TRANG TÔN KINH
HUYỀN HOẶC
TẬP III
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

 

HỒI THỨ XXIV

Ven sông Hằng vào thiền Thức Xứ
Soi Kính Đàn Như Thật Bất Không

Gã kia đích thị là tay hán tử ôm Kinh mà Thạch Sanh đã gặp dưới âm cung ngày trước. Không hiểu sao gã đã được sống lại và trôi dạt tới đây. Song lúc này cả hai đều chẳng nghĩ gì tới chuyện hàn huyên kể lể, mà chỉ ôm chặt lấy nhau như gặp lại một thứ hồn ma bóng quế tưởng chừng đã tiêu chìm từ rất lâu rồi…

Cả bọn Càn Thát Bà cũng đã xuống tới, thấy hai người ôm chầm lấy nhau lâu quá, Càn Thát Bà số ruột:

-Hai người đều là đàn ông cả… sao lại ôm nhau lâu quá vậy? Mà gã này là ai thế?

Thạch Sanh quay lại nói:

-Đây là anh chàng hán tử ôm Kinh gặp dưới âm cung mà tiểu đệ từng nói chuyện với Đại sư huynh rồi đó…

Rồi chàng giới thiệu mọi người. Càn Thát Bà khoái chí cười hăng hắt, nắm cánh tay hán tử lắc mạnh nhưng hắn cũng thầm nghĩ:

-“Lại thêm một cha nội ngốc tử… cuồng si ngốc tử…! ”

Hán tử cũng nhìn ngắm mấy người kia, thấy Cuồng Huệ thần thái phiêu dạt khác người. Trảm Tứ Cú và Phi Ly đều là những nhân vật đặc biệt, pha chút quái dị… Gã bỗng thấy lòng bồng bột thích thú. Đã từ hơn một năm nay, y trở lại nghĩ rằng cuộc đời dù sao cũng vẫn là đáng sống. Gã mời mọi người ngồi trong khoang thuyền rộng, oang oang kêu gia nhân đốt lỏ hương Trầm Thuỷ cùng pha thứ trà độc đáo của xứ Phong Châu, thứ trà ướp hương sen để thiết đãi.

Gã vốn người hào sảng, thích chiêu đãi bạn bè, không muốn nhìn thấy nước mắt… Nhưng lúc này mỗi khi nhìn Thạch Sanh, gã thấy rưng rưng muốn ứa lệ. Gã lâng la kể câu chuyện cũ… Đẻ được trở về dương thế gã cũng không hiểu rõ tại sao…

Nhưng nhiều phần là do cuốn Kinh của Quỳnh Nhi. Khi vua Diêm Vương biết gã khư khư ôm cuốn Kinh trước ngực, vua ngồi bần thần giây lâu rồi phán rằng:

-Nhà ngươi bị bắt lầm xuống đây… vì ngươi còn nhiều nhân duyên chưa trang trải trên dương thế…

Gã vừa ngạc nhiên vừa hớn hở nên cũng chẳng nói nổi một lời cảm tạ. Hồn gã nhập vào xác, nhưng sau đó gã bị đau liệt giường chiếu, mê man gần hai tháng trời. Có thể là vì xác gã đã quá lâu ngày, hoặc cũng có thể là cõi u Minh đã chuyển số phận đoản mệnh thành một trận ốm thập tử nhất sinh…

Có điều là khi ngồi dậy được gã vội vã khoát áo đi ngay ra bến Hưong Bình, tới chỗ thuyền hoa của nàng… Nhưng ôi thôi… hương thừa có lẽ còn lãng vảng nơi khoang thuyền, nhưng con người có phong tư đào lý đã tuyệt mù tăm tích. Gã có cảm tưởng như trời sụp, gã đứng ngẩn ngơ nhìn nơi bến nước thấy thuyền hoa vẫn lượn lờ, đà sáo vẫn rập rìu mà thấy trong lòng như nguội lạnh, chẳng buồn chào hỏi ai cả, kể cả những bạn bè phong lưu hồi trước. Gã lảo đảo ra về…

Gã vội chạy đi hỏi thăm tin tức Thạch Sanh, thì biết chàng đã xuống tóc làm sa môn và ra đi thỉnh Kinh từ ngày Nhơn Nguyên (mười sáu tháng Chín). Gã bỗng thấy cuộc đời trống vắng lạ lùng, một niềm trống vắng gã chưa từng nếm. Gã lủi thủi về nhà, đóng cửa tại khất một mình rầu rĩ không thấy thiết một chuyện gì nữa…

Nhưng tính gã vốn sảng khoái nên cũng chẳng rầu rĩ được lâu, chỉ chừng nửa tháng gã bỗng nảy một quyết định là muốn vỗ đít đi một chuyến giang hồ, thật xa và thật lâu… vì gã không muốn nhìn bến Hương Bình nữa. Gã liền bán thốt bán tháo điền sản gia tư, chỉ giữ lại căn nhà từ đường giao cho vợ chồng một lão bọc trông nôm. Cơ duyên run rủi, gã vốn quen thuộc một người bạn hay buôn các thứ hương cùng trà và quế, đem xuống bán tại xứ Nam Dương thuộc miền biển Qua Bích… Nên hắn mua ngay một chiếc thuyền lớn, chất đầy hương cùng thổ sản rồi đem theo mấy gia nhân rong thuyền xuống miền Nam.

Gã có tính gan dạ liều lĩnh nhưng vốn dĩ chỉ là một tay công tử ăn chơi, nên chuyến vượt biển của gã thật là lênh đênh quờ quạng. Sau ba tháng lềnh bềnh, xứ Nam Dương đâu chẳng thấy và ngọn dốc quỷ thần đã trôi dạt chiếc thuyền tới miền Tây Trúc, rồi dạt vào thành Tỳ Xá Ly này.

Gã tới đây cũng đã tám chín tháng rồi, rồi nhận thấy nơi đây rất là phồn hoa đô hội, có nhiều thứ lạ mắt nên gã cứ lần chần nấn ná ở lại mãi nơi đây. Gã thường tự nhủ:

-“Thế mới biết là ngoài vòm trời này lại có nhiều vòm trời khác. Xưa kia mình thật giong như một con ốc nằm nơi đáy giếng, cứ tưởng rằng bến Hương Bình là nhất rồi và ngoài ra không thể có một bến Hương Bình nào khác. Đâu có ngờ… có ngờ…’”

Nghĩ vậy, gã lại thấy lỏng bồng bột thích thú nên gã cứ la cà nơi đây, suốt ngày đi lang thang nhìn nghênh nhìn ngáo rồi cũng võ vẽ học nơi tiếng nói của người thổ dân… Tuy mang theo đầy một khoang thuyền, nhưng trong nhiều tháng đầu, gã cũng chẳng nghĩ gì tới việc bán hàng, ngày ngày cứ moi số bạc mang theo ra để chi phí tiêu xài. Mãi đến gần đây, số bạc lần lần sắp cạn, gã mới đành tâm thỉnh thoảng dùng nơi mạn thuyền, bắt chước cách thức mời: “mại vô, mại vô…” để bán một ít hàng.

Hàng ngày, gã thường bỏ một ít bạc vụn vào bọc rồi lang thang trong chợ, hoặc vào thành phố, nghênh ngáo ngắm nhìn đủ mọi thứ. Ngắm những ngôi đền Vệ Đà Giáo mọc lên khá nhiều ven sông hoặc chung quanh thành phố Tỳ Xá Ly, ngắm những tàng cây, người dân qua lại, lối ăn mặc cùng giọng nói của họ, ngắm mặt trời mặt trăng mọc và lặn trên sông Hằng Hà… về những ngôi đền Vệ Đà Giáo, gã không thấy ưa thích mấy, và trong ngôi đền nào, gã cũng thường thấy thờ một cái cột đá tròn dựng thẳng gọi là Lingam tượng trưng cho Dương-căn… và Lin-gam đặt trên một miếng đá vuông hơi khum khum tượng trưng cho Âm-căn gọi là Yomi… Gã thấy kinh nghi, không hiểu sao người dân đây thích thờ phụng như vậy. Nhưng gã vốn lười suy nghĩ về những vụ này, nên cũng chẳng tìm hiểu gì thêm…

Thỉnh thoảng, gã cũng lạc vào vài ngôi chùa của phái Mâu Ni. Những chùa này đông đảo chư tăng, và thờ phượng nhiều hình tượng thần linh oai nghiêm đẹp đễ, nhưng lối sinh hoạt của chư tăng nhuốm vẻ đạm bạc khắc khổ, khiến gã cảm thấy không thoải mái. Nên gã cũng chẳng nấn ná lâu ở những chùa này… Nghiệp đi của gã là như vậy, vì gã vốn chỉ thích những nơi yên hoa náo nhiệt, đâu có thích cảnh chùa lạnh ngắt như thế…

Nhưng gã lại thích ngắm những tàng cây của xứ này. về điểm này, gã hơi giống Càn Thát Bà. Song Càn Thát Bà thì thích đắm mình trong màu xanh biếc của cỏ cây, bất cứ cỏ cây nào cũng được. Còn gã vốn xưa kia chẳng lưu ý gì đến cỏ cây mấy nỗi, nhưng lạc tới đây, gã đâm ra thích những tàng cây thường mọc toả ra như những chiếc xàn ven sông hoặc ở những đền miếu… Đôi khi, ngồi nhìn những tàng cây đó, gã bất giác sợ hãi, nghĩ rằng: “Neu một ngày kia, mặt đất này không còn những tàng cây nữa, thì sẽ ra sao nhỉ? Chắc sẽ trơ trụi và hiu quạnh lắm lắm…” song gã cũng chẳng nghĩ xa hơn nữa…

