DUY MA CẬT KINH NGHĨA SỚ

Chùa Hoằng pháp, Trường An Hán dịch: Sa-môn Cát Tạng.

PHẨM 8: PHẬT ĐẠO

Bậc Đại sĩ phát tâm gồm có hai loại là cầu Phật đạo và độ chúng sinh. Độ chúng sinh thì phẩm trước đã nói, cầu Phật đạo thì chương này mới luận bàn vì thế mới có phẩm Phật Đạo. Phật có hai nghĩa đó là tự ngộ và làm cho người giác ngộ. Đạo cũng có hai:

  1. Rỗng rang nghĩa là tự tại vô ngại.
  2. Ngăn bít nghĩa là làm cho các tà kiến không phát khởi.

Phật là người năng chứng, đạo là pháp sở đắc, tên tuy có hai nhưng thể thì chẳng khác, giác ngộ rỗng rang là đạo, nghĩa giác rỗng rang là Phật dùng ý này làm đề của phẩm nên gọi là phẩm Phật Đạo. Phẩm được chia làm ba phần:

  1. Nói về Phật đạo.
  2. Nói về Phật chủng.
  3. Luận về quyến thuộc.

Chương đầu gồm có hai là hỏi và đáp.

Lúc bấy giờ, ngài Văn-thù-sư-lợi hỏi Cư sĩ Duy-ma-cật rằng: “Làm thế nào Bồ-tát thông đạt được Phật đạo?”: Sở dĩ nêu câu hỏi này là vì bậc Đại sĩ muốn độ chúng sinh, tướng chúng sinh đã hiển bày, muốn cầu Phật đạo nhưng nghĩa Phật đạo chưa hiển, vì thế mà có câu hỏi trên.

Ngài Duy-ma-cật nói rằng: “Nếu Bồ-tát thực hành phi đạo là thông đạt Phật đạo.”: Đây là phần thứ hai là đáp. Nếu không có phương tiện thì sẽ cho rằng phi đạo khác với đạo, chỉ thực hành đạo là đạo, thực hành phi đạo là phi đạo, cho nên đạo và phi đạo đều thành phi đạo. Nếu có phương tiện thể hội được đạo và phi đạo không có hai tướng, thì không chỉ thực hành đạo là đạo mà thực hành phi đạo cũng là đạo, cho nên đạo và phi đạo đều là đạo. Như kinh Tư Ích ghi: “Tất cả chánh pháp, tất cả tà pháp”, tức là ý này.

Hỏi: Nếu đạt quán, thì tất cả đều là đạo, vì sao chỉ nói thực hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo?

Đáp: Đối với Bồ-tát thì không gì chẳng phải là đạo, nhưng đối voi Nhị thừa thì nói Niết-bàn là đạo, sinh tử là phi đạo, vì thế nay nói đạt được phi đạo này tức là Phật đạo. Hơn nữa Thiên nữ là người đã thể hội được đạo, gá vào thân nữ, để thông đạt Phật đạo, trước chỉ nêu một việc, ở đây luận đủ về thực hành tất cả phi đạo thì tất cả có thể thông đạt Phật đạo.

Ngài Văn-thù lại hỏi: “Bồ-tát thực hành phi đạo như thế nào?”:

Đây là lần thứ hai hỏi đáp để giải thích phi đạo là đạo nêu trên.

Cư sĩ đáp: “Nếu Bồ-tát thực hành năm tội vô gián mà không buồn rầu sân hận…”: Văn trả lời gồm năm câu:

  1. Nêu lên việc khởi hạnh phàm phu thông đạt Phật đạo.
  2. Nêu khởi hạnh Nhị thừa để thông đạt Phật đạo.
  3. Khởi hạnh sinh tử để thông đạt Phật đạo.
  4. Hạnh nhập Niết-bàn để thông đạt Phật đạo.
  5. Tổng kết.

Hai câu đầu là một đôi phàm thánh, hai câu kế là một đôi sinh tử Niết-bàn đối đãi. Bốn môn này có đủ hai nghĩa:

1. Thực hành phi đạo có thể thông đạt Phật đạo.

2. Có thể làm cho chúng sinh nhờ nơi môn này mà ngộ nhập chánh đạo, tức là tự hành và hóa tha đồng vào Phật đạo. Thực hành năm vô gián, là căn cứ theo nghiệp môn mà hành phi đạo để thông đạt Phật đạo. Khởi nghiệp ngũ nghịch ắt là từ sân hận lo buồn mà sinh, nhưng khởi nghĩ ngũ nghịch, thật hành phi đạo mà không sân hận lo buồn thì thông đạt Phật đạo.

Vào địa ngục mà không có tội cấu, vào đường súc sinh mà không có các tội lỗi như vô minh, kiêu mạn, vào đường ngạ quỷ mà đầy đủ các công đức: Trên nói nhân ác là phi đạo, để thông đạt Phật đạo, ở đây luận về quả ác là phi đạo, để thông đạt Phật đạo.

Đến cõi Sắc và Vô sắc mà chẳng cho là thù thắng: Đây là nói về quả thiện hữu lậu ở hai cõi là phi đạo để thông đạt Phật đạo. Hàng phàm phu sinh vào các cõi trên thì cho rằng đó là Niết-bàn thù thắng đệ nhất, nay vì chúng sinh mà thọ sinh để hiển thị hai cõi là pháp sinh tử, chẳng nên cho là tốt đẹp.

Thị hiện hành tham dục mà xa lìa sự đắm nhiễm; thị hiện làm giận dữ mà không tức giận chúng sinh; thị hiện làm ngu si mà dùng trí tuệ điều phục tâm mình; thị hiện tham lam bỏn sẻn mà xả bỏ tất cả những vật trong ngoài không tiếc thân mạng; thị hiện phá hủy giới cấu mà an trụ nơi giới thanh tịnh, cho đến có một tội rất nhẹ cũng rất sợ hãi; thị hiện sân hận mà thường từ bi nhẫn nhục; thị hiện biếng nhác mà chuyên cần tu tập các công đức; thị hiện làm ý tán loạn mà thường niệm định; thị hiện làm ngu si mà thông đạt được tuệ thế gian và xuất thế gian; thị hiện làm dua nịnh dối trá mà có phương tiện khéo léo thuận theo nghĩa kinh; thị hiện làm kiêu mạn mà đối với chúng sinh cũng giống như chiếc cầu; thị hiện có các phiền não mà tâm thường thanh tịnh; thị hiện vào các ma mà thuận theo trí tuệ Phật, không theo giáo lý khác: Đây là thực 62 hành các phiền não phi đạo Phật đạo.

