HOA NGHIÊM KINH THÁM HUYỀN KÝ

QUYỂN 20

Đời nhà Đường Sa môn Pháp Tạng thuật.

 

Trong phần vị thứ bảy là Tri thức Viễn Hành Địa, cũng có năm phần:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập, có ba: Một, Chỉ ra phần vị tiếp sau; Hai, Tụng về pháp trước đây; Ba, Thiện Tài đạt được lợi ích.

Trong phần một: Khai Phu Thọ Hoa, nếu dựa theo phần vị thì Địa này có hành-có khai phát Vô tướng trú mà gọi tên; dựa theo sự việc thì vị trời này ở trong lầu các Hương Thọ cho nên thiết lập tên gọi này.

Phần hai: Tụng về pháp trước đây, là sắp rời xa mà ân cần nhắc nhở khiến cho tu học, trong đó có mười bốn tụng rưỡi: Đầu là hai tụng tổng quát về pháp thuộc Cảnh-Trí. Tiếp là mười một tụng về cúng dường chư Phật-tu hành trong kiếp Ly Cấu Quang Minh, trong đó: Trước là ba tụng tổng quát nêu ra, tiếp là năm tụng riêng biệt về ở bên cạnh Đức Phật thứ nhất mà phát Đại tâm… tiếp là ba tụng trình bày về sau ở bên cạnh chư Phật như số vi trần của núi Tu-di mà tu hành đạt được pháp. Sau cuối là một tụng rưỡi kết luận về chuyển sang tu hạnh thanh tịnh đối trị pháp này trong sát trần kiếp.

Phần ba từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là trình bày về nghe kệ đạt được lợi ích, trong đó có hai: a) Trường hàng về đạt được pháp có sáu câu: 1) Tổng quát nêu ra Thể của pháp; 2) Tam-muội; 3) Tổng trì; 4) Thông-Minh; 5) Biện tài vô lượng; 6) Pháp sâu xa. Năm câu sau là Dụng. b) Kệ ca ngợi Dạ Thiên, trong đó có mười bốn tụng phân năm: Đầu là bốn tụng về Bi-Trí rất sâu xa, tiếp là bốn tụng về hóa độ chúng sinh rộng lớn, tiếp là hai tụng về lìa xa chướng-thâu nhiếp đức, tiếp là ba tụng về nhìn thấy thì mọi người trừ bỏ hư vọng, sau cuối là một tụng về Dụng giống như quả Phật.

Trong phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào: Một, Cung kính từ tạ; Hai, Nghĩ đến pháp; Ba, Hướng đến phần vị tiếp sau, có thể biết.

Trong phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi: Một, Nhìn thấy Y-Chánh chủ bạn; Hai, Lễ lạy cung kính; Ba, Bày tỏ thưa hỏi, đều có thể biết.

Phần bốn Từ “Đáp ngôn…” trở xuống là nêu rõ pháp giới của mình, trong đó có năm: Một, Hiển bày về nghĩa của pháp; Hai, Thiết lập tên gọi của pháp; Ba, Trình bày về nghiệp dụng; Bốn, Phân rõ về gốc rễ sâu xa; Năm, Kết luận về phạm vi của mình.

Trong phần một có hai: a) Trình bày về hạnh làm cho chúng sinh yên vui, ánh sáng cứu giúp chúng sinh trong đêm, nghĩa là mặt trời lặn… trong đêm phát ra ánh sáng là nghĩa của Dạ Thiên, khiến cho tránh khỏi con đường nguy hiểm của thế gian mà mong cầu con đường Nhất-thiếttrí; nếu ở nơi núi rừng… cứu giúp chúng sinh trong cơn hoạn nạn, thì giải thích theo nghĩa ánh sáng rõ ràng. b) Từ “Hựu thiện nam tử…” trở xuống là trình bày về hạnh làm lợi ích cho chúng sinh: Trước là giáo hóa chúng sinh phóng túng, khiến cho tu hạnh biết vừa đủ; tiếp là trao cho mười pháp Ba-la-mật, khiến cho phá tan mười chướng, giải thích về thành tựu hạnh hoan hỷ, có thể biết.

Phần hai từ “Ngã dĩ thành…” trở xuống là thiết lập tên gọi của pháp, dựa vào ba nghĩa trên mà thiết lập tên gọi này. Bản văn Thiên Trúc gọi là Sinh Quảng Hỷ Xứ Tri Túc Quang Minh Bồ-tát Giải Thoát.

Trong phần ba là nghiệp dụng: Trước là thưa hỏi, sau là giải đáp. Bởi vì là phạm vi giới hạn của nghiệp dụng, cho nên nói là cảnh giới.

Trong giải đáp có hai: a) Nêu ra Lực Dụng của quả Phật lợi ích cho chúng sinh, làm sáng tỏ về pháp mà mình đã học, trong đó trước là tổng quát-sau là riêng biệt, có thể biết. b) Từ “Ngã nhập thử pháp môn…” trở xuống là trình bày về nhận biết nghiệp dụng thuộc nhân hạnh của Bồ-tát để hiển bày đã cùng thành tựu, trong đó có hai: Trước là tổng quát hiển bày, sau từ “Ngã tri…” trở xuống là riêng biệt phân rõ.

Trong riêng biệt phân rõ có ba: 1) Nhận biết lúc ban đầu phát tâm Đức Phật Lô-xá-na tu hạnh lợi ích chúng sinh; 2) Nhận biết lúc thực hành hạnh Bồ-tát tu hạnh lợi ích chúng sinh; 3) Tổng quát kết luận về tất cả các hạnh đã tu.

Trong mục một có năm: Một, Trình bày về hạnh Đại Bi cứu giúp chúng sinh, trong đó: a) Nhìn thấy nỗi khổ của chúng sinh; b) Khởi tâm Bi cứu giúp thâu nhiếp; c) Kết luận về thành tựu Từ Bi. Hai, Từ “Dĩ tri túc pháp…” trở xuống là trình bày về hạnh Đại Trí lợi ích chúng sinh. Ba, Từ “Thành tựu Bồ-tát…” trở xuống là thành tựu hạnh Thần thông lợi ích chúng sinh. Bốn, Từ “Dĩ vô thượng tịnh pháp…” trở xuống là hạnh trang nghiêm quốc độ thuyết pháp lợi ích chúng sinh hạnh. Năm, Từ “Phân biệt nhất thiết vị lai…” trở xuống là mở rộng thâu nhiếp Thời-Xứ tu hạnh thâu nhiếp chúng sinh.

Trong mục hai từ “Phật tử Lô-xá-na…” trở xuống là trình bày lúc thực hành hạnh Bồ-tát tu hạnh lợi ích chúng sinh, có hai: Một, Nhìn thấy chúng sinh có đủ nhân khổ-quả khổ, đó là trước hiển bày về nhân của Tập, sau thường ở nơi sinh tử… là quả của Khổ; Hai, Phát khởi Đại Bi… là trình bày về cứu giúp khiến cho vượt ra trao cho nhân quả vui thích, đó là trước dạy cho tu về nhân của Đạo, diệt bất thiện về sau khiến cho đạt được quả của Diệt.

Trong mục ba từ “Phật tử dĩ như thị trở xuống là kết luận, có hai: Một, Kết luận về lúc ban đầu phát tâm làm lợi ích chúng sinh trước đây; Hai, Từ “Dĩ như thị…” trở xuống là kết luận về lúc tu tập thực hành hạnh Bồ-tát làm lợi ích chúng sinh. Đều có thể biết.

Phần bốn từ “Thiện Tài bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về nghĩa gốc rễ sâu-cạn-dày-mỏng của pháp, trong đó: Trước là thưa hỏi, sau là giải đáp.

Trong giải đáp có hai: a) Khen ngợi sâu xa khó phân rõ, nương theo uy lực nhận lời thuyết giảng; b) Từ “Nãi vãng cổ…” trở xuống là chính thức hiển bày về pháp đã thuyết giảng nương theo uy lực.

Trong phần a cũng có hai: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.

Trong trường hàng có ba: 1) Ca ngợi về cảnh khó nhận biết, đó là phân rõ không những lâu xa cho nên khó nhận biết, mà cũng là ngay lúc phát tâm liền đạt được pháp sâu xa, đầy đủ cảnh giới của Phật, vì thế cho nên khó nhận biết. Trong này, khó nhận biết: Một, Không phải Văn tuệ có thể nhận biết. Hai, Không phải Tư tuệ có thể tin theo. Ba, Không phải Tu tuệ có thể tiến vào. Trên đây là diệt mất nơi chốn hiện hành của tâm (Tâm hành xứ diệt). Bốn, Bặt dứt lộ trình của ngôn ngữ(Ngôn ngữ đạo đoạn). Năm, Không phải Trí của Nhị thừa có thể Chứng được. Nếu như vậy thì lẽ nào có thể Thiện Tài cũng không thể nào nhận biết được hay sao? 2) Từ “Trừ Phật thần lực…” trở xuống là trình bày về có nhân duyên cũng có thể nhận biết được: Một câu đầu là Phật lực gia trì làm duyên, dựa vào Thiện tri thức… là trình bày về hạnh bên trong cao xa thù thắng làm nhân, mới có thể nhận biết được. Thiện Tài chính là người ấy, cho nên nói là có thể nhờ vào Phật lực mơi có thể tin theo…, ngược lại thì khó. 3) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là vặn hỏi vì sao cần phải nhờ vào Phật lực mới có thể nhận biết, giải thích bởi vì là cảnh giới của Phật; nếu như vậy thì Dạ Thiên vì sao có thể thuyết giảng, giải thích là tôi cũng nương theo Phật lực mà thuyết giảng.

Trong kệ tụng có hai mươi mốt tụng rưỡi phân năm: 1) Một tụng nêu ra cảnh rất sâu xa tụng về khó thuyết giảng… trước đây. 2) Có bốn tụng trình bày về người vốn không thể nào nhận biết, tụng về không phải chư Thiên… có thể nhận biết trước đây. 3) Có mười bốn tụng rưỡi tụng về trừ ra thần lực của Phật… trước đây, trong đó: Đầu là hai tụng về thần lực của Phật và dựa vào Thiện tri thức thành tựu thiện căn trước đây, tiếp là một tụng về tâm chánh trực thanh tịnh trước đây, tiếp là một tụng về thương xót chúng sinh… trước đây, tiếp là sáu tụng về sáu Độ hạnh và tụng về nhổ bật cây phiền não… trước đây, tiếp là hai tụng rưỡi tụng về diệt các pháp nhiễm ô mà được soi chiếu khắp nơi… trước đây, tiếp là hai tụng về đạt được niềm vui của Như Lai hòa vào công đức của Phật… 4) Có một tụng khuyến khích Thiện Tài học hỏi. 5) Có một tụng về tôi sẽ nương theo uy lực mà thuyết giảng trước đây.

Trong phần b là chính thức thuyết giảng về phát tâm xa gần, có hai: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.

Trong trường hàng có ba: 1) Trình bày về Đại Vương khởi hạnh ở quá khứ, tức là Bổn sự; 2) Từ “Hữu Đồng nữ…” trở xuống là trình bày về Bổn sinh của Dạ Thiên cùng tu hạnh thù thắng; 3) Kết luận thông hiểu về xưa và nay.

Trong mục một có năm đoạn: Một, Tổng quát nêu ra Thời-Xứ của trần số Đức Phật xuất thế. Hai, Từ “Phật tử bỉ thế giới hải trung, hữu thế giới tánh…” trở xuống là riêng biệt nêu ra Bổn xứ trình bày về Luân Vương xuất thế giáo hóa, bởi vì là Thiết Luân Vương cho nên nói là ở cõi Diêm-phù-đề ấy. Ba, Từ “Bỉ đại kiếp trung…” trở xuống là trình bày có kiếp ác khởi lên, trong đó năm trược hừng hực là tổng quát nêu ra, đó là Kiếp trược-Kiến trược-Phiền não trược-Chúng sinh trược-Mạng trược, đầy đủ như chương riêng biệt; gây ra mười điều ác… là tạo ra nhân của khổ, chết đi vào nẽo ác là trình bày về nhận lấy quả Dị thục, mạng sống ngắn ngủi… là trình bày về nhận lấy quả Đẳng lưu, từ “Dĩ chư tham trước…” trở xuống là trình bày về quả Tăng thượng. Bốn, Từ “Bỉ thời nhân dân…” trở xuống là trình bày về người khốn khổ ở trước nhà vua bày tỏ cầu mong cứu giúp, là cảnh của Đại Bi. Năm, Từ “Thời bỉ Đại Vương văn…” trở xuống là đối với cảnh khởi tâm thành tựu hạnh của Đại Bi, trong đó có ba: a) Tâm đạt được pháp Đại Bi, đó là trăm vạn Tăng-kỳ… b) Miệng phát ra lời nói Đại Bi, đó là mười loại Bi ngữ…, bởi vì thương xót mười loại khổ của chúng sinh: 1) Khổ của địa ngục; 2) Khổ của phiền não; 3) Khổ của già bệnh chết; 4) Khổ của sợ hãi; 5) Khổ của kiến chấp-nghi ngờ; 6) Khổ của ngu muội-si mê; 7) Khổ của keo kiệt-ganh ghét; 8) Khổ của sống chết; 9) Khổ của mù lòa; 10) Khổ của chướng ngại. Mười loại đối trị như văn có thể biết. c) Từ “Thời bỉ Đại Vương…” trở xuống là trình bày về thân thực hành việc làm Đại Bi, trong đó có năm: 1) Tuyên bố sắc lệnh cho khắp nơi biết. 2) Từ “Thời thành Đông…” trở xuống là thiết hội bố thí lớn. 3) Từ “Nhĩ thời Diêmphù…” trở xuống là tất cả Đại chúng quy tụ. 4) Từ “Thời Vương kiến dĩ…” trở xuống là trình bày nhìn thấy người ăn xin ngay ở trước mắt nhà vua vô cùng hoan hỷ, trong đó có bốn: Một là Pháp thuyết để so sánh, hai là Dụ, ba là Hợp, bốn từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về nguyên do vô cùng hoan hỷ, nơi văn đều có thể biết. ) Từ “Phục thứ Phật tử thời bỉ Đại Vương…” trở xuống là chính thức khởi lên ý tưởng thù thắng bố thí tất cả những vật cần đến.

Mục hai từ “Thời bỉ Hội trung hữu nhất Đồng nữ…” trở xuống là trình bày về thân Bổn sinh cùng tu hạnh thù thắng, trong đó có sáu: Một, Khen ngợi đức thù thắng của Đồng nữ. Hai, Từ “Tác như thị niệm…” trở xuống là thuận theo Thiện tri thức bố thí đồ vật, cùng nguyện cởi bỏ đồ vật trang nghiêm là nêu rõ rời bỏ quả báo vinh hoa của thế gian, đặt trước mặt nhà vua mà phát nguyện là mong mỏi cùng chung Đại hạnh Bồ-tát xuất thế. Ba, Từ “Thời bỉ Đại Vương cáo thử…” trở xuống là nhà vua bố thí cùng với Đồng nữ, trình bày về thâu nhiếp tiếp nhận cùng thực hành hạnh Bồ-tát. Bốn, Người nữ nói kệ ca ngợi đức của nhà vua là chúc mừng mà báo ân, có năm mươi hai tụng phân hai: a) Hai mươi lăm tụng tổng quát hiển bày về Đại Vương xuất thế làm lợi ích; b) Hai mươi bảy tụng riêng biệt trình bày về tướng lợi ích của Bổn sinh. Trong mục a có bốn: 1) Sáu tụng trình bày về tổn hại lúc nhà vua chưa xuất thế; 2) Tiếp hai tụng trình bày về lợi ích lúc nhà vua xuất thế; 3) Có mười tụng hiển bày về nhà vua xuất thế trái lại tổn hại trở thành công đức; 4) Có bảy tụng trình bày về lợi ích thuộc Thanh giáo của Đại Vương. Trong mục b từ “Phụ Vương danh Tịnh Quang…” trở xuống là hai mươi bảy tụng riêng biệt hiển bày về Bổn sinh, có năm: 1) Bốn tụng trình bày về cuối đời nhà vua trước đây; 2) Có tám tụng trình bày về tướng trạng trước lúc nhà vua xuất thế; 3) Có ba tụng về Phụ Vương dạo chơi bên hồ; 4) Có năm tụng trình bày về lợi ích sinh ra Đồng tử; ) Bảy tụng cuối cùng trình bày về nhà vua xuất thế làm lợi ích. Năm, Từ “Nhĩ thời…” trở xuống là trình bày về Đồng nữ ca ngợi xong lễ lạy cung kính. Sáu, Nhà vua khen ngợi đức của Đồng nữ, lấy áo trao cho, chủ-bạn cùng chung lợi ích.

Trong mục ba là kết luận thông hiểu về xưa và nay, lược qua không có kết luận nói rằng lúc bấy giờ Đồng nữ ấy, nay chính là thân tôi.

Trong phần sau là trùng tụng, có mười kệ: Đầu là hai kệ về Thiên nhãn, tiếp là một kệ về Thiên nhĩ, tiếp là một kệ về Tha tâm, tiếp là một kệ về Túc mạng, tiếp là bốn kệ nhận biết rộng rãi về sự việc như nhân quả… của chư Phật, sau cuối là một kệ kết luận khuyến khích tu học.

Phần năm từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về phạm vi của mình, có thể biết.

Trong phần năm, Dựa vào mở rộng Thắng tiến, có năm câu: Một, Trình bày về Hạnh rộng rãi; Hai, Đại nguyện đầy đủ; Ba, Thâu nhiếp nhiều đức; Bốn, Hành vô ngại; Năm, Từ “Pháp tự tại…” trở xuống là kết luận không phải phạm vi của mình. Phần vị thứ bảy là Viễn Hành Địa, xong.

Trong phần vị thứ tám là Tri thức Bất Động Địa, cũng có năm phần:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Nguyện Dũng Quang Minh Thủ Hộ Chúng Sinh, là bởi vì trong Địa này tăng thượng về Nguyện Ba-la-mật cho nên nói là Dũng. Lại dựa theo bản tiếng Phạm là nghĩa của Tinh tiến dũng mãnh, không phải là trạng thái của Dũng xuất, dùng ánh sáng của Nguyện Dũng này làm lợi ích chúng sanh cho nên nói là Thủ Hộ. Chỉ dạy thưa hỏi về hạnh làm thanh tịnh quốc độ Phật… của Địa thứ tám, còn lại giải thích giống như trước.

Trong phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, có hai: Một, Từ tạ phần vị trước; Hai, Hướng đến phần vị sau. Lược qua không có nghĩ đến pháp.

Trong phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, có ba: Một, Nhìn thấy; Hai, Lễ lạy; Ba, Quán sát. Lược qua không có bày tỏ thưa hỏi, bởi vì hiện rõ pháp nơi thân, nhìn thấy rồi không có thưa hỏi.

Trong phần một có hai: a) Từ “Kiến thân sở tại…” trở xuống là hiển bày về tướng của thân, trong đó có hai: 1) Ánh sáng rực rỡ soi chiếu khắp nơi… là tổng quát trình bày về ánh sáng sâu rộng nơi thân, nghĩa là xứng với Lý pháp giới, khắp nơi Sự pháp giới. 2) Nhất thiết nhật nguyệt…” trở xuống là riêng biệt phân rõ. b) Hai mươi loại thân mây tự tại, trong đó: Một, Tám loại là thân ứng với căn cơ thâu nhiếp giáo hóa; Hai, từ “Nghệ chư Phật sở…” trở xuống là tám thân ứng với pháp thành tựu hạnh; Ba, Từ “Ly xí nhiên…” trở xuống là bốn thân ứng với lý bình đẳng.

Phần hai từ “Thiện Tài kiến dĩ…” trở xuống là lễ lạy cung kính nghĩ đến quán sát.

Phần ba từ “Ư Thiện tri thức…” trở xuống là nhờ vào quán sát mà đạt được tâm thù thắng: Đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt, sau là kết luận. Trong riêng biệt có mười tâm, đều trước nêu ra tên gọi của tâm đã đạt được, sau giải thích về nghĩa của tâm, đều có thể biết.

Phần bốn, Từ “Nhĩ thời Thiện Tài nhất tâm…” trở xuống là trình bày ngay lúc ấy chứng được pháp giới, trong đó có bốn: Một, Chứng được Thể của pháp; Hai, Hiển bày nghĩa tên gọi của pháp; Ba, Phân rõ gốc rễ sâu xa của pháp; Bốn, Kết luận phần vị căn bản của pháp.

Trong phần một có ba: a) Đạt được pháp giống nhau; b) Đạt được tâm chánh trực; c) Nói kệ ca ngợi về đức.

Trong phần a có ba: 1) Quán sát vị trời này, thân đạt được trần số… là tổng quát nêu ra. Nếu dựa theo Tự phần thì Bồ-tát ở phần vị cuối cùng, pháp đã đạt được giống nhau cho nên gọi là Cọng pháp. Nếu dựa theo Thắng tiến thì giống như các Như Lai, pháp đã đạt được giống nhau cho nên nói là Cọng pháp, hướng xuống dưới đều là Bất cọng. Pháp sư Diễn nói: “Cọng pháp của Bồ-tát luận chung có bốn: 1) Người và pháp không hai, cùng với tất cả pháp giới giống nhau; 2) Nhân và quả không hai, cùng với tất cả chư Phật giống nhau; 3) Tự và tha không hai, cùng với tất cả Bồ-tát giống nhau; 4) Nhiễm và tịnh không hai, cùng với tất cả chúng sinh giống nhau.” 2) Từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt nêu ra tám mươi bốn loại, trong mỗi một loại đều trước là nêu ra tên gọi-sau là giải thích về nghĩa, đều như văn có thể biết. 3) Từ “Đắc như thị…” trở xuống là kết luận.

