)

Nghiệt bà hạ lệ tỳ-dược , sa-bà hạ (GARBHA-HĀREBHYAḤ SVĀHĀ)

Nghiệt bà tán đá la ni, sa-bà hạ (GARBHA SANDHĀRAṆI SVĀHĀ)

Hộ lỗ hộ lỗ, sa-bà hạ (HURU HURU SVĀHĀ)

Án, sa-bà hạ (OṂ SVĀHĀ)

Sa-phộc, sa-bà hạ ( SVĀḤ SVĀHĀ)

Bộc, sa-bà hạ (BHŪḤ SVĀHĀ)

Bộ phộc, sa-bà hạ (BHŪVĀḤ SVĀHĀ)

Án, bộ la-bộ phộc sa-phộc, sa-bà hạ (OṂ_ BHŪR-BHŪVĀḤ SVĀḤ SVĀHĀ)

Tức trí tức trí, sa-bà hạ (CIṬI CIṬI SVĀHĀ)

Vĩ trí vĩ trí, sa-bà hạ (VIṬI VIṬI SVĀHĀ)

Đà la ni, sa-bà hạ (DHĀRAṆĪ SVÀHÀ)

Đà la ni, sa-bà hạ (DHARAṆI SVĀHĀ)

A cật nãnh, sa-bà hạ (AGNI SVĀHĀ)

Đế đổ phộc bổ, sa-bà hạ (TEJO VĀYU SVĀHĀ)

Tức lị tức lị, sa-bà hạ (CILI CILI SVĀHĀ)

Tất lị tất lị, sa-bà hạ (SILI SILI SVĀHĀ)

Một địa-dã một địa-dã, sa-bà hạ (BUDDHYA BUDDHYA SVĀHĀ)

Tất địa dã tất địa dã, sa-bà hạ (SIDDHYA SIDDHYA SVĀHĀ)

Mạn noa la tất đệ, sa-bà hạ (MAṆḌALA SIDDHE SVĀHĀ)

Mạn noa la mãn đệ, sa-bà hạ (MAṆḌALA BANDHE SVĀHĀ)

Tỷ ma mãn đà nãnh, sa-bà hạ (SĪMĀ BANDHANI SVĀHĀ)

Tát phộc thiết đốt-lỗ nẫm tiệm ba tiệm ba, sa-bà hạ (SARVA ŚATRŪNĀṂ JAMBHA JAMBHA SVĀHĀ)

Sa-đảm bà dã sa-đảm bà dã, sa-bà ha (STAMBHĀYA STAMBHĀYA SVĀHĀ)

Thân na thân na, sa-bà hạ (CCHINDA CCHINDA SVĀHĀ)

Tẫn na tẫn na, sa-bà hạ (BHINDA BHINDA SVĀHĀ)

Bạn nhạ bạn nhạ, sa-bà hạ (BHAÑJA BHAÑJA SVĀHĀ)

Mãn đà mãn đà, sa-bà hạ (BANDHA BANDHA SVĀHĀ )

Mãng hạ dã mãng hạ dã, sa-bà hạ (MOHAYA MOHAYA SVĀHĀ)

Ma ni vĩ truật đệ, sa-bà hạ (MAṆI VIŚUDDHE SVĀHĀ)

Tố lị-duệ tố lị-dã vĩ truật đệ vĩ thú đà nãnh, sa-bà hạ (SŪRYE SŪRYA VIŚODHANE SVĀHĀ)

Tán nại-lệ tô tán nại-lệ bố la-noa tán nại-lệ, sa-bà hạ (CANDRE SUCANDRE PŪRṆA-CANDRE SVĀHĀ)

Khư la hề tỳ-dược, sa-bà hạ (GRAHEBHYAḤ SVĀHĀ)

Nhược khất-sát đát-lệ tỳ-dược, sa-bà hạ (NAKṢATREBHYAḤ SVĀHĀ)

Thủy phệ, sa-bà hạ (ŚIVE SVĀHĀ)

Phiến để, sa-bà hạ (ŚĀNTI SVĀHĀ)

Sa-phộc sa để-dã dã minh, sa-bà hạ (SVASTYA YANE SVĀHĀ)

Thủy noan yết lị phiến để yết lị bổ sắt trí yết lị ma la mạt đạt nãnh, sa-bà hạ

(ŚIVAṂ KARI_ ŚĀNTI KARI_ PUṢṬI KARI_ BALA VARDHANI SVĀHĀ)

