KHỞI TÍN LUẬN SỚ BÚT SẢO KÝ
Sa-môn Tử Tuyền ở Trường Thủy ghi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

Nêu lập. Luận Nêu lập.

Sớ: Tuy được vô niệm, là giác được thỉ giác vô niệm.

Vốn không khởi, tức bốn tướng vốn vô niệm.

Đâu còn đối đãi, v.v..do nhân bất giác mà có thỉ giác, nay bất giác đã không thì thỉ giác cũng dứt (đâu còn đối đãi).

Giải thích: Thành luận: Bốn tướng đồng thời có là do chuyển được tâm tĩnh kia đã thành nhất niệm. Nhất niệm vốn vô niệm nên bốn tướng không có tự tánh, nên nói đều không tự lập. Sớ có ba:

Chính giải thích: Như nương một dòng nước mà có ngàn lượn sóng, sóng không có tự thể riêng, đều đồng một dòng nước.

Nhưng chưa v.v… trở xuống, đối lại trước biện có khác, ban đầu là chỉ ngày xưa. Nay đã v.v… trở xuống là hiển bày nay, đều rất dễ hiểu.

Hỏi đáp thông ngại, Sớ hỏi v.v… trở xuống, có hai:

Hỏi đáp: Trong phần hỏi gồm cả vặn hỏi, đều có thể tường tận.

Nói xong: giải thích ở trước.

Chỉ một v.v… trở xuống là giải thích lại.

Chỗ người mộng tức kim cương trở lại và tất cả phàm phu. Đại giác tức địa vị Phật, tất cả như ở trước nói, văn rất dễ hiểu.

Dẫn chứng: Nhiếp luận v.v… trở xuống, có hai:

Dẫn Nhiếp luận:

Hai câu trước là nêu ví dụ, hai câu sau là hợp với pháp, vì trong khoảnh khắc ngủ say thành nhiều năm mộng. Như có thuyết nói: “Trong khoảng một giấc mộng mà trải qua ba đời, thọ thân sinh tử”, nghĩa là ở đây.

Trong đây v.v… trở xuống là chỉ dẫn ý văn. Ý rằng: “Trải qua mộng dài không ngoài khoảnh khắc, không mé sinh tử, không khỏi sát na”. Luận kia nói sát na tức ở đây nói vô niệm, chỉ kia đồng đây.

Dẫn Kinh Lăng-già: Lăng-già v.v… trở Xuống, có ba:

Chính dẫn: Xem văn rất dễ hiểu.

Giải thích văn:

Ý nói: “Sát na sinh tức vô sinh, vì không có tự tánh”.

Nếu chẳng v.v… trở xuống là nói rõ ngược lạ, nghĩa là nếu sát-na chẳng phải vô sinh, tức có tự tánh, đã có tự tánh tức thì không trôi lăn, nay đã trôi lăn tức biết không có tự tánh, cho nên vô sinh.

Cho nên v.v… trở xuống là tổng kết. Vì sát-na tức Vô sinh, bổn khế hợp vô sinh nên thấy sát-na. Đây là nêu bốn tướng ở trước. Các niệm tức vô niệm, cho nên được vô niệm mới biết bốn tướng chỉ là nhất tâm.

Dẫn chứng trở lại:

Tịnh danh v.v… trở xuống là dẫn chứng trở lại.

Bất sinh v.v…, ý nói: “pháp vô thường không tự tánh, do không tự tánh nên chẳng sinh diệt.”. Đây và kinh Lăng-già văn khác mà nghĩa đồng.

Bảy thức v.v…, cũng tức trôi lăn vô tánh, là Nghĩa bốn tướng vô niệm. Kinh Viên Giác chép: “Biết là hoa đốm giữa hư không thì không trôi lăn, cũng không có thân tâm chịu sinh tử kia”. Chính là văn kinh Lăng-già nói: “Năm thức thân chẳng trôi lăn”. Nay nói: Bảy thức là do Sớ viết lầm như vậy.

Như Lai tạng v.v…, Do có thật thể chẳng thể mất nên chỗ sinh diệt tức Như Lai tạng. Kinh Lăng-nghiêm chép: “Sinh diệt đến đi vốn là tánh mầu nhiệm chân như của Như Lai tạng”.

Tổng kết đại ý:

Sớ đây v.v… trở xuống, là tổng kết đại ý, ý chỉ của văn rất dễ hiểu. Nhưng, bốn địa vị trước và dẫn kinh trở xuống đến đoạn sau, đồng với kinh Viên Giác nương địa vị tiệm chứng quên tâm đốn chứng, ở đây nói rõ đầy đủ. Ý khiến đốn ngộ tiêm tu tự nhiên thành địa vị, kia giống như học bắn cung,đường bắn của mũi tên có gần có xa (tiệm và đốn). Người học bắn phải chú ý nhắm đúng đích mà bắn. Kinh Lăng Nghiêm cũng chép: “Lý tức đốn ngộ, nương ngộ đều biết; sự chẳng đốn trừ nhân thứ lớp tận”. Do đó nếu không nói địa vị tiệm thì làm sao biết thứ lớp? Nếu không nói môn đốn thì trọn khó vào được. Do đó nói đầy đủ để dự bị tu hành.

– Bản giác theo nhiễm:

Ở trước cũng lược nói là thể, Văn nói: “Tâm thể lìa niệm”, cho nên đoạn này là tướng, Văn nói: “Sinh hai thứ tướng” nên bốn cảnh sau là nói thể và tướng, Văn nói: “Giác thể tướng”.

1. Nêu chung:

Sớ: Đây hai v.v… trở xuống, do bản giác chẳng hợp nên nói sinh, nay duyên theo nhiễm trở lại tịnh mà hiển bày. Có nghĩa sinh, đây là hiển bày nên gọi là sinh, chẳng phải sáng tạo mà có sinh. Văn sau chép: Hiển hiện Pháp thân v.v… Sinh rồi chẳng lìa. Thật ra tức là nay nói nghĩa giống nhau. Kia giống như gương sáng, ở trong bụi hay ra khỏi bụi, thể kia cũng chẳng có khác.

2. Gạn bày:

Sớ: Nói rõ bổn v.v…, tự theo dòng mà trở về nguồn, từ cấu nhiễm mà thanh tịnh, cũng tức tự ẩn mà hiển, giác chỗ bất giác từ lâu bị nhiễm trần, trở lại nơi gốc chân, nên nói trở về tịnh.