Phần b từ “Nhĩ thời Thiện Tài nhập như thị…” trở xuống là trình bày nhờ vào pháp giống nhau này mà lại đạt được vô biên tâm chánh trực, có thể biết.

Trong phần c là tụng ca ngợi, có mười kệ phân hai: Ba kệ đầu là tụng về pháp trước đây, bảy kệ còn lại là tụng thưa hỏi về hạnh sau. Trong ba kệ đầu: Một kệ đầu tụng về mười tâm đã khởi lên, nêu ra tâm đầu gồm chung tất cả các tâm sau; một kệ tiếp tụng về pháp giống nhau đã đạt được; một kệ sau tụng về tâm chánh trực đã đạt được. Trong bảy kệ còn lại từ “Duy nguyện…” trở xuống là tụng thưa hỏi về hạnh sau: Ba kệ đầu tụng về thưa thỉnh trao cho pháp, ba kệ tiếp tụng về thưa thỉnh trao cho hạnh, một kệ sau là tụng kết luận về ân sâu nặng.

Phần hai từ “Nhĩ thời Thiện Tài thuyết kệ…” trở xuống là hiển bày nghĩa tên gọi của pháp: Trước là hỏi, sau là đáp.

Trong này cũng hỏi về gốc rễ sâu dày của pháp, nối thông với nhau có ba câu hỏi: a) Hỏi về nghĩa của tên gọi; b) Hỏi về phát tâm xa gần; c) Hỏi về lúc nào thành Phật.

Trong đáp không đáp câu hỏi sau, cho nên chỉ có hai lần đáp. Trong một là đáp về nghĩa của tên gọi, trước gọi là thân tùy theo trí ứng hóa khéo léo mở bày giác ngộ khiến cho chúng sinh tăng thêm thiện, cho nên nói là Trưởng Dưỡng. Trong hai từ “Ngã nhập thử…” trở xuống là hiển bày về Dụng của nghĩa, có bốn: Một, Giải thích về nghĩa của giác ngộ, nghĩa là hiểu rõ pháp bình đẳng vốn là Chánh Chứng. Hai, Từ “Giải nhất thiết…” trở xuống là dựa vào Chứng hiện rõ Dụng, giải thích về nghĩa tùy theo ứng hóa, trong đó có ba: a) Vô sắc hiện rõ Sắc là câu tổng quát, nghĩa là Nhiếp Luận… gọi là Độ Tự Tại Y Chỉ Pháp Giới, ngay nơi Địa này. b) Từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt có một trăm loại Sắc, kiểm tra văn thiếu mất hai câu. c) Ở trong niệm niệm hiện rõ như vậy… là tổng quát kết luận, vì vậy trong luận Khởi Tín nói Địa thứ tám gọi là Sắc Tự Tại Địa, là nói đến nghĩa này. Ba, Từ “Hoặc kiến-hoặc niệm…” trở xuống là tùy theo căn cơ diệt trừ pháp bất thiện mà an lập pháp thiện…, giải thích về nghĩa trưởng dưỡng thiện căn. Bốn, Từ “Phật tử ngã trú…” trở xuống là kết luận về nghiệp dụng rộng lớn của pháp môn.

Phần ba từ “Như nhữ sở vấn…” trở xuống là trình bày về gốc rễ sâu dày của pháp, trong đó có hai: a) Ca ngợi sâu xa nhận lời thuyết giảng; b) Chính thức thuyết giảng về những pháp đã thuyết giảng.

Trong phần a có ba: 1) Nhắc lại câu hỏi nhận lời thuyết giảng. 2) Từ “Bồ-tát viên mãn…” trở xuống là ca ngợi hiển bày về rất sâu xa, trong đó dựa theo năm ví dụ để hiển bày về nghĩa sâu xa: Một, Dụ về tánh của mặt trời không có bóng tối là dụ cho Bồ-tát nhận biết không có hư vọng mà có thể phá tan hư vọng; Hai, Dụ về ánh sáng mặt trời soi chiếu khắp nơi là dụ cho nghĩa Tịch mà thường Dụng của Bồ-tát; Ba-Dụ về thuyền trống rỗng cứu giúp mọi vật là dụ cho nghĩa Vô trú thâu nhiếp chúng sinh của Bồ-tát; Bốn, Dụ về tánh hư không vô ngại là dụ cho nghĩa làm lợi ích chúng sinh mà không có công dụng của Bồ-tát; Năm, Dụ về biến hóa không có hình hài thể chất là dụ cho nghĩa Dụng mà thường Tịch của Bồ-tát. 3) Từ “Phật tử Bồ-tát trí tuệ…” trở xuống là trình bày kết luận về nương theo uy lực nhận lời thuyết giảng.

Trong phần b từ “Nãi vãng…” trở xuống là chính thức thuyết giảng về những pháp đã thuyết giảng, có hai: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.

Trong phần trước có ba: 1) Trình bày về cúng dường chư Phật-tu hành trong kiếp Thiện Quang; 2) Trình bày về cúng dường chư Phật-tu hành trong kiếp Nhật Quang; 3) Kết luận về cúng dường chư Phật-tu hành trong trần số kiếp.

Trong mục một có hai: Một, Trình bày tu hành đạt được pháp ở nơi Đức Phật thứ nhất; Hai, Chuyển sinh gặp được chư Phật khác.

Trong mục một có mười bốn đoạn: 1) Cổ Phật xuất thế; 2) Người xưa gây ra điều ác; 3) Đức Phật chính thức giảng giải khuyên bảo; 4) Nhà vua gắng sức xử phạt; 5) Thái tử thương xót cứu giúp; 6) Bề tôi bàn bạc làm cho phải chết; 7) Xin thay mạng cho ngục tù; 8) Nhà vua liền nổi giận truyền lệnh chém; 9) Mẹ xin nhà vua xem xét; 10) Thái tử nhất định cứu giúp; 11) Thay ngục tha cho tù nhân; 12) Nhà vua nhận lời tu phước; 13) Chính thức thiết hội bố thí; 14) Đức Phật cứu giúp Thái tử. Trong đó có tám: Một, Dân chúng trong nước đã quy tụ. Hai, Chúng của Phật đến quy tụ. Ba, Nhìn thấy ánh sáng uy nghiêm của Phật. Bốn, Lễ lạy cung kính bày tỏ thưa thỉnh. Năm, Thuyết pháp lợi ích chúng sinh. Sáu, Thái tử đạt được pháp. Bảy, Kết luận thông hiểu về xưa và nay, trong đó có bốn người: a) Thái tử; b) Bề tôi ác; c) Ngục tù; d) Đại Vương. Tám, Xuất gia đạt được pháp.

Trong mục hai từ “Ngã ư nhĩ thời…” trở xuống là trình bày chuyển sinh gặp được chư Phật khác, sơ lược nêu ra tám Đức Phật, tổng quát kết luận về một vạn.

Mục hai từ “Thứ phục hữu…” trở xuống là trình bày về cúng dường chư Phật-tu hành trong kiếp Nhật Quang, trong đó có ba: Một, Tổng quát nêu ra số lượng; Hai, Riêng biệt nêu ra mười Đức Phật và chuyển thọ mười đời; Ba, Từ “Ngã chư thú thọ thân…” trở xuống là tổng quát kết luận về sáu mươi ức Đức Phật đều đạt được pháp ở mỗi một Đức Phật.

Mục ba từ “Như nhất kiếp…” trở xuống là tổng quát kết luận về cúng dường chư Phật-tu hành trong trần số kiếp, mà tu về pháp môn này.

Trong phần sau là trùng tụng, có ba mươi sáu kệ phân chín: Một kệ đầu tụng về nương theo uy lực nhận lời thuyết giảng, sáu kệ tiếp tụng về Cổ Phật xuất thế và người xưa gây ra điều ác, bảy kệ tiếp tụng về Thái tử thương xót thay mạng cứu giúp, năm kệ tiếp tụng về Đức Phật thứ nhất thuyết pháp làm lợi ích đạt được pháp, một kệ tiếp tụng

kết luận về một vạn Đức Phật, một kệ tiếp tụng kết luận về trần số kiếp…, bốn kệ tiếp tụng kết luận thông hiểu đạt được pháp, tám kệ tiếp tụng về nghiệp dụng của pháp môn, ba kệ sau cuối từ “Trường thời ích vật…” trở xuống là tụng kết luận về Tự phần.

Trong phần năm, Dựa vào mở rộng Thắng tiến, đều có thể biết.

Phần vị thứ tám là Bất Động Địa, xong.

Trong phần vị thứ chín là Tri thức Thiện Tuệ Địa:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Một, Nêu ra nơi chốn, vườn này ở phía Đông của thành Ca-tỳ-la hơn hai mươi dặm, là nơi Ma-da sinh hạ Thái tử; Lưu-di-ni không có phiên âm chính thức, phiên theo nghĩa nói là đầy đủ sự việc thù thắng tuyệt vời như hoa trái… 2) Nêu ra người, tên gọi Diệu Đức Viên Mãn Lâm Thiên, nghĩa là bên trong đầy đủ đức thiện diệu, phát nguyện giữ gìn bảo vệ khu rừng này, cho nên lấy làm tên gọi. Bản văn Thiên Trúc nói là có Thiên nữ Lưu-dini, tên gọi Diệu Viên Quang Thắng Ái Lạc. 3) Trong chỉ dạy thưa hỏi, bởi vì là nơi Đức Phật đản sinh, cho nên khuyên dạy thưa hỏi về sinh vào nhà của Đức Phật…

Trong phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, cũng có ba: Một, Cung kính từ tạ; Hai, Nghĩ đến pháp; Ba, Đến khu rừng để tìm kiếm.

Trong phần ba, Từ “Kiến tọa…” trở xuống là trình bày về gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi: Một, Nhìn thấy; Hai, Cung kính; Ba, Thưa hỏi, có thể biết.

Phần bốn, Từ “Đáp ngôn…” trở xuống là trao cho pháp giới của mình, trong đó đưa ra năm môn phân biệt: Một, Hiển bày về nghĩa của pháp; Hai, Thiết lập tên gọi của pháp; Ba, Trình bày về nghiệp dụng; Bốn, Phân rõ về gốc rễ của pháp; Năm, Kết luận về Tự phần.

Trong phần một có hai: Trường hàng và trùng tụng.

Trong trường hàng có bốn: a) Tổng quát nêu ra ca ngợi về đức; b) Nêu ra mười tên gọi; c) Giải thích về mười nghĩa; d) Kết luận ca ngợi về lợi ích.

Trong phần a có ba: 1) Tổng quát ca ngợi có thể thực hành sinh vào nhà Như Lai; 2) Từ “Ư niệm niệm…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về tu pháp thành tựu hạnh; 3) Từ “Cụ túc…” trở xuống là trình bày về hạnh thành tựu hướng về quả.

Phần b nêu ra mười tên gọi, có các Sư giải thích đem phối hợp với Thập Địa, mỗi một tên gọi riêng biệt giải thích. Nay dựa vào tổng quát để giải thích: 1) Nguyện cúng dường chư Phật; 2) Giác tâm chi là dựa vào tâm Bồ-đề sinh ra những hạnh khác gọi là Chi; 3) Quán về tịch diệt; 4) Trực tâm thanh tịnh; 5) Trí soi chiếu khắp nơi; 6) Sinh vào nhà Phật; 7) Lực ánh sáng của Phật; 8) Đạt được trí Phật; 9) Trang nghiêm pháp giới; 10) Thường xuyên đến nơi Phật. Nhờ thực hành mười hạnh này mà khiến cho các Bồ-tát được sinh vào nhà của Phật.

Trong phần c nêu ra tên gọi riêng biệt giải thích, mười loại tức là mười đoạn, mỗi một đoạn đều có ba, đó là nêu ra-giải thích và kết luận.

Đoạn một, có thể biết.

Trong đoạn hai có mười loại tâm Bồ-đề, đều có nêu ra tên gọigiải thích về nghĩa, Chi là nghĩa về sai biệt bởi vì có mười loại, lại là nghĩa của nhân bởi vì căn bản của hạnh khác.

Trong đoạn ba có chín loại tâm, cùng với mười tâm trước sai khác thế nào, trước là tâm căn bản của hành, đây là tâm hiện hành cho nên sinh vào nhà của Phật.

Trong đoạn bốn cũng dùng mười câu để giải thích về thành tựu tâm thẳng thắn, nghĩa là tâm bất động kiên cố thẳng thắn hướng về pháp, cho nên sinh vào nhà của Phật.

Trong đoạn năm cũng dùng mười hạnh để giải thích về thành tựu soi chiếu khắp nơi, sáu hạnh đầu có thể biết; mắt vô ngại là Phương tiện, tiến sâu vào… là Nguyện lực, Trí… là Trí độ, nhờ vào mười hạnh soi chiếu khắp nơi mà đến được nhà của Phật.

Trong đoạn sáu cũng dùng mười câu để giải thích về sinh vào nhà Như Lai: 1) Tùy theo giáo pháp của Phật sinh ra chứng sâu vào pháp môn; 2) Giống như Đại nguyện của Phật; 3) Hạnh giống nhau; 4) Thể giống nhau; 5) Rời bỏ và hướng về giống nhau; 6) Nuôi lớn thiện pháp giống nhau; 7)Trú vào pháp giống nhau; 8) Đạt được Định của Phật; 9) Thâu nhiếp chúng sinh; 10) Nghe và trì pháp.

Trong đoạn bảy dùng chín câu để giải thích hiển bày về lực ánh sáng của Phật, nghĩa là nhận biết các pháp như huyễn… mà thành tựu về lực của Thông-Minh như hóa, giống như lực ánh sáng của Phật mà dạo qua khắp nơi mười phương.

Trong đoạn tám cũng có mười câu giải thích phân biệt về Tát-bànhã: 1) Tổng quát về quán sát; 2) Từ “Ư vô lượng kiếp…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về Trí thuộc quả phân biệt và do Trí mà nhận biết cảnh…, đều phân biệt có thể biết.

Trong đoạn chín cũng có mười câu giải thích về pháp giới trang nghiêm, đó là Sát độ trang nghiêm, Hóa thân trang nghiêm, khởi hạnh trang nghiêm, thâu nhiếp chúng sinh trang nghiêm…, đều dựa theo có thể biết.

Trong đoạn mười cũng có mười câu giải thích về dũng mãnh tinh tiến đến nơi Phật: 1) Tổng quát; 2) Từ Nhất thiết thế giới…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về Trí đã nhận biết của chư Phật ba đời và thị hiện thành tựu Chánh giác giáo hóa chúng sinh.

Phần d từ “Trú thị pháp…” trở xuống là kết luận về thành tựu lợi ích, trong đó: Trước là hiển bày về mười loại lợi ích thành tựu hạnh; sau từ “Dĩ nhất thiết pháp…” trở xuống là tùy theo thích hợp mà thành Phật, kết luận sinh vào nhà của Như Lai.

Trong phần trùng tụng, có mười tụng như thứ tự ấy, đều tụng về một pháp thọ sinh, văn hiển bày có thể biết. Từ “Bồ-tát cụ thử…” trở xuống là kết luận.

Phần hai từ “Ngã thành tựu…” trở xuống là trình bày về thiết lập tên gọi: Nói là Vô Lượng Cảnh Giới Tự Tại, trình bày về Bồ-tát vì chúng sinh mà hiện rõ sinh ra, cho nên nói là Tự Tại; điềm lành hiếm thấy không phải một, gọi là Vô Lượng Cảnh. Bản văn Thiên Trúc nói: Ngã thành tựu Bồ-tát giải thoát danh Vô lượng kiếp chấp trì nhất thiết Bồ-tát thọ sinh tự tại hiển hiện.

Phần ba từ “Thiện Tài bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về cảnh giới của pháp môn: Trước là hỏi, sau là đáp.

Trong đáp có ba: a) Trình bày về Hạ sinh có mười điềm lành ứng hiện; b) Trình bày về Sinh thời có mười ánh sáng rực rỡ; c) Trình bày về Thọ sinh có mười tự tại.

Trong phần a có ba: 1) Thiên thần tự biểu hiện Bổn nguyện sinh ra nơi này; 2) Bồ-tát Hạ sinh đã hiện rõ mười tướng trạng tốt lành; 3) Từ “Thử tướng hiện thời…” trở xuống là nhìn thấy điềm lành biết Bồ-tát sinh ra.

Phần b từ “Phật tử Ma-da phu nhân xuất Ca-tỳ-la…” trở xuống là trình bày Sinh thời có mười ánh sáng rực rỡ, có nêu ra số lượng-đưa ra tên gọi-tổng quát kết luận có thể biết.

Phần c từ “Ma-da ư thử Tất-lợi-xoa…” trở xuống là trình bày về Thọ sinh, trong đó có bốn: 1) Tổng quát nêu ra; 2) Riêng biệt hiển bày. Tất-lợi-xoa, đầy đủ nói là Bát-thích-xoa, phiên theo nghĩa nói là cây Cao Hiển. Có nơi gọi là cây A-du-ca, Trung Hoa nói là cây Vô Ưu. Lại cây A-thuyết-tha, Trung Hoa nói là cây Vô Tội, nghĩa là đi quanh ba vòng có thể trừ diệt tội chướng. Đây là cây Bồ-đề, không phải là cây ở nơi sinh ra. Lại gọi là cây Tất-bát-la, Trung Hoa nói là cây Dung, ở vùng Lĩnh Nam cũng có loại cây này, có thể biết. Mười tự tại: Một, Bát bộ vân tập soi chiếu ánh sáng làm cho khổ đau ngừng lại; Hai, Bụng tiếp nhận Tam thiên thế giới có trăm ức vị an tọa khắp nơi; Ba, Lỗ chân lông hiện rõ pháp hành quá khứ của Phật; Bốn, Lỗ chân lông hiện rõ sự việc vốn có ở quá khứ của Phật; Năm, Lỗ chân lông hiện rõ hình sắc quá khứ của Phật; Sáu, Lỗ chân lông hiện rõ bố thí vốn có xưa kia của Phật; Bảy, Trong thân xuất hiện sự việc trang nghiêm quốc độ vốn có của Phật; Tám, Thân xuất hiện cung điện của Bát bộ đầy khắp khu rừng; Chín, Thân xuất hiện Bồ-tát ca ngợi Xá-na; Mười, Kim Cang địa luân mọc lên hoa sen lớn để nâng lấy Bồ-tát. 3) Từ “Ma-da sinh thời…” trở xuống là hiển bày về tướng trạng, trong đó có năm: Một, Chiếu rọi sáng ngời rất đặc biệt như mặt trời hiện rõ giữa hư không; Hai, Ánh sáng uy nghiêm to lớn như sấm chớp sáng lòa; Ba, Ứng cơ hiện thân như núi nổi mây; Bốn, Hiện rõ phá tan Vô minh như đèn sáng giữa bóng tối; Năm, Tuy sinh mà không sinh bởi vì Dụng thường Tịch. 4) Từ “Ngã ư nhất niệm…” trở xuống là trình bày về Dạ Thiên kết luận mình đã nhận biết phạm vi giới hạn của Thọ sinh.

Phần bốn từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là trình bày về gốc rễ sâu dày của pháp: Trước là hỏi, sau là đáp. Trong đáp có hai: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.

Trong phần trường hàng có mười: 1) Cổ Phật xuất thế; 2) Sinh ra từ Phật mẫu xưa kia; 3) Vịn vào cành cây sinh ra Phật; 4) Trao cho Nhũ mẫu; 5) Nhũ mẫu đạt được Định; 6) Đạt được pháp môn này; 7) Kết luận thông hiểu về xưa và nay; 8) Nhìn thấy rộng về Thọ sinh; 9) Nhận biết về Đại nguyện vốn có; 10) Cúng dường chư Phật duy trì giáo pháp.

Trong phần kệ tụng có hai mươi ba tụng rưỡi phân bốn: 1) Một kệ nhắc nhủ lắng nghe nhận lời thuyết giảng; 2) Có tám kệ rưỡi trình bày về phát tâm đạt được pháp ở nơi Đức Phật thứ nhất; 3) Từ “Ngã ư ức sát…” trở xuống là mười ba kệ trình bày về tiếp tục cúng dường nhiều Đức Phật-tu hành thanh tịnh làm cho rộng thêm; 4) Một kệ cuối cùng là kết luận ca ngợi về Vô tận.

Sau là kết luận về Tự phần và mở rộng về Thắng tiến, đều có thể biết. Phần vị thứ chín là Thiện Tuệ Địa, xong.

Trong phần vị thứ mười là Tri thức Pháp Vân Địa:

Trong phần 1- Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Tên gọi của kinh thành như trước giải thích. Cù-di, xưa dịch gọi là Minh Nữ. Lại đối chiếu các bản tiếng Phạm, có nơi gọi là Kiều-tỷ, Trung Hoa nói là Phú Chướng, nghĩa là ở nhà được cha mẹ bảo vệ, không để cho mọi người nhìn thấy; có nơi gọi là Cù-bà, Trung Hoa nói là Thủ Hộ Đại Địa. Lúc Đức Phật làm Thái tử có ba vị Phu nhân: Cù-di là vị thứ nhất, Da-du Đà-la là vị thứ hai, Ma-nô-xá là vị thứ ba. Lại Cù-di là Vương nữ quý báu, nay biểu thị cho nhân vị cuối cùng, tướng của Từ Bi nổi bật cho nên chọn làm vị thứ nhất. Lại bởi vì Chứng pháp đã đầy đủ, pháp hỷ thích hợp như ý là nghĩa của vợ.

