hữu dư niết bàn

Phật Quang Đại Từ Điển

(有餘涅槃) Phạm: Sopadhi-zewa-nirvàịa. Gọi đủ: Hữu dư y Niết bàn. Đối lại: Vô dư Niết bàn. Tuy đã dứt hết phiền não mà chứng được Niết bàn nhưng chưa rốt ráo, vì vẫn còn thân do hoặc nghiệp đời trước tạo thành. Tức là nhân sinh tử đã đoạn, nhưng quả sinh tử chưa dứt hết, nên gọi là Hữu dư Niết bàn. Trái lại, nhân sinh tử đã đoạn hết, quả sinh tử cũng không còn mà đã đạt đến cảnh giới Niết bàn cùng tột, thì gọi là Vô dư Niết bàn (khôi thân diệt trí). Đây là quan điểm của Phật giáo Tiểu thừa. Nhưng kiến giải của Phật giáo Đại thừa thì có hơi khác. Theo Đại thừa nghĩa chương quyển 19, thì Ứng thân và Hóa thân của Phật là Hữu dư Niết bàn, còn Chân thân của Phật là Vô dư Niết bàn. Thắng man bảo quật quyển hạ phần đầu thì cho rằng khi nhân quả sinh tử của Tiểu thừa diệt hết, gọi là Hữu dư Niết bàn; khi nhân quả sinh tử của Đại thừa trừ sạch, thì gọi là Vô dư Niết bàn. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.7; kinh Pháp hoa Q.2; kinh Thắng man; luận Đại tì bà sa Q.32; luận Đại trí độ Q.31; luận Thành duy thức Q.10; Thiên thai tứ giáo nghi].