Nói rõ trở về v.v…, xưa do tướng ẩn mà bỏ dụng, nay do tướng hiển mà hưng khởi, dụng giống như gương sạch bụi soi hiện hình bóng.

Đây v.v… trở xuống là nói chung hai tướng được gọi là nguyên do theo nhiễm. Nhưng, tướng trí tịnh tự lìa nghiệp thức, các duyên nhiễm chẳng thành, nên không thể trình bày, văn sau nói: “Nếu lìa tâm bất giác thì không có tự tướng chân giác để nói. Nếu nghiệp tướng không thể nghĩ bàn lìa các duyên nhiễm của chúng sinh cũng không thành, nên không thể cảm ứng. Văn sau nói: “chư Phật, Như Lai chỉ là Pháp thân trí tướng nghĩa đế đệ nhất, không có cảnh giới thế đế, xa lìa tạo tác, chỉ theo chúng sinh thấy nghe được lợi ích, nên nói là Dụng. Do đó cả hai thứ này đều gọi là theo nhiễm.

Trước là nhân:

Sớ: Chân như v.v… nghĩa là ở bên trong là lý pháp, ở bên ngoài là giáo pháp. Tuy trong ngoài không đồng mà đều gọi là pháp, do đó trong luận nói chung là Pháp.

Đây tại v.v…, chỉ do năng lực huân tập duyên giáo tu hành, từ địa vị Sơ tín đến Thập Hồi hướng.

Tư lương v.v… là Thập tín Tam hiền tu phước trí đầy đủ làm tư lương thành Phật, cũng gọi là thuận phần giải thoát.

Bốn gia hạnh:

Thiện gia hạnh, tức Noãn, Đãnh, Nhẫn, Thế đệ nhất, đây ở sau giai vị Tam hiền, trước giai vị Thập địa, gia công dụng hạnh để cầu kiến đạo, cũng gọi là thuận quyết trạch phần thiện. Bốn gia hạnh này nương vào bốn tầm tư, bốn như thật quán, quán danh nghĩa, danh nghĩa tự tánh, danh nghĩa khác nhau giả có thật không. Như hai địa vị Noãn và Đảnh đồng tu bốn quán tầm tư, Nhẫn và Thế đệ nhất đồng tu bốn quán như thật. Địa vị Noãn tu sáng được định phát xuống tầm tư, quán không có sở thủ. Địa vị Đảnh tu sáng thêm lớn định, phát lên tầm tư, quán trở lại không có chỗ chấp. Địa vị nhẫn tu ấn thuận với định, ấn trước thuận sau, phát xuống trí như thật. Đây có ba phẩm: Hạ phẩm ấn không có chỗ chấp (sở thủ), Trung phẩm thuận không có năng thủ, Thượng phẩm ấn không có năng thủ.

Nói trí như thật, như thật biết khắp các tên của bốn pháp lìa thức chẳng có. Nếu Sở thủ không thì năng thủ cũng không. Địa vị Thế đệ nhất nương định vô gián phát lên trí như thật, hai ấn hai không, lại lìa sở thủ trừ được biến kế, lìa năng thủ trừ y tha khởi, hai ấn hai không, được Viên thành thật. Giống như dính mắc tướng không thì chẳng phải là chân Duy thức, kia tụng rằng:

Hiện tiền lập chút vật.

Cho là Duy thức tánh.

Do vì có chỗ được.

Chẳng thật trụ Duy thức.

Đăng địa trở lên: sơ địa kiến đạo, nhị địa trở lên tức là tu đạo, do hai địa này chứng chân khởi hạnh, trở lại khế hợp ở chân. Chẳng đồng trước sơ địa duyên giáo mà tu, nên nói như thật. Do trước Sơ địa là giáo đạo, đây là chứng đạo.

Kim cương v.v…, ở đây địa vị định là phương tiện đạo trong hai thứ đạo, nghĩa này thấy ở văn trước.

Sau là quả:

Sớ: Do trước v.v…, tức hành phương tiện làm năng phá, tướng sinh diệt làm sở phá. Lại, phương tiện đạo làm năng hiển, tánh bất sinh diệt làm sở hiển.

Đây căn v.v…,” do chưa đến trước địa vị này, vô minh căn bản và tâm chân tịnh thường hòa hợp nhau thành thức tướng. Nay đến địa vị này, vô minh đã hết chỉ ở nhất tâm, thể chiếu riêng lập, hợp với cái gì! Trong Luận nói: “Một pháp làm sao hợp”.

Tức hiển bày v.v…, ở đây trong sớ ý có nói, nay văn của luận cách câu hiển phát. Nghĩa là phá tướng căn bản vô minh sinh diệt của thức hòa hợp bên trong, tức hiển bày bản giác Pháp thân bất sinh diệt, diệt các tướng nghiệp nối nhau trong tâm nhiễm thành báo thân thỉ giác thuần tịnh viên trí.

Nay lại nói đoạn đầu về nghĩa hiển bày Pháp thân, Pháp thân tức bản giác, ẩn hiện mà được tên.

Nay nêu cả hai, là đối lại thỉ giác ở sau.

Tức đối với v.v…, do tâm sáu nhiễm đều nương vô minh hòa hợp với chân, mà được nối tiếp. Nay vô minh đã hết hòa hợp chẳng thành, tâm nhiễm nương vào đâu mà được nối tiếp, nên đều diệt theo. Tuy nhiên, các tâm nhiễm đều là tướng vọng mà thể chân, tướng diệt mà thể chẳng diệt, nên nói tâm thể bất diệt.

Nên khiến v.v…, so sánh vô minh hòa hợp tâm nhiễm nối tiếp, khiến bản giác bỏ mất theo dòng. Nay đã phá vô minh tâm nhiễm diệt, không có chỗ câu lụy, tâm này được trở về nguồn tịnh. Kia giống như chàng cùng tử trở về nhà, hạt ma ni lau sạch bụi.

Thành thuần tịnh viên trí, không lẫn lộn nên thuần, lìa nhiễm nên tịnh, không thiếu nên viên mãn, thức diệt nên trí.