Thị hiện vào hàng Thanh văn mà thuyết cho chúng sinh nghe pháp chưa được nghe; thị hiện vào hàng Bích-chi-phật mà thành tựu đại bi giáo hóa chúng sinh. Thứ hai, hành pháp Nhị thừa là phi đạo để thông đạt Phật đạo.

Thị hiện vào hạng nghèo cùng mà tay nắm giữ vô tận công đức; thị hiện làm kẻ tàn tật mà đầy đủ các tướng đại nhân và vẻ đẹp phụ trang nghiêm thân; thị hiện vào kẻ hạ tiện mà sinh trong chủng tánh Phật, đầy đủ các công đức; thị hiện làm kẻ gầy ốm xấu xa mà có thân Na-la-diên, tất cả chúng sinh đều thích nhìn; thị hiện làm người già bệnh mà vĩnh viễn đoạn trừ gốc bệnh, không còn sợ chết; thị hiện có đời sống riêng tư mà luôn quán vô thường không có gì đáng tham đắm; thị hiện có vợ con, tỳ nữ mà thường xa lìa vũng bùn năm dục; thị hiện làm kẻ ngu độn mà lại thành tựu biện tài, tổng trì chẳng mất; thị hiện vào tà pháp mà dùng chánh pháp độ chúng sinh; thị hiện vào tất cả các đường mà đoạn trừ nhân duyên theo họ. Thứ ba, nói về thực hành sinh tử phi đạo mà thông đạt Phật đạo. Nói “sinh trong chủng tánh Phật” thì ngài La-thập và Tăng Triệu đều cho rằng đạt Vô sinh nhẫn, nối tiếp dòng giống Phật, gọi là chủng tánh. Nhưng Vô sinh nhẫn có hai vị là Sơ địa và Địa thứ bảy, ở đây là nói đến Sơ địa. Theo luận Trí Độ thì giải thích tánh địa rằng: “Sinh chủng tánh địa của bậc thánh gọi là tánh địa.” Đây là căn cứ theo tập chủng tánh trước thập địa, mà gọi là tánh địa. Thân Na-la-diên là tên một vị lực sĩ ở cõi trời, vị này dung mạo đoan chánh đẹp đẽ có sức mạnh vô cùng.

Thị hiện vào Niết-bàn mà chẳng bỏ sinh tử. Thứ tư, khởi hạnh Niết-bàn mà thông đạt Phật đạo. Tuy hiện thân Niết-bàn mà lại vào sinh tử, Niết-bàn này gọi là Phật đạo. Nhị thừa vào Niết-bàn, xa lìa sinh tử, Niết-bàn này chẳng phải là Phật đạo.

Ngài Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát có thể làm những việc phi đạo như thế, thông đạt Phật đạo: Đây là câu thứ năm, tổng kết, để trả lời câu hỏi trên.

Bấy giờ, Cư sĩ Duy-ma-cật hỏi ngài Văn-thù-sư-lợi rằng: “Thế nào là hạt giống Như Lai?”: Ý thứ hai nói về Phật chủng, gồm hai: Đầu tiên nói về Phật chủng, kế là Ca-diếp tự tán thán. Đầu tiên có hai là hỏi và đáp, từ chủ khách đến đây thì chỉ có một mình ngài Tịnh Danh thuyết, tựa như công năng của tuệ biện tài, chỉ nói chỗ quy về. Nay muốn hiển bày đức, nên muốn cho ngài Văn-thù nói ra. Cũng là khen tặng để cúng dường, vả lại hành tà mà đạt được chánh, e rằng mọi người sinh nghi, cho nên mới hỏi ngài Văn-thù, khiến cho mọi người sinh lòng tin. Vì người nói thì khác nhưng sự giải thích thì giống nhau nên cần phải cung kính lãnh thọ.

Ngài Văn-thù-sư-lợi nói rằng: “Có thân là hạt giống (chủng).”:

Đây là phần trả lời. Theo văn gồm có bốn:

  1. Quả sinh tử là hạt giống.
  2. Nhân sinh tử là hạt giống.
  3. Giải thích lại về quả.
  4. Giải thích lại về nhân.

Trên là nói về Phật đạo, đây là nói về Phật chủng. Phật đạo thì căn cứ theo quả, Phật chủng thì căn cứ theo nhân. Bậc chí nhân thể đạt được Phật đạo cho nên thị hiện làm tất cả việc phi đạo mà thảy đều là Phật đạo, cho nên thuộc môn quả. Nay nói phàm phu sinh tử, phát tâm thành Phật kế thừa Phật, cho nên luận về Phật chủng. Nên biết căn cứ theo nhân; hữu thân, tức là thân năm ấm hữu lậu, vì thân năm ấm hữu lậu mà tất cả chúng sinh đều được làm Phật, cho nên gọi là hạt giống Phật (Phật chủng). Giải thích hữu thân tức thân kiến: vì có thân này cho nên gọi là hữu thân, lại trong thân khởi kiến gọi là thân kiến, thân kiến là gốc của ba hữu, cho nên gọi là hữu thân. Vì có thân kiến mà chúng sinh phát tâm cầu Phật cho nên gọi là Phật chủng.

Hỏi: Vì sao chỉ lấy phiền não làm Phật chủng?

Đáp: Nhị thừa đoạn phiền não chẳng thể phát tâm cầu Phật, cho nên chẳng phải Phật đạo, nay vì muốn bài bác, cho nên nói người có phiền não gọi là Phật chủng.

Vô minh, hữu ái là hạt giống, tham, sân, si là hạt giống, bốn điên đảo là hạt giống, năm cái là hạt giống: Đây là nói nhân sinh tử là hạt giống. Kinh Niết-bàn ghi: “Gốc của sinh tử có hai là vô minh và hữu ái.” Vì hai pháp này là căn bản, cho nên đặc biệt được nêu lên.

