khiết già tì sa noa

Phật Quang Đại Từ Điển

(朅伽毘沙拏) Phạm: Khaḍga-viṣṇa. Cũng gọi Khư già tì sa noa, Khư già bà sa, Khát già bà sa, Hát già tì sa noa. Huyền ứng âm nghĩa quyển 24 giải thích: Khát già là con tê giác; Tì sa noa là sừng, chỉ cho một cái sừng của con tê giác. Một là Độc, vì thế Khát già tì sa noa được dùng để dụ cho bậc Thánh Độc giác (một mình giác ngộ, không có thầy chỉ dạy). Kinh Đại phương đẳng đại tập quyển 51 (Đại 13, 338 thượng), nói: Nơi ấy không sinh không diệt, chẳng chứng chẳng tu, chẳng có chẳng không, chẳng bờ này chẳng bờ kia, chẳng tối chẳng sáng, chẳng phải phân biệt, chẳng phải không phân biệt, không thể suy lường. Đó là cảnh giới Khư già tì sa noa. [X. luận Hiển dương thánh giáo Q.3; Đại nhật kinh sớ Q.15; Huyền ứng âm nghĩa Q.1].