Thành ứng thân thỉ giác, chữ ưng này là bình thanh. Nghĩa là thỉ giác tương ưng với bản giác, tức báo thân. Tam Tạng Chân Đế cũng gọi báo thân là ứng thân. Nhưng, thỉ giác này cùng bản giác ở trước đều là năng thành. Ứng thân này cùng Pháp thân trước đều là sở thành. Ý cho rằng phá thức tướng mà còn tánh, tánh tức bản giác. Bản giác là Pháp thân năng thành, tướng tâm diệt mà trí tịnh. Trí tức thỉ giác, thỉ giác là báo thân năng thành. Đây đều nói nghĩa năng thành sở thành. Nhưng, đoạn văn này là nghĩa của Hải Đông sớ. Khuê Sơn tham mà dụng. Thạch Bích mất chiếu soi, tạo hiểu ứng hóa sâu mà không thể được. Do nghiệp tướng không thể nghĩ bàn ở sau mới là thân ứng hóa. Như trên đã giải thích nghĩa ba thân không đủ như vậy, trong văn liền thành thiếu hoặc thừa, thừa một hóa thân, thiếu một báo thân. Người có trí nên xét kỹ.

Nhưng ở đây trở xuống, Thỉ đồng với Bổn. Thỉ giác là dụng của bổn, do có nhiễm nên dụng của bản giác khởi để đối trị. Nay nhiễm đã dứt dụng trở về thể, chuyển tên kia là viên tịnh trí.

Đoạn đức: ngoại trừ trí thuần tịnh, văn khác đều là đoạn đức. Thức và tâm tướng là pháp phải dứt, Pháp thân là chỗ hiển bày của sự dứt kia. Một tướng sau tức là ân đức, tức đầy đủ ba đức. Nếu nói theo đây, ứng thân ở trước là thuộc về văn của báo thân lý rất thuận.

Trước hỏi, sớ: ý hỏi v.v…, trước nói: “Nương Như Lai tạng có tâm sinh diệt, cũng nói hòa hợp không có tướng lìa bỏ”. Nay sinh diệt đã diệt chân cũng diệt, vì sao lại nói diệt tâm nối nhau, hiển hiện trí thuần tịnh của Pháp thân? Đây đứng về môn tướng tức, dùng tướng tánh.

a. PHÁP. Có ba:

– Giải thích lời hỏi:

Sớ ý nói v.v…, trước nói tâm thành thức chỉ là tâm tướng thành thức. Nay nói thức diệt cũng là tâm tướng diệt. Ở đây sinh và diệt đều đứng về mặt tâm tướng, không đứng về mặt tâm thể mà nói diệt tâm nối nhau, hiển bày Pháp thân. Đây là đáp theo chẳng phải một môn tánh tướng chẳng tức.

Chuyển câu hỏi: ý nói: “Nếu đã khởi diệt chẳng liên hệ đến tâm thể, thì chân vọng rõ ràng vì sao ở trước nói: “Chuyển tâm tịnh kia thành khởi diệt?”. Đây đứng về mặt tánh tướng nghĩa lìa nhau làm chuyển nạn.

– Giải thích chuyển câu hỏi:

Luận Vô minh v.v…trở xuống.

Sớ Như đây v.v…, ý nói trước tuy nói tướng diệt, chỉ là nghĩa dung nhiếp tướng trở về tánh, nên nói là diệt. Do thức tướng này chẳng lìa giác tánh, chân vọng vốn không có tự thể riêng, mà vặn hỏi rằng: Lìa chân có vọng ư? Đây lá đáp theo tánh tướng nghĩa chẳng lìa.

Kết cả hai. Luận Chẳng có thể hoại, là kết cả hai, thành hai nghĩa trước. Câu trước tổng kết, nghĩa sau, tướng chẳng lìa tánh, được thành chuyển tâm tịnh kia làm sinh diệt. Câu sau tổng kết nghĩa trước, tâm tướng là vô minh, được thành diệt tâm nối nhau, hiển hiện Pháp thân.

Sớ: Chẳng một khác v.v…, bản dịch ở sau nói: “Tướng và bản giác chẳng phải một chẳng phải khác, chẳng thể hoại, chẳng phải chẳng thể hoại…” Môn sinh diệt đầu đã có giải thích rộng. Nay lại cho kia nghĩa chẳng một chẳng khác, thành trong văn này nghĩa chẳng hoại, chẳng phải chẳng hoại, đây là đứng về mặt nghĩa mà nêu chung.

Nếu nương v.v… trở xuống, dẫn kinh giải thích riêng vô minh là minh, nên không thể hoại, hoại thì hoại ở thể minh. Kinh Niết-bàn có nói: “Minh và vô minh phàm phu cho là hai, người trí liễu đạt tánh kia không hai, tánh không hai tức là thật tánh”.

Nếu đứng về mặt v.v…, vì thức tướng chẳng phải tâm thể, do đó nhờ dứt vô minh mà được Bồ-đề.

Vô minh diệt v.v… trở xuống, tổng kết thành nghĩa để hoại. Đây là nói về văn trước nói diệt, là tâm nối tiếp, hiển bày Pháp thân. Như kinh Chánh Pháp Niệm nói: Nước và sữa trong một bình, ngỗng đầu đàn uống hết sữa chừa lại nước.

Diệt mê lầm y theo mà biết, người đời cho rằng dứt hết mê lầm sau mới chứng chân, lại không biết thể của mê lầm vốn là chân, bất giác của toàn giác. Như người mê cho hướng Đông là hướng Tây, sau mới thấy hướng Đông, người ấy rất là ngu.

b. DỤ. Sớ Chân theo vọng chuyển, tức tâm tịnh ở dưới do gió vô minh mà động.

Luận: Tướng nước tướng gío không có tướng lìa bỏ, ướt là tướng nước, động là tướng gió. Chỗ động toàn ướt, chỗ ướt toàn động là không có tướng lìa bỏ, cũng có thể tướng nước là sóng động. Tướng gió cũng là sóng động. Do nước và gió đều là dụng kia làm tướng, nên nói không có tướng lìa bỏ. Lấy ví dụ tất cả pháp nhiễm nương chân mà khởi, do ngu si mà phát. Pháp nhiễm hướng chân là tướng chân. Nếu hướng về si là tướng si. Như sau nói: “Do tất cả pháp nhiễm đều là tướng bất giác” Lại nói: “Đều đồng tánh tướng chân như” nên ở đây sớ dụ chân vọng nương nhau, tức ở dưới tâm không có tướng xả ly với vô minh”.

Chân thể bất biến, tức ở dưới tâm chẳng có tánh động. Do tâm tánh vắng lặng, vốn chẳng động tác. Do chẳng giữ tự tánh theo vô minh nên thành khởi diệt. Như nước tánh ướt, vốn không dao động, do gió nên có động.