Sáu nhập là hạt giống, bảy thức trụ là hạt giống: Đây là lặp lại quả sinh tử là Phật chủng. Bảy thức trụ tức: Nhân thiên ở cõi Dục là một, ba cõi trời thiền của cõi Sắc, ba cõi trời không của cõi Vô sắc, tổng cộng là bảy. Nơi thức thích thọ sinh, nơi thức an trụ gọi là thức trụ. Trời Vô tưởng ở đệ tứ thiền thì thức đã diệt, trời Ngũ Na-hàm cầu Niết-bàn cũng diệt thức. Vì có hai loại diệt thức thánh phàm cho nên gọi là thức bất nhạo trụ, trời phi tưởng có diệt tận định. Vả lại tâm tưởng cõi trời này mờ mịt, niệm chẳng rõ ràng nên gọi là thức bất an trụ. Ngài Lathập nói: “Trong cõi sơ thiền, trừ Phạm vương và các Tiểu Phạm vương ở kiếp sơ, còn từ đó về sau hợp làm thức trụ thứ nhất. Kiếp sơ chỉ có Phạm vương, chưa có các Phạm thiên khác nên Phạm vương nghĩ suy muốn có các Phạm thiên khác. Lúc bấy giờ, tụ họp gặp gỡ và sinh ra, Phạm vương bèn khởi tà kiến cho rằng do mình tạo, các Phạm thiên khác cũng tự nghĩ rằng mình từ Phạm vương mà sinh, tuy có đẹp xấu nhưng tà tưởng thì chẳng khác, đó gọi là khác thân mà đồng một tưởng, đây là thức trụ thứ hai. Hình thể ở cõi Đệ nhị thiền có hơn kém, mà tâm thì có rất nhiều, trừ những vị đã giải thoát, còn tất cả đều có niệm tưởng khác nhau, đó gọi là một hình mà khác tưởng. Đây là thức trụ thứ ba. Hình thể các vị trời ở cõi Tam thiền không có hơn kém, tâm tưởng cũng chẳng khác, gọi là một hình một tưởng, là thức trụ thứ tư. Cộng với ba cõi trước của vô sắc thành bảy thức trụ.” Ngài La-thập chia sơ thiền làm hai, không phải chỉ có một Dục giới, cho nên khác với thuyết xưa.

Tám tà là hạt giống, chín não xứ là hạt giống, mười pháp bất thiện là hạt giống. Tóm lại sáu mươi hai kiến và tất cả phiền não đều là hạt giống Phật: Đây là câu thứ tư, lặp lại nhân sinh từ là Phật chủng. Ngược lại với tám chánh đạo là tám tà. Chín não:

  1. Thấy người yêu thích kẻ mà mình thù ghét.
  2. Thấy người ghét bạn bè thân thuộc của mình.
  3. Quấy nhiễu mình.

Mỗi đời có ba não, ba đời cộng thành chín não.

Hỏi: Vì sao? Hỏi lại lần thứ hai. Ngài Tịnh Danh vì đại chúng lúc bấy giờ còn nghi vấn, cho nên nêu câu hỏi này. Vì tất cả những điều nói trên đều chướng ngại Phật đạo, là nhân sinh tử, vì sao gọi là Phật chủng? Phật là bậc có tuệ tối thượng, mà dùng các phiền não làm hạt giống, thật không hiểu được.

Đáp: Nếu thấy vô vi là vào chánh vị (Niết-bàn) thì không thể phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lời đáp của ngài Văn-thù có ba:

  1. Nói về việc chúng sinh khởi ái là Phật đạo, Nhị thừa đoạn ái cho nên chẳng phải là hạt giống.
  2. Chúng sinh khởi kiến là hạt giống Phật, Nhị thừa đoạn kiến nên chẳng phải là hạt giống Phật.
  3. Căn cứ theo tất cả hoặc mà nói về hạt giống và chẳng phải hạt giống.

Chứng diệt đế gọi là thấy vô vi, từ khổ pháp nhẫn cho đến A-lahán đạt vô sinh trí đều là Thánh giải của đạo đế, Thánh giải đạo đế gọi là chánh vị. Người này thấy cảnh giới vô vi mà nhập vào chánh vị, thì không thể phát tâm Phật.

Ví như trên gò cao không thể sinh hoa sen, mà ở nơi bùn lầy ẩm thấp mới sinh loại hoa này. Như thế người thấy pháp vô vi mà vào chánh vị thì rốt cuộc chẳng thể sinh vào Phật pháp, mà ở trong bùn lầy phiền não mới có chúng sinh khởi Phật pháp. Tâm chứng vô vi Niết-bàn dụ như trên gò cao, hoa sen dụ cho tâm Bồ-đề; hoa sen ắt sinh hạt sen thì tâm Bồ-đề ắt sẽ thành Phật đạo. Vũng bùn dụ cho phàm phu khởi phiền não ái nhiễm mà phát đạo tâm, cho nên ái là hạt giống Phật.

Lại như gieo trồng trong hư không thì rốt cuộc không thể sinh trưởng được, chỉ ở nơi đất có phân thì cây mới tốt tươi, cũng như thế, người vào vô vi chánh vị thì không thể sinh nơi Phật pháp, còn người khởi ngã kiến lớn như núi Tu-di thì còn có thể phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà được sinh nơi Phật đạo. Hạt giống (chủng) tức là tâm Bồ-đề. Chỉ thấy chúng sinh phát tâm Bồ-đề, cho nên gọi là Phật chủng, nhưng gọi gieo trồng thì cũng như thế gian gieo trồng, nhờ vào sức người cho nên trồng được giống Phật, vì nhờ vào chư Phật Bồ-tát giáo hóa mà phát khởi được tâm Bồ-đề. Nay thích hữu vi không Tam-muội thì không thể phát tâm làm Phật. Đất có phân bón là ngã kiến, ngã kiến có thể trưởng dưỡng đạo tâm như phân bón.

Vì thế phải biết tất cả phiền não là hạt giống Như Lai, thí như không vào biển sâu thì không thể có được hạt châu vô giá, cũng như thế không vào biển lớn phiền não thì sẽ không đạt được vật báu Nhất thiết trí: Đây là phần thứ ba, nói chung tất cả phiền não là hạt giống, để kết luận về giải thích câu hỏi trên.

Hỏi: Vì sao Nhị thừa chẳng phải là hạt giống mà phàm phu là hạt giống?

Đáp: Nhị thừa sợ khổ sinh tử, thích Niết-bàn an lạc, nay đã tránh được khổ đạt an lạc, thì ôm giữ chỗ cứu cánh này mà không mong cầu gì nữa, cho nên không thể phát tâm cầu làm Phật. Phàm phu thì có khổ không có vui, thêm tâm chấp ngã tự cao, thấy sự thù thắng thì mến mộ cho nên có thể phát tâm cầu Phật.