Thất-lị yết lị. Sa-bà hạ (ŚRĪ KARI SVĀHĀ)

Thất-lị dã mạt đạt nãnh, sa-bà hạ (ŚRĪYA VARDHANI SVĀHĀ)

Thất-lị dã nhập-phộc la nãnh, sa-bà ha (ŚRĪYA JVALANI SVĀHĀ)

Nẵng mẫu tư, sa-bà hạ (NAMUCI SVĀHĀ)

Ma lỗ tư, sa-bà hạ (MURUCI SVĀHĀ)

Phệ nga phộc để, sa-bà hạ (VEGA VATI SVĀHĀ)

Chân Ngôn này là Trí Căn Bản của vô số ức hằng hà sa chư Phật. Là Chân Ngôn lưu xuất từ vô lượng chư Phật. Do trì Chân Ngôn này mà Đức Phật thành Đạo, cho nên chư Phật ba đời trải qua vô số vạn ức kiếp, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocanatathāgata) tự ở trong Pháp Giới Trí chấm dứt vô số kiếp để cầu được. Do đấy có tên là Tùy Cầu Tức Đắc Chân Ngôn. Tất cả chư Phật chẳng được Chân Ngôn này thì chẳng thành Phật. Ngoại Đạo, Bà La Môn được Chân Ngôn này sẽ mau chóng thành Phật.

Tại sao thế ? Xưa kia tại nước Ma Kiệt Đà (Magadha) có một vị Bà La Môn (Brāhmaṇa) tên là Câu Bác. Vị Bà La Môn này chẳng thấy Phật, chẳng nghe Pháp, Chẳng có sáu Ba La Mật Hạnh, chẳng có bốn Vô Lượng Trụ. Ngày ngày giết các loài heo, dê, gấu, nai, ngỗng, gà, rùa… để ăn. Như vậy đều đều mỗi ngày từ 50 cho đến 100 sinh mạng. Trải qua 250 năm thì vị Bà La Môn này qua đời, liền từ bỏ nhân gian đi đến cung của vua Diêm La (Yama-pura)

Khi ấy vua Diêm La (Yama-rāja) bạch với Đế Thích (Indra) rằng: “Tội nhân này được đem vào Địa Ngục nào? Tội nặng nhẹ như thế nào?”

Đế Thích bảo rằng: “Tội của người này chẳng thể đo lường được, chẳng thể tính đếm số lượng được. Thiện Kim Trát (Cái trát bằng vàng dùng để ghi điều lành) không có ghi một điều lành nào, Ác Thiết Trát (Cái trát bằng sắt chuyên ghi điều ác) thì không thể tính đếm. Hãy mau tống giam hắn vào Địa Ngục A Tỳ (Avīci)”

Khi Ngục Tốt vâng lệnh liền ném tội nhân vào Địa Ngục, tức thời Địa Ngục tự nhiên biến thành ao sen chứa đầy nước tám Công Đức. Trong ao ấy có mọi thứ hoa sen: xanh, trắng, hồng, tím với màu sắc vượt hẳn các thứ sen khác. Trên mỗi tòa ngồi của từng đóa sen đều có một tội nhân ngồi và tôi nhân này không hề có sự khổ đau.

Ngay lúc ấy Ngục Tốt Đầu Trâu Đầu Ngựa của vua Diêm La cùng nhau nói rằng: “Ngục này lạ thay! Tội nhân này bị bắt lầm rồi! Địa Ngục biến thành Tịnh Thổ,

Tội Nhân chẳng khác với Phật. Ta đã thấy nghe sự việc như vậy”

Bấy giờ vua Diêm La đi đến cung Đế Thích (Indra-pura) bạch rằng: “Câu Bác này chẳng phải là người có tội nên mới có Thần Thông như bên trên nói”

Đế Thích đáp rằng: “Lúc sống, hắn chưa từng làm một việc thiện nào cho dù nhỏ như hạt bụi. Quả thật Ta chẳng biết nổi điều này”

Đế Thích liền đi đến cõi Phật bạch với Đức Thích Ca Văn Phật (Śākya-muṇibuddha) rằng: “Câu Bác đã làm việc thiện như thế nào mà lại có thần biến như thế?”