Trong phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào: Một, Cung kính từ tạ; Hai, Nghĩ đến pháp; Ba, Đến phần vị tiếp sau.

Trong phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, có ba: Một, Phương tiện suy xét tìm tòi; Hai, Nhìn thấy Báo thù thắng ấy; Ba, Cung kính lễ lạy thưa hỏi.

Trong phần một có bốn: a) Thiên chúng đón tiếp ca ngợi; b) Thiện Tài thuật lại phù hợp; c) Thiên chúng cúng dường ca ngợi; d) Bước lên giảng đường tìm kiếm.

Trong phần a có hai: 1) Đón tiếp; 2) Từ “Bạch ngôn…” trở xuống ca ngợi đây là vị thần giữ gìn bảo vệ Pháp Đường.

Trong mục hai là ca ngợi có bốn: Một, Ca ngợi về hành cứu cánh; Hai, Từ “Ngã quán…” trở xuống là ca ngợi tinh tiến đạt được quả; Ba, Từ “Ngã quán…” trở xuống là ca ngợi tinh tiến đạt được pháp; Bốn, Từ “Hà dĩ…” trở xuống là giải thích về thành tựu, có thể biết.

Trong phần b từ “Thiện Tài đáp ngôn…” trở xuống là thuật lại phù hợp, có hai: 1) Một câu là phù hợp với những điều đã nói. 2) Từ “Dục linh…” trở xuống là thuật lại những việc làm của mình, trong đó có bốn: Một, Khởi hạnh Đại Từ đối với chúng sinh làm ác, có Pháp-Dụ và Hợp có thể biết; Hai, Khởi hạnh Đại Hỷ đối với chúng sinh tu thiện; Ba, Từ “Hà dĩ…” trở xuống là giải thích về nguyên do thành tựu; Bốn, Từ “Nhược hữu Bồ-tát…” trở xuống là kết luận về lợi ích của hạnh, trong đó có mười sáu câu đều có nêu ra-giải thích có thể biết. Từ “Thiên thần…” trở xuống là tổng quát kết luận, có thể biết.

Trong phần c từ “Thiện Tài tương thăng…” trở xuống là trình bày về Thiên chúng cúng dường ca ngợi: 1) Cúng dường rải hoa trên thân. 2) Tụng ca ngợi về đức, có mười kệ phân bốn: Đầu là ba kệ ca ngợi về hạnh lợi ích chúng sinh, tiếp là một kệ về hạnh mong cầu Thiện hữu, tiếp là ba kệ về hạnh Vô ngại, sau cuối là ba kệ về hạnh Dũng mãnh.

Phần d từ “Nhĩ thời…” trở xuống là bước lên giảng đường tìm kiếm, có thể biết.

Phần hai từ “Tức kiến…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy Báo thù thắng, trong đó có ba: a) Nhìn thấy Chánh báo; b) Nhìn thấy quyến thuộc; c) Hiển bày về hạnh đức giống như quyến thuộc, trong đó có mười câu: 1) Bổn hạnh giống nhau; 2) Bốn Nhiếp giống nhau; 3) Đại Bi giống nhau; 4) Đại Từ giống nhau; 5) Đại Trí giống nhau; 6) Không lui sụt giống nhau; 7) Hạnh đầy đủ giống nhau; 8) Lìa xa chướng giống nhau; 9) Hạnh rộng khắp giống nhau; 10) Thành tựu quả giống nhau.

Trong phần ba là cung kính lễ lạy thưa hỏi, đều hỏi về Bi-Trí… Hạnh nghịch thuận vô ngại có chín câu: 1) Ở trong Nhiễm mà không ô trược; 2) Đạt được Lý mà không Chứng; 3) Đạt được Quả mà trú vào Nhân; 4) Xuất thế mà luôn luôn nhập thế; 5) Ở nơi Lý mà hiện rõ Sự; 6) Không ngôn từ mà hiện rõ thuyết giảng; 7) Nhận biết Không mà thâu nhiếp giáo hóa; 8) Nhận biết Tịch mà luôn luôn cúng dường; 9) Nhận biết Chân mà thực hành Tục.

Trong phần bốn, Từ “Nhĩ thời Cù-di…” trở xuống là nêu rõ pháp giới của mình, có hai: Một, Khen ngợi thưa hỏi nhận lời thuyết giảng; Hai, Chính thức nêu ra pháp của mình, trong đó đưa ra năm môn phân biệt: a) Nghĩa của pháp; b) Tên gọi của pháp; c) Dụng của pháp; d) Gốc rễ của pháp; e) Phần vị của pháp.

Trong phần a có hai: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.

Trong phần trước cũng có hai: 1) Mười pháp hiển bày về hạnh như Nhân-đà-la, có tổng quát nêu ra-riêng biệt phân rõ và kết luận, có thể biết; 2) Thường xuyên tu tập mười pháp gặp được Thiện tri thức, cũng có nêu ra-giải thích và kết luận, có thể biết.

Trong phần sau là kệ tụng, có mười ba kệ: Hai kệ đầu tụng về dựa vào Thiện tri thức trước đây, chín kệ tiếp theo tụng về chín hạnh còn lại; hai kệ sau cuối là kết luận khen ngợi về Dụng của hạnh.

Phần b từ “Ngã dĩ…” trở xuống là thiết lập tên gọi của pháp, đó là Tam-muội sâu rộng của tất cả Bồ-tát dùng Trí thù thắng để quán sát phân biệt. Bản văn Thiên Trúc nói là Thành tựu giải thoát của Bồ-tát, gọi là Quán Nhất Thiết Bồ-tát Tam-muội Hải Cảnh Giới.

Trong phần c từ “Thiện Tài bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về Dụng của pháp: Trước là hỏi, sau là đáp.

Trong đáp có ba: 1) Nhận biết về cảnh trong thế giới Sa-bà này; 2) Nhận biết về cảnh trong thế giới mười phương; 3) Từ “Lô-xá-na…” trở xuống là giải thích về nguyên do có thể nhận biết.

Trong mục một có bốn: Một, Nhận biết về tà-chánh thiện-ác của chúng sinh; Hai, Từ “Bỉ chư kiếp trung…” trở xuống là nhận biết về nhân-quả của Phật; Ba, Nhận biết về quyến thuộc của Nhị thừa; Bốn, Từ “Tri bỉ quyến thuộc Bồ-tát…” trở xuống là trình bày nhận biết về chúng Bồ-tát và hạnh vị của họ, cũng là nhận biết về Tam-muội Hải của Bồ-tát, có các câu có thể biết.

Mục hai từ “Như thử Sa-bà…” trở xuống là nhận biết về thế giới mười phương, tất cả mười phương đều có mười thế giới, vốn là Vô tận.

Trong mục ba từ “Lô-xá-na…” trở xuống là trình bày về nguyên do có thể nhận biết, có nêu ra-giải thích, đều có thể biết.

Trong phần d từ “Thiện Tài bạch ngôn…” trở xuống là hiển bày về gốc rễ của pháp: Trước là hỏi, sau là đáp.

Trong đáp có bốn: 1) Trình bày về tu hành-nghe pháp từ nơi Đức Phật thứ nhất; 2) Lại được tu hành cúng dường sáu mươi trăm ngàn ức Na-do-tha Đức Phật; 3) Ở nơi Đức Phật cuối cùng đạt được pháp môn này; 4) Sau ở trong trần số kiếp tu tập sửa trị về pháp này.

Trong mục một phân dài có mười lăm đoạn:

Một: Vương đô thời xưa.

Hai: Phước báo của Thái tử.

Ba: Người nữ quý báu đoan nghiêm.

Bốn: Thái tử cầu hôn.

Năm: Từ “Thời bỉ viên…” trở xuống là trình bày về người nữ mộng thấy Đức Phật xuất thế.

Sáu: Vị trời khuyên nhủ đi đến chỗ Phật.

Bảy: Người nữ mong cầu Thái tử, có mười kệ phân hai: Đầu là ba kệ tự thuật vê đức của mình có thể làm bạn đồng hành, sau là bảy kệ ca ngợi về đức của Thái tử mong được tiếp nhận.

Tám: Thái tử hỏi-người nữ nói có mười một kệ phân hai: Đầu là bốn kệ làm sáng tỏ về mình lìa xa lỗi lầm, sau là bảy kệ khuyến khích thành tựu hạnh thù thắng.

Chín: Mẹ của người nữ nói kệ trả lời, người nữ có đức thù thắng, nguyện được tiếp nhận, có hai mươi bốn kệ phân sáu: Đầu là hai kệ tổng quát nói về duyên của người nữ, tiếp là sáu kệ nói về nơi sinh của người nữ, tiếp là năm kệ về đầy đủ Sắc-Thanh thù thắng, tiếp là bốn kệ về Trí đức vượt quá mọi người, tiếp là hai kệ về xa rời tai họa thế gian, sau cuối là năm kệ về đầy đủ hạnh xuất thế.

Mười: Thái tử trả lời người mẹ, có thể không chướng ngại cho đạo thì tôi sẽ tiếp nhận, trong đó: Trước là trường hàng có chín câu: 1) Phát tâm tích lũy công đức; 2) Tu tập Độ hạnh thanh tịnh; 3) Cúng dường chư Phật bảo vệ giáo pháp; 4) Trang nghiêm thanh tịnh quốc độ; 5) Làm lợi lạc cho chúng sinh; 6) Tu hành đầy đủ các Địa; 7) Thực hành bố thí; 8)

Xuất gia; 9) Cô đừng ngăn cản tôi. Sau là trong kệ tụng có bảy kệ rưỡi:

Một kệ đầu tụng về Hạnh thứ nhất, một kệ tiếp vượt lên tụng về Hạnh thứ sáu, một kệ tiếp tụng về Hạnh thứ hai, một kệ tiếp tụng về Hạnh thứ tư, một kệ tiếp tụng về Hạnh thứ năm, nửa kệ tiếp lùi lại tụng về Hạnh thứ ba, một kệ tiếp tụng về Hạnh thứ bảy, một kệ sau tụng về Hạnh thứ tám-thứ chín, có thể biết.

Mười một: Từ “Thời nữ đáp ngôn…” trở xuống là thuận theo lời dạy cùng chung mười bốnchí hướng chỉ mong được tiếp nhận, có mười bốn kệ phân ba: Ba kệ đầu là tâm ngưỡng mộ mong cầu kiên quyết, sáu kệ tiếp là mong mỏi cùng chung hạnh thù thắng, năm kệ sau là nói về Đức Phật khuyến khích đi đến.

Mười hai: Thái tử nghe đến Đức Phật liền hoan hỷ ban tặng vật báu.

Mười ba: Mẹ của người nữ toại nguyện trở lại khen ngợi đức của người nữ, có mười kệ phân bốn: Ba kệ đầu khen ngợi về đức giống như Thái tử, ba kệ tiếp khen ngợi về thân nghiệp thù thắng, một kệ tiếp khen ngợi về ngữ nghiệp thù thắng, ba kệ sau khen ngợi về ý nghiệp thù thắng.

Mười bốn: Từ “Thời Thái tử…” trở xuống là cùng nhau đi đến nơi Đức Phật, trong đó có ba: 1) Nhìn thấy tướng thù thắng của Đức Phật; 2) Lễ lạy cung kính cúng dường; 3) Nghe kinh đạt được lợi ích.

Mười lăm: Trở về nói cho Phụ Vương biết, trong đó có tám: 1) Tổng quát trình bày về Đức Phật xuất thế; 2) Hỏi và đáp về những điều đã nghe; 3) Nhà vua vui mừng nói lời bày tỏ; 4) Rời bỏ ngôi vị đi đến nơi Đức Phật; 5) Nghe pháp đạt được lợi ích; 6) Xuất gia đạt được pháp; 7) Thái tử kế thừa ngôi vị làm cho Phật pháp lớn mạnh; 8) Kết luận thông hiểu về xưa và nay. Trong đó: Một, Thông hiểu về Thái tử; Hai, Thông hiểu về Phụ Vương; Ba, Thông hiểu về mẹ của người nữ; Bốn, Thông hiểu về quyến thuộc; Năm, Thông hiểu về thân người nữ.

Mục hai từ “Bỉ Phật diệt hậu…” trở xuống là lại được tu hành cúng dường sáu mươi trăm ngàn ức Na-do-tha Đức Phật, trong văn sơ lược nêu ra bốn mươi sáu danh hiệu chư Phật, thảy đều cung kính cúng dường.

Mục ba từ “Kỳ tối hậu Phật…” trở xuống là trình bày về nhân duyên đạt được pháp ở nơi Đức Phật cuối cùng.

Mục bốn từ “Ngã đắc thử pháp môn…” trở xuống là tiếp tục về sau ở trong trần số kiếp gặp được trần số chư Phật mà tu tập sửa trị về pháp này, trong đó có bốn: Một, Cúng dường nhiều Đức Phật mà hạnh hãy còn chưa đầy đủ; Hai, Từ “Phật tử…” trở xuống là nghe nhiều Phật pháp mà chưa đến được Phổ Hiền; Ba, Từ “Hà dĩ…” trở xuống là giải thích về nguyên do không phải Phổ Hiền; Bốn, Nguyên cớ thế nào là trở lại vặn hỏi rằng đã chưa có thể nhận biết về những hạnh của Phổ Hiền, vì sao có thể nhận biết đầy đủ cảnh giới của Phật? Giải thích là bởi vì ở trong lỗ chân lông ấy, niệm niệm đều nhìn thấy tất cả. Đây tức là làm sáng tỏ về mình chỉ có thể nhìn thấy những sự việc đã hiện rõ ấy, chứ không thể nào làm những sự việc hiện rõ ấy. Trong đó có ba: a) Nhìn thấy Khí thế gian và Trí chánh giác thế gian; b) Từ “Phục thứ…” trở xuống là nhìn thấy Chúng sinh thế gian; c) Từ “Ngã ư Bồ-tát nhất nhất…” trở xuống là tổng quát kết luận về những điều đã nhìn thấy.

Sau là kết luận về Tự phần và mở rộng về Thắng tiến, đều có thể biết. Phần vị thứ mười là Pháp Vân Địa, xong. Trên đây là toàn bộ bốn mươi mốt người, trình bày về đoạn lớn thứ nhất dựa vào tướng tu hành của phần vị, xong.

Đoạn lớn thứ hai: Từ “Ma-da Phu nhân…” trở xuống là trình bày về Tri thức hội tụ duyên tiến vào Thật tướng, nghĩa là hội tụ duyên sai biệt của các phần vị trước đây, làm cho quy về pháp giới Nhất Thật Bình Đẳng sinh ra quả Phật, như Ma-da sinh ra Phật, cho nên tiếp theo trình bày. Trong này có mười người phân ra làm hai: Một người trước là tổng quát, chín người còn lại là riêng biệt. Bởi vì đầu tiên Ma-da đạt được pháp môn Trí Huyễn, cuối cùng Đồng tử-Đồng nữ cũng đạt được pháp môn Huyễn Trú. Bởi vì Thỉ và Chung tụ hội với nhau, Tổng và Biệt dung thông với nhau, cho nên không hai.

Ngay trong Tri thức thứ nhất cũng có năm phần giống như trước:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập, có hai: Một, Trường hàng chỉ ra phần vị tiếp sau; Hai, Thuyết kệ tụng về pháp trước đây.

Ngay trong trường hàng: Ma-da, Trung Hoa nói là Huyễn Sinh Bồ-tát; Phu nhân, tiếng Phạm gọi là Đề-bà-đa, chính xác phiên ra nên gọi là Thiên Hậu, Cổ nhân dựa vào nghĩa gọi là Phu Nhân.

Hỏi: Kinh luận khác nói, Ma-da sinh hạ Thái tử được bảy ngày thì mạng chung sinh lên cõi trời Đao-lợi, vì sao trong này chỉ về thành Ca-tỳ-la?

Đáp: Hóa tướng thị hiện diệt đi, Thật báo luôn luôn tồn tại. Nếu như vậy thì Ca-tỳ-la lẽ nào không phải Hóa xứ? Giải thích: Điều này cũng sâu xa vi tế, không phải người bình thường có thể nhìn thấy, như dưới tán cây Bồ-đề chính là Liên Hoa Tạng… lại như thị hiện diệt độ nơi Song Lâm mà thường ở tại Linh Sơn… lại Ma-da ở đây chờ các quyến thuộc. Nếu trong Tiểu thừa thì Thật chứ không phải Hóa. Nếu trong Thỉ giáo Đại thừa thì Hóa chứ không phải Thật. Nếu trong Chung giáo Đại thừa thì cũng Thật-cũng Hóa, nghĩa là Thật thì Đại Bồ tát thị hiện vốn là Hóa. Nếu trong Đốn giáo thì không phải Thật-không phải Hóa, bởi vì ngay nơi tướng vốn là Vô tướng. Nếu trong Viên giáo thì đều là Thật đức của pháp giới, bởi vì là người-cũng là pháp môn. Lại là đã hiện rõ trong Hải Ấn Định của Xá-na, cho nên thuộc về Thật đức của Phật thâu nhiếp. Còn lại đều dựa theo đây.

Kế: Từ “Nhữ nghệ bỉ vấn…” trở xuống là chỉ dạy thưa hỏi, có thể biết.

Trong kệ tụng về pháp trước đây, có ba mươi ba kệ phân ba: Đầu là một kệ tổng quát hiển bày về hạnh của mình; tiếp là mười bảy kệ nói xa về nhân duyên phụng sự chư Phật trong tiền kiếp, trường hàng trước đây không có; tiếp từ “Ư hậu sở quá kiếp…” trở xuống là mười lăm kệ chính thức tụng về nhân duyên mà trường hàng trước đây đã nói, trong đó: Trước là mười kệ tụng về pháp môn đã đạt được ở nơi chư Phật trước đây, tiếp từ “Ngã ư Bồ-tát thân…” trở xuống là năm kệ tụng về những sự việc đã nhìn thấy từ lỗ chân lông của Bồ-tát trước đây.

Trong phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, có sáu: Một, Từ tạ phần vị trước; Hai, Nghĩ đến phần vị sau; Ba, Dẫn dắt; Bốn, Nhìn thấy thù thắng; Năm, Lễ lạy cung kính; Sáu, Bày tỏ thưa hỏi.

Ngay trong phần hai là nghĩ đến phần vị sau có ba: a) Tổng quát nghĩ đến đức của Tri thức; b) Từ “Cụ tịnh Pháp thân…” trở xuống là riêng biệt nghĩ đến thân ấy có mười chín loại; c) Từ “Như thị đẳng…” trở xuống là kết luận về thành tựu khó nhìn thấy khởi lên bốn loại niệm: 1) Làm thế nào nhìn thấy? 2) Làm thế nào gần gũi? 3) Làm thế nào nhận biết tướng ấy? 4) Làm thế nào nghe pháp thọ trì?

Phần ba từ “Tác thị niệm dĩ…” trở xuống là trình bày về Thiện tri thức làm bạn để phương tiện dẫn dắt, trong đó có ba: a) Trời trong thành chỉ dạy giữ gìn khu thành của tâm; b) Trời Diệu Đức khen ngợi đức mà gia trì; c) Vị vua La-sát chỉ dạy khiến cho khởi hạnh.

Trong phần a có ba: 1) Cúng dường Thiện Tài. 2) Chỉ dạy giữ gìn khu thành của tâm có hai mươi bốn loại, mỗi một loại đều là trước khuyến khích về những việc làm, sau là giải thích về nguyên do của việc làm. Trong mục trước: Cần phải giữ gìn bảo vệ khu thành của tâm, là nhẫn nại không khởi lên vọng niệm. Lìa xa sinh tử, là bởi vì không có vọng niệm, không khởi lên phiền não mà tạo nghiệp, cho nên nói là lìa xa. Lại nói cần phải tu sửa khu thành của tâm Vô hoại, là bởi vì tin vào pháp không hủy hoại, lại bởi vì duy trì pháp không hư vọng. Lại nói cần phải phát ra ánh sáng soi chiếu khắp nơi khu thành của tâm, là dùng ánh sáng Trí tuệ thuộc tánh lực của Căn-Dục mà soi chiếu thông suốt căn cơ chúng sinh. Còn lại đều dựa theo giải thích có thể biết. 3) Từ “Bồ-tát Ma-ha-tát…” trở xuống là giải thích về thành tựu lợi ích, trong đó: Một là tổng quát nêu ra; hai từ “Hà dĩ…” trở xuống là giải thích về nguyên do; ba từ “Phật tử…” trở xuống là kết luận.

Trong phần b từ “Nhĩ thời hữu Thiên…” trở xuống là trình bày về trời Diệu Đức khen ngợi đức mà gia trì: 1) Khen ngợi Ma-da khiến cho vui thích; 2) Phát ra ánh sáng gia trì; 3) Thiện Tài đạt được lợi ích, trong đó đạt được mười loại Nhãn, mỗi một loại đều trước là nêu ra tên gọi của Nhãn, sau là hiển bày về nghĩa của Nhãn, đều dựa theo giải thích có thể biết.

Phần c từ “Thời hữu thủ hộ…” trở xuống là trình bày về vị vua Lasát chỉ dạy khiến cho khởi hạnh, trong đó có ba:

1. Chỉ dạy mười pháp có thể gần gũi Tri thức: Đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt, sau là kết luận. Trong riêng biệt: Một, Tâm thẳng thắn; Hai, Tâm thuộc Bi; Ba, Tâm thuộc Trí; Bốn, Tâm không lui sụt; Năm, Tâm tin tưởng kiên định; Sáu, Tâm sâu xa bởi vì quán sát về tánh; Bảy, Tâm vĩ đại bởi vì che phủ khắp nơi; Tám, Tâm rộng lớn bởi vì hiểu rõ pháp giới; Chín, Tâm khéo léo bởi vì tùy theo bệnh trao cho thuốc; Mười, Tâm thường xuyên bởi vì hành không gián đoạn.

