Hữu Lậu

Từ Điển Đạo Uyển

有漏; C: yŏulòu; J: uro; S: āsrava
Dịch sang tiếng Hán là “còn chảy ra”, nhưng đó là một thuật ngữ Phật học vay mượn mô phỏng theo Kì-na giáo (e: jainism), có nghĩa là sự hiện hữu của nghiệp tăng trưởng theo linh hồn (s: jīva). Trong Phật giáo, thuật ngữ nầy có thể được so sánh với ý niệm phiền não hoặc nhiễm ô, nên nó có nghĩa là “nhiễm ô”, “phiền não”, “bất tịnh”, “không hoàn thiện” v.v…; đồng nghĩa với Nhiễm (染) và Phiền não (煩惱). Sự nhiễm ô nầy liên đới trực tiếp với duyên của vô minh, khiến thức bị đánh lừa bởi ảo tướng của chủ thể và đối tượng, yêu và ghét. Tâm giải thoát thì vận hành không vướng nhiễm ô (vô lậu 無漏, s: anāsrava); do vậy, sự phân biệt giữa hữu lậu và vô lậu ương tự như sự khác biệt giữa phàm và thánh, hoặc giữa mê và ngộ; 2. Sự nhiễm ô kết hợp với trong sắc giới (hơn là kết hợp với Dục giới hay Vô sắc giới); Tam lậu (三漏).