khát ái

Phật Quang Đại Từ Điển

(渴愛) Phạm:Tfwịà. Pàli: Taịhà. Tạng:Red-pa. Dục vọng, tham dục, tính ái, ái(một trong 12 nhân duyên). Từ ngữ khát ái dụ cho tâm mong cầu thú vui yêu đương của phàm phu, giống như người khát đi tìm nước. Kinh Thiêm phẩm diệu pháp liên hoa quyển 3 (Đại 9, 154 thượng), nói: Bậc trượng phu hiểu được nghĩa này rồi liền xuất gia tu hành, ở nơi vắng vẻ, chuyên giữ một lòng, dứt tâm khát ái thế gian, chứng được 5 thần thông. Phẩm Phương tiện thiện xảo kinh Thuyết vô cấu xưng (Đại 14, 560 hạ), nói: Thân này như sóng nắng, từ các phiền não khát ái mà sinh. Thuyết vô cấu xưng kinh sớ quyển 3 phần đầu (Đại 38, 1039 trung), nói: Như sóng nắng mùa xuân, xa trông như nước, những con nai bị nóng khát bức não đều chạy đến đó, chẳng phải nước mà tưởng là nước. Thân hữu lậu này từ các phiền não khát ái mà sinh, cũng lại như thế. [X. phẩm Hủy hoại kinh Hoa thủ Q.7; phẩm Nghịch thuận kinh Hoa thủ Q.8; phẩm Phương tiện kinh Duy ma cật sở thuyết Q.thượng; Chú Duy ma cật kinh Q. 2]. (xt. Ái).