2. Từ “Phục thứ…” trở xuống là chỉ dạy về mười Tam-muội, nhìn thấy Thiện tri thức là bởi vì tiến vào Tam-muội nhận biết về Pháp thân bình đẳng của Phật Bồ-tát; lại dựa vào Tam-muội cho nên có thể nhìn thấy chư Phật Bồ-tát; lại bởi vì Ma-da là cảnh Tam-muội: Trước là tổng quát, tiếp là riêng biệt, sau là kết luận, đều có thể biết.

3. Từ “Nhĩ thời Thiện Tài đáp…” trở xuống là trình bày về dựa vào chỉ dạy mong cầu Thiện tri thức: Một, Thiện Tài tiếp nhận điều trước-thưa hỏi điều sau; Hai, Từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức chỉ dạy về nơi chốn mong cầu, bởi vì Ma-da ở khắp mười phương, do đó khiến cho lễ lạy mong cầu khắp mười phương.

Phần ba, Từ “Nhĩ thời Thiện Tài tùy thuận…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy Y-Chánh thù thắng, trong đó:

4. Trong nhìn thấy Y báo, Cổ đức nói: “Nhìn thấy hoa sen lớn từ mặt đất mọc lên, là pháp giới đã Chứng tên gọi Đại Liên Hoa, như thuận theo tâm hiển bày gọi là Địa Dũng Xuất.” Lại giải thích: Ba vị như trời… trong thành trước đây, điều hòa rèn luyện Thiện Tài khiến cho tâm đến cuối cùng, Tuệ nhãn được mở ra mới nhìn thấy cảnh giới Thật báo của Ma-da. Nói về Địa Dũng Xuất… có bốn: 1) Hoa sen. 2) Lầu quán, tên gọi Nhiếp Thủ Pháp Giới Phương Tạng, là thâu nhiếp giữ lấy mười phương tận cùng pháp giới đều hàm chứa ở trong đó, cho nên nói là Tạng; Cổ đức nói: “Tự phần và Thắng tiến thuộc năm phần vị, cho nên gọi là Thiên Trụ.” 3) Tòa sư tử. 4) Từ “Ư kim kinh trung…” trở xuống là phát âm chín loại pháp môn như Âm thanh… để lưu truyền giáo hóa.

5. Từ “Thiện Tài kiến thử…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy thân của Chánh báo, có hai: 1) Nhìn thấy tướng của thân; 2) Nhìn thấy nghiệp dụng của thân.

Trong mục một có ba: Một, Tổng quát nêu ra; Hai, Chính thức nhìn thấy thân mây pháp giới; Ba, Kết luận về thù thắng.

Ngay trong mục hai là chính thức nhìn thấy, có năm mươi bảy loại thân mây pháp giới, phân ba: Một, Hai mươi loại nêu thẳng ra tên gọi của thân; Hai, Từ “Bất khứ sắc thân…” trở xuống là ba mươi loại đều trước đưa ra tên gọi của thân, sau là giải thích về nghĩa của thân; Ba, Từ “Như thị sắc phi sắc…” trở xuống là bảy câu giản lược không phải do năm uẩn thế gian đã thâu nhiếp.

Mục ba từ “Thiện Tài kiến Ma-da…” trở xuống là kết luận về thân mây thù thắng đã hiện rõ ấy.

Mục hai từ “Thiện Tài kiến như thị đẳng…” trở xuống là trình bày về nghiệp dụng của thân, nghĩa là thân mây này có thể làm tăng trưởng mười hạnh Ba-la-mật của chúng sinh, nhưng không theo thứ tự: Một, Nuôi lớn hạnh thuộc Bố thí; Hai, Từ “Xuất sinh…” trở xuống là trình bày về hạnh thuộc Tinh tiến; Ba, Từ “Tri nhất thiết…” trở xuống là trình bày về hạnh thuộc Nhẫn; Bốn, Từ “Cụ túc…” trở xuống là trình bày về hạnh thuộc Thiền; Năm, Từ “Giai tất nghiêm tịnh…” trở xuống là trình bày về hạnh thuộc Phương tiện; Sáu, Từ “Dĩ minh tịnh…” trở xuống là trình bày về hạnh thuộc Bát-nhã; Bảy, Từ “Tịnh Phật đạo…” trở xuống là trình bày về hạnh thuộc Giới hạnh; Tám, Từ “Đắc tịnh Pháp thân…” trở xuống là trình bày về hạnh thuộc Nguyện; Chín, Từ “Nhất niệm sung…” trở xuống là trình bày về hạnh thuộc Lực; Mười, Từ “Như Lai trí…” trở xuống là trình bày về hạnh thuộc Trí.

Trong phần năm từ “Thiện Tài kiến Ma-da…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy rồi lễ lạy cung kính, có bốn: a) Nhắc lại sự việc nhìn thấy trước đây; b) Biến thân giống như thân ấy; c) Lễ lạy rồi đạt được Định; d) Đứng dậy rồi đi vòng quanh mà đứng yên.

Trong phần sáu từ “Bạch ngôn…” trở xuống là bày tỏ thưa hỏi, có hai: a) Bày tỏ tình ý vốn có của mình; b) Từ “Nguyện vi…” trở xuống là thưa thỉnh thuyết giảng cho mình về điều ấy, bởi vì môn này vốn là tất cả pháp của các phần vị ở Hội trước, cho nên nêu ra Văn Thù đầu tiên chỉ dạy phát khởi, thậm chí giờ đây đến nơi Đại Thánh, tổng quát thuật lại từ đầu đến cuối, vốn là muốn bình đẳng cùng chung Hội.

Phần bốn, Từ “Đáp ngôn…” trở xuống là nêu ra pháp giới của mình, trong đó có bốn: Một, Nêu ra tên gọi và Thể; Hai, Trình bày về nghiệp dụng; Ba, Phân rõ về căn nguyên; Bốn, Kết luận về Tự phần.

Trong phần một: Đại Nguyện là nguyện lực của đời trước, từ đó đời đời thường làm mẹ của Phật, như kinh Bi Hoa nói. Đại Trí tức là Bát-nhã làm mẹ. Huyễn là nghĩa của Nguyện Trí đã làm cho sinh ra Phật, nghĩa là đối với chính mình không làm hỏng bé nhỏ, mà mở rộng dung nạp đối với thân Phật, thật sự Vô sinh mà hiện rõ sinh. Bản văn

Thiên Trúc nói: Tôi trú vào pháp giải thoát của Bồ-tát, tên gọi là Đại Nguyện Trí Huyễn Trang Nghiêm.

Phần hai từ “Đắc thử pháp môn…” trở xuống là trình bày về nghiệp dụng, trong đó có hai: a) Làm mẹ của Phật Lô-xá-na; b) Làm mẹ của toàn bộ ngàn vị Phật trong kiếp Hiền.

Trong phần a phân dài có mười: 1) Đạt được pháp sinh ra Phật; 2) Ánh sáng đi vào thân của mình; 3) Nhờ vậy nhìn thấy tám tướng; 4) Thân dung nạp mười phương; 5) Chúng cùng tiến vào thai; 6) Trong thai đi lại khắp nơi; 7) Từ “Hựu niệm niệm…” trở xuống là mười phương tiến vào; 8) Từ “Tất giai dung…” trở xuống là trình bày về lớn-nhỏ vô ngại; 9) Từ “Ư thử thế giới…” trở xuống là kết luận nối thông với mười phương, cũng không phân thân là bởi vì thân ở nơi này tức là thân ở nơi kia, cho nên không cần phải phân ra; 10) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về nguyên do, nghĩa là thâu nhiếp Dụng đưa về Thể.

Trong phần b là làm mẹ của toàn bộ ngàn vị Phật ở kiếp Hiền, có hai: 1) Sơ lược nêu ra hai trăm bảy mươi chín vị Phật, từ “Phật tử như thị…” trở xuống là tổng quát kết luận về ngàn vị Phật. 2) Từ “Diệc ư thập phương…” trở xuống là trình bày về nơi này, làm mẹ của Phật không rời bỏ tự thân, mà giáo hóa chúng sinh ở mười phương thế giới.

Trong phần ba là phân rõ về căn nguyên đạt được pháp: Trước là hỏi, sau là đáp. Trong đáp có sáu: a) Thời xưa làm Luân Vương; b) Lúc sắp thành Phật thì ma đến làm cho não loạn; c) Luân Vương làm cho ma phải hàng phục để Bồ-tát thành Phật; d) Nguyện làm mẹ của chư Phật tiếp tục cúng dường nhiều vị Phật; e) Kết luận thông hiểu về xưa và nay, luôn luôn làm mẹ của chư Phật; f) Mở rộng hiển bày về làm mẹ của chư Phật mười phương quá khứ và hiện tại.

Phần bốn từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về Tự phần.

Trong phần năm là dựa vào mở rộng Thắng tiến, có thể biết. Môn tổng quát trong Tri thức về hội tụ duyên tiến vào Thật, xong Thứ hai, Trình bày về Tri thức Huyễn Trí Niệm Lực:

Từ đây về sau chín vị Tri thức đều là bản dịch xưa của Vu Điền vốn thiếu, thích hợp là bản tóm lược của Giác Hiền ở Tây Vức mà thôi. Tôi cùng Tam tạng Nhật Chiếu đối chiếu các bản Thiên Trúc và bản Côn Lôn cùng với bản lưu hành khác của Vu Điền, tất cả đều cùng có văn này, là bởi vì vào niên hiệu Vĩnh Long thời Đại Đường, Tam tạng Pháp sư Địa-bà A-la ở chùa Tây Thái Nguyên thuộc Tây Kinh, thời Đường nói là Nhật Chiếu, cùng với mười Đại đức ở Kinh đô như Luật sư Đạo Thành… vâng theo sắc lệnh mà dịch bổ sung, Sa-môn Phục Lễ đích thân đi theo ghi lại. Trong văn cũng có năm phần.

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Một, Trong phần chỉ ra nơi chốn: Vì sao trong này ở trên cõi trời Tam Thập Tam, là hiển bày về nơi an trú cuối cùng của Ma-da, bởi vì các phần vị ở nhân gian hội tụ tất cả với nhau. Hai, Trong phần chỉ ra con người: Chánh niệm Thiên Vương là hiển bày về Đại Trí tự tại, bởi vì tiến vào lý không quên; Đồng nữ là bởi vì Từ Bi lìa xa nhiễm; ánh sáng của Thiên chủ, hiển bày nghĩa về thanh tịnh-nghĩa về ánh sáng chói lòa là nghĩa của Thiên, nghĩa về tối thắng-nghĩa về tự tại là nghĩa của Chủ, nghĩa về phá trừ bóng tối-nghĩa về soi chiếu hiện rõ là nghĩa của ánh sáng; tức là hiển bày về Dụng thù thắng của Bi-Trí mà thiết lập tên gọi này. Ba, Chỉ dạy thưa hỏi, có thể biết.

Phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, và phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, đều có thể biết. Nói khuyên nhủ dạy dỗ, dựa vào bản tiếng Phạm thì nên nói là có thể khéo léo khuyên nhủ dạy dỗ, mong thuyết giảng cho tôi như các Bồ-tát…

Phần bốn, Từ “Thiên nữ đáp ngôn…” trở xuống là nêu rõ pháp giới của mình, trong đó có bốn: Một, Nêu ra tên gọi và Thể của pháp; Hai, Hiển bày về gốc rễ sâu xa của pháp; Ba, Trình bày về nghiệp dụng của pháp; Bốn, Kết luận về phạm vi của mình.

Trong phần một: Đạt được pháp giải thoát của Bồ-tát, là lấy người mà giản lược pháp, không giống như giải thoát của Phật, Giải Thoát tức là tên gọi của pháp môn. Vô ngại niệm là tùy theo những điều đã nghĩ nhớ, tất cả đều hiện rõ trước mắt gọi là Vô ngại, những ý niệm rõ ràng gọi là thanh tịnh, nghĩ đến cảnh của Phật đầy đủ đức gọi là trang nghiêm; dùng Niệm Trí thuộc Túc mạng làm Thể.

Phần hai từ “Thiện nam tử ngã niệm quá khứ…” trở xuống là trình bày về gốc rễ sâu xa của pháp, trong đó có hai: a) Trình bày về chư Phật đã cúng dường, có ba: 1) Nhớ lại trong kiếp Thanh Liên Hoa: Một, Tổng quát trình bày về cúng dường chư Phật; Hai, Từ “Hựu bỉ…” trở xuống là riêng biệt ghi nhớ tám tướng, niệm lực rõ ràng. 2) Từ “Hựu ức…” trở xuống là sơ lược nêu ra chư Phật đã cúng dường trong chín kiếp. 3) Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là tổng quát kết luận luôn luôn không rời xa chư Phật trong hằng sa kiếp. b) Từ “Bỉ nhất thiết…” trở xuống là trình bày về pháp môn đã đạt được, trong đó có hai: 1) Tổng quát nêu ra đã đạt được; 2) Từ “Thọ trì…” trở xuống là trình bày về tu tập đối trị rõ ràng trong sáng.

Trong phần ba từ “Như thị tiên kiếp…” trở xuống là trình bày về nghiệp dụng, nghĩa là dùng niệm lực này nhớ lại các kiếp và Phật pháp trước đây, rõ ràng hiện ở trước mắt, không có gì tối tăm chướng ngại, cho nên dùng để thiết lập tên gọi này.

Phần bốn từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về phạm vi của mình.

Phần năm, Dựa vào mở rộng Thắng tiến, có thể biết. Phần vị Tri thức thứ hai là Huyễn Trí Niệm Lực, xong.

Thứ ba: Trình bày về Tri thức Huyễn Trí Sư Phạm:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Thầy của Đồng tử là hiển bày về bậc Thầy mẫu mực giáo dục chỉ dạy. Tên gọi Biến Hữu, nghĩa là đều làm bậc Thầy dạy bảo cho tất cả chúng sinh giống như người Học khắp nơi, cho nên lấy làm tên gọi.

Trong phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào: Một, Lợi ích đạt được pháp; Hai, Lễ lạy sát chân từ tạ rút lui.

Phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, có thể biết.

Phần bốn, Từ “Đáp ngôn…” trở xuống là thuân theo nêu rõ pháp giới của mình, bởi vì pháp môn giống với Đồng tử, cho nên chỉ rõ Đồng tử ấy khiến cho đi đến thưa hỏi. Lại giải thích: Đồng tử này tức là pháp môn, bởi vì tên gọi không hai, vốn là nhân-pháp vô ngại.

Phần năm, Dựa vào mở rộng Thắng tiến, có thể biết. Phần vị Tri thức thứ ba là Huyễn Trí Sư Phạm, xong.

Thứ tư: Trình bày về Tri thức Huyễn Trí Chuyển Nghệ Môn:

Phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập, phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi; có thể biết.

Phần bốn, Từ “Thời bỉ Đồng tử cáo…” trở xuống là nêu rõ pháp giới của mình, trong đó có ba: Một, Nêu ra tên gọi và Thể; Hai, Hiển bày về nghiệp dụng; Ba, Kết luận về Tự phần.

Trong phần một: Tên gọi là Thiện Chuyển Chúng Nghệ, Chúng Nghệ là những sự hiểu biết về kỹ nghệ thế gian, tức là văn tự… Thiện Chuyển là Trí khéo léo có thể nhận biết, Thiện nghĩa là khéo léo, Chuyển nghĩa là chuyển biến. Bởi vì Trí khéo léo chuyển đổi các kỹ nghệ thế gian trở thành Bát-nhã xuất thế gian, cho nên lấy làm tên gọi; dùng Lượng trí khéo léo làm Thể.

Phần hai từ “Ngã hằng…” trở xuống là trình bày về nghiệp dụng, trong đó có ba: a) Tổng quát nêu ra căn bản. b) Từ “Xướng A tự thời…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về bốn mươi hai môn; lúc bắt đầu xướng lên chữ A tiến vào môn Bát-nhã gọi là uy đức…, tiếng Phạm uy đức gọi là A-đáp-ma, cho nên lúc xướng lên chữ A của thế gian thì lập tức chuyển đổi tiến vào uy đức của Bát-nhã, bởi vì thanh A giống nhau, ngay nơi này đạt được nơi kia vốn cho là khó. Những môn còn lại phần nhiều cũng đều như vậy, dựa theo giải thích có thể biết. c) Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là tổng quát kết luận về nhiều môn.

Nói là chữ căn bản có hai nghĩa: 1) Bởi vì những chữ như vậy đều là chữ căn bản trong chữ của thế gian, dựa vào đây để tiến vào môn Bát-nhã, cho nên nói là chữ đứng đầu, lý thật thì vô lượng. 2) Bởi vì những chữ này làm căn bản của chỗ dựa, dựa vào đó để hiển bày về pháp môn Bát-nhã.

Phần ba từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về Tự phần.

Trong phần năm, Từ “Như chư Bồ-tát…” trở xuống là dựa vào mở rộng Thắng tiến, có hai: Một, Tổng quát nêu ra chương môn thuộc hai phần vị thông đạt thế gian và xuất thế gian. Hai, Riêng biệt giải thích về hai môn:

1. Trình bày về pháp thế gian có mười môn: 1) Nhận biết về văn tự, trước là dựa theo phương này, ở đây bao gồm phương khác, là những pháp đã mở rộng; 2) Nhận biết về thuốc chữa bịnh; 3) Phân biệt châu báu; 4) Trú xứ như nhau; 5) Quán sát trời đất; 6) Có thể xem tướng người; 7) Hiểu âm thanh của loài vật; 8) Phân biệt ráng mây; 9) Nhận biết được mùa; 10) Hiểu biết an nguy. Từ “Như thị…” trở xuống là tổng quát kết luận về pháp thế gian, đều là từ đó mà hiển bày Bát-nhã, không phải là mở rộng chỉ nhận biết về văn tự. Trên đây là các phần vị mà Thiện Tài đã mong cầu, đối với pháp thế gian này thảy đều rời bỏ, khiến cho pháp này đều trở thành pháp môn Bát-nhã vốn là rất khó, cho nên nêu ra điều đó.

2. Từ “Hựu năng…” trở xuống là giải thích về pháp xuất thế gian: 1) Tổng quát nêu ra pháp đã nhận biết, nghĩa là giải thích về tên gọi đưa ra Thể, nói tùy thuận tu hành là trình bày về ý của thuyết pháp. 2) Từ “Trí nhập…” trở xuống là trình bày về năng lực nhận biết tiến sâu vào Chứng, cho nên không có gì sai lầm. Từ “Ngã đương…” trở xuống là tổng quát kết luận không phải phạm vi của mình. Phần vị Tri thức thứ tư là Huyễn Trí Chuyển Nghệ Môn, xong.

Thứ năm: Trình bày về Tri thức Huyễn Trí Vô Y Môn:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Bà-thư-na, Trung Hoa nói là Viên, nghĩa là đức đầy đủ trọn vẹn, sinh ra vô tận cho nên lấy làm tên gọi; lại bởi vì điều hòa mềm mại rất thuận, vượt lên trên phần vị khác, cho nên gọi là Hiền Thắng.

Phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, có thể biết.

Phần bốn, Từ “Đáp ngôn…” trở xuống là nêu rõ pháp giới của mình, trong đó cũng có ba: Một, Nêu ra tên gọi và Thể; Hai, Hiển bày về nghiệp dụng; Ba, Kết luận về Tự phần.

Trong phần một: Pháp môn dựa theo tiếng Phạm gọi là Na-a-lạida Man-trà-la. Na nói là không có-không thể; A-lại-da nói là nơi dựa vào-nơi dừng nghỉ; Man-trà-la nói là Đạo tràng-Viên tràng. Nghĩa là không có nơi dựa vào phần nhiễm của A-lại-da, mà có Đạo tràng viên mãn thuộc phần tịnh, sinh ra đức thù thắng không thể cùng tận, tức là Chuyển y cứu cánh hiển bày về đức vô tận.

Trong phần hai là nghiệp dụng: a) Một câu nêu ra ý của nghiệp dụng làm lợi ích cho chúng sinh, cho nên nói là đã tự nhiên như nhau; b) Đạt được Tam-muội Vô tận… là tổng quát nêu ra; c) Từ “Dĩ năng…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về mười loại Vô tận, sáu loại đầu là sáu căn, bốn loại sau là đức thù thắng: 1) Minh; 2) Thông; 3) Đức; 4) Quang.

Phần ba là kết luận về Tự phần.

Phần năm: Dựa vào mở rộng Thắng tiến, đều có thể biết. Phần vị Tri thức thứ năm là Huyễn Trí Vô Y Môn, xong.

Thứ sáu: Trình bày về Tri thức Huyễn Trí Vô Trước Môn:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Kinh thành tên gọi Ốc Điền, là ở Nam Thiên Trúc gần nước phía dưới ẩm ướt ruộng lúa rất tươi tốt, cho nên lấy làm tên gọi; giống như đất nước Hải Giản ở sau, cũng gọi là thành Kiên Pha. Lại an trú kiên cố đối với giải thoát đã đạt được, cho nên nói là giải thoát kiên cố. Lại một khi đạt được thì vĩnh viễn thoát khỏi, cho nên nói là kiên cố. Lại đã đạt được giải thoát chân thật của Bồ-tát, không có gì mong cầu nữa, cho nên lấy làm tên gọi.

Phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, phần ba,Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, đều có thể biết.

Trong phần bốn, Nêu rõ pháp giới của mình, có ba: Một, Nêu ra tên gọi, Chánh niệm hiện rõ trước mắt, lìa xa Sở tri chướng cho nên nói là Vô trước, lìa xa Phiền não chướng cho nên nói là Thanh tịnh, nghĩa là suy nghĩ thuận theo lý, không xen tạp hai chướng, cho nên lấy làm tên gọi. Hai, Từ “Ngã tự…” trở xuống là trình bày về pháp đầy đủ đức trọn vẹn không mong cầu gì nữa. Đã là dựa vào người khác thì sao có thể như vậy? Giải thích: Giả sử đối với điều này lại không khác với điều đã hiểu biết, thì chỉ cần tu hành. Từ “Vô phục cầu…” trở xuống là kết luận về Tự phần.

Phần năm, Dựa vào mở rộng Thắng tiến, đều có thể biết. Phần vị Tri thức thứ sáu là Huyễn Trí Vô Trước Môn, xong.

Thứ bảy: Trình bày về Tri thức Huyễn Trí Quang Minh Môn:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Diệu Nguyệt là sự trong lành thuộc đức của Bi, cho nên lấy làm tên gọi. Văn trước nói Bồ-tát như vầng trăng trong lành dạo qua giữa bầu trời thanh tịnh, chính là nói đến nghĩa này. Ngôi nhà có ánh sáng chói lòa là Dụng của pháp môn.

Phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, đều có thể biết.

Trong phần bốn, Nêu rõ pháp giới của mình: Nêu ra tên gọi, Nội chứng-lìa xa chướng là Trí thanh tịnh, Hậu trí thâu nhiếp chúng sinh cho nên nói là ánh sáng chói lòa. Lại ánh sáng chói lòa vốn là đối trị Vô minh, thanh tịnh vốn là đối trị Hoặc nhiễm.

Phần năm, Dựa vào mở rộng Thắng tiến, có thể biết. Phần vị Tri thức thứ bảy là Huyễn Trí Quang Minh Môn, xong.

Thứ tám: Trình bày về Tri thức Huyễn Trí Vô Tận Môn:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Kinh thành tên gọi Xuất Sinh, bởi vì trong thành sinh ra người và vật. Trưởng giả Vô Thắng Quân, hạnh đức vượt lên trên gọi là Vô Thắng, ngay nơi Thể đầy đủ đức thuận theo dụ như Quân.

Phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, đều có thể biết.

Trong phần bốn, Nêu rõ pháp giới của mình, có ba: Một, Nêu ra tên gọi và Thể, Vô Tận Tướng là đức tướng đã thành tựu vốn không có tận cùng; Hai, Từ “Ngã dĩ…” trở xuống là trình bày về nghiệp dụng, có thể biết; Ba, Kết luận về Tự phần.

Phần năm, Dựa vào mở rộng Thắng tiến, có thể biết. Phần vị Tri thức thứ tám là Huyễn Trí Vô Tận Môn, xong.

Thứ chín: Trình bày về Tri thức Huyễn Trí Thành Ngữ Môn:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Tụ lạc tên gọi là Pháp, bởi vì ở tại nơi này mở rộng giáo pháp, biểu thị nơi này vốn chính là pháp. Thi-tỳ Tối Thắng, tiếng Phạm nói đầy đủ tên là Đạt-ma Thấp-tỳ A-kiệt. Đạt-ma nói là Pháp; Thấp-tỳ nói là Không Doanh, nghĩa là như ở nơi doanh trại trống rỗng sau khi quân lính ra đi; A-kiệt nói là Tối Thượng; nên nói là Tối Thượng Pháp Không Doanh. Doanh tức là nơi thôn xóm, thuận theo nơi chốn mà thiết lập tên gọi của người.

Phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, đều có thể biết.

Trong phần bốn, Nêu rõ pháp giới của mình, có ba: Một, Nêu ra tên gọi, Thành Nguyện Ngữ ở đây có hai nghĩa: a) Từ lúc bắt đầu phát tâm nói ra lời thề sâu nặng, sau nhất định như lời thề mà thực hành, không trái với lời thề trước đây mà gọi tên; b) Lúc thực hành hạnh Bồ-tát, như lúc bố thí mắt có người hỏi hối hận hay không, trả lời rằng không hối hận. Lời nói này ai tin? Ngay tức khắc nói ra lời thề: Nếu chân thật không hư dối thì khiến cho mắt bình phục. Như lời nói lập tức bình phục, cho nên nói là Thành Nguyện Ngữ. Hai, Từ “Quá khứ…” trở xuống là trình bày về nghiệp dụng, trong đó giải thích hai nghĩa trên:

a) Giải thích về nghĩa thứ nhất; b) Từ “Ngã dĩ trú ư…” trở xuống là giải thích về nghĩa thứ hai, bởi vì có thể thành tựu hạnh đầy đủ. Ba-Kết luận về Tự phần.

Phần năm, Dựa vào mở rộng Thắng tiến, có thể biết. Phần vị Tri thức thứ chín là Huyễn Trí Thành Ngữ Môn, xong.

Thứ mười: Trình bày về Tri thức Huyễn Trí Quy Huyễn Môn:

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Kinh thành tên gọi Diệu Ý Hoa, tiếng Phạm gọi là Tô-mãn-na, bởi vì bên cạnh cổng thành ấy có loại hoa này, cho nên thiết lập dùng làm tên gọi, đây cũng thuộc về Nam Thiên Trúc. Đồng tử-Đồng nữ là biểu thị cho Trí và Bi giúp đỡ lẫn nhau, Trí thì dựa vào đức mà phát khởi, Bi thì hàm chứa đức để thành tựu. Bản xưa gọi là Diệu Đức, là sinh ra đức này, Diệu Đức Tuệ là có đức này. Bởi vì ngôn ngữ lúc đầu gọi là Thất-lợi-mạt, Trung Hoa nói là Hữu Đức; Thất-lợi-mạt-để, Trung Hoa nói là Đức Tuệ, bởi vì tiếng và chữ gần nhau, cho nên hai cách dịch không giống nhau.

Phần hai, Y theo lời dạy hướng đến tiến vào, phần ba, Gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, đều có thể biết.

Trong phần bốn, Nêu rõ pháp giới của mình, có ba: Một, Nêu ra tên gọi, Huyễn Trú cũng có hai nghĩa: a) Trình bày về các pháp đã nhận biết dựa vào duyên không thật mà thiết lập tên gọi là Huyễn Trú; b) Trí có thể nhận biết trú trong cảnh huyễn, đây là trú trong huyễn, cho nên nói là Huyễn Trú. Hai, Từ “Dĩ tư…” trở xuống là trình bày về nghiệp dụng, trong đó sơ lược về nhận biết mười loại Huyễn Trú, mỗi một loại đều trước là nêu ra tên gọi-sau là giải thích. Sáu loại trước là nhận biết về pháp thế gian tồn tại hư huyễn: Đầu là một loại tổng quát nhận biết, tiếp là hai loại nhận biết về con người và pháp hư huyễn, tiếp là hai loại nhận biết về ba cõi sinh diệt hư huyễn, tiếp là một loại nhận biết về quốc độ hư huyễn. Ba loại sau là nhận biết về Tam thừa hư huyễn: Đầu là một loại về Nhị thừa, tiếp là một loại về Bồ-tát, sau là một loại về việc làm của Bồ-tát. Ba, Kết luận về cảnh hư huyễn, tự tánh không nghĩ bàn bởi vì Hữu-bởi vì Không không hai cho nên không thể nghĩ bàn; lại bởi vì tự tánh không có hai bên, cũng không trú vào giữa, cho nên nói là không thể nghĩ bàn.

Phần kết luận và mở rộng, có thể biết. Sau là lợi ích của Thiện Tài, cũng có thể thấy. Phần vị Tri thức thứ mười là Huyễn Trí Quy Huyễn Môn, xong.

Trên đây là tổng quát trình bày về mười vị Tri thức. Đoạn lớn thứ hai trình bày về Tri thức hội tụ duyên tiến vào Thật tướng, xong.

Đoạn lớn thứ ba: Phần vị Di-lặc là Tri thức thuộc tướng thâu nhiếp đức thành tựu nhân, trước đã hội tụ duyên tiến vào Thật tướng, nhất định có thể thành Phật, phân rõ về nghĩa thành tựu nhân của Nhất sinh Bổ xứ, có năm phần giống như trước.

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập, cũng có ba: Một, Chỉ ra nơi chốn; Hai, Nêu ra con người; Ba, Chỉ dạy thưa hỏi.

Trong phần một là chỉ ra nơi chốn, đây là Nam Thiên Trúc gần bờ biển, cho nên gọi là đất nước Hải Giản, bản văn Thiên Trúc gọi là đất nước Hải Ngạn Môn. Vườn rừng đầy đủ đức gọi là Đại Trang Nghiêm, trong rừng có lầu quán hiển bày sáng ngời gọi là Minh Tịnh Tạng, bản tiếng Phạm gọi là Tỳ-lô-giá-na Trang Nghiêm Tạng. Tiếp từ “Bồ-tát vãng tích…” trở xuống là đưa ra nhân của lầu quán.

Phần hai từ “Bỉ viên lâm…” trở xuống là nêu ra Chánh báo. Di-lặc,

tiếng Phạm nói đầy đủ gọi là Mê-đế-lệ, Trung Hoa nói là Từ, là họ của vị ấy, lấy họ làm tên gọi, gọi là Từ Thị. Nhưng có ba duyên: a) Nhờ vào Bổn nguyện, nghĩa là quá khứ gặp được Đức Phật Đại Từ, nhân đó liền phát nguyện: Nguyện cho con thành Phật cũng được tên gọi này. b) Nhờ vào tên gọi của Tam-muội, sau nói nhìn thấy Di-lặc, ban đầu đạt được Tam-muội Từ Tâm, nhân đó lấy làm tên gọi. c) Dựa vào tướng thiết lập tên gọi, lúc mẹ mang thai có tâm Từ, thầy tướng xem quẻ nói do mang thai con Từ khiến cho mẹ Từ. Như mẹ mang thai Thu Tử có năng lực bàn luận về nghĩa lý… Lại gọi là A-dật-đa, Trung Hoa nói là Vô Thắng, bởi vì sinh ra đầy đủ tướng tốt, lại không có ai hơn được cho nên nói là Vô Thắng. Sau trong phần ca ngợi về việc đã làm, có bốn câu: 1) Hóa độ quyến thuộc của mình; 2) Hóa độ người khác; 3) Vì Thiện Tài; 4) Gồm chung vì tất cả.

Trong phần ba từ “Nhữ nghệ…” trở xuống là khuyến khích đi đến chỉ dạy thưa hỏi, có hai: a) Chỉ dạy nêu lên mười câu hỏi; b) Từ “Hà dĩ…” trở xuống là giải thích về nguyên do mở rộng thưa hỏi, trong đó có hai: 1) Trình bày về đã mong cầu đức rộng lớn của Di-lặc; 2) Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là khuyến khích có thể mong cầu điều đó, cũng khởi lên tâm rộng lớn.

Trong mục một có hai: Một, Tổng quát hiển bày về đức thành tựu phần vị đầy đủ của Di-lặc; Hai, Riêng biệt phân rõ về Di-lặc là Thiện hữu chân thật của ông, bởi vì nếu như đức đầy đủ mà không phải mình có duyên thì cũng không thể mong cầu.

Trong mục hai là khuyến khích Thiện Tài mở rộng tâm: Một, Sơ lược nêu ra mười điều không nên cho là đầy đủ. Hai, Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về nguyên do, đã không nảy sinh đầy đủ đối với một thiện căn, thì không biết thực hiện bao nhiêu mới đủ? Giải thích rằng vô lượng… Trong văn gồm có tám mươi câu về Vô lượng, phân làm bảy: 1) Hai mươi câu trình bày về hạnh cứu chúng sinh-đoạn trừ chướng; 2) Từ “Tịnh tu vô lượng…” trở xuống là mười câu về hạnh thành tựu CănDục-Tâm chí của mình; 3) Từ “Phát khởi vô lượng Đại tinh tiến…” trở xuống là chín câu trình bày về hạnh thuộc lực dụng tự tại; 4) Từ “Tất phân biệt…” trở xuống là mười câu trình bày về hạnh thâu nhiếp phápđối trị phiền não; 5) Từ “Nghệ chư Phật sát…” trở xuống là mười câu trình bày về hạnh cúng dường chư Phật-thâu nhiếp chúng sinh; 6) Từ “Bất tích thọ mạng…” trở xuống là mười câu trình bày về hạnh mong cầu pháp-thâu nhiếp chúng sinh; 7) Từ “Nhiếp trì…” trở xuống là mười câu về hạnh thâu nhiếp thành tựu nguyện sâu xa của Bồ-tát. Ba-Từ “Lược thuyết…” trở xuống là chín câu về Nhất Thiết, kết luận hiển bày vô tận.

Phần c từ “Thị cố thiện nam tử…” trở xuống là chính thức khuyến khích mong cầu Thiện tri thức, trong đó có bảy: 1) Tổng quát khuyến khích cung kính mong cầu; 2) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là trình bày về Thiện hữu là nhân của hạnh; 3) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về Thiện hữu có thể thành tựu hạnh; 4) Từ “Phục thứ…” trở xuống là hiển bày về sự thù thắng quan trọng của Thiện hữu; 5) Từ “Hựu thiện nam tử…” trở xuống là chỉ dạy phát khởi tâm thù thắng; 6) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về nguyên do nghĩ đến thù thắng; 7) Từ “Thiện nam tử lược thuyết…” trở xuống là trình bày về thuận theo Thiện hữu thành tựu lợi ích.

Trong mục một do khuyến khích khởi lên tâm rộng lớn trước đây, cho nên khuyến khích cung kính mong cầu Thiện hữu.

Mục hai từ “Hà dĩ cố…” trở xuống, chỉ khởi lên tâm rộng lớn, đâu cần phải cung kính mong cầu Thiện hữu? Giải thích bởi vì nhờ vào hạnh rộng lớn của Thiện hữu thì mới thành tựu, trong đó có bốn mươi câu về hạnh: Một, Mười câu trình bày về hạnh thuộc nguyện hạnh với tâm kiên cố; Hai, Từ “Nhất thiết Bồ-tát tổng trì…” trở xuống là mười câu trình bày về hạnh đầy đủ đức thù thắng; Ba, Từ “Xuất sinh nhất thiết…” trở xuống là mười câu trình bày về hạnh thâu nhiếp pháp làm lợi ích chúng sinh; Bốn, Từ “Viễn ly ác đạo…” trở xuống là mười câu trình bày về hạnh thù thắng vượt lên trên.

Mục ba từ “Hà dĩ cố…” trở xuống, vì sao hạnh này đều nhờ vào Thiện hữu mà thành tựu? Giải thích bởi vì Thiện tri thức có thể khiến cho người thục hành trừ bỏ chướng-phát khởi hạnh, trong đó có ba: Một, Có thể diệt trừ chướng ngại; Hai, Từ “Thị đạo…” trở xuống là có thể thành tựu phần vị của hạnh; Ba, Từ “Diệt nhất thiết…” trở xuống là có thể khiến cho đạt được quả.

Mục bốn từ “Phục thứ…” trở xuống là hiển bày về sự thù thắng quan trọng của Thiện hữu, trong đó có mười câu dựa theo ví dụ hiển bày về đức, đều có nêu ra và giải thích có thể biết; từ “Thị cố…” trở xuống là kết luận để khuyến khích.

Mục năm từ “Hựu thiện nam tử…” trở xuống là chỉ dạy phát khởi tâm thù thắng, trong đó có ba: Một, Hai mươi hai câu chỉ dạy đối với Thiện hữu khởi lên tâm thù thắng này, đều có nêu ra và giải thích, trình bày về tâm thuộc phẩm Hạ Hạ có thể gặp được Thiện hữu-có thể làm pháp khí; Hai, Từ “Hựu thiện nam tử ưng ư…” trở xuống là trình bày về đối với ba nơi nảy sinh ý tưởng thuận với pháp, trong đó đầu là có mười câu, mỗi một câu đều có ba ý tưởng có thể biết; Ba, Từ “Thiện nam tử nghệ Thiện tri…” trở xuống là kết luận để khuyến khích.

Mục sáu từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về nguyên do nghĩ đến thù thắng, trong đó trước nêu ra, chỉ mong cầu Thiện hữu thì có thể thành tựu hạnh, đâu cần phải khởi lên tâm tưởng này? Giải thích bởi vì tâm thẳng thắn này thanh tịnh mới có thể gặp được Thiện tri thức, thuận theo lời dạy tăng thêm pháp thiện, trong đó có mười câu, mỗi một câu đều có Pháp-Dụ cùng nêu ra.

Mục bảy từ “Thiện nam tử lược thuyết…” trở xuống là trình bày về thuận theo Thiện hữu thành tựu lợi ích, trong đó có ba: Một, Đạt được mười lớp-mười nguyện hạnh không thể nói được; Hai, Từ “Lược thuyết…” trở xuống là chín câu về Nhất Thiết, kết luận nhờ vào Thiện hữu mà được đầy đủ; Ba, Từ “Như thị đẳng…” trở xuống là tám câu trình bày về nghĩa dựa vào Thiện hữu mà khởi hạnh, có thể biết.

Trong phần hai, Từ “Thiện Tài văn như thị…” trở xuống là trình bày về y theo lời dạy hướng đến tiến vào, lược qua không có cung kínhtừ tạ-nghĩ đến pháp-đi đến phần vị tiếp sau, có thể biết.

Phần ba, Từ “Dĩ quá khứ tế…” trở xuống là trình bày về gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi, trong đó có ba: Một, Nhìn thấy; Hai, Lễ lạy; ba-Thưa thỉnh.

Trong phần một là nhìn thấy có hai: Trước nhìn thấy Y báo, sau nhìn thấy Chánh báo.

Trong phần trước có ba: a) Khởi lên ý niệm thù thắng; b) Lễ lạy quán sát; c) Đi vòng quanh nghĩ đến ca ngợi.

Trong phần a cũng có ba: 1) Nghĩ đến hạnh nguyện thù thắng; 2) Từ “Tác thị niệm…” trở xuống là trình bày về Tín-Trí chuyển sang tăng thêm; 3) Từ “Thiện Tài như thị…” trở xuống là kết luận về cảnh thù thắng nhìn ngắm.

Trong phần b, năm vóc… là trình bày về Thân lễ lạy-Trí quán sát, quán sát có bốn:

1. Đối với lầu quán pháp giới khởi lên ý tưởng về phước điền của Tam Bảo.

2. Từ “Tác thị niệm…” trở xuống là trình bày về bình đẳng quán sát lầu quán soi chiếu pháp giới thuộc ba Vô tánh: Đầu là quán sát về tánh Viên thành, tiếp là bình đẳng quán sát giống như Như Lai trừ vọng… là trình bày quán sát về tánh Biến kế, sau là bình đẳng quán sát giống như hình ảnh… là trình bày quán sát về tánh Y tha.

3. Từ “Thâm tâm tín…” trở xuống là trình bày về quán sát thành tựu đạt được lợi ích, trong đó có hai: Một, Tổng quát về tin hiểu, nghĩa là quán sát nhìn thấy lý bình đẳng Vô tánh mà không mất đi nghiệp quả của duyên khởi, cho nên nói là tin hiểu, trong này có bảy câu đều là Không-Vô tánh mà nhờ vào đây-phát khởi kia. Hai, Từ “Giải liễu hồi hướng…” trở xuống là riêng biệt phân rõ về lợi ích của hiểu biết, trong đó có năm: a) Hiểu rõ về pháp hồi hướng. b) Từ “Xả ly…” trở xuống là trình bày về lìa xa chấp trước trái ngược: Bắt đầu từ Tự Tại mà sinh, là ngoại đạo chấp rằng Phạm Thiên-Tự Tại Thiên… sinh ra các pháp. Thật tánh vốn có theo thứ tự sinh ra, có hai cách giải thích: Một là trong Minh Đế của ngoại đạo vốn có tánh ấy, sau theo thứ tự sinh ra; hai là trong Nhất Thiết Hữu Bộ Vị Lai Tạng của Tiểu thừa, trước là có Thể tánh theo thứ tự chờ đợi duyên mà sinh ra. c) Từ “Ly ngã ngã sở…” trở xuống là trình bày về pháp chánh duyên khởi của Đại thừa. d) Từ “Kiến hữu vi…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy pháp Không-Hữu vô ngại. e) Từ “Tất tri…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy pháp xứng với Thật, nhiều Dụ chứng minh thành tựu.

4. Từ “Thiện Tài lễ vị khởi…” trở xuống là kết luận về phạm vi giới hạn của lợi ích.

Phần c từ “Khể thủ tất…” trở xuống là trình bày về thân đi vòng quanh nghĩ đến ca ngợi, trong đó có ba: 1) Thân nghiệp đi vòng quanh; 2) Ý nghiệp nghĩ đến quán sát; 3) Ngữ nghiệp nói kệ ca ngợi.