Dứt vọng bày chân, tức ở dưới vô minh diệt nối tiếp thì diệt mà tánh trí chẳng hoại.

Đây nói v.v.., là ý nói rõ.

Nếu tự tánh chân là pháp động, khi tướng thức diệt, chân tánh lẽ ra diệt, nay không diệt, nên biết chẳng phải tự tánh động. Như tánh nước kia, nếu tự tánh động, khi tướng sóng diệt, tánh ướt lẽ ra diệt, nay đã không diệt, nên biết chẳng phải tự tánh động.

c. HỢP:

Sớ Nước theo gió động, tức ở trước biển lớn do gió nên sóng động.

Lấy nước v.v… trở xuống, văn ví dụ có thể biết.

Huống là. Nên nói: “Do tâm không thể tự sinh, phải nhờ vô minh để thành nước v.v… vô minh không thể tự hiện tướng vọng, phải nhờ tâm mới hiện tướng vọng. Vô minh tướng động tức tâm động, tướng không có tự thể riêng. Nên ở trước nói: “pháp nhiễm hướng chân”, là tướng chân, nếu hướng vô minh là tướng vô minh”.

Gió nước nương nhau, tức ở trước nói tướng nước, tướng gió không có tướng lìa nhau. Nhưng ở trong đây đều không có nghĩa hình tướng, trong dụ không nói, nay ở trong sớ đứng về mặt pháp hiển bày dụ.

Dùng ướt v.v… trở xuống, là nói rõ dụ.

Tâm pháp v.v… trở xuống là nói pháp đều có thể thấy. Nếu y cứ theo thì toàn đoạt cả hai nghĩa đều mất. Nay ở ngoài sớ riêng giúp giải thích một phen.

Nói tâm và vô minh đều không có hình tướng. Cũng là nói theo mặt chân vọng mỗi thứ lúc trụ ở địa vị của mình.

Nêu nghĩa này, phải phải bày tướng chân vọng không lìa nhau. Do

chân vốn không có hình tướng, ở tâm nhiễm mà nói tướng kia. Vô minh cũng không có hình tướng, lại chỉ tâm nhiễm để làm tướng kia. Đây tức khi trụ tự địa tuy không có hình tướng mà chân vọng hòa hợp cùng hiện tướng nhiễm. Do pháp nhiễm này cũng là tướng chân như, cũng là tướng vô minh, nên nói không có tướng lìa bỏ. Như cha mẹ cùng sinh một đứa con, đứa con này cũng là con của cha, cũng là con mẹ.

Hỏi: Vì sao? Trong dụ trước chỉ nói tướng gió tướng nước không có tướng lìa bỏ mà không nói đều không có hình tướng ư?

Đáp: Vì trong văn trước chỉ dụ nghĩa không có tướng lìa bỏ, không dụ nghĩa không hình tướng. Vì nước lúc không dậy sóng cũng có tướng, gió cũng như thế. Chỉ giữ phần dụ nên chẳng nói không hình tướng.

Hỏi: Trong dụ nói tướng gió tướng nước, trong pháp nói đều không hình tướng, pháp dụ đâu giống ư?

Đáp: Trong dụ nói về mặt sở khởi cộng tướng, nên đều nói tướng. Trong pháp đứng về mặt năng sở tự tướng mà nói, nên nói đều không. Tuy không có tướng, tự tướng mà có tướng, cộng tướng. Pháp dụ là giống nhau.

Nhưng, trong dụ đã khởi, nên nói là tướng. Trong pháp là chưa khởi, nên nói đều không. Lại trong dụ nói về mặt hợp, thì nói là tướng. Trong pháp nói về mặt khai, nên nói đều không. Nhưng, nay pháp dụ là ý chính, chỉ nói rõ tướng vô minh và tánh giác là nghĩa không có tướng lìa bỏ, không hiển bày nghĩa không hình tướng, nên trước trong dụ mà không ví dụ. Trong hợp tuy có nói không hình tướng, ý chính cũng phải nói không lìa nhau. Người có trí nên xét cho kỹ. Chẳng phải là người dưới lấn lướt người trên.

Tánh nước chẳng động, tức ở trước nước chẳng phải là tánh động, gió dừng thì hiển bày nước. Tức ở trước nói: “Nếu gió dừng, tướng động mất mà tánh ướt chẳng hoại”. Ngoài ra, mỗi thứ phối hợp riêng rất dễ biết.

– Nêu chung để luận:

Nương trí tịnh v.v…, là nương chân khởi ứng. Như nương vào gương sáng hiện các sắc tương, nghĩa là tâm bản giác theo nhễm, mới được thuần tịnh, nương trí lực này hiện thân ứng hóa, cùng chúng sinh kia làm lợi ích. Nên luận Thật Tánh nói: “Làm sao thành tựu lợi ích tự thân? Là được giải thoát, lìa bỏ phiền não chướng trí chướng, được Pháp thân thanh tịnh vô chướng ngại. Thế nào là lợi ích cho người? đã được thành tựu lợi ích tự thân, đã từ vô thỉ đến nay, tự nhiên nương hai thứ thân Phật kia, cũng thị hiện hạnh lực, tự tại ở thế gian, đó gọi là thành tựu lợi ích cho người khác. Tha thân tức là ứng thân. Nên Duy Thức nói: “Trí Đại viên cảnh năng hiện, năng sinh ảnh của thân trí.

Sớ là cùng v.v… Tất cả tuy nhiểu nhưng không ngoài sáu cảnh, nên ở đây nêu.

Thật tánh v.v… trở xuống là dẫn chứng luận giải thích nghĩa. “Hư không chẳng có tướng” tức là ở trước chỗ nương của chân thân chỉ là như như và trí như như, trùm khắp tất cả không khác nhau.

Như hư không là thắng trí, tức hay cảnh căn cơ ứng hóa, chán sinh tử cầu Niết-bàn, nên nói thắng trí, ở đây có hai loại: Địa thượng cảm ứng, ứng thân thù thắng (sơ địa trở lên). Trước sơ địa cảm, ứng thân thấp kém, tạo ra sáu căn cảnh như sáu thứ hiển bày đầy đủ.

NÓI RIÊNG: Sớ có hai:

– Giải thích chung văn trên:

Nói lên nghiệp đức, như ở sau nói: “Thân có vô lượng sắc, sắc có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp, chỗ trụ nương quả, cũng có vô lượng các thứ trang nghiêm”.

