hữu tưởng vô tưởng phi hữu tưởng phi vô tưởng

Phật Quang Đại Từ Điển

(有想無想非有想非無想) Cũng gọi Tưởng vô tưởng phi tưởng phi vô tưởng. Tưởng, Phạm:Saôjĩà: Cảm thụ, quan niệm, khái niệm, ý thức…. Hữu tưởng, Phạm: Saôjĩin. Pàli: Saĩĩin. Vô tưởng, Phạm: A-saôjĩin.Pàli: Asaĩĩin. Phi hữu tưởng phi vô tưởng, Phạm: Naiva-saôjĩin-nàsaôjĩin. Pàli:Neva-saĩĩinàsaĩĩin. Tùy theo loài chúng sinh có tưởng hay không có tưởng mà chia nơi hữu tình chúng sinh ở làm 3 loại là Hữu tưởng, Vô tưởng và Phi hữu tưởng phi vô tưởng. Cứ theo luận Kim cương Bát nhã ba la mật phá thủ trước bất hoại giả danh quyển thượng, thì Hữu tưởng nghĩa là đối với Không vô biên xứ khởi không tưởng, đối với Thức vô biên xứ khởi thức tưởng; Vô tưởng nghĩa là đối với Vô sở hữu xứ lìa thiểu tưởng, còn Phi hữu tưởng phi vô tưởng thì thuộc về Hữu đính. Đây là phối hợp hữu tình chúng sinh với 4 cõi trời Vô sắc. Ngoài ra, theo sự giải thích của Đại thừa và Hữu bộ tông, nhất là của Hữu bộ tông, trong 9 nơi ở của hữu tình thì 7 Thức trụ được phối với Hữu tưởng, trời Vô tưởng là Vô tưởng, Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi hữu tưởng phi vô tưởng. Còn cách giải thích của Đại thừa thì trong 4 nơi thuộc cõi Vô sắc, Thức vô biên xứ được phối với Hữu tưởng, Vô sở hữu xứ phối với Vô tưởng, Phi tưởng phi phi tưởng xứ phối với Phi hữu tưởng phi vô tưởng. [X. phẩm Tùy hỉ công đức trong kinh Pháp hoa Q.6; kinh Đại bát nhã Q.577; kinh Kim cương bát nhã ba la mật; kinh Kim cương năng đoạn bát nhã ba la mật; Kim cương bát nhã kinh sớ; Kim cương bát nhã sớ Q.2]. (xt. Cửu Địa, Cửu Hữu Tình Cư).