Nhưng gã ưa thích nhìn ngắm hơn cả đám người qua lại trong chợ và phố phường. Nhìn nết mặt của họ, lối ăn mặc, lời ăn tiếng nói đôi khi líu lo như chim của họ… Ngắm bóng dáng những chiếc sarees lộng lẫy ngồi trên xe song mã, hoặc những chiếc sarees lam lũ bạc mầu nhưng vẫn giữ được vẻ thướt tha. Nhìn những chiếc mạng mặt của họ, những viên thuỷ tinh hay ngọc gắn ở cánh mũi, những con mắt rộng như biển hồ, những nụ cười của làn môi hơi trễ xuống, gã cảm thấy những khuôn mặt nữ nhân ấy nửa mộc mạc, đơn sơ nửa lạ lùng khó hiểu… Đôi khi gã bâng khuâng tự hỏi: “Phải chăng đâu đâu, dưới vòm trời này, cũng chỉ là như vậy? Là cái bí-ẩn muôn đời của những bộ mặt, cùng nụ cười ấy?! Không hiểu… có những cõi nào… mà không hề có khuôn mặt nữ nhân chăng?… “Bất giác, gã lại nghĩ tới bến Hương Bình và thấy rằng tuy khuôn mặt thì rất nhiều, nhưng nói tới một khuôn mặt cùng tư phong thanh kỳ thoát tục, thì có lẽ… chỉ có bến Hương Bình là có một người phong tư đào lý đó thôi…

Nghĩ tới đây, gã lại thấy lòng ùn ùn một niềm nuối tiếc khó tả…

Gã vừa kể lể, vừa miên man nghĩ ngợi như vậy… Sau cùng, gã bùi ngùi nói:

-Đệ bây giờ… như người sống một kiếp khác… Đệ cũng vứt bỏ cái tên ngày xưa rồi. Bây giờ, đệ tên là Bát La Hoa… Chọn tên này… cho giống thổ dân, và quê xứ Phong Châu…

Thạch Sanh bỗng nói:

-Gặp lại tôn huynh quả là việc linh ứng… Tiểu đệ mới đây… trải qua một cơn mộng thấy tôn huynh, thì quả nhiên hôm nay được gặp…

Gã kia mỉm cười…

-Không biết… sư phụ… (Gã chưa quen gọi chàng là sư phụ) có thể kể cho con nghe cơn mộng…

Thạch Sanh bèn kể lại sự việc xảy ra trong đêm ở quán nước. Gã kia trố mắt ngồi nghe… Sau cùng, chàng nói:

-Vị Lão Hồ Tôn đó không phải đi một mình. Mà đi cùng với một vị Ni Cô nữa… Vị này, không hiểu sao khi nhìn thấy đệ hốt nhiên nhớ tới lời nói của tôn huynh… về cái phong tư giống như đào lý…

Bát La Hoa hốt hoảng:

-Thật vậy sao sư phụ?… Vậy bây giờ, sư phụ … cùng các vị huynh đài định đi đâu?

-Bọn đệ đi thỉnh kinh mà… Đi lên phương bắc, tới chùa Lôi Âm..

-Sư phụ… có ý định đi kiếm vị Lão Hồ Tôn không?

-Tiểu đệ trộm nghĩ vị đó… chắc là… sư phụ của tiểu đệ… là Ca Lặc Tôn Giả … Nên dĩ nhiên là tiểu đệ phải kiếm người…

Gã kia bỗng rối rít như người bắt được của:

-Nếu vậy thì tiểu đệ cùng đi … cùng đi…

Gã vốn người hào sảng nên quyết định mau lẹ. Chẳng đợi câu trả lời của Thạch Sanh, gã liền đứng dậy, gọi mấy tên gia nhân, căn dặn chúng bán hàng hoá đi rồi trở về Phong Châu trước. Còn gã có việc phải đi, chưa biết chừng nào mới về nhà. Gã lục trong chiếc hòm nhỏ, lấy một bọc quần áo cùng mấy đĩnh bạc rồi nói với Thạch Sanh:

-Bây giờ… Tiểu đệ xin đi theo các vị…

Họ đi vào chợ Tỳ Xá Ly, với ý định ra đường cái quan, đi tới thành Hoa Thị, rồi tới thành Ba La Nại và trực chỉ miền Tuyết Sơn.

Bát La Hoa vốn ở miền này được 9 tháng, nên cũng khá thông thuộc đường lối miền Tây Trúc. Gã hớn hở dẫn đường, cười cười nói nói, lộ hàm răng trắng bóng dưới đôi ria mép rậm rì… Gặp lại được Thạch Sanh sau một buổi chuyện trò rì rào dưới âm cung, gã cảm thấy một niềm thâm tình thê thiết, như gặp lại một khuôn mặt rất đỗi thân yêu. Gã linh cảm cuộc đời mình đương đi vào một khúc quanh lớn…

Chợ Tỳ Xá Ly bày đủ các thứ hàng lạ mắt đối với du khách… Nào là hoa trái thổ sản, nào là các thức quần áo cùng đồ trang sức của thổ dân, mỗi thứ đều có đủ màu sắc, và nhất là nơi nơi đều nồng nặc mùi hương… Càn Thát Bà lại có nhiều dịp trầm trồ, và Bát La Hoa giới thiệu giảng giải.

Tới giữa chợ, bỗng thấy lù lù đặt một chiếc cũi sắt thật lớn, to gần bằng một gian nhà, bên trong đặt ba bộ phản, trên có hai người chít khăn tổ bố, râu mép vểnh ngược, ngồi bên cạnh một chiếc hòm sắt nặng… Càn Thát Bà chưa kịp lớn tiếng ngạc nhiên, thì Bát La Hoa đã chạy tới trước cũi sắt, rút một đỉnh bạc đưa qua chấn song sắt. Gã tiếp lấy bạc vụn, đút vào bọc, nói:

-Ở đây, họ đổi bạc vụn, nhưng mình phải chịu ít tiền huê hồng… Họ buôn bán mà…

Đi một quãng nữa, tới một gian hàng bán các thứ đồ cúng lễ. Càn Thát Bà ngắm nghía hơi lâu, rồi bỗng chỉ tay vào một chiếc chuông đồng lớn bằng chiếc bình bát và một chiếc mõ lớn bằng quả dưa hấu, hắn bảo Bát La Hoa:

-Nhà ngươi đòi theo bọn ta đi thỉnh kinh. Nhưng chuyện đi thỉnh kinh không phải là cứ đi khơi khơi mà được. Một là phải am hiểu kinh kệ, hai là phải làm công quả… Tuy ngươi cũng chẳng hiểu gì kinh kệ… Vậy thì ngươi nên ôm hai thứ này đi theo để gây chút công quả…

Bát La Hoa lấy tay mân mê chiếc chuông và mõ, thấy khá nặng. Gã chưa kịp nói gì, thì Càn Thát Bà nghiêm giọng tiếp:

-Này, ta bảo thiệt… Nếu ngươi còn mơ tưởng muốn gặp lại cái con người… có phong tư đào mận gì đó, thì ngươi phải thành tâm mới được. Mỗi tối, ngươi phải 108 tiếng mõ rồi thỉnh một hồi chuông ngân nga và chuyên tâm cầu nguyện. Thì mới gặp được… Vả lại, tu hành phải cần có hình tướng. Chú Sa Môn đây có tâm địa sa môn, nhưng thiếu sót hình tướng… Từ nay, ngươi phụ trách hình tướng.

Thạch Sanh xen vào:

-Đại sư huynh dạy thật chí lý…

Bát La Hoa vội vã nói:

-Xin tuân lệnh Đại sư phụ…

Càn Thát Bà cắt ngang:

-Đừng gọi ta là sư phụ, ta không thích làm sư phụ ai cả, mà chỉ thích làm Đại sư huynh thôi… Vả lại, ngươi nhập bọn sau rốt, nên kể như em út… Ngươi cũng đừng gọi chú Sa Môn là sư phụ, gọi là Nhị sư huynh là được rồi…

Bát La Hoa bèn móc tiền mua chuông mõ, mua thêm một chiếc tay nải, rồi vác lên vai… Dọc đường, gã hay lẽo đẽo theo gót Thạch Sanh, và tuy chiếc tay nải khá nặng, gã rất hài lòng về vai trò thỉnh kinh bất đắc dĩ của mình. Gã thấy cảnh huống này ngộ nghĩnh, và vừa đi, gã thường hay mơ màng tới bóng dáng Quỳnh Nhi… cho đỡ thấy nặng.

Họ đi về phía thành Hoa Thị. Đoạn đường này khá dài, đi mất chừng một tháng. Được cái là đường thường men theo dọc sông Hằng, thỉnh thoảng mới rẽ ngang quanh co đi vào một thành phố nhỏ, rồi lại trở ra men theo sông Hằng. Nên dọc đường, cây cỏ xanh tốt, cùng những làng mạc xào xạc ồn ào.

Dọc đường, Bát La Hoa thường theo bén gót Thạch Sanh, và rì rào nói chuyện với chàng nhiều hơn cả. Gã động lòng hiếu kỳ, nên hay lân mân hỏi Thạch Sanh về chàng, cũng như về lai lịch xuất xứ của mấy người kia. Thạch Sanh vốn dĩ nghĩ rằng mọi sự gặp gỡ ở đời đều là có duyên kỳ ngộ, cơ duyên dệt nên từ nhiều kiếp tu, nên chàng đã thực thà kể lại cho gã nghe về lai lịch của những người kia, cũng như về câu chuyện riêng của chàng, về chuyện gặp gỡ Mỵ Ê tại suối Lộ Tuyền, về việc xuống âm cung được thấm hào quang của Ngài Địa Tạng Bồ Tát, về sự gặp gỡ Cuồng Huệ cùng Càn Thát Bà, rồi đến cả việc gặp Khuất La Đô cùng người thiếu nữ mặc áo trắng… chàng nhất nhất kể lại, chẳng dấu điều gì…

Hán tử vừa nghe vừa tròn xoe đôi mắt sắc, quên cả chiếc tay nải nặng chĩu trên vai. Gã tự nhủ: “Từ trước tới nay, quả thực mình sống như con ốc nơi đáy giếng, đúng như một kẻ u mê… Đôi mắt cứ dán vào cái bến nước Hương Bình, chẳng hiểu trời cao đất dầy ra sao nữa. Bây giờ mắt mới nứt ra… và thấy rằng không phải chỉ riêng có một vòm trời Hương Bình thôi, mà còn nhiều vòm trời khác nữa… Như thế… thần tiên cũng là điều có thực, tu hành chẳng phải là chuyện lẩm cẩm… lời Kinh chắc đúng là thiên kinh địa nghĩa, là thứ đạo lý mà ngay các Quỷ Thần cũng phải nể vì… Ha… ha… mình được sống lại đi rong chơi cũng là do cuốn Kinh trong ống quyển này đây…” Gã bất giác cười ha hả, hô to: “Kinh vạn tuế, Kinh vạn tuế…” khiến mọi người quay lại nhìn gã và cười theo. Trừ Trảm Tứ Cú vẫn lầm lỳ ủ rũ, và Phi Ly vẫn ngất ngư lạc lõng.