Ngay trong mục hai là nghĩ đến có tám mươi câu, mỗi một câu đều nêu ra đức của người có thể an trú là ca ngợi về lầu quán ở nơi an trú, dùng hai câu đầu hiển bày đầy đủ, còn lại đều tóm lược. Trong đó phân làm mười: Một, Dựa theo Cảnh hiển bày về thù thắng; Hai, Từ “Trú thậm thâm…” trở xuống là dựa theo Đức hiển bày về tuyệt diệu; Ba, Từ “Dĩ nhất kiếp…” trở xuống là dựa theo Dụng hiển bày về tự tại; Bốn, Từ

“Phổ chiếu…” trở xuống là dựa theo Hạnh hiển bày về thù thắng; Năm, Từ “Khả tôn trọng…” trở xuống là dựa theo Đối trị hiển bày về thù thắng; Sáu, Từ “Trú tứ thiền…” trở xuống là dựa theo Định tự tại; Bảy, Từ “Nhất thiết phiền não…” trở xuống là dựa theo hạnh Lợi tha; Tám, Từ “Đắc cửu thứ đệ…” trở xuống là dựa theo hạnh bảo vệ Tiểu thừa; Chín, Từ “Quán ấm…” trở xuống là trình bày về hạnh nhiễm-tịnh không hai; Mười, Từ “Như thị…” trở xuống là kết luận về trú xứ của đức.

Trong mục ba là ngữ nghiệp nói kệ ca ngợi, có năm mươi lăm kệ phân làm bảy: Một, Hai kệ tổng quát hiển bày về đức thù thắng của Di-lặc; Hai, Có tám kệ ca ngợi về Tự hành thù thắng; Ba, Có chín kệ ca ngợi về Lợi tha thù thắng; Bốn, Có tám kệ ca ngợi về công đức thù thắng; Năm, Có chín kệ ca ngợi về phương tiện thù thắng; Sáu, Có mười một kệ ca ngợi về Tam-muội thù thắng; Bảy, Tám kệ sau cuối ca ngợi về Nguyện hạnh thù thắng.

Trong phần sau là nhìn thấy Chánh báo, có ba: a) Mong muốn nhìn thấy; b) Từ xa nhìn thấy; c) Ca ngợi về đức.

Nói từ bên ngoài đến, là vốn thâu nhiếp giáo hóa dựa vào cơ, vốn trở lại đưa về gốc.

Từ “Uy đức…” trở xuống là trong phần ca ngợi về đức: 1) Rất thẳng thắn soi chiếu khắp nơi; 2) Vượt lên trên cấu nhiễm của ma thế gian; 3) Từ “Thâm nhập…” trở xuống là đức đầy đủ nhân quả; 4) Từ “Trú Đại Trí…” trở xuống là ca ngợi về quán đảnh tiếp nhận phần vị.

Phần hai là lễ lạy cung kính, phần ba là bày tỏ thưa hỏi, đều có thể biết.

Phần bốn, Từ “Nhĩ thời Di-lặc…” trở xuống là trao cho pháp giới của mình, trong đó có hai: Một, Khen ngợi Thiện Tài là pháp khí làm lợi ích; Hai, Chính thức khiến cho tiến vào pháp giới của mình.

Trong phần một có sáu: a) Vì quyến thuộc của mình khen ngợi về đức của Thiện Tài khiến cho mọi người luyện tập theo; b) Chính thức vì Thiện Tài khen ngợi về đức khiến cho vui mừng; c) Khuyên nhủ trở về với Văn Thù, Di-lặc thâu nhiếp tiếp nhận; d) Thiện Tài tự mình vui mừng trở lại thỉnh cầu Di-lặc; e) Di lặc dùng kệ trở lại khen ngợi Thiện Tài; f) Khen ngợi vốn có tâm Đại Bồ-đề vô tận.

Ngay trong văn đoạn a có tám: 1) Chỉ ra rõ ràng cho Đại chúng. 2) Khen ngợi đức tinh tiến của Thiện Tài. Tần-đà-già-la là giống như khu thành Giác. Bách thập, các Sư xưa có ba cách giải thích: Một cách nói là trên đây đến nơi này có một trăm mười phần vị, nhưng trong văn bỏ sót cho nên không nêu ra đầy đủ. Một cách nói là trên đây đã nêu ra là Thiện tri thức chính, nếu bao gồm chủ-bạn phương tiện dẫn dắt… thì có một trăm mười phần vị, vì thế cho nên văn trên không hẳn là thiếu. Mãn Túc Vương và Đại Quang Vương…, trước đây đều nói là từng bước trải qua đồng hoang-thành ấp-thôn xóm-mọi người…, cho nên biết chọn lấy tất cả những nơi đã đi qua có một trăm mười nơi chốn. Một cách nói là năm phần vị như Tín… tức là năm mươi, về sau có Ma-da, Di-lặc, Văn Thù, Phổ Hiền và Phật là năm, năm mươi lăm phần vị này đều có Tự phần và Thắng tiến, cho nên có một trăm mười phần vị. Như vậy đều vì kinh xưa không đầy đủ, cho nên có những cách giải thích này. Nay đã có đủ văn, không cần phải giải thích sai khác, đây là tổng quát Tri thức trước sau có năm mươi bốn vị, phần vị Đồng tử Đức Sinh và Đồng nữ Hữu Đức tức là năm mươi lăm vị, đều có Tự phần và Thắng tiến, cho nên có một trăm mười phần vị. 3) Từ “Như thị Đồng tử…” trở xuống là khen ngợi về đức của Thiện Tài dứt khoát học theo Đại thừa, trong văn có mười câu, văn có thể biết. 4) Từ “Như thị chi nhân…” trở xuống là khen ngợi về đức thuộc hạnh thù thắng hiếm có, trong đó có hai: Trước là nêu ra; sau từ “Hà dĩ…” trở xuống là giải thích về thành tựu. Trong giải thích về thành tựu có ba: Một, Tổng quát giải thích; Hai, Từ “Độ vô trí hải…” trở xuống là riêng biệt giải thích, trong đó giáo hóa hai mươi mốt loại chúng sinh; Ba, Từ “Cứu hộ…” trở xuống là tổng quát kết luận về giải thích có thể biết. ) Từ “Chư thiện nam tử…” trở xuống là khen ngợi về đức hiếm có thuộc tâm Bồ-đề của Thiện Tài. 6) Từ “Chư thiện nam tử nhược hữu Bồ-tát…” trở xuống là khen ngợi về đức có thể làm quy phạm thù thắng của Thiện Tài. 7) Từ “Thử Đồng tử giả nhập oai nghi…” trở xuống là khen ngợi về hạnh sâu rộng như biển của Thiện Tài. 8) Từ “Hiển hiện nhất thiết…” trở xuống là trình bày về tu hành rộng khắp tất cả mọi nơi.

Trong đoạn b từ “Thiện Tài nhữ kim đắc…” trở xuống là chính thức vì Thiện Tài khen ngợi về đức khiến cho vui mừng, trong đó có bốn:

1. Khen ngợi về lợi ích của Thiện Tài vốn gặp được Văn Thù, trong đó: Một là tổng quát; hai từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt: Xa lìa ác đạo… là lợi ích tiến vào Thập Tín, vượt qua địa vị trẻ nhỏ chưa biết gì là lợi ích tiến vào Thập Trú, trú trong địa vị công đức là lợi ích tiến vào Thập Hạnh-Thập Hồi Hướng, đầy đủ địa vị Trí tuệ là lợi ích của Thập Địa, sau là trình bày về lợi ích tiến vào Thắng tiến thuộc Phật trí.

2. Từ “Nhược năng như thị…” trở xuống là khen ngợi về lợi ích của Thiện Tài gặp được các Thiện tri thức như Công Đức Vân… về sau, trong đó: Một là tổng quát phân rõ về lợi ích gặp được người thù thắng; hai từ “Tùy bỉ…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về lợi ích được nghe diệu pháp.

3. Từ “Thiện Tài nhữ ưng phát Đại…” trở xuống là khen ngợi Thiện Tài vượt lên trên kiếp mau chóng thành tựu hạnh, trong đó: Trước là tổng quát nêu ra đắc quả mau chóng. Tiếp là riêng biệt hiển bày tu nhân mau chóng, nghĩa là công hạnh tiến lên hơn người, những Bồ-tát khác dựa theo phần vị sai biệt mà nói, một đời đều đầy đủ là dựa theo Phổ Môn bao quát thâu nhiếp mà nói. Lại một đời này cũng thâu nhiếp nhiều kiếp, như Tiên nhân cầm tay thành tựu hạnh trải qua nhiều kiếp… trước đây. Lại pháp Phổ Hiền này tuy viên dung thâu nhiếp lẫn nhau mà một phần vị tức là tất cả phần vị, cho nên một đời đều đạt được. Nhưng cũng cần phải nhờ vào tâm thẳng thắn-tinh tiến mới có thể mau chóng thành tựu, tâm thẳng thắn là bởi vì trong tâm không xen tạp ý niệm khác, dốc sức hướng đến mà tiến vào; tinh tiến là xứng với tâm mà thực hiện. Sau từ “Kỳ hữu…” trở xuống là khen ngợi thành tựu lợi ích.

4. Từ “Thiện Tài đương tri…” trở xuống là khen ngợi về đức hiếm gặp thực hành khắp nơi, cũng có hai: Một là khen ngợi về hạnh hiếm có thành tựu, nghĩa là lúc tu hành xưa kia của chư Phật quá khứ, không có ai ở trong một đời chính mình được gặp bấy nhiêu Thiện tri thức, vì vậy nay ông thật là hiếm có; Hai từ “Kỳ hữu chúng sinh…” trở xuống là cũng khen ngợi về lợi ích.

Đoạn c từ “Nhĩ thời Di-lặc…” trở xuống là khuyên nhủ trở về với Văn Thù, Di-lặc thâu nhiếp tiếp nhận, trong đó có năm: 1) Khuyên nhủ trở về với Văn Thù; 2) Thiện Tài buồn bã khóc lóc bởi vì nghĩ đến ân sâu nặng; 3) Văn Thù trao cho chuỗi anh lạc; 4) Thiện Tài vâng lời rải ra là trình bày về dùng Trí dẫn dắt khiến cho thành tựu phước hạnh; 5) Di lặc xoa trên đỉnh đầu là trình bày về nghĩa của gia trì thâu nhiếp tiếp nhận.

Trong đoạn d từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là trình bày về Thiện Tài tự mình vui mừng trở lại thỉnh cầu Di-lặc: Trước là nói kệ tự mình vui mừng; sau là lễ lạy cung kính trở lại thỉnh cầu, trong đó có ba: 1) Tổng quát về cung kính thưa thỉnh; 2) Từ “Đại Thánh…” trở xuống là khen ngợi về đức thưa thỉnh, trong đó đầu là khen ngợi về phần vị của hạnh thành tựu đầy đủ, tiếp từ “Vị phiền não…” trở xuống là khen ngợi về đức thâu nhiếp chúng sinh cứu giúp mọi vật; 3) Từ “Duy nguyện…” trở xuống là kết luận về thưa thỉnh.

Trong đoạn e Di-lặc dùng kệ trở lại khen ngợi về đức, có sáu mươi tám tụng phân sáu: 1) Một kệ tổng quát khen ngợi về dốc lòng mong cầu; 2) Có mười kệ riêng biệt khen ngợi về cố gắng đến đây; 3) Có tám kệ khen ngợi về ý đến đây; 4) Có mười kệ trình bày về thành lập phần vị của hạnh; 5) Có hai mươi hai kệ khen ngợi về Lợi tha gồm đủ Tự lợi; 6) Có mười bảy kệ chỉ kết luận về hạnh Tự-Tha.

Trong đoạn f từ “Nhĩ thời Di-lặc…” trở xuống là mở rộng khen ngợi về đức vô tận của tâm Bồ-đề, có bốn: 1) Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, tổng quát khen ngợi về phát tâm; 2) Từ “Nhữ đắc thiện lợi…” trở xuống là khen ngợi đạt được mười loại lợi ích tốt lành; 3) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là mở rộng hiển bày về công đức phát tâm, có hai trăm mười tám câu: Một, Một trăm mười lăm câu trình bày về công đức thù thắng của tâm Bồ-đề cao bằng quả Phật; Hai, Từ “Thí như hữu nhân đắc tự tại dược…” trở xuống là một trăm lẻ ba câu trình bày về công đức tự tại của tâm Bồ-đề rộng nhiều vô lượng.

Trong mục một theo Sư Quang Thống, phân ra phối hợp với mười hai Trú chia làm mười hai đoạn. Nay nói trong này mỗi một loại đều hiển bày trong tâm Bồ-đề, một loại đức thù thắng đều nối thông trước sau. Ở đây cũng không thể riêng biệt phối hợp với các phần vị, mỗi một loại đều dựa theo Dụ thế gian để hiển bày về đức, dựa theo giải thích có thể biết.

Thiên Đức Bình là từ trong đó tìm gì đều có được, cho nên nói là như ngọc Như Ý. Hằng-sa, Trung Hoa nói là Nga Mao(lông ngỗng), dùng lông này làm áo, nước tưới vào không dính, dụ cho tâm Bồ-đề thì trần cấu không vấy nhiễm. Thất Sử là năm Độn sử như Tham…, lại chọn lấy Thân kiến-Biên kiến cho nên làm thành bảy. Ba-la-đề-tỳ-xoa Dược, Trung Hoa nói là Đăng Chiếu Dược. Tỳ-lâu-na Phong phải là Tỳlam Phong, Trung Hoa nói là Toàn Mãnh Phong(gió lốc xoáy). 4) Từ “Phật tử Bồ-đề tâm giả như thị…” trở xuống là kết luận về những công đức ấy; từ “Ư nhân quả…” trở xuống là giải thích bởi vì công đức của các phần vị Bồ-tát và công đức của quả Phật đều từ trong tâm này mà sinh ra, cho nên do những tâm này mà sinh ra công đức ấy.

Mục hai từ “Thiện nam tử thí như hữu nhân đắc tự tại dược…” trở xuống là trình bày về công đức của tâm Bồ-đề rộng nhiều vô lượng, trong đó một trăm lẻ ba câu, cũng có các Sư phối hợp với Thập Địa để phân ra, nay cũng bao gồm phân rõ, mỗi một loại đều hiển bày về một đức, đều trước là Dụ-sau là Hợp, dựa theo giải thích có thể biết. Bởi vì ở đây người nói-người nghe cùng là bậc Đại nhân, đều có kiến giải rộng lớn, cho nên những ví dụ đã đưa ra phần nhiều không phải vốn có ở nhân gian.

Tần-già-đà Dược đầy đủ chính xác nói là Tỳ-kiệp-ma, Trung Hoa nói là Trừ Khứ, nghĩa là có năng lực trừ khử các chất độc làm chết người.

San-đà-na Đại dược vương thọ, Trung Hoa nói là Tục Đoạn Dược, nghĩa là cây thuốc này có năng lực làm cho xương thịt… bị tổn thương đều có thể nối tiếp về sau, mà gọi tên.

Dược Thảo tên gọi A-lam-bà, nói đầy đủ là A-la-để-lam-bà, Trung Hoa nói là Đắc Hỷ Dược, nghĩa là có thể xoa vào thân làm cho thân lo buồn-tâm xấu ác đều dừng lại, sinh ra niềm vui cho nên lấy làm tên gọi.

Ưu-đà-già Sa-la Chiên-đàn, nói đầy đủ là Địa-tỳ Ô-la-già Sa-la; Địa-tỳ, Trung Hoa nói là Diệu; Ô-la-già, Trung Hoa nói là Phúc Hành, tức là chủng loại rồng rắn; Sa-la, Trung Hoa nói là Thắng, cũng nói là Kiên Cố, nghĩa là Chiên-đàn kiên cố thù thắng này sinh ra ở Long cung, cho nên lấy làm tên gọi.

Ba-lợi-chất-đa Thọ, chính xác nói là Ba-lị-da-tữ-la Câu-tỳ-đà-la, Trung Hoa nói là Hương Biến Thọ, nghĩa là tất cả cành nhánh hoa trái của cây này đều thơm ngát, cho nên lập thành tên gọi này; lại mùi thơm của cây này lan tỏa khắp tất cả mọi nơi ở cõi trời Đao-lợi, cho nên gọi là Hương Biến.

Na-lợi-la Thọ, nói đầy đủ là Nại-lị La Cát-lị, Trung Hoa nói là Kinh Đẳng Hữu Dụng Thọ; Nại-lị, Trung Hoa nói là Kinh(thân cây); La là nhiều thanh, nghĩa là cành lá hoa quả như thân cây; Cát-lị, Trung Hoa nói là Năng Tác, nghĩa là cành nhánh… của cây này đều có tác dụng lợi ích cho chúng sinh, cây này mọc trong biển, hình dáng cây ấy rất cao, tựa như cây Đa-la, trái của cây ấy rất đẹp, ở trong trái có nước, tựa như cây dừa.

A-la-sa Dược, nói đầy đủ là Kha-tra-ca A-la-sa, Trung Hoa nói là Kim Quang Trấp Dược; Kha-tra-ca nói là Kim Quang Minh, A-la-sa nói là Trấp Dược, mọc ra từ trong giếng ở trong núi, các loài rồng giữ gìn bảo vệ, nếu có được để uống thì đều trở thành người Tiên.

Ca-tỳ-già Điểu, nói đầy đủ là Ca-la Tần-già, Trung Hoa nói là Mỹ Âm Ngôn Điểu, Ca-la nói là Mỹ Âm, Tần-già nói là Ngữ Ngôn, nghĩa là tất cả tiếng chim trong núi Tuyết thảy đều không sánh kịp, lại lúc còn trong trứng thì có thể phát ra tiếng.

A-dạ-kiện-đa Thiết, nói đầy đủ là A-dạ Tắc-kiến-na; A-dạ, Trung Hoa nói là Thiết; Tắc-kiến-na, Trung Hoa nói là Thắng Phục, nghĩa là loại thép này có thể đập bể nát những loại thép khác, cho nên gọi là Thắng Phục Thiết.

Ma-già-la Ngư, Trung Hoa nói là loài cá rất lớn, nghĩa là loài cá rùa rất lớn.

Mục bốn từ “Thiện nam tử…” trở xuống là kết luận về công đức rộng nhiều vô lượng trước đây: Đầu là tổng quát nêu ra, sau là riêng biệt kết luận. Vì sao ở đây mở rộng khen ngợi về tâm Bồ-đề của Thiện Tài, bởi vì là phần vị cuối cùng, công hạnh thành tựu mà thiết lập về đức, nhờ vào Đại tâm vốn có vì vậy cần phải khen ngợi.

Phần hai từ “Thiện nam tử nhữ tiên sở vấn…” trở xuống là chính

thức trao cho pháp giới của mình, trong đó có bốn: a) Trao cho Thể của pháp; b) Hiển bày về tên gọi của pháp; c) Phân rõ về nơi đến; d) Trình bày về nơi sinh.

Trong phần a có năm:

1. Trình bày về phương tiện thâu nhiếp tiến vào, trong đó có hai câu: Một-Nhắc lại câu hỏi khuyến khích tiến vào khiến cho hướng đến Chứng; hai-Thưa thỉnh tách ra môn ấy làm phương tiện cầu Chứng.

2. Từ “Di-lặc đàn chỉ…” trở xuống là gia hộ làm cho tiến vào Chứng, nghĩa là nếu dựa vào lực của Nhân thì chính là Thiện Tài tu đạo Vô gián đoạn trừ vọng tưởng, Lý đã chứng hiện rõ gọi là Môn Khai, trong đạo Giải thoát chính thức Chứng pháp giới gọi là Tức Nhập; nếu dựa vào lực của Duyên thì chính là Di-lặc gia trì. Nay dựa theo lực của Duyên mà nói, Chứng rồi trở lại hiển bày về tánh vốn có đầy đủ chứ không phải là mới đạt được, lại không có Môn tiến vào Xứ cho nên nói là Hoàn Bế. Lại bởi vì một khi đã Chứng thì vĩnh viễn đạt được không hề có lui sụt mất đi, lại không có tiếp tục sinh ra cho nên nói là Hoàn Bế.

3. Từ “Nhĩ thời Thiện Tài quán sát…” trở xuống là trình bày về Chứng được cảnh đã nhìn thấy, trong đó có năm: Một, Nhìn thấy Y báo; Hai, Nhìn thấy Chánh báo; Ba, Nhìn thấy chư Phật; Bốn, Nghe thấy pháp âm; Năm, Nhìn thấy sinh ra.

Trong mục một là nhìn thấy Y báo Tịnh độ: Trước là nhìn thấy, sau là lợi ích. Trong nhìn thấy: Lầu quán này là do Thật báo của Di-lặc mà thành tựu, tiếp đến ở bên trong có đủ trăm ngàn lầu quán là trình bày về một quốc độ tức là tất cả quốc độ, chủ-bạn đầy đủ. Từ “Nhĩ thời Thiện Tài đổ kiến…” trở xuống là trình bày về đạt được lợi ích, trong đó: Trước là lợi ích về tâm hoan hỷ-chướng diệt trừ, sau là lợi ích về thân ở khắp nơi lầu quán.

Mục hai từ “Hựu kiến vô lượng…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy Chánh báo nhân quả, trong đó có sáu: a) Tổng quát nêu ra duyên vốn có, lúc mới phát tâm; b) Từ “Hoặc kiến sơ đắc Từ tâm…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy lúc phát tâm về sau tu hành được thọ ký; c) Từ “Hoặc kiến vi Luân Vương…” trở xuống là nhìn thấy thân sinh ra tùy theo chủng loại của đời trước, có mười ba loại; d) Từ “Hoặc vi Tứ Thiên Vương quyến thuộc…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy thuyết pháp làm lợi ích chúng sinh ở đời trước, có mười loại; e) Từ “Hoặc kiến mãn túc…” trở xuống là trình bày về đức của hạnh vốn có thành tựu đầy đủ; f) Từ “Hoặc kiến chánh thọ…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy đức tự tại của nghiệp dụng, trong đó trước từ lỗ chân lông xuất hiện thân mây, sau từ “Phục kiến…” trở xuống là trình bày từ lỗ chân lông xuất hiện pháp môn.