Nghiệp căn, như ở sau nói: “Theo chỗ ứng kia, thường giữ gìn được không hủy không mất”. Đây là ngang dọc đều nương chân giác được vô lượng không dứt.

Thắng năng, như kinh Pháp Hoa chép: “Người do thân Phật được độ thì hiện thân Phật mà nói pháp cho họ nghe” Có cảm nên kia ứng, không cần gia công. Như trăm sông do một mặt trăng trên trời soi bóng. Pháp lực gốc lành từ bi cũng như đây, nên nói là tự nhiên.

Sớ: Bốn thứ hiển bày v.v… trở xuống là lợi ích cao siêu, hoặc thấy hình mà phát tâm, hoặc nghe pháp để khởi hạnh, cho đến tri giác, công sức cũng không tổn phí, nên nói không luống uổng.

Ba câu trên đây, vẫn là chỉ riêng văn này.

Như đây v.v… trở xuống là giải thích nghĩa chung ở trên.

Báo hóa v.v…, báo là chỗ thấy từ Sơ địa trở lên, cũng gọi là ứng thù thắng. Hóa là trước Sơ địa, chỗ thấy cũng gọi là ứng hạ liệt, hai thứ thân này, đều là dụng trí tịch hiển bày chân như.

Vô thỉ v.v…, tức ở trước thường không đoạn dứt, văn sau tự hiển bày.

– Hỏi đáp giải thích ngại: Hỏi, địa được v.v… trở xuống. Có hai:

Hỏi: Ý nói: “Ban đầu được tướng trí tịnh để tự lợi, mới khởi nghiệp không thể nghĩ bàn để lợi tha”. Trên nói: “Do nương trí tịnh tạo cảnh giới cao quý, nếu như vậy lợi tha có cái ban đầu, thì đâu nói là không có ban đầu? (vô thỉ)

Đáp. Có ba:

Giải thích theo một vị Phật:

Do vô minh v.v… trở xuống, như văn.

Nói bản giác thường khởi dụng, có hai ý:

Nói theo mặt nội huân, tức nghĩa tự thể tướng huân tập. Văn sau nói: “Từ vô thỉ đến nay đầy đủ pháp vô lậu, có đủ nghiệp không thể nghĩ bàn, tạo tánh cảnh giới” Nương hai nghĩa này thường luôn huân tập…

Nói theo mặt ứng hóa, ứng hóa chẳng khởi, chỉ do vọng nhiễm che đậy, chẳng cho rằng bản giác không có ứng dụng này, cũng chẳng cho rằng tâm vững chắc khiến không khởi. Đây là lỗi ở vọng, đâu trách được giác. Dụng của Bản giác cũng như âm thanh của tiếng sáo cao vút, lả lướt như rồng bay phượng múa, như dụng của gương sáng trưng, như kéo sắc bén cắt vải. Âm thanh tao nhã, gương dụng sáng trưng, thì còn phải lo gì bụi trần làm nhiễm được mà chảng phát triển ư?

Giải thích theo đồng chư Phật, dùng một v.v… trở xuống, chung cho chư Phật trong mười phương ba đời, đều do thỉ giác đồng bản giác, được ứng dụng không trước sau.

Đứng về chúng sinh mà giải thích. Đây, bản giác v.v… trở xuống. Do chân tâm của chúng sinh, chân tri của Phật không khác nhau. Phật ứng dụng tức là chúng sinh ứng dụng, dụng tức thể khởi, nên nói không hai. Nếu nói về phương diện Phật thì dụng thuộc về Phật. Nếu nói về phương diện chúng sinh thì thuộc chúng sinh. Tóm lại, cũng giống như bóng mặt trăng hiện hiện ra ở dưới đáy nước trong đầm. Chỗ hiện ấy vừa là trăng, vừa là bóng của trăng, vừa là bóng của đầm. Văn sau sẽ giải thích rộng.

Nêu chung, Sớ: Do không v.v… trở xuống, có hai:

Nêu cả hai dụ hư không và gương: Nếu y cứ ý luận, chỉ nói tướng giác có bốn nghĩa, vì mỗi nghĩa đều trùm khắp pháp giới, nên nêu hai ví dụ. Lấy hư không dụ trùm khắp, lấy gương sạch dụ cho bốn thứ.

Nói đủ hai ví dụ: Nếu nêu riêng ví dụ về không thì không hiển bày bốn nghĩa. Nếu nêu riêng ví dụ về gương thì không hiển bày trùm khắp. Nên nêu cả hai ví dụ, hiển phát lẫn nhau, chẳng biết hư không cũng có bốn nghĩa. Nay nói theo gương, nên nói đều có.

Giải thích riêng bốn nghĩa trong dụ gương: Một, không v.v… trở xuống, văn có hai:

Lược phối hợp với không: Đây đối với chân thể vốn không vọng nhiễm. Như văn nói: “Do từ xưa đến nay tất cả pháp nhiễm không lìa nhau”. Giống như ở gương chỉ có tánh sáng, nên nói là không. Bóng hiện trong gương chỉ là hình tượng, tướng kia vốn không có, cũng thành nghĩa không.

Chẳng chẳng không v.v…, tuy không vọng nhiễm nhưng có tự thể và tánh công đức. Nếu không có tự thể kia, lấy gì để hiện vật. Ngoài ra cả hai có thể thấy, bốn thứ này thứ lớp phối hợp với bốn nghĩa.

Trong đây nêu cả hai mà sau giải thích riêng, do hư không theo gương hiển hiện. Chỉ giải thích nghĩa của gương, tự nương hư không, do mỗi nghĩa đều có trùm khắp như hư không, thế nên nêu riêng.

Phân biệt: Trong bốn thứ trở xuống, phối hợp có năm cặp:

  1. Tánh tịnh đối lìa cấu.
  2. Nhân ẩn đối quả hiển.
  3. Hư không đối thể dụng.
  4. Thể đối tướng.
  5. Hư không đối gương.

Một và ba có nghĩa hư không, nhưng nói hư không tuy đồng mê mà nghĩa không chẳng đồng. Lấy cặp thứ nhất đứng về mặt nhân không có thể vọng làm hư không.

Cặp thứ ba y cứ quả lìa tướng vọng làm hư không.

Cặp thứ hai và bốn có nghĩa gương, nghĩa cũng khác nhau.

