GIẢI THÍCH LUẬN NHIẾP ĐẠI THỪA

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Đời Tùy, Tam Tạng Đạt Ma Cấp Đa
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 10

J2. TRÍ THẮNG TƯỚNG THẮNG NGỮ

Luận nói: Pháp thân chư Phật là nói sai biệt hay là nói không sai biệt? Ý dụng và nghiệp dụng y chỉ không khác nhau, không thể nói sai biệt, vì vô lượng Chánh giác cho nên có sai biệt, như Pháp thân và thọ dụng thân cũng vậy. Ý dụng và nghiệp dụng không khác nhau cho nên không có sai biệt, vì y chỉ có sai biệt cho nên vô lượng y chỉ chuyển, phải biết biến hóa thân cũng như thọ dụng thân.

Giải thích: Vô lượng y chỉ chuyển, nghĩa là chư Bồ-tát có vô lượng Y chỉ, vì do thọ dụng thân nầy hiển hiện, cho nên ý dụng và nghiệp không có sai biệt, nhưng thân và sự có sai biệt. Trong đó ý dụng không có sai biệt, là phải biết an lạc tất cả ý chúng sinh. Nghiệp không có sai biệt, là phải biết hiển bày các việc chứng chánh giác, bát Niết-bàn… Phải biết việc nầy là không sai biệt.

Luận nói: Phải biết pháp thân tương ưng với bao nhiêu công đức? Nó tương ưng với tối thanh tịnh, thắng xứ tứ vô lượng giải thoát, nhất thiết xứ, vô tránh, nguyện, trí, tứ biện, lục thông, ba mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp, tứ nhất thiết chủng thanh tịnh, thập lực, tứ vô uý, tam bất hộ, tam niệm xứ, pháp vô vong thất, đại bi bạt trừ tập khí, mười tám pháp bất cộng Phật, nhất thiết chủng thắng trí… Trong đây có kệ:

Thương xót các chúng sinh
Buông lìa ý trói buộc
Không bỏ tâm an lạc
Quy mạng ý lợi ích.
Giải thoát tất cả chướng
Mâu-ni vượt khỏi đời
Trí nhĩ viêm tràn khắp
Quy mạng tâm giải thoát.
Khéo diệt các chúng sinh
Tất cả hoặc không sót
Các Hoặc chung quy khổ
Quy mạng lìa người hoặc.
Vô công dụng, vô trước
Không chướng ngại, tịch tĩnh
Thường giải tất cả nạn
Quy mạng bậc giải nạn.
Sở y và năng y
Thuyết ngôn và thuyết trí
Ý thường không chướng ngại
Quy mạng bậc thiện thuyết.
Tùy ngôn thuyết các vị
Ai qua lại, xuất ly
Biết các chúng sinh kia
Quy mạng bậc thiện giáo.
Các chúng sinh thấy Phật
Duyên tướng đại nhân kia
Chỉ thấy được sinh tin
Quy mạng bậc sinh tín.
Cầm nắm bỏ trụ xứ
Biến hóa và biến dịch
Trí tự tại tam-muội
Quy mạng đáo bỉ ngạn.
Phương tiện quy y tịnh
Và Đại thừa xuất ly
Chướng ngăn các chúng sinh
Quy mạng xô ngã ma.
Năng thuyết trí và đoạn
Xa lìa việc chướng ngại
Ngoại đạo không thể hoại
Quy mạng lợi tự tha.
Thuyết pháp dạy đại chúng
Xa lìa hai phiền não,
Vô hộ, không quên mất
Quy mạng bậc nắm giữ chúng.
Lợi ích các chúng sinh
Việc làm không lỗi thời
Việc làm thường không dối
Quy mạng không quên lãng.
Hành trụ tất cả xứ
Đều là nghịch viên trí
Biến khắp tất cả thời
Quy mạng bậc thật nghĩa.
Trong ngày đêm sáu thời
Quán sát khắp cõi trời
Cùng đại bi tương ưng
Quy mạng lợi ích ý.
Tu hành và chứng đắc
Trí huệ và việc làm
Hơn tất cả nhị thừa
Quy mạng bậc tối thắng.
Tam thân, đại Bồ-đề
Được đủ tất cả thức
Quy mạng đoạn chúng sinh
Tất cả điều nghi hoặc.
Vô uý, không lỗi lầm
Vô trược, Vô trụ xứ
Bất động nơi các pháp
Quy mạng vô hý luận.

Pháp thân chư Phật cùng tương ưng với các công đức như vậy, lại có tự tánh nghiệp nhân quả tương ưng với công đức hành sự…, cho nên phải biết pháp thân của chư phật là công đức vô thượng. Trong đây có kệ:

Nghĩa thành tựu tối thắng
Vượt qua tất cả địa
Đến trên các chúng sinh
Giải thoát các chúng sinh.
Đức vô tận vô đẳng
Tương ưng thế gian thấy
Chúng luân cũng không thấy
Tất cả các trời người.

Giải thích: Pháp thân tương ưng với công đức như vậy, lại có tự tánh nghiệp nhân quả tương ưng công đức hành sự… Trong đó tự tánh của pháp thân là lấy “Nghĩa thành tựu tối thắng” để hiển thị. Nghĩa thành tựu tối thắng, là chân như thanh tịnh, đây là tự tánh Phật. Nhân là hiển bày “vượt qua tất cả địa”, là vì tu tất cả địa mà đắc Phật thể kia. “Đến trên các chúng sinh”, đây là hiển bày quả, hiển bày quả nầy trên tất cả chúng sinh. “Giải thoát các chúng sinh”, nghĩa là hiển bày nghiệp, Phật là bậc cứu thoát tất cả chúng sinh. “Tương ưng”, nghĩa là tương ưng công đức vô tận vô đẳng, lấy đây để hiển thị. Trong đó “thế gian thấy”, nghĩa là thấy hóa thân. Chư đại chúng luân thấy, là thấy thọ dụng thân. “Các trời người nầy cũng không thấy”, là chư đại chúng luân không thấy tự tánh thân, những thứ nầy hiển bày Phật thân hành sự sai biệt.

