GIÁO GIỚI TÂN HỌC TỲ-KHEO HÀNH HỘ LUẬT NGHI

SỐ 1897

MỘT QUYỂN

Nam Khê Viên Hải ở Duyên Sơn soạn.

LỜI TỰA KHẮC LẠI GIÁO GIỚI LUẬT NGHI

Các luật nghi thiện là trụ đá của nhà Phật, là lầu đài đạo phẩm của thiền định, đều lập trên nền tảng này. Đại sư Nam Sơn có soạn hành sự sao được mấy quyển, nay để rộng dạy về học phong Tỳ-ni, nhưng văn mênh mông khó hiểu, nên soạn sách này để giảng dạy giúp, người mới học, nên văn gọn mà nghĩa sâu nên rõ hành tướng điều kiện chỉ tay có thể bảo là đến mức. Thượng nhân ở Ngưu Môn Chánh Định giáo viện huyền ngã quyên y bát giúp phiên khắc lưu hành ở đời. Nay lại muốn giao cho

Duyên Sơn tôi tập bản để truyền khắp bốn phương. Một hôm, Thượng nhân đến dự tính với tôi, tôi vui mừng đem hết chí mình bàn tính với các Thượng tọa, Thượng tọa chấp thuận bèn in ra thì chí nghĩa sáng sủa, chướng cú rõ ràng, lại là bản tốt nhất. Người xưa nói lưu thông pháp không gì bằng in ra. So ra ý Thượng nhân cũng giống như ở đây, ngày nào đó tôi cùng các vị giảng sách này. Do đây tôi có vài lời thô thiển dẫn nguyên do.

Tháng giêng mùa xuân năm Mậu Ngọ. Nam Khê Viên Hải ở Duyên sơn soạn.

GIÁO GIỚI TÂN HỌC TỲ-KHEO HÀNH HỘ LUẬT NGHI

(DẠY RĂN TỲ-KHEO MỚI HỌC THỰC HÀNH GIỮ GÌN OAI NGHI)

Sa-môn Đạo Tuyên ở núi Chung Nam Soạn.

Xưa mới vào đạo môn, chưa am hiểu hạnh này, phải vâng thừa lời dạy thì chỗ tuân thừa mới hiểu luật nghi. Nếu thiếu thầy chỉ dạy thì chỗ giữ gìn có mù mờ, không chính xác. Cho nên biết chẳng có giáo giới thì mãnh tướng ai nói, chẳng có phép tắt thì đâu bày. Nhưng sự hành hóa của Phật Thích-ca vốn ở Tây thiên. Từ khi kinh thâu quang thì lời dạy truyền sang Đông Hải (Trung quốc), dạy giáo gồm Tiệm Đốn, rảy nước Định khắp cõi Tam Thiên. Chế giới nặng nhẹ đây phân huân giới hương ở trăm ức, luật chế năm năm y chỉ, mục đích là điều phục sáu căn. Người có trí cho lìa thầy, kẻ vô trí thì phải trọn đời gần thầy. Nhiều người sơ tâm ở Đạo, gặp việc chưa hiểu, chẳng hề tìm hiểu giáo chương, đối với Pháp có lưới nghi, hoặc chẳng phải chế mà chế. Chế ấy liền trái, hoặc bảo ta là người Đại thừa cũng chẳng thực hành pháp Tiểu thừa, chúng như thế chẳng phải hai, ba người.

Ở đây, trong thì trái với tâm Bồ-tát, ngoài thì thiếu hạnh Thanh văn, bốn nghi đã không pháp nhuận nên gọi là chúng sanh khô khao. Các thứ này xưa nay chẳng hết, nếu chẳng phải bậc trì pháp đạt sĩ thì ai có thể xét. Lúc đó, có người học vận tình sơ tháo, người cầu thực hành thì ít mà người cầu hiểu thì nhiều, ở chế nghi thường rất phù mạn. Vì chẳng tu Thiền na, tam-muội mãi trái với tâm chân trí, chẳng quen với các luật nghi thiện nên khó thành thắng hạnh.

Cho nên, xưa nay nguyên do Đại đức thật vì đời, nhiệt thành ở đạo nghi, thanh bạch tròn ở giới phẩm, khí cao như tinh hán, oai nghi khoan thai, oai trọng núi gò, tên lưu sông biển, ngang dọc tài giỏi, học cao ngàn tầm, hạo hạo thâm từ tiếng tăm muôn khoảnh, có đức sư tử, hiệu oai nghi Tương Vương, trời người ngợi khen, rồng thần khâm phục. Thật bảo là trời sinh có cảm, đời chẳng hề không.

Do đó đức sáng rực rỡ, truyền sáng mãi không dứt. Nhà hạnh bền  32

chắc thật là chân tăng. Tôi bèn hạ lưu mà thật thẹn với thượng đức. Y cứ theo giáo mà soạn lời dạy này để đem trình cho những người chưa nghe. Phàm gốc của giới luật thì lý ở chí vâng hành, bèn khiến trong tự tăng tâm lành, ngoài khiến nghi pháp dễ xem. Tất cả các hạnh, điều kiện chép rõ để làm sáng tỏ cho người mới học sau này, và đề tựa rằng:

Hành tướng pháp đều đủ bốn trăm sáu mươi lăm điều, nêu rõ ở sau.

1) Phép vào chùa

(11 điều)

  1. Đến ngoài cửa chùa phải đầy đủ oai nghi.
  2. Vào cửa chùa, quỳ xuống lễ bái, khen ngợi Phật như thường lệ.
  3. Xếp tọa cụ chấp tay cúi mình, sau mới nghiêm nghị nhìn thẳng từ tốn đi dọc hành lang.
  4. Chẳng được buông thông hai tay, phải có vẻ kính sợ.
  5. Chẳng được đạp bóng chùa tháp.
  6. Gặp vị Tôn túc ở trước điện chẳng được lễ bái.
  7. Nếu vào điện tháp phải chắp tay đi nhiễu bên phải, chẳng được đi bên trái.
  8. Ra khỏi cửa điện, tùy theo cất bước chân.
  9. Hỷ mũi phải ở chỗ vắng.
  10. Phải tham, lễ bậc Tôn túc.
  11. Phải biết chỗ đại tiểu tiện (nhà vệ sinh).

