dương bố lạp cung

Phật Quang Đại Từ Điển


(楊布拉宮) Phạm: Danta – kàwỉha, Pàli: danta – kaỉỉha hoặc danta – poịa. Dịch âm: Đạn đá gia sắt sá, Thiền đa ni sắt sáp. Cũng gọi Xỉ mộc (cây tăm). Tức là thanh gỗ mỏng, nhỏ dùng để chà răng, nạo lưỡi, một trong 18 vật mà đức Phật cho phép các tỉ khưu được giữ. Nam hải kí qui nội pháp truyện quyển 1 Triêu tước xỉ mộc điều (Đại 54, 208 hạ), nói: Mỗi ngày vào sáng sớm phải dùng xỉ mộc chà răng, nạo lưỡi đúng như pháp; súc miệng sạch sẽ rồi mới làm lễ. (…) Xỉ mộc, tiếng Phạm: Đạn đá gia sắt sá. Đạn đá, dịch là xỉ (răng); gia sắt sá là mộc (gỗ). Xỉ mộc dài nhất là 12 đốt ngón tay, ngắn nhất không dưới 8 đốt, to bằng ngón tay út, một đầu thon thon, phải nhấm thật nát một lúc lâu rồi mới chà răng cho sạch (…) Xỉ mộc gọi là dương chi (cành dương), thực ra ở Ấn độ không có cây dương liễu, người dịch sách dịch tạm thế thôi, chứ xỉ mộc của đức Phật thường dùng mà tôi đã được thấy tận mắt ở chùa Na lan đà không phải là dương chi.Theo tục lệ của Ấn độ và các nước Tây vực, khi mời khách đến, trước hết, tặng xỉ mộc (tăm xỉa răng) và nước thơm, chúc họ được mạnh khỏe để bày tỏ lòng ân cần của mình mời họ, cho nên thỉnh Phật và Bồ tát cũng dùng dương chi và tịnh thủy gọi là phép thỉnh Quan âm hoặc phép Dương chi tịnh thủy. Trong pháp sám Quan âm có câu: Nay con dâng dương chi và tịnh thủy cúng dường, xin đức Đại bi xót thương nạp thụ.Còn Pháp uyển châu lâm thì ghi: Con Thạch lặc bệnh nặng, Lặc nghe tiếng Phật đồ trừng là người nước Thiên trúc, sai người mời đến chữa bệnh cho con, Trừng lấy cành dương nhúng nước rồi rảy lên người bệnh, người ấy liền khỏe mạnh. Lại nữa, Tì ni nhật dụng thiết yếu chép, có bốn loại cây dương có thể dùng để xỉa răng, đó là: Dương trắng, dương xanh, dương đỏ, dương vàng. Tuy nhiên, không phải chỉ có dương liễu mới có thể dùng làm xỉ mộc (tăm xỉa răng) mà tất cả các cây đều dùng được. Cứ theo luật Ngũ phần quyển 26 nói, thì ngoại trừ sáu loại cây: Cây sơn, cây có chất độc, Xá di, cây ma đầu, cây bồ đề v.v… còn tất cả cây đều có thể dùng để nhấm. Cách nhấm như thế nào đã được trình bày rõ ràng trong Căn bản tát bà đa bộ luật nhiếp quyển 10. Ngoài ra, cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 5 và Cao tăng pháp hiển truyện Sa kì thái quốc điều ghi chép, thì khi đức Phật đến nước Kiêu tát la giáo hóa, Ngài từng nhấm dương chi, nhấm xong, Phật cắm cành dương xuống đất, nó liền mọc rễ. [X. luật Tứ phần Q.53; Hữu bộ tì nại da tạp sự Q.13; Đại nhật kinh sớ Q.5].