Luận nói: Nhưng pháp thân chư Phật thâm diệu tối thâm diệu, thâm diệu nầy làm sao thấy được? Trong đây có kệ:

Chư Phật bất sinh sinh
Vô trụ xứ làm xứ
Các việc vô công dụng
Thọ dụng đệ tứ thực.
Vô sai biệt, vô lượng
Một nghiệp vô số lượng
Nghiệp bất động và động
Chư Phật đủ ba thân.
Không có chứng chánh giá
Đều giác biết hết thảy
Niệm niệm không thể lường
Đã hiển có, chẳng có.
Vô dục, vô ly dục
Nhưng cũng đồng với dục
Đã biết dục, phi dục
Được nhập dục pháp như.
Chư Phật vượt các ấm
Nhưng cũng trụ trong ấm
Cùng ấm không một, khác
Không xả mà tịch diệt.
Chư Phật đồng sự nghiệp
Cũng như nước biển lớn
Ta đã hiện đang làm
Không nghĩ là lợi tha.
Người có tội không thấy
Như trăng trong chậu vỡ
Biến khắp tất cả đời
Pháp sáng như mặt trời.
Hoặc hiển bày chánh giác
Hoặc Niết-bàn như lửa
Bất sinh cũng không có
Thân Như Lai thường trụ.
Phật nơi phi chánh pháp
Trong nhân và cõi ác
Nơi pháp phi phạm hạnh
Bậc tự trụ tối thắng.
Hành nơi tất cả xứ
Nhưng cũng vô sở hành
Tất cả chúng sinh thấy
Không phải cảnh lục căn.
Đoạn trừ các phiền não
Như chú ngăn các độc
Hoặc đến và hoặc hết
Phật đủ nhất thiết trí.
Phiền não tức Bồ-đề
Thể sinh tử tịch diệt
Vì có đại phương tiện
Như Lai bất tư nghì.

Đây tức là mười hai loại thâm diệu, phải biết đó là nghiệp trụ sinh thành thâm diệu, an lập số nghiệp thâm diệu, chánh biến giác thâm diệu, ly dục thâm diệu, diệt ấm thâm diệu, thành thục thâm diệu, hiển hiện thâm diệu, hiển bày chánh biến giác bát Niết-bàn thâm diệu, trụ thâm diệu, hiển bày tự thể thâm diệu, diệt phiền não thâm diệu, bất tư nghì thâm diệu.

Giải thích: Bây giờ sẽ hiển bày Đại thừa thâm diệu, tức là hiển bày mười hai loại thâm thâm, trong đó sinh thành nghiệp trụ thâm diệu, lấy một bài kệ để hiển thị. “Chư Phật bất sinh sinh”, đây là hiển sinh thâm diệu, vì chư Phật lấy bất sinh làm sinh. “Vô trụ xứ làm xứ”, đây là hiển thành trưởng thâm diệu, vì chư Phật không trụ sinh tử xứ và Niếtbàn xứ. “Các việc vô công dụng…”, đây là hiển bày nghiệp thâm diệu, chư Phật lấy bình đẳng làm sự nghiệp, do vô công dụng cho nên việc đã làm tất cả xứ đều bình đẳng thọ dụng. “Đệ tứ thực”, đây là hiển bày trụ thâm diệu, do bốn thứ thực mà thân bất tịnh y chỉ trụ xứ, chư Phật không phải y chỉ trụ xứ thân bất tịnh. Do Tứ thực: đoạn thực… là thân bất tịnh của chúng sinh cõi Dục y chỉ mà trụ. Thân tịnh, bất tịnh y chỉ trụ xứ, là chúng sinh cõi Sắc và cõi Vô sắc, những chúng sinh nầy nơi phiền não của địa dưới thì tịnh, đối với phiền não của địa trên thì bất tịnh. Các thân tịnh và thân bất tịnh nầy chỉ có tam thực là xúc thực, ý tư thực và thức thực. Lìa đoạn thực thân kia được trụ, vì thân kia chỉ dùng tam thực mà được trụ. Tịnh thân trụ trì, Tứ thực: Tức là đoạn thực…, đối với các thân tịnh nầy của Thanh-văn Duyên giác…, nếu trụ nơi đời thì do trụ trì nầy. Thị hiện trụ trì, tức là thị hiện Tứ thực: Đoạn thực… kia, tức là dùng thị hiện trụ trì nầy. Chư Phật ăn thức ăn ấy, đây là đệ tứ thực, do thị hiện lấy đệ tứ thực nầy làm trụ trì. Chư Phật Thế Tôn được thọ nhận do sự thí của chúng sinh khiến cho họ sinh hoan hỷ, tích tụ phước đức, không có việc ăn. Lại có chỗ nói: Khi chư Phật thọ thực thì chư thiên tiếp lấy bố thí cho chúng sinh khác, vì nhân duyên nầy mà khiến cho chúng sinh đắc Bồ-đề, một bài kệ của những vị nầy đồng một thâm diệu. Lại nữa, tướng sinh của chư Phật phải biết có mười nhân duyên: 1. Ngu si khác nhau. 2. Vô số sự khác nhau. 3. Vì nắm giữ tự tại. 4. Vì trụ tự tại. 5. Vì xả tự tại. 6. Vì tướng vô nhị. 7. Vì chỉ là ảnh tượng. 8. Vì như huyễn. 9. Vì vô trụ làm trụ. 10. Vì thành tựu nghĩa giác.

Phải biết có mười nhân duyên cho nên Như Lai không trụ sinh tử và Niết-bàn: 1. Vì chẳng biết. 2. Vì chẳng diệt. 3. Vì chẳng có. 4. Vì chẳng có trí tự tánh. 5. Vì không đắc vô phân biệt. 6. Vì lìa tâm. 7. Vì có tâm. 8. Vì tâm bình đẳng. 9. Vì vật bất đắc. 10. Vì chẳng phải đắc.

Có mười nhân duyên cho nên chư Phật vô công dụng mà Phật sự thành tựu: 1. Vì lìa diệt. 2. Vì không y chỉ. 3. Vì vô công dụng việc đáng làm. 4. Vì người làm vô công dụng. 5. Vì việc làm vô công dụng. 6. Vì vô sở hữu vô công dụng. 7. Vì xưa nay vô sai biệt. 8. Vì việc làm rốt ráo. 9. Vì việc làm chưa rốt ráo. 10. Vì tu thành thục tự tại trong các pháp.

Có mười nhân duyên chư Phật thọ dụng thực: 1. Vì thị hiện dùng thức ăn duy trì thân. 2. Vì khiến cho các chúng sinh tích tập phước đức. 3. Vì thị hiện đồng tạo tác với chúng sinh. 4. Vì khiến cho chúng sanh thuận học thức ăn chơn chánh. 5. Vì khiến cho chúng sanh thuận học sự biết đủ. 6. Vì khiến cho họ phát khởi tinh tấn. 7. Vì thành thục thiện căn. 8. Vì hiển bày tự thân không nhiễm trước. 9. Vì nắm giữ việc tôn trọng. 10. Vì viên mãn bản nguyện.

Kế đó hiển bày kệ về an lập số nghiệp thâm diệu. “Vô sai biệt, vô lượng”, đây là an lập thâm diệu, trong đó vô sai biệt là Pháp thân không có riêng khác. Vô lượng, là vô lượng thân chứng Bồ-đề. “Một việc Vô số lượng”, đây là số thâm diệu. Thừa tuy vô lượng chư Phật chỉ có một việc”Nghiệp bất động và động, chư Phật đủ hai thân”, chư Phật tuy tam thân tương ưng, nhưng việc của thọ dụng thân thì trụ vững, sự nghiệp của hóa thân thì trụ không vững, đây tức là thâm diệu.