2) Pháp đứng trước thầy

(có sáu điều)

  1. Chẳng được đứng ngay trước thầy.
  2. Chẳng được đứng ngay sau thầy.
  3. Chẳng được đứng quá gần.
  4. Chẳng được đứng quá xa.
  5. Chẳng được đứng chỗ cao hơn thầy.
  6. Chẳng được đứng trên gió, phải đứng chệch sang một bên trước thầy, cách bảy thước.

3) Phép thờ thầy có

(năm mươi mốt điều)

  1. Thường nhìn sắc mặt thầy, chớ để trái ý thầy.
  2. Hễ đến chỗ thầy phải đủ oai nghi.
  3. Ở trước thầy, không nên lễ kính người ngang hàng.
  4. Ở trước thầy không được nhận người lễ bái.
  5. Đứng trước thầy, thăm hỏi phải chắp tay cúi mình.
  6. Nói chuyện với thầy chẳng được tranh hơn.
  7. Thường nói nhỏ nhẹ.
  8. Thầy nói chưa xong thì chẳng được nói.
  9. Hễ muốn làm việc phải thưa trước với thầy.
  10. Thầy dạy dỗ phải thuận theo chẳng được trái ý cãi lại.
  11. Hễ được dạy dỗ thì phải lễ tạ.
  12. Nếu bị quở trách thì phải nói lời nhỏ nhẹ, tự trách sám hối.
  13. Bị thầy quở trách không nên giận ghét.
  14. Thấy quần áo mũ khăn của thầy dơ thì phải bạch thầy giặt cho sạch.
  15. Thấy quần áo y phục của thầy rách thì phải may vá lại.
  16. Phải sắp đặt giày dép, xếp gấp y áo của thầy cho ngay thẳng.
  17. Rửa bát thầy trước, sau rửa bát mình.
  18. Phải nên để ý chớ nói cười ồn ào.
  19. Chẳng được đi nằm trước thầy.
  20. Chẳng được thức sau thầy.
  21. Hễ đến phòng thầy, đến cửa thì trước phải búng ngón tay rồi mới vào.
  22. Buổi sáng sau ba giờ mới thưa hỏi việc với thầy.
  23. Phải tránh xa chỗ thầy ngồi, chớ nên đường đột.
  24. Nếu đi theo thầy, chẳng được nói cười ồn ào, chẳng được đạp bóng thầy, phải cách bảy thước.
  25. Vâng hành lệnh thầy, phải hổ thẹn nghĩ tu giới định để báo ân thầy.
  26. Nghe thầy từ ngoài về phải đến đón rước.
  27. Thầy từ ngoài về phải xếp đặt quần áo, giày dép.’
  28. Thầy muốn rửa chân phải nấu nước nóng giặt khăn lau.
  29. Thường quét dọn phòng thầy.
  30. Thấy giường thầy có bụi thì phải lau quét.
  31. Chẳng được ngồi nằm trên giường thầy.
  32. Đến phòng thầy phải đi nép một bên cửa, hễ nép bên cửa nào thì bước chân bên cửa đó (nép bên phải thì bước chân phải).
  33. Cửa có rèm sáo ra vào phải vách nhẹ, không nên gây ra tiếng động. Đóng mở cửa cũng không nên gây tiếng động.
  34. Bỏ rèm sáo phải lấy tay đỡ ở dưới.
  35. Cuốn rèm sáo phải làm cho hai đầu bằng nhau.
  36. Xỉa răng, hỷ mũi, khạc nhổ phải ở chỗ vắng.
  37. Chẳng để bình của thầy có nước đã qua đêm, kỵ nhất là mùa nắng.
  38. Thường khiến bình của thầy nước đầy không được thiếu.
  39. Phải thắp đèn đuốc để biết giờ giấc.
  40. Tháng mùa đông chớ để phòng thầy thiếu lửa.
  41. Tháng mùa hạ phải thường thay đổi quần áo, nệm chiếu cho thầy.
  42. Chẳng được ở trước mặt thầy dua nịnh người khác và nói lỗi xấu, chết rồi phải đọa địa ngục, phải rất răn chừa. Rộng như trong Trí luận có nói.
  43. Ở trước thầy chẳng được nói việc vô ích.
  44. Ở trước thầy chẳng được móc gãi…
  45. Nếu muốn ngáp phải đưa tay che miệng.
  46. Chẳng được đắp mền ở trước thầy.
  47. Chẳng được rửa chân ở trước thầy.
  48. Thầy chưa bảo ngồi chẳng được ngồi.
  49. Thầy chưa cho đi chớ đi.
  50. Thầy muốn ra khỏi chùa phải chuan bị đầy đủ vật cần dùng.
  51. Thầy muốn lên nhà trên (thượng đường) phải rửa bát cho thầy, xem việc đóng cửa…

4) Phép ở chùa

(có ba mươi mốt điều)

