Hữu

Từ Điển Đạo Uyển

有; C: yŏu; J: u, yū; S, P: bhava;
1. Có, sở hữu; 2. Có, có được, tồn tại, xuất hiện, nằm ở, xảy ra, gồm có (s: asti, sat); 3. Được cấu tạo bởi, sự vật chất hoá, sự tạo thành, sự hoàn thành; 4. Sở hữu, quyền sở hữu, quyền được sở hữu; 5. Một vài, một người nào đó,…
[Phật học] 1. Đối nghịch với vô (無) hoặc không (空). Sự tồn tại, và sự tồn tại này được phân thành 3 loại: tồn tại ở thế gian: tương đãi hữu, giả danh hữu và pháp hữu (Tam chủng hữu 三種有); 2. Cưu-ma-la-thập thường dũng chữ Hữu (有) để dịch chữ bhavati từ tiếng Phạn, nhưng chữ Hữu 有 không thường được dùng để dịch chữ “yod pa” trong tiếng Tây Tạng, mà thường được dùng cho chữ “hgyur ba”. Nghĩa chính của chữ bhavati là trở thành, sinh ra, làm nên, cấu tạo.v.v… 3. Gồm có, sự cụ thể hoá, sự hình thành, sự hoàn thành (s: saṃbhava); 4. Xem những điều không hiện hữu là hiện hữu (s: samāropa); 5. Sở hữu, quyền sở hữu, vật sở hữu; 6. Một vài, một, một cái nào đó; 7. Hữu – chi phần thứ 10 trong 12 nhân duyên.