Hoa Sen Biểu Tượng Của Phật Giáo

Hoa sen, có thể nói là tượng trưng của Phật giáo. Ngoài việc bảo lưu hình thái thế gian, đức Phật tiến thêm một bước giải thích, đem đặc tính sinh trưởng của hoa sen gán cho ý nghĩa sâu sắc hơn, tương ứng với Phật pháp, ví như hoa sen mọc từ bùn đất mà không nhiễm, thanh tịnh vi diệu.

Trong quyển thứ 8 “Đại Trí Độ Luận” chép: “…Trên mặt nước có một thiên thủ nhân, với hai ngàn tay chân, tên là Vi Nữu (Vishnou). Trong rốn người này mọc ra hoa sen quí màu vàng có ngàn cánh (nguyên văn: Thiên diệp kim sắc diệu bảo liên hoa), hào quang sáng rực rỡ, như cả vạn mặt trời cùng chiếu. Trong hoa có người xếp bằng ngồi kiết già, người này cũng có hào quang rực rỡ vô lượng tên là Phạm Thiên Vương… Phạm Thiên Vương ngồi trên hoa sen, là nguyên nhân mà chư Phật quá khứ cũng thuận theo thế tục, xếp bằng ngồi kiết già trên tòa sen báu”.

Trong thần thoại Ấn Độ, vị sáng tạo ra vũ trụ là thần Phạm Thiên (Bhrama) ngồi trên hoa sen, tượng trưng cho sự cao quí thánh khiết, vì thế chư Phật cũng tùy thuận thế tục, cũng ngồi trên hoa sen, và cũng giống như hình thái của Thiên diệp bảo liên hoa mọc ra từ rốn của Vishnou, từ rốn của đức Phật cũng mọc ra các hoa sen quí,

Như trong quyển thứ 9 của “Đại Trí Độ Luận” ghi, lúc bấy giờ từ rốn của Thế Tôn mọc ra các hoa sen báu (Bảo liên hoa), như kệ viết: “Thanh quang lưu ly kinh, Thiên diệp hoàng kim sắc,… Tùng thị Phật tê trung, triển chuyển xuất bảo hoa, hoa hoa giai hữu tà, tòa tòa các hữu Phật…” (Thân trong suốt sáng xanh, ngàn cánh hoa vàng rực,… là từ trong rốn Phật, xoay chuyển ra hoa báu, mỗi hoa đều có tòa, mỗi tòa đều có Phật…”

Quyển thứ 23 “Thanh Bạch liên hoa dụ kinh” bộ “Trung A Hàm kinh”, dùng hình ảnh hoa sen sinh từ trong nước mà không dính nước để ví với Như Lai xuất hiện nơi thế gian không nhiễm thế gian: “Do như thanh liên hoa, hồng xích bạch liên hoa, thủy sinh thủy trưởng, xuất thủy thượng nhi bất trước thủy, như thị Như Lai thế gian sinh thế gian trưởng, xuất thế gian hành bất trước thế gian pháp”.

Trong bộ “Văn Thù Sư Lợi Tịnh Luật Kinh – Đạo Môn Phẩm” viết: “Nhân tâm bản tịnh – tu xứ uế trọc, tắc vô hà tì, do như nhật minh bất dữ minh hợp, dực như liên hoa bất vi nê trần chi sở chiêm ô”. Tâm ta vốn sạch, dù ở nơi nhơ bẩn có không một tì vết nhỏ, cũng như ánh sáng của mặt trời với sự tốì tăm, cũng như hoa sen không bị nhiễm dơ bởi bùn đất).

Quyển thứ 15 bộ “Nhiếp Đại Thừa luận thích” lại dùng bốn đức tính của hoa sen là: Hương (thơm), Tịnh (sạch), Nhu nhuyễn (mềm mại), Khả ái (đáng quí), để ví với tứ đức của chân như pháp giới Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Hoa sen để đặt tên cho kinh để ví với sự thanh tịnh, vô nhiễm, trang nghiêm của pháp môn, như “Diệu Pháp Liên Hoa kinh”, “Bi Hoa kinh”. Còn trong các bộ “Hoa Nghiêm kinh”, “Phạm Võng kinh”., cũng có thuyết về thế giới Liên Hoa Tạng;

Mật giáo cũng dùng hoa sen tám cánh (Bát Diệp liên hoa) làm trung đài của Mạn Đà La trong Thai Tạng giới, dùng hoa sen biểu thị cho tâm liên vốn có (bản hữu) của chúng sinh.

Ngoài ra, cũng dùng hoa sen để đặt tên cho kinh để ví với sự thanh tịnh, vô nhiễm, trang nghiêm của pháp môn, như “Diệu Pháp Liên Hoa kinh”, “Bi Hoa kinh”.

Còn trong các bộ “Hoa Nghiêm kinh”, “Phạm Võng kinh”., cũng có thuyết về thế giới Liên Hoa Tạng; Mật giáo cũng dùng hoa sen tám cánh (Bát Diệp liên hoa) làm trung đài của Mạn Đà La trong Thai Tạng giới, dùng hoa sen biểu thị cho tâm liên vốn có (bản hữu) của chúng sinh.

Tam bộ của Thai Tạng giới Mật giáo gồm Phật Bộ, Liên Hoa Bộ, Kim Cang Bộ. Liên Hoa Bộ, gọi tắt Liên Bộ, đại biểu cho bồ đề tâm thanh tịnh mà chúng sinh vốn có, lại dùng để biểu thị công đức đại bi tam muội của Như Lai.

Chúng sinh vốn có tâm của tự tánh thanh tịnh, mặc dù lưu chuyển trong vũng lầy sinh tử của lục đạo tứ sinh, mê vọng giới…, nhưng bồ đề tâm thanh tịnh vốn có vẫn không bị nhiễm bẩn như hoa sen mọc từ bùn lầy không nhiễm, cho nên gọi là Liên Hoa Bộ.