  1. Không được gượng biết việc người, nói lỗi người.
  2. Không được vào cuộc tranh cãi với người.
  3. Không được rêu rao lỗi xấu của người.
  4. Chẳng được đập phá tường vách.
  5. Chẳng được viết bậy trên tường vách.
  6. Thấy điện tháp chẳng sạch phải quét rửa cho sạch.
  7. Đi chẳng được buông tay.
  8. Đi chẳng được liếc ngó hai bên.
  9. Đi phải ngó xuống đất, cách bảy thước, tránh đạp dế kiến.
  10. Nếu tay cầm vật giữa đường gặp vị Tôn túc phải để một bên mà thưa hỏi đúng pháp.
  11. Chẳng được nhảy vượt tường vào, trừ các duyên hội y, hội hạ, v.v…
  12. Chẳng được vác gỗ đi hoặc đứng trước vị Tôn túc.
  13. Chẳng được đắp y ca-ca trùm kín cả hai vai.
  14. Phải thường buộc thắt y ca-sa.
  15. Khi mang giày dép phải đi sát đất, chớ để gay tiếng ồn.
  16. Hỷ mũi, khạc nhổ phải ở chỗ vắng.
  17. Chẳng được ngồi trên ngạch cửa.
  18. Chẳng được đạp lên bậc cửa.
  19. Chẳng được vào chỗ cười giỡn.
  20. Ở các mùa xuân, hạ, thu, đông chẳng có việc cần không được đi khắp nơi.
  21. Chẳng được ác khẩu mắng nhiếc người. Như kinh nói khẩu nghiệp rất nặng, phải rất cẩn thận.
  22. Chẳng được giận hờn chửi mắng gió mưa.
  23. Chẳng được đi mau, phải học cách đi của trâu đầu đàn, voi đầu đàn.
  24. Dưới hành lang chẳng được đi giữa đường.
  25. Phải đi nép một bên đường là có lễ.
  26. Đi dưới hành lang không được lớn tiếng nói cười.
  27. Phải biết đại tiểu tiện đúng chỗ.
  28. Không có duyên sự chớ vào phòng viện của người.
  29. Thường phải từ bi nhu hòa khéo thuận, luận chép: hễ nói từ là ý ở nhu hòa, bị người khác quấy rầy, chọc phá mà chẳng giận hờn. Hễ nói bi là ý ở lợi ích khéo thuận theo tâm chúng sinh.
  30. Ra khỏi phòng viện chẳng được xung đột bậc Tôn túc.
  31. Đi dưới hành lang chẳng được ngâm vịnh.

5) Phép ở viện

(có năm mươi lăm điều)

  1. Thường siêng tu chánh nghiệp, chẳng được bàn luận việc đời.
  2. Phép lọc nước, trước phải lấy gáo khuấy nước cho trùng lãng đi chỗ khác.
  3. Phải dùng lụa lọc có ba lớp dầy mà lọc nước.
  4. Thùng gáo múc nước chẳng để bừa bãi quanh giếng.
  5. Thùng kéo nước lên đến miệng giếng, lấy nước rửa thùng rồi mới lau khô.
  6. Khi lọc nước thùng, từ miệng giếng ra, không được để cho giọt nước rơi ngoài mành lụa lọc.
  7. Nước chảy xuống không được rót vào chậu, nếu có giọt nước rơi vào thì phải lọc lại.
  8. Mùa hạ trời nóng, nước qua đêm thì có trùng sinh, buổi sáng thấy nước giờ ngọ trùng sinh thì phải lọc lại.
  9. Mùa đông lạnh quá có băng, không được dậy sớm lọc nước, vì nước lọc trùng đông lại mà chết.
  10. Đợi mặt trời mọc lên ấm áp mới lọc nước. Cái thùng và lụa chỉ cần trong ngoài, phải dầy mịn mới khiến trùng còn lại hết (mới lọc hết trùng) hành tướng của phép lọc nước rất khó, nay chỉ nói lược.
  11. Đốt củi phải khô, có sâu mọt phải chẻ ra xem kỹ.
  12. Thường phải xem xét lửa đuốc, chớ để mất lửa.
  13. Nếu giặt áo lót phải giũ sạch chí rận.
  14. Rửa chân và giặt vớ phải dùng một nói chậu riêng.
  15. Chậu giặt tịnh y không được rửa chân, giặt vớ.
  16. Phơi tịnh y không được phơi trên sào dơ.
  17. Giặt y phải dùng bình nước, tay sạch cầm thùng nước mà rót.
  18. Rửa giặt phải dùng nước sạch, chậu sạch.
  19. Rửa chân xong phải dùng nước sạch tưới lại cho sạch.
  20. Tháng hè trời nóng dùng chậu xong phải rửa sạch úp xuống cho khô, không được để ngửa vì trùng sẽ sinh.
  21. Đối với thượng trung hạ tọa khải thường giữ lễ tiết.
  22. Đối với thượng trung hạ tọa không được nói lời vô nghĩa.
  23. Không được nói lời ô uế.
  24. Sự nghiệp mình làm phải ân cần hỏi thầy, cầu sinh tuệ giải.
  25. Phải thường nghĩ già bệnh chết mà siêng gắng ba nghiệp, thực hành hạnh xuất thế.
  26. Thường hổ thẹn nghĩ báo đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi.
  27. Đối với Tam Bảo thường nghĩ khó gặp.
  28. Phải quán niệm xứ, y cứ kinh Đại Tiểu thừa đã nói, ở trong niệm niệm thường gia tâm từ bi, phát tâm Bồ-đề.
  29. Phải yêu tiếc vật của Tam Bảo, không nên làm hư hao mất mát.
  30. Bát ướt không được để trên giường dây, giường gỗ và chiếu.
  31. Nếu có xài dùng hao tổn vật của thường trụ Tam Bảo thì phải đền bồi.
  32. Ngồi trên giường trước phải xem chân, nếu gập ghềnh thì không được vội ngồi.
  33. Thấy giường giây, giường gỗ ở chỗ trống thì phải dẹp cất.
  34. Không được để ghế tốt trên vật hay thuốc đang phơi nắng.
  35. Muốn dời giường ngồi không được kéo lê, phải khiêng lên mà dời đi.
  36. Cột nhà xiên không được để bình nước.
  37. Mặc áo ca-ca luôn cột dây.
  38. Chẳng được tay dơ sờ ca-ca.
  39. Giặt ca-ca không được dùng tay vỗ, cũng chẳng được lấy chân đạp.
  40. Chẳng đựơc miệng ngâm nước phun vào y ca-ca.
  41. Xếp ca-ca chẳng được dùng miệng ngậm, cũng chẳng đươc dùng chân đạp.
  42. Không được ngồi mà mặc áo ca-ca.
  43. Muốn cầm kinh thì phải rửa tay.
  44. Khăn sạch lau tay phải phơi khô.
  45. Phải biết trong viện giường chiếu đều sạch, người chạm vào thì tay phải sạch.
  46. Làm việc và giặt giũ súc miệng phải mặc y năm điều, nếu không có thì mặc y bảy điều cũng được.
  47. Làm sạch giường chiếu thì phải giũ sạch bụi rồi mới dùng khăn ướt lau.
  48. Muốn nhận thuốc, trà, và tất cả vật ăn được thì phải lượng sức dùng cho hết. Tùy lúc mà nhận, không được nhận nhiều rồi để dư qua đêm. Phải rất cẩn thận, người thường hay phạm.
  49. Dùng gáo múc nước, múc ngang mặt nước là sạch, chỗ thường nằm là xúc, nếu sạch thì chẳng được cầm.
  50. Nếu người bị bệnh thì phải từ tâm sớm tối chăm sóc. Trong phòng có người đang ngủ không được đánh vỗ vật gây ta tiếng động, và lớn tiếng nói cười.
  51. Nếu từ ngoài về phải gõ cửa, mở khóa nhẹ nhàng, chớ làm kinh động người.
  52. Muốn ra khỏi viện phải thưa với tăng trong viện để họ biết chỗ mình đi.
  53. Khi mắc đại tiểu tiện phải đi ngay, không được chờ đến lúc quá gấp mà mất oai nghi phép tắc.
  54. Phải hai tay cầm bình, chẳng được buông tay để y chạm đáy bình.
  55. Đóng cửa mở cửa phải nhẹ nhàng kỹ lưỡng, không được sơ sài đến nổi mất đồ.

