hãn lật đà

Phật Quang Đại Từ Điển

(汗栗馱) Phạm: Hfd. Cũng gọi Can lật đại, Can lật đa, Ha lật đa, Càn lật thái, Hĩ lật đà, Ô lật đà, Càn lật đà đa. Phạm: Hfdaya. Dịch âm: Ngật lợi đà da, Hột lợi đà da, Hột lí đà da, Càn lật đà da, Hột lí na da, Hột lí na dã, Hột lợi đà, Hột phạt da. Dịch ý: Nhục đoàn tâm, Chân thực tâm, Kiên thực tâm. Cứ theo Đại nhật kinh sớ quyển 4, quyển 12, thì Hãn lật đà là chỉ cho nhục đoàn tâm, tức là quả tim thịt của chúng sinh, chứ không phải tâm tự tính chân thực của chúng sinh. Tông chỉ căn bản của Mật giáo là quán tưởng nhục đoàn tâm này là hoa sen 8 cánh trở thành thân Tì lô giá na. Còn Nhập lăng già tâm huyền nghĩa, Kim cương đính du già lược thuật tam thập thất tôn tâm yếu, Đại nhật kinh sớ quyển 17 và Bồ đề tâm nghĩa, v.v… thì đều cho Hãn lật đà là tâm tự tính chân thực của chúng sinh. Ngoài ra Thiền nguyên chư thuyên tập đô tự quyển thượng phần 1 của ngài Tông mật chia tâm làm 4 loại: 1. Hột lợi đà da(Phạm:Hfdaya): Nhục đoàn tâm, tức là quả tim thịt trong thân thể. 2. Duyên lự tâm: Chỉ cho 8 thức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, mạt na, a lại da, có tác dụng duyên lự (suy nghĩ). 3. Chất đa da(Phạm:Cetaya): Tâm tập khởi, tức là thức a lại da thứ 8 tích tập chủng tử sinh khởi hiện hành. 4. Càn lật đà da (Phạm:Hfdaya): Tâm chân thực, tức là tâm Như lai tàng. Như vậy, theo ngài Tông mật, Hột lợi đà da và Càn lật đà da là 2 loại tâm hoàn toàn khác nhau: Một chỉ cho nhục đoàn tâm, một chỉ cho chân thực tâm. Về sau, Viên giác kinh lược sớ sao quyển 1 và Khởi tín luận sớ bút tước kí quyển 1 đều trích dùng thuyết này. Nhưng, các học giả Nhật bản cận đại cho rằng Hfdaya (Hột lợi đà da) chính là chữ Hfd (Càn lật đà) được thêm vĩ ngữ Aya vào mà thành Hfdaya. Thực ra 2 chữ này chỉ là một và có nghĩa là tâm, tinh thần. Nếu đem phân tích làm 2 để giải thích thì e đó là thuyết sai lầm. [X. Đại nhật kinh nghĩa thích Q.3, Q.9, Q.12; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.16; Bát nhã tâm kinh bí kiện; Bảo khiếp ấn đà la ni kinh bí lược thích Q.thượng; Bí tàng kí tư mạt sao Q.4]. (xt. Tâm).