Kế đó hiển bày kệ chứng chánh giác thâm diệu. “Không có chứng chánh giác”, nghĩa là vì nhân và pháp vô sở hữu. “Đều giác biết hết thảy”, là do giả danh mà nói nhất thiết giác. Chánh giác nầy thế nào? Kệ nói “Trông niệm niệm không thể lường”, đây là hiển bày trong niệm niệm có vô lượng người đắc chánh giác. “Đã hiển có, chẳng có”, đây là hiển bày chân như ở nơi có, chẳng phải nghĩa hữu vi.

Kế đó hiển bày kệ ly dục thâm diệu. “Vô dục, vô ly dục”, nghĩa là dục vô sở hữu cho nên không chỗ nhiễm, đã vô nhiễm cho nên cũng không lìa. Tại sao? Vì dục nếu có là, thì có thể có ly dục, “Nhưng cũng đồng với dục”, là do chỉ có đoạn tâm trên dục lưu ở tùy miên dục, nếu không lưu lại ở tùy miên dục thì đồng với Thanh-văn nhập Niết-bàn. “đã biết dục, phi dục, được nhập dục pháp chơn như”, là dục trong phân biệt, biết rõ là phi dục thì liền nhập dục pháp chân như.

Kế đó hiển bày kệ diệt ấm thâm diệu. “Chư Phật vượt các ấm, nhưng cũng trụ trong ấm”, là đã vượt qua ngũ thủ tụ: sắc…, chỉ trụ trong pháp như tụ vô sở đắc. “Cùng ấm kia không một khác”, là Phật đã xả phân biệt tụ kia, nhưng cùng với kia không phải khác, tức là trụ trong pháp như kia. Lại nữa, chẳng phải không khác là tuy hóa thân phân biệt thì liền thành cảnh giới thanh tịnh. “Không xả mà tịch diệt”, nghĩa là không xả chân thật tánh tụ tức là Niết-bàn.

Kế đó hiển bày kệ thành thục thâm diệu. “Chư Phật đồng sự nghiệp”, nghĩa là chư Phật tác nghiệp làm việc bình đẳng, đều vì thành thục chúng sinh. Điều nầy giống như cái gì? “Cũng như nước biển lớn”, nghĩa là như nước chảy vào biển, làm cho cá, rùa… Thọ dụng, như vậy đã nhập pháp giới thì đồng với việc thành thục chúng sinh. “Ta đã hiện đang làm, không nghĩ là lợi người”, nghĩa là không có một niệm tư duy nào, ta ở nơi ba thời lợi ích chúng sinh, nhưng tợ ma-ni thiên nhạc không có công dụng, mà làm thành sự lợi ích chúng sinh.

Kế đó hiển bày kệ Hiển hiện thâm diệu. Nếu thế gian không thấy chư Phật, lại nói chư Phật là thân thường trụ. Đã có thân thường trụ, nhưng tại sao không thấy? Kệ nói “Người có tội không thấy, như trăng trong chậu vỡ”, như nước trong chậu vỡ thì không còn, vì nước không còn cho nên trăng không hiện. Các chúng sinh như vậy, không có Xama-tha thấm nhuần thì mặt trăng Phật không hiện, nước thí dụ Tam-mađề, vì thể thấm nhuần. “Phổ biến tất cả đời, pháp sáng như mặt trời”, là tuy không thấy, nhưng Phật cũng vẫn làm Phật sự, do nói các pháp của Tu-đa-la cũng như ánh sánh mặt trời, lấy đây làm Phật sự, cũng là ở nơi thế gian được thành thục chúng sinh.

Kế đó hiển kệ hiển bày chánh biến giác bát Niết-bàn thâm diệu. “Hoặc hiển bày chánh giác, hoặc Niết-bàn như lửa”, hoặc hiển bày chánh biến giác, hoặc hiển bày bát Niết-bàn, các việc đó như lửa, như lửa khi đốt cháy, hoặc khi dập tắt. Chư Phật cũng vậy, hoặc có chúng sinh đáng lấy Niết-bàn để thành thục, thì liền hiển bày Niết-bàn, đáng lấy chánh giác thành thục, thì liền hiển bày chánh giác, vì giải thoát cho nên như tánh lửa không khác, chỉ có một Pháp thân cũng vậy, phải như vậy mà biết. Nghĩa của nửa bài kệ còn lại có thể hiểu.

Kế đó hiển bày kệ trụ thâm diệu. “Phật nơi phi chánh pháp, trong nhân và cõi ác, nơi pháp phi phạm hạnh, bậc tự trụ tối thắng”, là tự thể tối thắng thì trụ cũng tối thắng, trụ nơi Thánh trụ, Thánh trụ trong đây là trụ nơi không, thiên trụ là Trụ Thiền-na, phạm trụ là trụ Tứ vô lượng: Từ… phi chánh pháp là các pháp bất thiện, chư Phật trong các bất thiện pháp trụ nơi không trụ, đó là Phật trụ Thánh trụ, đối với chúng sinh trong nhân đạo và cõi ác thì phan duyên mà trụ, nhập Thiền-na là thiên trụ. Trong pháp phi phạm hạnh là tự thể tối thắng trụ. Các không trụ như vậy tức là tự thể.

Kế đó hiển kệ hiển bày tự thể thâm diệu. “Hành nơi tất cả xứ, nhưng cũng vô sở hành”, là trí Hậu đắc ở trong thiện và bất thiện thì sinh trí sai biệt. Nếu trí vô phân biệt tức là vô sở hành thì hóa thân ở trong tất cả xứ mà hành, không phải thân nào khác. Trong nghĩa thứ hai “Tất cả chúng sinh thấy”, tức là hóa thân nầy được thấy nơi tất cả xứ, nhưng “Không phải cảnh lục căn”, tức là hóa thân nầy nếu khi chúng sinh địa ngục được thấy là để giáo hóa họ cho nên sinh vào xứ kia mà không phải tự tánh của hóa thân. Chúng sinh địa ngục kia khi thấy thì tức là thân địa ngục, do đó không phải cảnh giới sáu căn của chúng sinh địa ngục kia.

Kế đó hiển bày kệ diệt phiền não thâm diệu. “Phục đoạn chư phiền não, như chú ngăn các độc”, là phiền não hiện hành, khi ở Bồ-tát vị chưa đoạn phiền não, do có tùy miên hoặc tồn tại. “Như chú ngăn các độc”, ví như bị độc dược do sức chú ngăn cản thì không bị hại, phiền não cũng vậy, vì trí biết cho nên không bị não hại. Vì “hoặc đến thì hoặc tận”, là dùng lưu tùy miên hoặc cho nên không đồng Thanh-văn nhập bát Niết-bàn. “Phật đủ nhất thiết trí”, là chư Phật khi phiền não tận, tức là được đầy đủ Nhất thiết trí.