6) Phép ở trong phòng

(có ba mươi hai điều)

  1. Không được ở cùng phòng với người đã năm hạ.
  2. Cùng người đồng loại ở chung phòng, mỗi khi cần giúp nhau chớ nên ồn ào.
  3. Trong phòng thường để ý, hỏi han nhau phải biết lớn nhỏ.
  4. Nếu có lỗi nói năng thì phải xin hoan hỷ, chẳng được để cách  đêm mà kết tội nghiệp.
  5. Khen ngợi lẫn nhau, không nên cách mặt nói xấu nhau.
  6. Muốn đến phòng viện người khác phải báo cho người cùng phòng biết chỗ mình đi.
  7. Xếp y bảy điều phải trước y năm điều.
  8. Nếu cởi y năm điều thì phải mặc y bảy điều, chẳng được lìa chỗ.
  9. Muốn đem lửa vào phòng, khi đến trước cửa phải báo cho người trong phòng biết, bảo rằng lửa sắp vào phòng.
  10. Muốn tắt đèn không được dùng miệng thổi.
  11. Muốn tắt đèn phải hỏi người trong phòng có còn dùng đèn nữa không.
  12. Trong phòng, người cùng phòng đã ngủ thì không được đọc sách ra tiếng.
  13. Muốn tụng niệm không được lớn tiếng.
  14. Đã là hạ tọa thì việc khổ nhọc phải làm trước.
  15. Là việc tốt thì trước phải suy cử Thượng tọa, nhượng ích như biển vốn là pháp của Tỳ-kheo.
  16. Chẳng được bàn việc không tốt.
  17. Không được cùng nhau tụng tập pháp Hý luận.
  18. Chẳng được bắt chấy rận bỏ đầy đất trong phòng, phải dùng bông ủ ấm nó rồi bỏ vào chỗ an ổn.
  19. Đi đứng ngồi nằm ra, vào, áo Ca-sa thường phải gần thân.
  20. Nếu Đại tiểu, ra vào áo Ca-sa thường phải gần thân.
  21. Ngủ thì phải nằm gối, không được làm dơ chiếu.
  22. Ngủ thì phải nằm nghiêng hông bên phải, mặt quay ra ngoài, không được quay vào vách.
  23. Không được nằm ngửa sải chân, hoặc nằm nghiêng hông bên trái.
  24. Nằm không được ở trần.
  25. Nằm không được để ba y dưới chân.
  26. Đi đứng, ngồi nằm không được suy nghĩ việc xấu ác.
  27. Đêm nằm phải thường nghĩ tướng sáng.
  28. Trong mùa Hạ, nêm chiếu áo quần đều phải hong phơi.
  29. Để giày dép không được cao quá đầu người, trước mặt người.
  30. Quần áo y phục phải sạch sẽ không được để dơ bẩn, hôi hám.
  31. Không được đốt đèn ở chỗ trống.
  32. Trong phòng luôn phải sạch sẽ, không được bừa bãi lộn xộn.

7) Phép đối với bậc A-xà-lê năm hạ

(có hai mươi hai điều)

  1. Đối với bậc A-xà-lê đã năm hạ phải cột dây áo Ca-sa.
  2. Không được đắp y Ca-ca trùm kín cả hai vai.
  3. Không được tựa chân, đứng nghiêng một bên.
  4. Không được đứng buông thõng tay.
  5. Không được cười nói phi thời ồn ào.
  6. Đúng như phép thờ thầy ở trước.
  7. Nếu có dạy thì cần phải lễ bái.
  8. Cần phải có tâm nhún nhường.
  9. Đối trước người chẳng được gãi ngứa
  10. Chẳng được hỷ mũi trước người.
  11. Chẳng được xỉa răng trước người.
  12. Chưa bảo ngồi, không ngồi vội.
  13. Chẳng được ngồi chung giường.
  14. Chẳng được ngồi nằm trên giường của người đã năm hạ.
  15. Phải biết rõ trên năm hạ tức là A-xà-lê, trên mười hạ là Hòathượng.
  16. Bậc Tôn túc bảo ngồi thì phải chắp tay xá, rồi mới ngồi.
  17. Khi ngồi không được vô lễ buông thả, ngả nghiêng.
  18. Nếu có nói năng điều gì thì phải khiêm nhường, chớ tranh phần cao.
  19. Chẳng được há miệng lớn mà ngáp, phải dùng tay che.
  20. Chẳng được dùng tay che mặt.
  21. Chẳng được ngáy lớn tiếng.
  22. Khi ngồi phải ngồi ngay thẳng.