Khi ấy Đức Phật bảo Đế Thích rằng: “Ngay thuở sinh tiền Câu Bác chẳng hề làm một việc thiện nào. Hãy nhìn xem hài cốt của hắn ở nhân gian ra sao”

Đế Thích liền đến nơi chon cất hài cốt của Câu Bác thì thấy cách nơi này một dặm về phía Tây có một cái Tốt Đỗ Ba (Stūpa: tháp nhiều tầng). Trong cái tháp ấy có để Chân Ngôn Căn Bản này. Do cái Tháp bị mục nát nên Chân Ngôn rơi rớt trên mặt đất. Một Chữ của bài văn ấy nương theo gió thổi dính trên hài cốt của Câu Bác.

Bấy giờ Đế Thích lại đến xem điều kỳ dị ở tám Địa Ngục thì thấy mỗi khi dời Câu Bác đến Địa Ngục nào tức thời nơi ấy liền biến thành nơi không có sự đau khổ. Lúc ấy Câu Bác và các tội nhân đều có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Một thời ở Thế Giới Liên Hoa Đài Tạng thành chư Phật Bồ Tát. Đức Phật Vô Cấu (Amala-buddha) ở Thế Giới nơi phương trên là Câu Bác vậy.

Công năng diệt tội còn như vậy, huống chi là tự mình trì tụng. Nếu người chí Tâm trì niệm thì còn có chút tội nào sao?!….Cho nên Chân Ngôn này có tên là Tùy Cầu Tức Đắc Thành Phật vậy. Cầu Phước Đức tự tại, cầu bảy báu tự tại vậy. Nhân đây Chân Ngôn này có 7 tên gọi là :

  1. Tâm Phật Tâm Chân Ngôn:Trí Tâm trong Tâm Trí của Tỳ Lô Giá Na Như Lai
  2. Nhất Thiết Phật Tâm Ấn Chân Ngôn: Ấn Trí Tâm thâm sâu của chư Phật
  3. Quán Đỉnh Chân Ngôn: Quán đỉnh người trì niệm
  4. Quán Đỉnh Ấn Chân Ngôn: Tẩy rửa phiền não, ấn Bồ Đề
  5. Kết Giới Chân Ngôn: Trừ tội chướng, tịch trừ chư Ma
  6. Phật Tâm Chân Ngôn: Tâm Trí chân thật của Phật
  7. Tâm Trung (Chân Ngôn): Không có gì vượt hơn được Pháp này

Người Trì Niệm cũng lại như vậy, như Đức Phật là Đấng thù thắng bậc nhất trong các Đấng Pháp Vương (Dharma-rāja)

Này Diệt Ác Thú! Chân Ngôn này hay cứu tất cả chúng sinh. Chân Ngôn này hay khiến cho tất cả chúng sinh xa lìa các khổ não. Chân Ngôn này hay tạo sự lợi ích lớn cho tất cả chúng sinh, làm mãn sự ước nguyện. Như Đức Phật hay cứu tất cả chúng sinh bị khổ não. Như kẻ bị rét lạnh gặp được lửa sưởi ấm. Như kẻ trần truồng được quần áo mặc. Như con côi được gặp mẹ. Như kẻ vượt sông được thuyền bè. Như người bệnh tật được thuốc chữa. Như nơi tăm tối được đèn chiếu sáng. Như kẻ nghèo túng được của báu. Như ngọn đuốc diệt trừ ám tối.

Chân Ngôn này cũng lại như vậy, hay khiến cho chúng sinh xa lìa tất cả khổ với tất cả bệnh não, hay giải mở tất cả sự cột trói của sinh tử. Đây là thuốc hay cho người bệnh ở cõi Diêm Phù Đề (Jaṃpu-dvīpa). Nếu người có bệnh được nghe Chân Ngôn này thì bệnh liền tiêu diệt.

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện tạm nghe qua Chân Ngôn này thì hết thảy tất cả tội chướng đều được tiêu diệt. Hoặc tuy đã phạm dâm với tất cả người nữ thì vẫn chẳng chịu khổ đau nơi thai sinh. Tại sao vậy? Vì người trì Chân Ngôn gần gũi cúng dường hoặc nam hoặc nữ đều đã được chuẩn bị sẵn Thân Phật.