Kế đó hiển kệ bất tư nghì thâm diệu. “Phiền não tức Bồ-đề”, là

các phiền não nầy tức là Bồ-đề phần kia, là tập đế. “Thể tịch diệt sinh tử”, là khổ đế: Sinh tử… tức là Niết-bàn. Tất cả điều Như Lai nói đều bất khả tư nghì, như đã nói trước về ba thứ nhân duyên, là chỉ tự chứng biết, không phải cảnh giới suy lường.

Luận nói: Chư Bồ-tát niệm Pháp thân của Phật, dùng mấy thứ niệm mà niệm? Lược nói chư Bồ-tát tu tập niệm Phật có bảy thứ:

1. Chư Phật đối với tất cả pháp đắc tự tại, phải biết tu tập niệm Phật như vậy, đối với tất cả thế giới đắc trí thần thông vô chướng ngại.

Trong đây có kệ:

Chướng ngại và khuyết nhân
Biến khắp cõi chúng sinh
Vì hai thứ quyết định
Chư Phật không tự tại.

2. Thân Như Lai thường trụ, vì chân như ly cấu không gián đoạn.

3. Như Lai tối vô cơ hiềm, vì lìa tất cả phiền não chướng và trí chướng.

4. Như Lai vô công dụng, vì không có công dụng mà không bỏ tất cả Phật sự.

5. Như Lai đại thọ dụng, vì thanh tịnh cõi Phật làm đại thọ dụng.

6. Như Lai không nhiễm ô, vì sinh tại thế gian mà không bị tất cả pháp thế gian làm nhiễm ô.

7. Như Lai hiển hiện đại nghĩa lợi, chứng chánh giác, nhập Niếtbàn, vì chúng sanh chưa thành thục được mà thành thục, chúng sinh đã thành thục thì giải thoát. Trong đây có kệ:

Tùy đuổi theo tự tâm
Thường đủ tương ưng tịnh
Không khởi lại công dụng
Thí cho đại pháp lạc.
Không y chỉ biến hành
Bình đẳng với nhiều người
Tất cả tất cả Phật
Người trí niệm như vậy.

Giải thích: Chư Bồ-tát nếu niệm pháp thân chư Phật, như bảy tướng tu niệm, bây giờ sẽ hiển bày nghĩa tu nầy. Trong đó đối với tất cả pháp đắc tự tại, là vì thần thông cho nên đối với tất cả pháp được tự tại. Do chư Phật trong tất cả thế giới đắc thần thông vô chướng ngại, không giống như Thanh-văn, Độc giác có chướng ngại. Nếu chư Phật đối với tất cả pháp đắc tự tại, nghĩa là tại sao tất cả chúng sinh không đắc Niết-bàn? Nghĩa nầy lấy kệ để hiển thị, vì có nhân duyên nên không thể khiến cho đắc Niết-bàn. Kệ nói “Chướng ngại và khuyết nhân…”, trong đây chướng ngại là do sự cản ngại của nghiệp chướng, tuy có vô lượng chư Phật nhưng không thể khiến cho chúng sinh kia đắc Niết-bàn, cho nên chư Phật đối với chúng sinh kia không có tự tại như trên. Thiếu nhân, không có pháp tánh của Niết-bàn, đây là thiếu nhân, vì do không có tánh đó. “Vì hai thứ quyết định”, là quyết định có hai thứ: 1. Làm việc quyết định. 2. Thọ báo quyết định. Nhưng đối với hai thứ quyết định nầy thì chư Phật không có tự tại. Trong đó báo chướng, phải biết là si độn… Thọ báo quyết định, là quyết định vào chốn địa ngục…, báo và thọ báo có sai biệt nầy.

Thân thường trụ, tức là chân như ly cấu không gián đoạn. Chân như thường trụ nầy lấy đây làm thân, cho nên gọi là thân Như Lai thường trụ. Đại thọ dụng Như Lai, phải biết là chư Như Lai lấy cõi Phật thanh tịnh làm đại thọ dụng. Đại nghĩa lợi, là thể đại nghĩa lợi của chư Phật, đó là thành thục giải thoát, chúng sinh chưa thành thục thì phải biết lấy Bồ-đề và Niết-bàn mà thành thục. Nghĩa của bốn tướng niệm Phật còn lại có thể hiểu. Bảy tướng niệm Phật nầy lại lấy hai bài kệ để hiển thị. Trong bài kệ: “Tùy theo nơi tự tâm…” nói bảy tướng thành tựu. Quả báo niệm Phật đầu tiên của chư Bồ-tát đều tùy đuổi theo tự tâm, đây cũng tức là “Thường đủ tịnh tương ưng”, là thiện, cho nên rất không chê trách vô công dụng, vì vô công dụng mà khởi các Phật sự. “Bố thí cho đại pháp lạc”, phải biết là cõi Phật thanh tịnh. “Không y chỉ biến hành”, là nếu có y chỉ hiện hành tạo tác thì khổ, cho nên chư Phật không có chỗ y chỉ mà hành giáo hóa, vì như vậy mà lợi ích nhiều người. Do sự cùng chung của nhiều người cho nên chư Bồ-tát phải niệm quả báo nầy.

Luận nói: Lại nữa, tại sao phải biết tướng thanh tịnh của cõi nước chư Phật? Như trong bách thiên kệ Tu-đa-la Bồ-tát tạng duyên khởi nói: Bà-dà-bà trụ trong tối thắng quang minh, vì thất bảo trang nghiêm, vì phóng quang chiếu khắp vô lượng thế giới, vì trụ trong vô lượng chỗ trang sức tuyệt diệu, vì chu vi vô hạn, vì vượt quá hành xứ của ba cõi; vì chỗ sinh thượng thượng thiện căn xuất thế; vì thức tướng tối thanh tịnh tự tại, vì Như Lai trụ trì; vì chỗ trụ của chư đại Bồ-tát; vì sở hành của vô lượng Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-nala, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, vì chỗ nắm giữ của đại pháp vị an vui, vì an trụ tất cả việc lợi ích của tất cả chúng sinh, vì lìa bức bách của tất cả phiền não, vì lìa tất cả ma; vì vượt lên tất cả sự trang nghiêm của trang nghiêm trụ trì Như Lai, vì xuất sinh đại niệm huệ hạnh, vì lấy đại Xa-ma-tha Tỳ-bát-xá-na làm thừa; vì đại không vô tướng vô nguyện nhập xứ, vì sự kiến lập của vô lượng công đức chúng trang nghiêm của Đại Liên Hoa Vương, vì dạo chơi trong đại cung điện… Những câu như vậy hiển bày cõi Phật thanh tịnh đó là Sắc loại cụ túc, Tướng mạo cụ túc, Lượng cụ túc, Phương sở cụ túc, Nhân cụ túc, Quả cụ túc, Chủ cụ túc, Trợ bạn cụ túc, Quyến thuộc cụ túc, Trụ trì cụ túc, Nghiệp cụ túc, Thuận nắm giữ cụ túc, Vô uý cụ túc, Trụ chỉ cụ túc, Đạo lộ cụ túc, Thừa cụ túc, Môn cụ túc, Y trì cụ túc… Cho nên những thứ như vậy đều được hiển hiện. Lại nữa, trong cõi Phật thanh tịnh kia, cả thảy quả báo hoàn toàn tịnh diệu, hoàn toàn lạc, hoàn toàn không có lỗi, hoàn toàn tự tại.