Lúc bấy giờ, ngài Đại Ca-diếp khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Ngài Văn-thù-sư-lợi! Lời nói của ngài thật thích thú quá. Đúng như lời ngài nói tất cả trần lao đều là hạt giống Như Lai, nay chúng tôi chẳng thể kham nhận phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”: Đây là ý thứ hai, Ca-diếp tán thán. Ngài Văn-thù đã là Bồ-tát, tuy chê Nhị thừa không phải là giống Phật, khen phàm phu là hạt giống Phật nhưng Thanh văn chưa tự nói ra, vì thế để ngài Ca-diếp tán thán. Văn này gồm ba chương: Căn cứ theo phiền não mà nói là hạt giống hay chẳng phải 632 hạt giống.

Đến như người tạo năm tội vô gián còn có thể phát tâm sinh vào nơi Phật pháp, mà nay chúng tôi vĩnh viễn chẳng thể phát tâm. Ví như người hư hoại các căn không còn ham thích năm dục lạc. Như thế hàng Thanh văn đã đoạn trừ hết kết sử, không còn lợi ích trong Phật pháp, vĩnh viễn không còn chí nguyện: Đây là chương thứ hai căn cứ theo môn nghiệp để nói về hạt giống hay chẳng phải hạt giống. Vô gián gồm có bốn:

1. Niệm trước xả bỏ thân này niệm kế tiếp thọ quả báo địa ngục, ở khoảng giữa không có niệm thân gián đoạn, cho nên gọi là vô gián, đường này thọ quả báo vô gián.

2. Thân hình vô gián, địa ngục A-tỳ rộng tám vạn do-tuần, một người chịu tội vào thì thân biến cùng khắp, nhiều người vào cũng như thế, vì thân thể đầy khắp, không có chỗ trống cho nên gọi là vô gián.

3. Thọ mạng vô gián, các địa ngục khác thoạt sống thoạt chết, nơi này thọ mạng lâu một kiếp không có sinh tử gián đoạn, cho nên gọi là vô gián.

4. Chịu khổ liên tục, không có một niệm vui xen kẽ.

Vì thế, thưa ngài Văn-thù-sư-lợi, phàm phu thì trong Phật pháp có qua lại, còn hàng Thanh văn thì không. Vì sao? Vì phàm phu nghe Phật pháp phát tâm vô thượng đạo, chẳng đoạn Tam bảo, còn chính như Thanh văn suốt đời nghe Phật pháp như mười Lực, bốn Vô úy… mà vĩnh viễn không phát tâm Vô thượng đạo: Chương thứ ba kết luận để thành tựu nghĩa hạt giống hay chẳng phải hạt giống. Phàm phu nghe pháp, phát tâm Bồ-đề, có thể nối giòng giống Phật, là báo ân tức có qua lại, còn Thanh văn thì trái với điều này nên gọi là không có qua lại.

Hỏi: Kinh Pháp Hoa nói Nhị thừa làm Phật còn giáo này vì sao nói Thanh văn vĩnh viễn tuyệt thiện căn này?

Đáp: Ở kinh kia, chí Tiểu thừa đã thay đổi, căn cơ Đại thừa đã thuần thục, cho nên nói làm Phật. Kinh này nói Tiểu thừa còn ôm giữ chí nhỏ chưa có gốc rễ Đại thừa, cho nên vĩnh viễn tuyệt thiện căn.

Bấy giờ, trong chúng hội có một vị Bồ-tát tên là Phổ Hiện sắc Thân hỏi ngài Duy-ma-cật rằng: “Thưa cư sĩ! Cha mẹ, vợ con, thân thích, quyến thuộc, thứ dân, tri thức là những ai? Nô tỳ, đầy tớ, voi ngựa, xe cộ đều ở đâu?”: Đây là phần thứ ba nói về quyến thuộc. Trước hỏi sau đáp. Lời hỏi có ba ý:

1. Xa thì từ nghĩa trượng thất trống phát sinh. Ngài Tịnh Danh sở dĩ làm trượng thất trống là gồm hai nghĩa là muốn dùng không để hiển không, như nói cõi nước của chư Phật cũng đều trống không, và muốn dùng trượng thất không để nói về nhân có (người có), như nói chúng ma, ngoại đạo đều là thị giả của tôi. Ngài Văn-thù và Thân Tử chỉ lược hỏi về ý nghĩa của trượng thất trống, chưa hiển bày được ý nghĩa pháp thân có đầy đủ các công đức cho nên nay mới hỏi.

2. Gần thì từ nghĩa thông đạt Phật đạo mà sinh. Sở dĩ Bồ-tát có thể vào tất cả tà đạo mà thông đạt được Phật đạo là vì Bồ-tát, bên trong đầy đủ các đức.

3. Ngài Tịnh Danh có phương tiện quyền xảo vô cùng, nhưng hình đồng thế tục, người hiểu biết cạn cợt khó có thể đạt được, cho rằng đó sự thật, nay muốn hiển thị cho nên nêu câu hỏi.

Cư sĩ Duy-ma-cật dùng kệ đáp rằng: Đây là phần hai, ngài Tịnh Danh đáp. Trên là dùng văn Trường hàng mà ở đây lại dùng kệ để đáp là muốn biểu thị bên trong có trí vô ngại, ngoài có diệu dụng vô cùng. Hơn nữa tùy theo sự ưa thích của chúng sinh mà thuyết pháp không giống nhau. Kệ gồm có bốn:

  1. Chính thức trả lời câu hỏi.
  2. Nói về công dụng vô cùng.
  3. Khen ngợi.
  4. Khuyên phát tâm.

Trí độ, mẹ Bồ-tát

Phương tiện đó là cha

Đạo sư của muôn loại

Đều từ đây sinh ra.

Thật trí soi xét bên trong gọi là mẹ, nhưng nói độ tức tận cùng nguồn trí. Phương tiện diệu dụng bên ngoài gọi là cha, phương tiện có hai:

  1. Thông đạt không mà chẳng thủ chứng.
  2. Lý thật tướng sâu xa, không thể tin nhận, cần phải có phương tiện dụ dẫn, khiến chúng sinh đạt ngộ.

Trước là nói về sự khéo léo để thuận lý. Đây là luận về diệu dụng thích ứng căn cơ hơn cả thật trí cho nên gọi là cha. Vả lại thật tuệ trong lặng rỗng rang, tỉnh lặng đồng với âm; phương tiện là dụng khéo léo, xao động đồng với dương, cho nên phối hợp với cha mẹ. Chư Phật và Bồ-tát đều là vị thầy dẫn dắt chúng sinh, tất cả từ đây mà sinh ra.