8) Phép ăn hai thời

(có sáu mươi điều)

  1. Nghe ba tiếng chuông liền phải ngưng công việc.
  2. Trước phải dùng xà bông rửa tay.
  3. Mặc quần chẳng được cao quá, thấp quá, phải ngay thẳng ngang mắt cá.
  4. Đắp y bảy điều phải cho một vạt thì quá vai, ngang với cổ, các áo khác thì đi ngang dưới nách tay phải.
  5. Muốn ôm bát lên nhà trên thì phải dùng tay sạch lau cho khô, ngón tay giữa kẹp khăn.
  6. Đến nhà ăn chưa xong thì phải giữ ngón tay và bàn tay chẳng được để dơ, nếu đường đầu cầm kinh thì chẳng nhọc rửa tay nữa, chỉ dùng hương tịnh thì được.
  7. Trong khoảng phân ngoài bát ấy hai phân hướng lên là tịnh, nếu dưới một phân là xúc.
  8. Rót nước rửa bát chẳng được quá cao, phải uốn mình thấp đầu rót nước khiến bát cách đất một gang tay.
  9. Nếu khiến trẻ đi qua bát cũng đồng với phép Tỳ-kheo kẹp khăn, chẳng được cầm khăn mà khiến trẻ hầu ôm quá nhiều bát… chẳng thể kể ra, nhiều người thường phạm điều này. Nếu riêng khiến quá bát tự kẹp khăn là tốt nhất.
  10. Đợi có tiếng chuông liền đúng pháp kẹp khăn cầm bát, để cán muỗng hướng vào mình.
  11. Cầm bát chẳng được quá cao hay quá thấp, phải ngang ngực.
  12. Khi ra khỏi cửa bậc Tôn túc thì nép mình đi một bên hành lang, không được đi giữa hành lang và không được cười nói ồn ào.
  13. Chẳng được đi ngang với Thượng tọa, phải nhường  Thượng tọa đi trước.
  14. Đi phải nhìn thẳng, cách đất bảy thước.
  15. Chẳng được đi mạnh, phải đi từ từ khiến oai nghi dễ xem.
  16. Mới vào nhà ăn phải theo ngạch, cửa mà giở chân, khi ra cũng thế.
  17. Đến chỗ ngồi, trước phải để khăn, kế mới để bát. Sau tay kẹp lấy giày mà ngồi xuống.
  18. Phải kéo tọa cụ trải ra, cũng dùng ngón tay mà kẹp.
  19. Khi lễ bái xong, phải xếp tọa cụ lên giường ngồi, chẳng được quì hay đứng dưới đất, phải đợi tiếng chuông gần dứt mới đứng dậy chẳng được quì dưới đất.
  20. Lên giường ngồi phải đợt dứt tiếng chuông, chẳng được để tọa cụ trên giường, trên chiếu.
  21. Muốn lên giường chẳng được để lộ mắt cá.
  22. Khi ngồi, chẳng được để áo lót ló ra.
  23. Khi vào nhà trên, chưa có tiếng chuông lễ bái thì phải xếp tọa cụ lên giường ngồi, chẳng được để y phục rũ xuống giường.
  24. Khi hành hương, chẳng được lung tay mà phải chắp tay chẳng được nói cười.
  25. Chẳng được vội đòi ăn uống.
  26. Nếu phải xướng lễ thì phải một Phật một lạy, không được quá gấp quá chậm, khiến không đúng cách.
  27. Nếu đọc tiếng Phạm thì phải hết kệ tán chẳng được nửa bài kệ. Khi có ít người phải đọc hết kệ tán chẳng được lược.
  28. Nếu trái với tăng chế, nghe tiếng bạch chùng liền xuống, chẳng được chống cự.
  29. Phải xếp các nếp gấp, chẳng được ngồi mà đắp y Ca-sa.
  30. Mở khăn ăn, ngón tay chẳng được, chạm mặt ngón tay.
  31. khi trải khăn ăn, phải đi cho các bên cân đối.
  32. Chén bát phải lìa khăn gối, chẳng được để trên gối.
  33. Chẳng được để nước trong bát chảy ra giường.
  34. Khi ăn phải để chén bát lìa giường (phải bưng chén bát).
  35. Khi ăn, chẳng được quá gấp như người đói, lại phải cầm chén bát đũa đến miệng, chẳng được ăn độn đầy hai má như khỉ.
  36. Khi ăn phải ngữa tay.
  37. Khi nhận thức ăn không được cầm muỗng xới múc lấy trong tay tịnh nhân.
  38. Chẳng được dùng muỗng trao cho tịnh nhân, khiến cho lấy thức ăn trong thực khí của tăng.
  39. Muốn nhận thức ăn có nghi làm mạn tâm nói mạn tâm là như buổi sáng ăn cháo sợ tịnh nhân lầm gọi sẽ nghĩ tất cả cháo đều nhận thì tất cả thức ăn khác cũng đều nhận.
  40. Muốn nhận thức ăn nếu làm khắp tâm, nhận được thức ăn rồi thì tâm cảnh trái nhau, thức ăn chẳng thành thọ, lại phải thọ lại giới mới được thành. Nói khắc tâm là như là thọ cháo đậu, nhận xong rồi mới là cháo đậu, gọi là tâm cảnh trái nhau.
  41. Muốn nhận thức ăn của tịnh nhân như mạt vụn bánh đẩu tẩu, cho đến nước canh rau, trong chén bát tinh lọc thì phải thọ lại.
  42. Phàm muốn xuất sinh cháo không được khiến muỗng sạch để trong bình chén đất xuất sinh của tịnh nhân, nếu để thì phải nhận muỗng lại.
  43. Nhận thức ăn, lượng sức ăn nhiều ít chẳng được dư.
  44. Muốn ăn chẳng được khuấy trộn hút mút gây thành tiếng.
  45. Làm bánh xuất sinh phải bằng nửa đồng xu lớn, cơm chẳng quá bảy hạt, thức ăn uống khác cũng không được nhiều
  46. Xuất sinh thức ăn đều phải đúng pháp.
  47. Thức ăn xuất sinh không được đem bỏ thực vật xấu trong chỗ xuất sinh.
  48. Xuất sinh phải để ở chỗ cạn bên giường để tịnh nhân cầm lấy, chẳng được dùng tay nhóm lấy, ý phải giữ tay.
  49. Chẳng được dùng muỗng nạo chén bát gây ra tiếng động, phải dùng nước nóng mà rửa thì chẳng làm tổn thương sắc bóng trơn của bát, nếu làm tổn thương sắc trơn bóng thì bát dễ bị dơ khó rửa.
  50. chẳng được há miệng lớn đút muỗng đầy cơm vào khiến rơi rớt trong bát và dính đầy muỗng. Lại chẳng nên ăn trước Thượng tọa.
  51. Một miếng ăn phải đút ba lần khiến đầu muỗng thẳng vào miệng.
  52. Chẳng được làm đổ nước tương hay cơm cháo trên khăn mà ăn.
  53. Chẳng được để thức ăn trên khăn mà ăn.
  54. Nếu có thức ăn thì không được lấy ăn, phải gom lại một chỗ giao cho tịnh nhân.
  55. Nếu có thóc phải lột bỏ vỏ trấu mà ăn.
  56. Nếu trong bát còn dư thức ăn chẳng được đem về phòng.
  57. Ngoài một bữa cơm của thường trụ mà đem về viện thì phải đền bồi.
  58. Khi ăn phải sinh hổ thẹn và làm pháp quán.
  59. Phải biết ăn cháo có mười đều lợi, đủ như trong kệ nói.
  60. Phải biết thì thực có năm thường:
  • Sắc.
  • Lực.
  • Thọ mạng.
  • An vui.
  • Vô ngại biện.