Giải thích: Như trong bách thiên kệ Tu-đa-la duyên khởi nói cõi Phật thanh tịnh. Thanh tịnh Phật sát kia lấy công đức thù thắng gì để hiển bày? Hai câu trước hiển bày sắc cụ túc, đó là thất bảo, trong thất bảo, thì Kim ngân, Lưu ly, San hô, Mã não đều là thuộc về đá. Mạtla-yết-đa (loại ngọc duyên sắc) cũng thuộc về đá, phải biết Xích bảo là Xích chân châu, từ Xích trùng lưu xuất, từ trong đó lưu xuất ra ngọc báu, ngọc báu nầy là tối thắng trong tất cả châu báu. Quang minh chiếu vô lượng thế giới, tức là đã nói thất bảo ở trước xuất sinh ra ánh sáng, đây là câu thứ hai sắc cụ túc; ở một câu kế hiển bày trang nghiêm cụ túc. Một câu kế hiển lượng cụ túc, một câu kế hiển bày phước sở cụ túc, những câu nầy lấy gì làm nhân? Vô phân biệt và xuất thế vô phân biệt Xuất thế kia sau hai loại thiện thiện căn là đã sanh các thiện căn làm nhân, đây tức là nhân cụ túc, nhân cụ túc nầy cũng có một câu. Một câu kế hiển bày quả cụ túc, trong cõi Phật kia lấy tự tại chuyển thức tối thanh tịnh làm tướng. Một câu kế hiển bày chủ cụ túc. Một câu kế hiển bày bạn cụ túc; một câu kế hiển bày quyến thuộc cụ túc, trong quyến thuộc cụ túc nầy, điều gọi Ma-hầu-la-già cũng thuộc trong loài rồng; trong tịnh độ nếu có thể trụ trì thân thì đây là trụ trì cụ túc, cũng lấy một câu để hiển thị, đã lấy đây làm thức ăn rồi lại làm việc gì? Chỉ thành tựu tất cả việc lợi ích cho tất cả chúng sinh, cũng lấy một câu hiển bày thuận nắm giữ cụ túc, do trong tịnh độ không có phiền não, không có khổ, cũng lấy một câu hiển bày trong đó không có kinh sợ oan trái đối nhau; do không có ma, trong Tịnh độ kia không có ấm ma, phiền não ma, tử ma, thiên tử ma, cho nên không có sợ hãi. Một câu nầy tức là vô uý cụ túc. Một câu kế hiển trụ xứ cụ túc, lại lấy đạo gì để nhập cõi Phật thanh tịnh kia? Trong Đại thừa thì trí của Văn Tư Tu làm thể, tức là đại bi huệ hạnh như thứ tự của nó. Một câu nầy hiển bày đạo cụ túc, lấy gì để làm thừa? Đối với Xa-ma-tha Tỳ-bát-xá-na mà tiến đến đạo kia. Một câu nầy hiển bày thừa cụ túc, lấy môn gì để nhập Tịnh độ kia? Là Không, Vô tướng, Vô nguyện trong Đại thừa làm cửa. Một câu nầy hiển bày môn cụ túc, một câu kế hiển y trì cụ túc, cũng như đại địa lấy phong luân làm y trì. Cõi Phật thanh tịnh kia lấy gì làm Y trì? Lấy vô lượng công đức Đại Bảo Liên Hoa làm Y trì, câu nầy hiển Y trì cụ túc. Quả báo trong Tịnh độ hoàn toàn diệu tịnh, là do trong cõi đó không có vật phẩn uế bất tịnh… Hoàn toàn an lạc, là trong cõi tịnh độ đó chỉ có lạc thọ, không có khổ thọ và vô ký thọ. Hoàn toàn không có lỗi, là trong cõi đó không có bất thiện và vô ký. Hoàn toàn tự tại, là dùng sức tự tâm, không chờ nhân duyên.

Luận nói: Lại nữa, chư Phật pháp giới nầy, phải biết tất cả thời có năm sự nghiệp:

1. Nghiệp cứu hộ tất cả chúng sinh trong bức não, là các sự bức não của đui điếc ngông cuồng, chỉ thấy là liền được cứu hộ.

2. Sự nghiệp cứu hộ ác đạo, từ chỗ bất thiện kéo ra đặt nơi chỗ thiện.

3. Sự nghiệp cứu hộ phi phương tiện, là ngoại đạo lấy phi phương tiện để cầu giải thoát, vì họ mà khai ngộ an trí trong chánh giáo của Phật.

4. Sự nghiệp cứu hộ ngã kiến, là vì họ mà dạy đạo khiến cho siêu vượt ba cõi.

5. Sự nghiệp cứu hộ thừa, là phát hành các thừa chư Bồ-tát khác và bất định tánh Thanh-văn, an lập khiến cho họ tu hành Đại thừa. Năm thứ sự nghiệp nầy phải biết là việc bình đẳng của tất cả chư Phật. Trong đây có kệ:

Nhân nương sự niệm hành
Khác nên việc có khác
Thế gian có khác nầy
Đạo sư không có khác.

