GHI VỀ CÁC CHÙA Ở KINH ĐÔ THỜI NAM LƯƠNG

Khuyết tên người soạn thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

* CHÙA TIỂU TRANG NGHIÊM

Trong thời nam Lương, có chùa Tiểu trang nghiêm tại làng Định Âm, Kiến nghiệp. Vốn là đất miếu Linh lục Vương thời nhà Tấn, do Thiền sư Độ tạo dựng thành chùa trong năm thiên giám thuế 06 (507) thời nam Lương. Bấy giờ, có Thiệu Văn Lập là ngừơi chuyên sống với nghề giết mổ súc vật, từng muốn giết 01 con nai. Con nai ấy bèn quỳ mà đổ lệ. Thiệu Văn Lập cho đó là điềm không tốt lành. Con nai ấy đang mang thai sắp sinh dưỡng, nó bước dần đến bếp lò mà ai buồn thảm thiết, đồng bị giết hại. Nhân đó Thiệu Văn Lập cảm mắc bệnh râu tóc my mày rơi rụng, thâm mình lở loét, sau đó mới khỏi tâm sâu đậm sám hối tự trách lỗi quá và mong cầu Đạo. Thiền sư Độ bèn phát nguyện lớn xả hết của cải trong nhà, chóng mua chốn đất đó mà tạo dựng thành ngôi chùa.

* CHÙA ĐỒNG THÁI

Năm vua Võ Đế (Tiêu Diễn 502-550) thời Nam Lương đổi niên hiệu Phổ thông thành niên hiệu Đại Đồng (527) thì tạo dựng chùa Đồng thái tại trong Đúc thành. vua dốc cạn kho tàng tạo các thờ phật lớn cao 07 tầng, bị lửa thiêu đốt, vua Võ Đế xả thân cúng thế tài vật để cầu phước Phật. Từ niên hiệu Đại thông (527-52) trở về sau, không năm nào vua chẳng đến chùa đó.

* CHÙA HƯNG QUỐC

Năm Thiên giám thứ 13 (51) thời Nam Lương, vua Võ Đế (Tiêu Diễn) đem 20 vạn tiền đổi lấy gò Độc long phía trước sườn núi Định Lâm để an táng Hòa thượng Chí Công. Công chúa Vĩnh Định dùng nước ấm nóng để tẩy rửa tiền đó tạo dựng ngôi Phù Đồ 05 cấp ở phía trên. Qua năm sau (515) thì tạo dựng chùa Khai Thiện trước tháp đó.

* CHÙA THĂNG NGUYÊN

Chùa Thăng Nguyên tức là chùa Ngõa Quan tại góc phía tây Thành mặc liếc nhìn sông, lưng tựa sườn núi cao rất là cổ tích. Trải qua nhiều lần binh lửa lược không phảng phất. Đến thời Lý Vương (thời tiền Đường) các Thăng nguyên vẫn hiện còn, đó là vật cổ ở triều Đại nam Lương vậy.

* CHÙA ĐẠI ÁI KÍNH

Chùa Đại Ái Kính do vua Võ Đế (tiệu diễn 502-550) thời Nam Lương tạo dựng trong năm khổ thông thứ nhất (520) tại trên nứi cao ở phía bắc tương sơn.

* CHÙA PHÁP BẢO

Chùa Pháp Bào là 01 nửa nên móng của chùa Đồng Thái ở thời Nam Lương. Theo “Kiến Khương sát lục” nói là: Năm Đại Thông thứ nhất (527) thời Nam Lương, vua Võ Đế (tiêu điển 502-550) tạo dựng chùa Đồng Thái. Chùa ở tại phía sau cung, mở riêng 01 cửa ra vào, gọi tên là cửa Đại Thông. vua sớm tối giảng bàn Phật pháp phần nhiều đều đi qua lối cửa đó.

* CHÙA PHÁP QUANG

Chùa Pháp Quang tức chùa Tiêu Đế ở thời Nam Lương, theo xưa cũ tương truyền là chùa được tạo dựng vào năm Thiên giám (51) thứ 13 thời Nam Lương. Theo sự ghi chép của chùa Nguyên Ráng thì nói là: “Không biết tên của chùa từ xưa cũ là gì nên người đời sau lấy chũ giòng họ vua (Tiêu) mà xưng gọi đó”.

* CHÙA BẢO LÂM

Chùa Bảo Lâm. Trong niên hiệu Thiên Giám (502-520) thời Nam Lương, vua Võ Đế (tiêu Điển) cùng Bảo Công Hòa thượng đồng vân du đến núi đó, thấy cảnh núi rừng ưu thắng đặc dị, nên vua ban sắc tạo dựng ngôi tịnh xá già lam.

* CHÙA TRƯỜNG VU

Chùa Trường Vu (con?), từ thành Kiến Khương về hướng nam cách 05 dặm có sườn núi, giữa khoảng không gian đó đất bằng phẳng, các hàng dân thứ sinh sống lẫn lộn, có Đại trường Vu, Tiểu Trường Vu, Đông Trường Vu đều là địa danh. Tiểu Trường Vu tại phía nam chùa Ngõa Quan, thuận phía tây đưa đầu ra ngoài sông lớn, chùa Trừơng Vu được xây dựng đầu thời Nam Lương (502).

-Hết-