hạ

Phật Quang Đại Từ Điển

(賀) Cũng gọi Ha, Ca. Chữ Tất đàm (ha). Một trong 50 chữ cái Tất đàm. Để phân biệt với chữ Ca, xưa nay gọi nó là chữ Hạ của nghiệp nhân. Phẩm Thích tự mẫu trong kinh Du già kim cương đính (Đại 18, 339 thượng), nói: Chữ Hạ, nhân của tất cả pháp bất khả đắc .Kinh Đại nhật quyển 7 giải thích chữ Hạ, cho rằng nó là nhân của tất cả các pháp bất khả đắc, bởi vì tiếng Phạm Đát phạ (hetavas, là số nhiều củahetu) nghĩa là nhân. Vì tất cả các pháp đều do nhân duyên sinh, nhân duyên này cũng do nhân duyên sinh, cứ thế xoay vần cái này làm duyên sinh ra cái kia, cuối cùng không có chỗ nương, cho nên lấy vô trụ làm gốc. Vốn đã chẳng sinh, thì nhân là pháp giới, mà duyên cũng là pháp giới và pháp do nhân duyên sinh cũng là pháp giới. Như chữ A vốn chẳng sinh mà có thể sinh tất cả pháp, chữ Hạ ở đây không có nhân đối đãi mà có năng lực làm nhân thể của các pháp. [X. kinh Phương quảng đại trang nghiêm Q.4; phẩm Tự mẫu thứ 14 trong kinh Văn thù vấn; phẩm Cụ duyên kinh Đại nhật Q.2, phẩm Bách tự thành tựu trì tụng Q.6 kinh Đại nhật; kinh Bất không quyển sách thần biến chân ngôn Q.14].