Mục ba từ “Hoặc ư lầu quán kiến chư Như Lai…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy đức thâu nhiếp giáo hóa của chư Phật, trong đó có ba:

a) Tổng quát nhìn thấy tất cả; b) Từ “Nhĩ thời Thiện Tài chư lầu quán trung…” trở xuống là riêng biệt nhìn thấy tướng của tám tướng Thành Đạo thâu nhiếp chúng sinh, bởi vì lực tự tại không có chướng ngại cho nên nhìn thấy trong một; c) Từ “Thiện Tài tự kiến…” trở xuống là kết luận về lợi ích đã nhìn thấy.

Mục bốn từ “Hựu văn…” trở xuống là trình bày về nghe thấy pháp âm, trong đó có hai: a) Nghe thấy năm loại âm thanh của pháp: 1) Tổng quát phân rõ về pháp âm của hành đã nghe thấy, đó là âm thanh trong linh vàng và vật dụng trang nghiêm khác cũng nghe thấy âm thanh này; 2) Nghe thấy âm thanh về Sơ phát tâm; 3) Nghe thấy âm thanh về thành Chánh giác; 4) Nghe thấy âm thanh về Pháp thí-Tài thí; 5) Nghe thấy âm thanh về thành Phật thâu nhiếp chúng sinh. b) Từ “Văn như thị đẳng…” trở xuống là kết luận về lợi ích nghe thấy âm thanh đạt được mười loại hạnh môn, có thể biết.

Mục năm từ “Kiến bảo kính trung…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy sinh ra, trong đó có sáu: a) Nhìn thấy ba thế gian trong gương quý báu, đầu là nhìn thấy Trí chánh giác thế gian, tiếp từ “Tịnh thế giới…” trở xuống là nhìn thấy Khí thế gian, sau từ “Hựu kiến…” trở xuống là nhìn thấy Chúng sinh thế gian. b) Lại nhìn thấy màng lưới ánh sáng phát ra từ trong cột trụ quý báu. c) Nhìn thấy ngọc châu Anh Lạc-Lưu Ly phát ra nước và ánh sáng. d) Nhìn thấy người và vật trong hoa. e) Nhìn thấy phàm Thánh trong cây quý báu. f) Nhìn thấy Dụng của hành trong hình dáng nửa vầng trăng, trong đó có mười bốn loại: 1) Phát ra ánh sáng; 2) Nhìn thấy hạnh Thí là hạnh vốn có của Di-lặc. Mười hai loại còn lại là hiện thân giáo hóa dẫn dắt, có thể biết. Lại giải thích bao gồm toàn bộ trước đây có bảy loại pháp môn: 1) Linh hiện rõ pháp môn Âm thanh; 2) Gương hiện rõ pháp môn Hình tướng; 3) Cột trụ hiện rõ pháp môn Trú trì; 4) Chuỗi ngọc hiện rõ pháp môn Trang nghiêm; 5) Hoa hiện rõ pháp môn Nở rộ; 6) Cây hiện rõ pháp môn Kiến lập; 7) Nửa vầng trăng hiện rõ pháp môn Trú vị khởi hạnh.

4. Từ “Di-lặc cáo…” trở xuống là hỏi đáp phân rõ trong Định, có ba: Một, Hỏi. Hai, Từ “Duy nhiên…” trở xuống là trả lời. Ba, Từ “Thí như…” trở xuống là phân rõ nhìn thấy trong Định, trong đó có mười Dụ hiển bày rõ ràng: 1) Dụ về giấc mộng nhìn thấy núi biển, dụ cho Thiện Tài vượt lên trên hư vọng nhìn thấy cảnh thù thắng. 2) Dụ về nghiệp hiện rõ lúc sắp chết, dụ cho cảnh sâu xa hiện rõ khó suy nghĩ. 3) Dụ về loài Phi nhân đã duy trì, dụ cho gia trì nhìn thấy pháp thù thắng. 4) Dụ về Long cung che phủ đã lâu, dụ cho kiếp lâu dài nói là chốc lát. 5) Dụ về kho tàng quý báu rộng rãi hiện rõ, dụ cho nhiều sự việc hiện rõ trong một sự việc. 6) Dụ về cảnh Định ở khắp mọi nơi, dụ cho cảnh thù thắng tùy theo tâm hiện rõ. 7) Dụ về thành Càn-thát-bà không ngăn ngại, dụ cho pháp đã nhìn thấy không ngăn ngại. 8) Dụ về nhìn thấy người lên trên trời cao, dụ cho nhìn thấy pháp đạt được tự tại. 9) Dụ về biển hiện rõ Tam thiên thế giới, dụ cho đã nhìn thấy đức rõ ràng. 10) Dụ về huyền ảo hiện rõ không ngăn ngại, dụ cho uy lực hiện rõ đức hiếm thấy.

5. Từ “Nhĩ thời Di-lặc…” trở xuống là thâu nhiếp uy lực khiến cho rời Định, trong đó có ba: Một, Thâu nhiếp uy lực nhắc nhủ rời Định; Hai, Trước hết hỏi về sự việc đã nhìn thấy; Ba, Xứng với sự thật mà trả lời, đều có thể biết. Phần trao cho Thể của pháp, xong.

Trong phần b là hiển bày về tên gọi của pháp, trước là hỏi-sau là đáp. Bởi vì thâu nhiếp thời gian trước-sau, cho nên nói là Trí tiến vào ba đời, đây tức là ba hiện tại trong chín đời. Chánh niệm tư duy, là hiển bày về Trí có thể nhìn thấy rõ ràng không có gì trái ngược. Trang nghiêm tạng, là trình bày về cảnh đã nhìn thấy hàm chứa đầy đủ đức, tức là trong lầu quán thâu nhiếp tất cả các kiếp-tất cả các cõi, đều đầy đủ đức thù thắng, đều có sinh ra, cho nên thiết lập tên gọi này. Lại bởi vì phần vị của người này cao nhất, cho nên không nói là tôi chỉ nhận biết về pháp này; lại là pháp hành thành tựu đầy đủ, cho nên nói là đạt được những pháp không thể nào nói được như vậy…

Phần c từ “Đại Thánh…” trở xuống là phân rõ về nơi đến, trong đó có hai: 1) Trình bày về Y báo, trước là hỏi-sau là đáp. Ý hỏi rằng: Trong lầu quán nhỏ bé này có bao nhiêu sự việc đặc biệt kỳ lạ, là từ bên ngoài đưa vào hay là không phải như vậy? Trong đáp có hai Dụ: Một là dụ trình bày về Thần lực sinh ra chứ không biết từ đâu, hai là dụ về do Trí Nguyện mà hiện rõ chứ không có nguồn gốc. 2) Từ “Thiện Tài bạch ngôn…” trở xuống là hiển bày về Chánh báo, trong đó có hai: Trước là hỏi-sau là đáp. Ý hỏi trước đây nhìn thấy Di-lặc từ bên ngoài đến, bởi vì không biết nơi đến cho nên hỏi. Trong đáp có ba: Một, Dựa vào Thật không có hướng đến; Hai, Thuận theo Hành nói là có; Ba, Tùy theo sự việc phân rõ nơi đến. Lại giải thích: Đầu là dựa theo Pháp thân, tiếp là dựa vào Báo thân, sau là dựa theo Hóa thân. Lại đầu là Thể, tiếp là Đức, sau là Dụng.

Ngay trong mục đầu có mười câu về không có nơi chốn (vô thú). Thú là nghĩa của nơi chốn, nghĩa là không biết từ nơi nào đến cũng không có nơi đã đến. Vả lại, Thú là nghĩa của hướng đến, cũng không có nơi chốn phát khởi đến-đi.

Trong mục tiếp từ “Thiện nam tử…” trở xuống là thuận theo hành nói là có, trình bày về Pháp thân tùy duyên thuận theo hành nói giống như hướng đến, Tịnh Danh nói: “Tôi từ Đạo tràng đến.” Tương tự có bảy câu: 1) Bi; 2) Giới; 3) Nguyện; 4) Thông; 5) Thể; 6) Dụng; 7) Hóa, có thể biết.

Trong mục sau từ “Nhữ sở vấn…” trở xuống là tùy theo sự việc phân rõ nơi đến, bởi vì lầu quán Hải Giản là nơi Tu đạo, nước Ma-ly là nơi sinh của mình, tạm thời ở nơi sinh ra, giáo hóa mọi người cho nên từ nơi ấy trở về nơi này. Ma-ly, nói đầy đủ là Ma-la Để-số. Ma-la, Trung Hoa nói là Man; Để-số, Trung Hoa nói là Trung; nghĩa là đất nước Man Trung, đất nước này tiếp cận với núi Ma-la-da, cho nên tên gọi giống nhau. Cù-ba-la, Trung Hoa nói là Thủ Hộ Địa.

Trong phần d là trình bày về nơi sinh, có hai: Trước là hỏi, sau là đáp. Ý hỏi trước đây đã nói là đến từ nơi sinh trước đây, chưa biết nơi nào là nơi sinh của Bồ-tát? Trong đáp có hai: 1) Trình bày dựa vào nhà của Pháp là nơi sinh ra hạnh đức; 2) Dựa vào nhà của Sự là nơi sinh ra Hóa thân.

Trong mục một có năm: Một, Hiển bày về nơi đã sinh ra; Hai, Sinh duyên quyến thuộc; Ba, So sánh hiển bày thù thắng; Bốn, Đã nhận biết tự tại; năm-Thể và Dụng rộng lớn.

Trong mục một, mười loại đều vốn là nơi sinh khởi của hạnh: 1) Nhân của hạnh; 2) Duyên của hạnh; 3) Tướng của hạnh; 4) Giúp đỡ nguyện; 5) Giáo hóa người khác; 6) Quán sát về lý; 7) Tùy theo sự; 8) Lợi ích chúng sinh; 9) Không trú vào; 10) Thuận theo cổ xưa.

Trong mục hai từ “Thiện nam tử…” trở xuống là trình bày về sinh duyên quyến thuộc, có hai mươi câu: Bảy câu đầu trình bày về sinh ra và nuôi lớn, bốn câu tiếp là làm lợi ích lâu dài, chín câu còn lại là thành lập giống như Thái tử, có thể biết.

Mục ba từ “Như thị Bồ-tát siêu phàm…” trở xuống là trình bày về so sánh hiển bày thù thắng, có mười câu: Một câu đầu siêu phàm chứng tánh là tổng quát, từ “Sinh Như Lai gia…” trở xuống là chín câu riêng biệt, có thể biết.

Mục bốn từ “Ma-ha-tát sinh như thị gia…” trở xuống là trình bày

về đã nhận biết tự tại, trong đó có bảy câu: 1) Nhận biết nơi chốn là Không mà hiện rõ thọ sinh; 2) Nhận biết nơi chốn như hóa hiện mà ở trong nhiễm không đắm trước; 3) Thông hiểu Vô ngã mà giáo hóa chúng sinh; 4) Hiểu rõ sinh tử mà có thể trải qua thời gian dài; 5) Nhận biết về ấm hư huyễn; 6) Hiểu rõ tất cả các pháp; 7) Đạt được Pháp thân lìa xa cấu nhiễm.

Mục năm từ “Thiện nam tử ngã tịnh Pháp thân…” trở xuống là trình bày về nghiệp dụng rộng lớn, có mười câu: Một câu đầu là Pháp thân đầy khắp pháp giới, chín câu còn lại là Đức thân đầy khắp pháp giới.

Mục hai từ “Nhược chư đồng hạnh…” trở xuống là trình bày về dựa vào nhà của Sự làm nơi sinh của Hóa thân, trong đó có ba:

Một: Sinh trong loài người. Câu-đề tụ lạc, nói đầy đủ là Câu-tra Ca-la, Trung Hoa nói là Lầu Quán, tức là tiếp theo văn trước gọi là Lầu Quán tụ lạc, vì ba loại chúng sinh: a) Vì đồng hạnh; b) Vì diệt trừ kiêu mạn; c) Vì cha mẹ…

Hai: Sinh ở Đâu-suất vì bốn loại chúng sinh: a) Vì giáo hóa chúng trời cõi ấy; b) Quy tụ thuyết pháp một đời; c) Giáo hóa đồng hạnh ở đời trước; d) Mở bày sự giáo hóa của Phật, nghĩa là do pháp để lại của Đức Thích-ca mà giáo hóa căn cơ chúng sinh chưa chín muồi vốn như hoa chưa nở ra; mà lợi ích chưa đạt được cũng như hoa khép lại, chờ đợi Phật Di-lặc mà làm cho nở rộ.

Ba: Hạ sinh thành Phật, ông và Văn Thù cùng thấy Ta, giải thích có ba nghĩa:

1. Nói rằng Ta ở đương lai thành Phật thì cũng thuyết về Hoa Nghiêm này, lúc ấy cũng có pháp của Văn Thù đã thuyết giảng cho Thiện Tài.

2. Nói rằng lúc Ta thành Phật thì ông và Văn Thù cùng đến, giúp đỡ Ta tuyên dương giáo pháp để hóa độ.

3. Bởi vì biểu thị cho pháp, nghĩa là Thiện Tài vì sao trước đây ở nơi hội của Phật chỉ cầu các Thiện tri thức mà không cầu Phật, bởi vì Thiện Tài ở đời này là thân của tu nhân, chưa thành tựu quả cho nên không đến nơi Phật, chứ không phải nói là không cầu; nhưng thành tựu quả cách xa nhân, cho nên nói là được thấy Phật.

Bởi vì là phần vị đầy đủ cho nên không có dựa vào mở rộng Thắng tiến… Trên đây là Tri thức thuộc tướng thâu nhiếp đức thành tựu nhân, xong.

Đoạn lớn thứ tư: Tri thức thuộc tướng về Trí soi chiếu không hai,

hiển bày về pháp thuộc nhân trước đây sinh quả, Thể không có phân biệt, bặt dứt hai tướng của các pháp như Cảnh-Trí…

Trong phần một, Nêu ra pháp khuyến khích tu tập: Một, Khuyến khích hướng đến chỉ dạy thưa hỏi, bởi vì phần vị cao nhất cho nên chỉ dạy thưa hỏi, đầy đủ hạnh Phổ Hiền. Hai, Từ “Bỉ đương…” trở xuống là khen ngợi về đức khuyến khích hướng đến, trong đó có hai: a) Tổng quát hiển bày về đức thù thắng, trước là nêu ra vặn hỏi; sau là mười câu giải thích về thành tựu: 1) Có thể đầy đủ những hạnh khác; 2) Làm mẹ của Phật; 3) Bậc thầy của Bồ-tát; 4) Thường xuyên giáo hóa chúng sinh; 5) Danh tiếng vang lừng khắp nơi; 6) Bậc thầy của Đại pháp; 7) Được Phật khen ngợi; 8) Trú trong Trí sâu xa; 9) Tu trải qua nhiều kiếp; 10) Đầy đủ tất cả các hạnh. b) Từ “Thiện nam tử…” trở xuống riêng biệt khen ngợi đó là duyên vốn có của Thiện Tài, trong đó có ba: 1) Trình bày về công đức đã thành tựu của Thiện Tài đều là lực của Văn Thù; 2) Từ “Thị cố…” trở xuống là kết luận khuyến khích khiến cho hướng đến; 3) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích hiển bày về nguyên do, vì thế cho nên những điều đã nhìn thấy-đã thành tựu trên đây đều là Văn Thù.

Phần hai, Từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là trình bày về y theo lời dạy hướng đến tiến vào, trong đó có ba: Một, Lễ lạy cung kính từ tạ rút lui. Hai, Từ “Nhĩ thời…” trở xuống là đi đến nơi ấy. Nay từ nơi Di-lặc quay lại hướng về Văn Thù, cũng đi qua một trăm mười khu thành, vì vậy biết rằng từ đầu cho đến Di-lặc chắc chắn trải qua một trăm mười nơi chốn. Đến Phổ Môn là thâu nhiếp riêng biệt đưa về tổng quát, nghĩa là thâu nhiếp các phần vị sai biệt trước đây mà đưa về Phổ Môn của Văn Thù này. Ba, Từ “Quán sát…” trở xuống là khởi lên ý niệm suy sét tìm tòi. Trong này bản kinh tiếng Hán thiếu mất mười bảy hàng, nay đối chiếu bản tiếng Phạm cùng phiên dịch bổ túc xong.

Phần ba, Từ “Tác thị niệm thời…” trở xuống là trình bày về chính thức Chứng nhập pháp giới, bởi vì biểu thị cho Trí soi chiếu về nghĩa bình đẳng không hai. Không có gặp gỡ rồi cung kính bày tỏ thưa hỏi… Trong đó: Một, Duỗi tay xoa trên đỉnh đầu, nói vượt quá một trăm mười Do-tuần, là xuyên suốt qua phần vị sai biệt như trước đến nơi của Phổ Môn bình đẳng này; xoa trên đỉnh đầu Thiện Tài là nêu rõ dùng pháp rộng khắp rưới trên đỉnh đầu. Hai, Từ “Nhi tác thị ngôn…” trở xuống là trình bày về lời nói nêu rõ dạy dỗ hối hận, trong đó có hai: Trước là nêu ra lỗi lầm của hạnh đã làm; sau là hiển bày không có năng lực tiến vào lý, là hiển bày về Thiện Tài không có lỗi lầm này cho nên có thể đạt  được pháp này.

Trong phần trước có mười câu: 1) Bởi vì thiếu mất gốc rễ của hạnh cho nên không có Tín căn. 2) Bởi vì tâm không phát khởi hạnh cho nên tâm chìm trong biển ưu phiền. 3) Bởi vì không tu gia hạnh cho nên công hạnh không đầy đủ. 4) Bởi vì cùng lui sụt mất đi cho nên tinh tiến ngừng phát khởi. 5) Bởi vì nhiều hạnh cho nên không mong mỏi. 6) Bởi vì ở một nơi cho nên đắm trước. 7) Bởi vì không khéo léo phát nguyện của Bồ-tát. 8) Bởi vì không khéo léo khởi hạnh của Bồ-tát. 9) Thiện hữu không bảo vệ. 10) Như Lai không nghĩ đến.

Trong phần sau từ “Như thị đẳng…” trở xuống là trình bày không có năng lực tiến vào lý, có mười ba câu: 1) Bốn câu nêu ra Lý pháp đã nhận biết. 2) Từ “Nhược châu biến…” trở xuống là hiển bày về phạm vi giới hạn không có năng lực nhận biết. 3) Từ “Văn Thù…” trở xuống là trình bày về lợi ích đã thành tựu, trong đó có hai: Một, Khen ngợi an ủi làm cho vui mừng; Hai, Từ “Linh đắc…” trở xuống là trình bày về đạt được pháp, trong đó một là làm cho đạt được pháp sai biệt rộng nhiều có bảy câu có thể biết, hai từ “Phục linh đắc nhập…” trở xuống là làm cho đạt được pháp rộng lớn của Phổ Hiền.

Phần bốn, Từ “Ký trí…” trở xuống là trình bày thâu nhiếp Dụng đưa về gốc, bởi vì đạo tràng Phổ Hiền là từ nơi trú xứ của Văn Thù, trở về sắp xếp Thiện Tài an trú ở nơi này, giống như mình đã đạt được, việc làm đã xong, vì vậy không hiện rõ ra.

Phần năm, Từ “Ư thị Thiện Tài…” trở xuống là trình bày về thành tựu đức cứu cánh, trong đó: Một, Được gặp nhiều Thiện hữu thù thắng, đều có thể thuận theo lời dạy là trình bày về duyên của hạnh ấy, duyên của hạnh đã nhiều là trình bày về thành tựu đức không phải ít. Hai, Từ “Tăng trưởng…” trở xuống là hiển bày về đức đã thành tựu, có mười câu: 1) Thành tựu đức thuộc Bi-Trí; 2) Đức thuộc tịch dụng; 3) Đức thuộc sâu rộng; 4) Đức thuộc chánh cần; 5) Đức thuộc chứng giáo; 6) Đức thuộc hạnh nguyện; 7) Đức thuộc soi chiếu cảnh; 8) Đức thuộc phá trừ chướng ngại; 9) Đức thuộc thành tựu phần vị; 10) Đức thuộc tu tất cả.

Tri thức thuộc tướng về Trí soi chiếu không hai, xong.

Đoạn lớn thứ năm: Tri thức thuộc tướng hiển bày về nhân rộng lớn, bởi vì soi chiếu Lý không hai trước đây hiển bày về pháp rất sâu xa ấy, mới có thể làm nhân rộng lớn của sự thành Phật. Trong đó có ba: 1) Nêu ra pháp khuyến khích tu tập; 2) Y theo lời dạy hướng đến tiến vào; 3) Chính thức Chứng nhập pháp giới.