Nếu người hay trì tụng thì nên biết người đó tức là Thân Kim Cương, lửa chẳng thể đốt. Nên biết Như Lai dùng sức Thần Thông ủng hộ người đó. Nên biết người đó là Thân Như Lai. Nên biết người đó là Thân của Tỳ Lô Giá Na Như lai. Nên biết người đó là Kho Tàng của Như Lai. Nên biết người đó là con mắt của Như Lai. Nên biết người đó mặc giáp trụ Kim Cương. Nên biết người đó là Thân Quang Minh. Nên biết người đó là Thân bất hoại. Nên biết người đó hay tồi phục tất cả oán địch. Nên biết hết thảy tội chướng của người đó thảy đều tiêu diệt. Nên biết Chân Ngôn này hay trừ nỗi khổ của Địa Ngục.

Ta vì Phật Đạo, ở vô lượng cõi, từ xưa đến nay, rộng nói các Pháp chẳng thể đo lường được. Ở trong các Pháp đó thì Chân Ngôn này là tối thắng bậc nhất, chẳng có gì có thể so sánh được. Ở trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới tuy giết hại tất cả chúng sinh vẫn chẳng bị đọa vào nẻo ác. Tất cả đều do uy lực của Chân Ngôn này huống chi là phải chịu nạn khổ ở nhân gian. Thường khiến tuôn mưa bảy Báu, không có bệnh hoạn tai nạn, tất cả sự mong cầu đều được mãn túc, thân tâm an ổn, phước thọ vô lượng.

Này Diệt Ác Thú! Dưới đây có bảy Chân Ngôn nhỏ dành riêng cho người nào chẳng thể trì niệm. Tên riêng của Chân Ngôn Căn Bản, nếu có người nam, kẻ nữ chẳng thể trì nổi Đại Chân Ngôn thì tùy theo sức mà thọ trì các Chân Ngôn này vậy.” Lại nói mỗi một Chân Ngôn là:

_ Tâm Phật Tâm Chân Ngôn :

Án, tát phộc đát tha nghiệt đa một đệ (Thế Giới chín Hội của Tỳ Lô Giá Na Như Lai)

[OṂ SARVA TATHĀGATA MŪRTTE]

Bát-la phộc la vĩ nga đa bà duệ (Bốn Trí Như Lai)

[PRAVARA VIGATA BHAYE]

Xả ma dã bà-phộc minh (Nhất Thiết Trí của Như Lai)

[ŚAMAYA SVAME]

Bà nga phộc để tát phộc bá bế tỳ-dược (Bốn Trí, Nhất Thiết Trí)

[BHAGAVATI SARVA PĀPEBHYAḤ]

Sa-phộc sa để bà phộc đổ mẫu nễ mẫu nễ (37 Tôn)

[SVĀSTIRBHAVATU MUṆI MUṆI]

Vĩ mẫu nãnh tả lệ (Tất cả Trí của 37 Tôn)

[VIMUṆI CALE]

Tả la nãnh bà dã vĩ nga đế (16 Tôn Đời Hiền Kiếp)

[CALANA BHAYA VIGATE]

Bà dã hạ la ni (Nhất Thiết Trí)

[BHAYA HĀRAṆI]

Mạo địa mạo địa (Độ chúng sinh)

[BODHI BODHI]

Mạo đà dã mạo đà dã (Ban Trí Tuệ cho chúng sinh) [BODHIYA BODHIYA]

Một địa lị một địa lị (Ban thuốc tốt lành cho chúng sinh)

[BUDHILI BUDHILI]

Tát phộc đát tha nghiệt đa (Ban trân bảo, thức ăn uống cho chúng sinh)

[SARVA TATHĀGATA]

Hột-lị nãi gia túc sắt-tai, sa-phộc hạ (Ban an vui cho chúng sinh )

[HṚDAYA JUṢṬAI SVĀHĀ]

_Nhất Thiết Phật Tâm Ấn Chân Ngôn:

Án, phộc nhật-la phộc để (Chư Phật ba đời)

[OṂ VAJRA-VATI]

Phộc nhật-la bát-la để sắt-xỉ đế, truật đệ. Tát phộc đát tha nga đa mẫu nại-la

(Tất cả Trí Ấn thành tựu sáu Ba La Mật)

[VAJRA PRATIṢṬITE ŚUDDHE SARVA TATHĀGATA-MUDRA]

Địa sắt-xá nẵng địa sắt-xỉ đế ma hạ mẫu đát lệ, sa-phộc hạ (Thành tựu sự linh nghiệm của tất cả các Pháp ngay trong đời này)

[ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE MAHĀ-MUDRE SVĀHĀ]

_ Quán Đỉnh Chân Ngôn:

Án, mẫu nãnh mẫu nãnh (Tất cả Như Lai đều tập hội)

[OṂ MUṆI MUṆI]

Mẫu nãnh phộc lệ (Tuôn ra nước Trí)

[MUṆI VARE]

A tỵ tru tả đổ hàm (Tất cả Như Lai duỗi cánh tay màu vàng)

[ABHIṢIṂCA TUMĀṂ]

Tát phộc đát tha nghiệt tha (Dùng nước Trí rưới lên đỉnh đầu)

[SARVA TATHĀGATA]

Tát phộc vĩ nễ-dã tỵ sái tứ diệm (Tẩy rửa 160 sở tri chướng phiền não trong thân)

[SARVA VIDYA ABHIṢEKAI]

Ma hạ phộc nhật-la hạ phộc tả (Vĩnh viễn cắt đứt tất cả khổ của sinh tử)

[MAHĀ-VAJRA KAVACA]

Mẫu nại-la mẫu nại-lị đới (Nhập vào Ta)

[MUDRA MUDRITEḤ]

Tát phộc đa tha nga đa hột-lị nãi dạ địa sắt-xỉ đa, phộc nhật-lệ, sa-bà hạ (Ngang đồng với Thân tràn khắp Pháp Giới của Như Lai)

[SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA ADHIṢṬITA VAJRE SVĀHĀ]

_Quán Đỉnh Ấn Chân Ngôn:

Án, a mật-lật đa phộc lệ (Chư Phật tập hội tuôn ra nước Trí, xoa đỉnh đầu hộ niệm thành tựu)

[OṂ AMṚTA VARE]

Phộc la phộc la (Thành tựu Bồ Đề)

[VARA VARA]

Bát-la phộc la vĩ truật đệ (Thành tựu Đẳng Chính Giác)

[PRAVARA VIŚUDDHE]

Hồng (Cắt đứt phiền não của chúng sinh)

[HŪṂ]

Hồng (Cắt đứt sở tri chướng của chúng sinh)

[HŪṂ]

Phát tra, phát tra, sa-bà hạ (Ta, Người thành tựu Niết Bàn)

[PHAṬ PHAṬ SVĀHĀ]

_Kết Giới Chân Ngôn:

Án, a mật-lật đa vĩ lộ chỉ nãnh (Thành ngọn lửa nóng)

[OṂ AMṚTA VILOKINI]

Nghiệt bà tăng la khất-sái ni a yết sái ni (Thành lưới sắt vây quanh bức tường thành bằng sắt rực lửa)

[GARBHA SAṂRAKṢAṆI]

Hồng (Tịch trừ quỷ Thần)

]HŪṂ]

Hồng (Sát hại hết thảy Quỷ Thần)

[HŪṂ]

Phát tra phát tra (Tất cả Quỷ Thần đều thành hạt bụi nhỏ cũng chẳng thể sinh)

[PHAṬ PHAṬ]

Sa-bà ha (Thành tựu)

[SVĀHĀ]

_ Phật Tâm Chân Ngôn:

Án, vĩ ma lê (Trí Như Lai tràn khắp Pháp Giới)

[OṂ VIMALE]

Nhạ dã, phộc lệ, a mật-lật đế, hồng hồng hồng hồng, phát tra phát tra (Tất cả chúng sinh trong ba cõi đều có Phật Tính, thành tựu)

[JAYA VARE AMṚTE HŪṂ HŪṂ HŪṂ HŪṂ PHAṬ PHAṬ SVĀHĀ]

_Tâm Trung Tâm Chân Ngôn:

Án, bả la bả la tam bạt la tam bạt la (Trí Tâm của Như Lai lợi ích cho chúng sinh)

[OṂ BHARA BARA SAṂBHARA SAṂBHARA]

Ấn nại-lị dã, vĩ thú đà nãnh, hồng hồng, lỗ lỗ tả sơ (Tâm, Phật, Chúng sinh… cả 3 điều này không có sai khác)

[INDRIYA VIŚODHANE HŪṂ HŪṂ RURU CALE]

Sa-bà ha

[SVĀHĀ]

