Kị Nhựt

Đối với kị nhựt là ngày của cha, mẹ hay ông, bà từ trần, nghĩa là cái ngày mà bổn phận làm con hay cháu phải đau đớn, tiếc thương, vì cơn tử biệt! Nên ngày ấy phải kiêng cữ, răn dè! Chẳng nên làm những điều: ác đức như là sát hại, và không nên làm các cuộc lung tình, như là: trò vui chơi, tiệc say đắm…!

Đã là cái ngày “kiêng cữ, răn dè” thì, người làm: con, cháu phải trai giới trong ngày ấy, là việc bổn phận; huống chi, đã làm tín đồ của Phật, gặp ngày dỗ cơm… phải sắm cỗ chay để cúng, đã họp lễ theo đạo của Khổng Tử, mà chính là luật nghi của người giữ đạo Thích -ca.

Lại nữa, đã là con nhà Phật tử, đối với kị nhựt phận làm con cháu, phải cầu Tam Bảo chứng minh, rồi, hoặc biết khá thì, tụng kinh Địa Tạng, hoặc tụng kinh A -di-đà; như học lực khá hơn nữa thì, tụng một bộ kinh “đại phương tiện Phật báo ân”, còn như ít lắm cũng tụng ba biến “vãng sanh thần chú” và niệm Phật một chuỗi tràng (108 hột), rồi, hồi hướng qua tịnh độ, để siêu rỗi cho tiên linh; hơn nữa: hoặc mãi mạng phóng sanh, hoặc chẩn bần bố thí, để làm phước cho Tổ tiên, lại càng thêm tốt! Nếu đủ sức có thể làm được.

Vẫn biết rằng: Chẳng phải tôn linh cũng vẫn còn ăn uống như chúng ta; nhưng, đã gọi là ngày “dỗ cơm” thì, phải có chút công mọn: lo sắm thực liệu, để làm lễ vật, gọi là có sự thật mà, truy điệu, cũng như kỷ niệm, nghĩa là; dùng cái “sự” trai phẩm là, để tượng trưng cái “lý” trai giái của tâm, vì lý là cái lẽ vô hình, làm sao tỏ ra được để cúng? Nên cần phải có lý nơi tâm, và sự nơi vật cả lý lẫn sự, hòa họp lại, mới thật hiện được hoàn toàn cái “lễ cúng kị” bằng trai giới của “ngày kiêng cữ”!

Trái lại: nếu sát sanh hại vật, và các cuộc hoan lạc…, thì sai hẳn với danh nghĩa của chữ “kị” hay chữ “húy”. Vì bởi: việc làm, lễ vật, nó mâu thuẫn nhau với ngày kị, mà nhất là cái “tâm húy kị” của chủ nhân nó chẳng có ý nghĩa gì thuận với điều “thủ hiếu kỷ niệm”!

Vậy, kính khuyên các nhà Cư sĩ: có cúng kị hay húy nhật, phải xét cho đúng và, làm cho có ý nghĩa, bởi cái ngày ấy, chính nghĩa là: Kiêng dè, thì phải trai giới; chứ nên theo thói quen của thế tục mà, làm điều vô ý nghĩa, vì trái với chữ kị nhựt, mà hiếu tâm của người làm con cháu phải răn phãi cữ kia mà!