Cặp thứ hai lấy gốc ngọn hiện vật làm gương, cặp thứ tư lấy tùy thời soi chiếu vật làm gương. Nhưng cặp thứ thứ nhất và ba chẳng phải không có nghĩa gương. Cặp thứ hai và thứ tư đều là nghĩa không. Nay chỉ giữ phối hợp càng thêm cao siêu. Ngoài ra như bổn văn.

Giải thích riêng. Có bốn:

Gương không., có ba:

Nêu tên: Sớ: Vốn không v.v…, do xưa nay không lìa nhau, chẳng nói giống theo nhau. Chưa dứt thì có, dứt rồi thì không, nên nói là vốn không. Cũng chẳng chưa chẻ khiến cho thành không, nên gọi là vốn không.

Nói về tướng: Luận: Xa lìa v.v… trở xuống.

Hai câu đầu là hiển bày nghĩa không.

Không pháp v.v… trở xuống, là một câu, nói trở lại chỗ không.

Sớ Đối văn pháp và du, hiển bày rõ ràng rất dễ biết.

Kết tên, luận nói chẳng giác chiếu v.v… trở xuống, sớ có hai:

Giải thích. Có hai:

Đứng về vọng không có công chân chiếu: Trước là nói pháp trái lý, lý có giác chiếu, vọng đã trái lý tức không giác chiếu. Đã không có dụng chiếu thì trong lý đâu thể dung nạp vọng kia!

Do đó, văn trước sau xa lìa.

Như gương v.v… trở xuống là ví dụ hiển bày.

Như gương vốn có dụng chiếu vật bên ngoài, trái với gương thì không có dụng chiếu. Đã không có dụng chiếu trong gương đâu thể dung nạp vật kia, do chiếu và không chiếu chẳng hòa hợp, giống như nhà của người có lòng nhân đâu dung chứa kẻ bất nhân đến ở, do tánh tướng trái nhau.

Đứng về chân: Sau, đứng về mặt chân, dụng của giác không vọng, trước là pháp, kế là dụ đều thể biết. Kinh Viên Giác chép: “Không biết giác minh” tức là nghĩa này. Nhưng, trong hai nghĩa này, tuy nơi chân, nơi vọng đều nói về phương diện không có năng chiếu.

Hỏi: Vọng thuộc vô minh dung chứa không có năng chiếu, chân tánh sáng suốt giáo lý đều thành, vì sao nói không chiếu?

Đáp: Nay nói chân không có chiếu, chỉ không có chiếu năng sở, chẳng phải không có tánh sáng suốt chiếu, như kinh Lăng-nghiêm chép “Tánh giác thì sáng, vọng là minh giác”. Nay đây chỉ không vọng là minh giác chiếu. Trong sớ ở sở hiển năng, chẳng cho rằng chỉ là không có nghĩa chiếu, người trí nên xét kỹ.

Thông ngại:

Đây đứng về mặt v.v… trở xuống là thông là ngại.

Hỏi rằng: Kế đến nói tất cả cảnh giới đều hiện trong đây. Tại sao ở ây nói không thể hiện? Cho nên ở đây giải thích, biến kế tình có lý không. Y tha tướng có tánh không, nên biết ở đây nói không thể hiện là vọng không có tự thể. Ở sau nói hiện là có tướng hư không. Kia kế đến nói: Nhất tâm thường trụ v.v…, tức nói y tha không thật có. Chỉ có viên thành đầy đủ nghĩa của ba tánh.

Trong gương, luận nói về gương, có hai:

Nêu danh nêu thể, Sớ: Nhân hiện pháp, vì thứ kế nói: “Hiện cảnh giới”.

Nhân huân bên trong, kia kế là nói: “Huân xông chúng sinh”.

Cũng có thể v.v… trở xuống là nói trở lại. Kia nghĩa nhân thì thông mà nghĩa huân hạn cuộc. Do hiện pháp và huân tập đều gọi là Nhân.

Hiện pháp chẳng phải nghĩa huân tập.

Có tự thể: khác với vọng không có tự thể.

Và công đứ: khác Hằng sa phiền não. Vọng thì chẳng những chỉ không có công đức mà gồm cả không có chân, tự thể thì không phải chỉ có tự thể mà gồm cả có công đức. Như văn trước nói: “Do có tự thể đầy 38 đủ vô lượng tánh công đức”.

Giải thích riêng hai nhân, có hai:

Nhân hiện pháp, có hai:

Giải thích: Sớ Ngoài tâm v.v… luận sau nói: “Ba cõi luống dối, e chỉ do tâm hiện, lìa tâm không có cảnh giới sáu trần”.

Minh tâm v.v…, đợi vô minh huân mới biến các pháp.

Nếu tự xuất phát, vô minh dứt, lẽ ra xuất phát vô cùng, thì tu dứt đâu có lợi ích. Nên biết không đợi pháp vô minh thì không xuất phát.

Lìa tâm v.v…, tuy nói đợi huân mới xuất phát, chẳng cho rằng riêng có tự pháp bên ngoài mà vào làm năng huân. Đó là tâm bất giác, thuộc về năng huân, năng huân đã chẳng phải ngoài tâm, vật hiện ra đâu được lìa chân, nên chẳng phải ở ngoài người.

Lại các pháp này toàn tâm mà thành, chẳng cho rằng các pháp từ trong tâm mà ra, hiện ở bên ngoài. Đây chẳng phải như người từ trong nhà đi ra gọi là Hiện. Lại chẳng có các pháp riêng từ bên ngoài đến. Vào trong tâm này mà hiện bóng kia. Đây chẳng phải như hình đối diện gương mà hiện tượng kia. Do tâm không có trong ngoài, hai câu này lạm phân biệt. hai câu sau là hiển bày. Như Sớ có nói, bởi không mất không hoại thường trụ nhất tâm, nên nói là Hiện.

Tuy lại v.v…, tâm cảnh rõ ràng nhiễm, tịnh vẫn y nhiên.

Các pháp duyên tập v.v… trở xuống, pháp dụ rất dễ thấy.

Đây là tánh khởi làm tướng nên không mất, tướng đồng ở tánh nên không hoại.

Luận: Thường trụ nhất tâm, có hai ý:

– Do tất cả pháp thường nương nhất tâm mà trụ, được không ra không vào, không mất không hoại. Các pháp đương thể thường trụ, chỉ là nhất tâm.

– Ngoài nhất tâm không có một pháp để ra, vào, mất, hoại, nên kinh nói: “Tướng thế gian thường trụ”.