9) Phép ăn xong ra khỏi trai đường

(có mười điều)

  1. Trong chúng, ăn xong không được súc miệng gây ra tiếng động.
  2. Trong chúng, ăn xong không được phun nhổ nước trong bát và chỗ khác.
  3. Nghe tiếng phạm ở trong thế giới thì chắp tay tụng kệ.
  4. Ăn xong đã làm pháp đoạn tâm, chẳng được nuốt nước miếng.
  5. Xuống giường chẳng được bày mắt cá chân (gót chân?).
  6. Ăn xong ra khỏi nhà trên phải nép bên phải, không được ngoái nhìn.
  7. Ăn xong ra khỏi nhà trên, khi chưa đến viện và chỗ vắng không được khạc nhổ.
  8. Ra khỏi cửa nhà trên phải đi nép một bên hành lang, khiến oai 30 nghi đàng hoàng thứ lớp mà đi.
  9. Chẳng được dụm đầu nói cười mất thứ lớp.
  10. Muốn ra khỏi nhà trên phải xếp y vào (hoành bí), sửa ngay thẳng áo Ca-sa chớ để liêu loạn, theo thứ lớp mà đi.

10) Phép rửa bát

(có mười bảy điều)

  1. Xuống nhà trên trở về phòng trước phải dùng nước ngâm bát.
  2. Phải dùng nước có ngâm tạo giáp để trong bát khoảng hai lóng tay.
  3. Khi xúc miệng, rửa ráy, dùng than và tăm xỉa răng (cành dương) phải ở chỗ vắng, không được đối trước Thượng tọa, phải đưa tay che miệng.
  4. Nếu giường để bát ngắn phải nhường Thượng tọa, chẳng được để lung tung, phòng ngừa người khác rửa bát.
  5. Muốn rửa bát phải vén áo không để cho dính đất.
  6. Muốn rửa bát trước phải tráng nước trong một lần, kế dùng xà bông mà rửa bên trong bát, lại lấy đầy chén nước xà bông mà rửa hết các chất dơ bám chắc thì mới sạch.
  7. Muốn rửa bát trước phải rửa bốn bên, kế mới rửa chỗ khác.
  8. Không được rửa tay trong bát.
  9. Khi rửa bát không được cười nói mà phải chú ý.
  10. Rửa bát phải đem ra khỏi giường để bát, cách đất khoảng một gang tay.
  11. Không được hỷ mũi xung quanh giường để bát.
  12. Chậu sạch và gáo múc nước trước khi rửa bát phải để chỗ sạch, rửa xong phải lấy nước rửa cán gáo mới được cầm.
  13. Rửa bát xong, không được dùng miệng ngậm mặt bát mà hóp nước trong bát để súc miệng.
  14. Tháng mùa hạ, rửa bát xong phải lau sạch cho khô.
  15. Tháng hạ nóng, buổi sáng rửa bát phải dùng nước mới.
  16. Nếu nước cách đêm phải lọc lại rồi mới rửa bát.
  17. Ăn cháo xong, nếu nhận người mới, bát chẳng thể đem theo thì phải dùng xà bông mà rửa, bất luận xuân hạ thu đông đều như thế.

11) Phép giữ gìn bát

(có mười ba điều)

  1. Chẳng được để bát dưới lan can, trên lan can.
  2. Không được để bát dưới vật treo.
  3. Không được để bát dựa vào cành tre, nhánh cây.
  4. Không được để bát trên tảng đá.
  5. Không được để bát dưới cây có trái.
  6. Không được dưới cây có trái mà rửa bát.
  7. Không được được để bát ở góc giường và chỗ bốn phía nguy hiểm.
  8. Không được dùng khăn ăn đựng bát và các vật khác.
  9. Chẳng được đi khất thực với trẻ nhỏ, nếu đi khất thực với trẻ nhỏ thì rất trái lời Phật dạy, lại sợ làm bể nên rất kiêng kỵ.
  10. Chẳng được một tay cầm hai bát, trừ ở giữa có cách.
  11. Nếu đem bát theo bên mình thì miệng bát phải hướng ra ngoài.
  12. Chẳng được treo bát ở đầu gậy.
  13. Tất cả chỗ nguy hiểm chẳng được để bát.