Có lần, gã hỏi Thạch Sanh:

-Nhị sư huynh bây giờ mặc pháp phục… không biết Nhị sư huynh… đã tỉnh hẳn cơn mê đối với nàng công chúa chưa?

Chàng nhìn gã, thẳng thắn trả lời:

-Hào quang Ngài Địa Tạng đã gột sạch cơn mê của tiểu huynh rồi… Bây giờ… chỉ còn một chút bận tâm vì nghĩ rằng có lẽ do sự gặp gỡ tiểu huynh nên nàng nay lại lâm đại nạn. Nhưng thôi, mọi việc đều do duyên nghiệp run rủi, tiểu huynh đành chỉ cầu nguyện Đức Phật từ bi hộ trì cho nàng…

Bát La Hoa bỗng bật cười ròn rã:

-Nói ra cũng thực là kỳ cục… Xưa kia nơi bến Hương Bình, tiểu đệ đắm say dung nhan thoát tục của người ca kỹ Quỳnh Nhi, nên trong cơn thần hồn điên đảo ấy, đệ cứ đinh ninh rằng dưới vỏm trời này, duy chỉ có một mối tình đắm say của mình là độc- nhất-vô-nhị mà thôi… Nhưng lần lần, đệ khám phá ra rằng dưới vòm trời, hình như còn rất nhiều những khuôn mặt nữ-nhân cùng khuôn mặt nam-tử-hán, và họ cũng yêu nhau đắm say thê thiết như vậy… Điều đó đã khiến cho lòng đệ nguội lạnh đi vài phần… Nhưng dù sao… đệ vẫn rất muốn gặp mặt vị Ni Cô của Lão Hồ Tôn đó. Đe coi xem nàng có đúng là Quỳnh Nhi không? Và nếu đúng thì đệ muốn coi xem phong tư đào lý bây giờ ra sao, và thần hồn đệ có còn điên đảo đảo điên như trước nữa hay không?

Giọng của gã đượm vẻ ngậm ngùi. Nhưng Càn Thát Bà đã sồng sộc từ phía sau tới, lớn tiếng cự nự:

-Cái gì mà đào lý với đào mận?!… Đi thỉnh kinh thì phải tâm tâm niệm niệm thành khẩn, chứ đâu có thể luôn miệng rì rào chuyện tâm tình đàn bà con gái… Nếu ngươi cứ tiếp tục như vậy, ta sẽ đuổi cổ ngươi về thành Tỳ Xá Ly…

Gã kia liền dừng chân lại, vểnh đôi ria mép:

-Tiểu đệ biết rằng sự có mặt của Tiểu đệ đã làm rộn cuộc thanh tu của Nhị sư huynh cùng quý vị… Đại sư huynh muốn trách phạt gì, Tiểu đệ cũng thọ lãnh… Nhưng xin Đại sư huynh đừng nói tới chuyện đuổi cổ tiểu đệ. Đệ cũng có tâm niệm thỉnh Kinh mà, và trước sau, Tiểu đệ cũng chẳng thể nào rời Nhị sư huynh được…

Giọng gã nghênh ngang bất cần đời, Càn Thát Bà hậm hực, chưa biết ra oai làm sao, thì Cuồng Huệ đã xen vào:

-Tứ đệ tuy chưa đủ tâm thành khẩn, nhưng lòng dạ thẳng ngay lại nhiều dũng cảm. Xin Đại sư huynh mở lượng cho y được lần lần sửa đổi…

Chiều tối hôm đó, họ dừng chân dưới một tàng cây lớn, ven bờ sông Hằng.

Sau khi đã sửa soạn chỗ ngồi hoặc nằm chờ mọi người, Bát La Hoa liền khệ nệ lôi chiếc chuông từ tay nải ra, rồi treo chuông lên một cành cây gần đó… Càn Thát Bà đã dặn gã gõ mõ và thỉnh chuông, nhưng không hiểu nghĩ sao, gã lại thỉnh chuông trước.

Gã đứng thẳng người, cầm chiếc dùi khá lớn, khoan thai đánh tiếng chuông đầu tiên. Rồi ngừng giây lâu, lâm râm cầu nguyện. Không hiểu gã cầu nguyện gì, nhưng nét mặt thành khẩn cương quyết… Rồi gã lại khoan thai đánh tiếng chuông thứ hai, rồi thứ ba…

Gã đánh được vài tiếng chuông, thì mọi người đều cảm thấy khấp khởi lạ kỳ. Nhưng tiếng chuông của gã nghe rất gọn gàng đều đặn, âm vang ngân nga toả khắp mọi miền sông nước tịch mịch, và như làm lắng xuống mọi lóp bụi trần ai… có lẽ gã có một thứ thiên tài về đánh chuông chăng? Hay là lúc nhỏ tuổi, gã đã chơi nhiều trỏ đánh trống đánh chuông trong những hội hè đình làng? Hay là nơi bến Hương Bình, giữa chỗ đàn sao rập rìu, gã đã trở thành điệu nghệ trong việc đánh trống chầu chăng?… Cũng không biết nữa. Có điều là mọi người đều chưng hửng, không hiểu sao một tay ăn chơi như gã bỗng dưng lại phát hiện một tài nghệ về thỉnh chuông. Càn Thát Bà gật gù, tấm tắc:

-Cũng được đấy… tạm được…

Hắn ra vẻ khoái trí, hầu như quên vụ kình chống lúc ban ngày… Nhưng Bát La Hoa hình như chẳng bận tâm gì cả, gã lầm lũi thỉnh một hồi dài đủ 108 tiếng chuông, vừa thỉnh vừa lâm râm khấn nguyện…

Dứt tiếng chuông, gã lấy chiếc mõ ra, định ngồi xuống gõ mõ… Nhưng Thạch Sanh đã nắm tay gã:

-Việc gõ mõ này, để tiểu huynh làm cho.

Hán tử liền bê chiếc mõ tới chỗ ngồi của Thạch Sanh.

Mọi người, kể cả Cuồng Huệ, đều ngồi rải rác chung quanh, để nghe tiếng mõ của chàng. Càn Thát Bà cùng Cuồng Huệ đều nhớ lại buổi gõ mõ cầu mưa của chàng tại huyện Quế Châu, và linh cảm rằng, lần này, chắc cũng sẽ có điều dị kỳ xảy tới… Thạch Sanh cũng nhớ tới buổi gõ mõ cầu mưa, thấy lòng xúc động rào rạt… Chàng từ từ gõ mõ, vừa gõ vừa lớn tiếng tụng bổn Kinh Nhơn Quả Cứu Khổ:

“Lũ chúng ta cùng các loài chúng sanh khác, trôi lăn trong các cõi từ thời vô thuỷ cho đến ngày nay, trải qua những cõi nghiêng, cõi ngửa, cõi úp, cõi mở, cõi uế, cõi tịnh, có những cõi nhẹ như mây khói, có những cõi nặng như đồng chì… nhưng tâm tư chúng ta thẩy đều bị vô minh ngăn ngại, sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm, chẳng thấy chẳng hay, chẳng nghe chẳng biết, nên đã tạo nên không biết bao nhiêu nghiệt chướng… Cũng may là những nghiệt chướng ấy nó vô hình tướng, giả thử nó có hình tướng thì đem cả cõi hư không này mà chứa đựng cũng không chứa được hết…”

Chàng khoan thai tụng xong bài Kinh Nhơn Quả, rồi tay vẫn gõ mõ, chuyển sang câu niệm Phật, lớn tiếng niệm câu hồng danh: “Nam Mô Đại Phù Đồ Phật, Ngã Phật Từ Bi…” Giọng chàng vốn dĩ đều đều, nghiêm chỉnh, trầm mặc và thống thiết… nay lại thêm được chiếc thiện căn thanh tịnh, khiến cho những âm vang ngân nga như biến hoá không cùng, biến thành vô lượng âm điệu xoáy sâu vào tâm thức kẻ nghe, không những tâm thức của người, mà tâm thức của các thứ chúng sanh. Câu hồng danh chàng niệm lớn tiếng, vang lên lồng lộng với một oai lực như có thể làm tan sỏi nát vàng, ngả nghiêng sông núi cỏ cây… Song oai lực đó không phải chỉ oai lực không thôi, mà còn đượm một thứ Tâm mênh mang, bát ngát, bình đẳng với tất cả mọi loài… Vì từ khi nghe được lời thuyết pháp khuyên tu Tứ Vô Lượng Tâm tại ngôi chùa trắng, Thạch Sanh thường hay suy nghĩ về cái Tâm vô lượng, và nuôi dưỡng cái Tâm Từ mênh mang bình đẳng. Tâm Từ không muốn não hại một chúng sanh, và luôn luôn cầu mong mọi loài được đầy đủ an vui…

Mấy người ngồi lắng nghe đều như thẫn thờ, mọi tạp niệm thường ngày đều như xa lìa, buông bỏ, như người tỉnh giấc thấy cõi lỏng mềm dịu lạ thường, như muốn ứa lệ… Càn Thát Bà vốn tính nghênh ngang phách lối, nay cũng nẩy tâm thán phục thật sự, nghĩ thầm: “Từ nay, ta cũng không nên ăn nói khinh xuất với chú Sa Môn quê mùa này…” Bát La Hoa thì ngồi dựa vào một thân cây, mơ màng nghe vọng lên tiếng Thạch Sanh niệm Phật mà tưởng chừng như được nghe giọng nói của Quỳnh Nhi. Gã vốn rất ghét nước mắt, mà lúc này, khoé mắt gã rưng rưng như muốn ứa lệ… Đến một lúc, gã bỗng thất thanh kêu khẽ:

-Ôi chao!… Kia, kia… chiếc mõ… chiếc dùi mõ…

Mọi người đều chăm chú nhìn… Thì thấy chiếc dùi mõ mỗi khi đánh xuống, đều phát ra một làn ánh sáng vàng lợt trong đêm tối. Và ở nơi cửa miệng của Thạch Sanh, mỗi khi chàng niệm câu hồng danh, đều toả ra như một luồng hào quang… Rồi thì ở trên vòm trời, phía trên những tàng cây, thấy óng ánh hiện lên nhiều đợt hào quang vàng, lả tả bời bời rớt xuống như một trận mưa hoa vàng, chập chờn lúc ẩn lúc hiện… Càn Thát Bà bỗng thấp giọng nói:

-Đúng rồi… có Chư Thiên phái xuống nghe đó… Và rải hoa đó…

Lúc đó, Bát La Hoa cảm thấy rõ rệt rằng cuộc đời mình đương đi vào một giai đoạn thay đổi lớn lao và chưa từng có…

Thạch Sanh tiếp tục lớn tiếng niệm câu hồng danh chừng hơn một trống canh. Rồi chàng đặt chiếc dùi mõ, ngồi nhiếp tâm lâm râm niệm thầm câu Phật hiệu… Lúc này, chàng ít thấy mỏi mệt, nên ít ngủ nghê…

Mấy người kia đều tìm chỗ nằm ngả lưng… Riêng Cuồng Huệ lặng lẽ đứng dậy, chậm rãi đi tới một kẽ đá xa. Y thấy trong lòng bồi hồi khó tả… Bước xuống kẽ đá, nhìn làn nước mênh mang lăn tăn gọn sóng, y bỗng cảm thấy muốn sờ nước, mó nước, muốn dầm tay chân và dầm mình xuống nước đục ngầu phù sa của con sông Hằng Hà kỳ lạ này. Nhưng y chỉ lội xuống chừng ngập cổ chân, rồi lấy tay vốc nước kỳ cọ cánh tay, rửa mặt. Y rửa rất kỹ vầng trán, nhất là nơi bạch hào giữa chặng mày. Y làm những động tác đó, mà tâm tư vẫn lâng lâng hiêu diêu như làm trong mộng, như sắp nhập một cơn định vậy.

Rồi y bước lên bờ cỏ, ngồi kiết già, ngẩng mặt ngắm vòm trời. Y tiếc rằng đêm đó không có trăng, chỉ có nhiều vì sao lấp lánh. Vừa nhìn, vừa miên man suy nghĩ… Từ lúc ngồi nghe Thạch Sanh gõ mõ niệm Phật, y nhận thấy có điều khác lạ, khiến tâm thức bồi hồi. Là: khi nghe câu hồng danh: “Nam Mô Đại Phù Đồ Phật”, thì tai y nghe rõ rệt là câu Phật hiệu, nhưng khi những âm thanh ấy chuyền vào trong tâm thức y, lại chuyển thành những âm thanh khác, thành âm đàn của vị Ni Cô kia… Và trong suốt thời gian Thạch Sanh niệm Phật hiệu, y miên man chỉ nghe thấy âm thanh úm A Hồng vang vang xoay vần trong tâm thức y.

Lúc này cũng vậy, tuy y ngồi nơi đây, và Thạch Sanh không còn lớn tiếng niệm Phật, mấy chữ úm A Hồng vẫn tiếp tục vang lên xoay vần trong y. Như không thể nào ngừng lại được nữa… Y ngồi lắng nghe tiếng gió rì rào trong lùm cây, thì cũng thấy rằng hơi gió thốt lên ba chữ úm A Hồng… Y ngẩng nhìn những vì sao lấp lánh như những ánh mắt tinh quái, y cũng thấy rằng những vì sao đó chỉ thì thầm nhắn nhủ ba chữ úm A Hồng.

Y nghĩ thầm: “Thế này là thế nào đây? Tại sao úm A Hồng lại xoay vần không ngớt trong tâm thức mình, và hình như cây cỏ núi sông mây gió cũng đều như thốt lên mấy điệu âm hưởng đó?… Phải chăng ba chữ đó chính là nhịp điệu vận hành của tâm thức mình, và đồng thời cũng là nhịp điệu vận hành trong cái Đạo lý mênh mang của vũ trụ? Neu thế thì giữa tâm thức và pháp giới bên ngoài, có sự tương-ứng đến vậy sao? Đồng điệu đến vậy sao?… Hay phải chăng ba chữ đó chính là những diệu-âm nguyên sơ đã làm khởi lên vũ trụ này, mà Đại sư huynh thường nhắc nhở?… Có thể là như vậy lắm… Hùm… Quang minh và Diệu-âm… Người con gái của Lão Hồ Tôn chẳng đã từng nói rằng vũ trụ này chỉ là một tuồng biến hiện, một tuồng biến hoá thôi sao?… Hùm… ”Trăng vàng bỗng vỡ thành muôn mảnh, hoá-hiện hình hài ngập thế gian”… Như thế thì lời dạy đã rõ ràng lắm rồi, còn gì hồ nghi nữa?… Nàng lại còn bảo người thư sinh rằng: anh cũng là một bông hoa, tôi cũng là một bông hoa, và mảnh trăng trên trời cũng là một bông hoa., khi hoa cụp lại thì ảnh biến thành chữ úm, nhưng khi hoa nở ra thì ảnh biến thành chữ Hồng… Ha… ha… Rõ quá rồi còn gì?… Nhưng… nhưng khi hoa cụp lại thành chữ Úm, thì cái nghĩa này tưong xứng với vế chân lý sắc Bất Dị Không của vị Sa Môn kia… Nhưng khi hoa nở ra thành chữ Hồng, thì ý nghĩa này tương xứng với vế chân lý nào đây?… Nhtmg thôi, tạm để đấy đã… Từ trước, mình chỉ mới niệm và quán chữ úm, nay hay thử niệm và quán úm A Hồng…”

Nghĩ tới đây, lòng y bỗng rào rạt như biển cả, và nhịp điệu úm A Hồng lại xoay vần mãnh liệt hơn trước. Tưởng chừng như luồng tâm lực muốn trào ra, và vọt tung lên… Y cố dằn tâm, lặng lẽ sửa soạn vào cơn thiền quán. Y bèn làm phát hiện vầng trăng ở nơi tâm nguyệt luân, rồi từ từ không gấp rút, lặng lẽ đưa vầng trăng lên nơi cổ họng… Một thời gian khá lâu, y niệm thầm úm A Hồng, rồi quán chiếu khiến 3 chữ đó nổi lên như nét lửa đỏ giữa vầng trăng… Rồi y khởi tâm nghĩ rằng: “Vầng trăng cùng 3 chữ đó chính là thân tâm mình, và cũng chính là vũ trụ. Vì vũ trụ chính là thân tâm mình, là một, không hai không khác…” Y miên man giữ tâm niệm đó hiện tiền, quán chiếu như vậy một hồi lâu, rồi tác ý mường tượng đẩy mảnh trăng lên bạch hào… Thì quả nhiên, lần này, mảnh trăng bỗng vọt lên bạch hào như một tia chớp. Y bỗng thấy thân tâm bàng hoàng lềnh bềnh, như tan loãng ra lần lần thành muôn vàn sợi hào quang vàng lăn tăn lấp lánh bao trùm một khoảng thinh không… Cuồng Huệ cố nhiếp tâm bình thản, tiếp tục niệm úm A Hồng… Y mỗi lúc càng có cảm giác rõ ràng rằng thân tâm mình đã biến thành một đám mây vàng, đám mây đó chính là thân mình nhưng thân không tướng, và thân đó đương che trùm một khoảng thinh không… Đám mây xoay vần mãnh liệt như một cơn lốc, với một thế tốc cực kỳ mau lẹ, rồi lần lần như kết tụ lại, biến thành chữ HỒNG màu vàng có pha sắc chàm, xoay tít và như dừng lại nơi vầng trán của y. Y vốn là người hình như không biết đau đớn là gì, nhưng lúc này, y bỗng cảm thấy đau buốt ở nơi bạch hào giữa chặng mày, như có một khúc xương đương nứt vỡ… Thì ra y đã mở được nơi bạch hào, nơi trú-sở của thiên nhãn, huệ nhãn cùng pháp nhãn, y đã lần lần vào được Thức Xứ, vào biển quang minh của tâm thức… mà y vẫn chưa hay biết.

Rồi lần lần, chữ Hồng lại biến dạng, biến thành một sợi trắng, một sợi lông trắng dài, trong như ngọc và rỗng suốt. Chiếc lông trắng dài như đậu ở nơi bào của y, mỗi lúc mỗi lớn và cũng xoay tròn như chữ Hồng, nhưng xoay tròn chậm chạp hơn, nặng nề hơn, to lớn hơn nhiều, mãnh liệt ào ào hơn, tưởng chừng sợi lông không ngớt phóng ra những tia bạch quang, và cây cỏ sông nước chung quanh mỗi khi chạm phải những tia hào quang xoay lộn không ngớt… Trên thinh không, những cánh hoa đó bay liệng lên xuống đều đều chầm chậm như những cánh chim trời…

Tới lúc này, Cuồng Huệ thấy một cảm tưởng thênh thang tự-tại không bút nào tả xiết. Thấy rõ rằng mọi sự vật cũng như cả vũ trụ này chỉ là một biển hào quang, và chính y đương vẫy vùng trong đó, và hơn nữa, có thể tuỳ tâm niệm tác ý chuyển hoá những đám bụi hào quang ấy… Y cứ tiếp tục lặng lẽ ngắm nhìn và quán chiếu, và ba chữ úm

A Hồng vẫn xoay vần trong tâm thức, như vậy trong một thời gian khá lâu, không biết là bao lâu nữa… Rồi y bỗng nhớ tới giăng núi xa xa chạy dài nơi phía chân trời, y bèn dùng tâm nhãn nhìn kỹ giăng núi ấy, và khởi tâm muốn phóng những luồng hào quang nơi bạch hào tới núi đó… Nhưng y cảm thấy có điều bất điệu. Là những luồng hào quang của y chưa làm chấn động ngả nghiêng nổi giăng núi, rồi chỉ một lúc sau, phía sau giăng núi, nhiều làn ánh sáng màu hồng lợt, bỗng loé lên, vọt thẳng lên thinh không, tương tự như một thách đố…

Thì ra… đêm đã tàn, và mặt trời đã mọc lên sau giăng núi… Cuồng Huệ cảm thấy một sự mệt mỏi dị thường, và giữa lúc đó, có giọng người reo lên từ phía sau lưng y: “Lạ chưa! Ghê gớm chưa!” Nên y đành từ từ xả định.. .Thì ra ở một gốc cây, phía xa sau lưng y, Trảm Tứ Cú đã ngồi đó từ bao giờ, miên man ngắm nhìn những luồng hào quang toả ra từ thân Cuồng Huệ…

Một lát sau, từ phía xa, thấy vọng lên tiếng nói của Càn Thát Bà rộn rã thúc giục mọi người, nhất là Bát La Hoa, sớm sửa soạn lên đường…

Họ lại mải miết đi dọc đường cát bụi, nhuốm quần áo đầy bụi đỏ… Thỉnh thoảng qua một thành phố hoặc làng mạc, Bát La Hoa lại mua một bọc lương thực lớn, để ăn dần dọc đường cùng Trảm Tứ Cú… Phi Ly chỉ ăn rất ít, thân hình gã tiều tuy gầy còm trông thấy, cỏn mấy người kia chỉ thỉnh thoảng lắm mới nhón mấy miếng mà thôi.

