không hữu các cụ nhị nghĩa

Phật Quang Đại Từ Điển

(空有各具二義) Chân không và huyễn hữu(có giả) mỗi pháp đều có 2 nghĩa: Các pháp nương vào nhân duyên mà sinh không có tự tính, gọi là Không, cái không này chẳng phải là cái không Vô kiến, Đoạn kiến, nên gọi là Chân không; các pháp tuy không tự tính nhưng do duyên mà sinh nên gọi là Hữu, Hữu này chẳng phải là cái hữu Thường kiến, Hữu kiến, nên gọi là Huyễn hữu (có giả). Cứ theo Hoa nghiêm kinh sớ quyển 14, thì 2 nghĩa của Chân không là: 1. Chân không có công năng diệt huyễn hữu, nếu huyễn hữu không diệt thì chẳng phải là chân không. 2. Chân không có công năng thành huyễn hữu, nếu trệ ngại mà không thành thì cũng chẳng phải là chân không. Hai nghĩa của Huyễn hữu là: 1. Huyễn hữu che lấp chân không, nếu huyễn hữu hiển hiện, thì chân không ẩn khuất. 2. Huyễn hữu chẳng trở ngại chân không, huyễn hữu cuối cùng sẽ ẩn diệt để cho chân không hiện rõ.