12) Phép nhập chung

(có mười hai điều)

  1. Mặc áo phải ngay thẳng.
  2. Phải giữ tọa cụ trên cánh tay.
  3. Khi ngồi phải biết lớn nhỏ.
  4. Chưa đánh chuông chẳng được vào Tiền Đường trước.
  5. Thượng tọa chưa ngồi thì không được ngồi trước.
  6. Phải giữ sắc mặt nghiêng trang, chẳng được cười nói.
  7. Lên giường, xuống giường thì phải biết phép, chẳng được lộ bày đùi vế.
  8. Khi ngồi phải trang nghiêm ngay thẳng không thường xao động.
  9. Không được nhìn ngó hai bên.
  10. Nếu muốn ngáp phải đưa tay che miệng, chẳng được phát ra tiếng.
  11. Chẳng được gãi ngứa.
  12. Phải nhớ nghĩ bản nghiệp, không được duyên theo điều khác.

13) Phép vào nhà trên Bố-tát

(có mười hai điều)

Phải đủ như trong văn sao và nghi Bố-tát, ở đây chẳng nói đủ.

14) Phép lên nhà xí

(vào nhà vệ sinh, có hai mươi điều)

  1. Khi biết sắp đi vệ sinh nên đi sớm, không được để đến lúc gấp gáp mất oai nghi.
  2. Phải hai tay ôm bình không được buông thỏng tay.
  3. Đến trước nhà xí có bậc Tôn túc thì phải tránh đi.
  4. Đến trước nhà xí phải búng ngón tay ba tiếng, hoặc tằng hắng, ho khạc, biết không có người mới vào.
  5. Tùy cao thấp vén áo ngồi chồm hổm, chẳng được vén áo quá cao khiến mình trần.
  6. Đêm tối phải dùng que chùi phân, canh đúng lỗ xí cho rộng hẹp dài ngắn, ngay hay không ngay.
  7. Chẳng được hỷ mũi ở bốn bên nhà xí, trên ván và trong cửa nhà xí.
  8. Dùng que chùi phân xong, phải để vào lỗ, không được để trong ván và trên ván, chẳng được dùng giấy có chữ.
  9. Tùy tay phương tiện cầm bình dùng nước rửa đến bảy lần cho sạch, nếu chẳng sạch thì không được ngồi nằm trên giường chiếu của tăng.
  10. Dùng nước không được làm ướt bốn bên lỗ xí và trên ván.
  11. Chỗ có nhiều người, nếu ngoài nhà xí có người đợi gấp, dầu chưa xong cũng phải ra.
  12. Nếu cỡi giày dơ chẳng được để chỗ giày sạch thường đi.
  13. Nếu tay sạch kỳ rửa thì trước dùng đất vàng rửa hai, ba lần, kế dùng tro mịn mà rửa.
  14. Thường chứa đủ que xí không được đủ thiếu.
  15. Thường dùng tro, kế dùng đất, chẳng được thiếu.
  16. Thấy nhà xí bừa bãi thì phải quét dọn cho sạch.
  17. Thấy trong ngoài bừa bãi thì phải quét dọn cho sạch.
  18. Khăn lau bất tịnh phải giặt cho sạch.
  19. Thấy giày bất tịnh phải giặt cho sạch.
  20. Chỗ dùng tro đất không được bỏ bừa bãi.

15) Phép sáu thời không được nói cười

(có sáu điều) Không được nói cười trong sáu thời:

  1. Khi lễ Phật
  2. Khi nghe pháp.
  3. Khi nhóm chúng.
  4. Khi ăn trưa.
  5. Khi tiểu thực
  6. Khi đại tiểu tiện.

16) Phép vào nhà tắm

(có mười sáu điều)

  1. Phải đủ oai nghi cầm tọa cụ.
  2. Tôn túc chưa tắm không được tắm trước.
  3. Phải cầm bình.
  4. Không được buông thỏng tay cầm bình.
  5. Phải ôm bình hai tay.
  6. Không được đồng tắm với người năm hạ.
  7. Mới cởi áo không được để y Ca-sa dưới y khác.
  8. Vào nhà tắm cởi áo sạch để trên sào áo sạch.
  9. Cởi áo dơ để trên sào áo dơ.
  10. Chẳng được đại tiểu tiện trong nhà tắm, phải dự bị trước sau đó mới vào.
  11. Phải tắm rửa từ dưới lên trên.
  12. Phải dùng khăn tay ươt, kéo khăn trên lưng mà chà rửa bụi dơ.
  13. Phải yên lặng không được nói cười ồn ào.
  14. Không được làm bẩn nước nóng, nếu tay chẳng sạch phải dùng bình nước sạch.
  15. Chẳng được hỷ mũi trong nhà tắm.
  16. Tắm xong, phải dùng nước nóng rửa chỗ ngồi cho sạch, chẳng được để xà bông bừa bãi.

17) Phép thấy Hòa-thượng Xà-lê mà không đứng dậy

(có năm điều)

Có năm trường hợp thấy Hòa-thượng, Xà-lê khỏi phải đứng dậy:

  1. Khi bệnh nặng.
  2. Khi cạo tóc.
  3. Khi ăn trưa.
  4. Khi ăn sáng.
  5. Khi ở trên tòa cao.

18) Phép thấy hòa thượng Xà-lê không được lạy

(mười một điều)

  1. Ở trước Phật.
  2. Ở trước điện tháp.
  3. Khi nhóm họp chúng.
  4. Khi bệnh.
  5. Khi ở trên tòa cao.
  6. Khi thầy nằm.
  7. Khi thầy rửa bát và cạo tóc.
  8. Khi thầy rửa chân.
  9. Khi thầy xĩa răng, súc miệng.
  10. Khi thầy đang đi đường và ở trong xóm làng.
  11. Khi thầy tắm gội và đại tiểu tiện.