Một buổi trưa, nhân lúc ngồi nghỉ nơi ven đường, Cuồng Huệ đã kể lại cho Đại sư huynh cùng mọi người nghe về những chặng đường thiền quán của mình. Y vừa kể vừa trầm ngâm, như người duyệt lại lộ trình tiến triển của mình. Sau cùng, y kết luận: “Tiểu đệ có lẽ nhờ túc duyên hoá sanh từ lá cỏ linh chi, lại một thời gian giữ viên ngọc báu trong người, nên công phu thiền quán tiến triển mau lẹ… Đệ trộm nghĩ có lẽ đã vào được Thiền Thức Xứ, nhìn rõ biển hào quang mênh mang của tâm thức. Nhưng chắc là chưa phải cái biển Không Hải nhiệm màu mà vị Sa Môn trẻ tuổi của Phi Ly đã nhắc tới… Có điều là Tiểu đệ cảm thấy rõ ràng rằng mình với pháp giới, thân tâm mình và pháp giới chỉ có thể là một, không hai không khác…”

Y nói xong, lại ngồi lặng lẽ… Khác với mọi lần trước, Càn Thát Bà lần này không lớn tiếng phẩm bình ồn ào, chỉ chậm rãi bảo: “Ta cũng chưa hiểu rõ ra sao, nhưng chắc là khá đấy… Khá lắm đấy… Chú mày cố gắng đi… Rồi có gì hay lạ nhớ kể lại cho ta nghe…”

Riêng Trảm Tứ Cú thì từ đêm ngồi nhìn thấy hào quang của Cuồng Huệ, tuy chỉ mới nhìn thấy lờ mờ, nhưng gã bỗng này tâm muốn thiền quán, nên thường hay theo sát gót Cuồng Huệ, thỉnh thoảng hỏi han điều này điều nọ, không còn câm lặng lầm lũi đi trước… Gã thầm nghĩ mình tuy có đọc được nhiều kinh sách Vệ Đà cùng trường phái khác, nhưng trong suốt cuộc đời tìm cầu đạo lý của mình, mình mới chỉ nắm được một mớ ngôn từ bã rã nhạt thếch, một số ý-tưởng trừu tượng rối như mớ bòng bong, chẳng có gì sôi động nóng bỏng cả… Và tu hành phải là con đường kinh nghiệm, chứng nghiệm… nhiều khi đầy mồ hôi và nước mắt… đôi khi nhuộm cả máu huyết nữa, thì mới đi tới những cảnh giới linh động nóng bỏng… Tương tự như kẻ uống nước, có uống vào thì nóng lạnh tự biết, còn như nếu chưa uống thì dù suy nghĩ hoặc đàm luận đến mấy cũng chưa biết rõ được… Rồi khi ngồi nghe Cuồng Huệ chậm rãi kể lại những chặng đường thiền quán, hắn tự nhủ rằng từ đây, mình phải quyết tâm nhảy ùm xuống nước, phải kinh nghiệm, kinh qua những kinh nghiệm máu xương sôi động thì mới tiến bước được…

Kể ra trường hợp của Trảm Tứ Cú thật đáng thương xót. Gã vốn là một kẻ tâm địa bình thường, không có gì hiểm độc, thuộc loại căn cơ chậm lụt, lại thêm tính nhút nhát xen lẫn với nhiều lòng tự ái của một kẻ kém ăn nói… Sau này, khi gã đã đọc được nhiều kinh sách Vệ Đà, chút lòng tự ái ấy đã biến thành tự phụ và kiêu mạn… Lúc đầu, gã khởi tâm muốn đi tìm cầu đạo lý như nhiều người dân Tây Trúc khác, thì đã gặp ngay cơ duyên không may là lạc vào bọn Ni Kiền Tử… Rơi vào bọn Ni Kiền, tức là những nghiệp-chướng tà kiến của mình khá sâu dày từ nhiều kiếp. Cũng may gã đã thoát ra được, về ở nhờ người anh, rồi gặp mụ chị dâu thích cãi vã theo Kinh sách. Khiến gã bực tức, nảy ý đi tìm đọc các thứ Kinh sách… Gã khổ công ngồi đọc, nhưng vì căn cơ chậm lụt, lại không chịu hỏi han ai, nên rút cuộc, chẳng thông suốt được mấy nỗi, không nắm nổi những đầu mối, thường vướng mắc vào điểm lòng thòng và rối mù như mớ bòng bong. Kinh sách đạo lý tương tự như một khu rừng rậm, ít ai vào đó rồi biết đường đi ra được.

Nên gã đã đi lạc vào một mê hồn trận, khiến gã buồn rầu tay rứt khá lâu… Nhưng gã đã được cơ duyên may là gặp ông Thày chùa phái Mâu Ni với cây gậy trúc. Sau khi ăn gậy, gã bỗng bừng tỉnh, chợt nhận ra rằng có lẽ tất cả những giáo điều lập thuyết ấy… Chỉ là một mớ hý-luận, một mớ ý-tưởng rỗng tuếch khó thể ôm sát nổi cái thực tại tâm linh mông lung bát ngát. Chính ra thì ông Thày chùa đã định dạy gã một bài học về Bát Nhã đấy. Nhưng gã vốn là một tên học trò tồi, nên chỉ tiếp nhận được bài học một cách mơ hồ, và cũng chưa hiểu được rõ ràng thế nào rỗng-không, thế nào là Bát-Nhã… Và dĩ nhiên là gã cũng chưa bao giờ biết nghĩ rằng mặt trái của Bát Nhã lại chính là lỏng Đại Bi bình đẳng.

Nên gã đã rất vui mừng hý hửng khi chợt nhận ra cái rỗng-tuếch của mọi ngôn từ lập thuyết. Gã nghĩ rằng gã đã được loé lên tia sáng của trí tuệ tuyệt vời, nên hiu hiu tự đắc gánh đôi lồng ra đi chu du thiên hạ… Nhưng gã lần lần thấy cụt hứng… vì nhận thấy rằng tuy mình có le lói được trí huệ tuyệt vời, nhưng hình như tâm thức cũng chưa có gì sáng tỏ lắm, và những phiền não thông thường vẫn còn đầy ắp. Thêm nữa, lang thang lận đận mấy năm trời, mà vẫn chẳng có ma nào hưởng ứng cổ võ hai cái lồng rỗng tuếch của gã…

Nên lần lần, gã trở thành buồn thiu đến chảy mỡ, chẳng muốn nói năng gì mấy. Và hễ mở miệng, thường chỉ ta thán “Không được, chưa được… Khổ chưa… Chết chưa…” mà thôi.

Rồi thì gặp bọn Càn Thát Bà cùng Thạch Sanh… Gã lại nhận thấy rằng hai cái lồng rỗng tuếch của gã cũng chua thuyết phục nổi bọn kia về cái Trí Huệ tuyệt vời ấy. Lại thêm Càn Thát Bà thích ăn nói ngang nói dọc, khiến những nghi tình của gã lại nổi dậy ùn ùn… Khiến gã hờn giận bỏ đi, không một lời giã biệt…

Gã lại may mắn gặp được Lão Hồ Tôn đi cùng Ni Cô trên đường tới thành Tỳ Xá Ly.

Vừa nhìn thấy gã buồn thiu ngồi phệt nơi ven đường giữa 2 cái lồng rỗng tuếch, Lão Hồ Tôn đã nhận thấy ngay rằng gã đương mắc một cơn bệnh khá trầm kha của một kẻ căn cơ chậm lụt, nhưng lại sôi nổi muốn tìm cầu đạo lý mà không người dẫn dắt. Nên trở thành trì trệ hồ đồ, không thông suốt, tâm thức lúc nào cũng rối như mớ bòng bong… Tôn giả nhìn kỹ những luồng ba động tâm thức cùng luồng khí lực gã, thì thấy gã đương mắc một số căn bệnh gọi nôm na là nặng bồng nhẹ tếch… Nghĩa là trên thì sôi nổi bừng bừng, còn phía dưới thì im lìm nhẹ tếch… Thiết tưởng cũng cần biết rằng thâm tâm của chúng sanh là một hệ thống phức tạp tinh vi, có thể gọi là một tiểu chu thiên. Guồng trục sinh cơ của tiểu chu thiên ấy là chiếc xương sống và não bộ, tương tự như núi Tu di là guồng trục của một tiểu thế giới thái-dương-hệ. Suốt dọc con đường sạn đạo tức chiếc xương sống, có bẩy luân xa mở ra như bẩy cái hoa nhiều cách xoay vần miên viễn, chi phối sự sinh hoạt linh động của thân tâm kẻ ấy. Nhưng Bậc có thiên nhãn, huệ nhãn hay pháp nhãn nhìn thấy rất rõ. Nên khi nhìn gã, Tôn Giả thấy rằng luân xa nơi bạch hào của gã xoay tròn sôi nổi nhưng hời hợt phù phiếm, còn luân xa nơi dưới rốn thì lặng lẽ thờ ơ… Dùng túc mạng thông để soi sâu hơn nữa, thì thấy các việc trước kia gã đã làm. Thấy gã là một kẻ ưa thích sôi nổi về những ngôn từ cùng ý-tưởng trừu tượng, nhưng thiếu hẳn công phu hành trì và tuyệt nhiên chưa có giới hạnh… Lại thấy nghiệp chướng tà kiến nặng nề, còn nhiều phen chìm nổi khốc hại… Bởi vậy, nên suốt dọc đường, Tôn Giả chỉ mở lỏng dùng cây que trúc thọc lét vào mạng mỡ gã. Khiến bật những tràng cười ngặt nghẽo, khích động nơi luân xa dưới rốn thành náo nhiệt sống động hơn, gây lại thế quân bình với luân xa nơi bạch hào.