Trong hai nghĩa này nghĩa trước là chánh, do ở sau có luận tự giải thích thành. Văn sớ rất dễ biết.

Giải thích thành: Sớ: Giải thích thành: Đồng thể, ý nói thế nào? Vì các pháp thường nương nhất tâm mà trụ nên ở đây giải thích: Do pháp là tánh chân thật, đây là lấy hai câu này chuyển giải thích nghĩa trước, y cứ sớ chỉ bày phối hợp như ở đây giải thích. Nay sớ bỏ tựa của văn trước giải thích thành ý đoạn này. Nghĩa là trước sau giải thích lẫn nhau đều được. Ở đây, ngược lại sẽ rõ. Nhân huân tập: Có hai:

Nói lên thể lìa nhiễm. Sớ Do tánh v.v… trở xuống là thuận giải thích văn.

Chẳng trực v.v…, trở xuống là riêng trình bày ý, trước là pháp, kế đến là dụ.

Nếu không v.v… trở xuống, ngược lại để tổng kết thành, đều rất dễ biết.

Giải thích nghĩa nhân, luận nói Do trí v.v… trở xuống.

Sớ: Do bổn v.v… trở xuống là đứng về mặt bổn tịn, nay tịnh nói về bất động.

Lại tuy v.v… trở xuống là đứng về mặt hiện nhiễm chẳng nhiễm mà nói bất động. Cũng trước là pháp, sau là dụ, rất dễ hiểu.

Đây bổn v.v… trở xuống là giải thích câu đầu của luận, tức ở sau nói nghĩa trí tuệ sáng suốt rộng lớn, sau tổng kết rằng: “Cho đến không có thiếu nghĩa”.

Lại cùng v.v… trở xuống là giải thích câu sau của luận, tức nghĩa tự thể tướng huân tập, như ở trước dẫn chứng.

Thắng-man v.v… trở xuống là dẫn chứng kinh luận, ta biết Đạo đế là nhân xuất thế, nhân là nghĩa huân tập.

Trong phần ba, luận có hai:

Nêu tên nêu thể, Sớ: Chân như v.v…. trở xuống là giải thích ngay văn này.

Trước tại v.v… trở xuống là khoa phân biệt trước sau. Tánh tịnh là nghĩa đầu, chẳng không là nghĩa thứ hai. Như Lai tạng là hai nghĩa kia tại triền, gọi chung là Như Lai tạng. Chỉ do không, chẳng không khác nhau. Nay nói “chẳng không v.v…” đồng với nghĩa chẳng không ở trước.

Pháp thân, khác với nghĩa Như Lai tạng ở trước mà thể đồng. Kia ẩn đây hiển. Trước nói: “Nương vào Pháp thân mà nói bản giác”. Sau nói: “Gọi là Như Lai tạng, cũng gọi là Pháp thân Như Lai”. Nhưng Pháp thân chỉ thuộc cảnh thứ ba, một cảnh sau là báo hóa thân.

Bảo tánh v.v… trở xuống là dẫn chứng.

Đồng tướng v.v… chung cả phàm thánh.

Thắng tướng: cao quý ở nhân. Nhưng tịnh ban đầu tức hai nghĩa trước, tịnh sau tức hai nghĩa sau. “Xuất pháp thể” tức là pháp của hai nhân trước. Trước nói: “Như thật chẳng không v.v…”. Nay nói lìa chướng, nên chỉ bày lại.

Giải thích:

Luận: Xuất phiền v.v… trở xuống là nói rõ.

Sớ: tâm nhiễm thô tế, là bốn thô ba tế. Như văn sau nói:” nghĩa tâm nhiễm” gọi là phiền não ngại.

Chỗ nương vô minh, căn bản chi mạt là chỗ nương pháp của sáu nhiễm. Như văn sau nói: “Nghĩa vô minh gọi là trí ngại”.

Tâm tịnh ra khỏi chướng, khỏi hai ngại ở trước. Ngại là chướng. Hai chướng đã ra khỏi nghiệp thức, mất tâm không có chỗ hợp, nên nói lìa. Lìa hòa hợp v.v… là ba đoạn của sớ, tức trái với hòa hợp, phiền não, trí ngại ở trước, thành ba chữ thuần, tịnh, minh, ở đây. Như sớ rất dễ hiểu.

Nhưng, ba chữ này, chữ “Thuần” là chung, chữ Tịnh, Minh là riêng. Nghĩa là “thuần tịnh”, “Thuần minh”. “Thuần tịnh” là nghĩa tịnh viên mãn, phân biệt khác với Bồ-tát, là phần tịnh. “Thuần Minh” tức nghĩa giác viên mãn, phân biệt khác Bồ-tát là phần giác. Đây sáu nhiễm dứt, là thuần tịnh. Hai giác viên mãn là thuần minh. Lại ba chữ này tức ba đức tròn đầy. Nghĩa là như thứ lớp Pháp thân, giải thoát, Bátnhã. Đầy đủ ba điểm này để thành đại bát-nhã.

Trong phần bốn. Có hai:

Nêu tên bày thể:

Luận: Duyên huân v.v…, duyên tức duyên bên ngoại vì các chúng sinh mà tạo duyên bên ngoại phát khởi gốc lành.

Nên tập huân, huân là nương huân, huân thành tập khí phát khởi gốc lành, nên nương pháp để xuất ly, nương thể tướng để khởi dụng.

Chính giải thích tướng kia:

Luận Biến chiếu v.v…, tức nói về pháp này xuất ly hoặc nhiễm, thành ba luân không thể nghĩ bàn. Biến chiếu tức ý luân soi xét căn cơ thị hiện tức thân miệng thiết lập giáo hóa. Do đây làm sức duyên huân tập khiến tu gốc lành.

Tức kia v.v… trở xuống, có hai:

Giải thích chung văn trên:

Cùng kia v.v…, nghĩa là làm duyên riêng với nhị thừa thập tín. Làm duyên bình đẳng với tam hiền thập địa. Như ở sau trong dụng huân tập có nói.

Phân biệt trước sau:

Hỏi trước trở xuống là phân biệt trước sau, có hai:

Biện hai nghĩa khác: Ý hỏi rất dễ hiểu.

Trong đáp: Trước ở nơi v.v…, ý nói hai tướng trước cùng hai cảnh này, pháp thể không hai vì môn có khác, nghĩa là hai tướng ở trước lấy trí làm môn, cho rằng đều nói về mặt thỉ giác, hai cảnh sau lấy lý làm

môn cho rằng đều nói về mặt pháp thể. Lại trước nói về tướng, cho rằng sinh ra hai tướng. Ở đây nói về tánh, hai thứ đều nói về pháp.