Pháp Hỷ chính là vợ.

Liễu ngộ sâu xa các pháp thì sinh hoan hỷ, cho nên dụ như vợ.

Từ bi tức con gái.

Tâm Từ bi rỗng rang mà thích ứng bên ngoài, tánh nhu hòa, thuận theo chúng sinh mà vào sinh tử.

Thiện thành thật là trai.

Thành thật có ba nghĩa:

  1. Ngay thẳng không xiểm khúc, khác với người nữ ưa dối trá.
  2. Sức có thể cán đáng được, nghĩa là hàng phục chế ngự các tà đạo.
  3. Kế thừa tiếp nối giòng giống Phật.

Thành thật tuy là chân, nhưng nam tánh cũng có ác mà thành thật, cho nên nêu tâm thiện thành thật.

Rốt ráo không là nhà.

Đây là nêu trụ xứ để hiển đức độ. Trước nói Trí độ là không tuệ, nay nêu cảnh thật tướng là chỗ trụ của bậc chí nhân. Rốt ráo không gồm bốn nghĩa:

  1. Không có một phiền não nào có thể làm chướng ngại.
  2. Ngộ được không này thì đầy đủ các đức.
  3. Vắng lặng vĩnh viễn an lạc.
  4. Thể tánh sâu rộng, vì thế mà dụ như nhà cửa.

Trần lao là đệ tử

Tùy ý mà sai khiến.

Chúng sinh trần lao, tùy theo Bồ-tát giáo hóa mà cải ác theo thiện.

Đạo phẩm là thiện hữu

Do đó thành chánh giác.

Trí thức thế gian khuyên lành răn ác, ba mươi bảy phẩm mở cửa Niết-bàn, bít đường sinh tử nghĩa đồng ba việc lợi ích.

Các độ là pháp lữ.

Hoặc có Thiện tri thức, nhưng chưa hẳn là bạn đến suốt đời, hoặc tuy có bạn mà chưa hẳn là Thiện tri thức, nay muốn nêu lên người bạn lành từ đầu tiên đến cuối cùng tịch diệt đạo tràng, thì sáu Độ chính là bạn chân thật.

Bốn Nhiếp là kỹ nữ.

Niềm vui đem đến cho chúng sinh không pháp nào hơn bốn nhiếp.

Ca vịnh tụng lời pháp

Lấy đó làm âm nhạc

Vườn tược là tổng trì.

Ngăn chặn tất cả điều ác, làm cho nó không sinh, như khu vườn tận trừ các điều ô uế, giữ gìn tất cả điều thiện, khiến cho không mất, như khu vườn có các loại hoa.

Rừng cây, pháp vô lậu.

Rễ vô lậu rất sâu không thể bật ngã, lý vô lậu cao tột, che kin cây phiền não, không có hữu lậu xen kẽ trong đó, vì thế dụ như rừng. Đây là đạo kiến đế.

Hoa giác ý tịnh diệu.

Hoa có ba nghĩa: Cảm quả, thanh tịnh, trang nghiêm, ở đây đầy đủ ba nghĩa trên. Tịnh tức thanh tịnh, diệu tức trang nghiêm, hoa là nói lên nghĩa trí tuệ giải thoát cảm quả. Sở dĩ dùng bảy giác làm hoa là vì hình thể của hoa. Nếu chưa nở thì không đẹp, nếu quá nở thì sẽ tàn, vì thế vừa hé nở là đẹp nhất, điều thuận giác ý thì nghĩa cũng như thế. Cao thì tản mác, thấp thì chìm đắm, cao thấp điều hòa, đó là do hoa thanh tịnh.

Quả trí tuệ giải thoát.

Thất giác là giai vị tư duy sinh ra quả vô học trí đoạn, giải thoát là quả đoạn, tức pháp vô vi, trí tuệ tức quả trí, là quả hữu vi.

Bát giải là ao tắm.

Bát giải tức bát bối xả, nghĩa là xa lìa trói buộc ở cõi dưới mà gọi là giải thoát. Dụng của nước là trừ dơ, giải nhiệt, tánh của giải thoát là trừ sự nóng đốt của phiền não, trừ bỏ xa lìa các cấu uế.

Nước định đầy, lặng trong.

Yên lặng thì có công năng chiếu soi, đó là nghĩa của nước định.

Đạt được tám giải thoát thì các định đều viên mãn, cho nên gọi là đầy.

Hoa bảy tịnh rải khắp.

Trên là nói về định đầy đủ, đây là tán thán sự chiếu soi tròn khắp. Bảy tịnh là giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh, độ nghi tịnh, đạo và phi đạo tịnh, hành tri kiến tịnh, đoạn tri kiến tịnh. Giới là gốc của điều thiện, cho nên trước tiên nói giới, nhờ giới mà có định, kế đó nói tâm tịnh, hai loại này đều ở trước khi kiến đạo. Thứ ba chính thức nói đến kiến đạo, vì đoạn trừ thân kiến cho nên nói kiến tịnh, đoạn trừ nghi hoặc nên nói độ nghi tịnh, đoạn trừ hoặc thủ nên nói đạo phi đạo tịnh. Biết tám chánh là đạo, hoặc thủ là phi đạo, cho nên gọi là đạo phi đạo.

Hỏi: Kiến đạo thì đoạn trừ mười sử, vì sao chỉ nói trừ ba?

Đáp: Kiến đạo tuy đoạn mười sử nhưng đoạn năm kiến và nghi thì nghĩa đã cùng tận, cho nên chỉ nói đoạn, còn tham, sân, mạn và vô minh, đoạn chưa cùng tận, cho nên chẳng nói đoạn.

Hỏi: Đã đoạn sáu sử, vì sao chỉ nói ba?