Cho nên, suốt dọc đường, gã lãng quên những ý tưởng mơ hồ trừu tượng, cảm thấy trong thân tâm ấm áp rộn ràng, sống động hơn do những cảm giác mới phụt lên, thấy cái gì cũng vui tươi ngộ nghĩnh, khiến gã không ngưng được tràng cười ngặt nghẽo… Và tới khi Lão Hồ Tôn bỏ ra đi, gã vật mình than khóc như đánh mất một thứ gì quý báu…

Và cũng bởi mấy cây gậy thọc lét của Lão Hồ Tôn, nên lúc này, gã mới nảy ý muốn đi vào những kinh nghiệm sống động nóng bỏng, đi vào thiền quán…

Trong buổi đêm ở quán nước, khi Lão Hồ Tôn biểu diễn tuồng ảo huyền, gã cũng chỉ ngồi phệt dưới đất và coi được một khúc ngắn… Tới đoạn người thiếu nữ chui ra từ lỗ mũi rồi bắt đầu ngâm mấy câu thơ và trò chuyện với thư sinh, gã bỗng cảm thấy mệt nhọc quá! Có lẽ vì đi đường xa gánh nặng, hay là vì Lão Hồ Tôn không muốn cho gã nhìn thấy nhiều hơn?… Gã bỗng thấy đôi mí mắt như nặng đến mấy cân, cứ ríp lại, nên gã đã gục đầu xuống đầu gối, hai tay ôm đầu ngủ khì… Vả lại, từ thuở nhỏ, gã sống lang thang cô quạnh, ít để ý đến đàn bà cùng chuyện tình duyên, nên có thể rằng gã thấy cái màn “Tình tự duới hoa” chẳng có gì hấp dẫn…

Nhưng tới khi ngồi trên bờ sông, nhìn những luồng hào quang vàng toả ra từ thân hình Cuồng Huệ, cùng trận mua hoa lờ mờ do câu niệm Phật của Thạch Sanh… thì gã bị một ấn tuợng mạnh mễ thực sự. Tuy gã chỉ nhìn thấy lờ mờ nhung bấy nhiêu cũng đủ rồi, khiến gã muốn nảy tâm chứng nghiệm thực sự… Gã thầm tự nhủ: “Ghê chua! Ghê hồn chua! Thì ra… tu hành là nhu vậy… Là đi tới chỗ có thể ngồi và phóng hào quang sáng chói… Hùm… Nhung hào quang là gì? Hào quang chính là Lửa… một thứ Lửa cao siêu vi tế… Và có lẽ Trí Huệ tuyệt vời cũng là hào quang, nên nhiều khi nó mới có vẻ mờ mịt… Ha, ha… đúng là nhu vậy rồi, không thể khác đuợc… Nhu vậy,… thì cái cuốn Kinh u Ba Ni Sát… chủ truơng rằng vũ trụ này là do Nuớc dụng lên… chỉ là láo khoét… cốt che mắt luờng gạt nguời đời… Và cuốn Kinh Vệ Đà dạy rằng vũ trụ là do Lửa dụng lên mới đúng là chân thực… Ha, ha… Lửa vạn tuế… vạn tuế”.

Thế rồi gã nảy tâm muốn hạ thủ công phu thiền quán để chứng nghiệm, để có thể ngồi phóng quang sáng ngời…

Nhưng tội nghiệp cho gã! Chỉ vì duyên nghiệp nặng nề, căn cơ kém cỏi, nhung lại nhiều tụ phụ, hay đa nghi, không chịu học hỏi kỹ nguời khác cũng nhu không biết suy nghĩ kỹ càng… Thực ra, trong việc lựa chọn pháp môn tu hành, một nguời căn cơ nhu gã chỉ nên đi theo con đuờng thờ-phuợng-lễ-lạy-cầu-nguyện, cộng thêm với sụ tụng niệm một hai câu thần chú của Vệ Đà Giáo để chiêu cảm ân điển cùng sức gia trì của Thần Shiva hoặc Thánh Mầu Kali, thì lần lần tiến buớc đuợc… Đằng này không. Gã đã tự ý chọn thiền quán, tức là con đuờng của Trí Huệ trong khi gã là một kẻ rất dễ hồ đồ. Rồi trong khi tự suy luận, gã đã phạm nhiều lỗi lầm nặng nề… Thú nhất là gã chua hề bao giờ nghĩ tới cái lẽ Nhất nhu cùng biến hoá của pháp giới này, chua thể hiểu rằng pháp giới chỉ là do những màn thiên la võng hào quang của tâm thức xoay-vần-miên- viễn rồi biến hiện mà kết tập nên, và tuỳ theo nghiệp lực của chúng sanh chiêu cảm, hào quang tâm thức có thể làm phát hiện đủ mọi thứ, phát hiện lửa cũng nhu phát hiện nuớc, hoặc gió, hoặc đất, hoặc hu không… Lỗi lầm thứ hai là căn cơ của gã không phải là căn cơ của Cuồng Huệ, cũng chẳng phải căn cơ Thạch Sanh. Căn cơ gã không thể đem so sánh với hai căn cơ kia đuợc. Vì một nguời vốn sanh từ giọt nuớc mắt Đại Bồ Tát, nên có một hình hài gần nhu huyễn hoá. Còn nguời kia đã nhiều kiếp xuất gia tu hành theo chánh pháp, và đã từng đạt tới Đệ Tam Thiền… Trong khi gã thì mới chỉ lãng đãng tu tập trong vài kiếp, lại tu tập giữa một rừng tà-kiến hồ đồ và đầy rẫy sụ mong cầu… Sau cùng, gã hoàn toàn khiếm khuyết giới hạnh, nên khó thể tu thiền quán…

Âu cũng là do duyên nghiệp đua đẩy. Khiến sau này, gã lâm vào một cơn kiếp nạn, một thứ tẩu hoả nhập ma khá trầm kha…

Một lần, gã hỏi Cuồng Huệ về con đuờng thiền quán… Gã nói:

-Trước kia, khi Đại huynh mới bước vào thiền quán, Đại huynh thiền quán cái gì? Quán chóp mũi, hơi thở… hay một thứ gì khác?

Cuồng Huệ đã thẳng thắn trả lời:

-Đệ thực ra có biết gì đâu về thiền quán. Cũng chẳng có ai chỉ dạy… Bắt đầu, đệ chỉ chú tâm quán cái thân mình lúc đứng tắm bên bờ giếng trong chùa. Khi thấy rõ rồi, đệ chuyển sang quán nước…

Gã kia kêu lên:

-Quán nước?

-Vâng quán nước… Quán tất cả các thứ nước lưu chuyển trong thân mình, máu huyết đờm rãi nước bọt tân dịch thân mình, rồi quán nước bên ngoài, ở ao hồ sông ngòi, nước ở biển, nước ở các hương thuỷ hải tại các cõi trong pháp giới… Lần lần thấy các thứ nước đó đều chẳng một chẳng khác, và trong cơn thiền định, làm phát hiện nước mênh mông chung quanh mình…

Trảm Tứ Cú ngồi im lặng nghe, không hỏi thêm gì nữa. Trong lòng phân vân, pha chút hồ nghi. Gã linh cảm thấy pháp môn quán nước ấy đối với gã hình như không thích họp… Con đường đó có lẽ dài xa và diệu vợi quá chăng? Có thể trong tâm thức gã, đã có sẵn một thứ định ý muốn quán về Lửa, ưa thích quán về lửa… Gã cũng hay suy nghĩ về lửa, về Lửa đại, về các thứ ấm trong thân gã, về các thứ lửa trong thế gian… Và nghĩ rằng sự quán chiếu này chắc sẽ thu ngắn con đường tu tập.

Dọc đường và qua mấy đêm trằn trọc, gã thường suy nghĩ về việc này, nhưng trong dạ vẫn phân vân… Một đêm, gã bỗng nhớ lại một sự việc bấy nay quên lãng, khiến gã ngồi bật dậy, trong đầu như xẹt một tia sáng và trái tim đập rộn ràng… Hồi còn làm sãi chủ tại ngôi đền, có một buổi chiều, một tay Bà La Môn lang bạt tới đền xin tá túc một đêm. Tay nầy hình dung cổ quái, râu tóc bù xù, mang sợi giây đeo cổ của giòng Phạm Chí, và hay cười khà khà. Tối hôm đó, khi chủ khách ngồi trỏ chuyện dưới ánh nến, trước nơi chánh điện, người Bà La Môn bất thần rút từ tay nải ra một cuốn sách mỏng nhầu nát, màu giấy vàng khè, rồi bảo gã rằng:

-Này Sãi chủ, Sãi chủ đọc nhiều Kinh sách, nhưng không hiểu Sãi chủ đã coi qua cuốn sách nhỏ này chưa?

