Hồng Tự Nghĩa

Từ Điển Đạo Uyển

吽字義; C: hŏngzìyì; J: unjigi;
Ý nghĩa của chữ Hồng “Hūṃ”. 1 quyển, Không Hải (空海; j: kūkai) trứ tác năm 817. Một bản luận giải về linh tự hūm (Hồng tự 吽字), giải thích về mặt ngôn ngữ của hợp thể các âm vị h, a, ū and m (như được trình bày trong tác phẩm Lí thú thích 理趣釋 của Bất Không; s: amoghavajra). Ba âm nầy xem như có ý nghĩa chuẩn mực là Giải (解) đối với hàng phàm phu; và ý nghĩa rốt ráo là Thích (釋), cho các Đức Như Lai; và ý nghĩa bao quát, hợp thích (合釋), tổng hợp ý nghĩa chuẩn mực và rốt ráo. Theo ý nghĩa thông thường, âm ›h‹ là nguyên nhân (因; s: hetva), ›a‹ là mẹ của tất cả âm thanh (衆聲之母; A tự 阿字), ›u‹ là trừ diệt (tổn diệt 損減; s: ūna), và ›ṃ‹ là ›ngã‹ (我; s: ātman). Nghĩa rốt ráo của ›h‹ là: nguyên nhân ban đầu là không thể nắm bắt được; ›a‹ là cái tuyệt đối được định nghĩa trong Trung luận (中論; s: mādhyamikakārika), đó rõ là: biến khắp, nghĩa là âm ›a‹ biến khắp các âm thanh, thế nên có đặc tính hoàn toàn hiện hữu (有), vốn là không (空) và bất sinh (不生); ›u‹ có nghĩa Nhất thiết chư pháp tổn diệt bất khả cố (一切諸法損減不可故); và ›ṃ‹ biểu thị cho các pháp không có một tự thể thường hằng. Không Hải kết luận ›h‹ là thể của các pháp (Pháp thân 法身; s: dharma); ›a‹ là Báo thân (報身), ›ū‹ chỉ cho Ứng thân (應身), ›ṃ‹ là thân lịch sử (hoá thân 化身).