Hoa Sen Với Đức Cao Cả Của Đức Phật
Hoa sen, biểu trưng của Phật giáo, thường dùng để ví von với đức tính cao cả, tướng mạo trang nghiêm, đẹp đẽ, quang minh, hiền diệu, mỉm cười tươi tắn và cả sự ra đời hết sức hiếm có của đức Phật Như Lai.
Trong Bộ “Phật Thuyết Bình Sa Vương Ngũ Nguyện kinh” dùng hình ảnh trân quí của Thiên diệp kim sắc liên hoa để ví với đức Phật, kể rằng:
Lúc bấy giờ quốc vương của thành Vương Xá là Bình Sa Vương thường phát năm nguyện vọng: một nguyện là mình làm vua khi còn trẻ; hai cầu trong nước có Phật; ba khiến mình thường được ra vào nơi Phật ở; bốn thường được nghe Phật thuyết kinh; năm mở rộng diệt trừ được các tật xấu của tâm sau khi nghe kinh, đắc quả Tu Đà Hoàn. Sau này, cả năm nguyện vọng của Bình Sa Vương đều được mãn nguyện.
Một hôm, người bạn tốt của ông là Phất Già Sa Vương ở nước láng giềng mang một đóa hoa Kim sắc Liên hoa có ngàn cánh đến tặng cho ông, ông viết bức thư trả lời: “Nếu như ông muốn tặng ta kỳ trân dị bảo, thì không cần làm phiền ông, bởi vì ông trong nước ta có rất nhiều vàng bạc châu báu, không cần tặng thêm, hiện nay ở nước ta lại có một đóa hoa người rất trân quí, hiệu là Phật Đà, thân “tử ma kim sắc” (màu vàng tía), có 32 loại hảo tướng tốt”.
Đặc tính dịu dàng nhu thuận của hoa sen, tượng trưng của hòa bình, vào thời cổ đại ở Ấn Độ, nếu quốc vương của hai nước trao tặng nhau hoa sen là tượng trưng cho sự hòa bình. Như trong quyển thứ 15 của “Đại Trí Độ Luận” nói rõ chư Phật bình đẳng, nhưng dùng hoa sen để cúng dường lẫn nhau cũng là tùy thuận theo ý này:
“Hỏi rằng: ‘Chư Phật bằng nhau, không cầu sự tin tưởng, vì sao lại lấy hoa làm tin?’
Đáp rằng: ‘Vì tùy thế gian pháp mà làm, như quốc vương hai nước tuy ngang nhau về lực và thế, mà vẫn tặng hoa cho nhau, cũng là biểu thị tâm thiện nhuyễn (hiền lành dịu dàng), nên lấy hoa làm tin\”
Trong kinh điển thường dùng hoa sen để hình dung đức tính cao cả của Phật Đà, như trong quyển thứ nhất của “Kim Cang Minh Tôi Thắng Vương kinh” hoặc trong quyển thứ nhất “Đại Trí Độ Luận”, miêu tả thân của đức Phật là vi diệu chân kim sắc, hào quang phổ chiếu như kim sơn, thanh tịnh nhu nhuyễn như Liên hoa (thân Phật có màu vàng rất đẹp, hào quang tỏa sáng như tòa núi vàng, thanh tịnh dịu dàng như hoa sen).
Trong kinh điển cũng thường dùng hình dáng và màu sắc cánh hoa của Thanh Liên hoa để ví với mắt Phật, như trong quyển thứ nhất của bộ “Phúc Cái Chính Hành Sở Tập kinh” ghi: mắt của đức Phật to như cánh hoa sen xanh, hào tướng ở giữa hai mây như trăng tròn mùa thu.
Trong kinh điển thường dùng hoa sen để ví với 32 tướng tốt của Như Lai, như trong quyển thứ tư của “Kim Cang Minh Tối Thắng Vương kinh”ghi: Lưỡi (thiệt tướng) của Như Lai to, dài và rất mềm mại, ví như hoa sen đỏ trồi lên mặt nước; Còn trong quyển thứ 49 “Hoa Nghiêm Tùy Lưu diễn nghĩa sao” ghi: tay và chân của Thế Tôn tròn đầy như ý, mềm mại rực rỡ như màu của hoa sen. Còn quyển thứ 109 bộ “Đại Bảo Tích kinh” viết, dung sắc diện mạo của Như Lai Thế Tôn, cũng giống như hoa sen nở vào buổi sáng, trang nghiêm đẹp đẽ, quang minh hiền diệu, mỉm cười tươi tắn.
Kinh điển cũng lấy sự hiếm có của hoa sen trắng (Bạch Liên hoa) để ví với việc đức Phật ra đời là hết sức hiếm có. Như trong quyển thứ 2 của “Phúc Cái Chính Hành sở tập kinh” viết: Thế Tôn như là hoa sen trắng, có thể chở được hết thảy chúng sinh…. Lúc bấy giờ Thế Tôn dơ tay vàng lên, như hoa sen nở, lại nói Như Lai ra đời, rất khó gặp được cũng như Ưu Đàm Bát La hoa vậy.
Quyển 4 “Phân biệt công đức luận”, đức Phật nói với A Nan: “Như ta ngày nay, sự thanh tịnh của xác thịt không ai bằng ta, cũng giống như hoa sen không dính bùn lầy Hoa sen thường được dùng ví dụ vậy”.
Quyển thứ 35, Trung A Hàm kinh, hình dung đức Phật: “Cũng như trong các loài hoa dưới nước, hoa sen xanh là đệ nhất”.
Quyển thứ 23, Trung A Hàm kính ghi: “Tâm của đức Phật như hoa sen, từ thế gian pháp mà ra, nhưng lại không nhiễm thế gian pháp”.
Bởi vậy mới nói hoa sen có hàm ý rất sâu sắc, nên trong kinh điển gần như tất cả cũng dùng hoa sen để ví với các đặc đức của chư Phật, Bồ Tát.