Sãi chủ tiếp lấy cuốn sách nhẹ hều, bên ngoài đề mấy chữ: “Nhật Nguyệt Hoả Xà Bí Pháp”, lật coi bên trong chỉ có mấy trang chữ chi chít cùng tấm đồ hình chỉ cách thức dụng công… Gã liền ngồi lẩm nhẩm đọc mấy trang chữ li ti, nhưng chưa kịp đọc hết trang thứ 2 thì người Bà La Môn đã vươn tay dựt lại cuốn sách. Vừa cất vào tay nải, vừa cười nói:

-Tôi ngắm nhìn cung cách của Sãi chủ, thì thấy rằng lúc này, Sãi chủ chưa đủ túc duyên tiếp nhận bí-pháp này. Nên chưa cần đọc nhiều…

Trảm Tứ Cú thấy khó chịu về thái độ bất chợt và sỗ sàng của Bà La Môn, nhưng nể tình chủ khách nên chưa có phản ứng gì… Thì Bà La Môn đã ghé đầu tới gần như muối tiểu di điều gì, rồi bỗng nhiên chẳng nói chẳng rằng, lấy đầu cụng mạnh vào đầu gã khiến gã té ngửa… Rồi bật tiếng cười lớn, khệnh khạng đi ra phía hiên sau, nằm lăn dưới đất ngủ ngáy ầm ầm… Tới sáng tinh sương, đã bỏ đi mất tiêu, chẳng thèm cáo từ gã…

Sự việc ấy khiến gã bực tức khó chịu đến một tháng trời, nhưng rồi gã cũng chậc lưỡi quên đi. Cũng dấu nhẹm chẳng nói cho một ai biết… Vì bực tức, nên gã chẳng thèm nhớ lại mấy câu đã đọc trong cuốn bí-pháp, cũng không nghĩ đến nữa. Vã lại, hồi đó, gã đương hăng say đọc Kinh sách để tìm lý giải về cỗi nguồn của cái vũ trụ mờ mịt này, nên ít lưu tâm tới bí-pháp tu luyện… Nhưng lúc này, giữa canh trường trằn trọc, bất giác những hàng chữ ấy lại thảng thốt nổi lên từ tiềm thức gã. Mấy hàng chữ đó đại để như sau:

“Trong vòm Tiểu Thiên Địa này, nơi dưới chiếc xương cùng của Tu Di, ngay gần chỗ sanh-tử-huyền-môn, là chiếc hang thần trong đó, con Rắn Thần cuộn khúc nằm ngủ từ thời khai thiên lập địa. Nó là hiện thân tụ hội của những luồng khí Thái Âm phát xuất từ trái đất này, và cũng là con thần vật của Thánh Mầu Kali. cần đánh thức con Rắn dậy, khiến nó thè chiếc lưỡi lửa, trườn mình bò lên con đường mong manh như sợi tơ ở giữa núi Tu Di rồi lên tới đảnh đầu. Như thế, những luồng khí Thái Am sẽ giao hợp với những áng mây trời thuần dương, Thánh Mầu Kali sẽ nằm gọn trong cánh tay của Thần Shiva, và cánh cửa nhà Trời sẽ hé mở. Được trường sanh bất tử và nhiều quyền năng.

Nên kẻ tu sĩ Bà La Môn có giỏng cao quý cần thờ phượng quán chiếu lâu đài Thánh Mầu Kali cùng Thần Shiva. Rồi dùng hơi thở như chiếc chìa khoá đi vào hang thần, Dùng lỗ mũi trái hít một hơi dài luồng khí Thái Âm của mặt Trăng, đưa luồng khí đó vằn vèo theo guồng trục Tu Di, đi sâu xuống hang thần. Giữ yên luồng khí ở đó, càng lâu càng tốt. Đe đánh thức con Rắn. Rồi nhẹ nhàng, từ từ, nhíu các thớ thịt nơi bụng dưới để khoá kín sanh-tử-huyền-môn, dùng hơi thở và tâm tưởng đẩy Rắn phải ngóc đầu lên đi vào con đường giữa núi Tu Di… Tới khi thở ra, thì dùng lỗ mũi phải, vốn thuộc về mặt Trời…”

Gã chỉ nhớ được có vậy, vì chỉ mới đọc đến đó… Song gã tủm tỉm cười một mình trong đêm tối, nghĩ rằng như vậy cũng tạm đủ. Và dọc đường tu tập, gã tin rằng sẽ phăng ra những chỗ thiếu sót…

Và từ đêm đó cùng những đêm kế tiếp… gã bắt đầu hạ thủ công phu. Hạ thủ miên man và hăng say…

Một buổi chiều tà, sau một ngày lẽo đẽo trên con đường cát bụi đỏ, họ dừng chân dưới một tàng cây ven đường.

Nơi đây là một vùng thôn dã gần sông Hằng, có nhiều thửa đất trồng toàn ngô bắp, xen lẫn với những cây hướng dương đã bắt đầu nở những chiếc hoa vàng choé to bằng cái bát. Gần đó là một khu rừng trúc nơi giữa đột khởi lên mấy thân cây thẳng tắp cao vút có tàng lá trông rất thanh tao. Những chiếc lá nhỏ màu xanh bạc, và tuy trời chiều chứng gió oi bức, song những chiếc lá vẫn không ngừng lắt lay rung động, lấp lánh dưới ánh chiều tà… Càn Thát Bà vốn thích cây cỏ, lúc đó ngồi dựa lưng vào một gốc cây, hắn đưa mắt nhìn những cây đó một hồi lâu, rồi cất tiếng hỏi bâng quơ:

-Này… mấy cái cây cao vút đó, không biết là cây gì vậy?

Chắc hẳn có ý hỏi Phi Ly. Nhưng gã này vẫn thất thần, chẳng lưu ý gì tới cảnh ngoài, nên chỉ ủ rũ ngồi im. Bát La Hoa bỗng nói:

-Đệ cũng chẳng biết là cây gì. Nhưng trông nó giống như cây bạch dương, không biết có đúng là bạch dương không?

Càn Thát Bà cắt ngang:

-ừa… thì cứ cho nó là bạch dương đi. Không phải là bạch dương hay đúng bạch dương, thì cũng cứ cho là bạch dương đi, có xá gì một cái tên gọi… Nhưng này, ngươi nhìn mấy cây đó có thấy gì lạ không…? Trời chiều nay chẳng có một hột gió, mà thấy mấy chiếc lá vẫn cứ run rẩy, rung rinh không ngớt, lấp lánh như nạm bạc vậy… Hay là tại nó run sợ cái gì, run sợ vì đêm xuống…

-Chắc không phải vậy đâu. Dầu nó có run sợ cái gì!.. Nhưng… đệ có nghe người dân bản xứ nói rằng nơi nào có những cây đó, là loài rắn độc hay luẩn quẩn lắm, vì… hình như chúng nó rất thích xơi những lá này…

Càn Thát Bà cười hăng hắc:

-Thiệt hả?

-Thiệt chứ… Không hiểu sao, nhưng là vậy đó…

Vừa nói, gã vừa đứng dậy, sửa soạn đi thỉnh chuông. Càn Thát Bà vội nắm tay gã, nói với:

-Khoan, nghe ta nói đã… Có vậy thôi mà ngươi cũng không hiểu. Nhưng ta thì ta thông suốt rồi… Ta đoán rằng… cái loài rắn đó, chúng suốt đêm chỉ đi mò mẫm cóc nhái và những cái gì có thở phì phò hoặc ngọ nguậy… Mà những chiếc lá này lại có cái tật hay rung rinh ngọ nguậy. Nên chúng nó đớp tuốt… Nhưng ta… hi… hi ta không phải là rắn, mà cũng ưa thích thứ lá này… Vì sao? Chắc là ngươi không biết nổi.. Chỉ là vì nó cứ hay lắt lay cựa quậy, y hệt cái tâm của ta vậy… Và mỗi khi nhìn chiếc lá rung rinh, ta lại thấy y như cái tâm lắt lay rung động vậy… Thôi, đi thỉnh chuông đi…

Sau khi nghe hồi chuông dài ngân nga, Thạch Sanh liền ngồi, tĩnh tọa niệm thầm câu Phật hiệu… Chàng niệm được chừng 2 trống canh, thấy trong mình mệt mỏi lạ thường, khác mọi ngày… Nên ngả lưng xuống cỏ xanh thiếp một giấc ngủ chập chờn… Bỗng rơi vào một giấc mơ kỳ lạ.

Thấy mình đang đi trên một vùng cỏ xanh bát ngát, thân mặc một chiếc áo ngũ sắc, tay phe phảy chiếc quạt lông chim dài rất đẹp, có ánh mặt trời in bóng chàng đổ dài lêu nghêu trên mặt cỏ… Khi đi tới một vùng núi, bỗng có tiếng người nữ thất thanh vọng ra từ kẽm núi:

-Cứu tôi với… cứu tôi với… có kẻ muốn giết tôi…

Rồi một bóng người bận áo trắng chạy vụt ra từ kẽm núi, mớ tóc dài đen sổ tung rũ rượi… thì ra là công chúa Mỵ Ê, nét mặt tiều tuỵ, mặt đầy nước mắt. Nàng giơ tay áo chùi mặt, lặng nhìn chiếc bóng đổ dài của Thạch Sanh, rồi len lén cất chân, đứng ẩn mình vào bóng Thạch Sanh. Lúc ẩn mình vào bóng, nàng như thấy bớt run. Nàng ngẩng mặt nhìn Thạch Sanh, kêu khẽ:

-Sư phụ… sư phụ có nhận ra tôi… không?

Thạch Sanh ngạc nhiên, lùi chân mấy bước, khiến Mỵ Ê lại ra ngoài chiếc bóng. Nàng run rẩy trở lại, rồi lại bước tới để núp vào bóng. Vừa cất tiếng năn nỉ:

-Sư phụ không nhận ra tôi sao?… Sao nỡ nhẫn tâm như vậy?… Phải khởi tâm Từ để cứu tôi… Hãy cứu tôi… Có kẻ muốn giết tôi, đương đuổi theo tôi đấy… sắp đến kia kìa…

Nhưng không hiểu sao chàng vẫn đứng trơ như một pho tượng đá. Chàng chẳng thốt nổi một lời… Mỵ Ê lại nói:

-Hừ… Nhẫn tâm thực… Thấy người chết cũng chẳng thèm giơ tay… Nếu như vậy, thì hãy trả lại tôi cái vật ấy đi… Trả lại tôi tấm gương, nhặt ở suối Lộ Tuyền ấy… Sư phụ còn giữ nó làm gì… Trả lại tôi, để tôi đem chuộc mạng mà… Trả lại tôi đi… Đó là tấm gương Như-Thật-Bất-Không của lòng Đại Bi đó… Sư phụ không đáng giữ tấm gương đâu…

Rồi Thạch Sanh vẫn đứng yên, chẳng nói lời nào nàng bỗng oà khóc và chạy tới gieo người vào chàng, như muốn chui vào thân chàng… Thạch Sanh không kịp tránh né, thì nàng đã tan biến mất hút…

Thạch Sanh giựt mình thức dậy, thấy cổ đẫm mồ hôi. Bần thần giây lâu, chàng rút từ trong bọc ra tấm gương nhỏ, ngắm nhìn một hồi, rồi tay cầm tấm gương, chàng lại đắm mình trong câu niệm Phật. Ý chừng chàng cầu xin Đức Phật từ bi duỗi lòng che chở cho nàng… Một giọt nước long lanh chảy dài nơi gò má…

Buổi trưa hôm đó, dọc đường, họ đi ngang một thị trấn khá đông đúc. Chợt nhìn thấy một cửa hàng treo tấm biển: “Nơi đây bán đủ các thứ hương, đây là xứ sở của mùi Hương”, Thạch Sanh bỗng nhiên dừng chân, nhờ Bát La Hoa vào mua một bọc các thư hương… Suốt ngày đó, chàng chẳng nói một lời, chỉ lâm râm câu Phật hiệu.