Đức Phật bảo Diệt Ác Thú Bồ Tát rằng: “Chân Ngôn này có tên là Tùy Cầu Tức Đắc Chân Ngôn hay trừ tất cả tội nghiệp đẳng chướng, hay phá tất cả nỗi khổ của con đường uế ác

Này Diệt Ác Thú! Chân Ngôn này được vô số ức căng già sa câu chi trăm ngàn chư Phật cùng nhau tuyên nói. Người tùy vui thọ trì sẽ được Trí Ấn của Như Lai ấn lên, hay phá con đường uế ác cho tất cả chúng sinh, hay nhanh chóng đến cứu nạn khổ khiến cho chúng sinh bị đọa trong biển sinh tử được giải thoát. Vì chúng sinh đoản mệnh, kém phước không có người cứu hộ với các chúng sinh ưa tạo mọi nghiệp ác mà diễn nói.

Lại nữa Chân Ngôn này khiến cho các loại chúng sinh ở mọi nơi khổ đau như : Địa Ngục, nẻo ác…mọi loại đang lưu chuyển trong biển sinh tử, chúng sinh kém phước, kẻ bất tín đánh mất Chính Đạo… như vậy đều được giải thoát”

Bấy giờ Đức Phật bảo: “Này Diệt Ác Thú! Ta đem Chân Ngôn này phó chúc cho ông, dùng uy lực của Chân Ngôn này để cứu độ tất cả chúng sinh trong biển khổ. Diệt Ác Thú ! Ông nên trì niệm quán hạnh thủ hộ đừng để cho quên mất .

Này Diệt Ác Thú! Nếu có người trong phút chốc được nghe Chân Ngôn này thì một ngàn kiếp trở lại bao nhiêu nghiệp ác chướng nặng đã tạo tác gom chứa đáng nhận mọi thứ sinh tử lưu chuyển nơi Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Diêm La Vương Giới, thân A Tu La, Dạ Xoa, La Sát, Quỷ Thần, Bố Đan Na, A Ba Sa Ma La, muỗi mòng, Rồng, Rùa, Chó, Trăn, Rắn, tất cả loài chim, các loài thú mạnh, tất cả loài hàm linh cựa quậy cử động cho đến thân của loài trùng, kiến….. ắt chẳng còn thọ nhận trở lại nữa, luôn được chuyển sinh ở cùng chỗ với vị Nhất Bổ Xứ Bồ Tát của chư Phật Như Lai, đồng với BỒ Tát cùng sinh vàm một nơi, hoặc được sinh vào nhà Đại Tính Bà La Môn, hoặc được sinh vào nhà giàu có tối thắng.

Này Diệt Ác Thú! Người này được sinh vào những nơi cao quý như trên đều do nghe được Chân Ngôn này, cho nên nơi chuyển sinh đều được thanh tịnh không có thoái chuyển.

Này Diệt Ác Thú! Cho đến được đến nơi tối thắng của Bồ Đề Đạo Trường (Bodhi-maṇḍa) đều do khen ngợi công đức của Chân Ngôn này như vậy. Do nhân duyên đấy nên có tên là Tùy Cầu Tức Đắc Chân Ngôn.

_ Tiếp nói nhóm Mật Ấn

Mật tưởng năm Như Lai

Trước, dùng Ấn ấn tim

Tiếp liền đặt trên đỉnh

Tiếp ấn trán, Tam Tinh

Tiếp ấn hai lông mày

Bên phải rồi bên trái

Đây tức đã kết xong

Thân Ta thành Biến Chiếu (Vairocana)

Ở lưỡi quán Kim Cương

Trước, chắp tay Kim Cương

Liền thành Kim Cương Phộc

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như tháp nhọn

Tiến Lực (2 ngón trỏ) phụ ở lưng

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) đứng như bát

Co ngược như hình Báu

Dời co như hoa sen

Hợp mặt trong lòng tay

Hợp Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái)

Liền thành Ấn bí mật

Ngữ Bí Mật Ấn này

Là Mật ở trong Mật

Là Bí (sâu kín) ở trong Bí

Chẳng truyền kẻ không A (Nếu không phải là bậc A Xà Lê thì không truyền)

A Xà Lê nếu biết

Pháp, Đệ Tử, tùy Nghi

Mới làm Pháp Đàn ấy

Như Nghi Quỹ Pháp Hoa (chẳng nói ở đây )