Giải thích: Chư Phật pháp giới, tức là pháp thân, phải biết Pháp thân đó có năm sự nghiệp. Sự nghiệp cứu hộ tất cả chúng sinh bức não, là do thấy Phật cho nên kẻ đui điếc… liền được mắt sáng… Sự nghiệp cứu hộ ác đạo, nghĩa là việc cứu hộ ác đạo, từ chỗ bất thiện dời các chúng sinh đến nơi chỗ thiện. Nghiệp cứu hộ ngã kiến, là nói siêu vượt ba cõi gọi là cứu hộ, thế gian gọi là ba cõi, tức là nói ba cõi nầy gọi là ngã kiến. Nghĩa của hai câu còn lại có thể hiểu. Năm sự nghiệp nầy phải biết là việc bình đẳng của tất cả chư Phật. Những nghĩa nầy lấy kệ để hiển thị, hoặc việc bình đẳng của chư Phật và việc bất bình đẳng của chúng sinh thế gian, những nhân duyên nầy lấy một bài kệ “Nhân nương sự niệm hành…” hiển thị nhân khác nhau trong thế gian, do nhân của địa ngục riêng, nhân của nhân thiên riêng, cho đến nhân của ngạ quỷ riêng, cho nên nghiệp có khác. Y dị, nương tựa khác nhau, nghĩa là do y chỉ thân riêng khác, nên làm việc có khác, làm việc khác nhau, nghĩa là hoặc buôn bán hay cày ruộng, những việc nầy do việc làm khác nhau cho nên nghiệp thể của thế gian khác nhau. Niệm dị, niệm gọi là ý dục, do ý dục nầy khác nhau, cho nên nghiệp thế gian cũng có khác nhau. Hạnh dị, tức là hạnh hữu vi, do sự tạo nghiệp của hạnh Hữu vi khác nhau cho nên gọi là dị. Người nào có dị nầy? Kệ nói thế gian có dị nầy. “Đạo sư không có khác”, là tất cả việc làm của Phật không còn công dụng, thì không có nhân năm sự khác nhau, cho nên việc làm của chư Phật không có sai biệt.

Luận nói: Công đức pháp thân của chư Phật như vậy tương ưng cụ túc, không cùng với Thanh-văn và Phật-bích-chi. Nếu như thế thì lấy ý gì mà nói nhất thừa? Trong đây có kệ:

Vì dẫn dắt một phần
Và an trụ phần kia
Với tánh bất định nầy
Nói chánh giác nhất thừa.
Pháp vô ngã, giải thoát
Đẳng nên tánh bất đồng
Đắc nhị ý Niết-bàn
Cứu cánh chỉ nhất thừa.

Giải thích: Hai bài kệ nầy hiển nói ý nhất thừa. “Vì dẫn dắt một phần”, là tánh bất định Thanh-văn nhập Đại thừa, làm sao khiến cho người có tánh bất định kia đối với Đại thừa mà bát Niết-bàn? “Và an trụ phần kia”, là tánh bất định Bồ-tát, vì khiến cho tánh bất định Bồ-tát kia an trú Đại thừa. Tại sao khiến cho tánh bất định Bồ-tát kia lui bỏ

Đại thừa, ở nơi Thanh-văn thừa mà bát Niết-bàn? Vì nghĩa nầy cho nên Phật nói tánh bất định Nhất thừa. Nghĩa của hai câu có thể hiểu. Một bài kệ “Pháp vô ngã, giải thoát…”, trong đây hiển bày biệt ý mà nói về Nhất thừa. Cái gì là biệt ý? Là vì pháp bình đẳng, vì vô ngã bình đẳng, vì giải thoát bình đẳng. Trong đó pháp bình đẳng, nghĩa là pháp tức là chân như, chân như bình đẳng nầy, tất cả Thanh-văn đồng đến chân như nầy, cho nên gọi là thừa, vì bình đẳng cho nên gọi là nhất thừa. Vô ngã bình đẳng, là không có nhân ngã, đã không có nhân ngã, nhưng vẫn nói đây là Thanh-văn, đây là Bồ-tát thì không đúng đạo lý, do nương vào ý vô ngã nầy mà nói nhất thừa. Giải thoát bình đẳng, là Thanh-văn Độc giác cũng đồng giải thoát phiền não, nương vào ý nầy mà nói nhất thừa. Tại sao vậy? Do Thế Tôn nói giải thoát cùng với giải thoát bình đẳng không có tướng riêng khác. Tánh biệt, là do căn tánh có sai biệt, thì đối với thừa, tánh bất định Thanh-văn cũng được thành Phật, do ý nầy cho nên nói nhất thừa. Đắc nhị ý, là đắc hai thứ ý. Bình đẳng ý, là do tất cả chúng sinh thuộc về một thể, ngã tức là thể kia, tức là ngã, đã thuộc về như vậy, nên ngã nầy đắc chánh giác, tức là thể kia đắc chánh giác, nương vào ý nầy mà nói nhất thừa. Ý thứ hai, là như trong kinh Pháp Hoa vì Thanh-văn thọ ký mà đắc ý nầy, là chỉ đắc pháp chư Phật, như ý bình đẳng thì không đắc pháp thân. Do đắc ý bình đẳng nầy mà khởi nghĩ như vầy: “Pháp chư Phật là như, tức là pháp chúng ta như”. Lại có nghĩa khác, trong đại chúng kia có chư Bồ-tát, cùng với Thanh-văn đồng danh thọ ký đắc Niết-bàn. Như Phật nói: Ta nhớ quá khứ vô lượng trăm ngàn số, ở nơi Thanh-văn thừa mà bát Niết-bàn, do ý nầy cho nên nói Nhất thừa. Vì thấy các chúng sinh, đáng dùng thừa Thanh-văn mà điều phục, thì hiện thừa kia mà bát Niết-bàn. Cứu cánh, tức là nhất thừa, vì cứu cánh không có nẻo riêng khác, nhưng có sai biệt, vì Thanh-văn thừa khác với Đại thừa, do ý nầy cho nên Thế Tôn nói làm nhất thừa.

Luận nói: Như vậy tất cả chư Phật đồng một Pháp thân nhưng có nhiều Phật, đây là lấy nhân duyên gì có thể thấy được? Trong đây có kệ:

Một giới không có hai
Một lúc nhiều thành tựu
Thứ đệ phi đạo lý
Cho nên thành nhiều Phật.

Giải thích: Do nhân duyên nầy mà pháp thân của tất cả chư Phật bình đẳng, hoặc một hoặc nhiều cần phải biết rõ. Kế đó sẽ hiển thị, trong đó phải biết một, là pháp giới bình đẳng, chư Phật lấy một nầy làm thể, do pháp giới bình đẳng cho nên phải biết chư Phật là một. Lại nữa, phải biết một, là trong một thời một thế giới không có hai Phật cùng xuất hiện, do đó phải biết chỉ có một. Lại nữa, hoặc nhiều hoặc một, như trong kệ hiển thị, điều gọi là một giới, một giới đó không có hai, một câu nầy hiển bày một nghĩa, là trong một thế giới không có hai Phật cùng xuất thế. Câu còn lại hiển bày nhiều Phật. “Nhất thời đa thành tựu”, trong một thời có vô lượng chư Bồ-tát, đồng tu tư lương thành mãn Phật quả nầy. Nếu tư lương phước trí đã thành mãn mà chưa đắc Phật quả, thì những tư lương nầy là hư bỏ, do có nhiều Bồ-tát đồng tu tư lương thành mãn, thì phải biết có nhiều Phật. “Thứ đệ phi đạo lý”, nghĩa là không có nghĩa thứ tự đắc Chánh giác, nếu khi tu Bồ-đề tư lương chờ thứ đệ mới thành mãn thì khi được chứng Chánh giác cũng phải có thứ đệ, nhưng do nhiều Bồ-tát tu tư lương không có thứ đệ, thì khi chứng Chánh giác cũng không có thứ đệ, cho nên có nhiều Phật.

