hữu vi vô lậu

Phật Quang Đại Từ Điển

(有爲無漏) Cũng gọi Vô lậu hữu vi. Chỉ cho pháp hữu vi vô lậu. Luận Câu xá cho rằng Khổ đế, Tập đế trong Tứ đế là pháp hữu vi hữu lậu, Diệt đế là pháp vô vi vô lậu, còn Đạo đế thì tuy là pháp vô lậu, nhưng vì có tính chất sinh diệt nên thuộc về pháp hữu vi, do đó, Đạo đế cũng được gọi là pháp Hữu vi vô lậu. Ngoài ra, trong 75 pháp thì có 29 pháp là pháp Hữu vi vô lậu, đó là: Vô biểu sắc trong Sắc pháp, thức thứ 6 tâm vương trong Tâm pháp, 10 Đại địa pháp, 10 Đại thiện địa pháp, Tầm, Tứ trong Tâm sở hữu pháp, Đắc và 4 tướng Sinh trụ dị diệt trong Tâm bất tương ứng hành pháp. (xt. Thất Thập Ngũ Pháp, Tứ Đế). HỮU VÔ . Phạm: Bhava-abhava. Hữu và vô, chỉ cho sự tồn tại và sự không tồn tại. Trong Phật giáo, nếu cho rằng tất cả sự vật tồn tại đều là giả tướng tạm thời, gọi là Giả hữu (có giả); vì chúng theo nhân duyên mà sinh diệt, không có thực thể thường còn (ngã, tự tính), cho nên nói vô ngã, vô tự tính. Trái lại, nếu chấp tất cả là thường trụ bất biến (có thật) và tồn tại lâu dài, thì gọi là Hữu kiến, Ngã kiến. Nếu vượt qua loại Hữu kiến, Hữu ngã này thì hiểu rõ lí vô thường, vô ngã, không, v.v… Nhưng dứt khoát không thể xem vô ngã, vô thường, không, v.v… này là một thứ tư tưởng hư vô mà phải thấu suốt ý nghĩa chân thực của chúng. Tư tưởng hư vô bị Phật giáo xếp vào loại Hư vô không kiến , tư tưởng này và ngã kiến, hữu kiến đều là chấp trước nên phải phá trừ. Đức Phật chủ trương lí Trung đạo, có thể phá trừ sự chấp trước Hữu, Vô mà liễu ngộ lí Thực tướng. Do đó, chữ Vô trong Phật giáo là chỉ cho cái Không siêu việt Hữu, Vô. Trung luận của ngài Long thụ (Phạm:Nàgàrjuna, 150–250) đã trực tiếp phá tư tưởng Hữu , đồng thời làm sáng tỏ chân nghĩa Không , khiến cho người ta không còn lầm tưởng Không là hư vô mà rơi vào Không kiến và Hữu kiến. Hữu và vô vốn là 2 nghĩa của 1 pháp, tức là các pháp do nhân duyên mà sinh, thực sự tồn tại, đó là Hữu. Nhưng vì các pháp do nhân duyên sinh nên không có tự tính, đó là Vô. Nếu chấp trước bất cứ một nghĩa nào trong 2 nghĩa ấy đều dễ rơi vào kiến giải thiên lệch hẹp hòi, vì thế đức Phật chủ trương thuyết Trung đạo, để phá trừ sự chấp trước ở trên mà thể ngộ được nghĩa chân thực của các pháp. [X. kinh Tạp a hàm Q.12]. (xt. Hữu).