hổ bào tuyền

Phật Quang Đại Từ Điển

(虎跑泉) I. Hổ Bào Tuyền. Suối ở chùa Hổ bào, núi Đại từ, huyện Hàng, tỉnh Chiết giang. Chùa Hổ bào tên cũ là Đại từ định tuệ thiền tự; tương truyền vào năm Nguyên hòa 14 (19) đời Đường, thiền sư Hoàn trung đến ở chùa này, rất khổ cực vì không có nước. Một hôm, bỗng có 2 con hổ đến đào đất làm hang, nước theo đó phun lên, vì thế có tên là suối Hổ bào và chùa Đại từ định tuệ thiền từ đó cũng được đổi lại gọi là chùa Hổ bào. Nước suối trong mát và ngọt, được xếp hạng là Suối thứ 3 trong thiên hạ . Phía tây suối còn lại nền một ngôi tháp thờ ngài Đạo tế, vị Cao tăng đời Tống và phía sau núi có tòa tháp thờ một phần di cốt của pháp sư Hoằng nhất. [X. Đại minh nhất thống chí Q.38; Đại thanh nhất thống chí Q.217]. II. Hổ Bào Tuyền. Suối ở phía bắc tháp Xá lợi trên đỉnh núi, đàng sau chùa Đông lâm, Lô sơn, mạn nam huyện Cửu giang, tỉnh Giang tây, Trung quốc. Tương truyền vào thời Đông Tấn, ngài Tuệ viễn cùng với các vị Hiền sĩ Liên xã thường đến ngọn núi này du ngoạn, nhưng rất khổ vì không có nước. Một hôm, có con hổ đến đào hang, nước bỗng từ đó phun lên nên gọi là Hổ bào tuyền (suối do hổ đào). [X. Lô sơn kí Q.1].