Luận nói: Trong pháp thân, chư Phật chẳng rốt ráo Niết-bàn, chẳng phải chẳng rốt ráo Niết-bàn thì làm sao thấy được? Trong đây có kệ:

Giải thoát tất cả chướng
Việc làm chưa rốt ráo
Phật rốt ráo Niết-bàn
Cũng không bát Niết-bàn.

Giải thích: Lại có sư của bộ khác nói chư Phật không có rốt ráo Niết-bàn. Có người Thanh-văn thừa của bộ khác thì nói có rốt ráo Niếtbàn. Có hai ý như vậy, lấy kệ để hiển thị. “Giải thoát tất cả chướng”, là trong đó giải thoát phiền não chướng và trí chướng. Do ý nầy, nói chư Phật rốt ráo Niết-bàn. “Việc làm chưa rốt ráo”, là chúng sinh chưa thành thục thì khiến cho thành thục, đã thành thục thì khiến cho giải thoát. Phải làm các việc nầy, do ý nầy cho nên chưa rốt ráo Niết-bàn. Nếu khác với điều nầy thì đồng với Thanh-văn Niết-bàn, vì rốt ráo Niết-bàn cho nên việc làm và thệ nguyện không có quả.

Luận nói: Tại sao thọ dụng thân không liền trở thành tự tánh thân như vậy? Vì có sáu nhân duyên: 1. Hiển bày vì sắc thân. 2. Hiển bày sai biệt trong vô lượng đại chúng luân. 3. Hiển bày vì tùy dục lạc của họ mà ứng hiện tự thể, bất định. 4. Hiển bày vì tùy tự thể, biến động hiển hiện mỗi một khác nhau. 5. Hiển bày vì vô số đại chúng Bồ-tát, Thanh-văn chư thiên… hòa tạp, chỗ hòa tạp. 6. Hiển bày vì chuyển y thức A-lê-da và thức sinh khởi…, không tương ưng. Cho nên Thọ dụng thân không phải nghĩa thành của tự tánh thân.

Giải thích: Bây giờ lần lượt hiển bày do đạo lý nầy cho nên tự tánh thân không thành thọ dụng thân: 1. Hiển bày sắc thân, sắc thân của Phật không phải là Pháp thân, vì sắc mà ta thấy không phải là pháp thân, cho nên thọ dụng thân không phải Pháp thân. 2. Lại nữa, Thọ dụng thân nầy có sai biệt, vì chư Phật và đại chúng luân sai biệt. Pháp thân thì không phải sai biệt như vậy. Do đạo lý nầy không tương ưng cho nên Thọ dụng thân không thành Tự tánh thân. 3. Lại nữa, tùy sự muốn của họ mà hiện Thọ dụng thân, như Tu-đa-la nói: Có người thấy Phật sắc vàng, có người thấy Phật sắc xanh. Như vậy nói đầy đủ thì Thọ dụng thân có thể tướng bất định như vậy. Nếu nói thể tánh của tự tánh thân có bất định thì không đúng đạo lý, vì tự tánh thân do có bất tương ưng như vậy, không phải Thọ dụng thân tức là Tự tánh thân. 4. Lại nữa, thọ dụng thân có một chúng sinh, ban đầu thấy màu sắc khác, sau đó thì ngay thân kia mà thấy các màu sắc khác. Nếu tự tánh của Pháp thân động khác thì không tương ưng, cho nên Thọ dụng thân không thành Tự tánh thân. 5. Lại nữa, Thọ dụng thân thường cùng với các chúng: Chư thiên… hòa tạp, nếu Tự tánh thân hòa tạp như vậy thì không tương ưng, cho nên Thọ dụng thân không phải tức là Tự tánh thân. . Lại nữa, do thức A-lê-da đã chuyển y rồi thì liền đắc tự tánh thân, nếu ngay nơi Tự tánh thân nầy là Thọ dụng thân, thì thức sinh khởi đã chuyển y rồi thì đắc thân gì? Cho nên Thọ dụng thân không tức là Tự tánh thân. Do sáu thứ bất tương ưng nầy cho nên không được thành một.

Luận nói: Nhân duyên gì mà hóa thân cũng không phải tự tánh thân? Có tám nhân duyên: 1. Vì chư Bồ-tát từ lâu xa đến nay đắc Tamma-đề không thối lui, sinh trong cõi trời Đâu-suất và cõi người không thành. 2. Vì ở trong Túc mạng thư, toán số, ấn công xảo tạp luận và dục hành thọ dụng không có trí thì không thành. 3. Vì đã biết giáo pháp của tà thuyết và chánh thuyết mà đến ngoại đạo là điều không thành. 4. Vì khéo biết đạo tam thừa mà hành khổ hạnh không thành. 5. Vì xả bỏ vạn ức cõi Diêm-phù-đề, nơi một xứ chứng Chánh giác, chuyển pháp luân không thành. 6. Hoặc lìa hiển bày như vậy chứng phương tiện Chánh giác…, ngoài ra đều lấy Hóa thân làm Phật sự, thì phải ở trong Đâu-suất thiên chứng Chánh giác. 7. Tại sao không ở trong tất cả châu Diêm-phù-đề, Phật bình đẳng xuất thế? Đã không như vậy, vì không có A-hàm và đạo lý có thể chứng. 8. Cùng trong một thế giới không có hai Như Lai xuất thế không trái nhau, vì có nhiều Hóa Phật. Nói một thế giới, là một tứ châu thế giới, như không có hai chuyển luân vương cùng xuất hiện. Trong đây có kệ:

Chư Phật vi tế hóa
Bình đẳng nhập nhiều thai
Nhất thiết chủng chánh giác
Vì hiển hiện thọ sinh.