Bấy giờ Đức Phật bảo Diệt Ác Thú Bồ Tát: “Nay ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông tuyên nói. Thọ trì Chân Ngôn này cũng vì các chúng sinh đoản mệnh mà nói. Nên tắm gội, mặc áo mới sạch, ngày ngày trì niệm chín biến thì chúng sinh đoản mệnh kia lại được tăng tuổi thọ vĩnh viễn xa lìa bệnh khổ. Tất cả nghiệp chướng thảy đều được tiêu diệt, cũng được giải thoát khỏi sự khổ đau của tất cả Địa Ngục. Các loài chim bay, súc sinh, hàm linh một lần được nghe Chân Ngôn này qua lỗ tai thì khi chấm dứt thân này ắt chẳng thọ nhận lại thân đó nữa.

Nếu gặp bệnh ác, nghe Chân Ngôn này liền được vĩnh viễn xa lìa. Tất cả các bệnh cũng được tiêu diệt. Nghiệp đáng bị đọa vào nẻo ác cũng được trừ diệt, liền được vãng sinh về Thế Giới tịch tĩnh. Từ Thân này trở về sau chẳng còn thọ thân trong bào thai mà được Hóa Sinh trong hoa sen, tất cả nơi sinh ra đều là hoa sen hóa sinh. Dù sinh ra ở nơi nào cũng ghi nhớ chẳng quên, thường biết Túc Mệnh.

Nếu có người trước kia đã gây tạo ra tất cả tội nghiệp cực nặng. Mệnh nương theo nghiệp ác ấy đáng bị đọa vào Địa Ngục, hoặc đọa vào cõi súc sinh, cõi Diêm La Vương, hoặc rơi vào cõi Ngạ Quỷ cho đến rơi vào Địa Ngục Đại A Tỳ, hoặc sinh vào loài thủy tộc, hoặc mang thân cầm thú hay thân của loài khác… mà nghe được Đề Danh của Chân Ngôn này cho đến một chữ, qua tai một lần thì chẳng bị thọ nhận sự khổ não của các cõi đã nói như vậy. Nghiệp chướng thảy đều tiệu diệt, mau chóng sinh về cõi Phật.

Nếu có người gần gũi người trì một chữ thì kẻ ấy được Đại Niết Bàn, lại tăng thọ mệnh, nhận được sự khoái lạc thù thắng. Khi bỏ thân này liền được vãng sinh về các cõi nước có mọi thứ vi diệu, thường cùng chư Phật tụ họp tại một nơi. Tất cả Như Lai luôn vì kẻ ấy diễn nói nghĩa vi diệu. Tất cả Thế Tôn liền thọ ký cho kẻ ấy. Thân thể của kẻ ấy tỏa ánh sáng chiếu soi tất cả cõi Phật.

Nay chỉ lược nói công lực của Chân Ngôn này như vậy.

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện đối với Chân Ngôn, niệm niệm chẳng sinh nghi. Ngờ. Hoặc có kẻ trai lành, người nữ thiện sinh Tâm nghi hoặc thì đời đời chẳng được sự linh nghiệm của Chân Ngôn. Đời này bị bệnh Bạch Lại (lác, cùi hủi).

Ta vì lợi ích cho chúng sinh mới nói Chân Ngôn này. Vì chúng sinh bần cùng hạ tiện để lại Báu Ma Ni Như Ý này. Đây là Pháp Tạng thâm sâu, tất cả Trí Ấn của Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Người thường trì niệm cần phải cung kính như cung kính Đức Phật.

 

TÙY CẦU TỨC ĐẮC CHÂN NGÔN NGHI QUỸ

_Hết_

 

Nước Đại Đường, chùa Thanh Long, Nội Cúng Phụng Sa Môn ĐÀM TRINH tu sửa tạo dựng bản Chân Ngôn ghi trên bia _ Thất Thập Thiên Chân Ngôn :

Nẵng mạc tam mạn đa mạo đa nam. Án, tát nhật phộc đệ bà đa nam duệ kế cơ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ SARVA DEVATĀ NĀYIKA _ KAḤ

_Nguyên Vĩnh, năm thứ hai, tháng 11, ngày mồng chín, giờ Ngọ viết xong

Ở mặt Tây của viện Liên Tạng duyệt xong. Cực Nguyệt (? tháng 12) ngày 28

TRỪNG GIÁC

Hiệu chỉnh xong vào ngày 12/05/2014