19) Phép nuôi bệnh hòa-thượng, Xà-lê

(mười hai điều)

  1. Thường có tâm hiểu dưỡng, nghĩ là cha mẹ.
  2. Không được sợ hôi thúi.
  3. Thường nấu thước thang.
  4. Đồ ăn kỵ thì chẳng cho ăn.
  5. Ăn uống thường khiến cho vừa miệng.
  6. Thường tắm rửa, thay quần áo.
  7. Thường đổ bỏ cứt đái.
  8. Siêng đốt hương thơm.
  9. Thường khiến áo quần mền nệm dày mỏng vừa ý.
  10. Thường đốt đèn đuốc đầy đủ.
  11. Thường làm vừa ý thầy, không được thô tháo.
  12. Luôn niệm Bồ-tát Quan Thế Âm mong thầy sớm lành bệnh.

20) Phép kính trọng Thượng tọa

(có mười sáu điều)

  1. Thấy Thượng tọa phải đứng dậy đón rước.
  2. Thượng tọa chưa ngồi thì không được ngồi trước.
  3. Thượng tọa chưa nhận thức ăn không được nhận trước.
  4. Thượng tọa chưa ăn chẳng được ăn trước.
  5. Chẳng được tranh hơn với Thượng tọa.
  6. Hễ có việc tốt phải suy cử thượng tọa.
  7. Thượng tọa làm việc không đúng phải dùng lời nhỏ nhẹ can ngăn, chẳng được chưởi mắng.
  8. Bị Thượng tọa quở trách phải dùng lời nhỏ nhẹ mà sám tạ.
  9. Ở bên Thượng tọa chẳng được nói lời chê cười.
  10. Phải luôn hạ mình kính trọng Thượng tọa.
  11. Bị Thượng tọa trách mắng chẳng được giận dỗi, phải thuận theo Thượng tọa chẳng được trái.
  12. Như có việc mời thỉnh phải thuận theo Thượng tọa, không được trái lệnh.
  13. Đi phải nhường đường, ngồi phải nhường chỗ.
  14. Hễ có việc khổ chẳng được ngồi trước Thượng tọa mà làm.
  15. Chẳng được đi trước Thượng tọa.
  16. Thấy Thượng tọa thường phải thăm hỏi, không được ồn ào nó bàn chuyện phải quấy.

21) Phép quét đất

(có tám điều)

  1. Chẳng được làm tro bụi bay lên.
  2. Nếu đất khô thì phải rải nước rồi mới quét.
  3. Phải quét thuận gió, không được quét nghịch gió.
  4. Phải quét thật sạch, không được bỏ sót.
  5. Không được quét sau lưng người.
  6. Phải quét từ nhẹ đến mạnh.
  7. Không được gom rác để ở cửa, hoặc chỗ khác.
  8. Quét đất xong rồi phải cất chổi vào chỗ khuất.

22) Phép dùng bình nước

(có mười điều)

  1. Thường phải rửa bình sạch, đầy nước.
  2. Không được mang bình đi đường.
  3. Dùng bình nước phải ngồi xuống, không được làm ướt áo quần.
  4. Khi súc miệng không được ngậm miệng bình.
  5. Không được dùng tro chùi bình.
  6. Không được để bình ở chỗ nguy hiểm.
  7. Trời hè nóng phải thường thay nước.
  8. Chẳng được để bình trên giường mà rửa bát.
  9. Cầm bình phải ôm hai tay, chẳng được buông thỏng tay.
  10. Thêm bình chẳng được để trên chậu nước, sợ nước dơ nhỏ vào nước sạch.

23) Phép vào xóm làng

(có ba mươi điều)

  1. Sự đúng như pháp mà bạn chẳng đúng như pháp thì chớ đến.
  2. Sự chẳng đúng pháp mà bạn đúng pháp thì cũng chẳng đến.
  3. Sự bạn đều chẳng đúng pháp thì cũng chẳng đến.
  4. Sự bạn đều đúng pháp thì mới đến.
  5. Không có việc cần chẳng được vào nhà thế tục.
  6. Nếu có duyên cần cùng chẳng được tự vào.
  7. Không có duyên sự không được thường vào chợ búa.
  8. Vào xóm làng phải đem theo bình nước.
  9. Nếu vào xóm làng ở cách đêm thì phải đem theo ba y, tọa cụ, đãy, bình. 36
  10. Đi phải nhìn thẳng cách đất bảy thước, chẳng đạp trùng kiến, nếu đi với bạn thì phải cách nhau bảy thước.
  11. Phải đủ oai nghi không được đi mau.
  12. Ở xa thấy quan quyền và người say thì phải tránh.
  13. Đi chẳng được buông tay đánh đàng xa.
  14. Ở trên đường chẳng được đi chung với người nữ.
  15. Ở trên đường chẳng chuyện trò với Ni sư và người nữ.
  16. Chẳng được ăn uống rượu thịt và năm thứ rau cay với người đồng đi.
  17. Chẳng được vào nhà giết mổ và quán rượu, trừ có mời thỉnh.
  18. Chẳng được vào nhà không có đàn ông, trừ có mời thỉnh, có bạn thì đến.
  19. Chẳng được vào nhà làm trò ảo thuật, mua bán nữ sắc.
  20. Vào nhà thế tục đứng ngồi phải đủ bốn oai nghi, thường làm cho người thế tục sinh điều thiện.
  21. Phải thường hộ tịnh.
  22. Nếu đến nhà người thế tục quen biết cũ thì phải gõ cửa rồi mới vào.
  23. Không được nói cười với người nữ.
  24. Không được tà mạng dạy buộc người tục phải bố thí.
  25. Không được tự khen đức mình mà chê bai Tỳ-kheo khác.
  26. Không được nói cười ồn ào.
  27. Không được nói chuyện phiếm thế gian, phải nói lời đúng pháp để tăng thêm tâm lành.
  28. Phải giữ gìn ý người thế tục, chớ làm cho họ mất tâm kính tín.
  29. Nói lời từ thiện, chẳng được nói lời thô tục.
  30. Phải nhiếp giữ sáu căn, chẳng được buông lung.

Như trên là khuyên răn, lược nói như thế ngoài ra các hành tướng đều ở trong giới bản, cần phải ân cần học hỏi tùy giới mà biện tướng, thì cam bộ quán đảnh đề hồ vào tâm, lợi nhuận vô biên, thầy truyền có gốc.