Giải thích: Bây giờ tiếp theo hiển bày tự tánh thân tức là không tương ưng với biến hóa thân, có tám thứ bất tương ưng. Trong đó bất tương ưng thứ nhất là chư Bồ-tát từ lâu xa vô lượng kiếp đến nay đắc Tam-ma-đề không thối lui, cũng chưa sinh vào chư thiên của Đâu-suấtđà, huống chi là nhân gian, cho nên điều mà thế gian thấy là sự hóa thân, không phải tự tánh thân. Lại nữa, các Bồ-tát đã đắc Túc mạng trí nhưng không biết các việc thư toán… là không có đạo lý, do đó hóa thân vì giáo hóa chúng sinh cho nên phải làm việc nầy. Lại nữa, Bồtát trong khi tu hành tam A-tăng-kỳ Kiếp, không biết chánh thuyết và tà thuyết, thì tại sao cuối cùng khi chứng chánh giác mới có thể biết được? Cho nên hóa thân không phải tự tánh thân. Lại nữa, bỏ vạn ức cõi Diêm-phù-đề chỉ ở nơi một xứ chứng Chánh giác chuyển pháp luân là không đúng đạo lý. Nếu Hóa thân được thành thì do tất cả xứ đồng thời hiện hóa, cho nên Hóa thân không phải Tự tánh thân. Nếu nói chỉ có một xứ chứng Chánh giác, các xứ khác hiển bày Hóa thân nắm giữ quyến thuộc, thì tại sao không trụ ngay trong đâu-suất-đà thiên mà chứng chánh giác? Trong tất cả tứ châu thị hiện Hóa thân. Nếu nói trong tất cả tứ châu không chứng chánh giác, thì nghĩa nầy không thành, vì không có A-hàm và đạo lý để chứng. Trong một cõi Phật, tùy trong một tứ châu không chứng chánh giác, hoặc ông nói nếu như thế thì cùng với Tu-đa-la trái nhau. Tại sao vậy? Phải biết vì kinh nói không có hai Phật cùng xuất thế, đây là nói trong một tứ châu không có cùng xuất thế, không phải một cõi Phật. Hai Phật cùng xuất thế cũng như vậy. Điều gọi là thế giới, là một tứ châu. Trong đây có kệ hiển bày Chánh giác. “Chư Phật vi tế hóa…”, tức là nghĩa đó, Phật khi trụ trong cung trời Đâusuất-đà, nếu nhập thai thì ngay lúc đó, phải biết hoặc cùng với quyến thuộc của Thượng tọa Xá-lợi-phất đồng thời, những thứ đó đều là sự thi thiết của sự hóa hiện. Như vậy đã thi thiết rồi thì liền được hiển bày chứng chánh giác trong tất cả tướng.

Luận nói: Vì tất cả chúng sinh, nên phát nguyện và tu hành thành Đại Bồ-đề, rốt ráo Niết-bàn là không hợp đạo lý. Phát nguyện và tu hành không có quả báo, đó là lỗi.

Giải thích: Trong đây hiển bày nghĩa không thành của rốt ráo Niết-bàn. Chư Phật vì tất cả chúng sinh cho nên phát đại thệ nguyện và tu hành, đã khởi ý làm lợi ích chúng sinh như vậy, tùy theo việc lợi ích cho các chúng sinh mà làm. Nếu trong rốt ráo Niết-bàn mà Bát Niếtbàn thì nguyện và hạnh liền trở thành không có quả. Nếu ông nói Pháp thân Như Lai thường trụ, thì Thọ dụng thân và Hóa thân vô thường. Thế nào gọi là Thường thân? Hiện tại đang thành tựu nghĩa nầy.

Luận nói: Hai thân Thọ dụng thân và Hóa thân vô thường, tại sao nói thân Như Lai là thường trụ? Vì y chỉ Pháp thân thường trụ. Thọ dụng thân và ứng Hóa thân, hai thân nầy thọ quả báo không xả, niệm niệm hóa hiện, như thường thọ lạc, như thường thí thực. Phật thân thường trụ, phải biết như vậy.

Giải thích: Hai thân là thường, do y chỉ Pháp thân thường trụ, cho nên hai thân nầy là thường. Lại nữa, thọ dụng thân không xả thọ dụng cho nên là thường. Hóa thân, là thường hiển bày chứng Chánh giác, Bát Niết-bàn, liên tục không gián đoạn cho nên là thường. Đối với hai thân nầy lấy thí dụ để hiển bày cái thường của nó. Như thế gian nói “Thường thọ lạc”, tức là không phải là được niềm an lạc khong gián đoạn, mà được tên là thường thọ lạc. Lại nữa, như nói người nầy “Thường thí thực”, không phải tức là thường bố thí, cũng có khi không thí, nhưng được gọi là “Thường thí thực. Nghĩa là “Thường” của hai thân cũng như thế.

Luận nói: Vì có sáu nhân duyên nên Hóa thân của chư Phật Thế Tôn không cứu cánh trụ: 1. Việc làm cứu cánh, nghĩa là đã thành thục giải thoát chúng sinh. 2. Vì chuyển lạc dục Niết-bàn, có ý là khiến cho cầu thân Phật thường trụ. 3. Vì chuyển đối với chỗ khởi tu của Phật, ý là khiến cho sinh giác liễu trong chánh thuyết pháp thâm diệu. 4. Vì sinh khát ngưỡng, ý là nếu vài lần thấy thì sinh không biết chán đủ. 5. Vì sinh tự tinh tấn, do biết người nói là bất khả đắc. . Vì khiến cho được thành thục cực nhanh, tự khởi tinh tấn không xả bỏ gánh nặng. Trong đây có kệ:

Việc đã làm rốt ráo
Chuyển tịch diệt dục kia
Vì chuyển nhẹ Phật ý
Khiến sinh tâm khát ngưỡng.
Vì tự phát tinh tấn
Khiến cho mau thành thục
Cho nên Hóa thân Phật
Không phải rốt ráo trụ.

Pháp thân chư Phật, tuy từ vô thỉ vô lượng, vì đắc pháp thân kia do đó không nên không siêng năng. Trong đây có kệ:
 
Phật đắc, vô lượng nhân không khác
Chúng sinh nơi đây xả, tinh tấn
Là đắc tất cả phi nhân quả
Nhân đoạn như vậy phi đạo lý.

Trong A-tỳ-đạt-ma Đại thừa Tu-đa-la, phẩm Nhiếp Đại Thừa giải thích đã xong. A-xà-lê A-tăng-già tạo.

Giải thích: Trong đây có vấn nạn: Nếu Pháp thân từ thời vô thỉ không có sai biệt không có hạn lượng, do đó có thể làm lợi ích chúng sinh, thì đâu cần vì Pháp thân nầy mà siêng cần tinh tấn? Để ngăn trách vấn nạn đó, lấy kệ hiển thị. “Phật đắc, vô lượng nhân không khác”, là lấy đây làm nhân để ứng khởi Chánh cần, cho nên nói chư Phật từ thời vô thỉ, tất cả có lỗi. Tại sao? Đây là đắc trong tất cả thời không thành 288 lỗi của nhân, như vậy đoạn nhân là không có đạo lý. Đại bi tại tâm chư Bồ-tát, thương xót tất cả chúng sinh cũng như con một trong sự lợi ích chúng sinh, mà cho rằng: Người khác tự làm không phải việc làm của ta” là không đúng đạo lý. “người khác làm hay không làm, ta đều làm”, phải nên như vậy. Thích Luận Nhiếp Đại Thừa, trong Đại thừa bộ chế thuật vô lượng. Bậc Thắng luận, A-xà-lê Bà Tẩu Bàn Đậu tạo luận đã xong.