Trong phần một: Nghe đến tên gọi của Phổ Hiền…, là nghe từ nơi

nào? Đó là do ngôn ngữ âm thanh thuyết giảng của Văn Thù trước đây, lại cũng là do trước đây Văn Thù đã sắp xếp Thiện Tài ở tại đạo tràng Phổ Hiền, vì thế cho nên ở nơi ấy nghe đến tên gọi này… Trong đó: Một, Tổng quát hiển bày về Đức vị của Phổ Hiền. Hai, Từ “Địa cụ…” trở xuống là riêng biệt phân rõ về Địa vị của Phổ Hiền, có mười câu: 1) Đầy đủ Địa, như các pháp Trợ đạo…, lại giải thích Thập Hạnh như Tín… làm thành pháp của Địa. 2) Pháp của Địa, pháp thực hành của các Địa, như mười Nguyện của Địa thứ nhất, Giới pháp của Địa thứ hai… 3) Đạt được Địa, quả đạt được của các Địa, đó là quả Điều nhu… 4) Thứ tự của Địa, các Địa tiếp nối nhau… 5) Tu tập của Địa, trong các Địa không trú vào đạo mà dựa vào tu pháp của Địa trên…, lại là năm tu… trong Nhiếp Luận. 6) Trú xứ của Địa, công đức vốn là trú xứ, lại vốn là chứng trí tương ưng. 7) Cảnh giới của Địa, hai Đế vốn là cảnh, lại Chân Như biến hành… vốn là cảnh đã chứng. 8) Duy trì của Địa, tùy ý duy trì các công đức vốn có, lại là Viên mãn trì trong ba Trì của Du-già. 9) Giống nhau của Địa, ba loại Trí về Đồng tướng, bởi vì các Địa thực hành giống nhau. 10) Chánh đạo của Địa, vốn là Căn bản trí và Hậu đắc trí làm Thể.

Trong phần hai, Từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là y theo lời dạy hướng đến tiến vào, có bốn: Một, Khởi tâm thù thắng; Hai, Nhìn thấy điềm lành; Ba, Nhìn thấy tướng ánh sáng; Bốn, Kết luận về điều nhìn thấy.

Trong phần một là khởi lên mười loại tâm, cảnh của mười tâm này đều là cảnh giới của Phổ Hiền, cho nên khởi tâm cũng xứng với cảnh ấy, mới có thể thấy được Phổ Hiền.

Trong phần hai là nhìn thấy mười điềm lành, trước là trình bày về nhân có thể thấy được, nhờ có hai lực Tự-Tha. Tướng của mười điềm lành, đó là nhìn thấy Y báo của Phổ Hiền, trong đó thâu nhiếp làm thành năm cặp, đều trước là trình bày về quốc độ thanh tịnh, sau là trú xứ chúng sinh thanh tịnh, đều có thể biết.

Phần ba là nhìn thấy tướng của mười ánh sáng, đó là nhìn thấy tướng Chánh báo của Phổ Hiền. Lại trước đây chỉ nhờ duyên nhìn thấy, trong này trở lại nhìn thấy. Lại trước đây nhìn thấy tướng thô, trong này nhìn thấy vi tế. Lại trước đây chỉ nhìn thấy Thể ấy, trong này nhìn thấy nghiệp dụng. Ở trong mười ánh sáng này: Hai loại đầu chỉ phát ra ánh sáng rực rỡ, bốn loại tiếp phát ra ánh sáng bao gồm vật dụng cúng dường, bốn loại sau là làm lợi ích cho người và vật, có thể biết.

Phần bốn là kết luận về điều nhìn thấy trước đây, nhất định được nhìn thấy Phổ Hiền.

Phần ba, Từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là trình bày về chính thức chứng nhập pháp giới, trong đó có tám: Một, Nhìn thấy thân đạt được lợi ích; Hai, Xoa trên đỉnh đầu đạt được lợi ích; Ba, Nhân sâu quả dày; Bốn, Nêu ra lợi ích khuyến khích quán sát; Năm, Quán sát nhìn thấy lợi ích đặc biệt kỳ lạ; Sáu, So sánh những điều đạt được; Bảy, Kết luận sánh bằng quả Phật; Tám, Kệ tụng về nhân quả.

Trong phần một có hai: Trước là trình bày về Pháp thân đã nhìn thấy, sau là trình bày về nhìn thấy rồi đạt được lợi ích.

Trong phần trước có bốn: a) Tổng quát về nhìn thấy Phổ Hiền; b) Riêng biệt quán sát lỗ chân lông; c) Trở lại quán sát về chi tiết; d) Kết luận khắp nơi mười phương.

Trong phần a là dựa vào mười tâm trước đây đã nghĩ đến xứng với cảnh mà nhìn thấy: 1) Dựa vào tâm thứ nhất trước đây nhìn thấy ở trước đạo tràng của Như Lai, biểu thị cho Phổ Hiền sánh bằng quả Phật, bởi vì phần vị nhân quả giống nhau. 2) Tâm như hư không, dựa vào tâm thứ hai nhìn thấy. 3) Không có nhiễm trước, dựa vào tâm thứ ba nhìn thấy. 4) Trừ diệt chướng ngại làm thanh tịnh quốc độ, dựa vào tâm thứ tư nhìn thấy. 5) Bởi vì pháp không có ngăn ngại, giống như tâm trước đây. 6) Đầy khắp mười phương, cũng giống nhau. 7) Trú vào Nhất-thiết-trí, là tâm thứ bảy đạt được cảnh giới Tát-bà-nhã. 8) Tiến vào các pháp giới, là tâm tiến sâu vào pháp hải. 9) Giáo hóa chúng sinh, là tâm rộng lớn giáo hóa thành tựu chúng sinh. 10) Từ “Ư nhất thiết kiếp…” trở xuống là trình bày về tâm trước đây đến cuối cùng đầy đủ nhân quả, cũng thâu nhiếp về tâm làm trang nghiêm đạo tràng trước đây.

Phần b là trình bày về nhìn thấy nghiệp dụng của lỗ chân lông: Trước cũng đầu là tổng quát về nhìn thấy Tịnh độ, sau là nhìn thấy nghiệp dụng trong mảy trần. Nay cũng trước là tổng quát về nhìn thấy Chánh báo, sau là nhìn thấy tác dụng của lỗ chân lông. Trong đó có hai mươi loại phân năm: 1) Một loại đầu là ánh sáng cứu giúp pháp giới chúng sinh; 2) Năm loại tiếp là xuất hiện vật dụng cúng dường khắp pháp giới cúng dường chư Phật; 3) Bốn loại tiếp là xuất hiện thân mây khắp pháp giới làm lợi ích cho chúng sinh; 4) Ba loại tiếp là xuất hiện quốc độ khắp pháp giới để điều phục chúng sinh; 5) Bảy loại cuối cùng là xuất hiện mây của chư Phật Bồ-tát khắp pháp giới.

Trong phần c là trở lại quán sát về chi tiết…: Đầu là nhìn thấy một Tam thiên thế giới; tiếp từ “Thập phương…” trở xuống là bao gồm hiện rõ mười phương thế giới, Phong luân… thảy đều hiển bày ngay nơi ấy.

Trong phần d từ “Như thử Sa-bà…” trở xuống là kết luận nối thông mười phương, có bốn lớp rộng khắp mọi nơi(Phổ biến): 1) Nêu ra Lô-xána để kết luận về Hiền Thủ; 2) Nêu ra Hiền Thủ để kết luận về Đông phương; 3) Nêu ra Đông phương để kết luận về mười phương; 4) Nêu ra mười phương để kết luận về vi trần. Vì thế nên biết: Trước thì trong thân bao hàm pháp giới, rộng lớn vô biên cho nên hiển bày về nghĩa của Phổ; nay thì trình bày thân này hàm chứa pháp giới bí mật hòa vào vi trần, điều hòa mềm mỏng vô ngại, trình bày về nghĩa của Hiền. Tức là rộng khắp trong ngoài tận cùng hạn lượng này mà gọi tên.

Trong phần sau từ “Nhĩ thời…” trở xuống là trình bày về Thiện Tài đạt được lợi ích: a) Tổng quát nêu ra nhờ vào nhìn thấy mà đạt được, bởi vì Trí trong phần vị cứu cánh, cho nên nói là không thể hủy hoại.

b) Riêng biệt hiển bày về mười Trí: Đầu là bốn loại về thân thấy-nghe khắp nơi; sau là sáu loại về Trí bên trong đầy đủ, năm loại trước là Trí của Phật, một loại sau là Trí của Phổ Hiền, đều có thể biết.

Trong phần hai, Xoa trên đỉnh đầu đạt được Định, có hai: a) Trình bày về lợi ích xoa trên đỉnh đầu trong một thế giới ở nơi này: Trước là xoa trên đỉnh đầu; tiếp là trong đạt được Định có ba: Một là nêu ra số lượng của Định; hai là thâu nhiếp quyến thuộc; ba là trình bày về Dụng của Định thành tựu lợi ích, có tám câu về lợi ích có thể biết. b) Từ “Như thử…” trở xuống là kết luận nối thông với chư Phật ở thế giới mười phương xoa đầu làm cho lợi ích đều giống nhau, bởi vì Thiện Tài giống như Phổ Hiền mà rộng khắp mười phương.

Trong phần ba, Từ “Nhĩ thời Phổ Hiền…” trở xuống là trình bày về nhân sâu quả dày, có ba: a) Hỏi đáp xét định về nhìn thấy; b) Trình bày về nhân sâu xa; c) Trình bày kết luận về nhân thành tựu quả.

Ngay trong phần b là nhân: 1) Trình bày về hạnh đã tu, có bốn câu: Một, Tổng quát trình bày về tu nhiều kiếp; Hai, Trình bày về tu phát khởi Đại tâm; Ba, Tại gia tu hạnh bố thí; Bốn, Xuất gia tu hạnh về đạo. 2) Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là kết luận về hạnh, có mười câu trình bày về nói không thể nào hết được, có thể biết.

Phần c từ “Thiện nam tử ngã đắc…” trở xuống là kết luận về nhân thành tựu quả, trong đó: 1) Kết luận về nhân có công thành tựu quả, cho nên nói là Lực, có mười câu có thể biết. 2) Từ “Đắc thị lực…” trở xuống là đức của quả đã thành tựu, trong đó: Đầu là do Liễu nhân đạt được quả của Pháp thân, sau là do Sinh nhân đạt được quả của Sắc thân.

Phần bốn, Từ “Nhữ thả quán ngã…” trở xuống là trình bày về nêu ra lợi ích khuyến khích quán sát, trong đó có hai: a) Tổng quát trình bày về khó nghe-thấy. b) Riêng biệt thành tựu về lợi ích không lui sụt, trong đó có năm câu: 1) Lợi ích về nghe tên gọi; 2) Lợi ích về nhìn thấy…, có bảy loại tướng có thể biết; 3) Lợi ích về tư duy nghĩ đến, trước là dựa theo thời gian, sau là dựa theo đời kiếp; 4) Từ “Dĩ như thị…” trở xuống là tổng quát kết luận về tác dụng lợi ích; 5) Trình bày về lợi ích chuyển sinh, có hai câu: Một là nghe đến nhân tu sinh về Tịnh độ, hai là thấynghe về thân sinh ra Pháp thân.

Phần năm, Từ “Nhữ phục quán ngã…” trở xuống là trình bày về quán sát nhìn thấy đặc biệt kỳ lạ, trong đó có hai: a) Nhìn thấy ba loại thế gian trong thân của mình, tất cả đều không giới hạn; b) Từ “Hựu kiến…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy nghiệp dụng của quả Phật xuất hiện từ nơi thân.

Phần sáu, Từ “Nhĩ thời Thiện Tài kinh do…” trở xuống là trình bày về so sánh những điều đạt được, trong đó có hai: a) Chính thức so sánh để hiển bày về nhiều. b) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích để hiển bày về nghĩa của nhiều, trong đó có sáu câu: 1) Đã tiến vào nhiều; 2) Đã đạt được nhiều; 3) Đã nhận biết nhiều; 4) Đã vượt qua nhiều; 5) Đã tu tập nhiều; 6) Không chìm vào nơi này… là trình bày về bình đẳng rộng khắp mọi nơi giống như cảnh của Phổ Hiền.

Phần bảy, Từ “Nhĩ thời Thiện Tài năng tự…” trở xuống là trình bày về phần vị đầy đủ giống như Phật, trong đó có mười sáu câu: a) Một câu tổng quát hiển bày về nhân tròn vẹn; b) Từ “Bất cửu…” trở xuống là tổng quát trình bày về đầy đủ quả; c) Một thân tràn đầy là trình bày về đạt được thân của Phổ Hiền; sau có mười ba loại giống như chư Phật, đây là nhân vị viên mãn lại không có gì tu nữa, vì vậy chỉ nói là cùng với chư Phật như nhau, không phân rõ về trải qua mong cầu Tri thức để tu nhân. Phần vị Phổ Hiền, xong.

Trong phần tám, Kệ tụng về nhân quả, có chín mươi chín kệ rưỡi.

Hỏi: Đã nói là trùng tụng, nhưng chưa biết tụng về văn của phần nào? Đáp: Có người giải thích: Đây là tụng về Thiện Tài sẽ đạt được mười ba loại đã giống như cảnh Phật trước đây, tức là phân tích văn này cũng làm thành mười ba đoạn theo thứ tự phối hợp để giải thích. Cách giải thích này không thích hợp, Thiện Tài đã đạt được trước đây là người kết tập nói, không phải là Phổ Hiền thuyết giảng, vì sao lại lấy làm trùng tụng? Lại có người giải thích: Đây là tụng về nhân xưa kia của mình đã hầu hạ chư Phật… mà Phổ Hiền thuyết giảng trước đây. Điều này cũng khó mà dùng được, bởi vì trong văn kệ hoàn toàn không có ý này. Nay giải thích: Trong trường hàng trước đây chỉ trình bày về nhân hạnh, chưa hẳn nói đến quả dụng, nay trình bày về trùng tụng là nói đến quả chứ không phải nhân, bởi vì văn tô điểm hiển bày lẫn nhau mà thôi. Lại giải thích: Nay tụng nêu ra quả để hiển bày nhân, là giải thích về hiển phát. Vì sao chỉ hiển bày về Phật đức, là bởi vì nhân hạnh của Thiện Tài đầy đủ tận cùng, không có thể nói là thuộc về nhân, cho nên nói đến nghiệp dụng của quả Phật. Lại bởi vì Phổ Hiền ngồi ở trước Phật, nương theo uy lực thâu nhiếp giáo hóa, Dụng ấy đến kết quả cuối cùng, suy ra công lao thuộc về Phật. Trong kệ phân sáu:

1. Có năm kệ khuyên nhủ lắng nghe-nhận lời thuyết giảng, sơ lược ca ngợi về đức của Phật.

2. Từ “Thời chư Bồ-tát…” trở xuống có ba kệ trình bày về Đại chúng tiếp nhận lời khuyên, ca ngợi thuyết giảng-lắng nghe đón nhận.

3. Từ “Chư Phật vi diệu…” trở xuống có hai mươi kệ rưỡi bao gồm ca ngợi về đức thù thắng của Báo Phật ở mười phương, trong đó có năm: Một, Ba kệ trình bày về đức của Đại Trí vô trước soi chiếu căn cơ; Hai, Bốn kệ ca ngợi về đức của hình tướng-ngôn âm tùy theo cơ cảm mà ẩn hiện; Ba, Bảy kệ ca ngợi về đức của chủ-bạn trang nghiêm quốc độ tự tại; Bốn, Năm kệ rưỡi ca ngợi về đức chuyển Pháp luân vi tế khắp nơi; Năm, Một kệ tổng quát kết luận về đức của chư Phật mười phương.

4. Từ “Hoặc kiến Thích-ca…” trở xuống là riêng biệt ca ngợi về công đức của Hóa thân Thích-ca, trong đó có bốn: Một, Hai mươi kệ rưỡi ca ngợi về tác dụng thuộc ý nghiệp của Phật; Hai, Từ “An trú…” trở xuống là mười chín kệ ca ngợi về tác dụng thuộc ngữ nghiệp của Phật; Ba, Từ “Cụ túc trí công đức…” trở xuống là mười lăm kệ ca ngợi về tác dụng thuộc thân nghiệp của Phật; Bốn, Từ “Thí như công huyễn sư…” trở xuống là tám kệ rưỡi Dụ về hiển bày vô ngại.

Ngay trong phần một là tác dụng thuộc ý nghiệp, có năm: Đầu là năm kệ trình bày về Dụng thuộc Trí của hành sáu Độ; tiếp là ba kệ về Dụng thuộc tám tướng của thân Thiên; tiếp là hai kệ về Dụng thuộc thường tồn tại mà luôn luôn diệt; tiếp là bốn kệ về Dụng thuộc khéo léo hóa hiện tùy theo cơ cảm; tiếp là sáu kệ rưỡi về Dụng thuộc ánh sáng của thân-tuooit thọ và quốc độ.

Trong phần hai là tác dụng thuộc ngữ nghiệp, có bốn: Đầu là năm kệ trình bày về chuyển Pháp luân Tam thừa, cùng với nghiệp dụng Vô sinh… là pháp Đại thừa; tiếp là năm kệ trình bày về pháp đối trị thuộc phẩm Giác của sáu Độ, tức là giải thích Tam thừa trước đây chỉ có một Viên âm; tiếp là năm kệ trình bày về Ngũ thừa tổng-biệt cho đến nhiều Thừa; tiếp là bốn kệ trình bày về ngữ nghiệp bình đẳng mà ứng với tất cả.

Trong phần ba từ “Cụ túc…” trở xuống là mười lăm kệ trình bày về tác dụng thuộc thân nghiệp, có năm: Đầu là ba kệ nêu ra thân của phàm phu; tiếp là hai kệ hiện rõ thân của Thanh văn; tiếp là ba kệ hiện rõ thân của ngoại đạo; tiếp là ba kệ hiện rõ thân của Đại lực; sau cuối là bốn kệ hiện rõ thân của chư Thiên và kết luận.

Trong phần bốn từ “Thí như…” trở xuống là tám kệ rưỡi Dụ về hiển bày ba nghiệp, có ba: Đầu là năm kệ trình bày Dụ về thân nghiệp: 1) Dụ về huyễn sư khéo léo. 2) Dụ về vầng trăng hiện rõ bốn đức: Một, Thể tròn vẹn trong sáng; Hai, Nêu rõ tăng giảm; Ba, Ứng với tâm thanh tịnh; Bốn, Chiếu rọi Nhị thừa. 3) Dụ về biển hiện rõ hai năng lực: Một, Sinh ra vật báu; Hai, Hiện rõ hình ảnh. Tiếp là một kệ Dụ về ý nghiệp trước đây, đó là dụ về mặt trời Trí diệt trừ tối tăm. Sau cuối là hai kệ rưỡi Dụ về ngữ nghiệp, đó là dụ về mưa pháp không biết từ đâu. Ca ngợi về công đức của Hóa thân, xong.

5. Từ “Như Lai tịnh Pháp thân…” trở xuống có sáu kệ ca ngợi về đức của Pháp thân, trong đó có bốn:

Một: Hai kệ trình bày về tướng của Pháp thân, trước là Pháp thuyết-sau là Dụ so sánh. Trong phần trước, Nhiếp Luận nói Pháp thân có đủ năm loại; trong này giống như luận ấy, đó là: a) Một câu đầu là Pháp thân bạch tịnh làm tướng, bởi vì quả viên mãn mà chuyển; b) Hai câu tiếp là tướng Bất tư nghị, đó là bởi vì ở thế gian không có gì sánh bằng; c) Không phải Hữu-Vô, là Bất nhị làm tướng, bởi vì không phải Hữu vi-Vô vi; d) Một câu tiếp là Vô y làm tướng, đó là bởi vì không có Sở y; e) Một câu tiếp là Thường trú làm tướng, bởi vì thường trú không có đến-đi; f) Hai câu tiếp là nêu ra mộng thấy và vẽ giữa hư không làm Dụ.

Hai: Có một kệ trình bày về Pháp thân lìa tướng, cũng trước là ba câu về Pháp thuyết: a) Dựa theo Dụng; b) Dựa theo Đức; c) Dựa theo Thể; một câu sau cuối là Dụ hiển bày như hư không.

Ba: Có hai kệ trình bày về Dụng của Pháp thân không có tích tụ:

a) Một kệ nêu ra hai Dụ, đó là trước dụ về Ma-ni sinh ra vật báu, sau dụ về ánh sáng không có Thể, nghĩa là chư Thiên Bồ-tát… đều gọi là chúng sinh, đều có ánh sáng cho nên nói là các ánh sáng của chúng sinh. Phân rõ về những ánh sáng này đều không có nơi tích tụ dừng lại, giống như do Ma-ni mà sinh ra vật báu, cũng tương tự không có Thể. b) Một kệ về Hợp-Pháp, có thể biết.

Bốn: Từ “Đại Tiên…” trở xuống là một kệ trình bày về Pháp thân, tức là tướng thường trú vắng lặng, trong đó: Đại Tiên xuất hiện là trình bày về Phật xuất hiện. Từ “Ư thế hư không…” trở xuống là nêu ra bảy Dụ để hiển bày: 1) Không; 2) Như; 3) Tự tánh; 4) Thật tế; 5) Niết bàn; 6) Ly dục; 7) Tịch diệt. Nghĩa là Phật xuất hiện ở thế gian thì giống như bảy nghĩa này, vì vậy ngay nơi Tịch để hiển bày về Pháp thân.

6. Cuối cùng là hai kệ trình bày về kết thúc thuyết giảng khuyến khích thọ trì: Trước là một kệ nêu ra bốn Dụ, có thể biết. Bởi vì hiển bày về đức của Phật sâu rộng: Một, Dụ về tâm suy nghĩ không có giới hạn; Hai, Dụ về vi trần khó lường tính; Ba, Dụ về giọt nước biển khó biết; Bốn, Dụ về hư không chẳng có ranh giới. Sau là một kệ nêu ra lợi ích khuyến khích tin vào, nghĩa là người tin vào pháp tự tại của Phổ Hiền này, cứu cánh nhất định là trọn vẹn đầy đủ quả Phật, như Thiện Tài cùng với chư Phật đều ngang nhau.

Trên đây là giải thích ba vạn sáu ngàn kệ thuộc phần trước ở trong mười vạn kệ của Hoa Nghiêm thuộc bản Hạ, xong.