Tới chiều xuống, họ nghỉ chân nơi một cánh rừng nhỏ… Trên thinh không, mảnh trăng non ló mọc, và trong gió chiều, thấy ngào ngạt mùi hương của hoa cỏ. Càn Thát Bà cứ đứng hin hỉn mũi… Hắn chưa kịp nói gì, thì Bát La Hoa đã cất tiếng:

-Đây là mùi hương của hoa nguyệt quế. Rừng này, chắc có nhiều nguyệt quế…

Gã đã đi buôn hương, nên rành về mùi hương… Thạch Sanh cũng đứng yên hồi lâu, thấy ngạt ngào mùi hương não nùng giữa trời đêm nhiệt đới… Bỗng sực nhớ một lời nói của vị sư già tại chùa Hoá Độ: “Một người Sa Môn, khi ngửi một mùi hương, nếu khởi tâm thấy là thơm, thì đã phạm giới rồi…” Chàng bèn dằn tâm lại, rồi thong thả bước

đi lang thang về phía cánh rừng. Hồi lâu, thấy chàng trở lại, trong tay cầm một cành nguyệt quế… Chàng lục trong khăn gói của Bát La Hoa, lấy ra bọc hương mua ban trưa. Rồi cả hai người đều châu đầu lại cởi bọc hương, lần lượt mở nút những chiếc ve nhỏ đựng hương… Bát La Hoa vừa mở nút chai, vừa giải thích:

-Đây là mùi hương chiên đàn, đốt lên có thể giải trừ những phiền nào… đây là hương trầm thuỷ giải trừ lòng kiêu mạn… đây là hương linh lăng có thể giải trừ chứng nóng lạnh… đây là hương tô họp để giải trừ lòng tham dục… hương uất kim có thể triệu tập các quỷ thần… đây là…

Thấy gã nói thao thao, Càn Thát Bà và Cuồng Huệ cũng xán tới. Càn Thát Bà lấy tay nhón những bột hương, trầm trồ:

-Ta cũng không ngờ ở miền trần gian ô trọc này, lại lắm thứ hương đến thế…

Thạch Sanh rút từ bọc ra tấm gương ngày trước nhặt ở suối Lộ Tuyền. Chàng nhờ Bát La Hoa lấy nước trộn các thứ hương, rồi chàng lựa một cọng cỏ khô, dùng làm bút nhúng vào mực hương, trang trọng viết lên tấm gương mấy chữ nhỏ: “Kính đàn ĐẠI BI Như Thật Bất Không”

Mấy người chăm chú theo dõi, nhưng không ai cất tiếng hỏi han cả…

Viết xong, chàng đổ hương vào một chiếc bát sành sạch sẽ, đánh lửa đốt hương toả khói mờ mịt, rồi cầm tấm kính đàn để vào xông hương… Xông một hồi lâu rồi chàng cầm gương nơi tay trái, giơ ngang lên phía trước ngực, rồi lớn tiếng niệm 108 lần câu hồng danh: “Nam Mô Đại Phù Đồ Phật”, như phổ thần-lực của Phật cùng nguyện-lực của chàng vào tấm gương… Chàng niệm thong thả và sau mỗi câu niệm, tay phải chàng cầm cành hoa nguyệt quế lại đập nhẹ vào tấm gương…

Niệm xong xuôi, chàng lục bọc lấy ra tấm áo cà sa rách, xé lấy một miếng to vải vàng, trải dưới đất bên cạnh một thân cây… vầng trăng non le lói, khiến mặt kính đàn sáng long lanh… Rồi chàng ngồi tĩnh tọa ngay ngắn trước kính đàn, miệng niệm thầm câu Phật hiệu không ngớt xoay vần trong tâm thức, đôi mắt chăm chú nhìn vào tấm gương… Mấy người đều im lặng theo dõi, họ đã quen với những điều kỳ diệu xảy ra từ Thạch Sanh, nên lần này cũng vậy, họ nhìn tấm gương, chờ đợi điều kỳ lạ…

Chàng niệm thầm và quán chiếu độ non hai trống canh, thì mặt gương bỗng gợn sóng hào quang… rồi lần lần hình ảnh hiện lên rõ mồn một… Hình ảnh một miền núi thanh tú khởi lên giữa biển khơi. Trên đỉnh núi, một vùng đất rộng, nhiều hoa thơm cỏ lạ cùng những giống chim nhiều mầu cất tiếng líu lo bao quanh một chiếc am thanh nhã. Giữa sân am, một chiếc hồ sen khá lớn, ven hồ một phiến đá nhẵn bóng như gương. Một đồng tử, trạc 17, 18 tuổi, đầu để trái đào, ngồi xếp bằng cạnh phiến đá, đương lần giở một cuốn Kinh đặt trên phiến đá… Bìa Kinh ghi: “Đại Phù Đồ Du Hý Thần Thông Biến Hoá Kinh”. Nét chữ rất rõ ràng…

Đồng Tử tụng Kinh lớn tiếng. Bỗng tụng đến câu: “Vô lượng vô số cõi nước, có cõi có Phật, có cõi vắng Phật, nhưng tất cả đều kết lại thành một bông Đại Bửu Liên Hoa chói loà quang minh, mọc lên giữa biển Nhuỵ Quang Tràng Hương Thuỷ Hải…”

Đồng Tử ra chiều phân vân nghĩ ngợi… Dưới hồ sen, ngay cạnh phiến đá, một con cá vàng lớn nổi lên trên mặt nước, chiếc đuôi ve vảy, đôi mắt mở lớn như nghe lời Kinh.

Đồng Tử bỗng đứng dậy, vẻ mặt băn khoăn, đứng nhìn hồi lâu con cá vàng, rồi chậm rãi bước về phía nhà trù… Y với tay lên ngăn vác, cầm một chiếc lọ sành men xanh, ngoài để mấy chữ: “Quỳnh dịch luân, hồi tỉm”. Ngắm nghía giây lâu, rồi lại đặt trên vách, bước trở ra nơi phiến đá. Nhưng chỉ giây lát, lại trở lại nhà trù, cầm lọ rượu, lắc lắc nghe tiếng rượu sóng sánh, rồi ngửa cổ tợp một hơi dài… Trở ra ngồi tụng Kinh, nhưng rồi ngủ gục xuống phiến đá…

Trong giấc ngủ, chắc là mộng thấy một cảnh dữ, nên Đồng Tử bỗng thét lên một tiếng rồi tỉnh giấc. Nhưng trong cơn mơ màng, cánh tay y quơ mạnh lật đổ cây đèn, khiến dầu đổ lênh láng và cuốn Kinh bốc cháy bừng bừng. Y sợ hãi cuống quýt, vội lấy tay gạt đèn rớt xuống hồ, rồi hai tay cầm cuốn Kinh ôm chặt vào ngực, ngây người như một pho tượng, đôi mắt đầy lệ… Còn chiếc đèn rớt xuống hồ, đã đập đầu con cá vàng đang nghe Kinh…

Giữa lúc đó, hai đạo hào quang bay vụt ra, lãng đãng trôi xuống miền nhân thế, như hai vì sao lạc. Một đạo màu xanh, có pha sắc tím vàng, rớt nơi hoàng cung của xứ Phong Châu. Còn đạo kia, màu vàng ửng, pha tia đỏ, rớt vào một thôn xóm gần đó, vào một căn nhà tranh nghèo nàn.

Hình ảnh trong kính đàn lần lần mờ nhạt, không còn gợn sóng hào quang… Lúc này, Thạch Sanh thấy trong lòng xúc động dị thường, không nhiếp nổi tâm nữa, chàng đành ngưng câu niệm Phật và từ từ xả quán chiếu tấm gương. Chàng lẩm bẩm: “Thì ra là như vậy… Ta là như vậy, và nàng công chúa như vậy… Chỉ là một chuỗi nhân quả triền miên, chẳng biết khởi đầu từ chỗ nào, rồi chấm dứt nơi đâu… Một chuỗi tiền oan túc trái dằng dặc, nhớ nhớ quên quên, vay vay trả trả… Biết làm sao ra khỏi?” Chàng bỗng nghe tiếng chim di động xào xạc trong lùm cây, rồi một lát sau, ánh mặt trời đã đỏ loé phương đông, nơi cuối cánh rừng đầy hoa nguyệt quế…

Chàng từ từ đứng dậy, xụp lễ tấm kính đàn, rồi trang trọng bọc tấm gương vào miếng vải vàng cất vào bọc nơi ngực… Mấy người kia, trừ Trảm Tứ Cú và Phi Ly, đều ngồi theo dõi vụ gợn sóng hào quang trong kính đàn, và tới trời sáng, họ vẫn lặng lẽ không cất tiếng hỏi han… Càn Thát Bà, vốn tính thích truy vấn cùng nói ngang dọc, nay cũng im lặng… Hắn chỉ lầu bầu trong miệng: “Như thật bất không, Như thật bất không…”… Nhưng họ đều hiểu rằng hình ảnh trong gương là một chặng đường tiền kiếp của Thạch Sanh, và kính đàn đó là một tấm gương túc mạng… Và có thể cũng là kính đàn của những việc vị lai?…