Đáp: Ba sử là gốc, còn ba sử thì phụ theo, thân kiến là gốc, biên kiến là phụ theo, giới thủ là gốc, kiến thủ là phụ theo; nghi là gốc, tà kiến là phụ theo. Vì thế chỉ nói ba. Tại gốc đã tịnh thì biết ba ngọn cũng tịnh vì không có chỗ phụ theo. Năm tịnh trước thì Đại Tiểu thừa đồng nhau, hai tịnh sau thì Đại Tiểu khác nhau. Tiểu thừa ở giai vị tu đạo nói hạnh tịnh để khởi hạnh tu đạo vô lậu, ở giai vị vô học nói hành đoạn tịnh để đạt được rốt ráo hạnh đoạn kết hoặc. Đại thừa thì hai tịnh sau đều là tu đạo. Địa thứ bảy trở về trước nói hành đoạn tịnh để tu tập hạnh đoạn kết hoặc; Địa thứ tám trở lên, nói tu Bồ-đề thượng thượng tịnh. Nói rải khắp nghĩa là bảy pháp này thông cả ba học, bao quát Thánh phàm, khắp cả ba đạo cho nên nói là rải khắp.

Tắm người không cấu nhiễm.

Nói về công dụng của nước định và hoa có bảy pháp thanh tịnh. Theo nước định và hoa thất tịnh nêu trên là dùng để rửa sạch tâm cấu nhiễm cho nên gọi là tắm rửa. Không có cấu nhiễm mà gọi là tắm rửa thì ngài La-thập giải thích rằng: “Vì trừ nóng bức để được vui thích, bậc Đại sĩ không còn kết sử, mà vào tám giải là vì bên ngoài muốn độ chúng sinh, bên trong thì tự vui thú.” Ở đây cho rằng nhờ vào tắm rửa mà được vô cấu, đó là theo cuối cùng mà hiển bày đầu tiên, cho nên nói “tắm rửa người không dơ”.

Ngũ thông, voi ngựa chạy

Đại thừa là vô thượng

(có bản ghi Đại thừa là xe cộ)

Dùng nhất tâm điều khiển

Dạo chơi đường tám chánh.

Dùng nhất tâm điều khiển, ngài La-thập nói: “Đạo phẩm có ba tướng:

  1. Phát động.
  2. Nhiếp tâm.
  3. Xả.

Nếu phát động quá mạnh thì tâm tán loạn, tán loạn thì thân nhiếp, thâu nhiếp quá thì hôn trầm, cho nên phải tinh tấn khiến tâm phát động, động tịnh dung hòa thì tự nó tiến lên phía trước, dung hòa ở khoảng giữa gọi là xả, xả tức là điều khiển. Thí như người khéo cỡi ngựa, nếu ngựa đi chậm thì ra roi, đi quá nhanh thì ghìm cương chế phục, nhanh chậm tùy nghi mà phóng lên phía trước.

Tướng quý nghiêm tôn dung

Vẻ đẹp trau hình dáng

Hổ thẹn làm y phục.

Y phục dùng để che thân hình, xấu hổ sợ lộ bày điều xấu xa. Hổ thẹn chẳng phải là xấu ác, nghĩa cùng đồng như thế.

Thân tâm là tràng hoa.

Tàm quý là nói về diệt ác, thân tâm tin thích cho nên tu thiện, đặt điều thiện ở trước, cũng như tràng hoa trang sức trên đầu.

Giàu có bảy Thánh tài.

Tín, giới, văn, xả, tuệ, tàm, quý là bảy thánh tài. Do tín thiện cho nên trì giới, trì giới thì ngăn dứt điều ác, điều ác đã ngăn dứt thì nên tinh tấn thực hành các việc thiện. Cần phải đa văn, vì nghe pháp thì xa lìa năm dục và phiền não. Xả bỏ các hoặc ắt phải do tuệ cho nên năm việc theo thứ tự; năm việc là tài bảo chân chánh. Hổ thẹn là người bảo vệ tài bảo, đối với tài chủ đó cũng là tài. Thế gian lấy châu ngọc, lụa là làm giàu sang, còn Bồ-tát thì lấy bảy thánh tài làm giàu.

Dạy bảo thêm lợi ích

Như lời nói tu hành

Hồi hướng vì lợi lớn.

Tự độ thì dùng bảy Thánh tài làm gốc, dạy dỗ chúng sinh thì tài bảo tăng trưởng, nên gọi là thêm lợi ích. Vả lại khiến cho những chúng sinh này như lời dạy mà tu hành, sau đó mới xoay các điều thiện này hướng về Phật đạo, nên gọi là lợi lớn. Nếu hướng về Nhị thừa hay ba cõi thì lợi ích đạt được rất nhỏ.

Tứ thiền là giường tòa.

Ở tứ thiền thì định tuệ bằng nhau, thánh tam thừa đắc đạo vào Niết-bàn, hiển hiện thần lực…, bên ngoài đều nương vào cõi này cho nên gọi là giường tòa. Vả lại giường có ba nghĩa:

  1. Tránh được rắn rết độc.
  2. Tránh được bụi dơ.
  3. Tránh lạnh và ẩm ướt.

Tứ thiền cũng như thế, xa lìa độc sân hận, bụi dơ tham dục và lạnh thùy miên. Xa lìa ba hoạn này thì được an ổn khoái lạc.

Từ tịnh mạng sinh ra.

Tịnh mạng tức là trì giới, do trì giới mà được thiền định cho nên gọi là sinh.

Đa văn tăng trí tuệ

Đó là tiếng tự giác.

Trên nói giường là nằm yên trên giường ngủ nghỉ, ngủ nghỉ thì dùng pháp để tỉnh thức, cho nên kế đến nói đến âm nhạc. Người tôn quý

ở Ấn Độ khi muốn thức dậy thì dùng âm nhạc để báo hiệu. Bồ-tát an ổn ở bốn định thì dùng pháp âm đa văn để tỉnh thức giấc ngủ thiền.

Món ăn pháp cam lộ.

Chư Thiên dùng các loại thuốc ngâm vào biển lớn rồi mài trên núi báu, khiến thành cam lộ, ăn vào sẽ thành tiên, gọi là thuốc bất tử. Phật pháp dùng cam lộ Niết-bàn làm cho chúng sinh vĩnh viễn đoạn sinh tử, là thuốc bất tử chân thật. Cũng nói rằng vào thời kiếp sơ, đất có vị cam lộ, ăn vào thì sẽ sống mãi. Trong Phật pháp thì thật tướng là cam lộ, trưởng dưỡng tuệ mạng, đó là món ăn cam lồ chân thật.

Vị giải thoát, nước uống.

Vị có bốn loại:

  1. Ly vị, tức xuất gia lìa năm dục.
  2. Thiền vị, lìa phiền não tán loạn.
  3. Trí tuệ vị, lìa vọng tưởng.

. Niết-bàn vị, lìa sinh tử.