Lại trước đứng về mặt đối nhiễm nói tướng tịnh, nói rằng trí tịnh… Ở đây đứng về mặt tự tánh, hiển bày đại nghĩa nên nói có bốn thứ đại nghĩa cùng hư không. Lại trước lấy hiển làm môn, đây lấy ẩn làm môn. Sở dĩ có hai thuyết này, e có người nói: “Khi hiển mới tịnh, khi ẩn chẳng tịnh. Nên do đây nói hai ẩn. Trở lại, nói hai hiển, nên có pháp xuất ly duyên huân tập. Lại trước nói về hai hiển. Do chấp văn cuối của Thỉ giác, lại cũng tức là nghĩa thỉ giác, cũng tức là chỗ ẩn khó tin, vả lại ở chỗ hiển mà mở bày. Ngoài ra, y theo nghĩa dễ biết.

Kết đồng một thể:

Nhưng, pháp v.v… trở xuống là tổng kết đồng một thể. Ở đây nói vì môn tuy khác mà thể kia là một, nên ở đây tổng kết đồng.

Chỉ nay v.v… trở xuống, cảnh tức là pháp. Vì chỗ chứng, chỗ duyên là thỉ giác, nên nói là cảnh. Lại do đối với thể nên nói là Dụng, đối với nhân nên gọi là Duyên, kia đều không ra khỏi thân chân ứng.

– Bất giác. Bất giác: là nghĩa thứ hai trong thức A-lại-da, bất giác, vô minh. Là tên riêng của vô minh, cũng gọi là si, cũng gọi là mê không biết. Đây đứng về mặt pháp nhiễm để nói nghĩa tâm sinh diệt. Nhưng, sinh là vọng sinh, diệt là tán diệt. Trong đây ba đoạn cũng là danh đầu tiên là: Thể, kế là Tướng, kết tướng đồng thể.

Pháp: Sớ: Chẳng rõ như lý…, như lý bình đẳng vốn chỉ một tướng chẳng khác bất giác. Nay đã không biết như lý, nên nói chẳng rõ, chẳng rõ tức vô minh. Do vô minh nên vọng sinh dị tướng. Kinh Thủ-lăngnghiêm chép: “Trong không đồng khác bỗng nhiên thành khác”. Như người mê phương chính, chẳng rõ chính là phương Đông.

Nghiệp tướng v.v…, vì luận nói: “Khởi niệm, khởi tức động, động tức nghiệp tướng”. Trong kinh cũng gọi là khởi. Văn nói: “Khởi là thế giới tĩnh thành hư không, hư không là đồng, thế giới là khác”.

Phương tà, trước tuy mê phương chính kia, vả lại không rõ là phương Đông, nay ở phương Đông cho là phương Tây, nên nói phương tà. Trước là mê chân, đây là khởi tương tự.

Do vô minh căn bản có hai nghĩa mê chân và chấp vọng. Nay luận đoạn này trở xuống là ba tế, chính là nghĩa ban đầu. Sau nói biết tướng là nghĩa chấp vọng. Cũng tức nghĩa bỏ giác theo trần trong kinh Lăngnghiêm. Kinh nói: “Mê mất bổn diệu, viên diệu minh tâm, bảo minh diệu tánh, lầm nhận trong mê? Đây đều nói đủ hai nghĩa. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Đối với đệ nhất nghĩa không rõ gọi là vô minh”. Đây là mê chân.

Kinh Viên Giác nói: “Vọng nhận bốn đại duyên lự làm thân tâm v.v…”. Đây là chấp vọng. Nhưng, mê chân thì chấp vọng, chấp vọng thì mê chân. Hai kinh này đều nêu một nghĩa.

Tà không lìa chánh: phương Tây là phương Đông, bất giác là giác.

Dụ: Luận: Nương chỗ mê phương, nương phương Đông nên mê làm phương Tây, nếu lìa chính phương Đông thì không có tà phương Tây, cũng như nương nước khởi sóng, nếu lìa nước thì không có sóng.

– Hiển giác:

Sớ: Nghĩa ban đầu, tức văn nói: “Do có bất giác cho đến vì nói chân giác”.

Nghĩa sau, tức văn nói: “Nếu lìa bất giác v.v…”. Đây là giải thích chi tiết văn luận.

Bởi do v.v… trở xuống là nói về ý kia.

Nương chân v.v… trở xuống, là trình bày ý đầu. Như nương vào vật dụng bằng vàng mới hiển bày được vàng. Ngược lại thì không thể.

Theo vọng v.v… trở xuống là hiển bày ý sau. Như vàng theo đồ dùng, trở lại vàng đợi đồ dùng hiển bày, ngược lại cũng không thể được. Đây chính là trước nương vào giác nên mê thì là chỗ tổn của vọng, nay nương mê hiển bày giác thì là chỗ lợi ích của vọng.

Nhưng, đại ý của luận nói về bất giác và giác đều là đợi nhau. Vì nói lên sinh diệt, nhiễm tịnh, không có tự tướng, đều không thật có. Trong đây, ban đầu nói do có tâm vọng tưởng bất giác là vô minh khởi vọng tưởng Phật, do đây phân biệt hay biết danh nghĩa nên có nói năng, nói ở chân giác, là nói tên chân giác đợi ở vọng lập, nếu lìa bất giác thì không có chân giác.

Tự tướng để nói: là trái lại nói về chân giác là đối đãi với bất giác, nếu không đối đãi thì không có tự tướng. Đối đãi cái khác đâu thành tự tướng. Tự tướng đã không, tha cũng chẳng lập, là nói lên nghĩa nhiễm tịnh không thật có. Sau dịch rằng: “Nhưng, bất giác kia tự không có thật tướng, không lìa bản giác.

Lại đối đãi với bất giác để nói chân giác. Bất giác đã không, chân giác cũng mất”. Như văn sau nói: “Nên biết tất cả pháp nhiễm pháp tịnh đều do đối đãi, không có tự tướng để nói. Kinh Viên Giác nói: “Nương huyễn nói giác cũng gọi là huyễn trí”. Luận cũng nói: “Nếu thế đế cho cái dứt bặt không có cái mảy may mà cho là có thật, thì nghĩa đế đệ nhất kia cũng nên cho là thật mới phải”, đó là nghĩa lý ở đây.