Nay giải thoát vị là gồm cả bốn vị trên. Ác là gốc của sự trói buộc, vì không lúc nào nhàm chán, như khát cầu nước thì sẽ sinh khổ não vô cùng. Ngài Khương Tăng Hội nói: “Ái là tánh, như đói mà ăn cơm trong mộng, rốt cuộc chẳng no.” Nay nếu đoạn ái thì được giải thoát. Cho nên giải thoát là thức uống để dứt trừ được tâm khát ái này. Tắm rửa để tịnh tâm

Hương thoa là giới phẩm.

Tâm tịnh là nước tắm rửa, giới phẩm là hương xoa thân.

Diệt trừ giặc phiền não

Mạnh mẽ chẳng ai hơn

Hàng phục bốn thứ ma

Phan đẹp lập đạo tràng.

Trên là nói việc nhà đã đầy đủ, đây là nói việc giữ gìn gia nghiệp, khiến cho người khác chẳng thể phá hoại. Vả lại trên nói tư dưỡng thân thể, thân thể đã an ổn khỏe mạnh thì chuẩn bị làm hưng phát sự nghiệp. Diệt có hai nghĩa:

  1. Phục diệt.
  2. Đoạn diệt.

Phá diệt giặc phiền não là phục diệt, hàng phục bốn loại ma là đoạn diệt. Người Ấn Độ khi thắng trận thường dựng phan đẹp. Đạo tràng hàng ma cũng biểu thị hình tượng như thế.

Tuy biết không khởi diệt

Mà chỉ dạy có sinh

Thị hiện khắp các cõi

Như mặt trời thấy khắp.

Đây là ý thứ hai tán thán Bồ-tát có vô lượng phương tiện khéo léo hóa độ chúng sinh. Tổng quát có thể chia làm hai phần:

  1. Tán thán dụng thiện xảo của hai tuệ.
  2. Luận về thần thông lợi ích chúng sinh.

Bồ-tát biết không có khởi diệt thì được pháp thân, không còn phần đoạn sinh, nhưng vì chúng sinh mà thọ sinh, cho nên thị hiện cùng khắp. Đó là phương tiện tuệ. Biết không khởi diệt tức là thật tuệ. Đây cũng là hai thân bản tích.

Cúng dường khắp mười phương

Vô lượng Đức Như Lai

Chư Phật và thân ta

Không có tưởng phân biệt.

Đây là căn cứ theo cúng dường Phật mà nói về hai tuệ, tôn ti rõ ràng mà thầy trò chẳng hai.

Tuy biết các cõi Phật

Và chúng sinh đều không

Mà thường tu tịnh độ

Giáo hóa cho quần sinh.

Trên căn cứ theo trên cúng dường Phật, còn ở đây thì tán thán dưới hóa độ chúng sinh, cũng là căn cứ theo không hữu mà luận về hai tuệ. Biết y chánh đều không mà trang nghiêm quốc độ và giáo hóa chúng sinh.

Bao nhiêu loại hữu tình

Hình, thanh cùng oai nghi

Lực, vô úy Bồ-tát

Đồng thời hiện cùng khắp,

Biết rõ việc các ma

Mà tùy thuận thực hành

Dùng trí phương tiện khéo

Tùy ý đều hiện được,

Hoặc hiện già bệnh chết

Thành tựu cho chúng sinh

Rõ biết như huyễn hóa

Thông đạt không ngăn ngại.

Đây là phần thứ hai nói về thần thông độ chúng sinh. Tán thán về dụng phương tiện gồm có năm lần:

1. Căn cứ theo chúng sinh thế gian mà nói về dụng thần thông.

Hoặc hiện ra kiếp lửa

Đốt thiêu cháy tất cả

Trời đất đều trống không

Những người có chấp thường

Xét biết là vô thường.

Trên căn cứ theo chúng sinh thế gian mà hiện thần thông, nay căn cứ theo khí thế gian mà hiện thần thông. Hiện kiếp lửa, gồm có hai việc:

1. Thật sự thiêu cháy để được ích lợi.

2. Chẳng thật thiêu, hoặc chỉ hiện hai ngày cho đến hiện ba, bốn ngày, khiến cho chúng sinh thấy được tướng thiêu đốt đó mà ngộ được vô thường, rồi thâu nhiếp thần lực không thiêu đốt nữa.

Vô số ức chúng sinh

Đều đến thỉnh Bồ-tát

Đồng thời đến nhà kia

Dạy hướng về Phật đạo

Kinh sách, cấm chú thuật

Các nghề nghiệp khéo léo,

Đều hiện làm tất cả

Lợi ích cho quần sinh

Các đạo pháp thế gian

Đều nương đó xuất gia,

Nhân đó trừ mê hoặc

Nên chẳng đọa tà kiến

Hoặc làm nhật nguyệt thiên

Phạm vương, thế giới chủ.

Đây lại căn cứ theo chúng sinh thế gian mà hiện thần thông. Hoặc khi làm đất, nước Hoặc lúc làm gió lửa.

Đây lại căn cứ theo khí thế gian mà hiện thần thông. Nếu có người sa vào biển sâu đầm lầy thì Bồ-tát biến thân làm đất liền, nếu có chúng sinh khát nước thì vì họ mà hiện ra nước. Các việc khác đều đáp ứng điều cần dùng của chúng sinh.

Vào kiếp có dịch bệnh

Thì hiện làm cây thuốc

Nếu có người uống vào

Hết bệnh trừ các độc.

Ngài La-thập nói: “Hoặc làm cho hết bệnh, hoặc làm cho thành tiên, nhân đó mà giáo hóa khiến vào chánh đạo.” Ấn Độ có loại cây thuốc kỳ diệu, hoặc giống hình người, hoặc giống thân voi ngựa, có người cỡi thì vọt lên hư không mà bay đi, hoặc chỉ nghe đến tên thuốc này thì bệnh cũng hết.

Nếu gặp kiếp đói khát

Hiện làm thức ăn uống

Trước là cứu đói khát

Rồi dùng pháp khai ngộ,

Nếu gặp kiếp đao binh

Vì người khởi Từ bi

Hóa độ chúng sinh kia

Khiến trụ nơi bình yên.

Kiếp có đại và tiểu, đại kiếp có ba là lửa, gió và nước. Số đủ gọi là đại, vì thời gian, nơi bị hủy hoại rộng lớn. Từ cõi dục đến trời Tam thiền, người và vật đều bị tiêu diệt. Qua bảy lần kiếp lửa khởi cháy từ cõi Dục đến trời Sơ thiền, sau đó một lần kiếp nước khởi, nhận chìm từ cõi Dục đến trời Nhị thiền, như thế bảy lần bảy thành bốn mươi chín lần kiếp lửa khởi thì có bảy lần kiếp nước khởi. Sau bảy lần kiếp nước khởi lại có bảy lần kiếp lửa khởi, sau cùng mới có một tai họa về gió, thổi hủy hoại từ cõi Dục đến trời Tam thiền. Cho nên Tạp Tâm luận ghi: “Bảy lửa một lần nước, bảy nước bốn mươi chín lửa, sau thêm bảy kiếp lửa, cuối cùng một phong tai.” Tiểu kiếp cũng có ba là: Kiếp đói kém, kiếp dịch bệnh và kiếp đao binh. Sở dĩ gọi là tiểu vì thời gian xảy ra ngắn và chỉ tổn hại người và vật ở Diêm-phù-đề thuộc cõi Dục mà thôi. Kinh ghi: “Khi thọ mạng con người còn mười tuổi thì kiếp đói kém khởi, trải qua bảy năm bảy tháng bảy ngày, ngũ cốc không được mùa, người chết rất nhiều, chỉ còn hai, ba phần từ đó về sau thì con người thương yêu nhau, nhờ sức Từ bi ấy mà tuổi thọ dần dần tăng đến tám mươi bốn ngàn tuổi, lại do kiêu mạn buông lung mà tuổi thọ lại giảm, dần dần còn mười tuổi thì kiếp đói khát xảy ra, trải qua bảy lần như thế thì kiếp dịch bệnh đến, trải qua bảy tháng bảy ngày ác khí bao trùm, người gặp liền chết, từ đó về sau, thì thọ mạng lại được lâu dài. Lại trải qua bảy kiếp đói khát thì có một kiếp dịch bệnh như thế bốn mươi chín kiếp đói khát thì có bảy kiếp dịch bệnh, sau bảy kiếp dịch bệnh thì phải trải qua bảy kiếp đói khát rồi cuối cùng một kiếp đao binh mới khởi, lúc bấy giờ tâm địa con người rất độc ác, cầm vật gì đều biến thành đao kiếm tàn hại lẫn nhau, qua bảy ngày thì chết hết, chỉ còn lại một, hai người.

Kiếp đao binh khởi thì thọ mạng con người mười tuổi. Bấy giờ Bồ-tát Bà-tu-mật từ cõi trời Đao-lợi hạ sinh vào vương cung làm Thái tử, dạy dỗ mọi người rằng: “Tổ phụ của chúng ta có tuổi thọ rất dài lâu, nhưng đời này do sân hận không có lòng Từ bi cho nên dẫn đến thọ mạng quá ngắn ngủi, vì thế các người nên thực hành tâm Từ bi.” Mọi người liền tuân theo, nên tâm ác dần dần dứt trừ. Từ đó sinh con thì tuổi thọ được hai mươi năm, như thế dần dần chuyển tăng đến khi Phật Di-lặc xuất thế là tám mươi bốn ngàn tuổi. bảy lần bảy… của đại kiếp thì có văn, về tiểu kiếp thì đều truyền nhau là xuất xứ từ kinh, còn số lượng để đồng với đại kiếp thì chưa có văn để chứng nghiệm.

Nếu có chiến trận lớn

Làm thế lực bằng nhau

Bồ-tát dùng oai thần

Hàng phục để hòa bình,

Trong tất cả cõi nước

Nơi nào có địa ngục

Liền đến ngay nơi ấy

Gắng sức cứu khổ não,

Trong tất cả cõi nước

Chúng sinh ăn lẫn nhau

Thì hiện sinh nơi đó

Làm cho được lợi ích,

Thị hiện thọ năm dục

Lại cũng hiện tu thiền

Khiến tâm ma rôi loạn

Không còn thừa cơ hại,

Trong lửa sinh hoa sen

Thật đúng là hy hữu

Nơi dục mà tu thiền

Hy hữu cũng như thế,

Hoặc hiện làm dâm nữ

Dẫn dắt người tham sắc

Trước dùng dục dụ dẫn

Sau khiến vào Phật trí,

Hoặc làm chủ một ấp

Hoặc làm thầy khách buôn

Quốc sư và đại thần

Vì lợi ích chúng sinh,

Nếu có kẻ nghèo cùng

Liền hiện kho báu vô tận

Nhân đó mà khuyên dẫn

Khiến phát tâm Bồ-đề,

Kẻ kiêu căng ngã mạn

Thì hiện làm lực sĩ

Phá dẹp tâm cống cao

Khiến trụ vô thượng đạo,

Nếu có người sợ hãi

Đến đó để an ủi

Trước ban pháp vô úy

Sau đó khiến phát tâm,

Hoặc hiện lìa dâm dục

Làm tiên nhân ngũ thông

Chỉ dạy cho quần sinh

Khiến trụ giới, nhẫn, từ,

Thấy người cần hầu hạ

Hiện làm kẻ nô bộc

Đã làm cho người vui

Lại khiến họ phát tâm,

Tùy việc họ cần đến

Mà vào nơi Phật đạo

Dùng sức xảo phương tiện

Cấp cho được đầy đủ.

Đây là lần thứ năm, lại căn cứ theo chúng sinh để nói về dụng của thần thông. Người ở nơi dục mà hành thiền là muốn nói hành thiền lại thọ năm dục, hay muốn nói thọ năm dục mà lại hiện hành thiền, chẳng thể suy lường được sự quyền biến ấy, cho nên rối loạn, tự chẳng thể tỉnh loạn đều đồng yếu chỉ, ai có thể làm như thế.

Đạo vô lượng như thế

Chỗ làm không bờ mé

Trí tuệ không hạn lượng

Độ thoát vô số chúng,

Cho dù tất cả Phật

Trong vô số ức kiếp

Khen ngợi công đức kia

Cũng không thể cùng tận.

Đây là phần thứ ba tổng kết, tán thán phương tiện quyền biến vô

6 cùng, tuy các bậc Thánh có luận bàn cũng chẳng thể hết được.

Ai nghe được pháp này

Mà chẳng phát đại tâm

Trừ những người bất tiếu

Ngu si không trí tuệ.

Đoạn thứ tư khuyên phát tâm, người bất tiếu nghĩa người không giống người.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15